You are on page 1of 4

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giá trị pH tại điểm tương đương trong quá trình chuẩn độ NaOH bằng dung dịch
chuẩn HCl là:
A. 7 B. 9 C. 5,3 `D. 4,9
Câu 2: Chuẩn độ 100ml dung dịch CH3COOH 0,1M bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1M.
Tại điểm tương đương pH của dung dịch là (biết CH3COOH có Ka =10-4,75):
A. 8,72 B. 10,98 C. 9,81 D. 7.28
Câu 3: Chuẩn độ 100ml dung dịch NH3 0,1M bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1M. Tại điểm
tương đương pH của dung dịch là (biết NH3 có Kb =10-4,75):
A. 6,05 B. 5,27 C. 3,03 D. 5,13
Câu 4: Chuẩn độ 100ml dung dịch CH3COOH 0,1M bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1M
(NaOH trên buret). Chỉ thị tốt nhất cho quá trình chuẩn độ là (biết CH3COOH có pKa=4,75):
A. Metyl da cam B. Metyl đỏ
C. Phenolphatalein D. Murexit
Câu 5: Lựa chọn nhận định đúng?
Trong phép chuẩn độ axit-bazơ:
A. Bước nhảy chuẩn độ càng ngắn khi nồng độ các chất định phân và dung dịch chuẩn càng
lớn.
B. Màu của dung dịch thay đổi tại điểm cuối chuẩn độ là do sự đổi màu của chất chỉ thị
C. Bước nhảy chuẩn độ càng dài, sai số càng lớn.
D. pT của chỉ thị không phụ thuộc vào thứ tự chuẩn độ.
Câu 6: Chọn đáp án đúng khi tiến hành chuẩn độ dung dịch HCl bằng dung dịch chuẩn
NaOH:
A. Trên buret chứa NaOH, bình tam giác chứa HCl, 3 giọt chỉ thị phenolphtalein, chuẩn độ
đến khi dung dịch từ màu hồng sang không màu
B. Trên buret chứa NaOH, bình tam giác chứa HCl, 3 giọt chỉ thị phenolphtalein, chuẩn độ
đến khi dung dịch từ không màu sang màu hồng.
C. Trên buret chứa HCl, bình tam giác chứa NaOH, 3 giọt chỉ thị metyl da cam, chuẩn độ
đến khi dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu đỏ.
D. Trên buret chứa HCl, bình tam giác chứa NaOH, 3 giọt chỉ thị metyl da cam, chuẩn độ
đến khi dung dịch chuyển từ màu đỏ sang màu vàng.
Câu 7: Các phát biểu:
1. Dung dịch cần xác định nồng độ gọi là dung dịch chuẩn

1
2. Dung dịch đã biết nồng độ chính xác và được dùng để xác định nồng độ các dung dịch
khác gọi là dung dịch định phân
3. Quá trình thêm từ từ dung dịch chuẩn vào dung dịch định phân gọi là quá trình chuẩn độ
4. Thời điểm dung dịch chuẩn phản ứng vừa hết với dung dịch định phân gọi là điểm tương
đương
Lựa chọn phát biểu đúng?
A. 1,3 C. 1,4 C. 3,4 D. 2,3
Câu 8: Trong phép chuẩn độ dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH (dung dịch NaOH trên
buret) với chỉ thị phenolphatalein. Màu của dung dịch sẽ thay đổi như thế nào tại điểm cuối
chuẩn độ?
A. Từ hồng sang vàng B. Từ hồng sang không màu
C. Từ không màu sang màu hồng D. Từ hồng sang tím hoa cà
Câu 9: Đường cong chuẩn độ của phương pháp axit-bazơ là đường biểu diễn:
A. Sự thay đổi pH của dung dịch
B. Sự thay đổi thế oxy hóa- khử của dung dịch
C. Sự thay đổi màu sắc của chỉ thị
D. Sự thay đổi nồng độ ion kim loại trong dung dịch
Câu 10: Khoảng pH đổi màu của chỉ thị phenolphtalein là:
A. 6-12 B. 6-8 C. 8,2-10 D. 7-9
Câu 11: Khoảng pH đổi màu của chỉ thị metyl đỏ là:
A. 3,1-4,3 B. 4,3-6,2 C. 6,2-8,2 D. 2,1-5,2
Câu 12: Chuẩn độ 10 mL dung dịch H2C2O4 bằng dung dịch NaOH 0,1M thì hết 15 mL
NaOH. Nồng độ dung dịch H2C2O4 là:
A. 0,075 M B. 0,15 M C. 0,1 M D. 0,05M
Câu 13: Chuẩn độ 20 mL dung dịch Na2CO3 bằng dung dịch HCl 0,1M (HCl trên buret) với
chỉ thị phenolphtalein thì hết 18,5mL HCl. Nồng độ dung dịch Na2CO3 là:
A. 0,18500 M B. 0,04625 M C. 0,02313 M D. 0,0925 M
Câu 14: Lấy 10 mL dung dịch mẫu NaOH đem chuẩn dộ bằng dung dịch HCl 0,1M với chỉ
thị phenolphtalein thì hết 12,5ml HCl. Hàm lượng NaOH (g/L) có trong dung dịch mẫu bằng
bao nhiêu? (biết NaOH =40)
A. 10 B. 5 C. 20 D. 15
Câu 15: Hút 5 mL giấm ăn pha loãng thành 50 mL. Lấy 10 mL giấm ăn vừa pha loãng đem
chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M với chỉ thị phenolphatalein thì hết 6,5 mL NaOH.
Hàm lượng CH3COOH (g/L) có trong mẫu giấm bằng bao nhiêu? (Biết CH3COOH =60)
2
A. 39 B. 40 C. 19,5 D. 20
Câu 16: Chuẩn độ 10mL dung dịch NH3 bằng dung dịch H2SO4 0,1M với chỉ thị metyl đỏ
thì hết 9,5 mL H2SO4. Nồng độ dung dịch NH3 là:
A. 0,38 M B. 0,095 M C. 0,19 M D. 0,0475
Câu 17: Trong phép chuẩn độ xác định nồng độ HCl bằng NaOH (NaOH trên buret) với chỉ
thị phenolphatalein. Màu của dung dịch thay đổi như thế nào?
A. Hồng sang không màu B. Vàng sang đỏ
C. Không màu sang hồng D. Đỏ sang vàng
Câu 18: Khoảng pH đổi màu của chỉ thị metyl da cam là:
A. 3,1-4,3 B. 4,3-6,2 C. 6,2-8,2 D. 2,1-5,2
Câu 19: Chuẩn độ NaOH bằng HCl (HCl trên buret) với chỉ thị phenolphatalein đến khi
dung dịch chuyển màu thì ngừng chuẩn độ. Nhận xét nào đúng về phản ứng chuẩn độ tại
điểm dừng?
A. Phản ứng còn dư NaOH
B. Phản ứng còn dư HCl
C. Phản ứng vừa đủ NaOH với HCl
D. Phản ứng còn dư cả NaOH và HCl
Câu 20: Trong phép chuẩn độ NaOH bằng HCl (HCl trên buret). Nhận định nào sau đây là
đúng?
A. Dùng chỉ thị phenolphatalein khi đó sai số chuẩn độ là lớn nhất
B. Dùng chỉ thị metyl đỏ khi đó sai số chuẩn độ là nhỏ nhất
C. Dùng chỉ thị phenolphatalein khi đó sai số chuẩn độ là nhỏ nhất
D. Dùng chỉ thị metyl da cam khi đó sai số chuẩn độ là nhỏ nhất
Câu 21: Trong các video 1,2,3 phép chuẩn độ được thực hiện với:
A. Dung dịch NaOH ở trong bình tam giác, dung dịch HCl ở trên buret
B. Dung dịch HCl ở trong bình tam giác, dung dịch NaOH ở trên buret
C. Dung dịch NaOH ở trong bình tam giác, nước cất ở trên buret
D. Dung dịch HCl ở trong bình tam giác, nước cất ở trên buret
Câu 22: Trong phép chuẩn độ ở video 1, màu của dung dịch thay đổi như thế nào?
A. Từ không màu sang màu hồng
B. Từ màu hồng sang không màu
C. Từ màu vàng sang màu đỏ

3
D. Từ màu đỏ sang màu vàng
Câu 23: Thể tích (ml) dung dịch NaOH 0,1M cho vào bình tam giác trước khi chuẩn độ
trong 3 video là:
A. 11ml B. 10ml C. 9,8ml D. 10,4ml
Câu 24: Thể tích (ml) HCl 0,1M tính theo lý thuyết dùng cho chuẩn độ NaOH 0,1M trong
video 1,2,3 là:
A. 10ml B. 11ml C. 9,8ml D. 10,4ml
Câu 25: Nhận định nào sau đây là đúng rút ra từ các video 1,2,3 khi chuẩn độ dung dịch
NaOH bằng dung dịch HCl?
A. Với chỉ thị phenolphtalein, sai số của phép chuẩn độ là lớn nhất
B. Với chỉ thị metyl da cam, sai số của phép chuẩn độ là nhỏ nhất
C. Với chỉ thị metyl da đỏ, sai số của phép chuẩn độ là nhỏ nhất
D. Với chỉ thị phenolphtalein, sai số của phép chuẩn độ là nhỏ nhất
Câu 26: Trong phép chuẩn độ xác định nồng độ NaOH bằng HCl (HCl trên buret) với chỉ
thị phenolphatalein. Màu của dung dịch thay đổi và giá trị pT của chỉ thị là:
A. Hồng sang không màu, pT =10 B. Hồng sang không màu, pT =8,2
C. Không màu sang hồng, pT =8,2 D. Không màu sang hồng, pT =10

You might also like