You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

LASER Y HỌC
Nhóm 4
Danh sách các thành viên :
1. Khấu Nguyễn Phúc Khang, 2253010743
2. Trần Nguyễn Trọng Khang, 2253010744
3. Nguyễn Quốc Khánh, 2253010745
4. Lê Nhật Khoa, 2253010746
5. Nguyễn Tấn Khôi, 2253010747
6. Nguyễn Anh Kiệt, 2253010748
7. Võ Anh Kiệt, 2253010749
8. Lê Thị Thanh Lam, 2253010750
9. Thạch Thị Mai Lan, 2253010751
10. Diệp Vàng Giang
11. Lê Ngọc Hiền, 2153080019

1
Mục Lục
5. Laser y học
5.1. Bức xạ cảm ứng.....................................................................................3
5.2. Một số đặc điểm của laser......................................................................4
5.3. Hiệu ứng sinh học của tia laser..............................................................7
5.3.1. Hiệu ứng kích thích sinh học......................................................7
5.3.2. Hiệu ứng quang nhiệt.................................................................8
5.3.3. Một số hiệu ứng khác...............................................................10
5.3.3.1. Hiệu ứng quang bóc lớp..............................................10
5.3.3.2. Hiệu ứng quang cơ......................................................11
5.3.3.3. Hiệu ứng quang động học........................................... 12
5.4. Một số thiết bị laser y học....................................................................12
Trang tài liệu tham khảo/ tài liệu trích dẫn.................................................17

2
5. Laser y học
5.1. Bức xạ cảm ứng
Từ laser là viết tắt của cụm từ: Light Amplification by Stimulated Emission of
Radiation.

Hình 5.1
Có nghĩa là khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cảm ứng. Vì vậy, bức xạ cảm ứng
chính là chìa khóa cho sự hoạt động của laser.

Hình 5.2
Bức xạ cảm ứng là quá trình mà một electron của nguyên tử (hoặc một phân tử) ở
trạng thái kích thích tương tác với sóng điện từ có tần số nhất định có thể giải
phóng năng lượng của nó vào trường điện từ và nhảy xuống mức năng lượng thấp
hơn.

3
Xét một nguyên tử đang ở trạng thái (E2) , khi photon tới có năng lượng E=E1-
E2 tương tác với nguyên tử thì nguyên tử sẽ chuyển xuống trạng thái có năng lượng
thấp hơn (E1) kết quả là có 2 photon giống nhau được phát ra.

Hình 5.3
- Photon phát ra hoàn toàn đồng nhất với photon kích thích.
- Nó có cùng năng lượng, cùng hướng, cùng pha và cùng phân cực.
- Một sự kiện bức xạ cảm ứng như vậy có thể sẽ kích thích một phản ứng dây
chuyền các quá trình tương tự.
- Ánh sáng laser chính là được tạo ra bằng cách này.
5.2. Một số đặc điểm của laser.

Video 5.1. Giải thích nguyên lý hoạt động cơ bản của laser
4
- Bản chất của laser là ánh sáng nên vẫn có các đặc trưng cơ bản của chùm sáng
như: giao thoa, nhiễu xạ, phản xạ, khúc xạ, …
- Tuy nhiên laser có các tính chất đặc biệt và được ứng dụng trong rất nhiều các
lĩnh vực, trong đó có y học. Các tính chất đặc biệt ấy như sau:
+ Do các nguyên tử của môi trường laser cùng loại nên tia Laser phát ra có cùng
một bước sóng, do vậy thể hiện được tính đơn sác cao (Δv/v= 10-12) nên hầu như
không có hiệu ứng tán sắc và sắc sai.
+ Độ rộng phổ (độ lệch khỏi giá trị bước sóng) của laser tạo ra cho phép đạt tới
giá trị 0.01 nm.
+ Có thể tập trung chùm laser thành một chùm song song với góc phân kỳ cực
nhỏ
+ Với tia laser, độ chói phổ (tỉ lệ giữa công suất của chùm tia và độ rộng phổ) rất
lớn, do vậy khi hội tụ chùm laser vào một điểm (có khoảng không gian nhỏ), tại tụ
điểm, mật độ năng lượng là rất lớn (tới 50W/cm2) trên một diện tích dưới mức tế
bào, khiến cho tia laser có thể cắt đứt mô và đường rạch của tia laser của vết thương
có thể đạt độ chính xác cao.
*Ứng dụng của tia laser:
Nhờ vào các đặc điểm ưu việt trên, tia laser được ứng dụng rất nhiều trong các
lĩnh vực như: in ấn, sửa chữa các thiết bị điện tử, chế tạo kính hiển vi,...

Hình 5.4. Kính hiển vi ứng dụng nguồn sáng của laser để quan sát các tế bào
do chùm sáng nhỏ

5
Video 5.2. clip ứng dụng mật độ năng lượng cao của laser trong việc sửa chữa
điện thoại
Còn trong y học, tia laser có ứng dụng với phạm vi vô cùng lớn. Trong vi phẫu
thuật, người ta sử dụng dao mổ Laser để phẫu thuật tim, não và mắt hoặc dùng để
hàn kín các mạch máu nhỏ.

Hình 5.5. Dao mổ Laser


Ngoài ra, chùm laser excimer dùng để điều chỉnh hình dạng giác mạc để điều trị
các tật khúc xạ (phương pháp Lasik). Các nghiên cứu về tác dụng kích thích của
chùm Laser công suất yếu cũng được ứng dụng trong các vết loét và trong châm
cứu.

Đặc biệt hơn, các ứng dụng của Laser trong nghiệm pháp điều trị bằng quang
động lực ( Photodynamic Therapy - PDT) là chiếu những chùm tia Laser có bước
sóng thích hợp vào các mô để hoạt hoá các chất được đưa vào trước đó, có tác dụng
diệt bào hay kìm hãm sự phát triển của tế bào, mở ra các phương pháp điều trị ung
thư mới.

6
Video 5.3. Ứng dụng PDT làm phương pháp chữa trị bệnh thoái hoá hoàng
điểm tuổi già thể ướt (Wet Age-related Macular Degeneration - Wet AMD)
5.3. Hiệu ứng sinh học của tia laser
5.3.1. Hiệu ứng kích thích sinh học
Cơ chế - Sau khi bức xạ laser được hấp thụ trong các chất nhận
quang (photoreceptor), quang năng sẽ chuyển hóa thành hóa
năng, cùng với khả năng đáp ứng kích thích của cơ thể dẫn
tới sự thay đổi cường độ hay chiều hướng của các quá trình
chuyển hóa tế bào sau những biến đổi của protein.
Kết quả
- Kích thích sinh tổng hợp ATP, axit amin và protein, thay
đổi trạng thái oxy hóa khử tế bào...
- Cơ thể có các đáp ứng của phản ứng viêm, phản ứng đau,
đáp ứng của hệ miễn dịch, nội tiết và tim mạch:
+ Hệ thống miễn dịch của tế bào và cơ thể được hoạt động
hoá
+ Phục hồi quá trình tuần hoàn và vi tuần hoàn
+ Kích thích sinh hồng cầu ở tuỷ xương, thay đổi hoạt tính
hệ thống đông máu, tăng độ thấm thành mạch, tăng bán
kính thành mạch
Ứng dụng + Tăng hoạt động thực bào của bạch cầu điều này có ý
nghĩa lớn với chức năng chống viêm của cơ thể.
- Trong lâm sàng: laser công suất thấp có tác dụng chống
Sự phụ thuộc vào
viêm, chống đau, chống thoái hóa xương khớp.
liều lượng của hiệu

7
ứng - Liều quá lớn: hiệu ứng giảm dần, có thể mất đi, sinh phản
hiệu ứng.
- Liều quá nhỏ: hiệu ứng chưa xảy ra.
- Khoảng giá trị ở giữa hai giá trị này làm cho hiệu ứng đạt
giá trị cực đại  Khoảng giá trị tối ưu khi sử dụng laser
chữa bệnh .
5.3.2. Hiệu ứng quang nhiệt
Điều kiện để hiệu - Khi năng lượng photon hấp thụ chuyển hóa thành nhiệt
ứng xảy ra năng.

Vùng tác động của - Lượng nhiệt sinh ra chỉ làm tăng nhiệt độ một số thành phần
lượng nhiệt sinh ra nhất định trong vùng mô  Quang nhiệt chọn lọc.
- Lượng nhiệt sinh ra làm tăng nhiệt độ toàn bộ vùng mô
 Quang nhiệt không chọn lọc (gọi là hiệu ứng quang nhiệt).

Phản ứng của mô 43°C Gia tốc phản ứng thúc đẩy quá trình trao
khi tăng nhiệt (hiệu ứng tăng đổi chất. Những thay đổi trong quá trình
nhiệt phạm vi này là thuận nghịch  khi kết thúc phản
hẹp) ứng, mô trở lại tráng thái ban đầu.

45-50°C Bắt đầu có sự thay đổi cấu trúc bậc 3,4 của
đại phân tử sinh học (enzyme, protein,...)
 thay đổi hoạt tính.
+ Tăng nhiệt trong thời gian ngắn: quá
trình thuận nghịch.
+ Tăng nhiệt trong thời gian dài: quá trình
bất thuận nghịch.
60-100°C
(quang đông) Đông vón protein, enzyme mất hoạt tính,
không còn hoạt động trao đổi chất  tế
bào chết.
100-300°C
Gây bay hơi nước mạnh mẽ, kéo theo một
số thành phần chất rắn.
> 300°C
Có thể gây bay hơi cả những khuôn cấu
trúc rắn.

Ứng dụng - Nhiệt độ tại mô >100°C, thời gian tác dụng ngắn: nước và
mô bị bay hơi  ứng dụng làm dao mổ laser trong ngoại khoa
8
- Nhiệt độ 60-100°C, thời gian tác dụng dài: xảy ra hiện tượng
đông vón protein  ứng dụng laser làm “ mỏ hàn” để hàn
bong võng mạc, cầm máu khi phẫu thuật.
- Ứng dụng hiệu ứng quang nhiệt chọn lọc: Nếu chọn bước
sóng ánh sáng và thời gian chiếu phù hợp, ta có thể dùng hiệu
ứng này để gây tác dụng ở mô đích mà không gây tác dụng ở
các mô xung quanh.
 Giải thích cơ chế hiệu ứng: trong các mô, có các chất hấp
thụ ánh sáng gọi là chromophore. Trong đó, sự hấp thụ phụ
thuộc và loại chromophore và bước sóng
+ Ở vùng bước sóng 600nm đến 1200nm (vùng cửa sổ
quang học: nơi melanin và hemoglobin là chromophore
chính) : sự hấp thụ tương đối yếu trên bề mặt  tia laser có
khả năng xuyên sâu.
+ Ở vùng hồng ngoại trung và xa (nơi nước là chromophore
chính): nước có độ hấp thụ rất mạnh.

Hình 5.6. Dao laser

Hình 5.7. So sánh giữa các loại dao phẫu thuật

9
Đồ Thị 5.1. Phổ hấp thụ của các chromophore điển hình

Bảng 5.1. Hiệu ứng theo mật độ công suất và thời gian tác dụng

5.3.3 Một số hiệu ứng khác


5.3.3.1 Hiệu ứng quang bóc lớp
Khái niệm - Sự cắt bỏ vật chất đơn thuần mà không có sự tổn thương
nhiệt ở mép vùng tác dụng

Nguyên lí hoạt động - Dựa trên nguyên lý phân ly

Giải thích - Với ánh sáng có bước sóng ngắn ( 190 – 300nm): năng
lượng photon lớn hơn năng lượng liên kết trong phân tử
làm phá vỡ liên kết  làm thành phần mô bay đi mà
không có nhiệt sinh ra ở mép.
- Với ánh sáng có bước sóng dài hơn: Độ rộng của xung
laser chỉ vài micro giây và do đặc trưng phổ hấp thụ mà
không lan tỏa nên nhiệt khu trú tại phân tử nước  quá
trình bay hơi xảy ra tức thì.
Ứng dụng
- Ứng dụng trong công nghệ mổ mắt cận thị, sử dụng tia
Laser Excimer để điều chỉnh độ cong của giác mạc từ đó
giúp tia sáng hội tụ đúng trên võng mạc.

10
Hình 5.8. Sử dụng tia Laser Excimer để mổ mắt cận thị

5.3.3.2 Hiệu ứng quang cơ


Khái niệm - Là kết quả cảu sự tạo thành plasma, bay hơi dạng nổ,
hiện tượng tạo lỗ hổng.

Nguyên lí hoạt động - Dựa trên hiện tượng tạo sóng xung kích.

Giải thích - Khi laser có mật độ công suất cao (laser Nd:YAG) phát
xung (nano hoặc pico trên giây) trên một diện tích nhỏ
 nguyên tử bị ion hóa và tạo ra plasma. Tại biên của
vùng ion hóa có gradient áp suất lớn và tạo ra sóng xung
kích  tạo hiệu ứng phá hủy trên đường đi của sóng
=> Quang năng chuyển hóa thành cơ năng
Ứng dụng
- Trị nám
- Triệt lông

Hình 5.9. Ứng dụng của hiệu ứng quang cơ trong thẫm mỹ

11
5.3.3.3 Hiệu ứng quang động học

Khái niệm - Là sự phá hủy mô địch.

Nguyên lí hoạt động - Mô hấp thụ chọn lọc chất cảm quang.
- Chất cảm quang hấp thụ chọn lọc laser ở một bước sóng
xác định.

Giải thích - Khi chiếu tía laser có bước sóng phù hợp thì chỉ mô có
chất cảm quang chịu tác động  mô hấp thụ photon, chất
cảm quang đóng vai trò xúc tác tạo các hợp chất oxy độc
cho tế bào (oxi nguyên tử, hydroperoxyde, nhóm hydroxyl)
 gây tác dụng giết chết tế bào.
- Oxy nguyên tử có thời gian sống rất ngắn nên tác dụng
độc chỉ phát huy ở chính tế bào nó sinh ra  tế bào bị giết
chọn lọc.
Ứng dụng

+ Tiêu diệt khối u trong ung bướu


+ Điều trị bong võng mạc do tăng sinh mạch máu
+ Pha cục máu đông
+ Điều trị tổn thương mạch máu

Hình 5.10. Ứng dụng điều trị bong võng mạc do tăng sinh mạch máu
5.4. Một số thiết bị laser y học
Laser châm cứu (laser acupuncture): là sử dụng ánh sáng đơn sắc phát ra từ
một thiết bị Laser công suất thấp (≤ 250 mW) chiếu vào các huyệt trên hệ thống

12
kinh lạc để điều trị và phòng bệnh. Do đây là phương pháp không can thiệp nên
không gây đau và cũng không có nguy cơ nhiễm trùng.

Hình 5.11. Thiết bị châm cứu

Hình 5.12. Liệu pháp châm cứu


Khi châm cứu, có thể dùng laser He – Ne hay laser bán dẫn. Có thể dùng laser
châm cứu để chữa các bệnh như: đau vai gáy, viêm quanh khớp vai, đau lưng, đau
thần kinh toạ, liệt nửa người, liệt dây thần kinh VII ngoại biên,... thay đổi tần số có
khả năng tăng cao hiệu quả điều trị.

13
Hình 5.13. Laser bán dẫn

Hình 5.14. Laser He-Ne


Laser nội mạch (intravenous laser): là phương pháp chiếu laser vào trong lòng
tĩnh mạch và qua đó tác dụng lên toàn bộ hệ tuần hoàn máu, cũng có nghĩ là tác
dụng lên toàn bộ cơ thể. Laser nội mạch là phương pháp can thiệp tối thiệu nên
không gây nhiễm trùng, ít gay đau, hiệu quả điều trị cao.

Hình 5.15. Liệu pháp laser nội mạch


Thiết bị laser nội mạch gồm một laser ( He – Ne hay bán dẫn) và một hệ truyền
dẫn giúp đưa tia laser chiếu trong tĩnh mạch. Phương pháp này giúp điều trị được
các bệnh phức tạp như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não với kết quả
điều trị cao.

14
Hình 5.16. Liệu pháp laser nội mạch
Dao mổ laser CO2: là một laser khí với công suất cao, bước sóng 10.600 nm,
công suất 15W, một số máy có chết độ siêu xung, tần số lên tới 1000 – 2000Hz. Tia
laser được dẫn đến vết mổ bằng cánh tay khớp quang học, tia sáng dẫn đường là ánh
sáng đỏ (laser He – Ne) giúp đường dao được thực hiện với độ chính xác cao.

Hình 5.17. Dao mổ laser CO2


Laser CO2 có tốc độ cắt cao, hiệu ứng quang đông tốt, lượng máu mất ít, nhát cắt
gọn, sắc nét, vết mổ mau lành, tính thẩm mỹ cao, hạn chế được sự di căng của tế
bào ung thư khiến laser CO2 trở thành thiết bị laser phổ biến nhất trong y học.

15
Hình 5.18. Laser CO2
Dao mổ laser CO2 được sử dụng rộng rãi trong da liễu, phụ khoa, tai muỗi họng,
răng hàm mặt, ngoại tổng quát, phẩu thuật thẩm mỹ cũng như trong nhiều lĩnh vực
khác.

Hình 5.19. Cắt Amidan Hình 5.20. Phẩu thuật


bằng dao mổ laser CO2 thẩm mỹ bằng dao mổ
laser

Hình 5.21. Mổ nội soi Hình 5.22. Điều trị


bằng dao mổ laser CO2 bệnh da liễu bằng laser
CO2

16
Trang tài liệu tham khảo/ tài liệu trích dẫn
Một số đặc điểm của Laser - Giáo trình Lý Sinh trường Đại học Y Dược Cần Thơ –
năm 2022
Sơ lược về tính chất của Laser, ứng dụng của Laser - Giáo trình Vật lý - Lý Sinh
trường Đại học Y Dược TP.HCM – năm 2022
https://www.futura-sciences.com/sciences/dossiers/physique-lasers-puissance-
impulsions-ultracourtes-764/page/2/
https://www.newscientist.com/article/2180942-laser-beams-have-gravity-and-can-
warp-the-fabric-of-the-universe/
https://www.lightscalpel.com/laser-surgery/
https://yhocthammy.com/laser-va-thiet-bi-anh-sang-phan-i/
https://www.youtube.com/watch?v=oAv1V7U1vqc
https://vnexpress.net/cham-cuu-bang-laser-chua-dau-co-liet-4113422.html
https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/y-hoc-co-truyen/quy-trinh-
laser-cham
http://benhvienquany105.vn/tin-tuc-hoat-dong/ung-dung-thiet-bi-laser-noi-mach-
khong-xam-lan-vao-vat-ly-tri-lieu-tai-benh-vien-quan-y-105.html
http://www.benhvien103.vn/ung-dung-cong-nghe-laser-co2-dieu-tri-mot-so-benh-
da-lieu/
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_x%E1%BA%A1_k%C3%ADch_th
%C3%ADch#:~:text=Trong%20quang%20h%E1%BB%8Dc%2C%20ph%C3%A1t
%20x%E1%BA%A1,m%E1%BB%A9c%20n%C4%83ng%20l%C6%B0%E1%BB
%A3ng%20th%E1%BA%A5p%20h%C6%A1n

17

You might also like