You are on page 1of 32

KHOA Y

BỘ MÔN SINH LÝ

SINH LÝ ĐIỆN THẾ MÀNG VÀ


ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

Lecturer: TRAN CHAU MY THANH


Email: trancmythanh@dtu.edu.vn
Time: 120 mins

SINH LÝ 1 – PGY 251 1


NỘI DUNG BÀI HỌC

11 CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA ĐIỆN THẾ MÀNG

2 ĐIỆN THẾ NGHỈ

3 ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG


MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Nêu được các nguyên nhân tạo điện thế nghỉ và

điện thế hoạt động.

2. Trình bày được sự phát sinh và sự lan truyền

của điện thế hoạt động.


1. CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA ĐIỆN THẾ MÀNG
1.1. Sự khuếch tán các ion, điện thế khuếch tán
Ion Dịch ngoại Dịch nội Điện thế khuếch tán
bào bào (Điện thế Nernst)
[Na+] 142 mEq/l 14 mEq/l +61 mV
[K+] 4 mEq/l 140 mEq/l -94 mV
[Cl-] 103 mEq/l 4 mEq/l -86 mV

Điện thế khuếch


tán được tạo ra
do sự khuếch
tán của K+ và
Na+ qua MTB.
1. CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA ĐIỆN THẾ MÀNG

1.2. Phương trình Nernst (điện thế khuếch tán)


Điện thế Nernst đối với một loại ion là điện thế màng
được tạo ra do sự khuếch tán của ion đó qua màng .
Công thức như sau:
Điện thế Nernst (mV) = +/-61 log (Ci/Co)
Ci là nồng độ ion ở trong màng tế bào.
Co là nồng độ ion ở ngoài màng tế bào.
1. CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA ĐIỆN THẾ MÀNG

LƯU Ý:
Trong phương trình này dấu của điện thế là:
! Dương đối với các ion âm.
! Âm đối với các ion dương.
! Các ion hóa trị một ở 370C.
! Điện thế ngoài màng bằng không.
! Trị số điện thế Nernst tính điện thế bên trong màng.
1. CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA ĐIỆN THẾ MÀNG

Theo phương trình Nernst ta tính được điện thế


khuếch tán là:
! Đối với ion natri.
- 61 log(0,1) = - 61 * (- 1) = + 61 mV
! Đối với ion kali.
- 61 log(35) = - 61 * 1,54 = - 94 mV
1. CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA ĐIỆN THẾ MÀNG
1.3. Phương trình Goldman - Hodkin - Katz
Nhiều loại ion khác nhau thấm qua màng cùng một
lúc thì điện thế khuếch tán phụ thuộc vào ba yếu tố:
(1) Dấu của điện tích ion.
(2) Tính thấm P của màng đối với mỗi ion.
(3) Nồng độ của ion ở bên trong màng (Ci) và
nồng độ của ion ở bên ngoài màng (Co).
1. CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA ĐIỆN THẾ MÀNG

! Na+, K+ và Cl- quan trọng trong việc tạo điện thế màng
ở thân nơron, sợi thần kinh và cơ.
! Mức độ quan trọng của mỗi ion phụ thuộc tỷ lệ thuận
với tính thấm của màng đối với ion đó.
! Nồng độ ion dương bên trong cao hơn bên ngoài sẽ
tạo điện thế âm bên trong màng và ngược lại.
! Tính thấm kênh Na,K biến đổi nhanh so với Cl.
1. CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA ĐIỆN THẾ MÀNG

1.4. Đo điện thế màng

! Điện cực thăm dò là


Pipet cực nhỏ chứa
dung dịch điện giải KCl
đặt ở bên trong sợi TK
! Điện cực trung tính
ở dịch ngoại bào
! Điện kế: dao động kế
2. ĐIỆN THẾ NGHỈ
2.1. Định nghĩa

Ở trạng thái nghỉ điện thế mặt trong màng TB có trị số


âm so với mặt ngoài gọi là điện thế nghỉ của màng
(Resting membrane potential)

Thân nơron điện thế nghỉ là - 65 mV.

Nếu điện thế màng bớt âm hơn thì màng dễ bị kích


thích hơn (hưng phấn).

Nếu điện thế màng âm hơn (ưu phân cực) thì màng
khó bị kích thích (ức chế).
2. ĐIỆN THẾ NGHỈ
2.2. Các nguyên nhân gây ra điện thế nghỉ

Ion âm kích
Bơm Na+ - K - Sự rò rỉ qua
thước lớn
ATPase màng
trong tế bào
2. ĐIỆN THẾ NGHỈ
! Bơm Na+ - K+ - ATPase
Hoạt động của bơm natri - kali có hai ý nghĩa là:
" Tạo điện thế âm bên trong màng.
" Tạo ra sự chênh lệch nồng độ ion giữa hai bên
màng và là cơ sở cho sự rò rỉ ion qua màng.
2. ĐIỆN THẾ NGHỈ
! Sự rò rỉ ion qua màng
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.1. Định nghĩa:
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.1. Định nghĩa:
Điện thế hoạt động là những thay đổi điện thế
nhanh, đột ngột mỗi khi màng bị kích thích, từ
điện thế âm lúc nghỉ sang điện thế dương khi
màng bị kích thích.
Bản chất của xung động thần kinh chính là các
điện thế hoạt động.
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.2.Các giai đoạn của điện thế hoạt động
! Giai đoạn khử cực Overshoot
(Depolarization)
Kích thích
Na+ đi vào tế bào
Ngưỡng
Quá đà (overshoot)
! Giai đoạn tái cực
(Repolarization)
K+ đi ra tế bào
! Giai đoạn ưu phân cực
(Hyperpolarization)
K+ tiếp tục ra
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.3.Nguyên nhân của điện thế hoạt động
! Hoạt hóa kênh Na+ A B C
Cổng hoạt hóa đóng
Cổng bất hoạt mở
Vòng xoắn feedback (+)
(Positive feedback vicios
cycle)
! Hoạt hóa kênh K+
Cổng hoạt hóa đóng, mở D E

! Kênh Calci – Natri


Kênh chậm Ca++ ↓ →
Tetany
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
! Sự hoạt hoá kênh Natri
Kênh Na có cổng hoạt hoá (ở ngoài) và cổng khử
hoạt (ở trong).

Khi điện thế nghỉ là -90mV, cổng hoạt hoá đóng,


cổng khử hoạt mở => Na+ không vào bên trong TB.

Kích thích điện thế lên -70mV,cổng hoạt hoá mở,


=> Na+ ùa vào trong TB.

Sau khi mở cổng hoạt hoá, cổng khử hoạt đóng lại
sau vài vạn giây. => Na+ không vào bên trong TB.
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
! Sự hoạt hoá kênh Kali

Kênh Kali chỉ có cổng hoạt hoá (ở trong).

Khi điện thế nghỉ là -90mV, cổng hoạt hoá đóng


=> K+ không ra ngoài MTB.

Khi điện thế tăng lên phía 0 mV,cổng hoạt hoá mở


từ từ => K+ khuếch tán ra ngoài tế bào.

=> Điện thế nghỉ được phục hồi.


3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
! Vai trò của kênh calci – natri
Cổng kênh mở => Ca2+, Na+ khuếch tán vào tế bào.
Kênh Ca/Na (kênh chậm); kênh Na (kênh nhanh)
Kênh có nhiều ở cơ tim và cơ trơn là các loại cơ co
chậm và vai trò tạo điện thế hoạt động.
[Ca2+ ] ảnh hưởng đến sự hoạt hoá kênh Na.
[Ca2+ ] dịch kẽ giảm, kênh Na+ mở gây hoạt động
(kích thích phát xung) gây co cơ gọi là tetany.
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.3. Cơ chế phát sinh điện thế hoạt động:
Một vòng feedback dương mở kênh Natri
Khi kích thích làm điện thế màng tăng về phía 0 mV
Þ Mở một số kênh natri
Þ Na+ vào trong màng.
Þ Điện thế màng tăng lên.
Þ Mở thêm các kênh natri khác.
Þ ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.4. Ngưỡng tạo điện thế hoạt động
Là sự tăng điện thế màng đến một mức nào đó
thì làm phát sinh điện thế hoạt động.
Thường tăng đột ngột 15 - 30mV.
Mức -65 mV là ngưỡng tạo điện thế hoạt động
(ngưỡng kích thích).
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.5. Dạng cao nguyên của điện thế hoạt động
Màng bị kích thích (Plateau)
không tái cực ngay
sau khử cực mà duy
trì ở dạng cao nguyên,
xảy ra ở sợi cơ tim do
! Kênh Na hoạt hóa
! Kênh Ca hoạt hóa
(kênh chậm)
! Kênh K mở chậm,
không mở nhiều.
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.6. Tính nhịp điệu
Xảy ra ở:
- Nhịp đập của tim
- Nhu động ruột
- Hoạt động TK điều khiển
nhịp thở.

“Tăng độ dẫn K” biến mất sau


mỗi điện thế hoạt động
=> Điện thế màng tăng lên đến
ngưỡng kích thích.
=> Tạo điện thế hoạt động mới.
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.7. Thời kỳ trơ
Trong giai đoạn kích thích tạo
điện thế động, một điện thế
mới sẽ không xảy ra gọi là
thời kỳ trơ.
! Trơ tuyệt đối: hoàn toàn
không đáp ứng.
! Trơ tương đối: Chuẩn bị
cho tái cực nên có thể sẽ
đáp ứng khi có kích thích.
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.8. Sự thích nghi của màng
Nếu điện thế màng tăng từ từ, khi các cổng hoạt
hóa kênh Na bắt đầu mở, cùng lúc cổng khử
hoạt kênh Na đóng.
Þ Không có ion natri đi vào trong màng
Þ Không tạo điện thế hoạt động.
Đây là sự thích nghi của màng đối với kích thích.
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.9. Ức chế trạng thái kích thích.
Có những yếu tố làm giảm kích thích gọi là:
yếu tố ổn định màng (membrane stabilizing factor).
- Ca2+ ngoại bào cao làm giảm tính thấm Na làm
giảm kích thích.
- Thuốc gây mê tại chỗ: Procain, tetracaine tác
động vào cổng Na không mở làm giảm kích thích,
làm tỉ lệ điện thế động / ngưỡng kích thích < 1
( yếu tố an toàn : safety factor).
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.10. Sự lan truyền của điện thế hoạt động
3. ĐIỆN HOẠT ĐỘNG
3.10. Sự lan truyền của điện thế hoạt động
TN: Từ chỗ phát sinh, điện
thế hoạt động lan theo hai
chiều trên sợi trục của tế
bào thần kinh.
Điện thế hoạt động chỉ đi
theo một chiều qua synap.
Từ ngoại vi về trung tâm.
(dẫn truyền cảm giác)
Từ trung tâm ra ngoại vi
(dẫn truyền vận động).
Nguyên lí Tất cả hoặc không
(All or Nothing)

You might also like