You are on page 1of 2

Phan Linh- T12

Câu 1: So sánh lợi nhuận với giá trị thặng dư?


+ Về mặt lượng: lợi nhuận và giá trị thặng dư thường không bằng
nhau,lợi nhuận có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thặng dư tuỳ thuộc
vào giá cả hàng hoá do quan hệ cung - cầu quy định. Nhưng xét trên
phạm vi toàn xã hội, tổng số lợi nhuận luôn ngang bằng tổng số giá trị
thặng dư
+ Về mặt chất: Thực chất lợi nhuận và giá trị thặng dư đều là một, lợi
nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hoá của giá trị thặng dư.
Phạm trù lợi nhuận phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa
nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm cho người ta tưởng rằng
giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra mà là do
toàn bộ Tư bản ứng trước sinh ra.
Câu 2: Vì sao nói giá trị thặng dư là lao động không công của công
nhân làm thuê cho nhà tư bản trong khi họ vẫn nhận được tiền công
như đã thỏa thuận trong hợp đồng? Nếu nhà tư bản trả công đúng giá
trị sức lao động thì công nhân có bị bóc lột không? tại sao?
Công nhân khi bán sức lao động nhận được giá trị sức lao động
(tiền công trong thoả thuận). Sau đó sức lao động được tiêu dùng tạo
ra giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động, khoảng chênh lệch giữa giá
trị mới với giá trị sức lao động chính là giá trị thặng dư. Vì vậy, nhà tư
bản trả công đúng giá trị sức lao động thì nhà tư bản vẫn thu được giá
trị thặng dư. Suy ra nhà tư bản bóc lột công nhân.
Câu 3: :Tại sao sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản là
quy luật kinh tế cơ bản của CNTB?
Sở dĩ ta nói quy luật kinh tế cơ bản của CNTB là quy luật giá trị thặng
dư là bởi vì:
Sản xuất nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực của nền sản
xuất nhiều giá trị thặng dư là mục đích, là động lực của nền sản xuất
TBCN.
-Để sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa cho nhà tư bản bằng cách tăng
số lượng lao động làm thuê và tăng mức bóc lộtlà nội dung của quy
luật kinh tế cơ bản của phương thức TBCN.
Phan Linh- T12

-Trong XHTB, mối quan hệ giữa tư bản và lao động là mối quan hệ cơ
bản, sâu sắc nhất, xuyên qua tất cả các QHSX của xã hội, giá trị thặng
dư phản ánh mối quan hệ cơ bản nhất đó.Khối lượng giá trị thặng dư
do lao động không công của công nhân làm thuê sáng tạo ra là nguồn
gốc làm giàu của các nhà tư bản, sản xuất ra giá trị thặng dư là cơ sở
tồn tại của CNTB.-Quy luật giá trị thặng dư ra đời cùng với sự ra đời
của quan hệ sản xuất TBCN, nó tồn tại và phát huy tác dụng cùng với
sự tồn tại và vận động của nền kinh tế TBCN. Nó tạo ra động lực cho
sự vận động của TBCN, đồng thời cũng đưa tới những mâu thuẫn
quan điểm sự diệt vongcủa CNTB.
Do đó, đối với giai cấp tư bản hiện đại, việc tìm cách điều chỉnh để
thích nghi và tồn tại là rấtcần thiết của phương thức sản xuất này.
Câu 4: Tiền công không trả cho lao động mà là trả cho sức lao động?
Giải thích?
Tiền công dường như là trả cho lao động nhưng trên thực tế không
phải như vậy vì lao động không phải là hàng hoá cho nên tiền công chỉ
có thể trả cho sức lao động. Lao động không phải là hàng hoá vì:
-công nhân không sở hữu lao động vì công nhân không có tư liệu sản
xuất để tiến hành lao động cho nên công nhân không thể bán thứ mà
mình không có.
- Nếu công nhân có tư liệu sản xuất và tiến hành lao động thì công
nhân sẽ bán sản phẩm của lao động chứ không bán lao động.

You might also like