You are on page 1of 15

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CĂN BẢN LÝ SINH

Câu 1 : Phân tích định nghĩa và thí nghiệm nhận biết các loại điện thế sinh vật cơ bản? Nêu ví dụ các điện
thế sinh vật?

Có 2 loại điện thế sinh vật cơ bản là : điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.

Điện thế nghỉ :

Khái niệm : là điện thế màng tương đối ổn định của các tế bào đang "nghỉ" (chưa hoạt động), trái với các
hiện tượng điện hóa cụ thể khác là điện thế hoạt động và điện thế cấp độ.

Thí nghiệm 1 : chọc 2 vi điện cực đặt trên bề mặt của sợi thần kinh.

Thí nghiệm 2 :Chọc 1 vi điện cực qua màng vào sâu trong tế bào , còn 1 vi điện cực đặt trên bề mặt sợi
thần kinh thì giữa 2 đầu điện cực.

Thí nghiệm 3 : Chọc 2 vi điện cực chọc xuyên qua màng.

Kết quả : Thí nghiệm 1,3 không có sự chênh lệch về điện thế. Thí nghiệm 2 xuất hiện 1 hiệu điện thế
nghỉ => Bên trong màng tế bào và bên ngoài màng tế bào luôn tồn tại một hiệu điện thế.

Kết luận : điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào nghỉ ngơi.

Ví dụ : điện thế nghỉ của tế bào thần kinh mực ống -70mV , tế bào nón trong mắt ong mật là -50mV , tế
bào thần kinh cua là -62mV.

Điện thế hoạt động

Khái niệm : là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái
phân cực khi tế bào bị kích thích.

Thí nghiệm : Dụng cụ và đối tượng nghiên cứu giống trong TN về điện thế nghỉ. Bắt đầu bằng việc đo
điện thế tại 2 điểm A và B cùng nằm bên ngoài màng. Khi đó kim điên thế chỉ số 0. Bây giờ ta dùng một
tác nhân nào đó (chọc kim, dùng xung điện,...) kích thích vào sợi dây thần kinh tại điểm C và quan sát
kim điện kế ta thấy: Thoạt đầu kim điện thế quay sang phải, đến một giá trị nào đó kim dừng lại và bắt
đầu đảo chiều quay, nhưng qua vị trí số 0, kim không dừng lại mà tiếp tục lệch sang bên trái. Đến vị trí
đối diện, kim dừng lại rồi một lần nữa đảo chiều quay trở về vị trí số 0 ban đầu.

Kết luận : 1. Dưới tác dụng của tác nhân kích thích bên trong sợi dây thần kinh xuất hiện một điện thế,
điện thế này còn được gọi là điện thế hoạt động hay điện thế kích thích. Điện thế này có giá trị âm và lan
truyền dọc theo sợi thần kinh.2. Điện thế hoạt động chính là sự biến đổi đột ngột của điện thế nghỉ dưới
tác dụng của tác nhân kích thích (nghĩa là biên độ của điện thế hoạt động đúng bằng biên độ của điện
thế nghỉ của tổ chức, tế bào).
Câu 2 : Nêu lý thuyết ion màng về hiên tượng điện sinh vật và sử dụng để giải thích cơ chế hình thành
điện thế nghỉ, điện thế hoạt động?

Lý thuyết ion màng về hiện tượng điện sinh vật:

-Các ion K+, Na+, Cl- là các ion đóng vai trò chủ yếu trong hoạt động điện của mọi tế bào và tổ chức
sống.

- Nồng độ các ion nói trên giữa hai phía của màng luôn có sự chênh lêch đáng kể

- Màng tế bào có tính thấm chọn lọc đối với các ion này.

Cơ chế hình thành điện thế nghỉ: Sự phân bố ko đồng đều các ion do tính thấm chọn lọc của màng

-Ở trạng thái nghỉ màng chỉ thấm đối với K+, không thấm đối với Na+ và các anion liên kết với K+. Vì
nồng đọ K+ trong môi trường nội bào luôn lớn hơn ngoại bào => K+ không ngừng khuếch tán qua màng.

-Sẽ luôn xuất hiện sự chênh lệch lớn về nồng độ ion giữa môi trường nội bào và ngoại bào => tạo
gradient điện thế => tạo điện thế nghỉ

Ở trạng thái nghỉ, tính thấm của màng đối với K+ : Na+ :Cl- = 1: 0,04: 0,45Cơ chế hình thành điện thế
hoạt động:

-Khi tế bào ở trạng thái hưng phấn, màng tế bào thấm đối với tất cả các loại ion (tính thấm của màng đối
với Na+ tăng lên) => Na+ đi từ mt ngoại bào vào nội bào và dòng các anion đi ra ngoài=> Giá trị điện thế
của màng biến đổi từ giá trị điện thế nghỉ về giá trị 0. =. Điện thể nghỉ mất đi, điên thế hoạt động xuất
hiện

- Nếu màng TB bị kích thích đến một giá trị nào đó mà nó trở thành màng bán thấm không cho K+ đi qua
nữa => K+ bị nhốt trong nội bào mà Na+ tiếp tục đi vào => Giá trị điện thế của màng vượt quá 0, Sự phân
cực của màng bị đảo ngược so với lúc nghỉ ngơi và lúc này giá trị điện thế hoạt động sẽ lớn hơn hiệu
điện thế nghỉ. => Màng bị tổn thương một phần và có khả năng phục hồi

-Ở trạng thái hoạt động, tính thấm của màng đối với K+ : Na+ :Cl- = 1: 20: 0,45.

Câu 3 :Nêu và phân tích các hạn chế của thuyết ion màng.
- Lý thuyết ion màng không chỉ rõ theo cơ chế nào mà tính thấm của màng lại thay đổi đột ngột với các
ion K+, Na+ trong giai đoạn của điện thế hoạt động. Trong màng tế bào có các kênh dẫn riêng ion cấu
tạo từ phân tử protein. Sự đóng mở các kênh phụ thuộc vào sự thay đổi tính chất của màng do đó ảnh
hưởng sự định hướng của nhóm tích điện và sự phân bố lại của các đại phân tử protein trong màng. Nếu
protein này tham gia cấu tạo kênh dẫn thì xảy ra sự thay đổi tính thấm màng với các ion.

- Lý thuyết ion màng chưa chú ý đến vai trò của ion hoá trị 2 như ion Ca++ và hoá trị 3. Nhiêu thực
nghiệm cho thấy Ca++ tham gia khử cực màng các loại tế bào sau khi bị kích thích như TB cơ trơn, cơ
tim, nơron thần kình. Ca++ còn tham gia vào cấu trúc lớp ngoài màng tế bào ( Khi TB bị kích thích, lương
Ca++ trong màng giảm dẫn đến tính dẫn điện và tính thấm của màng tế bào thay đổi.)

- Thuyết ion màng đã thiếu sót khi cho rằng toàn bộ các ion ở hai phía của màng ở trạng thái tự do,
nghĩa là có thể khuếch tán qua màng được ( thí nghiệm đã chứng minh: trong cơ có một lượng K+ ở
trạng thái liên kết và chúng không tham gia quá trình tạo nên điện sinh vật. Hơn nữa, Na+ vấn có khả
năng qua màng khi ở tạng thái nghỉ nhưng rất ít, nên lý thuyết này vẫn đúng ).

- Thuyết ion màng chưa chú ý đến vai trò của màng. Khi tế bào bị kích thích màng có sự biến đổi về cấu
trúc, hình dạng của các phân tử cấu tạo nên màng.

Câu 4 : Nguyên lý chung của phương pháp điện ghi đo các đại lượng vật lý?

· Nguyên lý chung:

- Số lượng các đại lượng vật lý ( tín hiệu) cần xác định trong y khoa, kỹ thuật và trong đời sống là rất
lớn.

- Trong số các tín hiệu cần cần xác định, chỉ 1 số rất nhỏ có độ lớn đủ để con người nhận biết trực
tiếp bằng giác quan của mình với độ chính xác phù hợp yêu cầu.

- Các tín hiệu mà ta quan tâm có độ lớn nhỏ so với ngưỡng thu nhận của các giác quan con người.

→ Vì vậy cần đến các phương tiện và phương pháp vật lý để bổ trợ cho các giác quan.

· Một số kỹ thuật ghi điện sinh vật:

- Ghi điện não đồ: Ghi điện não là phương pháp nghiên cứu chức năng của não dựa trên việc ghi lại
các điện thế phát sinh trong các tế bào thần kinh.

- Ghi điện tim: Sự phát sinh điện tim là do quá trình khử cực và phân cực lại xảy ra trong tim ở trạng
thái bình thường và rất phức tạp.

- Ghi điện võng mạc


- Ghi điện cơ: Điện võng mạc là một xét nghiệm được sử dụng để đánh giá chức năng võng mạc và
đường dẫn truyền thần kinh thị giác từ võng mạc đến vỏ não.

Câu 5. Phân tích tác dụng của dòng điện lên cơ thể sống và ứng dụng của dòng điện trong điều trị và
chẩn đoán?

Tác dụng của dòng một chiều:

*Điện giải liệu pháp: Khi cho dòng điện 1 chiều chạy qua một dung dịch điện ly, bên trong dung dịch và
tại các điện cực sẽ xuất hiện các phản ứng hoá học mà kết quả là tạo ra các chất mới tại vùng đặt các
điện cực đó.

+Ứng dụng của dòng điện 1 chiều trong điện giải liệu pháp: Người ta đặt các điện cực trực tiếp lên các vị
trí cần điều trị trên cơ thể, rồi thiết lập một điện trường không đổi bằng cách chọn các điện cực có tính
chất hoá học khác nhau, người ta có thể tạo ra tại vùng đặt các điện cực đó các loại acid, bazơ hay
những phức hợp hoá chất cần thiết để điều trị các bệnh tương ứng.

* Ion hoá liệu pháp: Dưới tác dụng của điện trường tạo bởi 2 điện cực trái dấu, bên trong dung dịch sẽ
xuất hiện các dòng ion chuyển dời về phía 2 điện cực. Trong đó các ion âm chuyển dời về cực dương và
ngược lại.

+Ứng dụng: Sử dụng dòng điện 1 chiều để đưa các ion thuốc cần thiết vào cơ thể (chẳng hạn phương
pháp điện châm, thuỷ châm, ...). Cần tránh tác dụng điện hoá của dòng điện một chiều bằng cách quấn
điện cực bằng bông có tẩm dung dịch dẫn điện (KCl).

*Ganvany liệu pháp:

Dòng 1 chiều truyền qua cơ thể sẽ gây ra những tác dụng sinh lý đặc hiệu như: làm giảm ngưỡng kích
thích của sợi cơ vận động, giảm tính đáp ứng của thần kinh cảm giác.

+Ứng dụng: Có tác dụng làm giảm đau, gây giãn mạch ở phần cơ thể giữa 2

điện cực, tăng cường dinh dưỡng ở vùng có dòng điện chạy qua.
-Tác dụng của dòng xoay chiều:

* Tác dụng của dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần:

+Dòng điện xoay chiều hạ tần và trung tần có cường độ thay đổi khi tăng khi giảm, do đó, làm co và giãn
cơ.

+Ứng dụng: Có tác dụng tâp luyện cho cơ làm cơ lực được tăng cường.

Dòng điện xoay chiều hạ tần có tần số trong khoảng 40 Hz- 180 Hz, được sử dụng để kích thích và chống
teo cơ. Ngoài ra, khi cơ bị co giật thì sự lưu thông máu cũng được tăng cường, do đó dinh dưỡng cơ
cũng được phát huy.

Dòng điện xoay chiều trung tần có tần số từ 5000 Hz trở lên, được sử dụng để tác động kích thích vận
động thể hiện hơn là tác dụng kích thích cảm giác, tức là cơ bị co nhưng không có cảm giác đau.

*Tác dụng của dòng cao tần:

+Dòng cao tần tác dụng vào cơ thể không gây hiện tượng điện phân và không kích thích cơ thần kinh.
Năng lượng của dòng cao tần được biến thành nhiệt năng trong khu vực có dòng điện đi qua.

+Ứng dụng: Làm tăng cường lưu thông máu, làm dịu cơn đau, tăng cường chuyển hoá vật chất, thư giãn
thần kinh và cơ,... Do đó dòng cao tần thường được sử dụng để điều trị các bệnh viêm thần kinh, một số
bệnh ngoài da và đau ở các khớp nông. Hiệu ứng nhiệt của dòng cao tần còn được dùng để cắt hoặc đốt
nhiệt, đó là phương pháp dùng để tiêu diệt các tổ chức sống trong cơ thể mà không gây chảy máu,
không gây mủ và sẹo nhỏ trắng không dính.

Câu 6 : Nêu cơ chế nghe ở tai người:

Con người tiếp nhận âm thanh qua đường khí và đường xương. Trong đó đường khí đóng vai trò chủ
đạo.

m thanh được tiếp nhận qua tai ngoài > màng nhĩ rung động > truyền tới chuỗi xương con > truyền tới
ốc tai > truyền tín hiệu tới não thông qua dây thần kinh.

+ Tai ngoài: là phần vành tai làm nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh.
+ Tai giữa: bao gồm màng nhĩ, chuỗi xương con ( xương búa, xương đe, xương bàn đạp…) làm nhiệm vụ
dẫn truyền.

+ Tai trong: là phần ốc tai, chứa đầy dịch và các tế bào lông, có nhiệm vụ phân tích âm thanh, truyền tín
hiệu tới não.

+ Não bộ phân tích tín hiệu từ 2 bên ốc tai và giúp con người hiểu được âm thanh một cách toàn diện.

Khi sóng âm truyền đến tai ngoài, sự thay đổi áp suất do dao động làm cho màng nhĩ rung động theo

Rung động của màng nhĩ làm màng căng trên cửa sổ bầu dục của rung động theo thông qua hệ thống
xương con (xương: búa, đe, bàn đạp) ở tai giữa

Dao động của các phần tử ở cửa sổ bầu dục làm chuyển động ngoại dịch perilympho chứa trong ốc tai.

Trong quá trình lan truyền sóng âm, hệ thống xương con đóng một vai trò rất quan trọng: tác dụng
khuếch đại áp lực âm thanh vừa bảo vệ tai trong trước những âm có cường độ lớn.

Để khuếch đại được áp lực âm thanh, hệ xương con hoạt động như một đòn bẩy.

+ Hệ số giữa hai cánh tay đòn ở hệ đòn bẩy này là : r1/r2 = 1,3.

NNếu tại cửa sổ bầu dục có lực tác dụng

F2 và lực F1 tác dụng ở màng nhĩ, thì F2=F1.r1/r2

Ngoài ra diện tích S22 của cửa sổ bầu dục nhỏ hơn 1717 lần so với diện tích S1 của màng nhĩ => Vì vậy áp
suất tác dụng lên cửa sổ bầu dục sẽ lớn hơn 17 lần áp suất không khí (do dao động âm) tác dụng lên
màng nhĩ.

m trở của màng nhĩ phụ thuộc vào tần số sóng âm tác dụng nhưng nhìn chung có giá trị gần bằng âm
trở của không khí là 4,3.102 kg/m2s.

- m trở của cửa sổ bầu dục bằng âm trở của ngoại dịch perilympho giáp nó, tức là gần như âm trở của
nước, có giá trị là 1,5.106 kg/m2s.

- Hệ thống xương con loại trừ hao hụt do sự phản

xạ sóng âm ở mặt ngăn cách giữa 2 môi trường có

âm trở (sóng trở) khác nhau. Bảo vệ tai trong nhờ

hệ thống dây chằng giữ hệ xương co giãn giảm

chấn động

Mỗi sóng âm với một tần số nhất định tác dụng vào một vị trí xác định trên màng đáy và kích thích
những receptor nhất định ở thể Corti.
• m có tần số càng cao thì vị trí kích thích càng gần cửa sổ bầu dục, ở đó màng rất căng và hẹp.

• m càng có tần số thấp thì kích thích các vị trí càng gần với đỉnh ốc tai.

Câu 7: Phân tích nguy hiểm do điện và các phương pháp để phòng tai nạn do điện:

Phân tích nguy hiểm do điện:

_ Điện cũng như các yếu tố vật lý khác, nếu tác dụng vào cơ thể người ở mức độ thích hợp, được theo
dõi và điều chỉnh thận trọng sẽ dẫn đến những kết quả dương tính, phù hợp với lợi ích và mục đích của
con người.

_ Tuy nhiên trong những trường hợp có vấn đề bất ngờ, điện tác dụng lên cơ thể vượt mức độ mà cơ
thể có thể chịu đựng được. Lúc đó điện trở thành một mối nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng của
con người.

Nguy hiểm chính thứ nhất của dòng điện chính là tác dụng nhiệt của dòng điện. Toàn cơ thể và mỗi đoạn
cơ thể đều có một tổng trở với dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều. Vì vậy khi dòng điện chạy
qua cơ thể, nhiệt lượng toả ra trong từng đoạn cơ thể phụ thuộc vào cường độ dòng điện và tổng trở
của đoạn cơ thể đó. Chính vì vậy tình trạng bỏng có thể xuất hiện trong đoạn cơ thể này và không xuất
hiện ở đoạn cơ thể khác. Mức độ bỏng còn phụ thuộc vào mức độ ẩm của da, và chính đại lượng này
ảnh hưởng đến tổng trở của da. Nếu dòng điện cường độ hơi cao (khoảng 0,1A đổi với cm2 của da) thì
da sẽ bắt đầu đỏ sau vài phút. Vết đỏ này không kèm theo tổn thương thực thể nào và sẽ biến đi khá
nhanh. Trái lại, nếu cường độ dòng điện rất cao, da sẽ bị bỏng nặng, lúc đó trên da xuất hiện những vết
bỏng rộp, lớp ngoại bì có thể bị bong ra.

Nguy hiểm chính thứ hai của điện là tác dụng kích thích cơ và thần kinh. Đối với dòng điện một chiều,
tác dụng này chỉ xảy ra khi đóng, ngắt một mạch điện cường độ cao. Trong các tai nạn do điện một chiều
và cường độ dòng điện lên tới hàng chục ampe, người bị điện giật sẽ có cảm giác đau đớn đột ngột, có
thể bị choáng hoặc thậm chí có thể ngất đi mặc dù não chưa trực tiếp bị kích thích. Đối với dòng điện
xoay chiều, tác dụng kích thích cơ và thần kinh xảy ra liên tục, kéo dài trong suốt thời gian dòng điện
truyền qua nếu dòng điện xoay chiều có tần số thấp. Cần chú ý rằng dòng điện xoay chiều hình sin hạ tần
50Hz được sử dụng rộng rãi trong sinh hoạt và các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng,
…) lại có kích thích rất mạnh đối với cơ và thần kinh. Với dòng điện này các cơ bị kích thích liên tục và
nếu cường độ dòng điện đủ cao, ý thức của người bị nạn không còn khả năng điều khiển được các cơ
nữa. Vì vậy khi xảy ra tai nạn vì điện xoay chiều thường thấy một hiện tượng đặc biệt: nếu tay tiếp xúc
với vật dẫn điện xoay chiều (đa số các trường hợp) các cơ khép bao giờ cũng co mạnh hơn các cơ duỗi,
vì vậy người bị nạn thường bị giữ chặt vào vật dẫn điện, tự ý mình không thể rút tay ra được, mặc dù lúc
đầu vẫn sáng suốt, biết mình đang bị điện giật.
_ Những tai nạn chết người thường xảy ra đột ngột, người bị nạn ngã xuống không kịp kêu. Chậm lắm là
vài giây, ít khi tới vài phút, người bị nạn sẽ chết.

Các phương pháp đề phòng tai nạn do điện:

_ Giảm bớt điện áp: trong điều kiện thích hợp có thể chọn điện áp nhỏ nhất nếu chỗ làm việc ẩm ướt
hoặc chật chội, dễ chạm phải các dây dẫn điện.

_ Tăng điện trở của mạch điện cực 1 - cơ thể - điện cực 2

Tăng điện trở của đất: cần chú ý rằng nền đất ẩm dễ dẫn điện vì điện trở của nó nhỏ, nền xi măng cũng
dẫn điện không kém đất, sàn gỗ tương đối ít dẫn điện hơn. Trong trường hợp đặc biệt cần đặt máy lên
chân bằng sứ, giữa máy và chân sứ có đệm tấm cách điện bằng bakelit.

Tăng điện trở của giầy, dép: cần chú ý giầy dép bằng da cũng dẫn điện, nhất là khi da ẩm ướt, hoặc giầy
dép có đóng nhiều đinh kim loại. Vì vậy để tăng điện trở của giày dép, cần giữ khô và không đóng đinh
kim loại vào đế. Giầy hoặc dép cao su là tốt hơn về mặt an toàn điện.

Tăng điện trở của bàn tay: tay ướt dẫn điện tốt, tay khô vẫn dẫn điện được nhưng kém hơn. Muốn tăng
điện trở của bàn tay, phải đeo găng cao su nhưng không được dùng găng quá mỏng, dễ rách, găng cao
su quá dày lại giảm chính xác khi thao tác. Vì vậy tốt nhất dùng các dụng cụ chuyên môn như kìm, cái vặn
ốc,… có cách điện tốt và thường xuyên kiểm tra kĩ chất lượng cách điện.

_ Thực hiện nối đất tốt cho các bộ phận kim loại của thiết bị dẫn điện, cần thường xuyên kiểm tra chất
lượng việc nốt đất.

_ Thực hiện các biện pháp cách ly các chỗ nguy hiểm của mạch điện bằng các vật cách điện hoặc bằng
lướt kim loại có nối đất.

_ Tăng cường giáo dục rộng rãi ý thức đề phòng tai nạn do điện bằng các hình thức văn hoá thuần
chphimúng, thông tin tuyên truyền, đặt các bảng tín hiệu sự nguy hiểm tại các nơi trọng yếu và đặt kế
hoạch kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công nhân viên thực hiện tốt các biện pháp đề phòng tai nạn do điện.

Câu 8: Mô tả cấu tạo quang học của mắt và giải thích mô hình quang học các tật của mắt và cách điều trị.

Sơ lược cấu tạo của mắt:

Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm các bộ phận chính: giác mạc, thủy dịch, lòng đen, thể
thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc

Mắt hoạt động như một máy chụp ảnh phim


Giác mạc (màng giác) : là lớp màng cứng trong suốt bảo vệ mắt và làm khúc xạ các tia sáng đi vào mắt.

Thủy dịch: chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước

Lòng đen: màn chắn sáng, ở giữa có lỗ tròn nhỏ cho ánh sáng đi qua gọi là con ngươi. Con ngươi có
đường kính thay đổi tự động tùy theo cường độ sáng.

Thể thủy tinh: khối chất đặc trong suốt (giống như thạch) có hình dạng thấu kính hai mặt lồi (thấu kính
hội tụ) gọi là thấu kính mắt tiêu cự của thấu kính mắt gọi là tiêu cự của mắt.

Dịch thủy tinh: chất lỏng giống chất keo loãng lấp đầy nhãn cầu phía sau thể thủy tinh.

Võng mạc (màng lưới): lớp mỏng nơi tập trung các đầu sợi thần kinh thị giác

Khi mắt nhìn một vật, ảnh thật của vật được tạo ra ở võng mạc. Ở võng mạc có điểm rất nhỏ màu vàng
là nơi nhạy sáng nhất gọi là điểm vàng V, điểm không nhạy cảm với ánh sáng gọi là điểm mù.

Cấu tạo quang học của mắt:

Theo phương diện quang hình thì mắt cấu tạo bởi các môi trường chiết quang ngăn cách nhau bằng các -
mặt cầu khúc xạ tạo nên 3 lưỡng chất cầu:

Lưỡng chất cầu giác mạc là quang hệ tạo nên do giác mạc ngăn cách môi trường không khí với thủy dịch.

Lưỡng chất cầu thủy tinh thể trước do mặt cong trước thủy tinh thể ngăn cách thủy dịch với thủy tinh
thể.

Lưỡng chất cầu thủy tinh thể sau do mặt cong phía sau thủy tinh thể ngăn cách thủy tinh thể với dịch
thủy tinh.

Ba lưỡng chất cầu trên có cùng trục chính và hợp lại thành 1 hệ quang học.

Ánh sáng xuyên vào mắt, nó sẽ bị khúc xạ khi truyền qua 3 lưỡng chất cầu và cuối cùng sẽ tác dụng lên
các tế bào thần kinh ở võng mạc. → Hệ quang học của mắt sẽ có 1 tâm điểm duy nhất. do đặc điểm này,
ta có thể thay thế bằng 1 lưỡng chất cầu tổng hợp còn gọi là con mắt ước lược.

Lưỡng chất cầu tổng hợp có mặt cầu ngăn cách môi trường không khí với môi trường bên trong của mắt.
Mặt cầu khúc xạ có mặt lồi quay ra phía trước.

Do hệ quang học này có môi trường thứ nhất là không khí, môi trường thứ hai là môi trường bên trong
mắt chiết suất xác định là n nên tiêu cự của lưỡng chất cầu tổng hợp được tính theo công thức

f= (n.R)/(n-1)

Với f là tiêu cự, R là bán kính mặt cong của mặt cầu tổng hợp, n là chiết suất môi trường, chiết suất của
không khí bằng 1.
Từ các thông số quang hình của lưỡng chất cầu tổng hợp và độ lớn của tiêu cự, ta thấy võng mạc của
mắt nằm trên mặt phẳng tiêu của lưỡng chất cầu tổng hợp.

Đường thẳng đi qua đỉnh mặt cầu và quang tâm gọi là trục chính, đường thẳng đi qua quang tâm và
điểm vàng là đường nhìn thẳng.

Thị trường là khoảng không gian mà mắt chúng ta bao quát được khi nhìn cố định vào một điểm. Thực
tế có thể coi rộng hơn vì mắt có thể xoay trong hốc mắt làm cho đường nhìn thẳng thay đổi. Do luôn
nhìn bằng 2 mắt phối hợp động tác quay đầu nên thị trường được mở rộng.

Việc vẽ ảnh của vật qua hệ 3 lưỡng chất cầu tổng hợp sẽ được trở nên đơn giản hơn nhiều.

*Giải thích mô hình quang học các tật của mắt và cách điều trị.

*Cận thị

-Giải thích: cận điểm của mắt gần hơn so với mắt bình thường. Trong khoảng từ viễn điểm đến cận điểm
thì mắt vẫn điều tiết bình thường và khi vật ở sau cận điểm thì mắt không còn khả năng điều tiết

+Khi ở trạng thái nghỉ, mắt cận có mặt phẳng tiêu diện nằm trước võng mạc do đó khi nhìn vật ở vô cực
ảnh của vật sẽ hiện ở trước võng mạc

-Cách sửa: Muốn sửa tật cận thị cần sử dụng thấu kính mỏng phân kỳ làm dụng cụ bổ trợ. Khi đó ánh
sáng qua hệ quang học gồm thấu kính phân kỳ ghép đồng trục với mắt sẽ tác dụng lên võng mạc và ảnh
của vật sẽ hiện đúng trên võng mạc. Tác dụng của thấu kính phân kỳ là làm giảm độ tụ của mắt cận.

+ Các dụng cụ bổ trợ thấu kính phân kỳ dùng để sửa tật cận thị ở mắt có thể kể đến như kính mặt cận và
kính áp tròng.

*Viễn thị

-Giải thích: Khi tiêu điểm không ở xa võng mạc quá thì mắt tự điều tiết để làm tăng độ tụ sao cho ảnh
của vật vẫn hiện rõ nét trên võng mạc.

+Trường hợp bị viễn thị nặng ( tiêu điểm cách quá xa võng mạc) thì dù có điều tiết cũng không thể thấy
vật ở xa, khi đưa vật lại gần thì ảnh càng lùi xa võng mạc. Trường hợp các tia sáng có phương thích hợp
vẫn hội tụ trên võng mạc lúc đó đường kéo dài của tia gặp trục chính ở điểm sau võng mạc, điểm này gọi
là viễn điểm ảo.

+ Ở trạng thái nghỉ, mắt viễn thị có mặt phẳng tiêu nằm sau võng mạc nên khi nhìn vật mà không điều
tiết thì ảnh của vật sẽ hiện ở sau võng mạc.

-Cách sửa: muốn sửa mắt viễn thị cần dùng thấu kính mỏng hội tụ, thấu kính này làm tăng độ tụ của mắt
làm cho ảnh của vật hiện trên võng mạc. Thấu kính sửa phải có độ tụ thích hợp để cho mặt phẳng tiêu
của hệ trùng với võng mạc.
+ Các dụng cụ bổ trợ áp dụng thấu kính hội tụ có thể kể đến như kính viễn thị, kính lúp giúp cho bệnh
nhân viễn thị có thể nhìn rõ những vật ở cự ly gần

*Lão thị

-Giải thích: do giảm sút khả năng điều tiết, dẫn đến khả năng tập trung vào vật thể bị giảm sút. Khả năng
điều tiết kém hơn bình thường, mắt già có cận điểm xa hơn và không nhìn rõ vật ở gần thể thủy tinh,
bên trong mắt dày lên bị xơ cứng, độ đàn hồi kém, lâu dần mất đi tính linh hoạt vốn có của nó khiến cho
mắt gặp khó khăn khi tập trung nhìn các vật ở gần

-Cách sửa: Để khắc phục, mắt già phải đeo thêm một thấu kính cầu hội tụ, độ tụ tổng cộng không quá
3,5 điop, với tuổi 45 cần đeo thêm thấu kính hội tụ +1 diop là vừa. Cứ già thêm 5 tuổi thì tăng thêm 0,5
diop của thấu kính. Với độ tuổi ngoài 60 thủy tinh thể có độ cong lớn vì vậy muốn nhìn thấy vật phải đeo
thêm một thấu kính hội tụ có độ tụ nhỏ.

Câu 9: Phân tích bản chất của ánh sáng?

Ánh sáng là bức xạ điện từ trường lan truyền trong không gian với vận tốc vô cùng lớn (trong chân
không vận tốc ánh sáng đạt 300,000 km/s). Ánh sáng

được chia thành 3 vùng cơ bản:

Vùng nhìn thấy (vùng khả kiến) có bước sóng (λ) từ 400 – 700nm.

Vùng tử ngoại có λ = 200 – 400nm.

Vùng hồng ngoại có λ = 700 – 1000nm

Trong hệ sinh vật, các loài có vùng khả kiến không giống nhau. Ví dụ, với người vùng khả kiến có λ = 400
– 700nm nhưng với côn trùng vùng khả kiến lại có λ – 320 – 500nm.

Ánh sáng vừa có tính sóng (đặc trưng bởi bước sóng và tần số) vừa có tính chất hạt (đặc trưng bởi các
lượng tử ánh sáng – photon).

Photon có khối lượng nhỏ hơn khối lượng của điện tử khoảng 1 triệu lần

Câu 10: Giải thích quá trình hấp thụ và phát sáng? Nêu cơ chế hình thành huỳnh quang, lân quang?
Các phản ứng hóa sinh bao giờ cũng đi liền với sự hấp thụ và phát xạ nhiệt. Ta có thể giải thích cơ chế
hấp thụ và phát sáng trên cơ sở phân tích sơ đồ năng lượng của nguyên tử.

Dưới tác dụng của lượng tử, hay tác dụng bức xạ nhiệt các điện tử của nguyên tử hấp thụ năng lượng ấy
chuyển từ mức năng lượng cơ bản sang mức năng lượng cao hơn (mức năng lượng ở trạng thái kích
thích). Quá trình đó có thể coi là quá trình tích lũy năng lượng. Nhưng trạng thái này là trạng thái không
bền vững luôn luôn có xu hướng trở về trạng thái ban đầu (cơ bản) bằng cách giải phóng một phần năng
lượng tích lũy ở dạng nhiệt (dạng không phát quang) hoặc năng lượng dưới dạng năng lượng lượng tử
(dạng phát quang), hoặc có thể được sử dụng trong các phản ứng quang hóa.

Tập hợp các đường ngang dưới đây được gọi là một sơ đồ mức năng lượng, trong đó:

S0: mức năng lượng ứng với trạng thái cơ bản.

S0*,S1*,S2*,...: mức năng lượng ứng với trạng thái kích thích Singlet

T: mức năng lượng ứng với trạng thái kích thích Triplet

Sơ đồ chuyển mức năng lượng của các điện tử khi hấp thụ và phát sáng

Trạng thái kích thích Singlet (S) là trạng thái của một lớp điện tử khi mà tất cả

các spin của các điện tử đều tạo cặp và mômen spin tổng cộng bằng 0.

Trạng thái kích thích Triplet (T) là trạng thái ứng với mức năng lượng cấm

ở đó không phải mọi điện tử đều tạo cặp, hình chiếu của tổng mômen spin trên

một phương nào đó cho trước nhận giá trị +1,0,-1. Đặc điểm của trạng thái kích

thích Triplet là: điện tử không thể từ trạng thái cơ bản S0 chuyển lên mà nó chỉ

có thể chuyển từ trạng thái kích thích Singlet sang bằng một bước chuyển không

phát quang.

+ Huỳnh quang: Là sự bức xạ lượng tử ánh sáng do các điện tử chuyển từ trạng thái kích thích Singlet
xuống trạng thái cơ bản. Thời gian nguyên tử (phân tử) tồn tại ở trạng thái kích thích Singlet xuống trạng
thái cơ bản. Thời gian nguyên tử tồn tại ở trạng thái kích thích Singlet vào khoảng 10-9 - 10-8s vì thế
huỳnh quang chỉ tồn tại trong khoảng thời gian chiếu sáng vật.

Theo định luật Stock, năng lượng photon của ánh sáng kích thích bao giờ cũng lớn hơn năng lượng
photon ánh sáng phát quang.
hνkt = hνpq + ΔE

λ pq > λ kt, ΔE là năng lượng cho các quá trình không phải là quang học (nhiệt học, hóa học). Sự phụ
thuộc của cường độ phát quang của một nguồn vào bước sóng gọi là phổ phát quang của nguồn.

Trong phân tử có thể tồn tại nhiều mức năng lượng kích thích, vì thế điện tử chuyển lên mức nào là phụ
thuộc vào năng lượng của lượng tử bị hấp thụ. Còn sự phát quang bao giờ cũng bắt đầu ở phân mức
năng lượng thấp nhất. Chẳng hạn khi kích thích phân tử bằng ánh sáng xanh da trời có năng lượng đáng
kể, hiệu quả của sự phát quang sẽ giống như khi kích thích bằng lượng tử ánh sáng màu đỏ có năng
lượng thấp hơn màu của ánh sáng phát quang của một loại phân tử .... phụ thuộc vào bước sóng của
ánh sáng gây nên trạng thái kích thích phân tử.

- Lân quang: là bức xạ lượng tử ánh sáng do các phân tử phát ra khi chúng chuyển từ trạng thái kích
thích Triplet xuống trạng thái cơ bản. Quá trình của nó là:

Từ trạng thái cơ bản → kích thích Singlet → kích thích Triplet → Trạng thái cơ bản.

Các phân tử sau khi hấp thụ phải trải qua một thời gian nào đó rồi mới xảy ra hiện tượng lân quang,
nghĩa là khi tắt nguồn sáng thì lân quang vẫn còn có thể phát sáng trong một thời gian đáng kể.

Tóm lại:

Huỳnh quang: là sự phát quang xảy ra đồng thời với thời gian chiếu sáng và chấm dứt ngay khi ngừng
chiếu sáng vào môi trường.

Ví dụ: sự phát xạ của bóng đèn huỳnh quang, đèn hình của tivi, máy vi tính...)

Lân quang : là sự phát quang có thể tiếp tục được duy trì một thời gian dài sau khi đã ngừng chiếu sáng
vào môi trường.

Ví dụ: như sự phát quang của một số loại gỗ mục, xương, xác động vật, các chất dạ quang trên các đồng
hồ, la bàn .

Câu 11: Trình bày các quá trình quang sinh?


Định nghĩa: Khi một chùm photon được chiếu vào một cơ thể sinh vật, bên trong cơ thể sinh vật đó sẽ
xảy ra một loạt các hiệu ứng và các quá trình, được gọi là các quá trình quang sinh

Khi nghiên cứu một quá trình quang sinh người ta thường xem xét theo hai quan điểm:

Quan điểm năng lượng: được chia thành 4 giai đoạn kế tiếp nhau

Giai đoạn 1: Chùm photon bị hấp thụ bởi các sắc tố hoặc các chất khác tạo nên trạng thái kích thích

Giai đoạn 2: Trạng thái kích thích được duy trì trong một khoảng thời gian ngắn và dẫn đến sự khử trạng
thái kích thích của cơ thể

Giai đoạn 3: Những phản ứng tối trung gian tạo nên các sản phẩm quang hóa bền vững

Giai đoạn 4: Xảy ra các hiệu ứng sinh vật

Quan điểm hiệu ứng sinh vật:

1, Nhóm các phản ứng sinh lý chức năng

Là các phản ứng xảy ra với sự tham gia trực tiếp của ánh sáng mà kết quả là nó tạo ra các sản phẩm cần
thiết cho tế bào hay có thể thực hiện các chức năng sinh lý bình thường của chúng có thể phân thàng ba
loại: Phản ứng tạo năng lượng, phản ứng thông tin, sinh tổng hợp các chât hữu cơ phân tử

2, Nhóm các phản ứng phá hủy biến tính

Là chuỗi các phản ứng xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng mà kết quả là: gây bệnh lý, gây đột biến di
truyền và gây tử vong

Câu 12 : Nêu khái niệm laser và ứng dụng của laser trong cơ thể sống.

Laser là từ viết tắt trong thuật ngữ tiếng anh “ Light amplification by Stimulated Emission of Radiation ” ,
chỉ nghĩa khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức. Ta hiểu đơn giản đó là máy phát ánh sáng do bức
xạ cảm ứng. Tia laser là ánh sáng phát ra do bức xạ cảm ứng.

Bản chất của tia laser là ánh sáng cho nên tia laser có đầy đủ các tính chất của chùm sáng : Giao thoa ,
nhiễu xạ , khúc xạ , phản xạ ,...

Ứng dụng của laser :

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng của laser trong kỹ thuật , trong đời sống hằng ngày. Các ứng dụng này
khai thác chủ yếu tính đơn sắc cao và mật độ dòng năng lượng lớn của chùm tia : thông tin bưu điện , in
ấn , đĩa nhạc , băng đĩa dùng cho máy tính , kính hiển vi dùng nguồn sáng laser để quan sát từng phần
nhỏ của tế bào do chùm sáng nhỏ…
Trong vi phẫu thuật , nhất là phẫu thuật tim , não , mắt , người ta dùng dao mổ laser : chùm laser tập
trung cao độ có tiết diện rất nhỏ và mật độ dòng năng lượng lớn có thể đốt cháy tế bào , cắt đứt đồng
thời hàn kín ngay các mạch máu nhỏ laser đi qua các thể trong suốt , tới võng mạc có thể gắn võng mạc
bị bong khỏi lớp màng mạch.

Gần đây còn có ứng dụng laser trong nghiệm pháp điều trị badwng quang động lực. Tức là chiếu những
chùm tia laser có bước sóng thích hợp vào các mô và cơ quan kích thích các hóa chất đã được đưa vào
trước đó. Khi đó các hóa chất đó sẽ có tác dụng diệt bào hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào. Tập
trung nghiên cứu phương pháp này để chữa bệnh ung thư.

You might also like