You are on page 1of 5

Kịch bản: Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho các hộ dân vùng cao

Bối cảnh: Người dân thôn A còn tập quán phóng uế bừa bãi, không dùng hố xí.
Tỷ lệ hộ gia đình có nguồn nước sạch là 50%. Tỉ lệ người dân uống nước lã và
không có các thói quen vệ sinh chiếm 85%. Số liệu về khám chữa bệnh của trạm
y tế xã trong những năm gần đây cho thấy bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất là tiêu
chảy. Trạm y tế có ý định xây dựng kế hoạch nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh
tiêu chảy ở thôn.
Nhân vật:
1. Trưởng thôn
2. Cán bộ y tế
 Cán bộ 1
 Cán bộ 2
 Cán bộ 3
3. Người dân địa phương
 Ông K-60 tuổi
 Bà mẹ M- 32 tuổi
 Cháu H(Con bà M) - 4 tuổi
 Người dân khác
Trưởng thôn: Chào bà con và các CBYT. Tôi là trưởng thôn của thôn A. Hôm
nay nhằm mục đích nâng cao sức khỏe cho người dân ở thôn mình, thôn chúng
ta đã tổ chức 1 buổi giao lưu để nghe tuyên truyền về vấn đề sức khỏe với sự tư
vấn của các CBYT ở trạm y tế xã. Sau đây tôi xin mời các CBYT lên trò chuyện
với bà con mình!
Cán bộ 1: Chào mọi người chúng tôi là tổ y tế của trạm xá xã, hôm nay xuống
đây để tuyên truyền với bà con về .
Cán bộ 2: Trước đây đã có ai đến tuyên truyền chia sẻ kiên thức với mọi người
về sức khỏe chưa?
Người dân: Chưa ạ
CB1: mọi người đã có ai từng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày chưa
CB1: Có khá nhiều người dơ tay,À đây cháu bé có chiếc váy xinh này,Chào
cháu cháu bao nhiêu tuổi rồi?cháu đến đây với ai
Cháu Bé: thưa cô cháu năm nay 4 tuổi
CB1: Cháu có thường xuyên đau tức bụng không, đi ngoài nhiều lần kèm theo
sốt nhẹ không?
Cháu bé: Hmm hình như ... có cháu không nhớ rõ.
BM : Thỉnh thoảng tôi để ý có vài lần cháu nhà tôi bị như vậy nhưng không biết
làm thế nào cứ để vậy sau nó hết nên tôi cũng thấy không có gì nghiêm trọng,
ngày xưa tôi cũng vậy.
CB1: Đó chính là 1 vài biểu hiện của bệnh tiêu chảy .Để rõ hơn tôi sẽ tổng kết
lại những biểu hiện của bệnh này. Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng ba
lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày, phân nát không thành khuôn, kèm theo sốt nhẹ,
đau bụng và nhiều triệu chứng khác. Sau đây chúng tôi sẽ phát cho mọi người tờ
hướng dẫn về biểu hiện cơ bản của bệnh.

Trưởng thôn: Thế cái bệnh này nó từ đâu ra đấy các cô?
Cb1: Bệnh này có rất nhiều nguyên nhân. Cháu bé trước khi ăn cháu có rửa tay
không?
Cháu bé: Cháu không rửa tay ạ
Cb1: Những người ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy dễ mắc bệnh nếu
không áp dụng các biện pháp phòng bệnh;
Dân cư tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra
cống, mương, ao, hồ, sông, suối…;
Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm;
Có tập quán ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu
chín kỹ;
Sử dụng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý đảm bảo vệ sinh trong trồng trọt;
Dân cư tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt…
Ông K: Các cô cứ làm quá. Chúng tôi bao nhiêu năm có làm sao đâu tôi sống 60
năm rồi mà có ai chết đâu
Cb2: Bác ơi bác đừng chủ quan như thế, bệnh tiêu chảy này không đơn giản như
vậy mà nếu để nặng sẽ gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng như mất nước-1
triệu chứng phổ biến và nguy hiểm nếu để nặng sẽ gây hôn mê li bì hoặc dẫn
đến sốc do giảm khối lượng tuần hoàn thậm chí là tử vong.
CB3: Các bác có thể thấy cháu bé trong hình này cháu gầy gò, xanh xao do tiêu
chảy trong thời gian dài dẫn đến suy dinh dưỡng

Bệnh này có thể không quá


nghiêm trọng nhưng tiêu chảy làm sức đề kháng yếu hơn dễ mắc các bệnh
nhiễm trùng như viêm amidan, viêm phổi, nhiễm trùng huyết
Bà mẹ M: Bệnh này nguy hiểm đến thế ạ, chúng tôi phải làm gì để không mắc
bệnh hả cô.
Ông K: Con cô cũng chỉ bị vài hôm là khỏi, không thì cho ăn vài cái lá mơ là
khỏi hết, tổ tiên sống bao nhiêu năm có sao đâu. Sống chết có số cả. Mất thời
gian quá! Tôi đi về đây.
CB3:Mong bác hãy bình tĩnh. Chúng cháu là các cán bộ y tế giỏi được xã cử
xuống để nâng cao sức khỏe cuả thôn ta.
Để ngăn ngừa và phòng dịch lây lan, mọi người cần thực hiên tốt những khuyến
cáo sau:
1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiểu bừa bãi. Đối với gia đình
có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột sau mỗi lần đi tiểu.
- Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột cho mỗi lần
đi tiểu.
- Hạn chế vào vùng đang có dịch.
2. An toàn vệ sinh thưc phẩm:
- Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi.
- Không ăn rau sống, không uống nước lã.
- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản
tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…
3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:
- Nguồn nước sạch phải được đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ.
- Không đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông,
giếng. Cấm vứt súc vật chết và xác xuống ao, hồ, sông, giếng.
Bà M: Con tôi bị tiêu chảy thì phải làm thế nào, chữa thế nào hả các cô?
CB3: Cho trẻ uống nhiều nước lọc để bù nước, tránh tình trạng mất nước dẫn
đến suy kiệt, hôn mê.Có thể mua gói oresol cho trẻ uống thêm.
Hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ, không được để trẻ bỏ
bữa. Nên cho trẻ ăn cháo loãng nấu thịt bằm hoặc súp… để dễ tiêu hóa hơn.
Đừng chủ quan, hay tự ý cho trẻ sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có chỉ
định từ bác sĩ chuyên khoa, vì nó có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên trầm
trọng hơn.
Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt khi tình trạng tiêu chảy không có
dấu hiệu giảm sau 2 – 3 ngày hoặc trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều lần có kèm theo
các triệu chứng như sốt, phân lẫn máu, phát ban, nôn… để được khám và nhận
chỉ định điều trị an toàn
CB2: Bà con còn thắc mắc gì cho chúng tôi không. Xin cứ phát biểu.
Bà M: Lúc nãy cô có nói về gói ô rê... thì cách sử dụng thế nào vậy cô? Chúng
tôi có thể mua ở đâu?
CB1: À gói oresol chị ạ. Gói này mua ở cơ sở y tế, trạm xá. Cách dùng thì hòa
tan hết gói ORS với lượng nước phù hợp theo hướng dẫn trên bao bì. Ngày nào
pha cho ngày đó, không sử dụng dung dịch ORS pha từ hôm trước. Không chia
nhỏ gói ORS khi pha vì thành phần các chất trong cả gói phân bố không đều,
cháu nhỏ uống vào có thể bị rối loạn điện giải
CB2: Sau khi chúng tôi chia sẻ mong mọi người đều đã có nhận thức đúng về
bệnh tiêu chảy.
Ông K: (Ngượng ngùng) Tôi cảm ơn các cán bộ đã chia sẻ kiến thức với chúng
tôi cũng xin lỗi mọi người vì gây cản trở.
Tthon :Sau khi ngồi nghe chia sẻ của các CBYT thì cá nhân tôi nói riêng và bà
con nói chung đã có nhiều hiểu biết hơn về vấn đề tiêu chảy này. Thay mặt cả
thôn tôi xin được chân thành cảm ơn sự chia sẻ vô cùng chân thành và nhiệt tình
của các CBYT và cả sự hợp tác chú ý lắng nghe của bà con mình. Sau buổi hôm
nay tôi mong rằng bà con có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh và lối sống
tốt hơn để từ đó thôn mình có thể sống khỏe hơn mỗi ngày.

Thành viên tổ 12-A1K75


Hoàng Ngọc Ánh-2001053: Cán bộ 2
Trần Linh Chi-2001086: Cán bộ 1
Đặng Minh Đức-2001121: Ông K
Nguyễn Thu Hiền-2001222: Cháu H
Nguyễn Thảo Linh-2001347: Cán bộ 3
Phan Thị Thùy Linh-2001358: Bà M
Vũ Xuân Nhật Linh-2001367: Trưởng thôn

Tất cả đều tham gia xây dựng kịch bản


Phan Linh thư ký

You might also like