You are on page 1of 7

BÀI 2.

CHUẨN ĐỘ ACID – BASE 1

1. MỤC TIÊU
- Trình bày được nguyên tắc chuẩn độ acid - base.
- Thực hành được thao tác pha dung dịch chuẩn H2C2O4 0,1 N từ chất gốc
H2C2O4.2H2O và dung dịch NaOH 0,1 N từ NaOH viên.
- Ứng dụng được phương pháp chuẩn độ acid – base trong định lượng dung
dịch bài tập HCl và H3PO4.
2. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Hóa chất Dụng cụ thí nghiệm
- H2C2O4.2H2O (chất gốc) - Buret 25 ml
- NaOH viên - Pipet chính xác 10 ml
- HCl đặc - Bình định mức 50 ml
- H3PO4 đặc - Bình nón 100 ml
- Ethanol tuyệt đối - Cốc có mỏ 100 ml
- Nước cất - Đũa thủy tinh
- Phenolphtalein (chỉ thị) - Phễu thủy tinh
- Lục bromocresol (chỉ thị) - Quả bóp cao su
- Giấy chỉ thị màu vạn năng - Bình đựng nước cất
- Cân kỹ thuật điện tử, cân phân tích điện
tử

3. NỘI DUNG THỰC HIỆN


- Pha 50 ml dung dịch chuẩn H2C2O4 0,1 N từ chất gốc H2C2O4.2H2O.
- Pha 100 ml và định lượng nồng độ dung dịch chuẩn trung gian NaOH 0,1 N
từ NaOH viên.
- Định lượng dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH 0,10 N .
- Định lượng dung dịch H3PO4 bằng dung dịch NaOH 0,10 N.
4. NGUYÊN TẮC
Chuẩn độ acid-base là phương pháp dựa trên phản ứng cho nhận
proton giữa acid và base:
Acid (1) + base (2) = Base (1) + Acid (2)

18
Trong quá trình chuẩn độ, nồng độ các ion H+ và OH- thay đổi tức là
pH của dung dịch thay đổi. Tại điểm tương đương có sự biến đổi đột ngột của
pH và ta thu được một dung dịch có pH nhất định ở vùng acid, trung tính, hoặc
kiềm. Thường khi đạt điểm tương đương không có những biến đổi có thể quan
sát được, vì vậy phải cho thêm vào dung dịch định lượng những chất gọi là
chất chỉ thị có màu sắc thay đổi ở lân cận điểm tương đương để nhận ra được
và kết thúc quá trình chuẩn độ.
4.1. Pha chính xác 50 ml dung dịch gốc H2C2O4 0,1 N
H2C2O4.2H2O tinh khiết là một chất thỏa mãn yêu cầu của một chất
gốc, do đó có thể cân hoá chất trên cân phân tích, pha trong một thể tích chính
xác sẽ được dung dịch chuẩn có nồng độ theo yêu cầu.
4.2. Pha 100 ml và xác định nồng độ của dung dịch chuẩn NaOH 0,10 N
NaOH dễ bị carbonat hoá và hút ẩm vì thế cũng không thoả mãn yêu
cầu của chất gốc. Tuy nhiên, khi pha sẽ sử dụng một lượng NaOH lớn hơn so
với khối lượng lý thuyết. Nếu NaOH lẫn ít carbonat có thể loại bằng cách rửa
nhanh NaOH với một ít nước, NaOH còn lại coi như đã loại hết carbonat. Sau
đó, hoà tan và pha loãng bằng nước đến đủ thể tích để được dung dịch NaOH
có nồng độ xấp xỉ 0,1 N, sau đó dùng một phép định lượng với một dung dịch
chuẩn đã biết nồng độ để xác định nồng độ của dung dịch NaOH pha được.
Phản ứng để xác định nồng độ dung dịch NaOH bằng dung dịch gốc
H2C2O4 là phản ứng giữa một acid yếu và một base mạnh:
2NaOH + H2C2O4 = Na2C2O4 + 2H2O
H2C2O4 là đa acid có 2 hằng số phân ly pk1 = 1,25 và pk2 = 4,27. Do k1
và k2 không chênh lệch nhau nhiều nên không thể định lượng riêng biệt từng
chức acid với sai số theo yêu cầu đối với phép chuẩn độ (trong khoảng ± 1%).
Khi chuẩn độ H2C2O4 bằng NaOH chỉ quan sát rõ chuẩn độ nấc 2 (định lượng
tổng cộng cả 2 chức acid) ứng với bước nhảy pH trong khoảng 6,5 – 10 nên có
thể dùng chỉ thị phenolphtalein để nhận biết điểm tương đương.
4.3. Định lượng dung dịch HCl 0,1 N bằng dung dịch NaOH 0,1 N
Đây là phản ứng giữa một acid mạnh và một base mạnh diễn ra như
sau:
NaOH + HCl = NaCl + H2O

19
Tại điểm tương đương, dung dịch chỉ có NaCl, H2O, pH của dung dịch
bằng 7. Bước nhảy pH của phản ứng định lượng trong khoảng 4 – 10 nên có
thể dùng chỉ thị phenolphtalein hoặc da cam methyl để nhận biết điểm tương
đương.
4.4. Định lượng dung dịch H3PO4 0,1 M
H3PO4 là đa acid có có sức acid mạnh yếu khác nhau với 3 hằng số
phân ly pk1 = 2,1; pk2 = 7,2 và pk3 = 12,4. Khi phản ứng với một base, lần lượt
có 3 phản ứng xảy ra ứng với các điểm tương đương như sau:
H3PO4 + NaOH = NaH2PO4 + H2O pHtđ1 = 4,6
H3PO4 + 2NaOH = Na2HPO4 + 2H2O pHtđ2 = 9,6
H3PO4 + 3NaOH = Na3PO4 + 3H2O pHtđ3 = 12,5
Với sai số ± 1%:
- Bước nhảy của acid 1, pH biến đổi từ 4,1 ® 5,2 có thể dùng chỉ thị da cam
methyl, đỏ methyl hay lục bromocrezol để nhận biết điểm tương đương và khi
đó E H PO = M H PO .
3 4 3 4

- Bước nhảy của acid 2, pH biến đổi từ 9,2 ® 10, có thể dùng chỉ thị
M H3PO 4
phenolphtalein để nhận biết điểm tương đương và khi đó E H PO = .
3 4
2
- Bước nhảy của acid 3 quá yếu, trong thực tế không thể dùng chỉ thị để xác
định được điểm tương đương 3.
Khi chuẩn độ, dùng chỉ thị là lục bromocresol và phenolphtalein. Tại
điểm tương đương 1, màu sẽ chuyển từ vàng sang lục sáng. Tại điểm tương
đương 2, màu sẽ chuyển từ lục sáng sang xanh rồi sang tím (không để chuyển
sang màu tím sẫm). Để dễ nhận biết sự chuyển màu của dung dịch có thể
chuẩn bị 2 dung dịch đệm có pH 4,6 và 9,6 thêm chỉ thị lục bromocresol và
phenolphtalein làm dung dịch so sánh.
Nhận xét quá trình chuyển màu của chỉ thị, tính kết quả theo V1 hoặc
V2, giải thích sự lựa chọn này.
5. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH
5.1. Pha chính xác 50 ml dung dịch gốc H2C2O4 0,1 N
TT Các thao tác Kết quả
1 Khối lượng H2C2O4.2H2O cần thiết được tính theo công

20
thức:
N ´ E ´ V 0,1000 ´ 63,035 ´ 50
m lt = = = 0,3152(g)
1000 1000
2 Cân chính xác trên cân phân tích khối lượng mth =
H2C2O4.2H2O (mth)
3 Cho H2C2O4.2H2O vào cốc có mỏ. Hoà tan trong khoảng
20 ml nước
4 Chuyển dung dịch vào bình định mức 50 ml. Tráng rửa
cốc 3 lần, mỗi lần với khoảng 15 ml. Tập trung nước rửa
vào bình định mức trên. Thêm nước vừa đủ tới vạch. Lắc
đều.
5 Tính Khc và CN thực tế của dung dịch H2C2O4 đã pha Khc =
m th
K hc = và CN th = 0,1000 ´ Khc.
m lt CN H C O =
2 2 4

5.2. Pha 100 ml và xác định nồng độ của dung dịch chuẩn NaOH 0,1N
TT Các thao tác Kết quả
1 Tính số gam NaOH để pha 100 ml dung dịch NaOH » m =
0,1 N, cộng thêm khoảng 10%
2 Cân trên cân kỹ thuật khối lượng NaOH vào cốc có mỏ. mNaOH =

3 Hoà tan trong nước vừa đủ 100 ml. Khuấy đều.


4 Rót dung dịch NaOH lên buret. Điều chỉnh tới vạch “0”.
5 Lấy chính xác 10,00 ml dung dịch gốc H2C2O4 vừa pha,
cho vào bình nón. Thêm 2 giọt chỉ thị phenolphtalein.
Lắc đều.
6 Nhỏ từ từ dung dịch NaOH xuống bình nón tới khi dung
dịch trong bình nón xuất hiện màu hồng nhạt.
7 Ghi thể tích dung dịch NaOH đã dùng: V1. V1 =

8 Tính nồng độ CN của dung dịch NaOH. CN NaOH


=

21
VH 2C 2O 4 ´ C N H 2C 2O 4
CN NaOH
=
VNaOH

5.3. Định lượng dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH 0,1 N
TT Các thao tác Kết quả
1 Rót dung dịch NaOH cần định lượng lên buret. Điều
chỉnh tới vạch “0”.
2 Lấy chính xác 10,00 ml dung dịch HCl 0,10 N, cho vào
bình nón. Thêm 2 giọt chỉ thị phenolphtalein. Lắc đều.
3 Nhỏ từ từ dung dịch NaOH xuống bình nón tới khi
dung dịch trong bình nón xuất hiện màu hồng nhạt.
4 Ghi thể tích dung dịch NaOH đã dùng: V2. V2 =

5 Tính nồng độ P của dung dịch HCl. PHCl =


V2 ´ C N
P (g/l) = NaOH
´ E HCl
VHCl

5.4. Định lượng dung dịch H3PO4 0,1 M


TT Các thao tác Kết quả
1 Rót dung dịch NaOH lên buret. Điều chỉnh tới vạch “0”
2 Lấy chính xác 10,00 ml dung dịch H3PO4, cho vào bình
nón. Thêm 1 giọt chỉ thị lục bromocresol và 1 giọt chỉ
thị phenolphtalein. Lắc đều.
3 Nhỏ từ từ dung dịch NaOH xuống bình nón tới khi dung
dịch trong bình nón chuyển từ màu vàng sang màu lục
sáng.
4 Ghi thể tích dung dịch NaOH đã dùng: V3. V3 =

5 Tiếp tục nhỏ từ từ dung dịch NaOH xuống tới khi dung
dịch trong bình nón chuyển từ màu lục sáng sang xanh
rồi sang tím.

22
6 Ghi thể tích dung dịch NaOH đã dùng: V4. V4 =

7 Tính nồng độ CM của dung dịch H3PO4 theo V3 hoặc V4


V 3 ´ CN E H 3 PO4 C M H 3 PO4 =
H 3 PO4 = ´
NaOH
CM (mol/l)
VH 3 PO4 M H 3 PO4
trong đó EH PO = M H PO3 4 3 4

V 4 ´ CN E H 3 PO4
Hoặc CM H 3 PO4 =
NaOH
´ (mol/l)
VH 3 PO4 M H 3 PO4

trong đó EH PO = 1 × M H PO
3 4
2 3 4

6. CÂU HỎI
6.1. Tại sao có thể pha trực tiếp được dung dịch gốc H2C2O4 0,1N từ
H2C2O4.2H2O, còn không pha trực tiếp được dung dịch gốc NaOH 0,1 N từ
NaOH viên?
6.2. Khi pha dung dịch NaOH 0,1 N từ NaOH viên, cần lưu ý điểm gì đặc biệt
để đảm bảo an toàn cho người thực hiện và cho thiết bị sử dụng?
6.3. Trình bày các bước tiến hành và lựa chọn chỉ thị khi chuẩn độ dung dịch
HCl bằng dung dịch NaOH khi để dung dịch HCl trên buret.
6.4. Khi chuẩn độ H3PO4 bằng NaOH, có thể dùng V3 hoặc V4 để tính toán.
Qua quá trình thực tập, nhận xét về sự chuyển màu chỉ thị tại hai bước nhảy,
và ưu/nhược điểm của từng cách tính toán?

23
BÀI 3. CHUẨN ĐỘ ACID-BASE 2

1. MỤC TIÊU
- Pha được dung dịch chuẩn có nồng độ chính xác từ chất gốc Na2CO3.
- Pha được dung dịch chuẩn HCl từ HCl đặc và định lượng lại bằng dung dịch
chuẩn Na2CO3.
- Định lượng được dung dịch NH3 bằng dung dịch chuẩn HCl và biết sử dụng
chỉ thị hỗn hợp.
- Định lượng được hỗn hợp NaOH và Na2CO3 bằng dung dịch chuẩn HCl.
2. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Hóa chất Dụng cụ thí nghiệm
- HCl - Buret
- Na2CO3 - Pipet chính xác 10ml, 50ml
- Phenolphtalein - Bình định mức 50ml
- Methyl da cam - Bình nón 100ml
- Dung dịch NH3 - Cốc có mỏ 100ml
- Nước cất - Đũa thủy tinh
- Dung dịch hỗn hợp - Phễu thủy tinh
NaOH và Na2CO3 - Quả bóp cao su
- Cân kỹ thuật điện tử, cân phân tích điện tử
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Pha 50 ml dung dịch chuẩn Na2CO3 0,1N trực tiếp từ Na2CO3 khan.
- Pha 100ml dung dịch chuẩn HCl từ HCl 10% và xác định lại nồng độ bằng
dung dịch Na2CO3 0,1N vừa pha.
- Định lượng dung dịch NH3 bằng dung dịch HCl 0,1N.
- Định lượng hỗn hợp dung dịch NaOH và Na2CO3 bằng dung dịch HCl 0,1N.
4. NGUYÊN TẮC
4.1. Định lượng dung dịch HCl 0,1N bằng dung dịch Na2CO3 0,1N
Dung dịch được chuẩn độ với Na2CO3 (là một đa base) dựa trên phản
ứng:
Na2CO3 + HCl = NaHCO3 + NaCl (1)
NaHCO3 + HCl = NaCl + H2O + CO2 (2)

24

You might also like