You are on page 1of 4

CÂU HỎI SINH HỌC PHÂN TỬ

BÀI 3. CÁC LOẠI ARN


I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Tính chất nào KHÔNG phải của tất cả ARN:
A. Mạch đơn polynnucleotid
B. Đường pentose (5C) là ribose
C. Ngoài A, G, C thì Uracil thay cho Thymin
D. Được tổng hợp từ trong nhân
E. Có liên kết hydro giữa A = T
Câu 2. Cấu tạo từ 31 phân tử protein, 1 phân tử rARN 23S, 1 phân tử rARN 5S là tiểu đơn vị:
A. 50S B.30S C. 60S D. 40S E. 70S
Câu 3. Cấu tạo từ 49 phân tử protein, 1 rARN 28S, 1 phân tử rARN 5.8S, 1 phân tử rARN 5S là
tiểu đơn vị:
A. 60S B. 40S C. 50S D. 30S E. 70S
Câu 4. Tiểu đơn vị 40S của tế bào nhân thật cấu tạo từ:
A. 31 phân tử protein + 1 rARN 23S, 1 rARN 5S
B. 21 phân tử protein + 1 rARN 16S
C. 49 phân tử protein + 1 rARN 28S, rARN 5.8S, rARN 5S
D. 33 phân tử protein + 1 rARN 18S
E. 49 phân tử protein + 1 rARN 23S + 1 rARN 5S
Câu 5. Tiểu đơn vị 30S của tế bào nhân nguyên thủy cấu tạo từ:
A. 31 phân tử protein + 1 rARN 23S, 1 rARN 5S.
B. 21 phân tử protein + 1 rARN 16S.
C. 49 phân tử protein + 1 rARN 28S, rARN 5.8S, rARN 5s
D. 33 phân tử protein + 1 rARN 18S
E. 49 phân tử protein + 1 rARN 23S + 1 rARN 5S
Câu 6. Quá trình methyl hóa nhờ ARN-methylase chỉ xảy ra ở:
A. mARN B. Pre-rARN C. tARN D. scARN E. snARN
Câu 7. Tính chất nào KHÔNG đặc hiệu cho tARN:
A. Chiều dài khoảng 73 – 93 nucleotid
B. Mạch đơn cuồn hình lá chẻ ba
C. Đầu mút 3’ kết thúc CCA gắn acid amin.
D. Đầu mút 5’ kết thúc G
E. Một loại tARN có thể mang nhiều loại acid amin khác nhau.
Câu 8. Phản ứng nào KHÔNG phải của tARN trong quá trình sinh tổng hợp protein:
A. Aminoacyl hóa B. Formyl hóa tARN mở đầu
C. Gắn những yếu tố kết thúc D. Gắn ribosom
E. Nhận diện codon – anticodon
Câu 9. Loại snRNP nào tham gia vào việc sửa đổi hnARN thành mARN hoàn chỉnh:
A. U1, U3 B. U4, U5 C. U6, U7 D. U1, U2 E. U1, U4
Câu 10. Ở tế bào nhân thật mARN sau khi được phiên mã phải trải qua:
A. Gắn cap B. Gắn đuôi poly A C. Cắt nối để loại intron
D. A, B E. A, B và C
Câu 11. Ở tế bào nhân thật, quá trình nào xảy ra tại đầu tận cùng 3’ của mARN:
A. Gắn guanin triphosphat B. Methyl hóa
C. Gắn đuôi polyA D. Gắn trình tự -CCA
Câu 12. Trong quá trình mũ hóa mARN, có mấy cách methyl hóa:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 13. Trình tự nhận diện vị trí gắn giữa polyA ở mARN tế bào nhân thật:
A. CpG B. GUGUGU C. AUCGAUCG D. AAUAAA
Câu 14. Vùng không mã hóa của mARN có vai trò:
A. Cấu trúc bậc hai của mARN B. Quy định trình tự acid amin
C. Tốc độ dịch mã D. Giúp ARN tồn tại lâu trong tế bào chất
E. Tất cả
Câu 15. Ribosom của vi khuẩn có hệ số lắng:
A. 50S B. 60S C. 70S D. 80S
Câu 16. Ribosom của bi khuẩn cấu tạo từ các tiểu đơn vị:
A. 40S và 60S B. 30S và 60S C. 40S và 50S D. 30S và 50S
Câu 17. Cấu trúc bậc 1 của rARN đóng vai trò trong quá trình:
A. Methyl hóa pre-rARN B. Lắp ráp các tiểu đơn vị ribosom
C. Vận chuyển rARN từ nhân ra tế bào chất D. Cắt nối intron – exon
Câu 18. Pre-rARN ở E.coli có sự hiện diện của:
A. mARN B. tARN C. scARN D. snARN
Câu 19. Quá trình gắn acid amin với tARN gồm mấy giai đoạn:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Ở tARN, trình tự CCA là nơi gắn của:
A. Mã di truyền B. Đối mã C. Ribosom D. Acid amin
Câu 21. Hình chiếc lá chẻ ba có ở loại ARN:
A. rARN B. tARN C. mARN D. hnARN
Câu 22. Nguyên tắc xác định intron của pre-ARN:
A. UC-GA B. AU-GC C. GU-AG D. GU-UC
Câu 23. Enzym xúc tác phản ứng gắn acid amin với tARN:
A. Aminoacyl-AMP synthetase B. Aminoacyl-tARN synthetase
C. Peptidase D. Không cần enzym
Câu 24. hnARN là pre-ARN của:
A. rARN B. tARN C. mARN D. scARN
Câu 25. Trình tự mã hóa protein trên hnARN là:
A. Intron B. Exon C. 3’-UTR D. 5’-UTR
Câu 26. Spliceosom là phức hợp protein là:
A. scARN B. snARN C. rARN D. tARN
Câu 27. Phản ưng KHÔNG liên quan đến tARN trong quá trình sinh tổng hợp protein:
A. Aminoacyl hóa B. Methyl hóa
C. Nhận diện codon – anticodon D. Gắn ribosom và yếu tố nối dài
E. Formyl hóa tARN mở đầu
Câu 28. ARN nào thuộc loại ARN mã hóa:
A. rARN B. tARN C. mARN D. scARN
Câu 29. Acid amin gắn với tARN tại:
A. Đầu 5’-P B. Đầu 3’-OH C. Vòng đối mã D. Vòng D
Câu 30. Ở tế bào nhân thật, quá trình biến đổi pre-ARN xảy ra tại:
A. Nhân B. Ti thể C. Tế bào chất D. Ribosome
Câu 31. ARN nào chiếm tỉ lệ cao nhất trong tế bào:
A. mARN B. tARN C.rARN D. snARN
Câu 32. tARN có cấu trúc hình chiếc lá chẻ ba do:
A. Gen mã hóa tARN quy định B. Các base bị biến đổi
C. Biến đổi từ pre-rARN D. Hình thành liên kết hydro nội phân tử
Câu 33. Vị trí gắn với acid amin của tARN có trình tự:
A. CCA B. AUG C. GUA D. CAA
Câu 34. Chọn trình tự đúng cho quá trình tổng hợp mARN ở tế bào nhân thật:
A. Phiên mã – mũ hóa – gắn polyA- cắt nối B. Phiên mã – cắt nối – mũ hóa – gắn polyA
C. Mũ hóa – gắn polyA – phiên mã – cắt nối D. Mũ hóa – gắn polyA – cắt nối
Câu 35. Cắt nối ARN nhờ spliceosom tương tự:
A. Cắt nối intron nhóm I B. Cắt nối intron nhóm II.
C. Cắt nối nhờ ribozym D. Cắt nối ở tARN.
Câu 36. Hai tiểu đơn vị ribosom có thể tách ra và gắn lại với nhau thuận nghịch theo nồng độ:
A. Mg2+ B. Zn2+ C. Li2+ D. Ca2+
Câu 37. Phân biệt các loại ribosom dựa vào:
A. Hệ số lắng khi ly tâm B. Trọng lượng phân tử
C. Kích thước tiểu đơn vị D. Số lượng tiểu đơn vị
Câu 38. Sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc giữa đơn phân của ADN và ARN ở vị trí:
A. H3PO4 B. Đường C. Base nitơ
D. B và C đúng E. A, B và C đều đúng
Câu 39. Phân tử đường có mặt trong cấu trúc của phân tử ARN là:
A. Glucose B. Fructose C. Deoxyribose D. Galactose E. Ribose
Câu 40. Sự khác nhau cơ bản trong cấu trúc giữa các loại ARN do các yếu tố sau quyết định:
A. Số lượng, thành phần các loại ribonucleotid trong cấu trúc
B. Số lượng, thành phần, trật tự của các loại ribonucleotid và cấu trúc không gian của ARN
C. Thành phần và trật tự của các loại nucleotid
D. Cấu trúc không gian của các loại ARN
E. Số lượng các loại ARN
Câu 41. Sau khi quá trình tổng hợp mARN bắt đầu, đầu 5’ của mARN đang được tổng hợp sẽ
được gắn thêm:
A. Enzym ARN polymerase II
B. Một chuỗi polyA
C. Một đoạn base gồm 100 đến 200 uracil
D. Một nucleotid Adenine được methyl hóa
E. Một nucleotid Guanin được methyl hóa
II. CÂU HỎI NGẮN:
1. Acid amin gắn vào vị trí nào của tARN?
2. Hình chiếc là chẻ ba là cấu trúc bậc 2 của ____________.
3. Các trình tự không mã hóa nằm ở _____________________ của mARN.
4. rARN của tê bào nhân thật được biến đổi từ _______________.
5. Vai trò của mARN trong quá trình sinh tổng hợp protein _____________.
6. Nucleotid của ARN khác biệt so với nucleotid của ADN?
7. Trong quá trình cắt nối intron – exon nhờ spliceosome ở pre-ARN, trình tự nucleotid nhận
diện vị trí cắt là ________________.
8. Quá trình methyl hóa pre-rARN xúc tác bởi enzym ______________.
9. Thành phần cấu tạo có sự khác nhau giữa ADN và ARN ________________.
10. Chức năng của đuôi polyA: ___________.
11. Cis-splicing là phản ứng ___________.
12. hnARN là bản phiên mã nguyên thủy của: ____________.
13. Ở tiền rARN của E.coli, ngoài các rARN còn chứa 2 chuỗi _______________.
14. Quá trình gắn đuôi polyA ở mARN có xúc tác là enzym _____________.
15. Tính chất nào có của tất cả ARN: ___________________.
16. Vai trò của ARN là: __________________________________.
17. Trình tự nhận diện vị trí gắn đuôi polyA ở mARN của tế bào nhân thật là ___________.

You might also like