You are on page 1of 140

1. Ngành chân khớp được chia thành mấy phân ngành ?

 Ngành chân khớp chia thành 4 phân ngành:


- Phân ngành Trùng ba thùy
- Phân ngành Có kìm
- Phân ngành Có mang
- Phân ngành Có ống khí
Nguồn: Giáo trình trang 256 – 257
2. Phân biệt rệp cắn và muỗi đốt?
- Cũng giống như các vết cắn của một số loài côn trùng khác, phản ứng của cơ
thể mỗi người với vết cắn của rệp là khác nhau và có thể mất hàng giờ hoặc vài
ngày để các phản ứng này xuất hiện. Một số người khi bị rệp cắn có cảm giác
ngứa ngáy và khó chịu, trong khi một số khác có các các phản ứng sưng tấy
và đau trầm trọng hơn. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có gây sốc phản vệ có
thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và đe dọa tính mạng. Tuy nhiên trường hợp
này rất hiếm.
- Thông thường một người có thể bị một vài vết cắn của rệp cùng một lúc. Vết cắn
có màu đỏ, gây ngứa, đôi khi có vết phồng rộp ở đỉnh.
- Rệp sống nhờ máu và chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Chúng cần hút máu ít
nhất 14 ngày một lần để có thể sinh sản và thậm chí có thể sống sót từ vài tháng
đến một năm mà không cần ăn.
- Muỗi đốt
- Muỗi cái hút máu để sinh sản và phát triển. Quá trình tiếp xúc với vật chủ phải
kéo dài ít nhất 6 giây để nước bọt của muỗi xâm nhập vào máu và gây ra phản
ứng. Vết muỗi đốt giống như vết sưng đỏ với vết đốt ở trung tâm. Với những
người nhạy cảm, vết muỗi đốt có thể gây ra lằn nổi trên da hoặc lan tỏa ra vùng
xung quanh.
- Các vết đốt gây ngứa và đây là cách hệ thống miễn dịch phản ứng với nước bọt
của muỗi.
- Muỗi thường cắn vào buổi tối, giữa hoàng hôn và bình minh. Carbon dioxide,
mồ hôi của con người và hơi ấm có thể thu hút muỗi.
- Sự khác biệt giữa các vết cắn
- Vết cắn của muỗi và rệp có những đặc điểm giống khác nhau trên da.
- Xuất hiện
- Vết cắn của rệp thường xảy ra theo cụm và thường theo một kiểu riêng biệt,
chẳng hạn như đường hoặc vệt ngoằn ngoèo. Thông thường, vết cắn xuất hiện
ở những khu vực không được che chắn trong khi ngủ. Mặt khác, vết muỗi đốt
thường đơn độc và xuất hiện ngẫu nhiên trên các bộ phận của cơ thể.
- Thời gian phản ứng
- Nhiều người thường không cảm thấy vết cắn của rệp và phản ứng có thể xuất
hiện vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Nếu không bị kích thích thêm, các triệu chứng
thường thường hết sau một tuần.
- Ngược lại, muỗi đốt có thể bị ngứa và nhìn thấy ngay lập tức nhưng thời gian
khỏi sẽ nhanh hơn. Thông thường, chúng sẽ đỡ hơn sau 1 hoặc 2 ngày.
- Sự nhiễm trùng
- Ngoài ngứa và kích thích, muỗi đốt có thể truyền bệnh nghiêm trọng. Theo Viện
Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), những căn bệnh này giết chết hơn 725.000 người
trên thế giới mỗi năm. Mặc dù chúng truyền nhiều bệnh, các bệnh do muỗi
truyền thường gặp bao gồm:
- Sốt Tây sông Nile;
- Bệnh sốt xuất huyết;
- Zika;
- Bệnh sốt rét;
- Không giống như muỗi, các chuyên gia y tế công cộng cho rằng rệp không
truyền bệnh.
- Triệu chứng
- Các triệu chứng của vết cắn của rệp và muỗi đốt có thể phân biệt được.
- Rệp cắn
- Các triệu chứng của rệp cắn bao gồm:
- Xuất hiện các nốt nhỏ từ 3-5 đốm, lớn dần, đỏ;
- Các nốt sưng thường xuất hiện theo hình zíc zắc trên tay, cánh tay, vai, cổ, mặt và
chân;
- Vết sưng, ngứa và có thể đi kèm với phồng rộp.
- Muỗi đốt
- Các triệu chứng của muỗi đốt đối với hầu hết trường hợp là ngứa, nổi ban đỏ.
Chúng thường xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi bị muỗi đốt.
Những người bị dị ứng với muỗi đốt cũng có thể có các triệu chứng:
- Nổi mề đay;
- Phồng rộp;
- Sốt;
- Sưng khớp;
- Sốc phản vệ ở những người bị dị ứng nặng.

- Nguồn: https://bvnguyentriphuong.com.vn/khoa-kham-benh/su-khac-
biet-giua-vet-can-cua-rep-va-muoi-dot

3. Vì sao người ta thường dùng thính để câu hay cất vó tôm vào lúc chập tối

- Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào khả năng khứu giác nhạy bén
của tôm.

- Thính có mùi thơm lan tỏa đi rất xa vì thế thu hút tôm đến chỗ câu hay cất vó.

Nguồn: https://www.google.com/search?q=V%C3%AC+sao+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+ta+th
%C6%B0%E1%BB%9Dng+d%C3%B9ng+th%C3%ADnh+%C4%91%E1%BB%83+c
%C3%A2u+hay+c%E1%BA%A5t+v%C3%B3+t%C3%B4m+v%C3%A0o+l%C3%BAc+ch
%E1%BA%ADp+t%E1%BB%91i&oq=V%C3%AC+sao+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+ta+th
%C6%B0%E1%BB%9Dng+d%C3%B9ng+th%C3%ADnh+%C4%91%E1%BB%83+c
%C3%A2u+hay+c%E1%BA%A5t+v%C3%B3+t%C3%B4m+v%C3%A0o+l%C3%BAc+ch
%E1%BA%ADp+t%E1%BB%91i&aqs=chrome..69i57.2390j0j4&client=ms-android-vsmart-
rvo2&sourceid=chrome-mobile&ie=UTF-8

4. Có phải tất cả các động vật trong lớp Hình nhện đều gây hại hay không ?
Vì sao?
- - Không phải. Vì một số nhện không có độc và chỉ ăn các loài sâu bọ gây hại.
- Nguồn: giáo trình trang 264 – 265

5. Nhện giăng lưới như thế nào?


- Nhện từ vị trí của nó giương ra rất nhiều chân dài để kéo tơ dài ra phía trước.
Vậy là những sợi tơ nhện này xuôi theo gió bay bay, giống như mấy chiếc
dây thắt lưng mỏng trong suốt bay trong không trung. Sau đó, nó luôn dùng
chân để chạm vào điểm cố định của sợi tơ nhện.
Nguồn: https://toploigiai.vn/qua-trinh-chang-luoi-o-nhen-bao-gom-cac-giai-
doan-sau

6. – Điểm giống nhau giữa động vật ngành chân khớp với động vật ngành giun đốt?
- Cơ thể phân đốt
- Không có xương sống
- Đối xứng 2 bên
- Nguồn:
https://www.google.com/search?q=%C4%90i%E1%BB%83m+gi%E1%BB%91ng+nhau+gi%E1%BB
%AFa+%C4%91%E1%BB%99ng+v%E1%BA%ADt+ng%C3%A0nh+ch%C3%A2n+kh%E1%BB%9Bp+v
%E1%BB%9Bi+%C4%91%E1%BB%99ng+v%E1%BA%ADt+ng%C3%A0nh+giun+%C4%91%E1%BB%91t
%3A&oq=%C4%90i%E1%BB%83m+gi%E1%BB%91ng+nhau+gi%E1%BB%AFa+%C4%91%E1%BB
%99ng+v%E1%BA%ADt+ng%C3%A0nh+ch%C3%A2n+kh%E1%BB%9Bp+v%E1%BB%9Bi++
%C4%91%E1%BB%99ng+v%E1%BA%ADt+ng%C3%A0nh+giun+%C4%91%E1%BB%91t
%3A&aqs=chrome..69i57.739j0j9&client=ms-android-vsmart-rvo2&sourceid=chrome-
mobile&ie=UTF-8

7. Ngành chân khớp lớn lên bằng hình thức nào?


- Lớn lên qua các lần lột xác
- Nguồn: giáo trình trang 250

8. Relizin là gì? Có đặc điểm ra sao?


- Relizin là thể mềm
Nguồn: https://toc.123docz.net/document/971237-i-dac-diem-chung-cua-nganh-
chan-khop-arthropoda.htm

9. Vì sao khớp nối có tầng ngoài tiêu giảm và relizin chiếm tỉ lệ cao?
- Vì tầng ngoài chủ yếu là sclerotin nên cứng, còn relizin mềm dẻo hơn để
đảm bảo khớp động giữa các đốt, giúp cho động vật có thể di chuyển và thực
hiện các hoạt động sống của chúng một cách dễ dàng và linh hoạt.
Nguồn: giáo trình trang 250
10.Tơ nhện bền như thế nào?
- Tơ nhện vốn nổi tiếng là một loại vật liệu siêu bền - gấp 5 lần thép. Trong
đó, loại tơ nhện bền nhất thuộc về nhện cầu vàng (Golden Orb spider -
Nephila clavipes).
- Theo các tính toán, sợi tơ nhện của loài nhện này với độ dày bằng một cái
bút chì thông thường đã có thể chặn đứng một chiếc máy bay Boeing 747
ngay giữa không trung.
- Không chỉ vậy, tơ nhện còn có độ đàn hồi thuộc dạng khủng - có thể kéo
giãn gấp 2-4 chiều dài vốn có. Chính vì vậy, tơ nhện có rất nhiều ứng dụng
tuyệt vời: áo chống đạn, chỉ phẫu thuật, dây thừng...
Nguồn: https://soha.vn/kham-pha/lam-the-nao-de-rut-sach-to-ben-trong-mot-
con-nhen-20151202190313742.htm#:~:text=T%C6%A1%20nh%E1%BB%87n
%20v%E1%BB%91n%20n%E1%BB%95i%20ti%E1%BA%BFng%20l
%C3%A0%20m%E1%BB%99t%20lo%E1%BA%A1i,m%C3%A1y%20bay
%20Boeing%20747%20ngay%20gi%E1%BB%AFa%20kh%C3%B4ng
%20trung.

11. Tại sao nhện nhỏ nhưng có thể làm chết động vật lớn hơn nó, kể cả con
người cũng bị tổn thương ?
- - Vì nhện có tuyến độc, một số loài có nọc rất độc.
- Nguồn: giáo trình trang 264-266

12.Vì sao khi lạc trong rừng, người ta có thể dựa vào lưới nhện để xác định
phương hướng ?
- Vì nhện chăng lưới thường hướng theo chiều gió để con mồi sa vào bẫy nên người ta thường
nhờ lưới nhện xác định phương hướng.

13. Nguồn: https://www.google.com/search?q=V%C3%AC+sao+khi+l%E1%BA%A1c+trong+r


%E1%BB%ABng%2C+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+ta+c%C3%B3+th%E1%BB%83+d
%E1%BB%B1a+v%C3%A0o+l%C6%B0%E1%BB%9Bi+nh%E1%BB%87n+
%C4%91%E1%BB%83+x%C3%A1c+%C4%91%E1%BB%8Bnh+ph
%C6%B0%C6%A1ng+h%C6%B0%E1%BB%9Bng+%3F&client=ms-android-vsmart-
rvo2&sxsrf=APq-WBvaeL5rkSqMIlqHCtfLjpxmj0et-A
%3A1650986696462&ei=yA5oYvLxG76bseMPptCKsA4&oq=V%C3%AC+sao+khi+l
%E1%BA%A1c+trong+r%E1%BB%ABng%2C+ng%C6%B0%E1%BB%9Di+ta+c
%C3%B3+th%E1%BB%83+d%E1%BB%B1a+v%C3%A0o+l%C6%B0%E1%BB%9Bi+nh
%E1%BB%87n+%C4%91%E1%BB%83+x%C3%A1c+%C4%91%E1%BB%8Bnh+ph
%C6%B0%C6%A1ng+h%C6%B0%E1%BB%9Bng+
%3F&gs_lcp=ChNtb2JpbGUtZ3dzLXdpei1zZXJwEAM6BwgjELADECc6BwgAEEcQsAM6B
wgjEOoCECc6BwguEOoCECdKBAhBGABQkB1YkB1glSVoA3ABeACAAZABiAGQAZIBAz
AuMZgBAKABAaABArABD8gBCcABAQ&sclient=mobile-gws-wiz-serp
14. Ngành có móc có đặc điểm nào giống với ngành giun đốt và chân khớp?
- - Cơ thể phân đốt
- - Thể xoang hỗn hợp
- Nguồn: Giáo trình trang 246

15.Hãy nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp và ngành giun đốt?
- Cơ thể phân đốt, có thể xoang
- Hô hấp qua bè mặt cơ thể
Nguồn: giáo trình trang 215, 216 và 248 - 256

16.Ống malpighi có gì khác với các loại ống khác? Trong ngành chân khớp,
ống này có nhiệm vụ gì?
- Là một ống mù giống như sợi chỉ kéo dài mở ra ở biên giới của côn trùng và
môi (thước đo, rết), hai chân (yasuda), nhện, ở ranh giới giữa giữa và ruột,
chất thải trong khoang cơ thể (Chủ yếu là axit uric ) và được cho là có chức
năng tương tự như ống thận của động vật có xương sống. Nó phụ thuộc vào
loài, nhưng nó bao gồm từ 2 đến vài trăm mao mạch.
Nguồn: https://mimirbook.com/vi/7dd834cecd6
17.Vỏ tôm cua có thật sự tốt cho sức khỏe con người?
- PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và
thực phẩm, Đại học Bách Khoa) cho biết: “Tôm là loại thực phẩm giàu chất
dinh dưỡng và giàu canxi, tuy nhiên vỏ của tôm không hề giàu canxi như
những lời đồn thổi. Thực chất trong xương động vật mới có canxi, và nguồn
canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Còn vỏ tôm chỉ là chất
kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa
nhiều canxi, thậm chí chất này khi ăn vào còn khó tiêu hóa”, PGS Thịnh nói.
Nguồn: https://dantri.com.vn/suc-khoe/an-vo-tom-loi-hay-hai-
20171014124318965.htm
18.Sclerotin là gì? Có đặc điểm ra sao?
- Selerotin là thể cứng là những tế bào mô cứng riêng lẻ tương đối lớn có khi
phân nhánh.
Nguồn: giáo trình trang 249

19. Vì sao thiêu thân thích đâm đầu vô ánh sáng?


- Thực tế, thời gian thiêu thân có thể bay lượn và sống trên bờ rất ngắn, chỉ
khoảng vài giờ, đa phần vòng đời, chúng tồn tại ở dạng ấu trùng, sống dưới
nước, thời gian này có thể kéo dài từ 1-3 năm!
- Cho đến hiện tại, vẫn chưa có câu trả lời chính xác nhất dù rất nhiều giả thiết,
dự đoán đã được đưa ra. Cũng vì vậy, đây được coi là 1 trong những câu hỏi lớn
nhất đối với các nhà côn trùng học.
- Giả thiết về đôi mắt
- Giả thiết lớn nhất và được nhiều nhà khoa học công nhận nhất vẫn đến từ đôi
mắt của thiêu thân. Ông Saunders, giáo sư về côn trùng học tại Penn State, giải
thích: "Những con thiêu thân thường sử dụng mặt trăng để định hướng trong
suốt chuyến bay của mình vào đêm".
- Theo đó, mặt trăng được coi là vô cực quang học, tức là nguồn sáng đủ xa để
các tia sáng đến Trái Đất song song với nhau. Thực sự, đó là 1 phương pháp
điều hướng tuyệt vời bởi việc sử dụng ánh sáng từ mặt trăng làm gốc, chúng có
thể di chuyển theo 1 hướng nhất định.
- Nhưng "công nghệ" này của lại có 1 thiếu sót chết người. Đó là việc, các nguồn
ánh sáng nhân tạo, gần hơn, sáng hơn và thu hút hơn rất nhiều so với mặt
trăng. Khi điều đó xuất hiện, những con thiêu thân sẽ gặp "bối rối" rất nhiều.
- Những tia sáng đó đi vào 1 phần mắt của chúng, khiến cho hệ thống định hướng
gặp nhiễu loạn. Từ đó, những con thiêu thân bị mất đi định hướng ban đầu (từ
ánh sáng Mặt Trăng), bay theo hình xoắn ốc rồi dần dần đâm thẳng vào ngọn
lửa.
- Nguồn: http://congan.nghean.gov.vn/kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-
nghe/202001/vi-sao-con-thieu-than-thich-dam-dau-vao-anh-sang-
888740/

20.Vì sao khớp nối có tầng ngoài tiêu giảm và relizin chiếm tỉ lệ cao?
- Vì tầng ngoài chủ yếu là sclerotin nên cứng, còn relizin mềm dẻo hơn để
đảm bảo khớp động giữa các đốt, giúp cho động vật có thể di chuyển và thực
hiện các hoạt động sống của chúng một cách dễ dàng và linh hoạt.
Nguồn: giáo trình trang 250
21.Thể cận não là gì? Đặc điểm ra sao? Có tác dụng như thế nào?
- Thể cận não tiết ra tạo thành hoocmon ấu trùng - là một chất trong cơ thể
côn trùng tiết ra, có thể thúc đẩy côn trùng sinh trưởng, phát dục, hoặc thúc
đẩy côn trùng chín, tăng cường khả năng sinh sôi đời sau.
- Tác dụng là khiến cho côn trùng từ ấu trùng lột xác thành nhộng, nhộng lại
lột xác thành côn trùng trưởng thành có khả năng sinh sôi.
- Nguồn: https://hoidaptuvan.com/tai-sao-co-the-dung-hoocmon-con-trung-
de-diet-con-trung/

22. Mắt ở sâu bọ ngày hoạt động theo lối nhìn lốm đốm, vậy nếu có một vài ô
mắt bị tổn thương thì cơ chế này có sự thay đổi gì không?
- Một vài ô mắt bị tổn thương thì cơ chế này vẫn không có sự thay đổi gì đáng
kể, một vài ô mắt bị tổn thương lúc này màng lưới ô mắt thưa hơn, vẫn còn
lối nhìn lốm đốm nhưng ảnh của vật sẽ bị giảm độ rộng.
- Nguồn: giáo trình trang 253
23. Rết có ăn được không ?
- Rết được dùng như là một món ăn đặc sản vừa ngon vừa giúp tăng cường
sức khẻo. Từ rết có thể chế biến thành nhiều món như; Rết nướng
mọi, rết tẩm bột chiên xù, rết chiên giòn, gỏi rết,... Món ăn được nhiều người
ưa chuộng và ngon nhất hiện nay là món; Rết Nướng Mọi.
- http://thegioicontrung.info/?thamso=chitiet_tintuc&id=569#:~:text=R
%E1%BA%BFt%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20d%C3%B9ng
%20nh%C6%B0%20l%C3%A0,gi%C3%BAp%20t%C4%83ng%20c
%C6%B0%E1%BB%9Dng%20s%E1%BB%A9c%20kh%E1%BA
%BBo.&text=T%E1%BB%AB%20r%E1%BA%BFt%20c%C3%B3%20th
%E1%BB%83%20ch%E1%BA%BF,l%C3%A0%20m%C3%B3n%3B
%20R%E1%BA%BFt%20N%C6%B0%E1%BB%9Bng%20M%E1%BB
%8Di.

24.Vì sao có sự khác nhau khá lớn khi so sánh thời gian phản ứng (co cơ)
trước kích thích của các ngành, trong đó sâu bọ là nhanh nhất?
- Vì sâu bọ hoạt động của các khớp rất linh hoạt, đặc biệt là ở sâu bọ có cánh,
các gốc khớp đã dần hoàn chỉnh nên tốc độ phản ứng (co cơ) nhanh nhất.
Nguồn: giáo trình trang 295
25. Sự phát nhánh thần kinh khác với các ngành khác làm cho hệ thần kinh
của ngành chân khớp thay đổi như thế nào?
- Nhìn chung, so vói giun đốt, não có cấu trúc phức tạp hơn và các giác quan
đa dạng hơn (các loại mắt và cơ quan phát sáng, các loại cơ quan cảm giác
cơ học và háo học, cơ quan phát và nhận âm thanh…)
Nguồn: giáo trình trang 251
26. Chân khớp ở nước hô hấp qua cơ quan nào?
- Mang và mang sách.
- Ở côn trùng sống dưới nước thì ống khí chuyển thành hệ ống kín, không có
lỗ thở, khí vào qua một số vùng da được gọi là mang ống khí.
- Hô hấp qua bề mặt cơ thể chỉ thấy ở một số động vật chân khớp có cơ thể
bé, sống trên cạn và cả dưới nước

27. Vì sao thể màu chủ yếu là zooerythrin nhưng màu chủ yếu ở tôm cua sống
lại không phải là màu đỏ?
- Do môi trường nước có nhiều tảo lục và tảo lam
28. Tinh trùng của giáp xác có cấu tạo đặc biệt ra sao?
- Tinh trùng có cấu tạo đặc biệt. Quá trình thụ tinh thay đổi tuỳ loài. Một số
giáp xác có túi chứa tinh, con đực phóng tinh trùng trực tiếp vào cơ quan
sinh dục của con cái, một số khác qua bao tinh và dùng đôi chân bụng thứ
nhất và thứ hai của con đực đính bao tinh vào cạnh lỗ sinh dục của con cái.
Nguồn: giáo trình trang 276
29. Lớp vỏ cứng bên ngoài chân khớp có bao nhiêu tầng?
- Tầng mặt và tầng dưới
Nguồn: giáo trình trang 249
30. Các hoocmon tham gia vào quá trình lột xác ?
- Hoocmon lột xác (ecdysone), hoocmon hoạt hóa (hoocmon não), hoocmon
ấu trùng.
Nguồn: giáo trình trang 250 - 251
31. Phần phụ ở cơ thể phân đốt là gì?
- Là các cơ quan phụ như chân, chân hàm cũng phân đốt.
32. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm ?
- Nhờ có chất canxi đã tạo cho lớp vỏ kitin của tôm sông cứng cáp, làm nhiệm
vụ che chở và làm chỗ bám cho hệ cơ phát triển và có tác dụng như bộ
xương (còn gọi là bộ xương ngoài).
- Sắc tố có trong thành phần của vỏ kitin ở tôm giúp tôm có thể thay đổi máu
sắc bên ngoài cơ thể để phù hợp với màu của môi trường sống, và nhờ vậy
tôm có thể tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.
Nguồn:  Trang 76 - sgk Sinh học 7
33. Procuticun là gì?
- Là tầng dưới của lớp vỏ cứng bọc ngoài cơ thể chân khớp, thành phần chính
là kitin và protein.
Nguồn: giáo trình trang 249
34. Vì sao nhện nước có thể di chuyển trên nước?
- Chân của con nhện nước gồm các chất kị nước (không phân cực), phân tử
các chất này đẩy nước khiến cho chân của nhện nước không bị nước bao bọc
và tụt xuống dưới nước. Vì vậy chúng có thể di chuyển trên bề mặt nước mà
không làm vỡ bề mặt nước.
Nguồn: https://vovankienthuc.com/blog/vi-sao-nhen-co-the-di-chuyen-tren-be-
mat-nuoc.28#:~:text=m%E1%BA%B7t%20cho%20n%C6%B0%E1%BB
%9Bc.-,Ch%C3%A2n%20c%E1%BB%A7a%20con%20nh%E1%BB%87n
%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20g%E1%BB%93m%20c%C3%A1c%20ch
%E1%BA%A5t%20k%E1%BB%8B%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc,l
%C3%A0m%20v%E1%BB%A1%20b%E1%BB%81%20m%E1%BA%B7t
%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc.
35. Vì sao lại nói mắt kép là sản phẩm riêng của chân khớp?
- Vì đó là đặc điểm chỉ có ở chân khớp.
- Nguồn giáo trình trang 252.

36. Vai trò của Sam trong sinh thái


- Ngoài giá trị thiết thực trong nghiên cứu y học, con Sam còn đóng vai trò vô
cùng lớn trong việc cân bằng sinh thái. Phần vỏ giáp xác mịn và rộng là chất
nền hoàn hảo cho nhiều sinh vật khác sinh sống. Chúng di chuyển dưới đáy
đại dương và mang theo giun ống, rau diếp biển, bọt biển, hàu và cả trai.
Nguồn: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/sinh-vat-bien-co-mau-mau-xanh-
khien-ca-the-gioi-phai-mang-on-1548350.html
37. Trong việc chế tạo vắc-xin thì người ta thường dùng máu của Sam để
kiểm tra độ tinh khiết của vắc-xin. Do đâu mà máu của Sam có thể được
dùng để kiểm tra độ tinh khiết và người ta kiểm tra bằng cách nào?
- Theo CNN, các nhà khoa học phát hiện dòng máu xanh của loài sam (người
phương Tây gọi là cua móng ngựa) có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn độc
hại.
- Sinh vật có từ thời cổ đại này sống ở các vùng biển cạn, nơi có rất nhiều vi
khuẩn sinh sôi nảy nở. Sam không có hệ miễn dịch, nhưng có một cơ chế
phòng vệ đặc biệt để chống vi khuẩn. Khi đối mặt với vi khuẩn độc hại, tế
bào amip trong máu sam phát hiện và làm tê liệt chúng, không cho chúng lây
lan.
- Với mỗi con sam người ta chỉ khai thác 30% máu. Trong vòng 72 giờ sam
được đưa lại về biển và một tuần sau lượng máu của chúng sẽ phục hồi. Dù
vậy, tỷ lệ sam chết trong quá trình khai thác máu lên đến 10-30%.
- Máu sam cứu hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày
- Máu sam được đưa đến một số cơ sở chuyên biệt ở Mỹ và châu Á. Từ thập
niên 1970, ngành y tế đã sử dụng máu sam để kiểm tra các loại thuốc chích,
vác xin hay dụng cụ y tế để xác định xem chúng có bị nhiễm vi khuẩn gram
âm nguy hiểm hay không.
- Chỉ 45 phút tiếp xúc với chất LAL trong máu sam là đủ để phát hiện nội độc
tố từ vi khuẩn gram âm rất khó quan sát thấy. LAL nhạy đến mức có thể cô
lập mối đe dọa nhỏ như một hạt cát trong một bể bơi lớn. Cục Quản lý thực
phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) luôn yêu cầu thuốc chích và các dụng cụ y
tế tiếp xúc với cơ thể người bệnh phải qua kiểm tra bằng máu sam.
- Do đó, máu sam có tác dụng cứu sống hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày. Bác
sĩ John Dubczak thuộc Phòng thí nghiệm Charles River (Mỹ) cho biết công
nghệ phát hiện độc tố nhờ máu sam đang ngày càng trở nên nhạy và chính
xác hơn.
Nguồn: https://tuoitre.vn/mau-sam-dem-lai-su-song-643009.htm
38. Vì sao tơ của nhện có thể dính được sâu bọ?
- Đầu tiên, các chân được bao phủ bởi hàng trăm sợi lông nhỏ để giảm diện
tích bề mặt mà lưới có thể dính vào. Thứ hai, loài nhện sử dụng các kĩ thuật
di chuyển rất khéo léo khiến cho chỗ mạng bị mắc có thể trượt ra một cách
dễ dàng.
Nguồn: https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=134381&q=N%C3%AAu%20t
%E1%BA%ADp%20t%C3%ADnh%20c%E1%BB%A7a%20nh%E1%BB
%87n.%20T%E1%BA%A1i%20sao%20nh%E1%BB%87n%20l%E1%BA
%A1i%20kh%C3%B4ng%20b%E1%BB%8B%20d%C3%ADnh%20v
%C3%A0o%20l%C6%B0%E1%BB%9Bi%20c%E1%BB%A7a%20ch
%C3%ADnh%20m%C3%ACnh.
39. Vì sao cuốn chiếu được xếp vào phân lớp chân kép:
- Được gọi là lớp Chân kép vì các loài cuốn chiếu đều có hai cặp chân trong mỗi đốt, ngoại
trừ đốt đầu tiên nằm sau phần đầu không có chân). Hiện tượng này có nguyên do vì mỗi
"đoạn" của cuốn chiếu là do hai đốt nhập lại mà thành. Phần lớn các loài cuốn chiếu có cơ
thể gần như hình ống tuýp tròn, mặc dù một số loài có thân hình dẹp theo mặt bụng-lưng,
trong khi đó các loài cuốn chiếu thuộc siêu bộ Sâu đá (Oniscomorpha) có chiều dài rất ngắn
và khi cuộn tròn cơ thể thì trông như một quả bóng, giống như các loài mọt ẩm.
- Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%91n_chi%E1%BA%BFu
40. So sánh các đặc điểm cơ thể và sinh học của 3 lớp côn trùng, nhện và
giáp xác

Insecta (Côn trùng) Arachnida (Nhện) Crustacea (Giáp xác)


Đặc điểm Chí, rận, rệp, bọ Ve, mò, mạt, cái ghẻ, bò
Tôm, cua, thủy tao (Cyclops).
chét, ruồi muỗi. cạp.
Chia làm 3 phần: Chia làm 2 phần: đầu - Phân đốt đa dạng, thường có 2
Cơ thể
đầu, ngực và bụng. ngực và bụng. phần: đầu - ngực và bụng.
Đầu 1 đôi râu. Không có râu. 2 đôi râu.
Trưởng thành có 4 đôi
Số lượng chân thay đổi, thường
Chân 3 đôi chân. chân, ấu trùng có 3 đôi
có 5 đôi chân.
chân.
Bụng Có nhiều đốt.
Có hoặc không
Cánh Không có cánh. Không có cánh.
cánh.
Thở Bằng ống khí. Bằng ống khí hoặc phổi Bằng mang.
Vai trò Gây bệnh hoặc trung Gây bệnh hoặc trung gian Ký chủ trung gian của nhiều loài
trong y học gian truyền bệnh. truyền bệnh. giun, sán của người và đông vật.
- Nguồn: https://www.phacdochuabenh.com/ky-sinh-trung/31.php

41. Bộ nào trong lớp giáp xác có đời sống hoàn toàn trên cạn:
- (Isopoda) là nhóm duy nhất có đại diện là thành viên trên cạn thực sự. Trong nhóm này có
thể kể đến rận cây, mọt gỗ, hay rệp tròn. Những sinh vật nhỏ này có thể được tìm thấy ở
dưới các khúc cây đổ, dưới các tảng đá và những nơi ẩm thấp khác. Khi bị làm phiền chúng
thường cuộn người lại vào bên trong bộ xương ngoài (lớp vỏ kitin).
- Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_v%E1%BA%ADt_gi
%C3%A1p_x%C3%A1c

42. Có loài nào kí sinh trên nhện hay không?


- Các nhà khoa học phát hiện loài giun ký sinh mới sống trong miệng của nhện
tarantula và chậm rãi khiến chúng mất mạng. Theo nghiên cứu công bố trên tạp
chí Parasitology hôm 17/1, loài giun này được đặt tên là Tarantobelus
jeffdanielsi.
- Ban đầu, giun xuất hiện dưới dạng mảng trắng xung quanh miệng của nhện. Sau
khi nhiễm giun, nhện sẽ mất kiểm soát các phần phụ vốn dùng để điều khiển
răng nanh, sau đó bỏ ăn. Chúng cũng có thể bộc lộ những hành vi kỳ lạ khác, ví
dụ như đi nhón chân.
- Nhện nhiễm bệnh sẽ chậm rãi bỏ mạng. "Có thể mất hàng tháng vì tarantula
không phải ăn quá thường xuyên. Tuy nhiên, nếu nhiễm loại giun này, chúng sẽ
chết đói", đồng tác giả nghiên cứu Adler Dillman, nhà ký sinh học tại Đại học
California, Riverside (UCR), cho biết.
- Dillman cùng đồng nghiệp lần đầu chú ý đến loài giun "sát thủ" vào năm 2018,
khi một người gây giống nhện tarantula báo cáo có nhiều trường hợp chết bất
thường trong đàn của mình. Tất cả những con này đều có một thứ màu trắng kỳ
lạ xung quanh miệng. Dillman nhanh chóng nhận ra đây không phải chất do
nhện tiết ra mà là một khối giun ký sinh gọi là giun tròn
- Nguồn: https://vnexpress.net/loai-giun-ky-sinh-ep-nhen-tarantula-chet-
doi-4420917.html#:~:text=C%C3%A1c%20nh%C3%A0%20khoa
%20h%E1%BB%8Dc%20ph%C3%A1t,xung%20quanh%20mi
%E1%BB%87ng%20c%E1%BB%A7a%20nh%E1%BB%87n.

43.Nọc độc của bò cạp có gì?


- Tất cả các loại bọ cạp đều có chứa độc tố thần kinh là chlorotoxin - có thể
gây tê liệt khi bị chích. Thời gian bị liệt phụ thuộc vào liều lượng chất
chlorotoxin được tiêm vào cơ thể. Ngoài ra, trong nọc độc bọ cạp còn chứa
một lượng nhỏ protein, kali và natri.
Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-
quat/chan-doan-va-dieu-tri-bo-cap-can/?
link_type=related_posts#:~:text=1.2%20N%E1%BB%8Dc
%20%C4%91%E1%BB%99c%20c%E1%BB%A7a%20b%E1%BB%8D%20c
%E1%BA%A1p&text=%C4%90%E1%BB%93ng%20th%E1%BB%9Di%2C
%20t%E1%BA%A5t%20c%E1%BA%A3%20c%C3%A1c,nh%E1%BB%8F
%20protein%2C%20kali%20v%C3%A0%20natri.
44.Tại sao tôm, cua khi nấu chín lên lại có màu đỏ?
- Đó là do trong vỏ cứng của cua có các loại sắc tố, trong đó có màu đỏ tôm.
Do màu đỏ tôm trộn lẫn với các sắc tố khác nên bình thường không thể hiện
rõ sắc đỏ tươi vốn có của nó. Nhưng sau khi luộc chín, các sắc tố khác bị
phá huỷ và phân giải dưới nhiệt độ cao, khi chúng biến mất thì màu đỏ sẽ
hiện ra.
Nguồn: https://gicungbiet.net/tai-sao-khi-tom-chin-lai-co-mau-do/#:~:text=Tuy
%20nhi%C3%AAn%20khi%20lu%E1%BB%99c%20ch%C3%ADn,
%C4%91%E1%BA%B7c%20tr%C6%B0ng%20c%E1%BB%A7a%20c
%C3%A1%20h%E1%BB%93i).
45.Ống Malpighi của ngành chân khớp trông như thế nào?
- Đó là một ống mù giống như sợi chỉ kéo dài mở ra ở biên giới của côn trùng
và môi (thước đo, rết), hai chân (yasuda), nhện, ở ranh giới giữa giữa và
ruột, chất thải trong khoang cơ thể (Chủ yếu là axit uric ).
Nguồn: https://mimirbook.com/vi/7dd834cecd6
46. Ví dụ về các loài chân khớp có cơ quan phát sáng?
- Đom đóm, ruồi ăn nấm (fungi gnat), bọ Bổ củi,…

47. Có thể sử dụng chân khớp làm chiến tranh hay không? Chiến tranh đó
mang tên là gì? Ví dụ trong lịch sử:
- Động vật chân đốt vừa có khả năng gây bệnh vừa có khả năng vận chuyển
và truyền mầm bệnh (tác nhân sinh học) cho người. Ví dụ về khả năng gây
bệnh của động vật chân đốt: một số loài động vật chân đốt khi hút máu
truyền độc tố gây đau, dị ứng, mẩn ngứa (vết loét do mò đốt) hoặc có thể
gây choáng, tê liệt nhiễm độc và chết (bọ cạp, rết độc). Khả năng gây bệnh
của động vật chân đốt cho người rất hạn chế nhưng khả năng vận chuyển và
truyền tác nhân sinh học cho người thì vô cùng to lớn và nguy hiểm .
-
- Một số loài động vật chân đốt chỉ nhiễm mầm bệnh một lần mà có khả năng
truyền mầm bệnh qua nhiều thế hệ sau.
-
- Người ta có thể tạo ra các loài động vật chân đốt lạ có khả năng vận chuyển
và truyền các tác nhân sinh học đã được gây biến đổi gen, kháng thuốc và rất
nguy hiểm.
-
- Người ta cũng có thể tạo ra các loài động vật chân đốt có khả năng chịu
đựng, dung nạp và kháng các hoá chất diệt.
-
- Trong chiến tranh sinh học, kẻ địch có thể dùng động vật chân đốt như là
một vật mang, vận chuyển hay truyền những tác nhân sinh học, gây ra
những vụ dịch lớn, nhằm tiêu diệt đối phương.
-
- Động vật chân đốt có thể vận chuyển và truyền rất nhiều loại mầm bệnh (tác
nhân sinh học) cho người và động vật:
-
- Mầm bệnh là kí sinh trùng: ruồi Glossina truyền Trypanosoma gây bệnh
Chagas (bệnh ngủ), muỗi cát (Phlebotomus) truyền Leishmania gây bệnh
Kala-aza (bệnh sốt đen).
-
- Mầm bệnh là vi khuẩn: ruồi nhà, nhặng, gián truyền bệnh tả, lị, thương hàn,
lao, bọ chét truyền bệnh dịch hạch (Yersinia pestis).
-
- Mầm bệnh là virut: muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết (Dengue), viêm não B
Nhật Bản. Ve truyền bệnh viêm não ve, bệnh sốt Colorado.
-
- Mầm bệnh là Rickettsia: mò truyền bệnh sốt mò, ve truyền bệnh sốt Q, chấy
rận truyền bệnh sốt phát ban.
-
- Chính vì động vật chân đốt có khả năng truyền được nhiều mầm bệnh nguy
hiểm như vậy nên nó có vai trò rất quan trọng trong khủng bố sinh học.
Thực tiễn cho thấy kẻ thù đã sử dụng nhiều loài động vật chân khớp mang
những mầm bệnh nguy hiểm tấn công vào đối phương.
-
- Ví dụ: sử dụng vai trò truyền bệnh của bọ chét mang mầm bệnh Y.pestis
như:
-
- Thời kỳ năm 1346 - 1347, quân đội Tác Ta đã phản công thủy quân Thiên
Chúa Giáo bằng cách sử dụng súng phóng đá, bắn xác những người Tác Ta
chết vì bệnh dịch hạch vào quân Genoe. Dịch hạch bùng phát và quân đội
Genoe đã phải rút quân về.
-
- Các hoạt động quân sự của Pháp ở Ai Cập vào năm 1798 đã gặp phải trở
ngại lớn vì bệnh dịch hạch và đã hủy bỏ cuộc tấn công vào Alexandria.
-
- Trong chiến tranh thế giới thứ II, quân đội Nhật Bản đã thành lập đơn vị
chuyên nghiên cứu vũ khí sinh học (đơn vị 731). Sau những nghiên cứu tạo
ra loài bọ chét (Pulex irritans) có sức đề kháng cao, có tính chọn lọc vật chủ
là người và lây truyền vi khuẩn dịch hạch vào quần thể chuột tại địa phương.
Tháng 10/1941, Nhật Bản đã thả xuống Chanteh (Trung Quốc) nhiều hàng
hoá hỗn tạp như lúa mì, lúa, đồ bông, len… Kết quả sau 2 tuần đã có nhiều
người dân ở đây bị chết vì dịch hạch.
-
- Những năm tiếp theo, Mĩ và Liên Xô (cũ) đã phát triển kĩ thuật phân tán vi
khuẩn dịch hạch trực tiếp vào không khí mà không phụ thuộc vào bọ chét.
-
- Năm 1970, Tổ chức Y tế thế giới thông báo, nếu tung 50 kg Yersinia pestis
vào không khí một thành phố 5 triệu dân, thì có khoảng 150.000 người mắc
bệnh dịch hạch thể phổi và sẽ có khoảng 36.000 trường hợp tử vong.
- Nguồn: https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/ky-sinh-trung/
dai-cuong-dong-vat-chan-dot

48.Chân khớp có thể “cảm nhận âm thanh” bằng cách nào?


- Trong số rất nhiều loài côn trùng, thính giác chỉ tồn tại ở một số ít:
Orthoptera (dế, châu chấu, katydids), Homoptera (ve sầu), Heteroptera (bọ),
Lepidoptera (bướm và bướm đêm), và Diptera (ruồi). Trong Orthoptera, tai
đã có mặt và khả năng cảm nhận âm thanh đã được hình thành. Tai của
katydid và dế được tìm thấy ở những chân đi bộ đầu tiên. Ve sầu được ghi
nhận về cường độ âm thanh do một số loài tạo ra và sự phát triển phức tạp
của đôi tai, nằm ở đoạn đầu tiên của bụng. Các waterboatman, một loài dị
dưỡng, là một loài côn trùng thủy sinh nhỏ có tai ở đoạn đầu tiên của ngực.
Bướm đêm có đôi tai đơn giản nằm ở một số loài nhất định ở phần sau của
ngực và ở những loài khác trên đoạn đầu tiên của bụng. Trong số các
Diptera, chỉ có loài muỗi được biết là sở hữu đôi tai; chúng nằm trên đầu
như một phần của râu.

49. Vì sao máu của sam lại màu xanh mà không phải đỏ?
- Nó liên quan đến hợp kim của đồng trong máu sam. Sam (king-crab) sử
dụng phân tử hợp kim đồng( copper-based molecule) gọi là hemocyanin để
vận chuyển oxy. Tự nhiên, đồng sẽ biến máu sam thành màu xanh nước
biển.
50. Tại sao nhện (hay bọ ngựa) lại có tập tính ăn thịt con đực sau khi giao
phối?
- Bọ ngựa đực trở thành con mồi của bọ ngựa cái cũng là một điều bình
thường. Việc ăn thịt bạn tình này sẽ giúp cho con cái có được nhiều protein
hơn, lượng protein này hấp thụ vào có thể của chúng rất thấp, thay vào đó,
nó được chuyển sang trứng mà con đực vừa mới thụ tinh. Nói cách khác,
hành vi ăn thịt bạn tình này sẽ giúp cho những con bọ ngựa con nhận được
chất dinh dưỡng chính từ người cha xấu số của mình.
Nguồn: https://genk.vn/sau-khi-bo-ngua-giao-phoi-tai-sao-bo-ngua-cai-lai-luon-
tim-cach-de-an-thit-con-duc-20211012160558677.chn#:~:text=Do
%20%C4%91%C3%B3%2C%20b%E1%BB%8D%20ng%E1%BB%B1a
%20%C4%91%E1%BB%B1c,%C4%91%E1%BB%B1c%20v%E1%BB%ABa
%20m%E1%BB%9Bi%20th%E1%BB%A5%20tinh.
51. Nhện cái luôn lớn hơn nhện đực có ý nghĩa gì?
- Trước đây cho rằng sự mắn đẻ của con cái là động lực chính để tạo ra sự
khác biệt giữa 2 giống.
- Nhà nữ sinh vật học Guadalupe Corcobad, Hội đồng nghiên cứu quốc gia
Tây Ban Nha cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu tập tính của loài nhện
trong ống thổi gió phòng thí nghiệm. Bà cho biết: “Trong các loài mà bắc
cầu là cách đi lại chủ yếu những con đực càng nhỏ là những “thợ bắc cầu”
càng giỏi và nhờ vậy càng có cơ hội được ân ái nhiều. Chúng luôn luôn
thắng trong cuộc thi đua để được các nàng kén chọn. Thu nhỏ kích thước lại,
đó chính là áp lực của sự chọn lọc tự nhiên”.
Nguồn: https://khoahoc.tv/vi-sao-nhen-cai-to-con-hon-nhen-duc-34363
52. Tại sao một số chân khớp (như sâu bọ) lại bị thu hút bởi ánh sáng khi về
đêm?
- Côn trùng nói chung luôn định hướng di chuyển bằng cách quan sát các
nguồn sáng tự nhiên như Mặt Trời hay Mặt Trăng và giữ chúng ở một góc
không đổi. Khi các ánh sáng nhân tạo (như bóng đèn) được bật lên các côn
trùng cũng cố gắng giữa một góc không đổi với các ánh sáng này để bay
theo.
Nguồn: https://docbao.vn/hoi-dap/tai-sao-sau-bo-bi-thu-hut-boi-anh-den-
tintuc681792
53. Tại sao Linguatula serrata (thuộc lớp năm giác) không có chân mà lại
thuộc ngành chân khớp?
- Vì Linguatula serrata thuộc lớp hình nhện và là những động vật chân đốt nhỏ
bị thoái hóa nên vẫn được xếp vào ngành chân khớp.
54. Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói
chung?
 Cơ thể được chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng.
- Đầu có 1 đôi râu.
- Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
Nguồn: trang 88 SGK Sinh học 7
55. Trình bày các phần phụ và chức năng của Tôm ?
Cơ thể tôm gồm hai phần: đầu – ngực và bụng.
- Phần đầu – ngực gồm:
+ Mắt kép và hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.
+ Các đôi chân hàm: Giữ và xử lí mồi.
+ Các đôi chân ngực: Bắt mồi và bò.
- Phần bụng gồm:
+ Các đôi chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
+ Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy.
Nguồn: https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-7/trinh-bay-cac-phan-phu-va-chuc-
nang-cua-tom-faq144127.html
56. Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: tập tính và môi
trường sống?
Chân khớp đa dạng về môi trường sống và về tập tính là nhờ thích nghi rất cao
và lâu dài với điều kiện sống thể hiện ở:
- Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: ở nước là
chân bơi, ở cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới.
- Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn lỏng, thức ăn rắn ... khác
nhau.
- Đặc điểm thần kinh (đặc biệt não phát triển) và các giác quan phát triển là cơ
sở để hoàn thiện các tập tính phong phú ở sâu bọ.
Nguồn: https://lib24.vn/sinh-hoc-lop-7/lop-sau-bo-bai-29-dac-diem-chung-va-
vai-tro-cua-nganh-chan-khop
57.Vì sao tôm phải lột xác nhiều lần trong đời sống cá thể? Vai trò của lớp
giáp xác trong thực tiễn?
 Tôm phải lột xác nhiều lần trong đời sống cá thể vì: Vỏ bằng kitin ngấm can
xi khả năng đàn hồi rất kém. Vì thế tôm chỉ lớn đến một giới hạn nhất định
rồi xảy ra hiện tượng lột xác. Tôm lột xác nhiều lần trong vòng đời nhất là
giai đoạn âú trùng.
 Vai trò:
- Làm thực phẩm cho con người: tôm, cua, ghẹ,…
- Làm thức ăn cho động vật khác: rận nước,chân kiếm,.....
- Có giá trị suất khẩu: tôm, cua, cáy, ghẹ,...
- Làm đồ trang trí: vỏ tôm hùm,....
- Tạo nên sự cân bằng về môi trường sinh thái: rận nước, cua,....
- Có hại cho giao thông đường biển: sun,....
- Truyền bệnh giun sán: mọt ẩm,...
- Kí sinh gây hại cá: chân kiếm,....

58.Đặc điểm chung của ngành chân khớp?


- Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.
- Các chân phân đốt khớp động.
- Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể.
Nguồn: https://loigiaihay.com/ly-thuyet-dac-diem-chung-va-vai-tro-cua-nganh-
chan-khop-c66a17794.html#:~:text=I%20%2D%20%C4%90%E1%BA%B6C
%20%C4%90I%E1%BB%82M%20CHUNG&text=%2D%20C%C3%B3%20b
%E1%BB%99%20x%C6%B0%C6%A1ng%20ngo%C3%A0i%20b%E1%BA
%B1ng,m%C3%A0%20t%C4%83ng%20tr%C6%B0%E1%BB%9Fng%20c
%C6%A1%20th%E1%BB%83.

59.Để đem lại lợi ích kinh tế nhanh có thể sử dụng chất gì làm tôm mau lột
xác:
- 1- Chất dinh dưỡng
- Dinh dưỡng là yếu tố hàng đầu trong cách làm tôm lột xác nhanh; dinh
dưỡng thúc đẩy sự tăng trưởng về thể trạng. Nếu tôm thiếu dinh dưỡng chậm
lớn, lớp vỏ không đầy nứt, làm cho tôm khó lột xác.
-
- Bà con cần chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm gồm; thức ăn tự
nhiên, thức ăn công nghiệp cám viên, thức ăn tự chế, nên cho ăn hàm lượng
protein đạm từ 32-45%. CÁCH BỔ SUNG THỨC ĂN CHO TÔM
-
- Ngoài ra bà con cũng cần phải biết cách điều chỉnh định lượng thức ăn cho
tôm từng giai đoạn phát triển mới có thể mang lại sự hiệu quả tối đa nhất. Bà
con xem cách cho tôm ăn theo từng giai đoạn
-
- 2- Khoáng chất
- Khoáng rất cần thiết cho nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là tôm, vì tôm có lớp
vỏ cần sự hỗ trợ các chất khoáng như Ca, Mg…đây là khoáng chất giúp vỏ
tôm chắc khỏe bảo vệ cơ thể.
-
- Trong nuôi tôm công nghiệp với mật độ dày đặc thì khi lột xác; thông
thường lột xác đồng loạt làm cho lượng khoáng trong môi trường nước giảm
đột ngột, khoáng không đủ, lớp vỏ lâu hình thành và cứng chắc lại, rất dễ bị
dịch bệnh tấn công.
-
- Cách làm tôm lột xác nhanh bà con có thể xem thêm cách bổ sung khoáng
và nhận biết tôm thiếu khoáng hay không. Mời bà con xem bài viết này
NHẬN BIẾT TÔM THIẾU KHOÁNG
-
- 3- Môi trường
- - Hàm lượng ôxy hòa tan:
-
- Bà con cần phải duy trì oxy hòa tan từ 4-6mg/l trong giai đoạn tôm lột xác,
trời âm u, lúc về đêm. Cần tăng cường chạy quạt nước, hệ thống oxy đáy
phải đảm bảo.
-
- - Độ mặn:
-
- Độ mặn cho tôm thích hợp để phát triển là từ 10-25‰. Bà con không nên để
độ mặn quá cao hoặc quá thấp.
-
- Nếu độ mặn cao trên 25‰ thì lớp vỏ tôm dày và độ cứng cao khó lột xác.
Ngước lại nếu độ mặn thấp, hàm lượng khoáng thấp ảnh hưởng đến sự phát
triển lớp vỏ. Chính vì vậy bà con nên để độ mặn ổn định không quá cao hoặc
quá thấp.
-
- - pH
-
- pH cho tôm phát triển tốt nên duy trì từ 7.5 – 8.0 , đến giai đoạn tôm lột xác
độ pH cần duy trì ở mức 7.0 – 8.5
-
- Nếu độ pH tăng cao sẽ làm cho khí độc NH3 tồn đọng trong ao, ảnh hưởng
đến môi trường tôm sống, nếu pH thấp thì khí độc H2S sẽ tăng mạnh làm
cho tôm chết.

- - Độ kiềm:
- Độ kiềm là khả năng trung hòa axit của nước trong ao thể hiện tổng số các
ion có tính bazo trong như bicarbonat và hydroxit.
-
- ** Tôm thẻ chân trắng thích hợp độ kiềm 120-180mg/l
-
- ** Tôm sú thích hợp độ kiềm từ 80-120mg/l
-
- 4- Ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh
- Phòng chống dịch bệnh từ xa
-
- Luôn xử lý môi trường nước, hạn chế vi khuẩn phát triển tấn công tôm. Đặc
biệt tôm lột xác, vì giai đoạn này vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể
tôm.
-
- Thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý nước, tao nguồn thức
ăn dinh dưỡng tự nhiên, luôn theo dõi sát tôm nuôi mỗi ngày.
-
- Qua thông tin chia sẻ trên bà con có thể hiểu được cách làm tôm lột xác
nhanh, đều, phát triển mạnh về kích thước, trọng lượng tôm, nhanh chóng
đạt được tôm size lớn.
- Nguồn: http://aquamina.com.vn/vn/blog-chia-se/cach-lam-tom-lot-xac-
nhanh/

60. Tìm điểm khác nhau về cấu tạo của nhện và tôm
*Tôm sông;
Phần đầu - ngực
- Các chân hàm
- 2 đôi râu
- 5 đôi chân bò
Phần Bụng
- 5 đôi chân bụng
- Tấm lái
* Nhện:
Phần đầu - ngực
- Đôi kìm; Đôi chân xúc giác; 4 đôi chân bò
Phần bụng
- Đôi khe thở;1 lỗ sinh dục; Các núm tuyến tơ
- Nguồn giáo trình phần lớp hình nhện và lớp giáp xác.
61. Vỏ tôm, đầu và đuôi tôm sử dụng làm gì?
- Vỏ tôm, đuôi, và đầu tôm nếu biết chế biến lại là một loại “gia vị”  tạo hương vị
thơm ngon cho món ăn ví như làm nước sốt hải sản, súp và nước dùng. Cách
chế biến từ vỏ tôm lại vô cùng đơn giản và nhanh chóng.
-  
- Vỏ, đầu, đuôi tôm sau khi bóc rửa thật nhanh dưới vòi nước lạnh, sau cho cho
vào nồi, thêm nước lạnh vừa đủ ngập mặt vỏ tôm. Nếu muốn tăng thêm hương
vị bạn có thể cho thêm tiêu hạt, lá thơm, hoặc một vài nhánh mùi tây.
-  
- Đun sôi nhỏ lửa khoảng 15 phút, đến khi nước dùng có màu vàng nhạt của tôm
tiết ra. Lọc bỏ vỏ tôm. Vậy là bạn đã có nước cốt tôm để dùng nấu súp, canh,
hay nước sốt hải sản đậm đà.
- Nếu chưa dùng ngay, bạn có thể xào sơ vỏ tôm, để nguội và cấp đông. Khi nào
cần đến thì chỉ cần đem ra rã đông và dùng như bình thường.
- Nguồn: https://songmoi.vn/tan-dung-vo-tom-de-nau-an-43525.html

62. Công dụng của xác ve sầu:


- Xác ve sầu có vị mặn, ngọt, không mùi, tính lạnh có tác dụng thanh nhiệt, tán
phong, chống viêm, tiêu thũng, thúc sỏi.
- Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/6-tac-dung-tri-benh-cua-xac-ve-sau-
169100514.htm#:~:text=Theo%20%C4%90%C3%B4ng%20y%2C%20x
%C3%A1c%20ve,v%E1%BB%9Bi%20r%C6%B0%E1%BB%A3u%20ho
%E1%BA%B7c%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20%E1%BA%A5m.

63.Xác định vết chích bọ cạp:


- Vết chích của bò cạp có thể sưng to hoặc không. Tuy nhiên, bất cứ vết chích nào
của bò cạp cũng đều gây đau nhói hoặc cảm giác bỏng rát khi bị chích, sau đó là
cảm giác như kim châm và tê. Vùng bị chích thường ở phần dưới cơ thể, nhưng
cũng có thể ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể
- Nguồn: https://www.wikihow.vn/X%E1%BB%AD-l%C3%BD-v%E1%BA%BFt-ch
%C3%ADch-c%E1%BB%A7a-b%C3%B2-c%E1%BA%A1p#:~:text=T
%C3%ACm%20v%E1%BB%8B%20tr%C3%AD%20v%E1%BA%BFt%20th
%C6%B0%C6%A1ng,v%E1%BB%B1c%20n%C3%A0o%20tr%C3%AAn%20c
%C6%A1%20th%E1%BB%83.

64.Phòng chống động vật chân đốt:

- Phòng chống động vật chân đốt truyền bệnh trên quy mô rộng lớn nhưng có trọng
tâm trọng điểm. Hầu hết các bệnh kí sinh trùng do động vật chân đốt truyền là
bệnh xã hội, phổ biến, nhiều người mắc, dễ lây lan. Bệnh do động vật chân đốt
truyền có nhiều, không thể đồng loạt phòng chống mà phải chọn những bệnh    nào
đó có hại nhiều đến sức khoẻ, sức sản xuất của từng vùng, cân nhắc khả  năng
khống chế được bệnh với điều kiện vật chất kĩ thuật có thể có được. Ví dụ: muỗi
truyền bệnh sốt rét ở Tây Nguyên, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ở thành phố,
nơi đông người… Nhiều bệnh kí sinh trùng do động vật chân đốt truyền  khác có thể
sẽ giảm dần trên cơ sở đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ngày càng được nâng cao.
- Phải có kế hoạch phòng chống động vật chân đốt trong thời gian lâu dài, liên tục,
dựa vào kế hoạch hành chính của chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, vì các
bệnh do động vật chân đốt truyền thường kéo dài, tái nhiễm liên tiếp.

- Phòng chống động vật chân đốt truyền bệnh phải là công tác của quần chúng, xã
hội hoá công việc phòng chống, lôi cuốn cộng đồng tự giác tham gia. Vì mức độ phổ
biến của bệnh do động vật chân đốt truyền liên quan đến hàng triệu người nên mọi
người phải hiểu biết về bệnh để tự giác tham gia. Người làm công tác chuyên môn
phải biết tuyên truyền giáo dục, vận động, giúp cho mọi người dân hiểu biết, tự
nguyện phòng chống. Nhiệm vụ của ngành Y tế là phải tham mưu cho chính quyền
thấy rõ được tác hại của các loài động vật chân đốt truyền bệnh bằng những số liệu
thuyết phục, đề xuất được những kế hoạch cụ thể, hiệu lực trong việc phòng chống.

- Kết hợp nhiều biện pháp với nhau, từ thô sơ đến hiện đại, kết hợp các biện pháp cơ
- lí - hóa - sinh học để phòng chống động vật chân đốt truyền bệnh. 

- Lồng ghép việc phòng chống động vật chân đốt truyền bệnh với các hoạt động/các
chương trình, các dịch vụ y tế, sức khoẻ khác. Kết hợp phòng chống động vật chân
đốt truyền bệnh với việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, nhất là ở tuyến cơ sở.

- Biện pháp chung:


- Biện pháp cơ học - lí học: phá bỏ những ổ động vật chân đốt, thay đổi môi trường
làm mất nơi trú ẩn hoặc nơi sinh đẻ của chúng. Đối với động vật chân đốt trưởng
thành có thể bắt, đập, bẫy, quạt, hun khói, xua đuổi cách li không cho tiếp xúc với
người... biện pháp này đơn giản dễ làm, nhưng muốn đạt hiệu quả cao mọi người
để phải tham gia, tốn nhiều công sức.

- Biện pháp hoá học: dùng các hoá chất có hiệu lực để diệt động vật chân đốt khi
chúng tiếp xúc hoặc ăn phải các hoá chất đó. Cần lựa chọn hoá chất, lựa chọn cách
thức sử dụng, không tạo điều kiện để động vật chân đốt kháng thuốc, không gây ô
nhiễm môi trường.

- Biện pháp sinh học: sử dụng kẻ thù tự nhiên của động vật chân đốt để diệt chúng,
hoặc làm giảm mật độ động vật chân đốt gây hại. Ví dụ: dùng kiến để diệt rệp, cá
ăn bọ gậy... hoặc dùng phương pháp tiệt sinh: sử dụng những kĩ thuật làm giảm
sức sinh sản của động vật chân đốt hay làm biến đổi cấu trúc di truyền của động
vật chân đốt. Phương pháp này có thể diệt được động vật chân đốt mà không gây
độc cho người và môi trường.

- Biện pháp cụ thể:


- Do có nhiều loại động vật chân đốt truyền bệnh khác nhau nên không thể cùng một
lúc tiến hành phòng chống mọi loại động vật chân đốt. Phải căn cứ theo yêu cầu,
khả năng thực hiện để xây dựng kế hoạch phòng chống động vật chân đốt có trọng
tâm trọng điểm. Với từng loại động vật chân đốt, căn cứ theo sinh thái mà áp dụng
các biện pháp khác nhau để phòng chống một cách toàn diện. Có ba phương pháp
chính: 

- Phương pháp cơ học - lí học:

- Bắt và diệt các côn trùng trung gian truyền bệnh, cải tạo môi trường làm phá vỡ,
hạn chế điều kiện phát triển, bất lợi cho loài động vật chân đốt truyền bệnh,
phương pháp này không gây ô nhiễm môi trường.

- Phá bỏ những ổ động vật chân đốt, thay đổi môi trường làm mất nơi ẩn, nơi sinh đẻ
của chúng, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phá nơi sinh sản cư trú của
động vật chân đốt.

- Đối với động vật chân đốt trưởng thành có thể bắt, đập, bẫy, hun khói, xua đuổi
cách li không cho tiếp xúc với người... biện pháp này đơn giản dễ làm, nhưng muốn
đạt hiệu quả cao mọi người đều phải tham gia, tốn nhiều công sức.

- Phương pháp  hoá học:

- Nguyên lí của biện pháp này là dùng các hoá chất độc để diệt động vật chân đốt khi
chúng tiếp xúc hoặc ăn phải hoá chất, hoặc dùng những chất có mùi đặc biệt làm
cho côn trùng sợ không dám tấn công vào vật chủ.

- Cần lựa chọn hoá chất, lựa chọn cách sử dụng, không tạo điều kiện để động

- Vol 30; ĐS/2005       Vol 30; ĐS/2005

- vật chân đốt kháng thuốc, không gây ô nhiễm môi trường. Phương pháp này có tác
dụng nhanh, trên phạm vi rộng. Thường sử dụng các nhóm thuốc sau: 
- Nhóm thuốc xua: dùng những hoá chất có mùi đặc biệt để xoa lên những chỗ da
hở, hoặc tẩm vào màn, lưới, quần áo... làm cho côn trùng sợ phải bỏ đi.

- Có nhiều thuốc xua côn trùng có tác dụng tốt như tinh dầu xả, DEP (diethyl phtalat),
DMP (dimethyl phtalat)...

- Nhóm thuốc diệt: nhóm này bao gồm nhiều hoá chất:

- Nhóm hoá chất vô cơ: xanh Paris, acetoarseniat đồng... Các hoá chất này thường
được thả xuống nước để diệt ấu trùng động vật chân đốt trong nước.

- Nhóm hoá chất clo hữu cơ: dichlorodiphenyltrichloroetan (DDT) hoặc


hexachlorocychlohexan (HCH, 666) methoxychlor... Các hoá chất này được sử dụng
từ lâu, diệt côn trùng nhanh, tồn lưu lâu nhưng có nhược điểm gây độc cho người
và động vật, làm ô nhiễm môi trường.

- Nhóm lân hữu cơ: malathion, fenthion, dichlorodivynilphosphat (DDVP)… Các chất
này có tác dụng diệt động vật chân đốt nhanh nên thường được sử dụng khi cần
dập tắt nhanh các ổ dịch. Thuốc tồn lưu ngắn (thường từ 15 ngày tới 3 tháng), rất
độc đối với người và động vật nên khi sử dụng cần đề phòng nhiễm độc.

- Nhóm carbamat: những chất kháng enzym cholinesterase thường dùng để diệt bọ
gậy tồn lưu lâu nhưng giá thành đắt nên ít được sử dụng.

- Nhóm pyrethroid: pyrethrin tự nhiên là những chất chiết xuất từ hoa cây thuộc họ
cúc, chi Chrysanthenum. Pyrethrinoid tổng hợp: permethrin, deltamethrin,
lamdacyhalothrin (ICON), trebon... Các hoá chất thuộc nhóm này có tác dụng   tốt
diệt động vật chân đốt, ít độc với người, hệ số an toàn cao, ít gây ô nhiễm   môi
trường.

- Cách sử dụng hoá chất: tùy theo đặc tính lí, hoá và độ an toàn mà các hoá chất kể
trên có thể được sử dụng dưới các dạng: phun tồn lưu, phun dưới dạng sương mù,
dạng khói, tẩm màn hoặc quần áo. Dùng hoá chất dưới dạng nào cũng phải đảm
bảo yêu cầu diệt được động vật chân đốt nhưng không gây độc cho người, động
vật, không làm ô nhiễm môi trường. Để tránh hiện tượng động vật chân đốt kháng
hóa chất cần sử dụng chúng đúng mục đích, đúng kĩ thuật không để dư thừa và có
kiểm soát, cần thường xuyên theo dõi mức độ kháng để kịp thời thay đổi hoá chất
hoặc phối hợp các biện pháp. Cách tăng liều hoá chất, rất ít sử dụng vì gây độc cho
người và động vật.

- Phương pháp sinh học: 

- Sử dụng kẻ thù tự nhiên của động vật chân đốt để diệt chúng, hoặc làm giảm mật
độ động vật chân đốt gây hại. Ví dụ: dùng kiến để diệt rệp, dùng cá để ăn bọ gậy
muỗi, ấu trùng muỗi Toxorhychites  hoặc Culex ăn ấu trùng muỗi khác..., hoặc dùng
một số loại virut, vi khuẩn, nấm để diệt muỗi hoặc bọ gậy muỗi.

- Phương pháp tiệt sinh: là phương pháp sử dụng những kĩ thuật làm giảm sức sinh
sản của côn trùng gây hại hay làm biến đổi cấu trúc di truyền của động vật chân
đốt. Có thể vô sinh con đực (bằng hoá chất hoặc tia X, γ hay β, vô sinh bằng
phương pháp lai ghép tạo con lai F1 vô sinh) rồi thả vào thiên nhiên, những côn
trùng đực vô sinh này có khả năng giao phối cạnh tranh với quần thể ngoài tự nhiên
để sinh ra thế hệ lai không có khả năng sinh sản hoặc mất khả năng truyền bệnh.
Phương pháp này có thể diệt được một loài động vật chân đốt, không gây độc cho
người, không gây ô nhiễm môi trường, nhưng cần thời gian dài và thực hiện ở một
khu biệt lập để động vật chân đốt ở khu vực xung quanh không di chuyển tới.

- Nguồn: https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/ky-sinh-
trung/dai-cuong-dong-vat-chan-dot
65.Trình bày đặc điểm cấu tạo cơ thể nhện? Chức năng của từng bộ phận?
Đặc điểm cấu tạo:
- Cơ thể gồm 2 phần:
+ Đầu ngực:
Đôi kìm có tuyến độc→ bắt mồi và tự vệ
Đôi chân xúc giác phủ đầy lông→Cảm giác về khứu giác
4 đôi chân bò→ Di chuyển chăng lưới
+ Bụng:
Đôi khe thở→ hô hấp
Một lỗ sinh dục→ sinh sản
Các núm tuyến tơ→ Sinh ra tơ nhện.
Nguồn: https://selfomy.com/hoidap/283957/n%C3%AAu-%C4%91%E1%BA
%B7c-%C4%91i%E1%BB%83m-c%E1%BA%A5u-t%E1%BA%A1o-v
%C3%A0-ch%E1%BB%A9c-n%C4%83ng-c%E1%BB%A7a-nh%E1%BB
%87n
66.Hãy cho biết sự phát triển của phôi cua sau khi thụ tinh:
- Trứng phôi được cua mẹ ôm và ấp cho đến lúc nở thành ấu trùng zoea.

Trứng mới đẻ ra có màu vàng tươi bắt đầu quá trình phân cắt để phát triển. Cua
cái ôm trứng thường ở vùng biển gần bờ, có độ mặn và nhiệt độ nước tương đối
ổn định. Độ mặn của nước biến ở các tỉnh phía Nam nước ta về mùa mưa
thường dao động từ 26 – 30%o, nhiệt độ nước trung bình 27°c, dao động từ 25
– 29°C. Những thí nghiệm của chúng tôi giữ cua ôm trứng trong nước biển có độ
mặn từ 24 -28‰ và nhiệt độ từ 25 – 30°C, phôi phát triển bình thường và sau
11 – 13 ngày thì ấu trùng nở.

Theo sự phát triển của phôi, màu sắc trứng phôi từ màu vàng chuyển sang màu
xám và về sau chuyến thành màu đen và sau một thời gian ngắn thì ấu trùng
nở.

Sự phân cắt và phôi vị hóa đều xảy ra trong 5 ngày đầu, khi trứng ngả sang màu
xám thì bắt đầu xuất hiện mầm chân và mắt. Lúc đầu mắt có dạng mảnh dài
màu sáng, đối xứng hai bên, sau đó to dần và màu cũng đậm lên, xung quanh
xuất hiện các đốm hình sao và cuối cùng hình thành đôi mắt kép màu đen và
hình bầu dục. Tim bắt đầu hoạt động, dưới kính hiển vi có thể quan sát thấy
nhịp đập yếu và thưa, về sau nhịp đập mạnh và tăng số lần đập trên một đơn vị
thời gian, vỏ đầu ngực, chân hàm phát triển, đốt bụng hình thành, các cơ bắt
đầu co bóp. Ấu trùng phá màng vỏ chui ra ngoài bước vào thời kỳ ấu trùng zoea.
Gặp điều kiện thuận lợi cua ấp trứng tốt, phôi phát triển đồng đều thì ấu trùng
nở ra đồng loạt, thường từ 3 – 6 giờ thì ấu trùng nở xong.

Sau khi giải phóng hết ấu trùng, cua cái thường dùng các chân bò nâng yếm lên
gẩy bỏ những vỏ trứng, trứng hỏng đi và đóng yếm lại.

Ấu trùng zoea nở ra là bơi được ngay và hướng quanh mạnh. Ấu trùng gồm hai
phần : phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực gần như tròn có một gai
lưng, một gai trán và hai gai bên, một đôi mắt kép màu đen, 2 đôi anten I và II,
đôi hàm dưới lớn, 2 đôi hàm nhỏ và 2 đôi chân hàm. Phần bụng dài nhỏ có 6 – 7
đốt, đốt đuôi chẻ làm hai. Ấu trùng zoea sống phù du, hoạt động nhờ châm hàm
và sự co giãn phần bụng, ăn các loại tảo đơn bào, luân trùng, ấu trùng không
đốt Artemia. Nhiệt độ nước trong khoảng 26 – 30°C (trung bình 28°C), độ mặn
26 – 31‰ (trung bình 30‰), sau 16 – 18 ngày ấu trùng zoea trải qua 5 lần lột
xác để thành ấu trùng Megalops.

Ấu trùng Megalops có đôi mắt kép to, có 5 đôi chân ngực, đôi thứ nhất to phát
triển thành càng, 4 đôi sau biến thành các chân bò. Phần bụng dài và hẹp, có 7
đốt, đuôi không chẻ đôi, có 4 đôi chân bụng dạng mái chèo để bơi lội, đôi thứ 5
nhỏ liền với đuôi nên gọi là chân đuôi.

Megalops bơi lội nhanh nhẹn, có thể bò trên nền đáy hoặc bám vào các vật thể
khác trong nước. Megalops bắt mồi tích cực, ăn ấu trùng Artemia, các loại thức
ăn chế biến : thịt, cá, nghêu xay nhuyễn, v.v… Trong điều kiện thí nghiệm, nhiệt
độ nước từ 25 – 30°C (trung bình 28°C) độ mặn 20 – 25‰ sau 8 – 10 ngày
megalops lột xác biến thành cua bột 1.

Cua bột vừa lột xác từ Megalops có vỏ mềm, nằm ở đáy, sau 1 – 2 giờ vỏ cứng
và cua bắt đầu bò và bơi lội trong nước. Cua bột mới lột xác từ Megalops có
chiều rộng mai từ 2,5 mm đến 3,0 mm. Năm đôi chân ngực phân ra : đôi I :
càng, 3 đôi II, III, IV : chân bò, đôi V : chân bơi. Các phần phụ đầu ngực phát
triển đầy đủ, bụng thu nhỏ lại và gập vào phần ngực (yếm cua). Mặt lưng của
cua có màu trắng phớt vàng, có một số sắc tố màu hồng ở càng, một số sắc tô
nâu trên mai. Mặt bụng cua trắng nhạt. Nhìn chung cua bột “trong suốt”. Cua
bột bò trên đáy, bám vào các giá thể trong nước, ẩn trong các vật nằm ở đáy,
thỉnh thoảng cua cũng bơi. Cuộc bột tìm mồi tích cực. Cua dùng càng bắt các
mẫu thức ăn nằm ở đáy. Cua bột có thể tha mẩu thức ăn bằng nó. Trong thí
nghiệm, cua thích ăn thịt cá, tôm, nghêu xay, lòng đỏ trứng v.v… Cua ăn tạp,
thức ăn gồm thực vật thủy sinh, mảnh vụn, động vật nhỏ, râu ngành thân mềm
v.v. Cua bột 3 ngày tuổi lột xác lần thứ nhất và chiều rộng mai đạt được 5mm,
dài 3,5mm. Về sau thời gian giữa hai lần lột xác dài hơn. Sau 15 ngày cua con
đạt chiều rộng mai 12mm, sau 1 tháng cua con có chiều rộng mai 20mm đến
25mm, đạt tiêu chuẩn cua giống. Cua giống có cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh, phân
biệt được cua đực, cua cái, có sức sống cao : bò nhanh, đào hang, bơi lội nhanh,
kiếm ăn tích cực, khả năng tự vệ tăng lên.
- Nguồn:
https://www.camau.gov.vn/wps/portal/trangchitiet/!ut/p/z1/pZLJbsIwEIafhUOOq
SchCxxDVCFKSSmQAr5EE-MsBZwSHFR4-pqoqorUBtRaPnismX--
WQglC0IFHvIUZV4I3Ch7SZ3IHg8H_Z4PAXQB4HnUfjECbwj3EyDzJgfHcQm9JR4uj
ge9idlrA_SfzL_Ef1e6Lb7BgTbLP1xLoDqYv-
521COUFULyd0kWDLdYbfK4xPKoQW0VyT6XXANZokhZVqlXhttNhUKkWc4Fq9TXO
iswK9j6KLMKpQarpOTy6LQtdXFPlqoW91cW1yJTQgn1ZwrpM-sXg4-
jM8O0Zpj9g0ElmPujaDwgS-
NsiH3UyBTV3pjyOzthfGWYlu5aTqxbBjf1bsxRdxnrGB3EOLESJXoeGW1qer10P4ztc
quuzfVtG4bh4vSYBIF9CPT1xGu1PgBC-4d0/

67. Nọc độc bọ cạp có tác dụng gì?


- Nọc độc bọ cạp có thể giúp trị viêm khớp, phục hồi viêm sưng mà không gây
hại cho mô. Thậm chí, nọc độc bọ cạp còn giúp giảm tác dụng phụ của một số
loại thuốc đang dùng hiện tại. Những phát hiện mới cho phép các nhà khoa học
kỳ vọng một ngày nào đó nọc độc bọ cạp sẽ được dùng để trị viêm khớp.
- Nguồn: https://thanhnien.vn/noc-doc-bo-cap-co-the-tri-viem-khop-ma-khong-
gay-doc-cho-co-the-post934074.html

68.Trình bày cấu tạo trong của Châu Chấu


 Hệ tiêu hóa
- Lỗ miệng -> hầu -> diều -> dạ dày -> ruột tịt -> ruột sau -> trực tràng -> hậu
môn
 Hệ tuần hoàn
- Tim hình ống
- Tuần hoàn hở
 Hệ hô hấp
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí gắn với các đôi lỗ thở
 Hệ bài tiết
- Nhờ ống bài tiết ( Manphighi)
 Hệ thần kinh
- Dạng chuỗi hạch, hạch não phát triển
Nguồn: https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-7/trinh-bay-cau-tao-trong-cua-
chau-chau-faq405005.html
69. Nêu đặc điểm chung nổi bật nhất của lớp sâu bọ?
- Có thể sâu bọ có 3 phần: Đầu, ngực, bụng.
- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí
Nguồn: https://loigiaihay.com/thao-luan-va-chon-lay-cac-dac-diem-chung-noi-
bat-cua-lop-sau-bo-bang-cach-danh-dau-vao-o-trong-tuong-ung-
c66a32493.html#:~:text=...-,%2D%20S%C3%A2u%20b%E1%BB%8D%20c
%C3%B3%20%C4%91%E1%BB%A7%205%20gi%C3%A1c%20quan%3A
%20X%C3%BAc%20gi%C3%A1c%2C,ch%C3%A2n%20v
%C3%A0%202%20%C4%91%C3%B4i%20c%C3%A1nh.
70. Động vật sâu bọ rất phong phú vậy chúng có cấu tạo điển hình như thế
nào?
- Cơ thể lớp sâu bọ được chia thành 3 phần: đầu, ngực và bụng
- Phần đầu của chúng có một đôi râu, phần ngực có 3 chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí
- Cơ thể đã có sự phát triển hoàn chỉnh, gồm 5 giác quan: xúc giác, khứu giác,
vị giác, thị giác và thính giác.
- Thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm
bằng kitin
Nguồn: https://hoidapvietjack.com/q/939693/dong-vat-lop-sau-bo-rat-phong-
phu-vay-chung-co-cau-tao-gi-dien-hinh
71. Ở các vùng nông thôn có những biện pháp chống sâu bọ có hại nào an
toàn đến môi trường?
- Dùng bẫy đèn để bắt các loại sâu rầy hại mùa màng; nuôi ong mắt đô để diệt
sâu đục thân; trồng hoa trong ruộng lúa để hạn chế sâu hại do có các loài
ong.
72. Kể tên đại diện cái loài đại diện thuộc lớp giáp xác? Nêu vai trò của lớp
giác xác?
+ Đại diện của lớp giáp xác: tôm, cua, mọt ẩm, rận nước, chân kiếm ...
+ Vai trò của lớp giáp xác
* Có ích:
- Làm thức ăn cho cá: rận nước …
- Là nguồn cung cấp thực phẩm: tôm, cua …
- Là nguồn lợi xuất khẩu: tôm hùm, cua bể, ghẹ …
- Làm nguyên liệu sản xuất mắm: tôm, tép …
* Có hại
- Có hại cho giao thông đường thủy: con sun …
- Có hại cho nghề cá: chân kiếm kí sinh …
- Truyền bệnh giun sán: 1 số giáp xác nhỏ.
73. Kể tên một số loài thuộc lớp hình nhện? Nêu tập tính thích nghi với lối
sống của chúng?
- Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ để đi
chuyến và trói mồi.
- Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ). Sau
khi trói được con mồi, nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biến
đổi phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống
(còn gọi là tiêu hóa ngoài).
Nguồn: https://hoc24.vn/cau-hoi/ke-ten-cac-tap-tinh-cua-nhengiup-minh-
nha.3512929138034
74. Nêu vai trò của lớp hình nhện?
- Làm trang sức, thực phẩm cho con người: bọ cạp
- Gây bệnh ghẻ ở người,gây ngứa và sinh mụn ghẻ: cái ghẻ
- Kí sinh ở gia súc để hút máu: ve bò
75. Kể tên một số loài nhện có nọc độc gây chết người?
- Nhện túi vàng, nhện nâu, nhện lưng đỏ, nhện góa phụ đen, nhện lang thang
Brazil
76. Nêu các hình thức di chuyển của tôm
- Tôm có thể di chuyển theo 2 cách. Tôm dùng các chân ngực bò trên đáy bùn
cát. Tôm còn có thể bơi giật lùi
Nguồn: bài 22, SGK Sinh học 7
77. Cách định hướng và phát hiện mồi của tôm nhờ vào bộ phận nào?
- 2 đôi mắt và 2 đôi râu
- Nguồn: https://hoidap247.com/cau-hoi/417960

78.Loài giáp xác có kích thước lớn là loài nào?


- Cua nhện, cua đồng, tôm ở nhờ
Nguồn: https://hoc247.net/cau-hoi-loai-giap-xac-co-kich-thuoc-lon-la-loai-
nao-qid119255.html

79. Loài giáp xác nào sống cộng sinh với hải quỳ?
- Tôm ở nhờ
- Nguồn: https://cunghocvui.com/de-thi-kiem-tra/cau-hoi/zg61xjx9-loai-giap-
xac-nao-song-cong-sinh-voi-hai-quy.html
80. Mắt của châu chấu là loại mắt nào? Đơn hay kép?
- Mắt kép và mắt đơn
- https://vi.wiktionary.org/wiki/ch%C3%A2u_ch%E1%BA%A5u#Ti
%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87t

81. Số loài sâu bọ được các nhà khoa học phát hiện ra hiện nay là bao nhiêu?
- Hơn 1 triệu loài
Nguồn: giáo trình trang 292
82. Loài sâu bọ sống ở nơi thiếu ánh sáng là loại nào?
- Muỗi
- Nguồn: https://hoidapvietjack.com/q/191318/loai-sau-bo-nao-duoi-day-
thuong-song-o-nhung-noi-thieu-anh-s
83. Sự phát triển và tăng trưởng của chuồn chuồn qua đâu?
- Biến thái không hoàn toàn
- https://sachgiaibaitap.com/sach_giai/giai-sinh-hoc-lop-11-bai-37-sinh-
truong-va-phat-trien-o-dong-vat/#gsc.tab=0

84. Những loài giáp xác nào dưới đây có hại cho động vật và con người?
- Sun và chân kiếm ký sinh
- Nguồn: https://khoahoc.vietjack.com/question/367719/nhung-loai-giap-xac-
nao-duoi-day-co-hai-cho-dong-vat-va-con-nguoi
85. Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của
châu chấu là do đâu?
- Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng
- Giải thích: Hệ hô hấp có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên
thành bụng, phân nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.
- Nguồn: https://cunghocvui.com/de-thi-kiem-tra/cau-hoi/302lqodg-hoat-
dong-cung-cap-oxi-va-thuc-an-cho-cac-te-bao-va-cac-co-quan-cua-chau-
chau-la-do-dau.html
86. Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát
triển?
- Hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển vì hệ
tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống
khí đảm nhiệm.
Nguồn: https://vungoi.vn/cau-hoi-21264#:~:text=d%C6%B0%E1%BB%A1ng
%20c%C6%A1%20th%E1%BB%83.-,H%E1%BB%87%20tu%E1%BA%A7n
%20ho%C3%A0n%20%E1%BB%9F%20s%C3%A2u%20b%E1%BB%8D
%20l%E1%BA%A1i%20%C4%91%C6%A1n%20gi%E1%BA%A3n
%20%C4%91i,th%E1%BB%91ng%20%E1%BB%91ng%20kh%C3%AD
%20%C4%91%E1%BA%A3m%20nhi%E1%BB%87m.
87.Số loài giáp xác được các nhà khoa học phát hiện ra hiện nay là bao
nhiêu?
- Gồm khoảng 20000 loài, sắp xếp trong 6 lớp
Nguồn: giáo trình trang 278
88.Số loài bộ hình nhện được các nhà khoa học phát hiện ra hiện nay là bao
nhiêu?
- 40000 loài
Nguồn: giáo trình trang 260
89. Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân để bò?
- Nhện nhà có 4 đôi chân bò
- Nguồn: https://khoahoc.vietjack.com/question/367775/nhen-nha-co-bao-
nhieu-doi-chan-bo

90.Chân khớp nào có đời sống xã hội?


- Kiến và ong mật
- Nguồn: https://hoc24.vn/cau-hoi/nhung-loai-chan-khop-co-tap-tinh-du-tru-
thuc-an.4288711966685
91. Kể tên một số loài chân khớp mang lại giá trị thực phẩm cho con người?
- Tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh, tôm biển,…
- Nguồn: https://baohongkong.com/p/1-co-the-tom-nhen-chau-chau-gom-
may-phan-ke-ten-va-neu-chuc-nang-cac-phan-phu-tren-moi-phan-2-cac-
loai-giun-san-ki-sinh-gay-benh-gi-cho-con-nguoi-v-nam-2022.p378746.html
92. Quá trình lột xác được điều khiển bằng cơ chế gì?
- Cơ chế thần kinh – hoocmon
Nguồn: giáo trình trang 251
93.Nêu ngắn gọn cấu tạo mắt kép?
- Mắt kép (Compound eyes) gồm hàng triệu thế bào thị giác, tương đương với
hàng triệu thấu kính có kích thước hiển vi. Mỗi thấu kính này tiếp nhận một
hình ảnh giống hệt nhau, điều đó có nghĩa là nếu bạn đứng trước một con
ruồi, thì trong mắt nó, hình ảnh của khuôn mặt bạn sẽ được nhân lên hàng
nghìn lần để hiển thị trên cũng ngần ấy thấu kính tí hon.
Nguồn: https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-7/cau-tao-va-chuc-nang-cua-mat-
kep-faq193616.html

94. Cơ của động vật chân khớp là loại cơ nào? Đặc điểm nổi bật ra sao?
- Cơ của chân khớp là cơ vân điển hình. So với cơ trơn (cơ của động vật
không xương sống khác) cơ vân phản ứng nhanh hơn.
95. Nêu đặc điểm của thể xoang?
- Thể xoang điển hình chỉ còn lại một phần quanh hệ sinh dục và hệ bài tiết,
phần còn lại của tế bào thành thể xoang chuyển thành mô liên kết.
Nguồn: giáo trình trang 254
96. Máu của động vật chân khớp có chứa sắc tố gì?
- Chứa huyết sắc tố hemoglobin (màu đỏ) hoặc hemocyanin (màu xanh) tùy
nhóm.
Nguồn: Giáo trình trang 254
97. Phần chủ yếu của hệ tuần hoàn chân khớp là?
- Phần chủ yếu của hệ tuần hoàn chân khớp là một mạch chạy dọc dưới sống
lưng gọi là “tim” với các đôi lỗ tim ở hai bên.
Nguồn: Giáo trình trang 254
98. Các loại cơ quan hô hấp của ngành chân khớp là?
- Gồm: mang, mang sách, phổi sách, ống khí, hô hấp qua bề mặt cơ thể.
Nguồn: giáo trình trang 254, 255
99. Con nào trong lớp chân khớp hô hấp bằng mang sách?
- Sam, so
- Nguồn giáo trình 260.

100. Nêu đặc điểm cơ quan hô hấp bằng mang?


- Các nhánh ở gốc phần phụ, thường nằm trong khoang mang, chỉ gặp ở giáp
xác, một số sống trên cạn (mọt ẩm, cua dừa…) có thành khoang mang biến
thành diện tích trao đổi khí, còn bản than mang bị tiêu giảm.
Nguồn: giáo trình trang 254
101. Nêu đặc điểm cơ quan hô hấp bằng phổi sách?
- Phổi mà trong khoang có các tấm xếp chồng lên nhau như những trang sách,
gặp ở một số hình nhện.
Nguồn: giáo trình trang 255
102. Nêu đặc điểm cơ quan hô hấp bằng bề mặt cơ thể?
- Diện tích bề mặt lớn.
- Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng.
- Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
Nguồn: giáo trình trang 255
103. Hai nhóm cơ quan bài tiết của lớp chân khớp là?
Hai nhóm cơ quan bài tiết có nguồn gốc khác nhau:
- Dạng biến đổi của hậu đơn thận, chỉ còn giữ lại ở một số đốt: tuyến hàm
hàm hoặc tuyến râu ở giáp xác; thận môi hoặc thận hàm ở nhiều chân; tuyến
háng ở một số hình nhện và đuôi kiếm…
- Ống Malpighi ở sâu bọ, nhiều chân.
Nguồn: giáo trình trang 256
104. Nêu đặc điểm cơ quan bài tiết có gốc là hậu đơn thận?
- Gồm một ống mở vào trong cơ thể xoang bằng phễu tiêm mao để đưa các
chất bài tiết lỏng ra ngoài.
105. Nêu các đặc điểm phát triển của chân khớp?
 Nhìn tổng quát, có thể sắp xếp các đặc điểm của chân khớp thành một vài
nhóm:
- Các đặc điểm kế thừa (cơ thể phân đốt) hoặc biến đổi từ các cơ quan của tổ
tiên chung với giun đốt (phần phụ biến đổi từ chi bên; mang sách, phổi sách
biến đổi từ chi bụng; tuyến râu, tyến hàm từ hậu đơn thận)
- Các đăc điểm mới xuất hiện gắn với sự xuất hiện của bộ xương ngoài: hệ
tuần hoàn hở, cơ dạng chum, phát triển qua lột xác.
- Các đặc điểm mới xuất hiện ở các nhóm chuyển lên sống cạn: hệ ống khí,
ống Malpighi, phát triển tầng cuticun mặt chống thoát nước.
Nguồn: giáo trình trang 256
106. Nêu đặc điểm tuyến sinh dục của ngành chân khớp?
- Tuyến sinh dục là phần thu hẹp của thể xoang. Sản phẩm sinh dục đổ trực
tiếp vào các ống dẫn có lẽ là ống dẫn thể xoang. Noãn trung hoàng. Trứng
phân cắt bề mặt. Phôi vị hình thành theo kiểu lõm hoặc di nhập. Lá phôi
giưa hình thành từ nguyên bào thân (phôi bào 4d).
Nguồn: giáo trình trang 256
107. Các nhà khoa học hiện đã biết đến bao nhiêu loài lớp trùng ba thùy?
Chúng tuyệt chủng cách đây bao nhiêu năm?
- Khoảng 4000 loài và chúng tuyệt chủng cách đây khoảng 275 triệu năm
Nguồn: giáo trình trang 257
108. Nêu Đặc điểm phát triển của trùng ba thùy?
- Trùng ba thùy phát triển qua biến thái: từ ấu trùng protaspis (chưa phân đốt)
đến ấu trùng meraspis (đã xuất hiện rảnh phân chia đầu và đuôi) rồi ới lột
xác để cho trưởng thành.
Nguồn: giáo trình trang 258
109. Nêu đặc điểm cơ thể của trùng ba thùy?
- Cơ thể trùng ba thùy còn rõ phân đốt đồng hình. Từ trước ra sau cơ thể có
phần đầu, phần thân và phần đuôi. Đầu có tấm đầu trùm phía lưng, trên có
một đôi mắt kép và một số mắt đơn. Mặt bụng của đầu có 1 đôi anten và 4
đôi chân hàm xếp quanh lỗ miệng. Thân có nhiều, có thể tới 44 đốt, khớp
động giúp cuộn tròn về phía bụng. Mỗi đốt có một đôi chân có cấu tạo ít sai
khác với chân hàm. Gốc của mỗi chân có tấm nghiền.
Nguồn: giáo trình trang 258
110. Mắt kép của trùng ba thùy có khoảng bao nhiêu ô đôi mắt?
- 15-15000 ô
Nguồn: giáo trình trang 258
111. Đặc điểm thân của trùng ba thùy theo chiều ngang là?
- Theo chiều ngang thân được chia làm 3 thùy: thùy giữa (rachis) và 2 thùy
bên (glabella).
Nguồn: giáo trình trang 258
112. Nêu cấu tạo cơ thể ngành có kìm?
- Cơ thể đặc trưng bằng phần đầu ngực (prosoma) có 7 đốt với 6 đôi phần
phụ. Phần bụng (opisthosoma) vốn có 12 đốt chia thành 2 phần: bụng trước
(mesosoma) à bụng sau (metasoma). Tận cùng là đốt cuối (telson). Số đốt có
thể tiêu giảm dần từ sau ra trước.
Nguồn: giáo trình trang 258
113. Phần bụng của ngành có kìm bao nhiêu đốt? Nêu cấu tạo và đặc điểm?
- Phần bụng của ngành có kìm vốn có 12 đốt chia thành 2 phần: bụng trước có
6 đốt thường giữ các phần phụ duới dạng biến đổi và bụng sau có 6 đốt mất
phần phụ.
Nguồn: giáo trình trang 258
114. Lớp giáp cổ thường sống ở đâu? Hô hấp bằng gì? Có bao nhiêu bộ kể
tên?
- Lớp giáp cổ sống ở biển, thở bằng mang. Có 2 bộ: giáp lớn và đuôi kiếm.
Nguồn: giáo trình trang 259
115. Loại giáp lớn hiện nay được biết đến bao nhiêu loài hóa thạch?
- Khoảng 200 loài hóa thạch
Nguồn: giáo trình trang 259
116. Kể tên 2 loài đuôi kiếm được biết ở Việt Nam?
- Sam và So
- Nguồn giáo trình trang 260.
117. So có ăn được không?
- So biển không ăn được
- CON SO BIỂN (Carcinoscorpius rotundicauda) có bề ngoài rất giống với sam
nhưng nhỏ hơn, toàn thân màu xanh nâu đậm, loài vật này chứa độc tố
tetrodotoxin là một loại độc tố thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp,
ngưng thở và chết rất nhanh, hiện nay chưa có thuốc giải.
- Độc tố của So biển là Tetrodotoxin (như độc tính của độc tố ở cá nóc), tan trong
nước, không bị nhiệt phá huỷ (nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại).
Chất độc có thể bị phân huỷ trong môi trường kiềm hay acid mạnh.
- Nguồn: https://bvndtp.org.vn/ngo-doc-so-bien/

118. Quá trình động dục và giao phối của cua:


- Trước lúc lột xác giao phối khoảng 2 – 10 ngày cua đực và cua cái sẽ ghép đôi
với nhau. Cua đực (thường to lớn hơn cua cái) dùng các chân bò và càng ôm
chặt lấy cua cái trên mặt lưng. Nó mang con cái đi quanh suốt có khi kéo dài 3 –
4 ngày hoặc hơn nữa. Đến khi con cái sắp lột vỏ để giao phối con đực mới rời
con cái ra và ở cạnh; con cái vừa lột xác xong, con đực liền ôm con cái áp sát
mặt bụng vào nhau và gỡ yếm con cái ra để giao phối. Thời gian giao phối có
thể kéo dài từ 5 giờ đến cả ngày. Sau đó con đực buông cua cái ra, nhưng vẫn
đi cạnh để bảo vệ cua cái. Sau khi giao phối, túi tinh được giữ ở bộ phận nhận
tinh của cua cái trong thời gian dài để thụ tinh cho trứng của cua cái. Trong mùa
sinh sản một cua cái có thể đẻ trứng từ 1 – 3 lần và được thụ tinh nhờ tinh trùng
nhận được vào đầu mùa sinh sản. Thí nghiệm của chúng tôi cho thấy cua gạch
bắt về nuôi trong bể xi măng (không có cua đực) từ tháng 7 đến tháng 10 đã đẻ
trứng 3 lần và trứng các lần đẻ đều phát triển thành ấu trùng.
- Nguồn:
https://www.camau.gov.vn/wps/portal/trangchitiet/!ut/p/z1/pZLJbsIwEIafhUOOq
SchCxxDVCFKSSmQAr5EE-MsBZwSHFR4-pqoqorUBtRaPnismX--
WQglC0IFHvIUZV4I3Ch7SZ3IHg8H_Z4PAXQB4HnUfjECbwj3EyDzJgfHcQm9JR4uj
ge9idlrA_SfzL_Ef1e6Lb7BgTbLP1xLoDqYv-
521COUFULyd0kWDLdYbfK4xPKoQW0VyT6XXANZokhZVqlXhttNhUKkWc4Fq9TXO
iswK9j6KLMKpQarpOTy6LQtdXFPlqoW91cW1yJTQgn1ZwrpM-sXg4-
jM8O0Zpj9g0ElmPujaDwgS-
NsiH3UyBTV3pjyOzthfGWYlu5aTqxbBjf1bsxRdxnrGB3EOLESJXoeGW1qer10P4ztc
quuzfVtG4bh4vSYBIF9CPT1xGu1PgBC-4d0/

119. Đuôi kiếm thường sống ở đâu? Nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là?
- Đuôi kiếm thường sống ở vùng biển nông, độ sâu 4-10m, có thể vào sâu
vùng cửa sông. Thức ăn của đuôi kiếm là trai ốc, giun đốt, động vât không
xương sống ở đáy và tảo.
Nguồn: giáo trình trang 260
120. Tại sao người Việt Nam ta lại có câu "YÊU NHAU NHƯ VỢ CHỒNG
SAM"?
- Theo đặc tính luôn đi theo cặp, bám chặt không rời nhau của sam biển,
người xưa đã lấy đó làm hình tượng nói lên câu thành ngữ về tình nghĩa vợ
chồng thủy chung, sắt son.
Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-dan-gian-co-cau-dinh-nhu-
sam/20191004100925053
121. Đuôi kiếm di chuyển như thế nào?
- Đuôi kiếm bơi ngửa. Chân mang vừa là cơ quan hô hấp vừa là cơ quan bơi.
Gai đuôi khỏe, đầu ngọn gai tựa vào cát khi di chuyển.
Nguồn: giáo trình trang 259
122. Nêu đặc điểm về cách sinh sản của sam?
- Sam đực và sam cái di chuyển cùng nhau lên bãi biển để sinh sản. Sam đực
dùng kẹp ở chân bám vào bụng của sam cái. Sam cái có trách nhiệm đào hố
và đẻ trứng, mỗi hốc khoảng 200-1.000 trứng. Sam đực tưới tinh dịch vào
trong hốc để thụ tinh trứng.
Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/vi-sao-dan-gian-co-cau-dinh-nhu-
sam/20191004100925053
123. Nêu đặc điểm và chức năng của phần đầu ngực của đuôi kiếm?
- Đầu ngực mang 6 đôi phần phụ: đôi kìm ngắn và 5 đôi chân dài, trừ đôi
cuối, còn lại cũng tận cùng bằng kìm.
Nguồn: giáo trình trang 259
124. Cơ quan hô hấp của các nhóm hình nhện là? Liệt kê.
- Các nhóm hình nhện cổ hô hấp bằng phổi sách: bọ cạp (4 đôi), đuôi roi,
nhện bốn phổi (2 đôi). Chân dài, bọ cạp giả, một số bét, nhện lông hô hấp
bằng ống khí. Một số nhện có cả hổi và ống khí.
Nguồn: giáo trình trang 263
125. Hệ sinh dục của hình nhện là gì? Hình thức sinh sản của hình nhện,
chúng thường sinh sản ở đâu?
- Hệ nhện đơn tính, đực cái có thể khác nhau về hình dạng và kích cỡ. Phần
lớn nhện đẻ trứng trong hốc, trong kén dệt bằng tơ giữ trong hang hay mang
theo người.
Nguồn: giáo trình trang 263
126. Nêu đặc điểm vòng đời của lớp hình nhện?
 Có thể phân biệt 2 kiểu vòng đời của hình nhện:
- Tuổi thọ ca, có thể tới 2 năm, lột xác suốt đời, thành thục sinh dục sau thời
gian sinh trưởng dài.
- Tuổi thọ thấp, phát triển nhanh, khi gặp điều kiện thuận lợi thì tranh thủ sinh
sản, khi gặp bất lợi thì chyển sang sống tiềm sinh.
Nguồn: giáo trình trang 264
127. Một số thông tin về nhện túi vàng:

- Nhện Túi vàng (có tên khoa học là Cheiracanthium inclusum) là một sát
thủ đáng sợ của châu Mỹ, thường được tìm thấy tại Hoa Kỳ, Mexico và
nhiều nước thuộc Nam Mỹ. Trong hệ thống phân loại, nhện Túi Vàng trực
thuộc họ Clubionids, bộ Araneida. Kích thước của loài nhện này thường
nằm trong khoảng 3-15 mm. Chúng có thói quen xây các ống kết bằng tơ
để làm tổ phía dưới các cục đá, lá cây hoặc cỏ.

- Dựa trên kết quả phân tích, người ta đã tìm ra thành phần chính trong nọc
độc của nhện Túi vàng là Cytotoxin, một loại hợp chất có khả năng phá
hủy hoặc làm yếu chức năng của tế bào. Trên thực tế, vết cắn của nhện
Túi vàng sẽ khiến da thịt bị phỏng rộp và chuyển sang màu đỏ.

- Thậm chí, một vài trường hợp vết thương bị hoại tử cũng đã được ghi
nhận. Dù là loài cực độc nhưng nhện Túi vàng thường chỉ tấn công, trong
trường hợp bị uy hiếp. Đặc biệt, một con nhện cái sẽ hung hăng đáp trả tất
cả mọi kẻ thù, khi chúng đang bảo vệ trứng của mình.

- Loài nhện này có thể được tìm thấy trên khắp nước Mỹ. Địa điểm ưa thích
của loài nhện này là nấp trong lá hoặc trong cỏ. May mắn là loại nhện này
ít khi lại gần con người để tấn công. 

- Nguồn: https://tienphong.vn/1001-thac-mac-loai-nhen-nao-dang-so-
nhat-the-gioi-post1272909.tpo

128. Kể tên một vài bộ chính thuộc lớp hình nhện?


- Bộ Bọ cạp
- Bộ Đuôi ri
- Bộ Nhện long
- Bộ Bọ cạp giả
- Bộ Chân dài
- Bộ Nhện
- Bộ Ve bét
Nguồn: giáo trình trang 264-266
129. Kể tên một số loài ve bét đại diện? Hiện nay các nhà khoa học đã biết
được bao nhiêu loài?
- Bét giáp, nhây bột, Acaridiae, bét tơ, bét gây sần, mò, mạt, ve.
- Hiện biết khoảng 10000 loài nhưng trong thực tế lớn hơn nhiều.
Nguồn: giáo trình trang 267-268
130. Cấu trúc mật ong là gì?
Mật ong có nhiều chất ngọt hơn đường kính và có các tính chất hóa học hấp
dẫn cho việc làm bánh, thức uống và làm thuốc chữa bệnh.[2] Mật ong có
hương riêng biệt nên nhiều người thích ăn mật ong hơn đường và các chất
ngọt khác.
Phần lớn các vi sinh vật không sống trong mật ong vì mật ong có hoạt tính
nước thấp khoảng 0,6.[3] Tuy nhiên, điều quan trọng là mật ong thường
xuyên chứa các nội bào tử các vi khuẩn không hoạt động Clostridium
botulinum mà có thể nguy hiểm cho trẻ nhỏ do các nội bào tử này có thể
chuyển hóa thành các vi khuẩn tạo ra chất độc trong ruột trẻ nhỏ và dẫn đến
bệnh tật và thậm chí tử vong
Thành phần của mật ong thông dụng[14]:

 Fructose: 38,2%
 Glucose: 31,3%
 Sucrose: 1,3%
 Maltose: 7,1%
 Nước: 17,2%
 Các loại đường có khối lượng phân tử cao hơn: 1.5%
 Tro: 0,2%
 Các chất khác: 3,2%
Chỉ số glycemic của mật ong là từ 31 đến 78.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%ADt_ong#:~:text=M%E1%BA
%ADt%20ong%20l%C3%A0%20h%E1%BB%97n%20h%E1%BB%A3p,sucrose
%20v%C3%A0%20carbohydrat%20h%E1%BB%97n%20h%E1%BB%A3p.

131. Chất độc nhện phễu úc là gì


Chất độc nhện phễu úc là atracotoxin 
chất độc của chúng sẽ nhanh chóng di chuyển khắp cơ thể rồi làm tăng huyết
áp liên tục khiến hàng triệu túi khí trong phổi vỡ tan. Chất độc atracotoxin
của nhện mạng hình phễu Sydney hoạt động theo cơ chế khác. Atracotoxin
kích thích hệ thần kinh đến mức cơ thể không thể chịu nổi. Trong quá trình
di chuyển khắp cơ thể, atracotoxin làm tăng huyết áp, khiến hàng triệu túi
máu trong phổi nổ tung. Đó là hiện tượng khiến con người chết ngạt dù ở
trên đất liền.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Atracinae
132. Nhện gogila có đặc điểm gì
Godzilla có hình dạng của một con khủng long với tư thế đứng thẳng, da có
vảy, một thân hình với cánh tay cơ bắp, có nhiều hàng gai trên lưng và đuôi
của nó, với một đôi mắt nhíu lại. Vũ khí của Godzilla là "hơi thở nguyên tử"
của một vụ nổ hạt nhân tạo ra từ bên trong cơ thể của nó và giải phóng từ
miệng của nó trong các hình dạng của một tia nhiệt phóng xạ màu xanh hoặc
đỏ.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Godzilla
133. Bọ cạp nào có khả năng phát sáng
Bọ cạp Arizona là bọ cạp độc nhất ở Bắc Mỹ, có bộ xương ngoài phát
sáng trong đêm và sống sót cả năm chỉ với một con côn trùng
Nguồn: https://vnexpress.net/loai-bo-cap-doc-nhat-bac-my-co-kha-nang-
phat-sang-3894247.html#:~:text=B%E1%BB%8D%20c%E1%BA%A1p
%20Arizona%20l%C3%A0%20b%E1%BB%8D,v%E1%BB%9Bi%20m
%E1%BB%99t%20con%20c%C3%B4n%20tr%C3%B9ng.
134. Tôm mũ ni có thành phần dinh dưỡng gì
Trong 100gram thịt tôm mũ ni có 95kcal, 121mg cholesterol, 185g sodium,
39mg Omega-3, 45mg omega-6, ,49mg EPA và  AA cùng 36% chất béo bão
hòa.
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng như thế, việc bổ sung tôm mũ ni vào
chế độ dinh dưỡng có thể mang đến những lợi ích như:
- Giữ gìn vóc dáng và duy trì cân nặng lý tưởng.
- Hạn chế tích tụ mỡ thừa trong cơ thể gây nên những căn bệnh nguy hiểm
như gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu…
- Thành phần Omega-3 dồi dào trong tôm mũ ni nói riêng và thực phẩm nói
chung có thể tác động trực tiếp đến các hoạt động của hệ tim mạch, thúc đẩy
lưu thông và tuần hoàn máu, giảm áp lực cho hệ tim mạch và gián tiếp bảo
vệ hệ thần kinh khỏi một số nguyên nhân gây đột quỵ như trụy tim, tắc
nghẽn mạch máu…
- Hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, phòng ngừa các nguy cơ ung
thư hiệu quả.
Nguồn: http://ocxan.com/tom-mu-ni.html#:~:text=Trong%20100gram%20th
%E1%BB%8Bt%20t%C3%B4m%20m%C5%A9,tr%C3%AC%20c
%C3%A2n%20n%E1%BA%B7ng%20l%C3%BD%20t%C6%B0%E1%BB
%9Fng.

135. Loài nhện nào có khả năng phát sáng:


- Nhóm nghiên cứu nhận định, loài bọ cạp Heterometrus laoticus không thể nhìn thấy ánh
sáng cực tím, nên không thể biết đâu là một đêm sáng rõ. Do đó, chúng đã tiến hóa khả
năng phát ra ánh sáng xanh dương dưới tia cực tím như một cách tự cảnh báo nguy
hiểm dễ nhận biết.
- Nguồn: https://vietnamnet.vn/kha-nang-phat-sang-ky-la-cua-bo-cap-den-vn-134855.html

136. Lớp nhện biển có tên gọi khác là gì? Nêu đặc điểm nhận dạng?
- Lớp Nhện biển có tên gọi khác là nhện chân trứng (Pycnogonida)
- Đặc điểm nhận dạng: có kìm bé, thân nhỏ, chân dài.
Nguồn: giáo trình trang 268
137. Nêu đặc điểm cơ thể của loài nhện biển? Thức ăn của chúng là gì?
 Cơ thể có phần đầu, ngực và bụng:
- Đầu kéo dài về phía trước hành vòi với lỗ miệng ở tận cùng, có đôi kìm, đôi
chân xúc biện và đôi chân mang trứng; phía lưng có 2 đôi mắt trên nhú mắt.
Ngưc thường có 4 đốt, mỗi dốt có một đôi chân. Bụng thường tiêu giảm, tuy
nhiên Nhện biển há thạch Pakoisopus còn có phần bụng 7 đốt.
- Thức ăn của nhện biển là tập đoàn thủy tức, động vật hình rêu, hải quỳ, sứa,
thân lỗ,…
Nguồn: giáo trình trang 268-269
138. Kể tên các phân lớp thuộc lớp giáp xác?
- Chân chèo
- Chân mang
- Chân hàm
- Giáp trai
- Giáp xác lớn
Nguồn: giáo trình trang 278-283
139. Kể tên các loài đại diện thuộc lớp nhiều chân? Và các phân lớp của
chúng?
- Đại diện của lớp nhiều chân: Râu chẻ, Rết tơ, Rết đất, Rết chân dì, Cuốn
chiếu mai, cuốn chiếu đũa,..
- Các phân lớp: Rết tơ, Chân kép, Râu chẻ, Chân môi.
Nguồn: giáo trình trang 291-292
140. Kể tên các nhóm thuộc phân lớp chân kép? Và đặc điểm của chúng
- Nhóm Sâu đá. Cơ thể tương đối rộng ngang với 12 tấm lưng, có thể cuộn về
phía bụng, dấu kín các đôi chân thành viên bi, một hình thức tự vệ độc đáo.
- Nhóm Cuốn chiếu mai. Giữa các đốt có eo thắt, một số có tấm lưng rộng ra
2 bên. Có 19 đến 20 đốt, không có mắt. Đôi chân thứ nhất của đốt thân thứ 7
là chân giao phối.
- Nhóm cuốn chiếu đũa. Thân hình trụ, nhiều đốt.
- Nhóm cuốn chiếu đuôi chổi. Chân kép bé (dà 2-3mm), vỏ mềm, có chùm
lông hình chổi ở cuối thân tiết dịch tự vệ.
Nguồn: giáo trình trang 291
141. Kể tên các nhóm thuộc phân lớp chân môi và đặc điểm của chúng?
- Nhóm Rết đất. Cơ thể mảnh, rất dài, có 31-177 đôi chân tùy loài. Một số
phát sáng do tiết dịch chứa lân tinh gây bỏng da.
- Nhóm Rết. Cơ thể có 21-23 đốt thân đều nhau. Rết mẹ nhịn ăn trong vài
tuần, cuộn tròn cơ thể ấp trứng.
- Nhóm Lithobiomorpha. Cơ thể có 15 đôi chân. Sống trong thảm mục và lớp
đất mặt, săn chân khớp bé.
- Nhóm Rết chân dài. Cơ thể cũng có 15 đôi chân nhưng chân rất dài. Sống
trên mặt đất trong rừng ẩm. Cơ thể có hệ thống ống khí phát triển và có tầng
cuticun mặt.
Nguồn: giáo trình trang 292
142. Cơ thể của lớp sâu bọ có bao nhiêu phần? Mỗi phần có bao nhiêu đốt?
- Cơ thể sâu bọ có 3 phần
- Phần đầu có 5 đốt, phần ngực có 3 đốt, phần bugj nhiều nhất là 12 đốt.
Nguồn: giáo trình trang 293
143. Đặc điểm thể mỡ của lớp sâu bọ?
- Thể mỡ tham gia vào bài tiết nhưng chức năng chủ yếu là dự trữ thức ăn cho
cơ thể. Trong thể mỡ của đom đóm có chứa chất luxiferin, khi bị oxi hóa
dưới tác dụng của luxiferaza, sẽ phát sáng mà không tỏa nhiệt.
Nguồn: giáo trình trang 297
144. Kể tên một số loài thuộc lớp sâu bọ tại Việt Nam?
- Bọ ngựa, chuồn chuồn, ong, kiến, mối, bướm, dế, đom đóm, cào cào,
tằm ,mọt, ruồi ,muỗi, bọ hung, cánh cam, bọ rầy ,gián, ve sầu, bọ vẽ, chấy,
rận,…
145. Tại sao lại gọi là ngành chân khớp?
- Do các phần phụ phân đốt khớp động với nhau nên ta gọi là ngành Chân
khớp.
146. Trong số các đặc điểm của Chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hướng
lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?
- Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi
trường cạn.
- Chân có khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số Chân khớp có
cánh thích nghi với đời sống bay.
Nguồn: https://tech12h.com/de-bai/trong-so-cac-dac-diem-cua-chan-khop-
thi-cac-dac-diem-nao-anh-huong-lon-den-su-phan-bo-rong
147. Phần chủ yếu của hệ tuần hoàn chân khớp là gì?
- Phần chủ yếu của hệ tuần hoàn chân khớp là một mạch chạy dọc dưới sống
lưng gọi là “tim” với các đôi lỗ tim ở 2 bên.
Nguồn: giáo trình trang 254
148. Tại sao nói ngành chân khớp có cơ quan hô hấp đa dạng?
- Vì ứng với từng nhóm tiến hóa và biến đổi thích nghi với môi trường sống.
Nguồn: giáo trình trang 254
149. Trong số 3 lớp ngành Chân khớp (Hình nhện, Giáp xác, Sâu bọ), lớp
nào có giá trị thực phẩm lớn nhất ? Trình bày vai trò của lớp này, lấy ví
dụ ?
- Lớp giáp xác có giá trị thực phẩm lớn nhất.
- Lợi ích:
+ Là nguồn cung cấp thực phẩm: các loại tôm, cua
+ Là nguồn lợi xuất khẩu: tôm hùm, tôm sú, tôm càng xanh, cua nhện…
Nguồn: Nguồn: https://hoidap247.com/cau-hoi/3344345

150. Lợi ích chung của sâu bọ và nhện là gì?


- Là nguồn thức ăn cho các động vật lớn 
- Tham gia tiêu diệt các sâu bọ gây hại
- Giúp thụ phấn cho thực vật  
-
- Nguồn: https://hoc247.net/cau-hoi-loi-ich-chung-cua-sau-bo-va-nhen-la-gi-
qid119280.html

151. Thời kì nào trong vòng đời chân khớp yếu nhất:
- Sự lột xác, mặc dầu chỉ chiếm một tỉ lệ ngắn của toàn thể một chu kỳ, nhưng
là thời kỳ có một số nguy hiểm, và tử vong thì thường cao ở thời điểm này. Các
nguồn nguy hiểm tăng gấp 3 lần thuộc cơ học, sinh lý và sinh học.
- Nguồn: https://canghaisan.com/tim-hieu-tat-tan-tat-chu-ky-lot-xac-cua-cua/
#:~:text=S%E1%BB%B1%20l%E1%BB%99t%20x%C3%A1c%2C%20m
%E1%BA%B7c%20d%E1%BA%A7u,sinh%20l%C3%BD%20v
%C3%A0%20sinh%20h%E1%BB%8Dc.
-
152. Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào?
- Châu chấu hô hấp bằng lỗ khí, tôm hô hấp bằng mang.
- Nguồn: https://khoahoc.vietjack.com/question/175839/ho-hap-o-chau-chau-
khac-o-tom-nhu-the-nao
153. Quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu như thế nào?
- Mối quan hệ dinh dưỡng và sinh sản ở châu chấu là: Châu chấu phàm ăn, đẻ
nhiều (đẻ nhiều lứa trong năm và nhiều trứng trong một lần). Nhờ đó, chúng
sinh sản rất nhanh và thường gây hại lớn cho cây cối, mùa màng.
Nguồn: bài 3 trang 88 SGK Sinh học lớp 7

154. Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?
- Nhện có 6 đôi phần phụ, trong đó:
+ Đôi kìm có tuyến độc.
+ Đôi chân xúc giác.
+ 4 đôi chân bò.
Nguồn: giáo trình trang 261-262
155. Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện?
- Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ để đi
chuyến và trói mồi. Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi
sống (sâu bọ).
Nguồn: https://toploigiai.vn/neu-tap-tinh-thich-nghi-voi-loi-song-cua-nhen
156. So sánh các phần cơ thể của nhện với giác xác?
 Giống: cơ thể gồm 2 phần : đầu-ngực và bụng
- Lớp vỏ kitin bao bọc cơ thể
- Các đôi chân phân đốt tiết hợp
 Khác:
- Hình nhện:bụng lớn không khoang , bụng không chân, có tuyến tơ, có phối
đơn giản
- Giáp xác:bụng phân đốt rõ, bụng mỗi đốt mang đôi chân, không có tuyến tơ,
hô hấp bằng lá mang
157. Tìm điểm khác nhau về cấu tạo của nhện và tôm?
- Tôm sông: phần đầu ngực có giác quan, miệng với các chân hàm xung
quanh và chân bò. phần bụng phân đốt rõ, phần phụ là những chân bơi.
- Nhện: phần đầu ngực gồm đôi kìm, đôi chân xúc giác và 4 đôi chân bò. phần
bụng gồm khe thở, lỗ sinh dục, lỗ tuyến tơ.
158. Tác dụng các đôi chân bụng của tôm?
- Bơi, ôm tứng, giữ thăng bằng
159. Cách định hướng và phát hiện mồi của tôm nhờ?
- 2 mắt kép và 2 đôi râu
160. Bộ phận làm nhiệm vụ bắt giữ mồi của nhện là ?
- Nhện giữ mồi và tự vệ bằng đôi kìm có chất độc.
Nguồn: https://vungoi.vn/cau-hoi-89506#:~:text=Nh%E1%BB%87n%20gi
%E1%BB%AF%20m%E1%BB%93i%20v%C3%A0%20t%E1%BB%B1%20v
%E1%BB%87%20b%E1%BA%B1ng%20%C4%91%C3%B4i%20k
%C3%ACm%20c%C3%B3%20ch%E1%BA%A5t%20%C4%91%E1%BB
%99c.
161. Xác định gạc tôm và phân tôm:
- Gạch tôm cũng như gạch cua, đây chính là nơi chứa các tế bào sinh dục và đối với
tôm thì nó tập trung ở phần đầu. Đối với con đực nó là toàn bộ hệ thống sinh tinh để
duy trì nòi giống. Đối với con cái thì phần gạch chính là buồng trứng của nó. Những
trứng chín sẽ chuyển xuống bụng/yếm của nó khi đến mùa sinh sản, trứng sẽ được thụ
tinh và được bảo vệ một thời gian trong bụng con cái, sau khi nở thành công sẽ được
đưa ra môi trường nước bên ngoài. 
- Tiếp đến phần phân tôm, phân của tôm cũng nằm ở trên đầu, nó nằm trọn vẹn trong
một cái túi nhỏ xíu như bao tử nối liền với ruột (phần chỉ đen trên sống lưng tôm chạy
dài xuống đuôi). 
- Nguồn:
162. Vì sao nói châu chấu phá hoại mùa màng?
- Châu chấu ăn tạp thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật (phần non của thực
vật).
- Vì vậy, châu chấu là động vật gây hại cho trồng trọt: chúng ăn lá cây và phá
hoại mùa màng nghiêm trọng.
163. Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?
- Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa giúp tôm bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
Nguồn: https://toploigiai.vn/tap-tinh-om-trung-cua-tom-me-co-y-nghia-nhu-the-
nao

164. Giải thích hoạt động chăng lưới, bắt và tiêu hóa mồi của nhện?
- Chăng lưới: Chăng dây tơ khung ,chăng dây tơ phóng xạ, chăng các sợi tơ vòng,
chờ mồi(ở trung tâm lưới).
-  Bắt mồi: ngoam chặt mồi,chích nọc độc,tiết dịch tiêu hoá vào cơ thể mồi,trói
chặt mồi rồi treo vào lưới để 1 thời gian ,hút dịch lỏng ở con mồi.
- Tiêu hóa: nhện hút dịch chất lỏng ở con mồi
Nguồn: https://olm.vn/cau-hoi/giai-thich-hoat-dong-chang-luoi-bat-va-tieu-
hoa-moi-cua-nhen-viet-so-do-qua-trinhphat-trien-qua-bien-thai-o-chau-
chau.4017966470806
165. Hãy cho biết loài có hệ thống thị lực phức tạp nhất trong lớp giáp xác:
- Tôm tít
Justin Marshall thuộc đại học Queensland, Australia cho biết: “Tôm bọ ngựa đã
mạo hiểm đi vào một giới hạn thị lực mới”. Tôm bọ ngựa còn có cái
tên stomatopods. Chúng là một loài giáp xác to lớn sống ở biển và đặc biệt hung
bạo. Chúng thật ra không phải họ tôm nhưng lại trông giống những con tôm.

Theo Marshall mô tả, tia sáng phân cực theo vòng tròn có dạng xoắn, nó có thể
chuyển động tròn sang bên phải hoặc sang bên trái. Các nhà khoa học trước đây
đã chứng minh rằng một số loài động vật, ví dụ như bọ hung, có khả năng phản
xạ loại ánh sáng này. Nhưng họ chưa hề chứng minh được động vật có thể nhìn
thấy ánh sáng đó cho đến tận bây giờ.

Marshall cho biết: “Đây là một hiện tượng vật lý phức tạp, nhưng thú vị hơn là
một số loài động vật có thể dùng hiện tượng này vì một mục đích nào đó”. Để
làm được điều này đòi hỏi loài stomatopods phải hình thành một lớp màng lọc
trong mắt chúng nằm theo một góc chính xác là 45o so với các tế bào tiếp nhận
ánh sáng phân cực theo đường thẳng nằm bên dưới. Màng lọc biến ánh sáng
phân cực theo vòng tròn thành dạng thẳng. Rất nhiều loài động vật có thể tận
dụng ánh sáng phân cực theo đường thẳng. Tuy nhiên, con người lại có cảm
giác bị chói đối với loại ánh sáng này vì thế mà chúng ta cần đến kính mát.
- Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã mô tả cơ sở giải phẫu chi tiết ở
loài stomatopods khiến chúng có thị lực rất đặc biệt. Họ đã cho thấy rằng những
cấu trúc này sẽ được kích thích khi ánh sáng phân cực theo vòng tròn chiếu vào
những con stomatopods. Họ cũng đưa ra những bằng chứng hành vi về khả
năng của loài stomatopods bằng cách dùng thức ăn làm phần thưởng huấn luyện
cho chúng kết hợp tia sáng phân cực chuyển động vòng tròn về phía phải (R-
CPL) với tia sáng phân cực phía trái (L-CPL).

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, các nhà khoa học không thưởng thức ăn
nữa mà cho những con stomatopods tiếp xúc với hai ống dẫn thức ăn, một ống
phản xạ L-CPL còn ống kia phản xạ R-CPL. Những con stomatopods đã chọn ống
phản xạ CPL theo một hướng mà chúng đã được dạy ở một mức độ đáng kể
trước đó.

Mặc dù hiện vẫn chưa xác định được chính xác khả năng thị lực mới của loài tôm
bọ ngựa này có những lợi ích gì trong tự nhiên, nhưng Marshall cho rằng nó có
liên quan đến giới tính. Marshall cho biết những con stomatopods sử dụng màu
sắc chuyên dụng đặc biệt và các tín hiệu phân cực theo đường thẳng trong
những giao tiếp xã hội phức tạp của chúng. Bằng cách sử dụng hình ảnh phân
cực theo vòng tròn, nhóm nghiên cứu của Marshall đã nhận biết được ba loài
stomotopods (cùng chi Odontodactus) mà các tia sáng phân cực theo vòng tròn
được phản xạ từ lớp vỏ cutin của con đực chứ không phải con cái. Những khu
vực phản xạ khác biệt theo giới tính nằm ở các phần của cơ thể mà con
stomatopods sử dụng thường xuyên để thể hiện hành vi.
- Nguồn: http://qlkh.tnu.edu.vn/Article/Details/35628
166. Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của
châu chấu là do?
- Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng Giải thích: Hệ hô hấp:
có hệ thống ống khí xuất phát từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng, phân
nhánh chằng chịt đem ôxi tới các tế bào.
Nguồn: https://toploigiai.vn/hoi-dap/hoat-dong-cung-cap-oxi-va-thuc-an-
cho-cac-te-bao-va-cac-co-quan-cua-chau-chau-la-do-a-su
167. Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?
- Ấu trùng phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cứng bao bọc không lớn theo cơ
thể được.
Nguồn: https://thuysanplus.com/tai-sao-trong-qua-trinh-lon-len-au-trung-tom-
phai-lot-xac-nhieu-lan/
168. Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát
triển?
- Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp oxi do đã có hệ thống
ống khí đảm nhiệm
Nguồn: https://khoahoc.vietjack.com/question/528881/vi-sao-he-tuan-hoan-
o-sau-bo-lai-don-gian-di-khi-he-thong-ong-khi
169. Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành
động vật khác là gì?
- Các phần phụ phân đốt và khớp động với nhau
Nguồn: https://khoahoc.vietjack.com/question/367861/dau-hieu-quan-trong-
nhat-de-phan-biet-nganh-chan-khop-voi-cac-nganh-dong-vat-khac
170. Bọ cạp có phải là động vật thuộc ngành chân khớp?
- Có, bò cạp là một động vật không xương sống thuộc ngành chân khớp.
Nguồn: https://selfomy.com/hoidap/391222/b%E1%BB%8D-c%E1%BA
%A1p-c%C3%B3-thu%E1%BB%99c-ng%C3%A0nh-ch%C3%A2n-kh
%E1%BB%9Bp-kh%C3%B4ng
171. Bộ xương ngoài làm mất hoàn toàn lớp mô bì có tiêm mao, điều này có
lợi và hại gì đối với ngành chân khớp?
- Có lợi: Nhờ bộ xương ngoài mà chân khớp có thể thích nghi với điều kiện
sống tốt hơn và phân bố rộng hơn.
- Hầu như không có hại đến ngành chân khớp
Nguồn: https://tailieu.vn/doc/dac-diem-chung-cua-nganh-chan-khop-
arthropoda-1-465144.html
172. Tác dụng lông rung của lớp hình nhện là?
- Tăng độ rung của lông trước chấn động nhỏ
Nguồn: https://tailieu.vn/doc/lop-hinh-nhen-arachnida-cau-tao-va-sinh-ly-
465170.html

173. Nêu đặc điểm chung của ngành Chân khớp. Dựa vào đặc điểm nào để
người ta đặt tên cho nghành.
Đặc điểm chung của ngành chân khớp :
Phần phụ chân khớp phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh
hoạt.
Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ tham gia để bắt, giữ và chế biến mồi.Sự phát
triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với
cơ thể.Vỏ kitin có chức năng như bộ xương ngoài.
Có cấu tạo mắt kép gồm nhiều ô mắt ghép lại.
Có tập tính chăn nuôi các động vật khác.
Dựa vào đặc điểm để ng ta đặt tên cho ngành chân khớp :
Vì : Cơ thể chia làm 3 phần : Đầu , ngực , bụng
-Đầu : râu , mắt kép , cơ quan miệng
-Ngực : 3 đôi chân ,2 đôi cánh-Bụng :có nhiều đốt mỗi đốt có 1 lỗ thở
-Sự tăng trưởng Gắn liền với sự lột xác .
-Chân khớp gồm có các khớp động vs nhau .
- Có vỏ litin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ phát triển
Nguồn: https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-7/neu-dac-diem-de-dat-ten-cho-nganh-
chan-khop-faq379687.html

174. Nêu ví dụ về chân khớp trên cạn, trong đất, dưới nước, trong cơ thể
động thực vật.

- Chân khớp trên cạn:  nhện, rận, bọ cạp


- Chân khớp dưới nước: tôm, cua,
- Chân khớp trong cơ thể động thực vật:

175. Phân đốt đồng hình, phân đốt dị hình cụ thể là như thế nào
Phân đốt đồng hình là các đốt có thể nhiều và giống nhau như ở rết, cuốn chiếu,
sâu, bướm,..

Phân đốt dị hình là các đốt tập trung thành những phần khác nhau về hình thái
và chức năng ví dụ như ong, nhện, tôm, cua,…

Nguồn: giáo trình trang 248, 249

176. Nêu ví dụ chân khớp biến màu cơ thể

Trong vỏ của tôm cua có nhiều loại sắc tố, trong đó có một loại carotenoid gọi
là astaxanthin, tạo nên sắc đỏ cam cho tôm cua (astaxanthin cũng chính là sắc tố
tạo nên màu sắc đặc trưng của cá hồi).
Bình thường khi tôm cua còn sống, sắc tố này không thấy được do bị bao bọc
bởi các chuỗi protein khác nên tôm cua có màu xanh đen.
Sau khi luộc chín, các protein khác bị phá hủy và phân giải ở nhiệt độ cao, sẽ
làm hiện ra màu đỏ cam do astaxanthin chưa bị phân hủy. Vì thế tôm cua bị hấp
hay luộc sẽ có màu đỏ tươi mà không có thêm màu nào khác, thậm chí những
con tôm hay cua màu xanh hoặc vàng cũng đều biến thành màu đỏ cam như
vậy.

Nguồn : https://vui.stemup.app/tai-sao-tom-khi-chin-co-mau-do/#:~:text=Sau
%20khi%20lu%E1%BB%99c%20ch%C3%ADn%2C%20c%C3%A1c,m
%C3%A0u%20%C4%91%E1%BB%8F%20cam%20nh%C6%B0%20v
%E1%BA%ADy.

177. Lột xác đối với động vật chân khớp quan trọng như thế nào

Trong quá trình lớn lên, chân khớp phải lột xác nhiều lần vì đặc điểm của chân
khớp là có lớp vỏ kitin rắn chắc, không đàn hồi, không lớn lên cùng cơ thể,
ngăn cản sự lớn lên. Vì vậy muốn lớn lên chúng phải lột xác để thay đổi lớp vỏ
kitin phù hợp với hình dạng mới hơn.

Nguồn: https://hoatieu.vn/tai-sao-trong-qua-trinh-lon-len-au-trung-tom-phai-
lot-xac-nhieu-lan-212150#:~:text=Gi%E1%BA%A3i%20th%C3%ADch%3A
%20Trong%20qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh,v%E1%BB%9Bi%20h
%C3%ACnh%20d%E1%BA%A1ng%20m%E1%BB%9Bi%20h%C6%A1n.
178. Khi lột xác cơ thể trở nên yếu ớt vậy mất bao lâu để hồi phục lại và
cứng cáp

Thông thường thì dưới một giờ thì tôm có thể hồi phục lại và cững cáp

Nguồn: http://vinhthinhbiostadt.com/vi/thong-tin-ky-thuat/khoa-hoc-va-quan-
ly-qua-trinh-lot-xac-o-tom-nuoi-275.html

179. Vì sao phổi sách được coi là dạng biến đổi của mang sách

Phổi sách là phổi mà bên trong có các tấm xếp chồng lên nhau như nhũng trang
sách. Phổi sách được coi là dạng biến đổi của mang sách khi tổ tiên của hình
nhện chuyển lên sống cạn, còn giữ cấu tạo xếp chồng, còn thấy rõ trong phát
triển phôi của nhện phổi
Nguồn : Giáo trình trang 255.

180. Trùng ba thùy đầu có tấm đầu trùm phía lưng giúp ích gì cho chúng

Tấm trùm đầu phía lưng giúp bảo vệ các cơ quan bên trong chúng

181. Vì sao nói ngành có kìm có quan hệ gần gũi với trùng ba thùy

Vì nó thuộc lớp giáp cổ, còn sống ở dưới nước. Phần lớn có kìm ống cạn tuy
nhiên vẫn giữ nhiều liên hệ với môi trường nước nư chỉ sống được chỗ ẩm và
sinh hoạt về đêm

Nguồn: giáo trình trang 258

182. Lý giải hiện tượng dính như sam

Sam sống thành cặp, 1 đực, 1 cái, con đực nhỏ hơn lúc nào cũng nằm ôm trên
lưng con cái.

Vì thế mới có câu thành ngữ: Dính như sam.

Chỗ con đực lấy đôi chân đặc biệt ôm hằn rõ trên mai gốc đuôi con sam cái.

Nguồn: https://baoquangninh.com.vn/dinh-nhu-sam-2299342.html#:~:text=Sam
%20s%E1%BB%91ng%20th%C3%A0nh%20c%E1%BA%B7p%2C
%201%20%C4%91%E1%BB%B1c%2C%201%20c%C3%A1i%2C
%20con,sam%20ch%E1%BB%89%20c%C3%B2n%20m%E1%BB%99t
%20con).
183. Như video việc lấy máu sam biển có ảnh hưởng xấu đến sụ sống của
sam không

- Tiến sĩ Barbara Brummer, giám đốc bảo tồn thiên nhiên ở New Jersey
(Mỹ), cho biết những con sam bị lấy máu khi đem trả lại biển vẫn còn
sống, nhưng sau đó thì không ai biết việc lấy máu có ảnh hưởng gì đến
chúng không.
- Chưa có nghiên cứu kỹ càng nào nói được tác động của việc lấy máu đối
với sức khỏe và sự tồn vong của loài sam. Tuy nhiên, số lượng của sam
biển đang bị đe dọa do các tác động của con người đến môi trường sống
của chúng.

Nguồn: https://tuoitre.vn/sinh-vat-co-mau-quy-nhu-vang-dang-suy-giam-nhanh-do-
thu-vacxin-202007122311259.htm

184. Tơ nhện được hình thành từ đâu

Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi
làm tơ nhện nhả protein đó ra khỏi cơ thể, protein sẽ chuyển thành tơ nhện

Nguồn: https://tuyensinh247.com/bai-tap-501164.html#:~:text=KHTN%206-,T
%C6%A1%20nh%E1%BB%87n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20h
%C3%ACnh%20th%C3%A0nh%20t%E1%BB%AB%20m%E1%BB%99t
%20lo%E1%BA%A1i%20protein%20d%E1%BA%A1ng,s%E1%BA%BD
%20chuy%E1%BB%83n%20th%C3%A0nh%20t%C6%A1%20nh%E1%BB
%87n.

185. Nhện có sống được trên mặt nước không. Ví dụ

Có. Ví dụ như là Nhện nước (Gerris remigis) sống chủ yếu trong các ao, hồ,
sông ngòi, là loài tiến bộ nhất trong tự nhiên về khả năng cư ngụ trên mặt nước.
Hai cặp chân dài mảnh khảnh giúp chúng nổi và đi lại trên đó dễ dàng như ta đi
trên cạn.

Nguồn: https://vnexpress.net/vi-sao-nhen-nuoc-khong-bi-chim-
2021221.html#:~:text=Nh%E1%BB%87n%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc
%20(Gerris%20remigis)%20s%E1%BB%91ng,nh%C6%B0%20ta%20%C4%91i
%20tr%C3%AAn%20c%E1%BA%A1n.

186. Do chúng thiếu thức ăn hay sao


Do nhện đực là một loại thực phẩm hoàn hảo, gần gũi với nhu cầu dinh dưỡng
của nhện cái nên nó mới thu hút nhện cái ăn thịt chúng. 

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%82n_th%E1%BB%8Bt_b%E1%BA
%A1n_t%C3%ACnh#:~:text=C%C3%A1c%20lo%C3%A0i-,Nh%E1%BB
%87n,nh%E1%BB%87n%20c%C3%A1i%20%C4%83n%20th%E1%BB%8Bt
%20ch%C3%BAng.

187. Loại nhện nào ăn thịt con đực sau thụ tinh.

Một số loài nhện ăn thịt bạn tình như nhện góa phụ đen, nhện Iberian tarantula,

188. Loài nhện Con cái ăn con đực thì loài đó sau mỗi lần thụ tinh chúng đều
ăn con đực hay là chỉ một số lần

Tính gây hấn của một con nhện cái có thể ảnh hưởng tới việc nó quyết định ăn
thịt bạn tình tiềm năng ngay lập tức hay trì hoãn chuyện đó tới sau khi hoàn tất
giao phối. Ở một số loài nhện ví dụ như nhện Iberian tarantula (Lycosa
hispanica), các con cái khét tiếng vì thói quen ăn thịt bạn tình sau khi quan hệ.
Tuy nhiên, trong thực thế vẫn có những con nhện cái thậm chí ăn cả bạn tình
tiềm năng trước cả khi quá trình giao phối diễn ra. Ở một số loài nhện, con đực
để lại xúc túc đóng vai trò như dương vật có thể tách rời của chúng bên trong cơ
thể con cái sau cuộc giao hoan nhằm xua đuổi tinh trùng của các tình địch.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%82n_th%E1%BB%8Bt_b%E1%BA
%A1n_t%C3%ACnh#:~:text=C%C3%A1c%20lo%C3%A0i-,Nh%E1%BB
%87n,nh%E1%BB%87n%20c%C3%A1i%20%C4%83n%20th%E1%BB%8Bt
%20ch%C3%BAng.

189. Hình 13.20 Bọ cạp giả, bọ cạp giống và khác

- Giống : Đôi chân xúc giác dạng kìm phát triển


- Khác: bọ cạp giả có kích thước bé hơn nhiều, phần bụng tuy phân đốt
nhưng tròn, ngắn, không có tuyến độc nhưng có tuyến tơ ở kìm

Nguồn: giáo trình trang 264, 265

190. Hình 13.20 Nhện lông và chân dài giống và khác

Nhện lông:
- Cơ thể đầy lông
- Có đôi kìm tương đối lớn hướng về phía trước
- Hai đố cuối của phần đầu ngực tự do có phần bụng phân đốt và xúc giác
giống chân bò

Nhện chân dài:

- Cơ thể tập trung thành một khối nhưng phần bụng phân đốt
- Có 4 đôi chân dài

Nguồn: giáo trình trang 265

191. Một số loài nhện có nọc độc nguy hiểm

Nhện túi vàng (yellow sac spider) ...


Nhện ăn chim Goliath. ...
Nhện Tarantula. ...
Nhện nâu ẩn dật - Brown Recluse spider. ...
Nhện lưng đỏ - Redback Spider. ...
Nhện "Góa phụ đen" ...
Nhện lưới phễu Sydney. ...
Nhện lang thang Brazil.

Nguồn : https://quantrimang.com/10-loai-nhen-doc-dang-so-nhat-voi-con-
nguoi-174452

192. Nhện có sống dưới biển không

Không có loài nhện nào sống dưới biển. nhưng có một loài nhện duy nhất sống
dưới nước đó là loài nhện chuông lặn

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Argyroneta_aquatica#:~:text=Argyroneta
%20aquatica%20(trong%20ti%E1%BA%BFng%20Anh,duy%20nh%E1%BA
%A5t%20trong%20chi%20Argyroneta.

193. .Cua nhện có được coi là nhện không, hay chỉ do chân giống nhện

Cua nhện Nhật Bản (Danh pháp khoa học: Macrocheira kaempferi) hay còn gọi
là Cua nhện khổng lồ, cua nhện là một loài cua biển
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Cua_nh%E1%BB%87n_Nh%E1%BA
%ADt_B%E1%BA%A3n

194. Trứng nhện được bọc từ gì?

- Từ lớp màng được tạo thành từ tơ nhện


- Nguồn: https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA
%BFt-b%E1%BB%8Dc-tr%E1%BB%A9ng-nh%E1%BB
%87n#:~:text=B%E1%BB%8Dc%20tr%E1%BB%A9ng%20nh
%E1%BB%87n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20d%E1%BB
%87t%20t%E1%BB%AB%20t%C6%A1%20nh%E1%BB%87n%2C
%20do%20%C4%91%C3%B3,nhau%20t%C3%B9y%20v%C3%A0o
%20lo%C3%A0i%20nh%E1%BB%87n.

195. Ve bét có lợi hay có hại. Nêu tương ứng từng loài

Ve bét có hại

Các loại ve chủ yếu kí sinh trên cơ thể vật nuôi trong nhà, đặc biệt là chó.
Chúng lây lan từ động vật này qua động vật khác khi động vật tiếp xúc với
nhau. Ve không những hút máu của động vật, mà còn có khả năng truyền nhiễm
một số loại bệnh sang người. Một vài loài ve có thể tiết ra độc tố nguy hiểm

Nguồn : https://vi.wikipedia.org/wiki/Ve_(k%C3%BD_sinh)

196. Ve bét hút máu có nguy hiểm không

Vết ve cắn thường vô hại và không có triệu chứng gì. Tuy vậy, nếu bạn bị dị
ứng với ve cắn thì bạn sẽ bị đau và sưng nơi vết cắn, có cảm giác phỏng rát,
thậm chí gây khó thở.

Một số loài ve mang theo mầm bệnh và có thể lan truyền khi chúng cắn người.
Các bệnh do ve truyền nhiễm thường có triệu chứng rất đa dạng và thường phát
triển sau khi người bệnh bị cắn vài tuần.

Nguồn: https://hellobacsi.com/thoi-quen-lanh-manh/so-cuu-va-phong-ngua/ve-
cho-can-nguoi-nguy-hiem-kho-luong/

197. Loại ve trên da chó, mèo, bò có phải là ve bét không

Loại ve trên da chó, mèo bò là ve bét


198. Phân biệt ong

- Ong chúa
- Trong một tổ ong thì ong chúa là con ong cái duy nhất trong đàn. Ong chúa tiết
ra chất nội tiết tố để quyến rũ ong đực, ra lệnh cho ong thợ để thực hiện nhiệm
vụ. Công việc của ong chúa là sinh sản ra những con ong khác, bao gồm ong
thợ, ong đực và cả ong chúa thế hệ tiếp theo.
- Con ong chúa chỉ giao phối từ một đến hai lần trong đời nhờ lượng tinh trùng
của ong đực được lưu trữ trong khu đặc biệt. Ong chúa nhờ ong thợ nuôi
dưỡng, thụ tinh nhờ ong đực và sinh nở trong suốt quãng đời của chúng. Khi có
ong chúa mới ra đời, chúng sẽ thay thế ong chúa cũ đã già yếu hoặc tách ra xây
dựng tổ riêng ở bên ngoài cùng một số ong đực và ong thợ khác.
- Ong thợ
- Ong thợ chính là những công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất và cũng là
người thợ xây dựng để làm nên tổ ong. Nhiệm vụ ong thợ gồm lấy mật từ hoa,
sau đó mang mật về cho ong non, ong chúa ăn. 
- Ngoài ra, ong thợ còn xây dựng nên tổ ong, bảo vệ tổ, chăm sóc tổ. Ong thợ
điều chỉnh nhiệt độ cho tổ, biết sửa chữa khi tổ bị hỏng và tấn công những kẻ
xâm nhập như đàn ong khác hay các loài vật khác, bao gồm cả con người.
Chính ong thợ là loại ong sản xuất ra mật ong từ nhụy hoa.
- Ong đực
- Ong đực chẳng có vòi nhưng chúng có cơ quan sinh dục. Nhiệm vụ của ong đực
là giao phối với ong chúa để sinh sản, tham gia chăm sóc ong con chứ chúng
không tham gia sản xuất hay xây dựng tổ.

- Nguồn: https://dietcontrung.health.vn/tin-tuc/vong-doi-cua-ong/

199. Nhận biết trứng nhện:

- Một số hình dạng phổ biến của bọc trứng nhện bao gồm:[1]
- hình cầu
- hình đĩa lồi ở giữa
- dạng gối mềm
- khối tơ mịn
- dạng quả bóng có gai nhỏ[2]
- Quan sát kích thước bọc trứng. Bọc trứng nhện thường có kích thước nhỏ hơn đồng xu. Bạn có
thể ước lượng kích thước của vật nghi ngờ là bọc trứng nhện để đoán xem liệu đó có phải là sản
phẩm của nhện không.[3]
- Ví dụ, nếu bạn tìm thấy một vật có kích thước cỡ quả bóng đá thì có lẽ nó không phải là bọc
trứng nhện. Trái lại, nếu vật đó có kích thước nhỏ hơn đồng xu thì rất có thể là bọc trứng nhện.
- Bọc trứng nhện thường có kích thước xấp xỉ con nhện.[4] Ví dụ, nếu loài nhện trong khu vực bạn
sinh sống có kích thước cỡ bằng quả bóng gôn thì bọc trứng của chúng cũng bằng cỡ đó.
- Nhớ rằng một số loài nhện chỉ dệt một bọc trứng, trong khi số khác có nhiều bọc trứng nhỏ.
- Nhìn vào màu sắc. Hầu hết các bọc trứng nhện có màu trắng hoặc trắng ngà. Tuy nhiên không
phải tất cả đều như vậy. Một số loại có màu nâu, vàng hoặc thậm chí vàng chanh.[5] [6]
- Nhìn màu sắc để xác định liệu một vật có phải là bọc trứng nhện không. Ví dụ, nếu vật đó có
màu hồng hoặc đen thì có lẽ không phải là bọc trứng nhện.
- Chú ý đến vị trí. Một số loài nhện mang bọc trứng trên mình, nhưng hầu hết thường treo bọc
trứng trong mạng nhện.[7] Nếu nhận thấy một vật có thể là bọc trứng nhện, bạn hãy quan sát
xem nó được treo trong mạng nhện hoặc dính vào tường hoặc các bề mặt khác bằng các sợi tơ
nhện không.
- Một số loài nhện đẻ trứng trong bọc trên mặt đất, do đó không phải lúc nào bạn cũng thấy
mạng nhện.
- Lưu ý đám nhện con. Sự hiện diện của đám nhện con cũng chỉ ra rằng có lẽ bạn đã thấy bọc
trứng nhện. Nhện cái có thể đẻ hàng trăm trứng trong một bọc, và khi trứng nở, rất nhiều nhện
con sẽ chui ra khỏi bọc trứng.[8]
- Nếu bạn trông thấy những con nhện nhạt màu bò xung quanh vật nghi ngờ là bọc trứng nhện thì
có thể đó chính là bọc trứng nhện.
- Lưu ý đến hình dạng của mạng nhện. Mạng nhện của các loài nhện khác nhau cũng có hình dạng
khác nhau.[9] Không phải lúc nào bạn cũng có thể dùng phương pháp quan sát mạng nhện vì
không phải mọi loài nhện đều để bọc trứng của chúng trong mạng nhện. Tuy nhiên, nếu bạn
không xác định được loài nhện qua việc quan sát bọc trứng nhện thì kiểm tra mạng nhện là một
ý hay. Các kiểu mạng nhện phổ biến bao gồm:[10]
- Hình cầu. Mạng nhện có dạng tròn.
- Các búi rối. Mạng nhện như những mớ bông thường xuất hiện ở các góc trên trần nhà.
- Hình ống. Mạng nhện có hình ống ở những chỗ ít người qua lại.
- Dạng tấm phẳng. Mạng nhện có dạng phẳng hoặc hình bát.
- Dạng xốp. Mạng nhện hơi dính có hình dạng không xác định.
- Xét về vị trí của mạng nhện. Nhện làm tổ ở mọi nơi. Bạn có thể tìm thấy mạng nhện trong lỗ
hổng của tường gạch, các góc phòng, trên cây hoặc trong đống lá khô.[11] Xem xét vị trí của
mạng nhện để thu hẹp phạm vi xác định loài trứng nhện mà bạn đang quan sát.[12]
- Ví dụ, loài nhện tarantulas thường sống trong các hang dưới đất với một lớp mạng nhện mỏng
bên trên cửa hang. Nhện mạng đĩa thường giăng các mạng nhện nhỏ màu xám trên cành cây và
các bức tường gạch, và nhện chân lược thường giăng mạng trên cây trồng trong nhà.[13
- Quan sát kỹ nếu có thể. Vì có nhiều loại bọc trứng nhện trông khá giống nhau, có thể bạn sẽ khó
xác định loài nhện nếu không nhìn thấy con nhện sinh ra bọc trứng đó. Một số loài nhện đẻ
trứng xong thì bỏ đi và chúng ta không thấy con nhện ở xung quanh, nhưng một số loài nhện sẽ
ở gần đó để bảo vệ bọc trứng cho đến khi trứng nở.[14]
- Nếu bạn tìm được con nhện sinh ra bọc trứng đó, việc quan sát kỹ con nhện là cơ hội tốt nhất để
có sự nhận diện chính xác.[15]
- Lưu ý đến màu sắc. Loài nhện có nhiều màu sắc và họa tiết khác nhau. Một số loài nhện như
Nhện Vằn Đen Vàng có thể dễ nhận biết, trong khi các loài nhện khác trông khá giống nhau.
- Cố gắng chú ý đến các chi tiết. Ví dụ, nếu con nhện có màu nâu thì sắc độ nâu như thế nào? Nó
có dấu hiệu nào khác không? Sắc độ nâu có đồng đều trên toàn bộ cơ thể không?
- Chú ý lông trên mình nhện. Toàn bộ cơ thể nhện được bao phủ một lớp lông tơ, nhưng không
phải lúc nào cũng thấy rõ. Nếu nhìn thấy lông trên mình nhện, bạn hãy cố gắng nghĩ xem lớp
lông đó sẽ được mô tả ra sao.
- Ví dụ, bạn có nhận ra lớp lông trên con nhện ngay từ xa không, chẳng hạn như loài Nhện Nhảy,
hay rất khó nhìn thấy lông trên mình nhện dù đã đến gần, chẳng hạn như Nhện Nâu Ẩn Dật?
- Ước lượng kích thước. Nhiều người vốn sợ nhện nên thường tưởng tượng rằng nó to hơn thực
tế. Tuy nhiên, việc ước lượng chính xác kích thước của con nhện có thể sẽ giúp bạn dễ xác định
hơn.[16]
- Cố gắng đánh giá khách quan. Có phải con nhện đó có kích thước bằng cục tẩy? Bằng đồng xu?
Bằng quả bóng gôn? Hay bằng nắm tay của bạn?
- Hầu hết các loài nhện có kích cỡ trung bình vài cm. Bạn hãy cố gắng ước lượng kích thước của
con nhện bằng cm để có thêm thông tin giúp xác định loài nhện

- Nguồn: https://www.wikihow.vn/Nh%E1%BA%ADn-bi%E1%BA
%BFt-b%E1%BB%8Dc-tr%E1%BB%A9ng-nh%E1%BB
%87n#:~:text=B%E1%BB%8Dc%20tr%E1%BB%A9ng%20nh
%E1%BB%87n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20d
%E1%BB%87t%20t%E1%BB%AB%20t%C6%A1%20nh
%E1%BB%87n%2C%20do%20%C4%91%C3%B3,nhau%20t
%C3%B9y%20v%C3%A0o%20lo%C3%A0i%20nh%E1%BB
%87n.

200. Ve hút máu có bám chặt vào da vật chủ không

Ve hút máu thường sẽ bám rất chặt vào da vật chủ

201. Giá trị dinh dưỡng của một số giáp xác?


Tôm
 Năng lượng: 99 calo

 Chất béo: 0,3 gram


 Carbs: 0,2 gram
 Cholesterol: 189 miligam
 Natri: 111 miligam
 Protein: 24 gram
cung cấp hơn 20 loại vitamin và khoáng chất, nổi bật trong đó bao gồm:
 I-ốt
 Vitamin B12
 Photpho
 Đồng
 Kẽm
 Magiê
 Canxi
 Kali
 Sắt
 Mangan
Cua:    Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g
nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin
và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới
5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…
Nguồn:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/thanh-phan-
dinh-duong-cua-tom/
http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-hop-ly/cua-dong-nguon-chat-dam-
quy.html#:~:text=V%E1%BB%81%20gi%C3%A1%20tr%E1%BB%8B
%20dinh%20d%C6%B0%E1%BB%A1ng,vitamin%20B1%2C%20B2%2C
%20PP%E2%80%A6
202. Kể tên một số chân khớp có ý nghĩa trong y học?
- Trong tôm có chứa Selen: Đây là khoáng chất có tác dụng giảm viêm và
tăng cường sức khỏe tim mạch, thậm chí có nghiên cứu cho thấy khoáng
chất này còn ngăn ngừa một số loại ung thư nhất định;
- Máu sam được đưa đến một số cơ sở chuyên biệt ở Mỹ và châu Á. Từ thập
niên 1970, ngành y tế đã sử dụng máu sam để kiểm tra các loại thuốc chích,
vác xin hay dụng cụ y tế để xác định xem chúng có bị nhiễm vi khuẩn gram
âm nguy hiểm hay không. 
Nguồn: https://tuoitre.vn/mau-sam-dem-lai-su-song-643009.htm#:~:text=M
%C3%A1u%20sam%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c
%20%C4%91%C6%B0a%20%C4%91%E1%BA%BFn,%C3%A2m
%20nguy%20hi%E1%BB%83m%20hay%20kh%C3%B4ng.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/thanh-
phan-dinh-duong-cua-tom/#:~:text=Gi%C3%A1%20tr%E1%BB%8B
%20dinh%20d%C6%B0%E1%BB%A1ng%20c%E1%BB%A7a%20t
%C3%B4m%20c%C3%B3%20nhi%E1%BB%81u%20l%E1%BB%A3i
%20%C3%ADch,cholesterol%20x%E1%BA%A5u%20LDL%20c
%E1%BB%A7a%20b%E1%BA%A1n.
203. Nhện có đặc điểm gì giống tôm đồng
Có vỏ bọc bằng kitin và có chân đốt
Nguồn: https://vungoi.vn/cau-hoi-21237
204. Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có
Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có đôi kìm
Nguồn: https://khoahoc.vietjack.com/question/351506/nhen-bat-moi-va-tu-ve-
duoc-la-nho-co
205. Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn nào
Quá trình chăng lưới ở nhện gồm các giai đoạn
- Chăng khung bộ lưới
- Chăng tơ phóng xạ
- Chăng tơ các vòng
Nguồn: https://vungoi.vn/cau-hoi-21240#:~:text=Qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh
%20ch%C4%83ng%20l%C6%B0%E1%BB%9Bi%20di%E1%BB%85n,t
%C6%A1%20v%C3%B2ng%20%E2%86%92%20Ch%E1%BB%9D%20m
%E1%BB%93i.
206. Thức ăn của nhện là gì ?
Thức ăn của nhện chủ yếu là sâu bọ
207. Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác
Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác
- Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc
- Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi
- Trói chặt mồi rồi treo ở lưới một thời gian
- Nhện hút dịch lỏng ở con mồi
Nguồn: https://vungoi.vn/cau-hoi-21243#:~:text=hi%E1%BB%87n%20c
%C3%A1c%20t-,Khi%20r%C3%ACnh%20m%E1%BB%93i%2C%20n%E1%BA
%BFu%20c%C3%B3%20s%C3%A2u%20b%E1%BB%8D%20sa%20l
%C6%B0%E1%BB%9Bi%2C%20l%E1%BA%ADp,v%C3%A0o%20l
%C6%B0%E1%BB%9Bi%20m%E1%BB%99t%20th%E1%BB%9Di%20gian.

208. 4 giai đoạn vòng đời của loài ong là gì?


- Giai đoạn trứng
- Giai đoạn ấu trùng
- Giai đoạn nhộng
- Giai đoạn trưởng thành

- Nguồn: https://dietcontrung.health.vn/tin-tuc/vong-doi-cua-ong/

209. Bọ cạp có độc ở bộ phận nào?


Nọc độc của bọ cạp nằm ở đốt cuối cùng
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%8D_c%E1%BA
%A1p#:~:text=H%E1%BA%ADu%20m%C3%B4n%20c%E1%BB%A7a%20b
%E1%BB%8D%20c%E1%BA%A1p,%C4%91%E1%BB%91t%20n%C3%A0y
%20mang%20n%E1%BB%8Dc%20%C4%91%E1%BB%99c.

210. Giáp xác gây hại gì đến đời sống con người và các động vật khác?
- Truyền bệnh giun sán
- Kí sinh ở da và mang cá, gây cá chết hàng loạt
- Gây hại cho tàu thuyền và các công trình dưới nước
Nguồn: https://vungoi.vn/cau-hoi-21228#:~:text=Gi%C3%A1p%20x
%C3%A1c%20g%C3%A2y%20h%E1%BA%A1i%20%C4%91%E1%BA
%BFn,c%C3%A1c%20c%C3%B4ng%20tr%C3%ACnh%20d
%C6%B0%E1%BB%9Bi%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc.
211. Kitin là gì?
- Kitin hay chitin (C8H13O5N)n là một polymer chuỗi dài của một N-Acetylglucosamine, một dẫn
xuất của glucose, và được tìm thấy ở nhiều nơi trên khắp giới tự nhiên. Nó là một thành phần
đặc trưng của các thành tế bào của nấm, các khung xương của động vật chân đốt như động vật
giáp xác (ví dụ cua, tôm hùm và tôm) và côn trùng, các dải răng kitin của động vật thân mềm, và
các mỏ và vỏ bên trong của động vật thân mềm, bao gồm cả mực và bạch tuộc và trên vảy và
các mô mềm khác của cá và lissamphibia.[1] Cấu trúc của kitin là có thể so sánh được
với cellulose polisaccarit. Xét về chức năng, nó có thể được so sánh với protein keratin.
- Kitin cũng đã được chứng minh hữu ích cho nhiều mục đích y tế và công nghiệp. Trong vảy
cánh bướm, kitin thường được tổ chức thành các ngăn xếp các lớp nano-lớp hoặc gậy nano
bằng tinh thể nano kitin tạo ra màu sắc óng ánh khác nhau bởi sự giao thoa màng mỏng, cấu
trúc tương tự tương tự được làm từ chất sừng được tìm thấy trong các bộ lông chim có màu sắc
óng ánh.

- Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Kitin

212. Loài chân khớp có sải chân lớn nhất:


- Cua nhện
- Nguồn: https://vnexpress.net/loai-dong-vat-chan-khop-co-sai-chan-
lon-nhat-4454137.html

213. Lớp giáp xác có vai trò như thế nào đối với thiên nhiên và con người
Vai trò của giáp xác đối với thiên nhiên và con người
- Làm thực phẩm cho con người: tôm,cua,ghẹ....
- Làm thức ăn cho động vật khác: rận nước,chân kiếm,.....
- Mang lại giá trị cao về kinh tế: tôm, cua, ghẹ,...
- Làm đồ trang trí: vỏ tôm hùm,....
- - Tác dụng làm sạch môi trường nước.
Nguồn: https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=502596&q=L%E1%BB%9Bp
%20gi%C3%A1p%20x%C3%A1c%20c%C3%B3%20vai%20tr%C3%B2%20g
%C3%AC%3F%20%20Cho%20v%C3%AD%20d%E1%BB%A5

214. Ve có gây hại cho con người hay không?


- Có.
- Thông thường, khi ve “đáp” và bám vào da người, chúng sẽ hút máu và nằm
yên ở đó. Sau đó, vết đốt sẽ sưng nặng, gây đau đớn và cuối cùng là sốt cao.
Vết đốt này sẽ lan nhanh, gây dị ứng da và những vết đỏ mất thẩm mỹ. Đối
tượng dễ bị ve chó đốt nhất là trẻ em.
- Loài ve còn gây hại cho con người qua việc đốt, ký sinh trên da. Nước bọt của
chúng có độc tố gây hại. Chúng truyền độc vào cơ thể con người sau khi bám
vào da và đốt. Điều này gây viêm tấy trên da nghiêm trọng. Nếu không phát
hiện sớm, độc tố sẽ gây ra hội chứng liệt và khó nói, đau họng, khó thở cho
người lớn. Nếu là trẻ em dưới 2 tuổi, độc tố còn có khả năng gây hôn mê và
thậm chí tử vong.
- Nguồn: http://hanoipetcare.vn/tai-sao-lai-co-ve-cho-ran-cho/#:~:text=Lo
%C3%A0i%20ve%20c%C3%B2n%20g%C3%A2y%20h%E1%BA%A1i,t
%E1%BA%A5y%20tr%C3%AAn%20da%20nghi%C3%AAm%20tr%E1%BB
%8Dng.
215. Các gia đinh thường nuôi chó mèo vậy làm sao để ngăn chặn các con ve
đó?
1. Tắm cho chó thường xuyên với xà phòng
Việc tắm và vệ sinh cho chó trong thời tiết lạnh là tương đối khó khăn, thông
thường số lần tắm sẽ ít hơn. Nhưng đối với mùa hè, bạn nên tắm cho chó thường
xuyên (khoảng 2 ngày/lần). Việc này cũng là một cách diệt ve chó trong nhà hiệu
quả. Chú cún với bộ lông sạch và không bị hôi thì bọ chét cũng sẽ không thể ở lâu
được, hoặc chúng sẽ bị chết sau mỗi lần tắm. 
Khi bạn tắm cho chó, ve chó sẽ chạy đến những vùng lông khô và ở trên cao như
đỉnh đầu, tai. Nắm được đặc điểm này, bạn cần tắm cho chó với xà phòng từ trên
đỉnh đầu trước sau đó mới đến phần lưng, bụng và đuôi. Việc tắm cho chó đúng
cách sẽ giúp bạn tiêu diệt được nhiều ve chó và bọ chét hơn. 
2. Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ
Như đã nói ở trên, ve chó sẽ tìm những nơi khô, ấm và nhiều ánh nắng để đẻ trứng,
đặc biệt là ổ chó và những nơi chó thường nằm. Nếu chó nhà bạn đang bị ve chó
tấn công, đừng cho chúng lên sofa hoặc nơi sinh hoạt thường xuyên. 
3. Cách diệt ve chó bằng vỏ chanh, vỏ cam
Cách trị ve chó trong nhà này rất ít người biết. Bạn có thể thử, và kết quả chắc
chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên hơn rất nhiều. Cách làm như sau: Đun sôi nước cùng
với vỏ cam và vỏ chanh haowcj vỏ bưởi đều được. Sau đó, dùng nước này tắm cho
chó thường xuyên, ve chó và bọ chét sẽ biến mất. 
Hoặc có thể dùng nước sôi ngâm vỏ cam, bưởi qua đêm sau đó lấy nước này thỉnh
thoảng xịt cho chó. Nước này sẽ giúp cho chó bớt hôi và luôn thơm tho, nhờ thế
mà bọ chét hay ve chó đều biến mất.
4. Sử dụng các loại thuốc xịt để diệt ve chó trong nhà tận gốc
Nếu là người nuôi chó mèo lâu năm chắc hẳn bạn cũng đã biết đến một vài loại
thuốc trị ve rận cho thú cưng. Trên thị có nhiều loại thuốc giúp diệt ve chó hiệu
quả, các loại thuốc thường tác động lên hệ thần kinh hoặc hệ tiêu hóa của chúng,
khiến chúng không thể hút máu được từ vật chủ và chết.
Ngoài ra một số loại còn giúp ngăn chặn sự sinh sôi nảy nở của ve, rận và bọ chét.
Dùng thuốc xịt cũng là một cách diệt ve chó trong nhà, trị rận, bọ chét cho cún
cưng mà bạn nên thử.

Nguồn:
https://www.cleanipedia.com/vn/trong-nha/cach-diet-ve-cho-trong-nha-don-
gian-ma-hieu-qua-vo-cung.html

216. Thần kinh giác quan của giáp xác tập trung theo hướng nào?

- Thể hiện xu hướng tập trung theo chiều ngang- dọc.


- - Chuỗi hạch kép ở bụng. Mức độ tập trung khác nhau( tập trung cao ở cua).
- Não: Não trước( điều khiển mắt, tấm t/k nối 2 phần) Não giữa( đ/kh râu trong).
Não sau (đ/kh râu ngoài). Não trước, não sau và hạch ngực có t/b thần kinh
tiếttiết HM điều hòa quá trình lột xác, tạo giao tử phân tính, đổi màu: cơ quan
Y(điều khiển sinh trưởng và lột xác), cơ quan X(kìm hãm sinh trưởng , lột xác, sinh
sản , phân hóa giới tính và thay đổi màu sắc)
- Trung tâm liên hợp TK phức tạp : như thể cuống, thể trung tâm, cầu não trước ở
giáp xác lớn(tôm , cua..).
- Hệ TK giao cảm và giác quan: khá phát triển : Mắt đơn(nằm giữa gốc đôi râu I gồm
2-3 hốc mắt có thủy tinh thể ngoài và tế bào sắc tố ở đáy). Mắt kép có cấu tạo khá
phức tạp thường nằm trên cuống mắt. Bình nang. Lông xúc giác trên râu và các
phần phụ khác.
- Nguồn: https://hocday.com/-cng-ng-vt-hc-cu-nhng-c-im-cu-to-v-hot-ng-
sng-ca-ng-vt-nguyn-s.html?page=3

217. Mình thấy sẽ có các bạn trẻ mua nhện về làm thú cưng, vậy loài nhện đó
là gì? Có gây hại cho người hay không?
Đó là loài Nhện Tarantula
Chú Nhện này được trang bị lớp lông ngứa có tác dụng bảo vệ cơ thể làm kẻ thù
phải bỏ chạy gây ngứa ngáy và mẩn ngứa. Lớp lông ngứa này cũng có thể gây mù
nếu như bạn đưa những chú nhện Tarantula sát vào mắt. Tuy nhiên nếu như bạn
không đụng chạm vào chúng thì chúng cũng sẽ không tung lông ngứa về phía bạn.
Nguồn: https://phukienpet.vn/cach-nuoi-nhen-tarantula-cho-nguoi-moi-bat-dau

218. Phân biệt nhện cắn và rắn cắn:


- Rắn cắn và nhện cắn cho thấy sự khác biệt lớn giữa chúng. Rắn cắn xuyên
xa nhau, nói chính xác hơn, mỗi bên một bên môi dưới. Mặt khác, những con
nhện cắn xỏ được nhìn thấy cạnh nhau và điều đó cũng ở cùng một phía.
- Một con nhện góa phụ đen để lại hai dấu vết khi cô cắn. Thật thú vị khi lưu ý
rằng các dấu hiệu xuất hiện như dấu răng nanh đỏ. Có một loại nhện khác gọi
là nhện ẩn dật màu nâu. Khi nó cắn, điều bình thường là da chuyển sang
màu đỏ và cuối cùng xuất hiện một vết trắng.
- ad
- Đúng là vết cắn của rắn độc có thể gây tử vong. Mặt khác, vết cắn của nhện
không gây tử vong mọi lúc. Trong thực tế, nó có thể gây đau. Nhện rất giỏi
trong việc cung cấp những gì được gọi là độc tố. Mặc dù chúng có khả năng
cung cấp độc tố, nhưng chúng có thể không đưa chúng vào sâu trong da để
gây ra cái chết cho vấn đề đó.
- Thật thú vị khi lưu ý rằng một số vết cắn của nhện có thể gây viêm. Vết cắn
sau đó có thể phát triển thành vết cắn bị nhiễm mủ. Vì vết cắn là hành động
tiêm nọc độc qua miệng, có sự khác biệt về lượng nọc độc được tiêm bởi
nhện và rắn. Một con rắn được cho là tiêm nhiều nọc độc qua miệng hơn một
con nhện.
- Nguồn: https://vi.sawakinome.com/articles/health/difference-between-
snake-bites-and-spider-bites-2.html#:~:text=R%E1%BA%AFn%20c
%E1%BA%AFn%20xuy%C3%AAn%20xa%20nhau,c%C5%A9ng
%20%E1%BB%9F%20c%C3%B9ng%20m%E1%BB%99t%20ph
%C3%ADa.&text=M%E1%BB%99t%20con%20nh%E1%BB%87n
%20g%C3%B3a%20ph%E1%BB%A5,nh%C6%B0%20d%E1%BA
%A5u%20r%C4%83ng%20nanh%20%C4%91%E1%BB%8F.

219. Nhện giăng tơ như nào?


- Nhện từ vị trí của nó giương ra rất nhiều chân dài để kéo tơ dài ra phía trước.
Vậy là những sợi tơ nhện này xuôi theo gió bay bay, giống như mấy chiếc
dây thắt lưng mỏng trong suốt bay trong không trung. Sau đó, nó luôn dùng
chân để chạm vào điểm cố định của sợi tơ nhện.
- Bỗng nhiên, nó phát hiện trong đó có một sợi tơ không kéo nổi. Hóa ra một
đầu của sợi tơ bay bị gió thổi sang đối diện, và đã bị dính trên cành cây hoặc
đồ vật khác, do vậy cáp trời đã được mắc như vậy.
- Một biện pháp khác để mắc cáp trời là: đầu tiên nhện cố định tơ vào một
điểm, còn mình treo trên sợi tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó phần cuối bụng
vừa nhả tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây đối diện, đợi sau khi đến
được mục đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài thích hợp liền
cố định tơ lên trên điểm cố định mới, như vậy cáp trời cũng có thể dệt thành.
- Giống như cột nhà phải lớn một chút, nhện định ra sợi này là sợi chống đỡ
cho mạng nhện, đi đi về về lại dính lên mấy sợi tơ, biến nó thành một "dây
cáp" thô. Tiếp đó, phía dưới sợi cáp thô này lại mắc song song sợi cáp thứ
hai. Đợi sau khi hai sợi cáp mắc xong, thì nhện dệt thành một tấm mạng
nhện ở giữa hai sợi cáp thô này.
Nguồn: https://toploigiai.vn/qua-trinh-chang-luoi-o-nhen-bao-gom-cac-giai-
doan-sau

220. Một số thông tin về di chỉ của ngành chân khớp:


- Người ta cho rằng các động vật Ediacaran Parvancorina và Spriggina cách đây khoảng 555
triệu năm là các động vật chân khớp.[9][10][11] Các động vật chân khớp nhỏ có vỏ sống như
động vật hai mảnh vỏ đã được tìm thấy trong các lớp hóa thạch đầu kỷ Cambri từ 542 đến
540 triệu năm ở Trung Quốc.[12][13] Các hóa thạch bọ ba thùy tuổi Cambri sớm nhất là 530
triệu năm, nhưng lớp này đã từng khác đa dạng và phân bố toàn cầu. [14] Các cuộc kiểm tra
lại các hóa thạch trong đá phiến sét Burgess thập niên 1970 có tuổi 505 triệu năm đã xác
định có một số loài động vật chân đốt, một số loài trong có không thể xếp vào bất kỳ nhóm
nào đã từng được nhận dạng, và do đó đã nổ ra các cuộc tranh luận về sự bùng nổ kỷ
Cambri.[15][16][17] Hóa thạch của Marrella trong đá phiến sét Burgess Shale đã cung cấp bằng
chứng rõ ràng sớm nhất về sự lột xác.[18]
- Các hóa thạch giáp xác sớm nhất có tuổi khoảng 514 triệu năm trong kỷ Cambri,
[19]
 và tôm hóa thạch có tuổi khoảng 500 triệu năm.[20] Hóa thạch giáp xác thường được tìm
thấy từ kỷ Ordovic trở về sau.[21] Chúng hầu hết sống hoàn toàn trong nước, có thể do chúng
chưa bao giờ phát triển các hệ bài tiết để bảo tồn nước.[22]
- Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng_v
%E1%BA%ADt_Ch%C3%A2n_kh%E1%BB%9Bp

221. Một số lkoaif và nơi phân bố của bộ đuôi kiếm


- Bộ Đuôi kiếm (Xiphosura) là một bộ trong phân ngành động vật chân kìm (Chelicerata), bao
gồm 4 loài thuộc Họ Sam (Limulidae) và một lượng lớn các dòng dõi đã tuyệt chủng. Các loài
còn sinh tồn hiện nay là sam đuôi tam giác, so (sam nhỏ), sam Mỹ và sam lớn; trong đó, tại Việt
Nam thường gặp 2 loài là sam đuôi tam giác và so. Nhóm này gần như không thay đổi gì nhiều
trong hàng triệu năm; các loài sam hiện nay trông gần giống như các loài/chi tiền sử, chẳng hạn
như chi Mesolimulus thuộc kỷ Jura, và vì thế chúng được coi là các hóa thạch sống.
- Xiphosura thông thường hay được đặt như là một bộ trong lớp Miệng đốt (Merostomata) hay
còn gọi là lớp Giáp cổ (Palaeostraca), bao gồm thêm cả nhóm bò cạp biển (nay là
lớp Eurypterida)

- Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_%C4%90u
%C3%B4i_ki%E1%BA%BFm#Ph%C3%A2n_lo%E1%BA%A1i

222. Tơ nhện có bền không?


- Tơ nhện rất bền, bền gấp 5 lần thép
- Nguồn: https://tuoitre.vn/vi-sao-to-nhen-mong-nhung-manh-hon-thep-
20181121100116789.htm

223. Trên tôm thường có gai và nếu ăn vào dinh phải sẽ bị ngứa và sưng môi
đó là do đâu?
Do cơ địa của người dùng không tương thích với protein trong thịt tôm. Do đó,
khi tiêu thụ, cơ thể đã xem lượng protein đó như là một loại protein gây hại cho
cơ thể. Từ đó, cơ thể sản sinh ra các kháng thể để chống lại các protein này.
Trong quá trình hệ miễn dịch kháng lại các protein trong thịt tôm, cơ thể cũng
sản xuất ra một lượng histamin. Chúng gây ra những triệu chứng khó chịu ở da,
ống tiêu hóa,… Người ta gọi những triệu chứng trên da, trong ống tiêu hóa này
là “dị ứng” với tôm.
Nguồn: https://thuocdantoc.vn/benh/di-ung-tom#:~:text=Nh%E1%BB%AFng
%20d%E1%BA%A5u%20hi%E1%BB%87u%20d%E1%BB%8B%20%E1%BB
%A9ng,(thu%E1%BB%99c%20nh%C3%B3m%20h%E1%BA%A3i%20s
%E1%BA%A3n).

224. Nêu vai trò thực tiễn của ngành chân khớp?
Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên
chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn.
- Làm thực phẩm như:  tôm, cua, ...
- Thụ phấn cho cây trồng như: ong, bướm, ...
- Bắt sâu bọ có hại như: nhện, bọ cạp, ...
- Nguyên liệu làm mắm như: tôm, tép, ....
- Xuất khẩu như: tôm hùm, tôm sú, ...
Nguồn: https://toploigiai.vn/vai-tro-cua-nganh-chan-khop

225. Nọc độc của bọ cạp là như thế nào? Độc như thế nào?
Tất cả các loài bọ cạp đều có độc
- Ngoài loài Hemiscorpius lepturus có nọc độc hại tế bào, tất cả các loài bọ
cạp khác đều có độc làm hủy thần kinh. Những độc tố ảnh hưởng đến thần
kinh này chứa một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Bọ cạp dùng nọc
độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi; hành động này khá nhanh và
hiệu quả.
- Nọc độc của đa số loài bọ cạp vô hại đối với con người, tuy nhiên nó có thể
gây ra các phản ứng khác như đau, tê cứng hay sưng phồng. Một vài loài bọ
cạp, chủ yếu trong họ Buthidae có thể gây nguy hiểm tới con người. Những
loài bọ cạp nguy hiểm nhất là Leiurus quinquestriatus - có nọc độc mạnh
nhất trong họ Buthidae, và các loài trong
chi Parabuthus, Tityus, Centruroides, đặc biệt là Androctonus - cũng có nọc
độc mạnh. Loài bọ cạp giết người nhiều nhất là Androctonus australis, hoặc
loài bọ cạp đuôi béo Bắc Phi. Nọc độc của Androctonus australis chỉ bằng
một nửa so với Leiurus quinquestriatus, nhưng người bị nó chích có thể chết.
Bọ cạp thật ra không đủ nọc để giết chết một người trưởng thành khỏe
mạnh. Một vài người bị dị ứng với bọ cạp có thể chết nhanh hơn. Triệu
chứng đơn giản nhất sau khi bị bọ cạp chích là chỗ đau tê cứng trong vài
ngày. Bọ cạp nói chung khá nhút nhát nên chúng chỉ chích khi bắt mồi hay
tự vệ. Trong trường hợp nguy hiểm, bọ cạp thường bỏ chạy hoặc đứng yên.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%8D_c%E1%BA%A1p#N
%E1%BB%8Dc_%C4%91%E1%BB%99c

226. Các đốt trên cơ thể của ngành chân khớp như thế nào?
- Các đốt này có sự tập trung đốt, phân đốt dị hình và đồng hình
- Nguồn giáo trình trang 249

227. Các đốt này trên các cơ thể loài khác có giống nhau không?
- Không giống nhau vì có loài tập trung đốt như nhện, có loài thì phân đốt
đồng hình như rết, cuốn chiếu,...
- Nguồn giáo trình 248,249.

228. Các loài nhện nước có thể di chuyển trên nước là do bộ phận cơ thể
nào?
- Nhện nước có những chiếc chân dài, mảnh khảnh khiến cho nhện nước dễ dàng
đi lại trên cạn và trên mặt nước. Quanh chân của nhện nước có hàng nghìn sợ
lông tí hon, mỗi sợi dài khoảng 50 micromet. Các sợi lông này xù ra thành
chùm tơ cực nhỏ, bắt không khí vào bên trong, tạo ra lớp đệm ngăn cách chân
với mặt nước, đồng thời làm tăng sức nổi của con vật.
- Chính lớp đệm khí này cũng giúp nhện nước di chuyển nhanh chóng và lấy lại
thăng bằng trên mặt nước, ngay cả khi thời tiết không mấy thuận lợi như mưa
bão...
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BB%87n_n%C6%B0%E1%BB
%9Bc#:~:text=%C4%90%E1%BA%B7c%20%C4%91i%E1%BB%83m-,Di
%20chuy%E1%BB%83n,s%E1%BB%A3i%20d%C3%A0i%20kho%E1%BA
%A3ng%2050%20micromet.

229. Nêu vai trò thực tiễn của loài nhện?


Lợi ích:
- Làm thức ăn cho con người như bọ cạp
- Bắt các loài sâu bọ
Ngoài ra thì cũng có một số loài gây hại như ve bét,..

230. Cách phòng chống các loài ve kí sinh?


- Tắm cho thú cưng thường xuyên với xà phòng
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ
- Cách diệt ve bằng vỏ chanh, vỏ cam
- Sử dụng các loại thuốc xịt để diệt ve trong nhà tận gốc
- Trị ve bằng muối
- tiêu diệt ve chó dân gian bằng dầu hỏa
- Trồng các loại cây diệt ve
Nguồn: https://www.cleanipedia.com/vn/trong-nha/cach-diet-ve-cho-trong-nha-
don-gian-ma-hieu-qua-vo-cung.html

231. Trong công nghiệp nông nghiệp nước ta, người dân làm cách gì để
phòng chống các loài sâu bọ gây hại mùa màng?
- Luân canh, xen canh cây trồng: Trong khi thực hiện luân canh, thay đổi
luân phiên các loại cây trồng trên đồng ruộng sẽ tạo ra khả năng ngăn
ngừa được sự tích lũy của sâu bệnh. Đối với những loài sinh vật chỉ
chuyên gây hại trên một loài cây (hoặc một số giống cây), khi gặp các
loài cây trồng hoặc giống cây trồng khác, chúng không thể phát triển
được, cho nên bị chết nhiều.
- Cơ cấu cây trồng và bố trí phân bố cây trồng trên đồng ruộng: Khi gặp
điều kiện thuận lợi, các loài sinh vật gây hại cho cây phát triển mạnh,
chúng sinh sản hàng loạt và tạo thành các trận dịch. Đối với từng loại
sinh vật gây hại, không phải loài cây nào cũng dùng làm thức ăn được,
mà chúng chỉ có thể dùng những loài cây nhất định làm thức ăn. Vì vậy,
khi trên đồng ruộng có nhiều loài cây khác nhau, sự phát triển của loài
sâu bệnh gây hại sẽ gặp trở ngại khi chúng gặp loài cây không dùng làm
thức ăn được.
- Không trồng những loài cây có họ hàng gần nhau có cùng những đặc tính
giống nhau, ở sát cạnh nhau, vì như vậy các loài sinh vật gây hại có thể
từ loài cây này lan sang loài cây kia để gây hại. Ví dụ: Không trồng khoai
tây bên cạnh cây cà chua để tránh sự lây lan của bệnh mốc sương, không
trồng đỗ tương gần đỗ trắng để tránh lây lan bệnh gỉ sắt …
- Chế độ làm đất: Cày phơi ải, cày lật gốc rạ, tiêu diệt tàn dư cây trồng và
diệt cỏ dại trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc diệt trừ các loài
sinh vật gây hại sống và tồn tại trong đất. Cày lật đất lên làm cho ánh
sáng mặt trời trực tiếp tiêu diệt một số loài sinh vật gây hại được đưa từ
các lớp đất dưới sâu lên trên mặt đất.
- Thời vụ gieo trồng: Tạo nên sự lệch pha và tình trạng không thật thuận
lợi đối với sự phát triển của các loài gây hại; làm giảm mức độ gây ô
nhiễm cho môi trường. Bố trí hợp lý thời vụ còn tạo thêm điều kiện để sử
dụng tốt tài nguyên khí tượng thủy văn, phân bố lao động đều theo thời
gian và khai thác tốt tiềm năng đất đai.

Nguồn: https://sonongnghiep.sonla.gov.vn/1296/31332/59845/422800/ky-
thuat-chan-nuoi-canh-tac/bien-phap-ky-thuat-canh-tac-phong-tru-sau-benh-
trong-nong-nghiep-sach

232. Mắt kép là như thế nào?


Mắt kép là sản phẩm riêng của chân khớp. mỗi mắt kép gồm nhiều ô mắt, có thể
đến hang nghìn. Mỗi ô mắt gồm một phần màng sừng trong suốt, hình lục lăng
ở ngoài, bên dưới là thủy tinh thể hình côn, cả hai tạo thành bộ phận thấu kính
của ô mắt. bên trong là trùm tế bào màng lưới có chức năng cảm quan liên hệ
với trung tâm thần kinh thị giác.
Nguồn: giáo trình trang 252

233. Tại sao loài Sam lại có máu màu xanh? Máu đó khác với chúng ta như
thế nào?
Máu sam biển vì vậy có màu xanh đặc trưng nhờ hemocyanin (cùng với
nguyên tố đồng)

234. Vì sao gọi trùng ba thùy là nhóm chỉ thị địa tầng tốt?
Một bậc hay một tầng động vật là đơn vị chia nhỏ của các lớp đá được sử dụng
chủ yếu là các nhà cổ sinh vật học khi nghiên cứu về các hóa thạch hơn là
các nhà địa chất khi nghiên cứu về các thành hệ đá. Thông thường, một tầng
động vật sẽ bao gồm một hệ đá có chứa các loại hóa thạch tương tự nhau. Tại
đây có một hoặc một số hóa thạch chỉ dẫn nói chung là phổ biến, dễ dàng nhận
ra và chỉ giới hạn trong một hay nhiều nhất là vài tầng. Vì vậy, ví dụ như một
nhà cổ sinh vật học Bắc Mỹ tìm thấy các mảnh vỡ của bọ ba thùy Olenellus thì
ông ta có thể xác định được lớp đá chứa nó thuộc về tầng Waucoban trong khi
các mảnh vỡ của bọ ba thùy ra đời muộn hơn.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%ADc_(%C4%91%E1%BB
%8Ba_t%E1%BA%A7ng)

235. Nhờ đâu mà hóa thạch trùng ba thùy có thể tồn tại tới ngày nay?
- Hóa thạch trùng ba thùy có thể giữ đến ngày nay bởi vì xác chết của nó
sau khi lắng xuống đáy biển bị cát phủ lấp, cát trong những niên đại địa
chất sau đó sẽ biến thành đá vôi (limestone) hoặc đá phiến (schist),
những vật liệu trầm tích (sediment) nhỏ không dễ làm tổn hại đến xác.
- Hơn nữa chúng có bộ xương ngoài dễ hóa thạch và rất nhiều hóa thạch bọ
ba thùy đã được tìm ra

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%8D_ba_th%C3%B9y

236. Kể tên một số loài và nơi phân bố thuộc bộ đuôi kiếm còn tồn tại.
- Sam đuôi tam giác: thường gặp ở Việt Nam, Trung Quốc
- So: thường gặp ở Việt Nam, Trung Quốc
- Sam Mỹ: thường được tìm thấy ở vịnh Mexico và dọc theo bờ Đại Tây
Dương của Bắc Mỹ
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_%C4%90u
%C3%B4i_ki%E1%BA%BFm
237. Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có lợi gì không?
- Tập tính đó có ý ngĩa như việc mẹ bảo vệ con. Khi nó ôm trứng thì dễ đem
trứng theo và hạn chế sự nguy hiểm cho trứng.
- Nguồn: https://vungoi.vn/ly-thuyet/tom-song-1597.html#c4

238. Nêu tác hại và lợi ích của nhện.


Lợi ích:
- Khai thác làm thực phẩm.
- Làm vật trang trí.
- Săn bắt sâu bọ có hại.
Tác hại:
- Kí sinh hút máu người và động vật.
- Cái ghẻ gây bệnh ghẻ.
- Ve bò kí sinh ở da trâu, bò.

239. Canxi có ở vỏ tôm có thực sự có tác dụng cung cấp canxi cho người
không?

- Vỏ tôm không chứa hoặc chứa cực kì ít canxi. Thành phần chính của vỏ
tôm là kitin.
- Nguồn: https://ihr.org.vn/vo-tom-co-canxi-khong-9560.html#:~:text=Tr
%C3%AAn%20th%E1%BB%B1c%20t%E1%BA%BF%2C%20v
%E1%BB%8F%20t%C3%B4m%20c%C3%B3%20th%C3%A0nh
%20ph%E1%BA%A7n%20ch%C3%ADnh%20l%C3%A0,hy%20v
%E1%BB%8Dng%20b%E1%BB%95%20sung%20canxi.

240. Nêu công dụng của tơ nhện.


Ứng dụng trong y học

Mạnh hơn thép và dẻo dai hơn dây cao su, tơ nhện có rất nhiều ứng dụng tiềm tàng
trong y khoa. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số ứng dụng của tơ nhện trong lĩnh vực y
học như sau:

1. Da nhân tạo: Phát triển da nhân tạo để cứu chữa những nạn nhân bỏng là nhiệm
vụ hết sức khó khăn cho các nhà khoa học. Để làm được điều đó, người ta cần đến
một loại vật liệu đặc biệt để làm nền cho mô da khỏe mạnh có thể ghép vào thân
người. Collagen hay sợi tổng hợp là vật liệu tiêu biểu được sử dụng để làm nền
phát triển mô da nhân tạo, song loại vật liệu này yếu và không phân hủy sinh học
đủ nhanh để chữa lành vết thương do bỏng - theo nhóm nhà nghiên cứu ở Đại học
Y khoa Hannover, Đức.

Tuy nhiên, trong một thí nghiệm được tiến hành vào cuối năm 2011, nhóm nghiên
cứu đã thu thập được tơ từ loài nhện gọi là orb weaver có kiểu dệt lưới mạng rất
phức tạp và dệt những sợi này thành mạng lưới chéo trên một khung thép. Sau khi
nuôi mạng lưới bằng các tế bào tạo da và dưỡng chất, nhóm nhà nghiên cứu có
được một lớp da hình thành trên mạng lưới. Nhóm nhà khoa học Đức giải thích,
sức mạnh, độ dẻo dai và tính phân hủy sinh học của loại tơ này rất lý tưởng để phát
triển da nhân tạo chữa lành vết thương do bỏng.
2. Băng vết thương hiệu quả hơn: Tơ nhện được sử dụng làm băng vết thương qua
nhiều thế kỷ. Ngoài việc cung cấp khung nền tốt để phát triển da nhân tạo, tơ nhện
còn giúp tái tạo các mô khác, như là các neuron (tế bào thần kinh) và mạch máu.
Thậm chí một số loại tơ nhện còn có tính năng chống vi trùng hữu hiệu giúp chữa
lành vết thương nhanh hơn.

3. Túi khí chống va đập ít gây sốc hơn: Giáo sư Randy Lewis ở Đại học bang Utah
(Mỹ) cho biết, hiện nay đã có một vài công ty bày tỏ mối quan tâm nghiên cứu chế
tạo túi khí từ vật liệu composite tạo ra từ tơ nhện. Giáo sư Lewis giải thích: "Tơ
nhện có khả năng hấp thu lực. Không giống như loại túi khí bình thường, túi khí
bằng tơ nhện sẽ bao bọc thân người tài xế tương tự như mạng nhện".

4. Dây chằng đàn hồi cao: Bong gân mắt cá chân không đến nỗi gì, song những vết
rách trầm trọng hơn - như trường hợp dây chằng chữ thập trước (ACL) bị xé rách -
đòi hỏi phải phẫu thuật để thay thế dây chằng bằng gân cắt ra từ phần khác của cơ
thể. Giáo sư Lewis cho rằng, tơ nhện có thể là một giải pháp lựa chọn khả thi.
Trong thời gian  tới, nhóm nhà nghiên cứu của Giáo sư Lewis hy vọng sẽ dệt các
protein tơ nhện lấy từ sữa dê biến đổi gene thành dây chằng nhân tạo.

5. Chỉ khâu phẫu thuật: Phần đông bác sĩ phẫu thuật sử dụng chỉ y khoa hay tơ tằm
để khâu vết thương, nhưng người ta nhìn thấy triển vọng loại chỉ khâu bằng tơ
nhện hiệu quả hơn và có ưu điểm là mảnh hơn rất nhiều. Lewis giải thích: điều cực
kỳ quan trọng đối với phẫu thuật mắt hay thần kinh, đó là bác sĩ rất cần loại chỉ
khâu cực kỳ mảnh. Tơ nhện đáp ứng được yêu cầu này.
Nguồn: https://www.hoanmysaigon.com/to-nhen-va-nhung-ung-dung-trong-y-
hoc.html

241. Ở một số loài nhện có hiện tượng con cái ăn thịt con đực sau khi giao
phối. Tại sao?
Nhện đực là một loại thực phẩm hoàn hảo, gần gũi với nhu cầu dinh dưỡng của
nhện cái nên nó mới thu hút nhện cái ăn thịt chúng.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%82n_th%E1%BB%8Bt_b%E1%BA
%A1n_t%C3%ACnh#:~:text=Nh%E1%BB%87n%20c%C3%A1i%20%C4%83n
%20th%E1%BB%8Bt%20nh%E1%BB%87n,nh%E1%BB%87n%20c%C3%A1i
%20%C4%83n%20th%E1%BB%8Bt%20ch%C3%BAng.
242. Nhện nước di chuyển trên nước bằng cách gì?
- Liên kết hiđro giữa các phân tử nước trên bề mặt nước và giữa các phân
tử nước trên bề mặt và lớp nước bên dưới tạo ra sức căng bề mặt cho
nước.
- Chân của con nhện nước gồm các chất kị nước (không phân cực), phân tử
các chất này đẩy nước khiến cho chân của nhện nước không bị nước bao
bọc và tụt xuống dưới nước. Vì vậy chúng có thể di chuyển trên bề mặt
nước mà không làm vỡ bề mặt nước.
Nguồn: https://vovankienthuc.com/blog/vi-sao-nhen-co-the-di-chuyen-
tren-be-mat-nuoc.28

243. Máu sam có công dụng gì không?


- Theo CNN, các nhà khoa học phát hiện dòng máu xanh của loài sam (người phương
Tây gọi là cua móng ngựa) có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn độc hại.
- Sinh vật có từ thời cổ đại này sống ở các vùng biển cạn, nơi có rất nhiều vi khuẩn sinh
sôi nảy nở. Sam không có hệ miễn dịch, nhưng có một cơ chế phòng vệ đặc biệt để
chống vi khuẩn. Khi đối mặt với vi khuẩn độc hại, tế bào amip trong máu sam phát hiện
và làm tê liệt chúng, không cho chúng lây lan. 

Nguồn: https://tuoitre.vn/mau-sam-dem-lai-su-song-643009.htm

244. Tại sao nhện không bị dính vào tơ của chính nó?
- Không phải tất cả các sợi tơ nhện đều có chất dính. Chỉ có các sợi xoắn ốc
mới mang chất kết dính, còn sợi tơ xung quanh trung tâm màng tơ thì lại
không hề bị dính. Vì vậy, loài nhện khi giăng tơ đã ghi nhớ và sử dụng các
sợi tơ này như con đường để đi xung quanh màng tơ mà không lo bị mắc kẹt
trong đó.
- Đầu tiên, các chân được bao phủ bởi hàng trăm sợi lông nhỏ để giảm diện
tích bề mặt mà lưới có thể dính vào. Thứ hai, loài nhện sử dụng các kĩ thuật
di chuyển rất khéo léo khiến cho chỗ mạng bị mắc có thể trượt ra một cách
dễ dàng. Thứ ba, các sợi lông ở trên chân loài nhện được bao phủ bởi một
lớp hóa chất đặc biệt để lớp dính trên lưới ít bị bám vào.

Nguồn: https://docbao.vn/hoi-dap/tai-sao-loai-nhen-lai-khong-bi-mac-vao-luoi-
cua-chinh-minh-tintuc673793#:~:text=Ch%E1%BB%89%20c%C3%B3%20c
%C3%A1c%20s%E1%BB%A3i%20xo%E1%BA%AFn,b%E1%BB%8B
%20m%E1%BA%AFc%20k%E1%BA%B9t%20trong%20%C4%91%C3%B3.

245. Nêu các hoocmon tham gia vào quá trình lột xác.
Các hoocmon tham gia vào quá trình lột xác là: ecdysone, hoocmon corpora
allata
Nguồn: giáo trình trang 250,251

246. Cách phân biệt sam và so. Nếu như ăn nhầm con so thì sẽ gây ra hậu
quả gì?
- Để phân biệt con sam và con so, chúng ta có thể dựa vào một vài đặc
điểm như sau:
 Môi trường sống
Sam thường sống ở các dải cát có thủy triều cao trong khi so thích sống
ở các lạch nước ngọt.
 Kích thước
Sam thường có kích thước lớn hơn con so, con trường thành dài khoảng 17 -
34cm và nặng khoảng 3,8kg, sam đực nhỏ hơn và chỉ nặng bằng nửa sam cái.
Sam có vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt, dưới bụng có tám chân càng nhỏ.
So nhỏ hơn sam, thường dài từ 20 - 25cm và nặng dưới 1kg, toàn thân màu
xanh nâu đậm.
 Đuôi
Cách phân biệt đuôi con sam và đuôi con so
Điểm khác nhau nổi bật nhất giữa sam và so đó là đuôi.
Đuôi con sam khi cắt ngang có tiết diện hình tam giác, 3 cạnh chụm lại kéo dài
đến tận cuối đuôi, ở đỉnh tam giác có gai nhọn như lưỡi cưa.
Ngược lại đuôi so có tiết diện tròn hoặc bầu dục khi cắt ngang và không hề có
gai nhọn.
 Di chuyển
Con sam khi di chuyển thường đi theo cặp, sam đực bám lên lưng con cái
Con sam khi di chuyển thường đi theo cặp, sam đực bám lên lưng con cái. So
thường đi đơn lẻ, tuy nhiên vào mùa giao phối so đực và cái có thể đi cùng
nhau, nên chú ý kĩ điều này.
- Tác hại khi ăn nhầm con so
 So biển chứa chất Tetrodotoxins cực kì nguy hiểm. Chất này chủ yếu tập
trung ở buồng trứng của chúng, vì vậy vào mùa sinh sản, chất độc càng
lan rộng và trở nên nguy hại hơn.
 Tetrodotoxins là chất độc gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có nguy cơ
cao dẫn đến tử vong. Người trúng phải Tetrodotoxins vì ăn thịt so sẽ
bị nôn, khó thở, đau bụng và môi bắt đầu tê cứng. Nếu để lâu, chất độc
thấm dần sẽ gây ức chế thần kinh, suy hô hấp, không kịp thời cứu chữa
có thể tử vong.

247. Châu chấu gây hại gì trong nông nghiệp ?


- Châu chấu chủ yếu sống trên rừng vầu, nứa và tre, chúng ăn trụi lá làm cho
cây trơ cành, khô héo và chết. Khi hết thức ăn chúng sẽ di chuyển đến phá
hại trên các cây trồng khác như ngô, lúa, cỏ chăn nuôi... 
- Nguồn: https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=518269&q=ch%C3%A2u
%20ch%E1%BA%A5u%20c%C3%B3%20h%E1%BA%A1i%20g
%C3%AC%20%C4%91%E1%BB%91i%20v%E1%BB%9Bi%20s
%E1%BA%A3n%20xu%E1%BA%A5t%20n%C3%B4ng%20nghi
%E1%BB%87p%20.%20n%C3%AAu%20c%C3%A1ch%20ph%C3%B2ng
%20ch%E1%BB%91ng%20%C4%91%E1%BA%A1i%20d%E1%BB
%8Bch%20ch%C3%A2u%20ch%E1%BA%A5u

248. Nêu giá trị dinh dưỡng của sam.


Theo đông y, thịt sam (hậu nhục - PV) có vị mặn, tính bình, có tác dụng sát
trùng. Vỏ sam (hậu giáp hay hậu xác) có vị hơi cay mặn, tính vị và tác dụng
như thịt sam. 
Nguồn: https://cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-hinh-su/San-sam-chua-benh-
i359644/#:~:text=Nhi%E1%BB%81u%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20gi
%E1%BA%A3i%20th%C3%ADch%20s%E1%BB%9F,m%C3%B4i%20tr
%C6%B0%E1%BB%9Dng%20nhi%E1%BB%81u%20m%E1%BA%A7m
%20b%E1%BB%87nh.
249. Cách để điều trị ve cho thú cưng?
- Tắm cho thú cưng thường xuyên bằng xà phòng
- Giữ gìn vệ sinh nơi ở sạch sẽ
- Sử dụng các loại thuốc diệt ve
- Trị ve bằng muối
- Trồng các loại cây diệt ve
- Trị ve bằng long não
- Sử dụng hàn the
- …
Nguồn: https://www.cleanipedia.com/vn/trong-nha/cach-diet-ve-cho-trong-nha-
don-gian-ma-hieu-qua-vo-cung.html

250. Vì sao phổi sách được gọi là dạng biến đổi của mang sách?
Phổi sách là phổi mà bên trong có các tấm xếp chồng lên nhau như nhũng trang
sách. Phổi sách được coi là dạng biến đổi của mang sách khi tổ tiên của hình
nhện chuyển lên sống cạn, còn thấy rõ trong phát triển phôi của nhện phổi
Nguồn : Giáo trình trang 255.

251. Cơ quan bài tiết của tôm nằm ở đâu?


Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở gốc của đôi râu thứ hai, cơ thể tôm có 2
phần, đó là phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu – ngực) và phần bụng,
giáp đầu – ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin.

252. Loài nhện nào độc nhất trên thế giới hiện nay? Có cách nào để chữa trị
vết cắn của nó không?
Nhện lang thang Brazil được Kỷ lục Guinness công nhận là loài nhện độc nhất
thế giới. Nọc độc của nó là kết quả của sự pha trộn phức tạp giữa nhiều loại độc
tố khác nhau, nó tác động lên thần kinh, gây ra các triệu chứng tê liệt, phù nề,
ngạt thở và cuối cùng là chết.
Đã có thuốc kháng nọc độc giúp làm giảm các triệu chứng
Nguồn: https://quantrimang.com/10-loai-nhen-doc-dang-so-nhat-voi-con-nguoi-
174452#:~:text=Nh%E1%BB%87n%20lang%20thang%20Brazil
%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c,v%C3%A0%20cu%E1%BB%91i%20c
%C3%B9ng%20l%C3%A0%20ch%E1%BA%BFt.

253.
254. Nêu quá trình chăng tơ ở nhện.
- Nhện từ vị trí của nó giương ra rất nhiều chân dài để kéo tơ dài ra phía
trước. Vậy là những sợi tơ nhện này xuôi theo gió bay bay, giống như
mấy chiếc dây thắt lưng mỏng trong suốt bay trong không trung. Sau đó,
nó luôn dùng chân để chạm vào điểm cố định của sợi tơ nhện.
- Bỗng nhiên, nó phát hiện trong đó có một sợi tơ không kéo nổi. Hóa ra
một đầu của sợi tơ bay bị gió thổi sang đối diện, và đã bị dính trên cành
cây hoặc đồ vật khác, do vậy cáp trời đã được mắc như vậy.
- Một biện pháp khác để mắc cáp trời là: đầu tiên nhện cố định tơ vào một
điểm, còn mình treo trên sợi tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó phần cuối bụng
vừa nhả tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây đối diện, đợi sau khi
đến được mục đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài thích
hợp liền cố định tơ lên trên điểm cố định mới, như vậy cáp trời cũng có
thể dệt thành.
- Giống như cột nhà phải lớn một chút, nhện định ra sợi này là sợi chống
đỡ cho mạng nhện, đi đi về về lại dính lên mấy sợi tơ, biến nó thành một
"dây cáp" thô. Tiếp đó, phía dưới sợi cáp thô này lại mắc song song sợi
cáp thứ hai. Đợi sau khi hai sợi cáp mắc xong, thì nhện dệt thành một tấm
mạng nhện ở giữa hai sợi cáp thô này.
Nguồn: https://toploigiai.vn/qua-trinh-chang-luoi-o-nhen-bao-gom-cac-giai-
doan-sau

255. Nêu giá trị dinh dưỡng của tôm.


Tôm có nhiều lợi ích sức khỏe vì là một nguồn vitamin, khoáng chất
và protein phong phú, giúp thúc đẩy sức khỏe tim mạch và trí não. Mặc dù tôm
có cholesterol cao, nhưng không tác động tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí còn
giúp giảm lượng chất béo trung tính và cholesterol xấu LDL của bạn.
Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/thanh-
phan-dinh-duong-cua-tom/#:~:text=Gi%C3%A1%20tr%E1%BB%8B%20dinh
%20d%C6%B0%E1%BB%A1ng%20c%E1%BB%A7a%20t%C3%B4m%20c
%C3%B3%20nhi%E1%BB%81u%20l%E1%BB%A3i
%20%C3%ADch,cholesterol%20x%E1%BA%A5u%20LDL%20c%E1%BB%A7a
%20b%E1%BA%A1n.

256. Khi bị bò cạp cắn thì ta sẽ bị như thế nào và cần phải xử lý ra sao?
- Khi bị bọ cạp cắn có thể gây triệu chứng toàn thân như sốt, lạnh, nôn, ban
da, ngứa, vàng da, co cứng cơ, đau chuột rút, cứng cả một vùng, nhiễm
khuẩn.
- Khi bị bọ cạp cắn cần làm sạch vết thương, sát trùng tại vết chích bằng
Povidine 10% hoặc cồn 70 độ, chườm lạnh để giảm sưng. Uống thuốc giảm
đau như aspirin, paracetamol... và thuốc kháng histamin H1 làm dịu như
phenergan, chlorpheniram, diphenhydramine.
Nguồn: https://tuoitre.vn/lam-gi-khi-bi-bo-cap-can-524453.htm#:~:text=Ch
%C3%BAng%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20g%C3%A2y%20tri
%E1%BB%87u,s%C4%A9%20kh%C3%A1m%20v%C3%A0%20x%E1%BB
%AD%20l%C3%BD.
257. Khi bị ve bét kí sinh, ta cần làm gì?
- Hãy dùng nhíp gắp ra nhẹ nhàng để loại bỏ chúng sớm. Lưu ý, kẹp chắc ở
càng gần miệng con vật càng tốt, sau đó kéo từ từ ra khỏi da.
- Cố gắng không bóp cơ thể con vật để tránh máu trong người nó dính vào
máu. Không xoắn hoặc giật nhíp khi gắp, vì nếu bạn làm đứt cơ thể của
chúng, sẽ để lại một phần bọ ve trên da. Khi bạn đã loại bỏ bọ ve, hãy rửa
vùng da bị cắn và tay của bạn bằng xà phòng và nước, sau đó thoa kem
dưỡng da sát trùng. Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng - như mẩn đỏ, rỉ dịch, sờ
vào thấy ấm..., hãy đưa đến bác sĩ.

258. Con người thường ngâm bọ cạp để làm rượu có tốt hay không? Có cần
sơ chế bọ cạp nào trước khi ngâm không? Nếu có thì sơ chế như thế nào?
Sử dụng đúng cách và đúng liều lượng thì có thể dùng để điều trị rất hiệu quả các
bệnh thấp khớp, viêm mãn tính, liệt nữa người, tê bì chân tay, đột quỷ, uốn ván,
sưng độc không rỏ nguyên nhân, Động kinh, người co quắp, bị cấm khẩu miệng
méo; Bán thân bất toại, thiên đầu thống, Đau lưng nhức mỏi,phục hồi nguyên
khí,tăng cường sinh lực,ấm tỳ bổ vị,…
Cách sơ chế:
Bước 1: Hòa tan 300 - 500g muối với 3 lít nước vào nồi. Đổ bọ cạp sống vào ngâm
từ 3 - 4 tiếng .Sau đó phơi ráo tránh ánh nắng trực tiếp.Vì nếu bạn mang ra phơi
nắng có muối sẽ dễ bị kết tinh không dùng ngâm rượu được (nên chú ý )
Bước 2 : Lấy bình ngâm gốm sứ rửa sạch sẽ mang để ráo nước.Hoặc dùng khăn
sạch để lau khô bên trong.Điều lưu ý khi chọn bình ngâm rượu nên chọn bình
ngâm gốm sứ Bát Tràng chính gốc mới có công dụng tốt khi ngâm rượu bọ cạp
sống.
 Bước 3: Khi bọ cạp đã được phơi khô ráo bạn mang đi ngâm muối một lần
nữa.Nhưng lần tiếp theo chỉ ngâm trong vòng nửa tiếng đồng hồ rồi mang để ráo
trong bóng râm .
 Bước 4 : Công đoạn cuối cùng khi bọ cạp đã được ráo nước bạn cho bọ cạp sống
vào bình ngâm gốm sứ sau đó đổ rượu vào.Đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo,
thoáng mát, tránh ánh nắng.Thời gian ngâm trong vòng 20 ngày trở lên bạn mới
được mang ra sử dụng.Có thể chiết ra hũ thủy tinh nhỏ để uống phần còn lại cứ
ngâm trong bình .ngâm càng lâu càng tốt 
Nguồn: https://binhngamruoure.com/cach-ngam-ruou-bo-cap-song-ruou-ngam-bo-
cap-chua-benh-gi.html#:~:text=Trong%20%C4%91%C3%B4ng%20y
%20%C4%91%C3%A3%20ch%E1%BB%A9ng,m%E1%BB%9Bi%20ch
%E1%BB%AFa%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20nhi%E1%BB%81u
%20b%E1%BB%87nh.

259. Cơ quan Y là gì?


Cơ quan Y là tuyến lột xaxc và điều khiển sinh trưởng
Nguồn: giáo trình trang 276

260. Động vật chân khớp có loại cơ nào?


Cơ của chân khớp là cơ vân điển hình
Gồm: các chum cơ vận động, các chum cơ dọc lưng, các chum cơ dọc bụng
Nguồn: giáo trình trang 253

261. Máu của chân khớp có loại sắc tố nào?


Máu của chân khớp chứa huyết sắc tố hemoglobin hoặc hemocyanin tùy nhóm
Nguồn: giáo trình trang 254

262. Thức ăn của nhện biển là gì?


Thức ăn của nhện biển có thể là giun nhiều tơ, bryozoans, ciliates, hải quỳ, và
coelenterates golovozhabernye động vật thân mềm, động vật da gai con sao
biển nhỏ
Nguồn: https://vi.delachieve.com/nhen-bien-nhung-cu-dan-bi-an-cua-sau/

263. Lớp vỏ kitin ở chân khớp có ý nghĩa gì?


Đặc trưng cấu tạo của chân khớp là có vỏ kitin phủ ngoài cơ thể để che chở.
Đồng thời lớp vỏ cũng làm chỗ dựa cho các bó cơ bám vào để cùng với vỏ cơ
thể tham gia các cử động. Vì thế vỏ chân khớp còn có ý nghĩa như một bộ
xương ngoài. Riêng ở Giáp xác, vỏ kitin còn ngấm thêm canxi làm cho lớp vỏ
trở nên cứng rắn.

264. Nêu giải pháp để phòng chống châu chấu phá hoại mùa màng?
Cách 1: Sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ châu chấu trưởng thành. 
Cách 2: Gieo trồng và cấy hạt sớm hơn thời gian cũ. Bởi vì châu chấu chỉ phát
triển theo mùa, gieo trồng sớm giúp cây cối cao lớn và già hơn trước khi bị
châu chấu gặm nhấm. 
Cách 3: Đặt đồ ăn mồi và bẫy để bắt châu chấu. Những loại đồ ăn mồi này
thường bán ở các cửa hàng cây giống và dụng cụ vườn tược. Mồi thường là
cám, sẽ cám dỗ châu chấu dính bẫy, sau đó bạn có thể loại trừ chúng.
Cách 4: Thả giun tròn trong vườn nhà . Giun tròn có bán sẵn tại các cửa hàng
cung cấp vườn. Châu chấu thường phát triển vào giữa mùa xuân, nếu nuôi giun
tròn vào đầu mùa xuân chúng sẽ diệt hết ấu trùng châu chấu.
Cách 5: Mua và nuôi những loại vật ăn châu chấu như gà, vịt, ếch, cóc…thu hút
các loài chim thích ăn châu chấu tới vườn nhà bạn, ngay cả mèo cũng rất thích
châu chấu.
Cách 6: Nuôi trồng hàng rào rau mùi khắp chu vi khu đất vì châu chấu rất sợ rau
mùi.
Nguồn: http://daidoanket.vn/chau-chau-de-doa-mua-mang-111790.html

265. Châu chấu có giá trị dinh dưỡng gì không?


- Về mặt thực phẩm châu chấu Là loại côn trùng giàu protein và chất béo.
Ngoài ra, châu chấu được dùng chữa suy dinh dưỡng, kinh phong ở trẻ em,
ho gà, đậu sởi.
- Nguồn: https://tracuuduoclieu.vn/chau-chau.html
266. Đặc điểm xác định ngành chân khớp
- Có cơ thể và phần phụ khớp với cơ thể phân đốt
- Có bộ xương ngoài
- Nhóm trên cạn hô hấp bằng ống khí và ống Malpighi
- Nguồn giáo trình 248.

267. Vì sao trong quá trình lớn lên, tôm phải lột xác nhiều lần?
- Trong quá trình lớn lên, tôm phải lột xác nhiều lần vì đặc điểm của tôm là có
lớp vỏ kitin rắn chắc, không đàn hồi, không lớn lên cùng cơ thể, ngăn cản sự
lớn lên. Vì vậy muốn lớn lên chúng phải lột xác để thay đổi lớp vỏ kitin phù
hợp với hình dạng mới hơn.
- Nguồn: https://hoatieu.vn/tai-sao-trong-qua-trinh-lon-len-au-trung-tom-phai-
lot-xac-nhieu-lan-212150#:~:text=Gi%E1%BA%A3i%20th%C3%ADch
%3A%20Trong%20qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh,v%E1%BB%9Bi%20h
%C3%ACnh%20d%E1%BA%A1ng%20m%E1%BB%9Bi%20h
%C6%A1n.
268. Nhờ đâu mà tôm có thể định hướng và phát hiện con mồi?
2 đôi mắt và 2 đôi râu giúp tôm có thể định hướng và phát hiện mồi từ khoảng
cách rất xa.
- Nguồn: https://khoahoc.vietjack.com/question/350789/tom-co-the-dinh-
huong-va-phat-hien-moi-la-do-co

269. Dạ dày của tôm nằm ở đâu?


 Dạ dày của tôm nằm ngay trong khoang đầu, là nơi chứa thức ăn khi tôm kiếm
mồi.
Nguồn: https://toploigiai.vn/cau-tao-trong-cua-tom-song

270. Châu chấu có thiên địch hay không?


- Thiên địch của châu chấu là vịt. Theo tính toán của một vị chuyên gia Trung
Quốc, mỗi con vịt có thể tiêu thụ được hơn 200 con châu chấu mỗi ngày. Và
chúng đã chứng minh được khả năng săn mồi thực chiến rất cao trong quá
trình thí nghiệm ở khu vực Tân Cương.
- Nguồn: https://nongnghiep.vn/vit-thien-dich-san-sang-danh-giac-chau-chau-
d258685.html#:text=%E2%80%9C%C4%90%C3%A0n%20v%E1%BB
%8Bt%20thi%C3%AAn%20%C4%91%E1%BB%8Bch%20kh%E1%BB
%95ng,con%20ch%C3%A2u%20ch%E1%BA%A5u%20m%E1%BB%97i
%20ng%C3%A0y

271. Nhện có lợi ích gì đối với đời sống của con người?
Lợi ích của lớp hình nhện đối với cuộc sống con người là:
- Một số loài nhện bắt côn trùng, sâu bọ có hại
- Cung cấp thực phẩm, làm đồ trang trí…
- Nguồn: https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-7/neu-tac-hai-va-loi-ich-cua-
lop-hinh-nhen-faq275284.htmltuyee

272. Cơ thể nhện gồm mấy phần?


Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là:
  - Phần đầu- ngực: tấn công, định hướng, di chuyển.
 - Phần bụng: có nội quan, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, cơ quan chăng tơ.
 * Cấu tạo cơ thể như trên là tương tự với giáp xác. Tuy nhiên chúng khác về số
lượng các phần phụ.
Ở nhện phần phụ bụng tiêu giảm, không có chân bụng, phần phụ đầu - ngực chỉ
có 6 đôi, trong đó có 4 đôi chân bò để di chuyển.
Nguồn: https://loigiaihay.com/bai-1-2-3-trang-85-sgk-sinh-hoc-7-
c66a17787.html

273. Bọ cạp chứa nọc độc ở bộ phận nào trên cơ thể?


Đốt cuối cùng mang nọc độc. Đốt cuối lần lượt gồm một túi chứa, một cặp
tuyến độc và một mũi tiêm nọc độc.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%8D_c%E1%BA%A1p

274. Mắt "kép" có cấu tạo như thế nào?


Mắt kép là sản phẩm riêng của chân khớp. mỗi mắt kép gồm nhiều ô mắt, có thể
đến hang nghìn. Mỗi ô mắt gồm một phần màng sừng trong suốt, hình lục lăng
ở ngoài, bên dưới là thủy tinh thể hình côn, cả hai tạo thành bộ phận thấu kính
của ô mắt. bên trong là trùm tế bào màng lưới có chức năng cảm quan liên hệ
với trung tâm thần kinh thị giác.
Nguồn: giáo trình trang 252

275. Ve bét sống trong môi trường nào?


- Ve bét thường được tìm thấy ở gần rừng, nơi có nhiều cây cối hay ở những
vườn rau trên cao
- Nguồn: http://nanovina.com.vn/ve-bet-tich/

276. Hiện tượng mùa phát triển của động vật chân đốt là gì?
- Động vật chân đốt muốn tồn tại, phát triển cần những điều kiện thiên nhiên thích hợp:
nguồn thức ăn, nơi trú ẩn, nơi sinh đẻ... Những điều kiện này phụ thuộc vào yếu tố lí, hoá,
sinh học của môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ xốp của đất, các chất hữu
cơ, pH, các muối hòa tan, tốc độ gió, động thực vật và yếu tố địa hình khu vực.

Nghiên cứu sinh thái của động vật chân đốt là nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa
động vật chân đốt và những điều kiện của môi trường.
Nếu điều kiện thiên nhiên thích hợp, động vật chân đốt phát triển thuận lợi, số lượng
tăng lên nhiều, nếu điều kiện thiên nhiên không thích hợp, số lượng ít đi. Hiện tượng
tăng, giảm về số lượng cá thể gọi là mùa phát triển của động vật chân đốt. Mỗi loài
động vật chân đốt thường phân bố trên từng khu vực nhất định gọi là vùng phân bố của
động vật chân đốt.

- Nguồn: https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/ky-sinh-
trung/dai-cuong-dong-vat-chan-dot
277. Bằng mắt thường có thể phân biệt được sam đực và sam cái không? Nếu
được thì phân biệt như thế nào?
- Nếu sam đi theo cặp thì có thể phân biệt sam đực và sam cái bằng cách nhìn
vào kích thước: con trường thành dài khoảng 17 - 34cm và nặng khoảng
3,8kg, sam đực nhỏ hơn và chỉ nặng bằng nửa sam cái.
- Nguồn: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/cach-phan-biet-
con-sam-va-con-so-de-tranh-ngo-doc-1059357

278. Cách sơ cứu khi bị nhện cắn?

Khi bị nhện nhà tấn công, bạn cần nhanh chóng:

 Rửa vết cắn bằng nước sạch và xà phòng dịu nhẹ


 Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng bị thương trong vòng 10 phút, ngoại trừ
trường hợp vết cắn nằm gần mắt.
 Chườm lạnh lên vết thương để giúp giảm đau và sưng.

Nguồn : https://hellobacsi.com/thoi-quen-lanh-manh/so-cuu-va-phong-ngua/xu-ly-
khi-bi-nhen-nha-can/
279. Tại sao người ta thường ví von "dính như sam"?
Sam sống thành cặp, 1 đực, 1 cái, con đực nhỏ hơn lúc nào cũng nằm ôm trên
lưng con cái.

280. Tôm di chuyển như thế nào?


 Di chuyển trong nước, chúng có thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc
trong một số trường hợp bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm - một
kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm.
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4m#:~:text=Di%20chuy%E1%BB
%83n%20trong%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%2C%20ch%C3%BAng,tr
%C6%B0ng%20c%E1%BB%A7a%20nhi%E1%BB%81u%20lo%C3%A0i%20t
%C3%B4m.

281. Tại sao gọi là hệ thần kinh "giao cảm"?


- Hệ thần kinh giao cảm (SNS) là một trong hai bộ phận chính của hệ thần
kinh tự chủ, bộ phận còn lại là hệ thần kinh phó giao cảm. Hệ thống thần
kinh tự chủ có chức năng điều chỉnh các hành động vô thức của cơ thể.
Quá trình chính của hệ thần kinh giao cảm là kích thích cơ thể chiến đấu
hoặc phản ứng lại.
- Hệ thần kinh thực vật
- Tuy nhiên, nó liên tục hoạt động ở mức cơ bản để duy trì cân bằng nội
động lực nội môi. Hệ thần kinh SNS được mô tả là đối lập với hệ thần
kinh phó giao cảm. Đây là hệ thần kinh kích thích cơ thể “kiếm ăn và
sinh sản”. Sau đó là nghỉ ngơi và tiêu hóa.
- Nguồn: https://youmed.vn/tin-tuc/he-than-kinh-giao-cam-cau-truc-va-
chuc-nang/#:~:text=H%E1%BB%87%20th%E1%BA%A7n%20kinh
%20giao%20c%E1%BA%A3m%20(SNS)%20l%C3%A0%20m
%E1%BB%99t%20trong%20hai,%C4%91%E1%BA%A5u%20ho
%E1%BA%B7c%20ph%E1%BA%A3n%20%E1%BB%A9ng%20l
%E1%BA%A1i.

282. Thể xoang hỗn hợp là như thế nào?


- Thể xoang hỗn hợp có sự pha trộn xoang nguyên sinh thứ sinh, thể xoang
điển hình chỉ còn lại một phần quanh hệ sinh dục và hệ bài tiết, phần còn lại
chuyển thành mô liên kết, có liên quan đến hệ tuần hoàn.

- Nguồn: giáo trình trang 254.

283. Vì sao gọi là mang sách, phổi sách?


- Gọi là mang sách vì mang gồm các tấm xếp chồng lên nhau như những trang
sách ở dưới phần ohụ bụng, chỉ gặp ở chân khớp cổ ở biển (sam, so)
-Phổi sách: phổi mà trong khoang có các tấm xếp chồng lên nhau như những
trang sách (ở nhện). Được xem là dạng biến đổi của trang sách.

- Nguồn: giáo trình trang 255.


284. Cấu tạo hệ thống ống khí?
- Tập hợp các ống có khung cuticun nâng đỡ mặt trong ống giúp cho khí
quản mềm dẻo, linh hoạt và không bị thay đổi hình dạng khi động vật
chuyển động. Ống khí phân nhánh ngang dọc và tận cùng đến tận tế bào
và mô, thông với môi trường qua lỗ thở. Không khí xâm nhập vào cơ thể
nhờ nhịp co giãn của các tấm cuticun và sự đóng mở của lỗ thở. Mặt khác
không khí cũng có thể khuyếch tán thụ động qua vỏ cơ thể.

- Giáo trình trang 255.

285. Vai trò của sự tồn tại của cấu tạo ống khí?
- Ống khi giúp cho quá trình trao đỏi khí của các loài trên cạn diễn ra nhanh
hơn, đảm bảo được sự trao đổ khí ổn định, nhiều laoì còn có buồn dự trữ khí,
và hạn chế sự mất nước.

- Nguồn giáo trình 255.

286. Kể tên một số loài chân khớp cùng với bệnh mà laoif đó lây truyền cho
người và động vật

-
- Nguồn: https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/ky-sinh-
trung/dai-cuong-dong-vat-chan-dot
287. Nêu cụ thể một số loài chân khớp hô hấp qua bề mặt cơ thể.
- Tenebrio molitor và Culex sp, ấu trùng Chaerocampa elpenor, ấu trùng đom
đóm.

- Nguồn: https://journals.biologists.com/jeb/article/15/2/266/4476/The-
Respiration-of-Insects-Through-the-Skin

288. So sánh nguyên đơn thận và hậu đơn thận?


Nguyên đơn thận Hậu đơn thận
Kiểu cơ Bài tiết Bài tiết
quan
Cấu tạo cơ Hình ống, một đầu mở trong thể xoang Hệ thống ống phân nhánh
bản và đầu kia mở ra ngoài. đổ ra ngoài ở một hay
nhiều ống bài tiết và tận
cùng bằng vô số tế bào
cùng nằm trong nhu mô
đệm. Tế bào cùng bích
phần phình tận cùng có
thành của các phần này
là các lỗ sàng của mỗi
ống, có chùm lông hướng
vào trong lòng ống
Xuất hiện Giun dẹp, giun vòi, giun tròn,... Giun đốt, chân khớp,...

Chức năng Bài tiết, điều hòa áp suất thẩm thấu Bài tiết

- Nguồn: giáo trình trang 105,372

289. Công thức cấu tạo của tơ nhện?


- Tơ nhện được cấu tạo từ protein và amino acid (acid amin). Các nhà khoa
học đã từng biết đến sức dai hay sức bền của các sợi tơ nằm ở chất amino
acid trong các thớ sợi: sức mạnh của tơ kéo nằm ở amino acid kết hợp cùng
tinh thể tạo nên những protein cứng và khỏe; trong khi đó, tơ xoắn được làm
từ những chuỗi protein cuộn tròn khiến nó có thể đàn hồi và co dãn. Tơ là
một vật liệu tổng hợp có cấu trúc phân cấp. Cấu trúc chính của nó, trình tự
axit amin, đã được tối ưu hóa qua hàng triệu năm tiến hóa sinh học.Tơ kéo
của nhện được cho là bao gồm chủ yếu từ hai protein, Spidroin I và II .Các
protein này có thể được mô tả, trong một hình ảnh đơn giản, dưới dạng khối
đồng trùng hợp với khối poly-Ala (bao gồm khoảng tám đơn phân) và các
miền giàu glycine, với (Gly-Gly-X) là động cơ phổ biến nhất trong Spidroin
I. Đây X là một aminoaxit biến đổi. Mô típ Gly-Gly-X được bảo tồn lỏng lẻo
được lặp lại khoảng 10 lần. Các lặp lại giàu glycine trong Spidroin II bao
gồm (Gly-Pro-Gly-Gly-X) và (Gly-Pro-Gly-Gln-Gln).

- Nguồn: https://www.pnas.org/doi/10.1073/pnas.152162299#:~:text=Silk
%20is%20a%20composite%20material,II%20(13%2C%2014).
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2658765/

290. Các loại lông run ở lớp hình nhện có tác dụng gì?
- Cơ quan xúc giác, cơ quan cảm giác chấn động, tang độ rung của chân trước
giúp cho nhện nha h chóng phát hiện ra sự xâm nhập lạ cùng như cảm được con
mồi.

- Nguồn: giáo trình 263.

291. Giáp xác lột xác như thế nào?


- Khi giáp xác phát triên đến giai đoạn mà lớp ỏ không thể thích ứng với sự phát
triển thì hoocmon lột xác với nồng độ cao sẽ tiết lớp vỏ mới đồng thời với nồng
độ thấp sẽ tiết dịch lột xác chứa enzim hòa tan tâng trong củ lớp vỏ cũ. Giáp
xác sẽ lột xác tại vị trí lớp vỏ bị hòa tan mạnh nhất, cấu trúc yếu nhất.

- Nguồn giáo trình trang 250

292. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh giáp xác?
- Hệ thần kinh của giáp xác về cơ bản có não trước điều khiển mắt, não giữa điều
khiển đôi râu trong, não sau điều khiển dôi râu ngoài bao gồm não hay hạch
trên thực quản, nối với dây thần kinh bụng của hạch, hoặc các trung tâm thần
kinh. Ở dạng nguyên thủy, não có các dây thần kinh nối với mắt và các ăng ten,
nhưng các dây thần kinh đến các râu lại xuất phát từ vòng nối quanh thực
quản. Ở những dạng cao cấp hơn, các dây thần kinh ăng-ten bắt nguồn từ
não. Trung tâm thần kinh thất đầu tiên dưới thực quản (hạch dưới thực quản)
thường được hình thành do sự hợp nhất của các hạch từ các đoạn hàm dưới,
hàm trên và hàm trên, nhưng các hạch khác có thể được kết hợp với
nhau. Thường thì có một chuỗi hạch kéo dài theo chiều dài của thân, nhưng ở
những dạng thân ngắn, chẳng hạn như gai và cua, tất cả các hạch ở bụng có thể
hợp nhất thành một khối duy nhất trong quá trình phát triển.

- Nguồn: giáo trình trang 276 và


https://www.britannica.com/animal/crustacean/Form-and-function-of-internal-
features

293. Có cách nào hạn chế tác hại của giáp xác không?
- Để tránh ảnh hưởng của những địch hại là giáp xác, trong hệ thống sinh
sản nhân tạo, cần lọc nước 1-2 lần bằng lưới lọc động vật phù du. Trong
các ao ương cá bột, để tránh tác hại của giáp xác phù du trong những
ngày đầu thả cá bột, không nên bón phân và gây màu nước quá lâu trước
khi thả cá. Nhưng sau 1 tuần, khi cá bột đã cứng cáp, sự tồn tại của loại
giáp xác này lại là cơ sở thức ăn rất tốt cho cá con.

- Nguồn:
http://thongtinkhcn.vinhlong.gov.vn:81/nuoi-trong-thuy-san/nuoi-ca/659-
ng-vt-gay-hi-thy-sn.html

294. Kể tên các đại diện nổi bật của ngành chân khớp?
- Trùng ba thùy, sam, so, nhện, bọ cạp, bét, tôm, cua, châu chấu, gián, rết, ong,
bọ rùa,.......
- Nguồn: Giáo trình 257-317

295. Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?
- Bảo vệ trứng trước kẻ săn mồi.

- Nguồn: https://doctailieu.com/trac-nghiem/tap-tinh-om-trung-cua-tom-me-co-y-
nghia-nhu-the-nao-b-bao-ve-trung-khoi-ke-54935.

296. Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?
- Giúp tôm ngụy trang cùng với chức năng của lớp vỏ bảo vệ cơ thể.

- Nguồn: https://vungoi.vn/ly-thuyet/tom-song-1597.html
297. Đặc điểm nào khiến cho rận nước, chân kiếm mặc dù có kích thước bé
nhưng lại là thức ăn cho các loài cá công nghiệp và các động vật lớn?
- Bên cạnh những loài sống tự do, trong môi trường đa dạng một số loài còn sống
kí sinh ngaoif bám trên da mang , kí sinh trong ống tiêu hóa với khả năng sinh
sản nhanh, sức sống cao.
- Nguồn giáo trình trang 282 và https://vungoi.vn/cau-hoi-21230#:~:text=R
%E1%BA%ADn%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%2C%20ch%C3%A2n%20ki
%E1%BA%BFm%20l%C3%A0,s%E1%BB%91%20l%C6%B0%E1%BB
%A3ng%20c%C3%A1%20th%E1%BB%83%20l%E1%BB%9Bn.

298. Cơ thể của nhện được chia thành mấy phần?


- Đầu ngực và bụng được nối với nhau bằng một eo nhỏ.

- Nguồn Giáo trình trang 260.

299. Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở đâu?


- Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở gốc của đôi râu thứ hai hoặc ở đôi hàm dưới
thứ 2, là tuyến râu hoặc tuyến hàm, dạng biến đổi của hậu đơn thận ,cơ
thể tôm có 2 phần, đó là phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu – ngực) và
phần bụng, giáp đầu – ngực cũng như vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin.
- Nguồn: giáo trình 275

300. Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?
- Chân ngực, chân hàm, chân kèm.
- Nguồn giáo trình trang 274

301. Khi quan sát bằng mắt thường, cua đồng đực và cua đồng cái sai khác
nhau ở điểm nào?
- Cua đồng có càng to hơn, cứng hơn, yếm nhỏ và nhọn hơn, cua cái yếm hình
tam giác khá đều, dùng để mang trứng.

302. Các giai đoạn lột xác ở tôm


- Giai đoạn Chuẩn bị lột xác
- Trong thời gian này, vỏ của tôm sẽ sạch và cứng nhưng nhợt nhạt, cơ thịt hơi
lỏng, thịt không có mùi vị, hàm lượng khoáng trong cơ thể rất ít, trọng lượng hệ
gan tụy co lại, giảm 1,02% trọng lượng cơ thể. Qua quá trình chuẩn bị, tôm sẽ
tích tụ các chất khoáng và chất dinh dưỡng trong máu và hệ thống gan tụy. Ở
giai đoạn này, tôm sẽ đồng hóa các khoáng chất là chính và đây là khoảng thời
gian dài nhất trong chu kỳ lột xác của tôm. Tùy thuộc vào kích cỡ, tôm mất
nhiều thời gian hơn và tăng trọng sẽ tăng dần cho đến khi chúng sẵn sàng cho
lần lột xác tiếp theo.
-
- Giai đoạn tiền lột xác
- Trước khi lột xác, tôm sẽ ở trạng thái ít vận động nhất, vỏ rất cứng, cơ thịt sẽ có
năng lượng và giàu dinh dưỡng lý tưởng. Nếu tôm không trong trạng thái sẵn
sàng, nó sẽ không lột được vỏ, điều này diễn ra sẽ làm chết tôm.
-
- Khi tôm chuẩn bị lột xác (giai đoạn này gan tụy hoạt động tối đa và sẽ chiếm
xấp xỉ 1,17% trọng lượng cơ thể khi tích lũy chất dinh dưỡng), tôm bắt đầu sử
dụng chất dinh dưỡng từ gan tụy để hình thành lớp vỏ mới bao bọc cơ thể. Ở
lớp bên trong, các khoáng chất chính như kitin, magie và canxi sẽ được hấp thụ
từ lớp vỏ cũ và tích luỹ vào trong lớp vỏ mới (bước này yêu cầu giá trị pH nhỏ
hơn 8,3). Lượng khoáng chất được hấp thụ không đủ để làm cứng lớp vỏ mới,
nhưng đủ để tạo thành một lớp màng mỏng mới phía trong. Đối với tôm có
trọng lượng khoảng 10-15 gram, thời gian tiền lột xác sẽ mất khoảng 6 giờ.
-
- Giai đoạn lột xác
- Khi lớp vỏ bên trong đã hình thành đầy đủ và lớp vỏ củ đủ giòn, tôm sẽ bắt đầu
bơm nước vào cơ thể, làm cho thân lớn hơn và phá vỡ lớp vỏ cũ. Tôm sẽ cong
thân và dùng lực búng để làm vỡ lớp vỏ cũ. Kích thước và trọng lượng của tôm
sẽ tăng lên ngay lập tức nhưng cơ thịt vẫn mềm.
-
- Giai đoạn sau khi lột xác
- Tôm vừa mới lột xác sẽ hạn chế sức lực và năng lượng, không thể bơi hoặc đi
xa, chỉ có thể nhảy 2-3 lần để tránh kẻ thù. Tôm lột vỏ cần hấp thụ khoáng chất
từ nước (đây là nguồn khoáng chất chính) để làm cứng vỏ nhanh nhất có thể
cho tôm, thường trong vòng 1 giờ. Nếu thời gian mềm vỏ càng lâu thì khả năng
bị tôm ăn thịt sẽ càng cao.
- Nguồn: https://microbelift.vn/tom-lot-xac/

303. Động vật nào là đại diện của lớp Hình nhện ?
- Nhện, bọ cạp, đuôi roi, ve bét, bọ cạp giả, mạt,,,,
- Nguồn giáo trình trang 264-268

304. Đặc điểm nào có ở châu chấu mà không có ở tôm?


- Cánh, hệ thống ống khí
- Nguồn giáo trình 294

305. Bộ phận nào giúp nhện di chuyển và chăng lưới ?


- Chân, chân xúc giác, kìm
- Nguồn giáo trình trang 261-262

306. Ở nhện, bộ phận nào nằm ở phần bụng ?


- Phổi, lỗ thở, ruột giữa, gan tim, tuyến trứng, nhú tơ, các loại tuyến tơ, hậu môn
và Óng Malpighi.
- Nguồn giáo trình 261

307. Những loài giáp xác nào có hại cho động vật và con người? Kể tên?
- Rận nước, chân kiếm kí sinh, hà, sun…
- Nguồn giáo trình trang 285.

308. Chân hàm ở tôm sông có chức năng gì?


- Giữ và xử lý con mồi
- Nguồn giáo trình 274

309. Giáp xác có vai trò như thế nào trong đời sống con người?

- Là nguồn thực phẩm cho con người.


- Giữ vai trò trung gian trong quá trình chuyển hóa vật chất, ăn thực vật mùn bả,
….
- Đối tượng khai thác có giá trị cao nhất là lĩnh vực chế biến, xuất khẩu hải sản,

- Nguồn giáo trình trang 285
310. Vỏ tôm được cấu tạo bằng gì?
- Kitin
- Nguồn giáo trình 274
311. Tại sao trong quá trình phát triển của các loài Chân khớp phải gắn liền
với sự lột xác ?

Vì lớp vỏ của chân khớp không thể cùng phát triển lớn lên theo thời gian nên nó
cần phải được thay đổi theo thời gian để nhường chỗ cho lớp vỏ mới phù hợp.

Nguồn : giáo trình 250

312. Các triệu chứng khi bị nhện độc cắn và có thuốc nào để chữa trị
không ?
Hầu hết trong số 40.000 loài nhện đều độc. Tuy nhiên, nanh của hầu hết các loài là
quá ngắn hoặc quấ yếu để xuyên qua vào da. Các ảnh hưởng toàn thân nghiêm
trọng thường xảy ra nhất với các vết cắn từ
Nhện nâu: Các loài nhện màu nâu: nhện violin, nhện ẩn dật nâu, nhện nâu recluse
(Loxosceles sp)
Nhện góa phụ: Góa phụ đen (Latrodectus sp), góa phụ nâu (L. geometricus)
Nhện nâu có mặt ở vùng Trung Tây và Nam Trung Mỹ, không có ở ven biển và
biên giới với Canada, trừ khi chúng được lan tràn qua quần áo và hành lí. Loài
nhện góa phụ đen có mặt ở khắp Hoa Kỳ. Sự phân bố của nhện góa phụ nâu gần
đây đã lan rộng từ Florida đến tất cả các tiểu bang Gulf Coast. Một số loài nhện
độc khác (ví dụ:, Pamphobeteus, Cupiennius, Phoneutria) không có nguồn gốc ở
Hoa Kỳ nhưng có thể được nhập vào thông qua các sản phẩm hàng hóa hoặc các
vật liệu khác hoặc thông qua thị trường mà nhện được coi như một loài vật nuôi
mới lạ. Nhện cắn gây ra < 3 ca tử vong/năm ở Mỹ, thường ở trẻ em.
Chỉ một vài loại nọc nhện được nghiên cứu cụ thể. Có ý nghĩa quan trọng nhất là
những người có
Các thành phần gây hoại tử trong nọc độc (trong nhện nâu và một số nhện nhà)
Các thành phần gây độc thần kinh trong nọc (ở nhện góa)
Sphingomyelinase D là thành phần protein có vẻ như chịu trách nhiệm cho hầu hết
các hiện tượng phá hủy mô và xuất huyết gây ra bới nhiễm độc nhện nâu. Thành
phần độc nhất của nọc độc nhện góa phụ có lẽ là một peptide, alpha-latrotoxin, ảnh
hưởng đến sự truyền dẫn thần kinh cơ.
Triệu chứng và Dấu hiệu
Nhện nâu vết cắn phổ biến nhất ở Mỹ. Một số vết cắn ban đầu không đau, nhưng
đau luôn xuất hiện trong vòng 30 đến 60 phút trong mọi trường hợp, và có thể rất
nghiêm trọng và lan rộng toàn bộ chi. Khu vực vết cắn có các hiện tượng xung
huyết, xuất huyết và có thể ngứa. Ngứa toàn thân cũng có thể xuất hiện. Một mụn
nước trung tâm có thể hình thành tại vết cắn, thường được bao quanh bới vết xuất
huyết (hình bia bắn). Tổn thương này có thể rất giống với viêm da mủ hoại thư.
Mụn nước trung tâm trở nên lớn hơn, chứa máu, sau đó vỡ ra để lại vết loét. Vảy
đen hình thành trên vết loét và cuối cùng bong ra..
Hầu hết các vết cắn chỉ để lại sẹo nhỏ tại chỗ, nhưng một số lại gây ra sự phá hủy
mô rất sâu, có thể ảnh hưởng đến lớp cơ. Loxoscelism, một hội chứng nhiễm độc
hệ thống, có thể không được phát hiện cho đến 24 đến 72 giờ sau khi bị cắn và
không phổ biến, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các tác dụng
toàn thân (như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa, đau khớp, đau cơ, phát ban toàn
thân, co giật, tụt huyết áp, đông máu rải rác lòng mạch, giảm tiểu cầu, tan máu, suy
thận).
Nhện góa phụ vết cắn thường gây ra đau ngay lập tức, đau kiểu đau nhói. Đau có
thể được mô tả như cảm giác tê bì, và có thể không tương xứng với tổn thương trên
lâm sàng. Trong vòng 1 giờ sau khi tiếp xúc nọc độc, có thể cảm giác đau trở thành
cố định, liên tục, vã mồ hôi, đỏ da, và nổi da gà tại vết cắn. Đôi khi có các triệu
chứng của các cơ quan xa và/hoặc toàn thân.
Nhiễm nọc nhện góa được phân loại thành các mức nhẹ, trung bình và nặng.
Nhẹ: Đau giới hạn ở chỗ cắn, các dấu hiệu sinh tồn bình thường
Trung bình: Vã mồ hôi và nổi da gà ở khu vực vết cắn, đau do co các cơ thân mình,
dấu hiệu sinh tồn bình thường
Nặng (còn được gọi là latrodectism): Vã mồ hôi ở các vị trí xa vết cắn; đau do co
mạnh nhiều nhóm cơ lớn của thân mình; cao huyết áp và nhịp tim nhanh; thường
nhức đầu, buồn nôn, và nôn
Latrodectism, hội chứng toàn thân do các thành phần gây độc thần kinh trong nọc
gây ra bởi vết cắn của nhện góa phụ, biểu hiện như bồn chồn, lo lắng, đổ mồ hôi,
nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, tăng huyết áp, tăng tiết nước bọt, suy
nhược, phát ban lan tỏa, ngứa, sụp mi, phù, suy hô hấp, tăng nhiệt độ da trên vùng
bị ảnh hưởng, đau quặn và co cứng cơ ở bụng, vai, ngực và lưng. Đau bụng có thể
ở mức độ nặng và giống như đau bụng cấp trong ngoại khoa, trong bệnh dại hay
uốn ván. Các triệu chứng thường hết sau khoảng 1 đến 3 ngày, nhưng những cơn
co cơ, hiện tượng dị cảm, cảm giác lo lắng, mệt yếu có thể kéo dài hàng tuần đến
hàng tháng.

Nguồn: https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/ch%E1%BA%A5n-
th%C6%B0%C6%A1ng-ng%E1%BB%99-%C4%91%E1%BB%99c/c%E1%BA
%AFn-v%C3%A0-%C4%91%E1%BB%91t/c%C3%A1c-v%E1%BA%BFt-c
%E1%BA%AFn-do-nh%E1%BB%87n.
313. Tại sao nói lột xác ở chân khớp là thời kì gây cấn nhất ?

- Vì tại thời kì này, lớp vỏ cứng mềm dẻo chính là bộ phận bảo vệ cơ thể của
các loài chân khớp trước kẻ thù, các điều kiện môi trường sống bất lợi,
nhưng trong thời gian lột xác, lớp vỏ mới còn mỏng, yếu, rất dễ bị tổn
thương, các laoì có thể dễ dàng bị chết vào thời điểm này.
- -Nguồn : giáo trình 250

314. Những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình lột xác của tôm

- Tôm chết trong quá trình lột xác thường sẽ thấy phần cơ thịt trắng, phần vỏ
mỏng và mềm. Nguyên nhân có thể là: thiếu oxy, thiếu khoáng chất chính,
tỷ lệ khoáng chất không hợp lý, độ kiềm thấp hoặc ao nuôi nhiễm khí độc
H2S quá nhiều. Người nuôi cần duy trì độ kiềm thích hợp ít nhất 120 ppm và
duy trì tỷ lệ Mg / Ca / K chính xác. Phải đảm bảo cung cấp hàm lượng oxy
và chắc chắn khí H2S dưới đáy ao là không có. Nếu tình trạng khí độc H2S
xuất hiện, thì theo khuyến cáo bạn nên sử dụng men vi sinh để khử H2S hiệu
quả.

- Vỏ mỏng hoặc mềm là do thiếu chất khoáng. Mặc dù giai đoạn đầu của quá
trình lột xác không bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhưng có những chỉ báo cho
thấy tôm cũ trong ao sẽ ảnh hưởng xấu đến giai đoạn sau của quá trình lột
xác. Người nuôi nên trộn nhiều loại khoáng chất trong thức ăn để cung cấp
khoáng chất chính trong quá trình tôm lột xác. Đồng thời, độ kiềm nên được
duy trì ở mức 120 ppm. (Tham khảo cách làm tôm nhanh cứng vỏ sau lột)

- Tảo tàn xảy ra khi các khoáng chất mà sinh vật phù du cần vào ban ngày bị
tôm sử dụng hết trong quá trình lột xác vào ban đêm. Ngày đầu tiên sau khi
lột xác, bà con có thể thấy pH thay đổi nhẹ, đến ngày thứ 2 thì màu nước
nhạt hơn và pH giảm nhẹ, đến ngày thứ 3 thì màu nước sẫm lại, mặt nước
nổi nhiều bọ và giá trị pH cao hơn hôm trước. Tảo tàn thường gây ra nhiều
vấn đề nghiêm trọng trong giai đoạn nuôi về sau. Để ngăn chặn điều này xảy
ra, người nuôi cần kiểm tra hàm lượng khoáng, độ pH và độ kiềm luôn duy
trì ở chỉ số thích hợp. (Tham khảo cách xử lý tảo tàn trong ao nuôi tôm)
- Lột xác không hoàn toàn xảy ra do tỷ lệ khoáng chất hoặc tôm không cân
đối và không hợp lý, dẫn đến thiếu năng lượng để lột xác hoàn toàn. Một số
tôm có vết sẹo trên vỏ sẽ không thể hoàn thành quá trình lột xác. Một ví dụ
là khi tôm nhiễm hội chứng taura (TSV) hoặc nhiễm khuẩn Vibrio trên vỏ.

- Nguồn: https://microbelift.vn/tom-lot-xac/

315. . Cách nhận biết sam biển và so biển để tránh ngộ độc thực phẩm khi ăn
phải so biển có độc ?

Con sam biển (tên khoa học Tachypleus tridentatus) thường phân bố vùng ven
biển, sống từng cặp, mỗi cặp làm tổ để sinh sống cùng nhau. Mỗi cặp sam
thường đẻ rất nhiều trứng do đó người ta thường bắt sam để lấy trứng ăn là
chính.

Sam trưởng thành nặng 1,5-2 kg. Chúng có vỏ cứng như mai cua, mình tròn vẹt,
đường kính khoảng một gang tay (20 cm), dưới bụng có tám chân càng nhỏ, bơi
rất chậm và bò như cua. Sam cái nặng khoảng 1 kg, sam đực nhỏ hơn, chỉ nặng
bằng nửa sam cái. Đuôi sam có gờ mặt lưng rất rõ, hình tam giác.

Trong khi đó, so biển (tên khoa học Carcinoscorpius rotunicauda) là một loài có
độc, khi ăn có thể dẫn đến chết người. Loài này sống ở ven biển, nơi các lạch
nước ngọt.

Chúng có hình dạng rất giống sam biển nhưng kích thước nhỏ hơn và không đi
theo thành từng cặp. Chiều dài thân của so biển khoảng 20-25 cm, không kể
đuôi, toàn thân màu xanh nâu đậm. Đuôi không có gờ mặt lưng, tiết diện cắt
ngang của đuôi có dạng hình trứng hay tròn.
Nguồn : https://tytphuongsoky.medinet.gov.vn/giao-duc-suc-khoe/nhan-biet-
sam-bien-va-so-bien-de-tranh-ngo-doc-thuc-pham-c8164-25664.aspx

316. Tại sao máu sam có màu xanh mà không phải màu đỏ ?

- Vì trong máu sam chức sắc tố Hemocyanin

- Nguồn: https://cand.com.vn/Khoa-hoc-Ky-thuat-hinh-su/Mau-loai-sam-co-the-
giup-co-lap-chat-doc-i559747/#:~:text=M%C3%A1u%20sam%20bi%E1%BB
%83n%20v%C3%AC%20v%E1%BA%ADy,chu%E1%BA%A9n%20nhi
%E1%BB%85m%20%C4%91%E1%BB%99c%20c%C3%B4ng%20nghi
%E1%BB%87p.
- Thức ăn chủ yếu của bọ cạp là gì?
- Bọ cạp là loài tiêu thụ thức ăn dạng chất lỏng, vì vậy trong nọc độc của
chúng có chất đặc biệt khiến con mồi bị chuyển hóa thành chất lỏng để
chúng có thể dễ dàng tiêu hóa. Chúng thường ăn các sinh vật sống như:
nhện, côn trùng, ấu trùng thằn lằn, đôi khi là chuột nhỏ.
- Nguồn: https://tienphong.vn/1001-thac-mac-bo-cap-an-gi-vi-sao-noc-
cua-chung-lai-cuc-doc-post1158146.tpo#:~:text=B%E1%BB%8D%20c
%E1%BA%A1p%20l%C3%A0%20lo%C3%A0i%20ti%C3%AAu,
%C4%91%C3%B4i%20khi%20l%C3%A0%20chu%E1%BB%99t
%20nh%E1%BB%8F.

317. Ở cua, giáp đầu – ngực chính là gì?

- Mai cua

318. Hoạt động cung cấp ôxi cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là
nhờ đâu?
- Hệ thống ống khí
- Nguồn giáo trình 299

319. Vì sao nói châu chấu là loại sâu bọ gây hại cho cây trồng?
- Châu chấu sinh trưởng, sinh sản nhanh, chúng gặm chồi non và lá cây
Giải thích: Nhờ cơ quan miệng khỏe, sắc châu chấu gặm chồi và ăn lá cây
làm hại đến cây trồng, sống theo đàn đến hàng chục vạn con, vào mùa sinh
sản nếu không có biện pháp chúng sẽ phá hoại mùa màng của bà con nông
dân.
- Nguồn: giáo trình trang 310

320. Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát
triển?
- Hệ thống ống khí phát triển chuyên hóa cao vừa đảm nhiệm chức năng trao đổi
khí vừa đảm nhiệm một phần chức năng tuần hoàn.
- Nguồn giáo trình trang 298 – 299.

321. Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác
gì?
- Nhện sẽ ngay lập túc tiếp cận con mồi, tiết enzim làm tê liệt, phân giải con mồi
- Nguồn giáo trình trang 262

322. Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày?
- Ban đêm hoặc chiều tối vì đây là thời điểm tôm kiếm ăn nhiều nhất và còn ứng
với cấu tạo mắt kép
- Nguồn giáo trình trang 252 và 276.
323. Tôm hô hấp bằng bộ phận nào?
- Mang nằm ở các gốc đôi chân ngực hoặc chân bụng
- Nguồn giáo trình trang 275.

324. Thức ăn chủ yếu của tôm là gì?


- Động vật nguyên sinh, vụn hữu cơ,…. Ăn tạp
- Nguồn giáo trình 274.

325. Loài giáp xác nào sống ở biển?


Tôm, Cua, ghẹ,….

326. Mắt của châu chấu có cấu tạo gì đặc biệt?


- Măt kép, có rất nhiều ô mắt, sắc tố phân bố đều, cố định trong các tế bào sắc tố
bao kín ô mắt, ngăn cách riêng từng ô mắt, lối nhìn lốm đốm.
- Nguồn giáo trình trang 252

327. Hoocmon lột xác (ecdysone) hoạt động như thế nào với từng nồng độ?
- Nồng độ cao tiết lớp vỏ mới, nồng độ thấp tiết dịch lột xác.
- Nguồn giáo trình trang 250

328. . Tại sao trong sản xuất nông nghiệp một số mô hình trồng cây nông
nghiệp và cây ăn quả người ta bắt nhện về nuôi thả.

- Vì khi đó nhện sẽ trơ thành thiên địch của một số loài côn trùng phá hoại.
329. Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò ?
- 4 đôi chân bò
- Nguồn giáo trình 260.

330. Kể tên các loài gồm toàn những chân khớp có tập tính dự trữ thức ăn?
- Kiến, ong, nhện

- Nguồn: https://hoc24.vn/hoi-dap/tim-kiem?id=3927543074991&q=K%E1%BB
%83%20t%C3%AAn%20nh%E1%BB%AFng%20%C4%91%E1%BB%99ng
%20v%E1%BA%ADt%20thu%E1%BB%99c%20ng%C3%A0nh%20ch
%C3%A2n%20kh%E1%BB%9Bp%20c%C3%B3%20t%E1%BA%ADp%20t
%C3%ADnh%20d%E1%BB%B1%20tr%E1%BB%AF%20th%E1%BB%A9c
%20%C4%83n%3FHelp%21
331. Tác dụng các đôi chân bụng của tôm là gì?
- Bơi, ôm trứng và giữ thăng bằng
- Nguồn: https://hoc247.net/cau-hoi-tac-dung-cac-doi-chan-bung-cua-tom-dung-
de-lam-gi-qid119245.html

332. Loài rận nước sống ở đâu?


- Rận nước hay còn gọi là con đỏ hay trứng nước, một loài giáp xác nước ngọt,
nhỏ li ti. Khi nước lũ đổ về mang theo lượng phù sa cho đồng ruộng thì rận
nước cũng sinh sôi nảy nở nhiều hơn.

- Nguồn: https://tv.tuoitre.vn/thu-nhap-kha-tu-ran-nuoc-75494.htm

333. Loài giáp xác nào có kích thước lớn?


- cua dừa (Birgus latro) là loài giáp xác khổng lồ và động vật không xương sống
lớn nhất thế giới trên đất liền.
- Nguồn: https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/cua-dua-la-loai-co-suc-kep-
manh-nhat-tren-the-gioi-20161130104024931.htm

334. Loài giáp xác nào sống cộng sinh với hải quỳ?
- Tôm ở nhờ
- Nguồn: https://hoc247.net/cau-hoi-loai-giap-xac-nao-song-cong-sinh-voi-hai-
quy-qid119257.html

335. Bộ phận nào làm nhiệm vụ bắt giữ mồi của nhện ?
- Kìm
- Ngồn giáo trình trang 261

336. Mặt dưới phần bụng của nhện có gì?


- Lỗ sinh dục, lỗ thở, tuyến tơ, hậu môn, ống Malpighi
- Nguồn giáo trình trang 261

337. Vai trò của động vật hình nhện là gì?


- Lợi ích: +Làm thức ăn cho người: bọ cạp,...
-               +Đa số đều bắt những con côn trùng có hại: nhện,...
- -Tác hại: +Một số loài gây hại cho người: ve bò, cái ghẻ,...
338. Nêu các kiểu bắt mồi của nhện?
- 1 - Nhện ngoặm chặt mồi, chích nọc độc.
- 2 - Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
- 3 - Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian.
- 4 - Hút dịch từ con mồi

- Nguồn giáo trình trang 262

339. Châu chấu di chuyển bằng bộ phận nào?


- Chân và cánh
340. Cơ thể châu chấu chia làm mấy phần?
- Đầu, ngực và chân
- Giáo trình trang 293

341. Loài nào được xếp vào lớp sâu bọ cùng với châu chấu ?
- Ong, gián, bướm, ruồi,cào cào, bọ ngựa, nhậy sách, bọ
bạc,chuồn chuồn, dế,.....
- Nguồn giáo trình trang 309-310

342. Loài sâu bọ sống nơi thiếu ánh sáng?


- Mối, ve, dế mèn, dế chũi,....
- Nguồn giáo trình trang 308-310

343. Điểm giống nhau giữa động vật ngành chân khớp với động vật ngành
giun đốt là gì?
- Hậu đơn thận
- Thể xoang hỗn hợp
Giáo trình chương 13 và 11

344. Sự phát triển và tăng trưởng của chuồn chuồn qua đâu?
- Phát triển qua biến thái
- Nguồn: giáo trình trang 305

345. Đặc điểm nào của châu chấu khác nhện?


- Cánh
- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn
- Cơ quan miệng kiểu nghiền
- Ăn thực vật
- Trứng đẻ rời hoặc có bao
- Sống từng đàn lớn với hàng vạn con
- Nguồn giáo trình trang 310

346. Loài giáp xác không sống ở biển là loài nào?


- Cua dừa
347. Thức ăn chủ yếu của cua là gì?
- Cua là động vật ăn tạp thiên về thức ăn động vật. Chúng thích ăn thịt các loại
nhuyễn thể như trai, ốc, hến, cá tạp. Nếu thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau,
nhất là cua mới lột vỏ. Thức ăn nuôi cua thường được khai thác tại chỗ. Trước
khi thả giống, nên bón phân lót ở ven mương với lượng 300-450 kg/1000m2 để
động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua con. Từ tháng thứ 4 nên thả ốc
giống vào ruộng (450-600kg/1000m2 hoặc thả tôm ôm trứng để sinh sản thành
tôm con làm thức ăn cho cua cỡ lớn hơn. Ngoài ra có thể dùng các loại thức ăn
đã chế biến dạng hạt vừa có dinh dưỡng cao. Nếu có điều kiện thì tận dụng cá
tạp và phế thải động vật để giảm giá thành.

- Nguồn: https://dantocmiennui.vn/ky-thuat-nuoi-cua-dong-trong-ao-va-trong-
ruong/282195.html#:~:text=Cua%20l%C3%A0%20%C4%91%E1%BB%99ng
%20v%E1%BA%ADt%20%C4%83n,%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c
%20khai%20th%C3%A1c%20t%E1%BA%A1i%20ch%E1%BB%97.

348. Có cách nào để loại bỏ ve hoàn toàn trên thú cưng hay không?
- Thực tế không thể để loại bỏ bọ chét và ve hoàn toàn. Nhưng có một số bước bạn
có thể làm thử và giảm thiểu cơ hội tiếp xúc của chúng với thú cưng của bạn.
Bọ chét. Động vật hoang dã, bao gồm cả thú có túi, chó sói, gấu trúc, chồn hôi,
thậm chí cả mèo và chó không được điều trị có thể mang theo trứng bọ chét. Bạn
có thể làm giảm sự phá hoại của ve bằng cách hạn chế không cho các loài động vật
đó đến gần nhà và sân của bạn. Những người làm vườn có thể cho bạn một số lời
khuyên về việc nên trồng gì hoặc các phương pháp khác để ngăn cản những kẻ ký
sinh này trên động vật.
- Bọ ve. Thay đổi cảnh quan xung quanh nhà mình là cách hữu ích giúp cho
chủ vật nuôi để hạn chế môi trường sống của bọ ve và vật chủ. Ví dụ, cắt cỏ,
loại bỏ lá rụng và tỉa cây bụi.
Liên hệ với một chuyên gia côn trùng nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến
phương pháp loại bỏ môi trường sống của bọ ve.
Sử dụng sản phẩm trị ve, rận và bọ chét.
- Sử dụng sản phẩm trị rận cho chó, trị rận cho mèo trong gia đình. Chỉ cần một
thú cưng không được điều trị cũng có thể dẫn đến bị bọ chét gây hại trong nhà.
Một sản phẩm có thương hiệu có thể giúp bảo vệ chó yêu khỏi những con bọ
chét và ve gây hại, bằng cách giết chét trưởng thành, trứng và ấu trùng, và phá
hủy tất cả các giai đoạn của bọ ve. Nhiều sản phẩm không chỉ dừng lại ở việc
diệt các con ve đang có mà còn ngăn chặn việc những con ve mới phát sinh.
- Tính nhất quán là chìa khóa để thánh công. Cho dù chỉ thiếu một liều thuốc trị
ve và bọ chét một tháng, bạn cũng có thể mất vài tháng để giải quyết, hoặc
khiến thú cưng của bạn có nguy cơ cao mắc bệnh từ ve cao hơn. Vì vậy, hãy
chắc chắn bạn trị ve và bọ chét cho thú cưng của bạn ngay bây giờ và tiếp tục
trong hàng tháng cho đến hết năm.
Tham khảo về sản phẩm thuốc, xịt ve rận cho chó

- Nguồn: http://hachikopetshop.vn/lam-sao-de-bao-ve-thu-
cung-khoi-ve-ran-va-bo-chet.html

349. Động vật nào ở giai đoạn trưởng thành giúp thụ phấn cho hoa, nhưng
trong giai đoạn sâu non lại gây hại cây trồng?
- Bướm, ong, bọ ăn lá, ruồi,...
- Nguồn: giáo trình trang 307

350. Dấu hiệu quan trọng nhất để phân biệt ngành Chân khớp với các ngành
động vật khác là gì? Số đôi chân ngực ở tôm sông, nhện nhà, châu chấu là
bao nhiêu?
- Có cơ thể phân phụ khớp với cơ thể phân đốt
- Có bộ xương ngoài
- Nhóm ở cạn hô hấp bằng ống khí và bài tiết nhờ ống
Malpighi
- Số đôi chân lần lượt là 5,4,3
- Nguồn giáo trình trang 248

351. Tôm sông có những tập tính nào?


- Tự vệ và tấn công
- Nguồn: https://vungoi.vn/cau-hoi-21273

352. Phần thịt và phần vỏ tôm, cua phần nào chứa nhiều canxi hơn?
- Thịt tôm, cua
- Nguồn: https://eva.vn/suc-khoe/bo-phan-nao-cua-tom-chua-
nhieu-canxi-nhat-va-bo-phan-nao-khong-nen-an-
c131a435999.html

353. Ống Malpighi là gì?


- Hệ thống ống Malpighian là một loại hệ thống bài tiết và thẩm thấu được
tìm thấy trong một số côn trùng, myriapods, arachnids và tardigrades.
Hệ thống này bao gồm các ống phân nhánh kéo dài từ kênh tiêu hóa để hấp thụ
các chất hòa tan, nước và chất thải từ tan máu xung quanh. Các chất thải sau đó
được giải phóng khỏi sinh vật dưới dạng các hợp chất nitơ rắn và canxi oxalate.
Hệ thống này được đặt theo tên của Marcello Malpighi, một nhà giải phẫu học
thế kỷ 17.
Đó là một ống mù giống như sợi chỉ kéo dài mở ra ở biên giới của côn
trùng và môi (thước đo, rết), hai chân (yasuda), nhện, ở ranh giới giữa giữa và
ruột, chất thải trong khoang cơ thể (Chủ yếu là axit uric ) và được cho là có chức
năng tương tự như ống thận của động vật có xương sống. Nó phụ thuộc vào loài,
nhưng nó bao gồm từ 2 đến vài trăm mao mạch. Ấu trùng của tĩnh mạch (dưa
chuột) bây giờ sẽ tiết ra các chất giống như tơ và tạo ra kén
- Nguồn: https://mimirbook.com/vi/7dd834cecd6

354. Những thành phần dinh dưỡng của cua và lưu ý khi ăn cua:
- Cua chứa hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng như canxi, protein, magie, omega-
3, vitamin B12, sắt, kali… Mọi người thường ưa chuộng loại thực phẩm này trong đời
sống hàng ngày vì chúng giúp ngừa bệnh loãng xương, giúp xương, răng chắc khỏe,
ngừa các bệnh tim mạch… Cua được bày bán khắp các thời điểm trong năm và hầu hết
các chợ. Do đó, việc sử dụng cua trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết vào bất cứ thời điểm
nào trong ngày.
- Không ăn cua đã chết
- Không chỉ riêng cua mà tất cả các loại hải sản khác nói chung, khi chúng ta mua,
các bạn cần phải đảm bảo chúng còn tươi sống. Chỉ như thế mới đảm bảo đủ
hàm lượng chất dinh dưỡng và loại trừ sự xâm hại của nhiều loại vi khuẩn trong
cua có khả năng tấn công con người. Bởi vì khi cua chết đi, hàng loạt các loại vi
khuẩn, nấm… sẽ lập tức sinh sôi vào trong mọi bộ phận của cua. Lúc này, nếu
chúng ta khi mua về kết hợp cùng quá trình vệ sinh không kỹ lưỡng sẽ là nguyên
nhân gây hiện tượng ngộ độc thực phẩm, thậm chí gây tử vong nếu mức độ ngộ
độc nặng.
- Mách nhỏ cho bạn: Cua còn tươi ngon sẽ có phần mai bóng, sáng màu, bụng
căng, các chân cử động mạnh, có lực hơn so với cua chết. Cần hạn chế ăn cua
đã chế biến sẵn ở ngoài nhằm hạn chế các rủi ro ăn nhằm cua chết có thể gây
ngộ độc cực kỳ nguy hiểm.
- Chỉ chọn cua còn sống để sử dụng
- Phải đảm bảo phương pháp nấu chín
- Sau khi trãi qua quá trình vệ sinh cua thật sạch sẽ, chúng ta sẽ tiến hành hấp
hoặc luộc cua. Ở bước này, các bạn cần phải chắc chắn đun cua thật chín để diệt
trừ các tác nhân có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Nguyên nhân là do
thức ăn chính của cua khi còn sống đa phần là xác của động vật hoặc các chất
mùn trong nước sông, biển. Chính vì các yếu tố này sẽ khiến có rất nhiều loại vi
khuẩn phát triển trong cơ thể cua. Nếu chúng ta không vệ sinh kỹ kết hợp cùng
phương pháp hấp, luộc cua không chín tới sẽ dễ gây ngộ độc.
- Nguồn: https://dinhduong.online/luu-y-khi-an-cua-bien-nguy-hiem-
rinh-rap.html

355. Lớp lipoprotein là gì?


-  Lipoprotein có chứa protein và các thành phần khác
như phospholipid, Triglyceride, Steroid và cholesterol. Lipoprotein có dạng
hình cầu, đường kính khoảng 100- 500 A. Các phân tử lipid và protein liên kết
với nhau chủ yếu bởi liên kết Van der Waals. Theo mô hình của Shen (1977),
phân tử lipoprotein gồm: apoprotein và phospholipid chiếm phần vỏ bên ngoài,
phần trung tâm gồm Triglyceride và cholesterol este, giữa 2 phần
là cholesterol tự do. Phần vỏ có chiều dày khoảng 1 nm, phân cực và đảm bảo
tính hoà tan của  phân tử lipoprotein trong huyết tương. Các apoprotein khác
nhau do cấu trúc của chuỗi peptid quyết định, ít nhất đã có chín
loại apoprotein khác nhau được tìm thấy trong các lipoprotein huyết tương
người. Phần protein của lipoprotein giữ vai trò quyết định chất nhận diện
chúng ở màng tế bào hoặc hoạt hóa các enzym của chúng.
- Nguồn: Kumar, Vibhor; Butcher, Sarah J.; Öörni, Katariina; Engelhardt, Peter;
Heikkonen, Jukka; Kaski, Kimmo; Ala-Korpela, Mika; Kovanen, Petri T.;
Schulz, Christian (ngày 9 tháng 5 năm 2011)

356. Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của giáp xác?
- Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ các cơ quan bên trong. -
Nhờ sắc tố trên vỏ, tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ
thù. Các thể mào này tập trung còn ở trong tầng cuticun ngoài chủ yếu là
zooerythrin.
- Nguồn: giáo trình trang 274

357. Trình bày phần phụ và chức năng của chúng ở giáp xác?
- Phần phụ ở giáp xác là 2 đôi râu, các đôi hàm trên, hàm dưới
1 và hàm dưới 2.
- Có thể tùy vào vị trí hay loài mà có thể tham gia vào quá
trình đầu hóa biến thành chân hàm, cơ quan cảm giác, cơ
quan bơi, cơ quan giao phối chức năng bắt giữ con môiuf,
cảm nhận chuyển động thay đổi, giao phối,...
- Nguồn giáo trình trang 274

358. Đặc điểm cấu tạo nào giúp chân khớp đa dạng về tập tính và môi
trường sống?
- Hệ thần kinh và giác quan phát triển. Đó là trung tâm điều khiển mọi hoạt động
phức tạp và đa dạng của Chân khớp. - Cấu tạo phân hóa phù hợp với các chức
năng khác nhau, giúp chân khớp thích nghi được nhiều môi trường khác nhau.
- Nguồn giáo trình trang 251-252.

359. Tấm trùm phía trên của trùng ba thùy có tác dụng gì?
- Một số bò quanh đáy nước để săn mồi, kiếm xác thối hay ăn lọc, một số khác
lại bơi mà ăn sinh vật phù du. Đa phần lối sống của động vật chân khớp hải
dương ngày nay cũng hiện diện ở bọ thùy (trừ lối sống ký sinh) nên tấm trùm
có thể bảo vệ cơ thể.
- Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%8D_ba_th%C3%B9y

360. Cơ thể Hình nhện có mấy phần? So sánh các phần cơ thế với Giáp xác.
Vai trò của mỗi phần cơ thể?
- Cơ thể hình nhện có 6 phần
- Cơ thể hình nhện gồm có 2 phần là: - Phần đầu- ngực: tấn công, định hướng,
di chuyển.
- - Phần bụng: có nội quan, cơ quan hô hấp, cơ quan sinh sản, cơ quan chăng tơ.
* Cấu tạo cơ thể như trên là tương tự với giáp xác.
- Khac về phần phụ nhện tiêu giảm, 4 đôi chân bò
- Nguồn: Giáo trình trang 261 và 273.

361. Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?
- Nhện có 6 đôi phần phụ trong đó có 2 đôi chân bò
- Nguồn giáo trình trang 260
362. Nêu tập tính thích nghi với lối sống của nhện?
- Không ít loài nhện chỉ sống được tronbg môi trường ẩm hoặc chủ sinh hoạt về
đêm.
- Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi sống (sâu bọ). Sau khi
trói được con mồi, nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biến đổi
phần thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống (còn
gọi là tiêu hóa ngoài)
- Nguồn: giáo trình trang 261.

363. Máu của nhện màu gì? Cơ chế nào tạo nên màu máu như thế?
- Khác với máu của chúng ta dựa vào phân tử Hemoglobin có chứa sắt nên vì
thế chúng có màu đỏ. Tuy nhiên, máu của loài nhện lại dựa vào chất đạm
Hemocyanin có nguồn gốc từ đồng. Chất Hemocyanin này có màu khá trong,
nhưng khi tiếp xúc với oxy nó sẽ biến thành màu xanh đậm.
- Nguồn: https://tienphong.vn/1001-thac-mac-mau-cua-nhen-co-mau-xanh-
post1326475.tpo#:~:text=Tr%C3%AAn%20th%E1%BB%B1c%20t
%E1%BA%BF%2C%20m%C3%A1u%20c%E1%BB%A7a,bi%E1%BA
%BFn%20th%C3%A0nh%20m%C3%A0u%20xanh%20%C4%91%E1%BA
%ADm.

364. Nêu đặc điểm dạng cấu tạo kép của hệ sinh dục ở lớp hình nhện?
- Từ tuyến sinh dục có 2 ống dẫn sinh dục hướng về phía trước và tập trung
thành một trước khi đổ ra ngoài lỗ sinh dục nằm trên mặt bụng của đốt bụng
thứ nhất.
- Nguồn giáo trình trang 263

365. Cơ quan hô hấp ở chân khớp đã có điểm gì đặc biệt và tiến hóa hơn so
với các ngành trước đó đã học?
- Cơ quan hô hấp đa dạng qua mang sách, phổi sách và đặc bvieewtj là hệ
thokngs ống khí.
- Nguồn giáo trình trang 263

366. So sánh đặc điểm của lớp hình nhện và lớp giáp cổ.
Hình nhện Giáp cổ
Hô hấp Mang, màng sách, phổi sách, Mang
ống khí,...
Môi trường Cạn, nơi ẩm ướt Biển
sống
Mắt Kém phát triển Mắt đơn, mắt kép
Số đôi phần phụ 6 6
Thức ăn Mô động vật, dịch thực vật, hay Các động vật không
các chất hữu cơ trong các giai xương sống : thân mềm,
đoạn phân hủy,... trùng ba thùy

- Nguồn: Giáo trình trang 259-262

367. Tại sao phần bụng của lớp nhện biển thường bị tiêu giảm?
- Vì thích nghi với môi trường sống dưới triều, dễ di chuyển, bắt mồi và tự
vệ,....
- Nguồn giáo trình trang 269

368. Hệ tiêu hóa của phân ngành giáp xác có gì phát triển hơn so với các
phân ngành khác thuộc ngành chân khớp?
- Ruột trước có dạ dày chuyên hóa, gờ cuticun lát mặt trong là cơ quan nghiềng
mồi, ruột giữa ngắn, có chức năng của cả gan và tụy của động vật bậc cao.
- Nguồn: giáo trình trang 274

369. Ý nghĩa của ngành chân khớp đối với hệ sinh thái là gì?
- Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp
- Với số lượng loài lớn, mỗi loài lại thường sinh ra số lượng cá thể rất lớn nên
chân khớp có vai trò thực tiễn to lớn.
- * Có lợi:
- Phong phú hệ thống các loài, kéo theo sự tiến hóa một số laoif khác
- - Thụ phấn cho cây trồng như: ong, bướm, ...
- - Bắt sâu bọ có hại như: nhện, bọ cạp, ...
- * Có hại:
- - Làm hại cây trồng như: nhện đỏ, ...
- - Truyền nhiều bệnh nguy hiểm như: ruồi, muỗi, 
- Nguồn: https://toploigiai.vn/vai-tro-cua-nganh-chan-khop

370. So sánh các đặc điểm của ngành chân khớp và ngành giun đốt. Từ đó
suy ra ngành nào tiến hóa hơn. Tại sao?
- Có cơ thể phân đốt, đối xứng hai bên, không có xương sống, hô hấp qua bề
mặt cơ thể,.....
- Khác:
- Chân khớp thì hô hấp còn có qua mang, qua mang sách, phổi sách, hệ thống
ống khí; di chuyển bằng chân, có sự lột xác lớn lên, não phức tạp hơn
- Giun đốt di chuyển bằng cơ thành cơ thể,não không có cấu tạo phức tạp
bằng,....

- Nguồn giáo trình chương giun đốt và chân khớp

371. Hệ tiêu hóa của lớp nhiều chân có những sai khác gì so với hệ tiêu hóa
chung của ngành chân khớp.
- Có nhiều tuyến nước bọt.
- Nguồn giáo trình trang 288.

372. Nêu hoạt động thụ tinh chủ yếu của ngành chân khớp? Hoạt động này
có gì phát triển hơn so với các ngành trước đó?
- Thụ tinh qua nhiều nơi, nhiều vị trí: tuyến phụ cơ quan riêng, bầu tinh, túi
nhận tinh. Giúp tăng khả năng thụ tinh, sinh sản được nhiêu fcon hơn
- Nguồn giáo trình trang 263.

373. Nêu tập tính sinh hoạt và môi trường sống của lớp nhiều chân.
- Thường sống ẩn dưới vỏ cây, hốc đá, trong thảm mục, đất mặt, sợ ánh sáng
ngày vaf hoạt động về đêm. Chân kép chậm chạp, vụn về, ăn vụn thực
vật,chân môi nhanh, khéo léo, săn mồi giỏi.
- Nguồn giáo trình trang 291

374. Nêu mặt lợi và mặt hại của bộ ve bét.


- Chưa tìm thấy mặt lợi của ve bét, mặt hại rất nhiều như kí sinh hút nhựa cây,
trong phổi, trong ống khí, trong da ngươig và động vật, là vật chủ trong gian
cho sán kí sih, ăn da, lông, tuyến tiết da,....
- Nguồn giáo trình trang 267.

375. Nhện có hoạt động nhả tơ, vậy hoạt động đó nhằm mục đích gì?
- Tơ nhện làm tổ, nơi bắt mồi, tự vệ, cảm nhận sự xâm nhập ngoại lai,....

376. Nêu cơ chế sinh sản của lớp nhiều chân.


- Thụ tinh qua bao tinh, bao tinh được chuyển trực tiếp hay gián tiếp vào lỗ
sinh dục của con cái, rết tơ thì trứng được thụ tinh trong miệng của con cái,
được gắn lên thành hang hoặc cọng rêu, rết thì con được kết bao tinh lên
thành hang con cái đi qua dùng chân kéo bao tinh đưa vào lỗ sinh dục của
mình.
- Nguồn giáo trình trang 290.

377. Hoocmon giúp chân khớp lột xác là loại hoocmon gì?
- Ecdyson
- Nguồn giáo trình trang 250.

378. Vai trò của tơ trong tiến hóa của bộ nhện:


- Màng nhện được dùng làm nhiều việc như tạo dây để leo trèo trên vách, làm
tổ trong hốc đá, tạo nơi giữ và gói mồi, giữ trứng và giữ tinh trùng. Nhiều
loài nhện dùng tính chất dính của màng nhện để bẫy mồi, trong khi một số
loại khác săn mồi bằng cách rình, và tấn công phục kích. Tăng khả năng săn
mồi, đảm bảo đời sống của loài.
- Nguồn: https://eol.org/pages/166/articles?locale_code=vi#Ti%E1%BA
%BFn_h%C3%B3a

379. Đuôi kiếm được sử dụng để làm gì?


- Được dùng làm thức ăn, thuốc, chất phát hiện trong y học, phân bón, vật
phẩm trang trí, nghiên cứu,....
- Nguồn: giáo trình trang 260.

380. Quá trình chăn lưới của nhện gồm các giai đoạn nào?
- Vì phần cuối bụng của nhện có mấy đôi "máy dệt", tơ nhện chính là được
tuôn ra từ trong lỗ nhỏ của máy dệt. Thành phần của tơ nhện là protein,
giống như tơ tằm vậy, khi vừa tuôn ra còn là một loại "keo dán" rất dính.
Khi nó tiếp xúc với không khí thì lập tức trở nên cứng và trở thành tơ.

- Một biện pháp khác để mắc cáp trời là: đầu tiên nhện cố định tơ vào một
điểm, còn mình treo trên sợi tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó phần cuối bụng
vừa nhả tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây đối diện, đợi sau khi đến
được mục đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài thích hợp liền
cố định tơ lên trên điểm cố định mới, như vậy cáp trời cũng có thể dệt thành.

- Giống như cột nhà phải lớn một chút, nhện định ra sợi này là sợi chống đỡ
cho mạng nhện, đi đi về về lại dính lên mấy sợi tơ, biến nó thành một "dây
cáp" thô. Tiếp đó, phía dưới sợi cáp thô này lại mắc song song sợi cáp thứ
hai. Đợi sau khi hai sợi cáp mắc xong, thì nhện dệt thành một tấm mạng
nhện ở giữa hai sợi cáp thô này.

- Nguồn: https://sohuutritue.net.vn/khong-biet-bay-nhen-lam-the-nao-de-
giang-to-khi-khoang-cach-hai-dau-bi-ngan-boi-song-suoi-d64825.html

381. Cơ quan Y là gì?


- Là tuyến tiết nằm trong phần đầu có nhiệm vụ tiết hoocmon lột xác và tọa vỏ
mới ở giáp xác.
- Cơ quan nàybij ức chế bởi cơ quan nằm trong phần đầu của gốc của cuống
mắt cuống.
- Nguồn giáo trình trang 251.

382. Con đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở ở chân khớp:
- Khi tim co, máu được dồn vào đầu rồi từ đó đến các phần của cơ thể ngập
trong các khe. Mau sau khi đã qua hệ hô hấp và bài tiết trở về khoang bao
tim qua lỗ tim vào tim. Các lỗ này đèu có van không cho máu đổi chiều.
- Nguồn giáo trình trang 254.

383. Chân của trùng ba thùy có cấu tạo thế nào để phù hợp với chức năng:
- Chân rất nhiều, đều, ít có sự sai khác với chân hàm, đều có tấm nghiền tạo
nên nhưng chiếc chân như nhữngc cơ quan đa năng làm nheieuf nhiệm vụ
như vận chuyển hô hấp và nghiền mồi.
- Nguồn giáo trình trang 258.

384. Cách di chuyển của đuôi kiếm như thế nào ?


- Chúng bơi ngửa, chân là cơ quan bơi, đầu ngọn của gai đuôi tì vào cát khi di
chuyển.
- Nguồn giáo trình trang 259.

385. Thành phần của tuyến nộc độc là gì ?


- Peptide là thành phần chính trong hầu hết các nọc độc của nhện. Trung bình,
chúng được cho là chứa khoảng 25% polypeptide theo trọng lượng, và phân
tích đã gợi ý rằng một số nọc độc đơn lẻ có thể chứa tới 1000 peptide khác
nhau. Một số chứa peptide tuyến tính, cytolytic có tác dụng hoại tử.
- Một số chứa peptide tuyến tính, cytolytic có tác dụng hoại tử. Hoạt động của
các peptide phân giải tế bào này tương đối không đặc hiệu, và chúng cũng có
thể hoạt động hiệp đồng với các thành phần độc thần kinh.
- Người ta cũng gợi ý rằng chúng có thể hỗ trợ tiêu hóa bên ngoài con mồi của
loài nhện.
- Tuy nhiên, đó là các peptide chứa disulfide, là những người chơi chính trong
các nọc độc của nhện.
- Ngoài một vài ngoại lệ, trong hầu hết các nọc độc, chúng là thành phần độc
hại chính. Chúng có tác dụng mạnh hơn các peptide gây tiêu hủy tế bào, và
cũng có nhiều chọn lọc hơn về các mục tiêu của chúng.
- Nguồn: https://hhlcs.com/2018/08/hoa-hoc-ve-noc-doc-cua-
nhen.html#:~:text=Peptide%20l%C3%A0%20th%C3%A0nh%20ph
%E1%BA%A7n%20ch%C3%ADnh,c%C3%B3%20t%C3%A1c%20d
%E1%BB%A5ng%20ho%E1%BA%A1i%20t%E1%BB%AD.

386. Cấu tạo hệ sinh dục của lớp hình nhện ở con đực và con cái
- Đơnb tính, tuyến sinh dục vôn trong phần bụng vốn có cấu tạo kép, có 2 ống
dẫn sinh dục hướng về phía trước,
- Bao tinh, bầu tinh hay cơ quan giúp thụ tinh ở đực và túi nhận tinh ở cái.
- Giáo trình trang 263.

387. Tại sao ở nhện con cái lại ăn con đực sau khi thụ tinh:
- Nhện cái ăn thịt nhện đực sau khi giao phối là thông thường, nhện đực là
một loại thực phẩm hoàn hảo, gần gũi với nhu cầu dinh dưỡng của nhện cái
nên nó mới thu hút nhện cái ăn thịt chúng. Tính gây hấn của một con nhện
cái có thể ảnh hưởng tới việc nó quyết định ăn thịt bạn tình tiềm năng ngay
lập tức hay trì hoãn chuyện đó tới sau khi hoàn tất giao phối. Ở một số loài
nhện ví dụ như nhện Iberian tarantula (Lycosa hispanica), các con cái khét
tiếng vì thói quen ăn thịt bạn tình sau khi quan hệ. Tuy nhiên, trong thực thế
vẫn có những con nhện cái thậm chí ăn cả bạn tình tiềm năng trước cả khi
quá trình giao phối diễn ra. Ở một số loài nhện, con đực để lại xúc túc đóng
vai trò như dương vật có thể tách rời của chúng bên trong cơ thể con cái sau
cuộc giao hoan nhằm xua đuổi tinh trùng của các tình địch.
- Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%82n_th%E1%BB%8Bt_b
%E1%BA%A1n_t%C3%ACnh#:~:text=Nh%E1%BB%87n%20c%C3%A1i
%20%C4%83n%20th%E1%BB%8Bt%20nh%E1%BB%87n,nh%E1%BB
%87n%20c%C3%A1i%20%C4%83n%20th%E1%BB%8Bt%20ch
%C3%BAng.
388. Ve bét hiện đại có 2 hướng phát triễn như thế nào:
- Mỗi giai đoạn của vòng đời đảm nhiệm chức năng nhất định do thích ứng
riêng về hình thái, tập tính.
- Rút ngắn vòng đời, một số giaia đoạn sẽ diễn ra trong trứng hoặc có khả
năng sinh sản trước trưởng thành.
- Nguồn: giáo trình trang 267.

389. Đường đi thức ăn ở lớp giáp xác


- Thức ăn sau khi đi vào qua lỗ miệng đi đến ruột trước tại đây có dạ dày
chuyên hóa với gờ cuticun nghiền mồi trở thành các vụn, sau đó thức ăn lại
được di chuyển đến ruột giữ nhận chất tiết từ tuyến tiết của ruột giữa đảm
nhiệm vai trò lọc của gan và thận tiêu hóa nội bào các vụn thức ăn, trong
ruột dài phần chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ và chất thải sẽ bị thải ra
ngoài.
- Nguồn: giáo trình trang 274.

390. Cơ chế hô hấp ở lớp giáp xác


- Giáp xác hô hấp bằng mang nằm ở gốc các đôi chân ngực,chân bụng có
dạng tấm hoặc dạng sợi. Hô hấp bằng dòng nước liên tục qua mang, phát
động bằng các tấm quạt nước của phần phụ.
- Nguồn giáo trình trang 275.

391. Đường đi của máu ở hệ tuần hoàn ờ lớp giáp xác


- Hệ tuần hoàn hở, dịch tuần hoàn được đổ trực tiếp vào xoang. Cụ thể khi tim
cơ máu được dồn vào đầu rồi đổ vào đầy các khe hở. Sau đó máu đi qua hệ
hô hấp và bài tiết rồitrowr về khoang bao tim qua lỗ tim vào tim.
- Nguồn giáo trình trang 254 và 275.

392. Tại sao các loài nhện biển sống ở vùng dưới triều có thể sống ở độ sâu
trên 2000m?
- Cấu tạo cơ thể với chân dài có thể di chuyển trong nước hpoawcj bị nước
cuốn ra xa, thức ăn của chúng là tập đoàn thủy tức, hải quỳ, động vật hình
rêu nên có thể thích nghi với độ sâu cao,...
- Nguồn giáo trình trang 269.

393. Công dụng của tơ nhện?


- Tơ nhện được sử dụng làm băng vết thương qua nhiều thế kỷ. Ngoài việc
cung cấp khung nền tốt để phát triển da nhân tạo, tơ nhện còn giúp tái tạo
các mô khác, như là các neuron (tế bào thần kinh) và mạch máu. Thậm chí
một số loại tơ nhện còn có tính năng chống vi trùng hữu hiệu giúp chữa lành
vết thương nhanh hơn.
- Túi khí chống kva đạp, dây chằng đàn hồi cao, chỉ khâu phẫu thuật, áo
chống đạn, vật kiệu chống va đập, da nhân tạo,....
- Nguồn: https://cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/To-nhen-ung-dung-
cho-cuoc-song-tuong-lai-i303824/#:~:text=T%C6%A1%20nh%E1%BB
%87n%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20s%E1%BB%AD%20d
%E1%BB%A5ng,l%C3%A0nh%20v%E1%BA%BFt%20th
%C6%B0%C6%A1ng%20nhanh%20h%C6%A1n.

394. Cách Lingguatula serrata đi vào cơ thể của vật chủ để kí sinh?
- L. serrata trưởng thành nhúng phần trước của chúng vào niêm mạc mũi
họng , ăn máu và chất lỏng. Con cái sống ít nhất hai năm và sản xuất hàng
triệu quả trứng. Trứng thoát ra khỏi vật chủ theo đường mũi hoặc nếu nuốt
phải phân. Khi bị vật chủ trung gian nuốt phải, ấu trùng bốn chân (giống như
con ve) nở ra trong ruột non, xuyên qua thành ruột và cư trú trong các mô,
đặc biệt là trong phổi, gan và các hạch bạch huyết. Giai đoạn nymphal phát
triển. Khi bị một vật chủ xác định ăn thịt, nhộng trùng hoặc bám vào đường
tiêu hóa trên hoặc nhanh chóng di chuyển từ đó từ dạ dày, đến mũi
họng . Con cái bắt đầu sản xuất trứng trong khoảng sáu tháng.
- L. serrata là một loài giáp xác pentastomid có nguồn gốc động vật sống khi
trưởng thành trong hốc mũi và xoang của động vật ăn thịt, chủ yếu là các
loài ăn thịt ( Acha và Szyfres, 2003 ). Trứng bị động vật nhiễm bệnh thải ra
môi trường theo phân và nước mũi. Vật chủ trung gian, chủ yếu là động vật
ăn cỏ, bị nhiễm khi ăn phải trứng nở trong ruột và ấu trùng xâm nhập vào
các mô. Nhộng phát triển từ ấu trùng, được tìm thấy gói gọn trong các hạch
bạch huyết, gan và phổi. Nếu một con chó được cho ăn các bộ phận nội tạng
bị nhiễm bệnh, nhộng trùng sẽ được thải ra trong đường ruột của nó. Sau đó,
chúng di chuyển đến vùng mũi họng và phát triển thành con trưởng thành.
- Nguồn:
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S240593902100126X

395. Có bao nhiều cách để lớp giáp xác bài tiết?


- Bài tiết qua tuyến râu hoặc bài tiết qua tuyến hàm.
- Nguồn giáo trình trang 275.

396. Hiện tượng tập trung đốt là gì?

- Hiện tượng giảm dần các đốt, vết phân cách các đốt trở nên mờ đi, thay đổi số
đốt khác nhau theo từng loài.

- Giáo trình 262.

397. . Vì sao dân gian có câu "yêu nhau như vợ chồng sam" và hay ví các cặp
đôi "dính như sam" ?

- Sam biển luôn dính nhau theo cặp, không rời dù sóng vỗ mạnh Sam biển
luôn thủy chung đi theo cặp dù mùa sinh sản hay không Loài hải sản tượng
trưng cho tình thủy chung, sắt son không rời Cả 3 ý trên
- Theo đặc tính luôn đi theo cặp, bám chặt không rời nhau của sam biển,
người xưa đã lấy đó làm hình tượng nói lên câu thành ngữ về tình nghĩa vợ
chồng thủy chung, sắt son.
- Nguồn: https://toasanguocmo.vn/dinh-nhau-nhu-sam-nghia-la-gi/

398. Tại sao các loài nhện hay bọ cạp có nọc độc nhưng lại được sử dụng để
ngâm rượu uống. Thế thì có nguy hiểm không ?

- Sở dĩ hay dùng bọ cạp hoặc nhện vì bộ phận dùng làm thuốc là toàn bộ con
bọ cạp phơi khô hoặc phần đuôi. Ngoài protid, lipid, acid amin cần thiết, bọ
cạp còn có buthotoxin - chất này cũng là protid nhưng rất độc với hệ thần
kinh.
- Theo đông y, toàn yết vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc; vào kinh can, có
tác dụng tức phong, cắt cơn kinh giật; hoạt lạc (lưu thông gân, mạch) và giải
độc. Dùng chữa kinh giật, co quắp, méo miệng, bán thân bất toại, uốn ván,
tràng nhạc. Liều dùng: 2 - 4g (1 - 4 con hoặc 3 - 8 đuôi bọ cạp).
- Bọ cạp được dùng làm thuốc trị các chứng:
- Lên kinh giật, co quắp do bị trúng phong, sài uốn ván; động kinh thuộc
chứng thực, nhọt độc, mụn lở, phong hủi,
- Bọ cạp còn là “món ăn côn trùng” có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến cầu
kỳ và phải bỏ nọc độc ở đuôi. Nọc độc của bọ cạp làm tê liệt các bộ phận của
con người và gia súc. Nọc độc của bọ cạp ở Việt Nam chỉ gây sưng đau, nhức
nhối và phù nề, không độc gây chết người như bọ cạp châu Phi, tuy vậy vẫn cần
hết sức chú ý khi sử dụng.
- Nhện có nhiều loài, trong đó nhện nâu và nhện ôm trứng là thường gặp ở
nước ta. Nhện còn là một vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh trong y học
cổ truyền.
- Nhện nâu tên khoa học Aranea ventricosa (L.Kock). Loài nhện này có đầu
ngực màu nâu, bụng ngắn nhưng phần trên bụng phình to hơn phần dưới và
có màu nâu xám. Khắp nơi ở nước ta đều có loại nhện này. Để làm thuốc
người ta dùng toàn con nhện phơi khô gọi là tri thù và màng nhện hay tri thù
võng.
- Theo Đông y, nhện nâu có vị ngọt, hơi đắng, hơi hàn, có độc; có tác dụng
tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, khư phong
- Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/bo-cap-lam-thuoc-169128039.htm
- Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-tu-con-nhen-16957845.htm

399. 2. Ống thận Malpighi khác so với hệ thống hậu đơn thận như thế nào ?

- Ống Malpighi là một ống mù giống như sợi chỉ kéo dài mở ra ở biên


giới của côn trùng và môi (thước đo, rết), hai chân (yasuda), nhện, ở ranh
giới giữa giữa và ruột, chất thải trong khoang cơ thể (Chủ yếu là axit uric )
và được cho là có chức năng tương tự như ống thận của động vật có xương
sống. Nó phụ thuộc vào loài, nhưng nó bao gồm từ 2 đến vài trăm mao
mạch. Ấu trùng của tĩnh mạch (dưa chuột) bây giờ sẽ tiết ra các chất giống
như tơ và tạo ra kén.

- Hậu đơn thận là Hệ thống ống phân nhánh đổ ra ngoài ở một hay nhiều ống
bài tiết và tận cùng bằng vô số tế bào cùng nằm trong nhu mô đệm. Tế bào
cùng bích phần phình tận cùng có thành của các phần này là các lỗ sàng của
mỗi ống, có chùm lông hướng vào trong lòng ống
- Nguồn giáo trình trang 372 và Nguồn:
https://mimirbook.com/vi/7dd834cecd6
400. Kể tên một số bệnh do ve bét gây ra.

- Ghẻ da, ghẻ nước, bệnh sốt mò, nhiễm trùng máu, sốt phát ban, sốt thỏ, sốt
Q, viêm não, Lyme, liệt tạm thời,...
- Nguồn: https://www.impehcm.org.vn/noi-dung/ngoai-ky-sinh/dac-diem-
sinh-hoc-va-vai-tro-gay-benh-cua-ve.html

401. Nêu ý nghĩa về mặt y học của máu sam.

- Theo CNN, các nhà khoa học phát hiện dòng máu xanh của loài sam (người
phương Tây gọi là cua móng ngựa) có tác dụng vô hiệu hóa vi khuẩn độc
hại.
- Sinh vật có từ thời cổ đại này sống ở các vùng biển cạn, nơi có rất nhiều vi
khuẩn sinh sôi nảy nở. Sam không có hệ miễn dịch, nhưng có một cơ chế
phòng vệ đặc biệt để chống vi khuẩn. Khi đối mặt với vi khuẩn độc hại, tế
bào amip trong máu sam phát hiện và làm tê liệt chúng, không cho chúng lây
lan. 
- Phương pháp phòng vệ tự nhiên này hiện đang được khai thác trên quy mô
công nghiệp. Ngành công nghiệp khai thác máu sam hiện trị giá 50 triệu
USD/năm. Một gallon (3,7 lít) máu sam có giá lên đến 60.000 USD. 

- Ước tính mỗi năm ngành này bắt


600.000 con sam để khai thác máu.

- Theo CNN

- Nhưng ngành công nghiệp này không tàn sát sam. Với mỗi con sam người ta
chỉ khai thác 30% máu. Trong vòng 72 giờ sam được đưa lại về biển và một
tuần sau lượng máu của chúng sẽ phục hồi. Dù vậy, tỷ lệ sam chết trong quá
trình khai thác máu lên đến 10-30%. 
- Chỉ 45 phút tiếp xúc với chất LAL trong máu sam là đủ để phát hiện nội độc tố
từ vi khuẩn gram âm rất khó quan sát thấy. LAL nhạy đến mức có thể cô lập
mối đe dọa nhỏ như một hạt cát trong một bể bơi lớn. Cục Quản lý thực phẩm
và dược phẩm Mỹ (FDA) luôn yêu cầu thuốc chích và các dụng cụ y tế tiếp
xúc với cơ thể người bệnh phải qua kiểm tra bằng máu sam. 
- Do đó, máu sam có tác dụng cứu sống hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày. Bác sĩ
John Dubczak thuộc Phòng thí nghiệm Charles River (Mỹ) cho biết công nghệ
phát hiện độc tố nhờ máu sam đang ngày càng trở nên nhạy và chính xác hơn. 

- Nguồn: https://tuoitre.vn/mau-sam-dem-lai-su-song-643009.htm

402. Kể tên một số loại mạt và cách phòng tránh

- Mạt gà có tên khoa học là Dermanyssus gallinae, con đực có kích thước
khoảng 0,60mm x 0,20mm và con cái có kích thước khoảng 0,75mm x
0,40mm. Thân có hình trứng, đầu nhỏ, bụng có lông ngắn, thưa. Mạt có
chân ngắn nhưng rất khỏe, hai chân trước gần bằng chiều dài của thân;
ống thở dài tời gốc đôi chân thứ hai. Cơ thể mạt gà có màu trắng, đỏ hoặc
tím tùy theo lúc chúng đói hay no.
-  
- Mạt gà thường hoạt động vào ban đêm. Ban ngày chúng trú ẩn ở các tổ
chim, ổ gà, khe vách chuồng gà... chờ đêm đến bò ra đốt máu chim, gà, đôi
khi chích đốt máu cả người. Mạt có khả năng nhịn đói nhiều tuần. Khi bị
đói lâu, chúng không đốt máu được người nhưng bò trên người gây nhiều
cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
-  
- Về vai trò gây bệnh và truyền bệnh, mạt gà cũng có khả năng đảm nhận
trong một số trường hợp. Nước bọt của mạt gà rất độc đối với gà, nếu mật
độ hoạt động của mạt nhiều ở các ổ gà, chuồng gà nó có thể làm cho gà
chết trong vòng 24 giờ, nhất là vào cuối mùa hạ. Khi mạt chích đốt người
có thể gây ngứa dữ dội và tạo nên những đám nổi mẩn mọng nước.
-  
- Theo một số nghiên cứu đã thông báo, mạt gà có khả năng truyền bệnh
viêm não-màng não cho người. Ở Việt Nam, loại mạt gà xuất hiện và hoạt
động khá nhiều nhưng vai trò truyền bệnh của nó chưa được xác định.
-  
- Mạt chuột
-  
- Mạt chuột có tên khoa học là Dermanyssus sanguineus. Con đực nhỏ hơn
con cái, thân có hình trái xoan, màu nâu vàng. Chúng thường ký sinh trên
loại chuột đen (Rattus rattus), chuột cống (Rattus norvegicus) khá phổ biến
tại nước ta.
-  
- Mạt chuột có khả năng truyền bệnh đậu do Rickettsia giống bệnh thủy đậu
và bệnh sốt phát ban chuột.
-  
- Một số nhà khoa học đã nghiên cứu và phân lập được mầm bệnh sốt phát
ban chuột do loại virus Liponyssus bacoti, một bệnh có khả năng lây truyền
từ chuột sang người.
-  
- Biện pháp phòng chống mạt
-  
- Muốn phòng, chống mạt gà, mạt chuột có hiệu quả để chủ động phòng
bệnh; cần vệ sinh chuồng chim, chuồng gà, lấp các hang chuột và tổ chức
diệt chuột thường xuyên. Khi lao động, làm việc gần chuồng gà, chuồng
chim cần sử dụng các loại hóa chất xua, diệt côn trùng để phòng bị mạt
chích đốt máu. Nếu có điều kiện, có thể dùng hóa chất diệt côn trùng bảo
đảm an toàn cho gia cầm phun tồn lưu hoặc xông hơi chất diêm sinh vào
các chuồng gà, chuồng chim để diệt loài mạt hoạt động
- Nguồn: https://dantri.com.vn/suc-khoe/mat-ga-mat-chuot-co-kha-nang-
truyen-benh-khong-1292321204.htm

403. Nhện giăng tơ theo bản năng, giăng xuyên suốt hay tùy vào mùa, giai
đoạn sinh sản

- Nhện giăng tơ là bản năng, đó là tập tính bẩm sinh, giúp chúng có thể bắt
mồi và giao phối, phòng vệ, nó giăng xuyên suốt trong phần đời của mình
chứ không phải chỉ có ở giai đoạn sinh sản.
- Nguồn: giáo trình 263

404. Tác hại giống nhau của ruồi và muỗi ?

- Truyền bệnh nguy hiểm cho người như:


 Sốt xuất huyết Dengue. Sốt xuất huyết do muỗi Aedes Aegypti hay còn gọi
là muỗi vằn truyền nhiễm sang con người. ...
 Sốt rét. Sốt rét cũng là bệnh truyền nhiễm qua vết đốt do muỗi gây ra. ...
 Virus Zika. ...
 Sốt vàng da. ...
 Viêm não Murray Valley. ...
 Sốt Chikungunya. ...
 Dirofilaria immitis. ...
 Viêm não Nhật Bản
 Rồi còn đốt và hút máu gia súc và kể cả người. Chúng có thể khiến
con người mắc bệnh thương hàn, tả, tiêu chảy, kiết lị, nhiễm trùng mắt, giun
sán hay các bệnh ngoài da như nấm, mụn cóc... Nhiều trường hợp biến
chứng còn có thể sốt cao, co giật và hôn mê,...
- Nguồn: https://bvdangvanngu.com/nhan-biet-cac-loai-vat-trung-gian-truyen-
benh-cho-nguoi-102-25.html#:~:text=Ngo%C3%A0i%20ra%2C%20ru
%E1%BB%93i%20c%C3%B2n%20%C4%91%E1%BB%91t,co%20gi
%E1%BA%ADt%20v%C3%A0%20h%C3%B4n%20m%C3%AA.
- Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/vac-xin/kien-thuc-tiem-chung/cac-benh-
nguy-hiem-do-muoi/?link_type=related_posts

405. Triệu chứng khi bị rệp giường cắn:


Rệp cắn người để hút náu, để lại vết cắn trên da, thường có đặc điểm

 Màu đỏ, thường có một đốm đỏ đậm hơn ở giữa

 Ngứa tại vết cắn

 Các vết cắn phân tán hoặc cụm lại

 Nằm trên mặt, cổ, cánh tay và bàn tay

Một số người không có phản ứng với vết cắn của rệp, trong khi những người khác có phản
ứng dị ứng bao gồm ngứa liên tục, mụn nước hoặc nổi mề đay.

- Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-
khoe-tong-quat/rep-giuong-cach-nhan-biet-rep-va-cach-thoat-khoi-
chung/
406. Cách lựa chọn, nuôi dưỡng, chăm sóc sam
Mình nhận thấy nhiều người thích chơi Sam nhưng do chưa có kinh nghiệm, cũng như sự đầu tư chăm sóc chưa
đầy đủ để nuôi dưỡng Sam được khỏe mạnh, an toàn. Với kinh nghiệm của bản thân, trong suốt quá trình chăm sóc,
chữa bệnh cho Sam mình có thể tự tin chia sẻ kinh nghiệm với các bạn, để việc nuôi Sam gặp ít rủi ro hơn với tỉ lệ
sống lên đến 95%.

Bước 1 - Chọn Sam khỏe


Thông thường Sam non, ngay khi đẻ ra đã đạt được size từ 12cm (nếu bố mẹ càng to, Sam con càng lớn)
Nên khi chọn mua Sam, để an toàn với người chơi nên chọn cá size đủ lớn, phù hợp với Bể:
* Từ 17cm ~ 4 tháng tuổi, hợp với bể có thể tích nước 500lít
* Từ 20cm ~ 6 tháng tuổi, hợp với bể có thể tích nước 1.000 lít

Lưu ý:
- Việc chọn cá nhỏ hơn so với tiêu chí mình tư vấn vẫn nuôi được. Nhưng với người ít kinh nghiệm hoặc ko
cẩn thận sẽ gặp rất nhiều rủi ro.
- Tiếp đến, khi chọn cá tại cửa hàng các bạn nên chọn các chú Sam có màu sắc tươi sáng, bơi nhiều trong 1
trạng thái tự tin (giống như người mẫu bước chân trên sàn Catwalk).
- Sau đó, bạn thả mồi để xem cá có chụp mồi và ăn tốt ko. Nếu có thể cho Sam ăn Trạch cắt là tốt nhất (cái
này mình sẽ phân tích thêm phía dưới)

Bước 2 - Bắt và thả Sam


Ngay khi bạn chọn được chú Sam như ý, thường cửa hàng sẽ chịu trách nhiệm bắt cá vào túi cho bạn.
Nhưng bạn cần lưu ý là nếu bạn chuyển cá đi xa (từ 2h trở lên), cần phải cho Sam ở trong túi có đáy bằng
phẳng (thường gọi là túi đáy vuông), để tránh làm cho Sam bị nghẹt thở hoặc dập viền. Thêm nữa, đối với
chú Sam to khi vận chuyển cần cắt hoặc bọc Gai lại, để tránh bị đốt hoặc làm rách túi.
Thả Sam là bước tiên quyết cho sự khởi đầu của việc Sam sẽ sống tại nhà bạn ngắn hay dài
Khi cá còn trong túi, bạn đặt toàn bộ vào bể chính để ngâm trong 15p, tiếp đó mở miệng túi dùng gáo hoặc
bát nhỏ cho 15% nước ở bể chính vào và bỏ ra lượng tương ứng. Làm chậm rãi, liên tục trong 7 - 10 phút,
thả Sam ra 1 cách nhẹ nhàng và tắt bơm trong 1h - 2h hoặc vặn van hút đáy lại trong 1 ngày. Việc ngâm,
chao nước và thả vào bể như trên, nhằm để chú Sam được khỏe dần lên và thích nghi được môi trường
nước mới (việc này cũng thường được áp dụng cho cá Rồng)
Bước 3 - Chăm sóc và nuôi dưỡng Sam
Các chủng loại Sam cảnh nuôi ở VN thường có gốc xuất xứ từ Nam Mỹ, sống tốt trong môi trường nước Lợ
với nhiệt độ từ 25 đến 32 độ C và được các trại Sam khai thác, thuần hóa và sinh sản trong môi trường
nước ngọt. Tuy nhiên, các trại vẫn thường bổ sung 1 lượng muối nhất định trong quá trình nuôi, chữa bệnh
cho cá với tỉ lệ:
* Cá khỏe - 100 gram/ 100 lít
* Cá bệnh - từ 200 gram / 100 lít (tùy vào loại bệnh và thể trạng con cá)
Việc cho muối ko chỉ tốt cho Sam mà còn tốt cho cả các loại cá cảnh khác. Vì vậy, người chơi cần chú ý
điều này.
Cho cá cảnh ăn có lẽ là cái "thú vui" lớn nhất trong việc chơi cá, nhưng từ đây cũng chính là việc gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu ko có kinh nghiệm hoặc lười. Sam háu ăn, ăn được nhiều bữa nhỏ trong
ngày và thức ăn khá phong phú, như: Trạch cắt khúc, Cá bột, Cá to cắt lát bỏ xương, Tôm bỏ gai nhọn. Tuy
nhiên, mình khuyên người chơi nên dùng Trạch cắt khúc, tỉ lệ đường kính con Trạch tương đương với
đường kính phần giữa đuôi của Sam. Sam ăn Trạch có lợi thế phát triển nhanh, cá ít bị bệnh, giữ được
nước sạch sẽ hơn trong quá trình cho ăn và sau khi đào thải chất. Ở miền Bắc thì việc cho ăn Trạch dễ hơn
miền Trung và Nam, nên các bạn ở 2 khu vực trên có thể thay thế bằng các loại thức ăn còn lại.
Bước 4 - Sam bệnh và cách chữa
Sam là loại động vật ko có xương, đa số trên cơ thể là sụn và thịt, duy nhất cái gai là chất Sừng và dùng gai
đó để tự vệ bằng nọc độc. Vì vậy, trong môi trường nuôi dưỡng của người chơi Sam rất ít khi mắc bệnh,
nhưng cũng rất yếu khi bị bệnh. Cái này có thể tạm ví như câu "Thân to nhưng lò xo ngắn"
Ở đây mình chia sẻ 1 số bệnh cơ bản của Sam, thường do lỗi người chơi gây: 
Sốc nước - Thay nước nhiều, thả cá ko đúng quy cách, gây ra việc này, khiến chú cá yếu rất nhanh và bị
suy chết. Trạng thái cá tuột nhớt, có thể nặng sẽ kèm theo mắt bị đục hoặc đỏ và đuôi cong lên. 
Bị bệnh đường ruột - Do cho ăn thức ăn hỏng, ko đảm bảo hoặc Trạch sống tươi sống và Tôm để gai nhọn
gây ảnh hưởng nội tạng. Trạng thái thường thấy là đuôi và mép quanh người Sam cong lên, nhìn ở phía
dưới có thể thấy các phần sưng hoặc tụ huyết ở mồm hoặc hậu môn.
Về cách xử trí, cũng như chữa trị 2 vấn đề trên, chúng ta cần có đầy đủ các dụng cụ, thiết bị sau:
* Khay nhựa có lỗ thoáng, kích thước nên từ: dài 45cm x cao 40cm x rộng 30cm
* Bộ kiểm tra độc tố nước: NH3 or NH4 của hãng uy tín (Sera hoặc JBL) Vì mình đánh giá chất lượng tốt
hơn.
* Dung dịch khử độc tố (cái này liên quan đến việc kinh doanh nên cho phép mình giữ bí mật)
* Muối hạt

Bạn cho Sam vào trong khay nhựa, nâng cao lên mặt nước để giảm áp lực. Tiếp đó kiểm tra chất lượng
nước xem có độc tố hay ko để xử lý. Sau khoảng 2h bạn cho lượng muối theo tỉ lệ 200gram/ 100 lít nước
vào ngăn bể

Môi trường nước nuôi cá Sam cũng rất quan trọng và cần được lưu tâm hơn so với các loại cá khác trong
bể.
– Nhiệt độ cho cá Sam từ 26 tới 33 độ C, cá dễ bị bệnh ở nhiệt độ nhỏ hơn 25 độ C và lớn hơn 35 độ C.
– Nồng độ muối trong nước không được vượt quá 3/1000.
– Không sử dụng các loại thuốc, hóa chất chống chỉ định cho Sam.
– Cá Sam rất nhạy cảm với độ PH, quá cao hoặc quá thấp đều gây bệnh cho cá. Vì cá Sam ăn rất nhiều
nên lượng chất thải cũng rất lớn, do đó cần thay nước đều đặn để duy trì độ PH ổn định.
– Cá Sam rất kỵ với Clo trong nước máy, do đó cần có bể trữ nước để hạn chế thay nước máy trực tiếp vào
bể cá.
Trên đây là một số kinh nghiệm thực tế sương máu từ những người chơi cá cảnh lâu năm và cả một số cửa
hàng cá chuyên nghiệp. Khi cá Sam có biểu hiện bất thường, như sình bụng, tuột nhớt các bạn nên liên lạc
với các cửa hàng để có được những tư vấn và loại thuốc phù hợp.
- Nguồn: https://m.carong1068.com/cach-cham-soc-va-nuoi-duong-sam-
2833.htm

407. Phân biệt muỗi, ấu trùng và trứng muỗi

Đặc điểm Anopheles Culex Aedes Mansonia


Muỗi Xúc biện Dài bằng vòi, Dài hơn vòi ở
Giống như Giống như
Culex, nhưng giữa
phình to ở cuối ở con đực, ngắn
các đốt chân có
hàm con đực, thuôn ở hơn vòi ở con Culex.
những khoang
con cái. cái.
trắng.
Không có đốm, có
Cánh Thường có đốm Không có đốm. Không có đốm.
vẩy rộng.
trưởng
Ngực lưng, chân
Màu nâu, vàng Có màu vàng rơm,
và thân có những
thành Màu sắc nâu hoặc nâu ngực, chân và thân có
đốm hoặc khoanh
sẫm. những đốm trắng.
màu trắng, đen.
Chếch (xiên) với Song song với Song song với Song song với điểm
Tư thế đậu
điểm tựa. điểm tựa. điểm tựa. tựa.
Đốt chót
Tròn. Tròn. Nhọn.
của bụng
Bộ phận
Ống thở tận cùng
hô hấp ở Ống thở dài và Ống thở ngắn và
Có 2 lỗ thở. bằng gai nhọn, cắm
Ấu đốt thứ 8 hẹp. rộng.
vào rễ cây.
trùng của bụng
Tư thế Nằm ngang với Nằm chếch với Nằm chếch với Cắm vào rễ cây thủy
dưới nước mặt nước. mặt nước. mặt nước. sinh.
Hình trụ, một Hình thoi, có gai ở
Hình thoi, riêng
đầu hơi nhọn và Hình thoi, riêng rẽ một đầu, dính thành
Trứng rẽ và có phao ở
kết thành bè nổi không có phao. chùm và cắm vào mặt
hai bên hông.
trên mặt nước. dưới lá cây.

- Nguồn: https://www.phacdochuabenh.com/ky-sinh-trung/31.php

408. Nhờ đâu mà ngành chân khớp lại có sự phân bố rộng rãi như vậy?
- Những đặc điểm cấu tạo giúp Chân khớp phân bố rộng rãi là:
- Vỏ kitin (bộ xương ngoài) chống lại sự thoát hơi nước, thích nghi với môi trường
cạn.
- Chân khớp và phân đốt linh hoạt trong di chuyển, một số chân khớp có cánh
thích nghi với đời sống bay.
- Nguồn: https://loigiaihay.com/bai-1-2-3-trang-98-sgk-sinh-hoc-7-
c66a17795.html#:~:text=Nh%E1%BB%AFng%20%C4%91%E1%BA%B7c
%20%C4%91i%E1%BB%83m%20c%E1%BA%A5u%20t%E1%BA%A1o,nghi
%20v%E1%BB%9Bi%20%C4%91%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%91ng%20bay.

409. Bệnh ăn mòn vỏ kitin trên tôm là gì?

- Bệnh do vi khuẩn Vibrio spp. gây ra. Có nhiều vi khuẩn được phân lập từ bệnh
này: Vibrio alginolyticus, V.parahaemolyticus, V.ordali…  
 
- Giống vi khuẩn Vibrio thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp
Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria. Đặc điểm chung các loài vi khuẩn
thuộc giống Vibrio: Gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0,3
-0,5 x 1,4 - 2,6 μm. Chúng không hình thành bào tử và chuyển động nhờ một
tiên mao hoặc nhiều tiên mao mảnh. Vibrio spp thường gây bệnh ở động vật
thủy sản nước mặn và nước ngọt: cá, giáp xác, nhuyễn thể...
 
- Triệu chứng bệnh ăn mòn vỏ kitin
 
- Tôm bị bệnh thường xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin, sau đó tạo nên các
điểm nâu hay đen, trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phần phụ (chân bò, chân
bơi, râu…) và đuôi tôm có thể phồng lên rồi mòn cục dần. Sắc tố Melanin bị
khuyếch đại, sự mờ đục của đốt bụng thứ 6 và xuất hiện sắc tố đen nâu trên mô
gan tụy.

Bệnh này có thể xảy ra ở các giai đoạn phát triển khác nhau: tôm mẹ, tôm thịt,
ấu trùng và hậu ấu trùng trong trại tôm giống.
 
- Cũng có trường hợp bệnh xảy ra kèm theo một số dấu hiệu khác trong các ao
nuôi tôm như: Tôm bị bệnh thường bẩn mình, bẩn mang, có màu hồng đỏ trên
cơ thể, tôm yếu, bỏ ăn rồi chết. Hiện tượng chết có thể xảy ra khi bệnh ở mức
độ cấp tính, nếu bệnh mãn tính có thể gây chậm lớn, phân đàn, mềm vỏ…

- Nguồn:
https://www.camau.gov.vn/wps/portal/trangchitiet/!ut/p/z1/tZTbUsIwEI
afhsuYbZseuISOg8iAiii0N8w2pDRCU4QUwac3oOMMDtLxQG_STff_
s7vzNTSmIxorXMspalkonJs4ir2xe9tpt5oh9KAOAHdd59HqNTpw2Qf6
SGMaL7ic0ChwfSsRvktcSBlhzEaSMHSJ8EG4grkTC4JdNld6oTMacc
yxnMtkicttDfZRka6kFjXQS1RTnpXmLcN8XqJS00wKxUuzNcsKzAo-
2-
qsRF2DSbrabDZ0WFVqbD7DN08DTus9z9_rT9i_67_aNvt20wFo3di_0
R8UWKmPT6V4Xa8iYdfikSEd9lA1xch04X9fpkOHayle6IMqlrnh6_6H
-
FxVneCzYyeEAwPyB2OfxIXY3RF3vydu8AvijPEw7I5v2zSydoFajU9
WNt5n41RcuCkXE8tmxGdeQpglbFJPBBKf88AKEJOUpTTyqnq1_jj
NCnvnrPY9OK-9fV77v87-uup_NsTKp-
fnuGFuzEJpsdF09M9X5iLPA2crpSSz_tVrs0daYfIqkuBlkObhwTJsvA
ETpS25/p0/
IZ7_5PKIGBC0N09000QM3V1NAK0E74=CZ6_5PKIGBC0N09000Q
M3V1NAK0ER0=MEns_Z7_5PKIGBC0N09000QFBM3V1NAK0E74_
WCM_Page.5fced124-746b-41e2-9bea-7cc818aabf4f!7=CTX!
QCPcamaulibraryQCPCaMauofSiteQCPTrangchuQCPthamluannghie
ncuuQCPkhoahockythuatQCPdfsxxx=WCM_PI!1==/

410. Vì sao khi ghẻ chúng ta cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy ?

- Ghẻ (scabies, gale) là bệnh ngoài da khá phổ biến, do một loại côn trùng ký
sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ), có nơi
còn gọi là con mạt ngứa (itch mite), thường hay gặp vào mùa xuân – hè.
- Bệnh ghẻ tồn tại hơn 2500 năm, xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, đến nay ước
tính có  khoảng 300 triệu trường hợp trên toàn thế giới bị ghẻ mỗi năm, nó
thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu nước
sinh hoạt hoặc những nước kém phát triển, điều kiện dinh dưỡng và vệ sinh
kém.
- Ghẻ là bệnh không gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh,
tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng cuộc sống của bản thân người bệnh và những người xung
quanh, đặc biệt nó  sẽ gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, chàm hóa,
viêm cầu thận cấp.
- Ghẻ cái tiết ra enzyme proteases làm suy giảm tầng lớp sừng của người, do
đó ghẻ cái có thể di chuyển qua các lớp trên cùng của da dễ dàng hơn.
Nguồn thức ăn của ghẻ là các mô bị phân hủy nhưng nó không ăn máu. Nó
thường thông qua các lớp biểu bì, tạo ra các tổn thương hang và để lại sau
phân của chúng.
- Ghẻ cái sinh sôi nảy nở rất nhanh, trong điều kiện thuận lợi một con ghẻ cái,
sau 3 tháng có thể có một dòng họ 150 triệu con, ghẻ cái cũng chết sau khi
đã đẻ hết số trứng của mình.
- Vào ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là lúc ngứa nhất, dễ
lây truyền nhất, vì ngứa phải gãi làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường
chiếu... Cái ghẻ sẽ chết sau khi rời vật chủ 4 ngày.

- Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/benh/ghe-3129/

411. Sơ cứu khi bị bò cặp chích:

- Rửa vết đốt bằng xà phòng và nước, đồng thời tháo tất cả đồ trang sức ra vì mô
sưng lên có thể cản trở quá trình lưu thông máu.
- Chườm mát lên khu vực bị ảnh hưởng trong 10 phút, sau đó nghỉ 10 phút và chườm
lại nếu cảm thấy khó chịu. Chườm lạnh sẽ giúp làm dịu cơn đau do bọ cạp chích hiệu
quả.
- Có thể dùng Acetaminophen (Tylenol) 1-2 viên mỗi 4 giờ để giảm đau. Tránh dùng
aspirin và ibuprofen (Advil, Motrin) vì những loại thuốc này có thể gây ra các vấn đề
sức khỏe khác.
- Nếu trẻ từ 5 tuổi trở xuống bị bọ cạp đốt, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập
tức để được kiểm tra.

- Nguồn: https://hellobacsi.com/thoi-quen-lanh-manh/so-cuu-va-phong-
ngua/so-cuu-nhanh-khi-bi-bo-cap-can/

412. Ở sam biển phần mai là đầu hay là ngực

- Đó là phần giáp đầu ngực


- Nguồn giáo trình trang 258

413. Hình thành phôi vị:

- Hình thành phôi vị là một giai đoạn sớm trong sự phát triển phôi của hầu hết các động vật,
trong đó phôi nang đơn lớp được tổ chức lại thành một cấu trúc nhiều lớp được gọi là phôi
nang. Trước khi hình thành phôi vị, phôi là một biểu mô liên tục của các tế bào; vào cuối giai
đoạn hình thành phôi vị, phôi đã bắt đầu sự khác biệt để thiết lập các dòng tế bào riêng biệt,
thiết lập các trục cơ bản của cơ thể (ví dụ: lưng lưng, bụng trước) và nội xạ một hoặc nhiều loại
tế bào bao gồm cả ruột tương lai.
- Trong sinh vật ba lá phôi, phôi nang là trilaminar ("ba lớp"). Ba lớp mầm này được gọi là ngoại
bì, trung bì và nội bì.[1][2] Các sinh vật hai lá phôi, như Cnidaria và Ctenophora, phôi nang chỉ có
ngoại bì và nội bì. The two layers are also sometimes referred to as the hypoblast and epiblast.
 Trong các sinh vật lưỡng bội, chẳng hạn như Cnidaria và Ctenophora, dạ dày chỉ có ectoderm
[3]

và endoderm. Hai lớp cũng đôi khi được gọi là hạ bì phôi và hypoblast và thượng bì phôi. [3]
- Hình thành phôi vị diễn ra sau khi phân cắt và sự hình thành của phôi nang. Hình thành phôi vị
được theo sau bởi sự phát sinh cơ quan, khi các cơ quan cá nhân phát triển trong các lớp mầm
mới được hình thành.[4] Mỗi lớp làm phát sinh các mô và cơ quan cụ thể trong phôi đang phát
triển. Ngoại bì làm tăng biểu bì, hệ thần kinh và đến đỉnh thần kinh ở động vật có xương sống.
Các nội bì cho tăng lên biểu mô của hệ thống tiêu hóa và hệ hô hấp, và các cơ quan liên quan
đến hệ thống tiêu hóa, chẳng hạn như gan và tuyến tụy. Trung bì làm phát sinh nhiều loại tế bào
như cơ, xương và mô liên kết. Trong động vật có xương sống, dẫn xuất trung bì bao gồm
nguyên sống, tim, máu và mạch máu, sụn của xương sườn và đốt sống, và lớp hạ bì.[5] Theo sau
hình thành phôi vị, các tế bào trong cơ thể được tổ chức thành các tấm tế bào được kết nối
(như trong epithelia), hoặc như một mạng lưới các tế bào bị cô lập, như trung mô.[2][6]
- Cơ chế phân tử và thời gian của hình thành phôi vị là khác nhau trong các sinh vật khác nhau.
Tuy nhiên, một số đặc điểm phổ biến của sự hình thành phôi vị trên sinh vật ba lá phôi bao gồm:
(1) Một sự thay đổi trong cấu trúc tôpô của phôi, từ một bề mặt đơn giản kết nối (hình cầu), với
một bề mặt không kết nối đơn giản (giống như hình xuyến); (2) sự khác biệt của các tế bào
thành một trong ba loại (endodermal, mesodermal, và ectodermal); và (3) chức năng tiêu hóa
của một số lượng lớn các tế bào nội mô.[7]
- Lewis Wolpert, nhà sinh vật học phát triển tiên phong trong lĩnh vực này, đã được ghi nhận rằng
"Nó không phải là sinh, hôn nhân, hay cái chết, nhưng sự hình thành phôi vị thực sự là thời
điểm quan trọng nhất trong cuộc đời bạn." [8]
- Các thuật ngữ "gastrula" và "gastrulation" được đặt ra bởi Ernst Haeckel, trong tác phẩm 1872
"Sinh học của các bọt biển siêng năng" ("Biology of Calcareous Sponges") của ông.[9]
- Mặc dù mô hình gastrulation thể hiện sự biến đổi rất lớn trong khắp vương quốc động vật,
chúng được thống nhất bởi năm loại di động cơ bản [10] xảy ra trong quá trình hình thành phôi
vị: 1) sự lõm vào 2) xoắn 3) đi vào 4) tách lớp 5) mọc phủ.

- Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%ACnh_th
%C3%A0nh_ph%C3%B4i_v%E1%BB%8B

414. Tại sao ở nhà và lớp học sau một thời gian không để ý vệ sinh sẽ rất
nhiều mạng nhện ?

- Có rất nhiều nguyên nhân để nhện xuất hiện trong nhà bạn, trong đó có một
số nguyên nhân khiến nhà nhiều mạng nhện như sau:
- Cửa nhà, lớp học bị hỏng: Nhện thường xâm nhập vào nhà thông qua các
khoảng trống của ngôi nhà, dù khoảng trống nhỏ nhện cũng có thể bò qua.
- Nhà, lớp học không được gọn gang do lâu không được dọn dẹp : Nhện rất
thích một căn nhà lộn xộn, không ngăn nắp. Những con nhện thường xuất
hiện trong tủ quần áo, tủ sách báo, đôi lúc nó sẽ xuất hiện đầy trên trần nhà
của bạn.
- Thiếu phương pháp ngăn ngừa: Để cây cỏ xung quanh nhà bừa bộn, không
thường xuyên cắt tỉa. Thêm vào đó, không gian đầy bụi, không được quét
dọn thường xuyên đang tạo cho nhện một nơi trú ẩn tuyệt vời.
- Nguồn: https://thongtinkythuat.com/tai-sao-nha-co-nhieu-mang-nhen-nen-
xu-ly-mang-nhen-nhu-the-nao/#:~:text=C%C3%B3%20r%E1%BA%A5t
%20nhi%E1%BB%81u%20nguy%C3%AAn%20nh%C3%A2n,c
%C5%A9ng%20c%C3%B3%20th%E1%BB%83%20b%C3%B2%20qua.

415. Loại bỏ mạt bụi trong gia đình?

- Loại bỏ mạt bụi và giữ số lượng của chúng ở mức tối thiểu là một quá trình
gấp đôi. Thứ nhất, bạn sẽ muốn giết càng nhiều mạt bụi càng tốt, và thứ hai,
bạn sẽ muốn thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chúng quay trở
lại thành từng đợt. Bạn có thể biết cách loại bỏ bụi trong nhà như hút bụi
thường xuyên và giữ cho nhà sạch sẽ nhưng bạn có biết cách diệt mạt bụi
hiện có không?
- Làm thế nào để loại bỏ mạt bụi trên thảm
- Hút bụi thảm thường xuyên là cách tốt nhất để ngăn chặn sự sinh sản của
mạt bụi, nhưng bạn cũng nên làm sạch bán thường xuyên để loại bỏ mạt bụi
hiện có. Làm sạch bằng hơi nước thực sự hiệu quả, vì bọ ve không thể sống
sót trong nhiệt độ nóng. Nếu bạn gặp nhiều khó khăn trong việc giữ gìn vệ
sinh thảm, hãy cân nhắc lắp đặt sàn gỗ cứng, hoặc thậm chí một tấm thảm
có thể giặt được và có thể dễ dàng cho vào máy giặt.
-

- Làm thế nào để loại bỏ mạt bụi trong nệm và trên giường
- Nệm và bộ đồ giường là điểm nóng của hoạt động của mạt bụi, chúng coi lớp
da chết mà bạn đổ ra qua đêm như một bữa tiệc tự chọn ăn thỏa thích. Thực
sự rất dễ dàng để làm sạch khăn trải giường và các vật dụng khác của bộ đồ
giường, chỉ cần cho chúng qua giặt với chất tẩy rửa sinh học ở nhiệt độ cao
nhất mà nhãn chăm sóc cho phép như 60 độ C sẽ tiêu diệt mầm bệnh. Nệm
khó hơn một chút vì chúng không thể giặt được. Bạn nên sử dụng máy hút
bụi cầm tay nhỏ để làm sạch nệm một lần, sau đó lắp một tấm phủ thoáng
khí, giảm dị ứng lên nệm. Điều này sẽ ngăn chặn tế bào da chết bong ra
trong đệm và hy vọng sẽ giữ được mạt bụi bạn chỉ cần đảm bảo giặt vỏ bọc
thường xuyên.
- Làm thế nào để loại bỏ mạt bụi trên quần áo
- Quần áo cũng là một điểm nóng về mạt bụi rất phổ biến do các mảnh da chết
rất nhỏ mắc vào các sợi vải. Rõ ràng, giặt quần áo thường xuyên bằng chất
tẩy rửa chất lượng tốt là rất có lợi, nhưng cũng nên chú ý treo quần áo của
bạn trong tủ quần áo, thay vì vứt chúng xuống sàn nhà hoặc để chúng ở
những nơi dễ tiếp xúc với mạt bụi. đường đến với họ.
- Nguồn: https://www.cleanipedia.com/vn/trong-nha/cach-loai-bo-mat-bui-
nhanh-chong-don-gian-giup-bao-ve-suc-khoe.html

416. Noãn trung hoàn ở chân khớp:

- Là một phương thức sinh sản ở động vật trong đó phôi phát triển bên trong trứng được giữ lại
trong cơ thể của mẹ cho đến khi chúng đã sẵn sàng nở ra, chúng đẻ con nhưng không phải do
mang thai mà do trứng sau khi thụ tinh nằm lại trong ống dẫn trứng đến khi nở thành con, phôi
phát triển thành con nhờ chất dinh dưỡng dự trữ trong noãn hoàng chứ không phải lấy từ cơ thể
mẹ. Phương thức sinh sản này khác với phương thức đẻ con ở chỗ không có kết nối nhau thai
giữa mẹ và con và cơ thể của sinh vật mẹ không cung cấp trao đổi khí
- Hầu hết các loài chân khớp, cá, lưỡng cư và bò sát trên thế giới đều đẻ trứng, và thụ tinh bằng
phương pháp thụ tinh ngoài cơ thể. Hiện tượng "thai sanh" (đẻ con) là đặc trưng cho lớp thú,
một lớp động vật tiến hóa hơn rất nhiều.
- Nhưng ở đây, ta được thấy một số loài cá không sinh ra trứng, lại đẻ ra cá con chưa thành thục.
Vd như cá bảy màu (Poecilia reticulata), cá vây tay (Coelacanthiformes), cá mập
trắng (Carcharodon carcharias) và một số loài cá khác.. Không chỉ có cá, một số loài thuộc lớp
chân khớp, lưỡng cư và bò sát cũng đẻ con non, thay vì đẻ trứng.
- Đây gọi là hiện tượng đẻ thai trứng hay đẻ trứng thai, noãn-thai sanh/sinh.
- Về cơ bản, ở giống cái các loài trên hoàn toàn không có cơ quan chuyên biệt để bảo vệ bào thai
(tử cung), và cơ quan truyền dẫn chất dinh dưỡng để nuôi thai (nhau thai) như ở thú. Giống đực
cũng không có cơ quan chuyên biệt để dẫn tinh vào cơ thể con cái. Hiện tượng "đẻ trứng thai" ở
một số loài là 1 hình thức tiến hóa cấp tiến của một số chân khớp, cá, lưỡng cư và bò sát, vượt
hẳn so với các loài khác cùng lớp.
- Ở các loài đẻ trứng thai, cá thể đực phát triển các cơ quan phụ để dẫn tinh vào người con cái.
Đó có thể là một phần vây hậu môn được cuốn lại (ở cá), hay các mấu thịt, gai giao hợp phụ
phát triển gần lỗ huyệt của con đực (đối với bò sát). (Hoặc như 1 loài thằn lằn, con đực tiết chất
nhờn đặc bao phủ khối tinh dịch bên trong, con cái bò đến và "nuốt" "món quà" tinh dịch này vào
lỗ huyệt nhờ tổ chức cơ môn huyệt ở đây. Tại đây, nó dùng enzime "mở quà" và tiến hành thụ
tinh). Cá thể cái thì phát triển ống dẫn trứng để ấp nở và bảo vệ những trứng đã được thụ tinh.
- Riêng ở côn trùng, hiện tượng đẻ trứng thai là đặc trưng cho các loài rệp cây, chấy, rận, bọ
chét..v.v. Các loài này bị cách ly sinh học bởi mỗi cơ thể vật chủ. Do vậy, để bảo tồn nòi giống,
chúng tự biến mình thành giống cái, tự tạo trứng, và dưỡng trứng trong cơ thể mà không cần
giống đực. Từ một cá thể rận lây nhiễm lên chó, chỉ sau thời gian ngắn là đủ tạo thành một quần
thể rận.
- Điều khác biệt rõ ràng nhất là trong hiện tượng "đẻ trứng thai", sự phát triển của phôi hoàn toàn
phụ thuộc vào chất dinh dưỡng có sẵn trong trứng. Phôi không được cung cấp thứ gì khác từ
mẹ ngoài sự bảo bọc và nhiệt độ.
- Sau khi trứng nở, con non mới được đẻ ra ngoài.
- So với hình thức noãn sinh, sinh sản như thế này có nhiều ưu điểm. Thứ nhất là giảm bớt số
lượng trứng. Không gây lãng phí năng lượng và dưỡng chất để tạo thành vô số trứng (vốn có tỷ
lệ sống thấp) như khi đẻ trứng, thụ tinh ngoài. Thứ hai là nâng cao khả năng sống sót cho con
non. Trong giai đoạn không có khả năng tự vệ, phôi luôn được cơ thể mẹ bảo bọc. Đến khi con
non sinh ra đã có thể có những kỹ năng săn mồi, và trốn tránh cơ bản.

- Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/No%C3%A3n_thai_sinh
417. Phòng tránh chấy rận ở trẻ:

- Dạy trẻ tránh chạm đầu với những trẻ khác trong khi chơi tại trường học và một số nơi
khác, chẳng hạn như sân chơi, tiệc tùng hoặc cắm trại.

- Dạy trẻ không dùng chung quần áo và vật dụng với trẻ khác, chẳng hạn như khăn
quàng cổ, mũ, mũ bảo hiểm, đồng phục thể dục, lược, khăn tắm, bàn chải, tai nghe và
dây buộc tóc.

- Khử trùng lược và bàn chải mà người có chấy sử dụng bằng cách ngâm chúng trong
nước nóng ít nhất 130 ° F trong vòng từ 5 – 10 phút.

- Không để trẻ nằm trên giường, gối, đi-văng, hoặc thú nhồi bông gần đây đã tiếp xúc với
người có chấy.

 Làm sạch các vật dụng đã tiếp xúc với đầu của người có chấy trong vòng 48 giờ. Bạn
nên giặt máy và sấy khô quần áo, khăn trải giường và các vật dụng khác bằng nước
nóng 130 ° F cùng với chu trình sấy khô ở nhiệt độ cao. Đối với các loại quần áo hay vật
dụng không giặt được, bạn có thể giặt khô chúng hoặc đóng gói kín trong bao nhựa và
bảo quản trong vòng 2 tuần.

 Hút bụi sàn nhà và tất cả các đồ đạc có nguy cơ tạo “ổ” cho chấy trú ẩn, đặc biệt là nơi
mà người có chấy hay nằm. Chấy chỉ có thể tồn tại được ít hơn 1 – 2 ngày sau khi
chúng rời khỏi da đầu và không có nguồn thức ăn cung cấp.

 Không nên sử dụng bình xịt hoặc sương mù diệt côn trùng vì chúng không thực sự hiệu
quả trong việc kiểm soát chấy, thậm chí có thể gây độc nếu hít phải hoặc hấp thụ qua
da.

 Sau khi kết thúc quá trình điều trị bằng thuốc diệt chấy, bạn có thể kiểm tra chấy của mọi
người trong gia đình sau một tuần. Nếu phát hiện vẫn còn chấy sống, hãy liên hệ ngay
với chuyên gia chăm sóc sức khỏe để tìm hướng khắc phục kịp thời trước khi chấy lây
lan và sinh sôi trở lại.

- Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-
tong-quat/dieu-tri-va-ngan-ngua-chay-o-dau/

418. Thể vàng là gì?

- Một tổ chức có màu vàng, hình thành trên buồng trứng sau khi nang
Grap vỡ và thải trứng. Phân biệt hai loại TV: 1) TV sinh lí: nếu sau khi
rụng, mà trứng không được thụ tinh, quá trình phát triển và thoái biến
của TV được hoàn tất trong vòng một chu kì sinh dục, vì vậy còn gọi là
TV chu kì. Nếu trứng được thụ tinh, TV sẽ tồn tại một thời gian dài và
gọi là TV mang thai và đảm nhận chức năng nội tiết, nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình làm tổ và phát triển của phôi trong dạ con. 2) TV
bệnh lí: khác với TV sinh lí, TV bệnh lí tồn tại trên buồng trứng lâu hơn
nhiều so với thời hạn sinh lí cần thiết của nó. Sự tồn tại của TV bệnh lí
là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng chậm sinh và vô sinh ở động
vật.
- Nguồn: https://vtudien.com/viet-viet/dictionary/nghia-cua-tu-th%E1%BB
%83%20v%C3%A0ng

419. Tôm hùm có bất tử:

Mặc dù tôm hùm vẫn có thể chết do bệnh hay thương tổn, song chúng rất hãnh diện vì
có thể né tránh được sự nghiệt ngã của thời gian khiến chúng trở nên "bất tử về mặt
sinh học". Các nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định xem yếu tố gì khiến cho tôm
hùm "trẻ mãi không già". Họ tin rằng, một enzyme gọi là "telomerase" giúp trẻ hóa các
tế bào một cách vô hạn định.

Cơ chế này hiệu quả đến mức tôm hùm sống được đến 60 hay 70 năm mà vẫn sinh sản
và mạnh khỏe như các loài khác. Nếu có thể sao chép enzyme này để sử dụng cho con
người, thì điều đó có thể dẫn đến sự khám phá phương cách để ngăn chặn hoàn toàn
tiến trình lão hóa.

Đối với giới khoa học, loài tôm hùm đang nắm giữ bí mật của cuộc sống trường thọ,
mạnh khỏe hay thậm chí có thể nói là gần như "bất tử". Trong khi con người mắc phải
nhiều chứng bệnh như viêm khớp, mất trí nhớ v.v… do tuổi tác thì tôm hùm dường như
được miễn dịch hoàn toàn với sự tàn phá của thời gian sau mỗi lần thay vỏ mới. Tôm
hùm có đặc điểm là các tế bào của nó không bị tàn phá tuổi tác.

Nếu nắm rõ được cơ chế "bất tử hóa về mặt sinh học" của tôm hùm, các nhà khoa học
hy vọng sẽ giải mã được vấn đề tuổi tác tác động đến con người như thế nào và từ đó
tìm ra những phương pháp điều trị mới cho các bệnh như là ung thư, thậm chí có thể
kéo dài thêm tuổi thọ cho con người.

Tại sự kiện Festival Khoa học Anh (BSF) diễn ra tại thành phố Newcastle, nhà sinh học
Simon Watt nhận định: "Dĩ nhiên, tôm hùm vẫn phải chết, bệnh tật, bị thương tổn hay
bị xử lý trong... nhà bếp. Song, không giống như con người - chúng không bị giết chết
do chính cơ chế bên trong cơ thể của chúng!".
Theo khoa học phần lớn các tế bào người chỉ có thể tự sao chép 50 đến 60 lần trước
khi chúng chết hẳn. Lý do của cái chết "được báo trước" này nằm trong các nhiễm sắc
thể của chúng ta. Đoạn cuối của mỗi nhiễm sắc thể được bảo vệ bằng một mỏm gọi là
telomere. Có thể hiểu telomere tương tự như phần nhựa bịt đầu sợi dây buộc giày để
tránh bị xé tưa ra. Và, mỗi lần tế bào phân chia thì đoạn telomere sẽ bị ngắn đi một ít.
Cuối cùng - sau 50 lần phân bào hay hơn số đó - telomere sẽ trở nên quá ngắn không
thể bảo vệ được toàn bộ nhiễm sắc thể và thế là cái chết của tế bào xuất hiện!

- Nguồn: https://cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/Loai-tom-hum-bat-tu-
giup-keo-dai-tuoi-tho-con-nguoi-i307747/

420. Vì sao cuốn chiếu có nhiều chân:

- Cuốn chiếu ăn lá rụng do thức ăn này rải rác ở khắp mọi nơi tuy không giàu
dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là cuốn chiếu dành phần lớn thời gian ở
trong lòng đất, dưới lá và đá. Và điều gì khiến cho chúng đi lại dễ dàng
trong môi trường sống khắc nghiệt này? Tất nhiên là nhờ các cặp chân của
chúng rồi.
- Khi cuốn chiếu mới nở, chúng chỉ có một vài đôi chân. Sau đó, giống như
nhiều sinh vật khác như cua và nhện, cuốn chiếu trưởng thành thông qua quá
trình gọi là lột xác. Trong quá trình này, cuốn chiếu bỏ bộ xương ngoài và
phát triển một khung xương mới. Mỗi lần làm điều này, cuốn chiếu cũng
phát triển một đốt cơ thể mới cùng với hai cặp chân mới. Một số loài cuốn
chiếu ngừng lột xác khi đã đến tuổi trưởng thành, trong khi những con khác
lột xác cả đời - tính trung bình là khoảng hai năm.
- Vậy thì, cuốn chiếu có bao nhiêu chân, điều này phụ thuộc vào từng loài
cuốn chiếu, nhưng số lượng chân chỉ nằm trong khoảng từ 24 đến 750 chân.
- Trên thực tế, hầu hết loài cuốn chiếu có số lượng chân chưa đến 100.
- Nguồn: https://vnreview.vn/thread-old/mot-con-cuon-chieu-thuc-su-co-bao-
nhieu-chan.2812581

421. Có loài nào không phải tôm nhưng được gọi là tôm không:

- Tôm tít, tôm tích, tôm thuyền, bề bề hay tôm búa (do một số loài có càng tiến
hóa thành dạng chùy), là tên được dùng để gọi nhóm giáp xác biển thuộc bộ
Tôm chân miệng (Stomatopoda). Chúng không phải tôm cũng chẳng phải bọ
ngựa nhưng chúng có tên trong tiếng Anh là Mantis shrimp hay tôm bọ ngựa vì
chúng giống cả hai, với cặp càng giống của bọ ngựa. Tôm tít có mặt rộng rãi tại
những vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên toàn cầu. Bộ Tôm chân miệng bao gồm
khoảng trên 400 loài và tất cả chúng đều nằm trong phân bộ Giáp
đơn (Unipeltata).[2] Bộ này có nhiều họ, trong đó họ Squillidae là họ có nhiều loài
được dùng làm thực phẩm tại Việt Nam.
- Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4m_t%C3%ADt

422. Có tôm nào nhiều chân không? Hình ảnh mô phỏng:

- Giới khoa học đã phát hiện ra hóa thạch của loài tôm kỳ lạ 508 triệu
năm tuổi, chúng được coi là động vật chân đốt cổ xưa nhất trên thế giới.
- Động vật chân đốt là nhóm động vật không xương sống, trong đó có: Nhện,
côn trùng và tôm. Nhiều loài khác như: Ruồi, kiến và rết có thêm chi để tóm
và cắn xé thức ăn.
- Nhưng đến nay giới khoa học vẫn chưa rõ khả năng độc đáo này đã tiến hóa
thế nào.

-
Hình mô phỏng con tôm 50 chân.
- Các nhà nghiên cứu hiện tại cho rằng chi phụ thêm phát triển từ cuối thời kỷ
Cambri được biết đến là thời kỳ bùng nổ đa dạng sinh học kéo dài cách đây
từ khoảng 543 triệu năm đến 490 triệu năm trước.
- Năm 2012, họ đã phát hiện ra 21 mẫu hóa thạch đầu tiên trong đá trầm tích
tại Công viên Quốc gia Kootenay, British Columbia, Canada.
- Hóa thạch con tôm 50 chân được phát hiện có tên khoa học gọi
là Tokummia Katalepsis dài 10cm trong lạch Tokumm chạy dọc phía bắc
công viên xuyên qua hẻm núi Marble.
- Nguồn: https://khoahoc.tv/phat-hien-hoa-thach-loai-tom-ky-la-co-mai-
va-50-cai-chan-80897#:~:text=Gi%E1%BB%9Bi%20khoa%20h
%E1%BB%8Dc%20%C4%91%C3%A3%20ph%C3%A1t,Nh
%E1%BB%87n%2C%20c%C3%B4n%20tr%C3%B9ng%20v
%C3%A0%20t%C3%B4m.

423. Cuốn chiếu khác rết:

- Cuốn chiếu có một số cơ chế phòng thủ, nhưng không phải là cắn hoặc chích
(chúng có thị lực rất kém, một số loài thậm chí không có mắt và chủ yếu sử
dụng râu để tìm đường). Phản ứng tự vệ tối ưu của cuốn chiếu là khi cảm thấy
bị đe dọa, chúng sẽ cuộn tròn và tiết ra hóa chất xua đuổi kẻ thù. Tuy hóa
chất cuốn chiếu tiết ra khác nhau, nhưng chỉ có một lượng nhỏ được tiết ra
đến mức thường không gây nguy hiểm cho con người. Nhiều nghiên cứu mô
tả ở một số khu vực nhiệt đới nhất định, loài khỉ tìm đến cuốn chiếu để tận
dụng các hóa chất sinh vật này tiết ra để đuổi muỗi.
- Ngược lại, rết có thể cắn bằng các nanh nhỏ tiết ra chất độc. Tuy nhiên, kể cả
vết cắn của loài rết có đau đi chăng nữa thì cũng không gây hại đến chúng ta.
- Xét về chân, chân của rết có xu hướng tỏa ra, trong khi chân cuốn chiếu chúc
xuống dưới. Rết chỉ có một cặp chân trên mỗi đốt cơ thể trong khi cuốn chiếu
có đến hai cặp. Nếu bạn không muốn đến gần chỉ để xác thực điều này,
Hennen khuyên mọi người hãy quan sát hành vi của loài sinh vật. Nếu sinh vật
chạy nhanh thì đó là một con rết. Nếu sinh vật chỉ cuộn tròn thì nó là con
cuốn chiếu.

- Nguồn: https://vnreview.vn/thread-old/mot-con-cuon-chieu-thuc-su-co-
bao-nhieu-chan.2812581

424. Tôm đực khác tôm cái:

Đặc điểm Tôm đực Tôm cái


Kích thước Lớn hơn Nhỏ hơn
Đôi kìm To và dài hơn Nhỏ và ngắn hơn
Tập tính ôm trứng Không Có

- Nguồn: https://giaibainhanh.com/tom-duc-va-tom-cai-khac-nhau-nhu-
the-nao

425. Phân biệt chấy cái và chấy đực


- Chấy rận có màu trắng bẩn hoặc xám. Con cái dài 2,5 - 3 mm; con đực 1 - 2
mm. Đầu chấy rận hơi tròn, cổ chấy rận có khả năng cử động, râu ngắn
gồm 5 đốt, vòi kiểu châm hút.
- Nguồn: https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/ky-sinh-
trung/bo-chay-ran#:~:text=Ch%E1%BA%A5y%20r%E1%BA%ADn%20c
%C3%B3%20m%C3%A0u%20tr%E1%BA%AFng,%C4%91%E1%BB%91t%2C
%20v%C3%B2i%20ki%E1%BB%83u%20ch%C3%A2m%20h%C3%BAt.

426. Bọ cạp giả có hại không:

- Bọ cạp giả mang ích lợi cho con người khi chúng ăn ấu trùng bướm đêm, ấu
trùng kiến, mối hay ruồi. Kích thước của chúng nhỏ và vô hại. Chúng ít được
nhìn thấy vì có kich thước nhỏ và vô hại.
- Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%8D_c%E1%BA%A1p_gi
%E1%BA%A3#:~:text=Nh%C3%ACn%20chung%2C%20b%E1%BB%8D%20c
%E1%BA%A1p%20gi%E1%BA%A3,th%C6%B0%E1%BB%9Bc%20nh%E1%BB
%8F%20v%C3%A0%20v%C3%B4%20h%E1%BA%A1i.

427. Tại sao khi di chuyển chân nhện không bị dính vào tơ của chúng

- Nhện có tập tính chăng tơ bắt mồi, một số loài nhện cũng dùng tơ đế’ đi
chuyến và trói mồi. Nhện có nhiều tập tính thích nghi với bẫy, bắt các mồi
sống (sâu bọ). Nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, làm biên đổi phần
thịt của con mồi thành chất lỏng rồi hút dịch lỏng đó để sinh sống (còn gọi là
tiêu hóa ngoài). 
- Đầu tiên, các chân được bao phủ bởi hàng trăm sợi lông nhỏ để giảm diện
tích bề mặt mà lưới có thể dính vào. Thứ hai, loài nhện sử dụng các kĩ thuật
di chuyển rất khéo léo khiến cho chỗ mạng bị mắc có thể trượt ra một cách
dễ dàng. Thứ ba, các sợi lông ở trên chân loài nhện được bao phủ bởi một
lớp hóa chất đặc biệt để lớp dính trên lưới không bị bám vào.
- Nguồn: https://phohen.com/post/nhen-co-nhung-tap-tinh-nao/6688473

You might also like