You are on page 1of 17

10/05/2023

Lớp: 211282A GV phụ trách: Nguyễn Tiến Giang


Tên: Ngô Nguyễn Khánh Hằng MSSV: 21128145
BÀI 3 + 4: HIỆU CHUẨN VÀ SỬ DỤNG MÁY ĐO PH _ XÁC ĐỊNH NỒNG
ĐỘ ACID SULFURIC VÀ ACID PHOSPHORIC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
CHUẨN ĐỘ PH
I. MỤC TIÊU VÀ NGUYÊN TẮC BÀI THÍ NGHIỆM:
1) Mục tiêu:
 Trình bày được nguyên tắc phương pháp chuẩn độ pH.
 Áp dụng được phương pháp chuẩn độ pH để xác định nồng độ các chất.
 Sử dụng thành thạo máy đo pH.
 Nắm vững trình tự thí nghiệm; cách pha chế và chuẩn bị các hóa chất cần thiết.
2) Tổng quan:
pH (Potential of Hydrogen) là chỉ số đo độ hoạt động của các ion hydro (H+), biểu
thị cho độ acid hay base của dung dịch khảo sát. pH < 7 là dung dịch axit; pH > 7 là dung
dịch bazơ; pH = 7 là dung dịch trung tính. Phần lớn các chất có pH nằm trong khoảng từ
0 - 14. pH có thể được biểu diễn bằng phương trình pH = – log [H+]. Theo thời gian để
đo độ pH một cách chính xác thì nhiều phương pháp đã được ra đời, trong đó phương
pháp đo pH trực tiếp trên máy pH đã gần như trở thành phương pháp duy nhất được sử
dụng. Phương pháp này độ chính xác cao nhất, có thể áp dụng cho nhiều loại mẫu, cả các
chất lỏng có màu, đục và thậm chí cả chất rắn. Có nhiều loại điện cực để đo pH khác
nhau (điện cực antimoni, điện cực quinhydron,...) nhưng thông dụng nhất hiện nay là điện
cực thủy tinh. Phương pháp đo pH thực chất là một trường hợp đặc biệt của phương
pháp điện thế trực tiếp và chuẩn độ pH thực tế là chuẩn độ điện thế.
3) Nguyên tắc:
 Chuẩn độ thô:
Chuẩn độ acid – base là phương pháp phân tích chuẩn độ được sử dụng rất rộng
rãi để xác định nồng độ các dung dịch acid hoặc các dung dịch base. Trong phương pháp
này người ta dùng dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) đã biết chính xác nồng độ làm
dung dịch chuẩn để chuẩn độ dung dịch acid hoặc dùng dung dịch acid mạnh (HCl,
H2SO4, HNO3) đã biết chính xác nồng độ để chuẩn độ dung dịch base.
Khi trung hòa một acid bằng một base mạnh thì trong quá trình này pH sẽ tăng
dần. Tùy theo acid được trung hòa là acid mạnh hay acid yếu mà đường cong chuẩn độ
pH = f (V) sẽ có những dạng khác nhau (V là thể tích NaOH thêm vào). Với acid đa
chức, ta có thể trung hòa từng chức acid nếu các chức có pKa khác nhau quá 4 đơn vị.
Sau đó từ thể tích của NaOH ở mỗi điểm tương đương (Vtđ) ta sẽ suy ra được nồng độ
của acid.
Cách nhận biết điểm tương đương: Trong quá trình chuẩn độ, pH của dung dịch
thay đổi dần và đột ngột thay đổi tại điểm tương đương. Người ta dùng những chất có
màu thay đổi theo pH làm chất chỉ thị hoặc dùng các phương pháp vật lý để xác định pH
tại điểm tương đương.
 Chuẩn độ bằng máy pH:
Nhúng điện cực vào dung dịch sao cho dung dịch phải ngập lỗ của điện cực so
sánh, nhưng cũng không được quá thấp (tránh khi cá từ quay làm vỡ màng thủy tinh), nếu
dung dịch quá ít thì thêm nước cất vào vừa đủ để đảm bảo an toàn cho điện cực.
Bật máy khuấy từ và thêm 1mL NaOH vào, để yên vài giây cho pH ổn định rồi ghi
giá trị pH tương đương. Tiếp tục thực hiện như vậy cho đến khi quan sát thấy pH của
dung dịch trước khoảng tương đương 1-2 đơn vị (nếu là acid mạnh là 2 đơn vị pH, còn
acid yếu là 1 đơn vị pH) thì giảm thể tích dung dịch NaOH mỗi lần thêm vào xuống
0,1mL (Lưu ý: Trước khi chuẩn độ nên tính toán để biết được pH tương đương và khoảng
bước nhảy chuẩn độ).
Khi pH qua điểm tương đương khoảng 1 đơn vị thì tăng lại thể tích NaOH lên
1mL.
Chuẩn độ cho đến khi pH ≈ 14 thì dừng.
II. THỰC NGHIỆM:
1) Hóa chất:
STT Hóa chất Thể tích
1 Dung dịch H2C2O4 0,1N 100mL
2 Dung dịch NaOH 0,1N 250mL
3 Dung dịch H3PO4 0,1M 100mL
4 Chỉ thị phenolphtalein
5 Chỉ thị methyl da cam
2) Dụng cụ, thiết bị:
STT Thiết bị và dụng cụ
1 Máy đo pH
2 Máy khuấy từ
3 Cá từ
4 Buret 25mL
5 Bình định mức 100mL
6 Becher 250mL
7 Becher 100mL
8 Pipet 10mL
9 Erlen 250mL
10 Bình tia nước cất
Máy đo pH (pH/Ion meter S220), điện cực 3 trong 1 (điện cực thủy tinh + điện cực
so sánh + điện cực đo nhiệt độ) hoặc điện cực kép (điện cực thủy tinh + điện cực so
sánh).
Máy đo pH S220
3) Quy trình thực hiện:
 Pha chế dung dịch:
 Dung dịch H2C2O4 0,1N:
 Số gam H2C2O4.2H2O rắn cần lấy để pha 100,0 mL dung dịch H2C2O4 0,1N:
0,1
mtheo = 0,1 ∗ ∗ 126,06 = 0,6303 g
2

 Số gam rắn H2C2O4.2H2O từ lượng cân thực tế:


mrel = 0,6306 g
 Nồng độ H2C2O4 tính toán từ lượng cân:
NH2 C2O4 = 0,100048 ± 0,000082 (N)
 Dùng cân phân tích 4 chữ số cân một lượng 0,6303 (g) H2C2O4.2H2O rắn khan.
 Hòa tan trong nước cất, sau đó cho vào BĐM 100 mL và định mức tới vạch.
 Lắc đều dung dịch.
 Dung dịch NaOH:
 Số gam NaOH rắn cần lấy để pha 250,0 mL dung dịch NaOH 0,1N:
mtheo = 0,1 * 0,25 * 40 = 1 g
 Số gam rắn NaOH từ lượng cân thực tế:
mrel = 1,02 g
 Nồng độ NaOH tính toán từ lượng cân:
NNaOH = 0,10200 ± 0,00121 (N)
 Dùng cân kỹ thuật cân một lượng 1 (g) NaOH rắn khan.
 Dùng ống đong 100 mL đong 250 mL cho vào cốc có mỏ để hòa tan lượng NaOH
rắn khan vừa cân.
 Khuấy đều dung dịch.
 Chuẩn máy pH:
Chuẩn máy với các dung dịch đệm 7.00, 4.00 và 10.00
 Chuẩn độ NaOH bằng H2C2O4 0,1N:
 Chuẩn độ thô với chỉ thị phenolphtalein:
NaOH H2C2O4
 Nạp dung dịch đến vạch  Dùng pipet hút 10,0 mL dung dịch H2C2O4 0,1N
0 trên Buret 25 mL. cho vào Erlen 250 mL.
 Thêm 1-2 giọt phenolphtalein.
Chuẩn độ đến khi xuất hiện màu hồng nhạt và màu bề vững trong 30 giây → ghi nhận thể
tích NaOH tiêu tốn.
 Chuẩn độ trên máy pH:
NaOH H2C2O4
 Nạp dung dịch đến vạch  Dùng pipet hút 10,0 mL dung dịch H2C2O4 0,1N
0 trên Buret 25 mL. cho vào Beacher 250 mL.
 Thêm 1-2 giọt phenolphtalein.
 Thêm nước cất đến khoảng 100 mL.
 Cho cá từ vào giữa beacher và khuấy trộn bằng
máy khuấy từ.
Theo dõi sự thay đổi màu của chỉ thị phenolphthalein, khi dung dịch chuyển sang màu
hồng nhạt bền vững trong 30 giây → ghi lại thể tích NaOH tiêu tốn.
 Chuẩn độ H3PO4:
 Chuẩn độ thô với chỉ thị phenolphtalein:
NaOH H3PO4
 Nạp dung dịch đến vạch  Dùng pipet hút 10,0 mL dung dịch H3PO4 cho
0 trên Buret 25 mL. vào Erlen 250 mL.
 Thêm 1-2 giọt phenolphtalein.
Chuẩn độ đến khi dung dịch chuyển sang màu hồng nhạt và màu bề vững trong 30 giây
→ ghi nhận thể tích NaOH tiêu tốn.
 Chuẩn độ trên máy pH:
NaOH H3PO4
 Nạp dung dịch đến vạch  Dùng pipet hút 10,0 mL dung dịch H3PO4 0,1N
0 trên Buret 25 mL. cho vào Beacher 250 mL.
 Thêm 1-2 giọt phenolphtalein.
 Thêm nước cất đến khoảng 100 mL.
 Cho cá từ vào giữa beacher và khuấy trộn bằng
máy khuấy từ.
Theo dõi sự thay đổi màu của chỉ thị phenolphtalein, khi dung dịch chuyển sang màu
hồng nhạt bền vững trong 30 giây → ghi lại thể tích NaOH tiêu tốn.
 Lưu ý trong chuẩn độ pH:
 Khi không sử dụng thì phải giữ cho đầu của điện cực không bị khô bằng cách
ngâm trong dung dịch KCl 3M, nếu không phải hoạt hóa lại bằng cách ngâm qua
đêm với dung dịch HCl 1M.
 Khi tiến hành chuẩn độ pH, tránh để cho cá từ và đầu điện cực tiếp xúc quá gần
nhau sẽ dễ làm cho đầu điện cực bị vỡ.
III. KẾT QUẢ:
1) Pha dung dịch H2C2O4 0,1N:
mrel 0,6306
CN(H2C2O4) = K cor ∗ CN = ∗ 0,1 = ∗ 0,1 = 0,100048 (N)
mtheo 0,6303
a 0,0001
ucân = = = 5,8 ∗ 10−5 (g)
k √3

a 0,1
uBĐM(100mL) = = = 0,04 (mL)
k √6
2 2
ucân uBĐM(100mL)
uH2 C2 O 4 = CN(H2C2O4) ∗ √( ) +( )
mH2C2O4(rel) VBĐM(100mL)

2
5,8 ∗ 10−5 0,04 2
= 0,100048 ∗ √( ) +( ) = 0,000041 (N)
0,6306 100

→ U0,95(H2C2O4) = 2 ∗ 0,000041 = 0,000082 (N)


Vậy NH2C2O4 = 0,100048 ± 0,000082 (N)
2) Pha dung dịch NaOH 0,1N:
mrel 1,02
CN(𝑁𝑎𝑂𝐻) = K cor ∗ CN = ∗ 0,1 = ∗ 0,1 = 0,10200 (N)
mtheo 1,00
a 0,01
ucân = = = 5,8 ∗ 10−3 (g)
k √3

a 1
uống đong(100mL) = = = 0,41 (mL)
k √6
2 2
ucân uống đong(100mL)
uNaOH = CN(NaOH) ∗ √( ) +( )
mNaOH(rel) Vống đong(100mL)

2
5,8 ∗ 10−3 0,41 2

= 0,10200 ∗ ( ) +( ) = 0,000605 (N)
1,02 250

→ U0,95(NaOH) = 2 ∗ 0,000605 = 0,00121 (N)


Vậy NNaOH = 0,10200 ± 0,00121 (N)
3) Chuẩn độ NaOH bằng H2C2O4 0,1N:
 Chuẩn độ bằng buret:
NaOH (Buret) H2C2O4 (Erlen)
9,45 mL 10,00 mL
→ Vtđ (NaOH) = 9,45 mL.
CN−H2 C2 O4 ×VH2 C2 O4 0,100048×10,00
→ CN−NaOH = = = 0,10587 (N)
VNaOH 9,45

 Chuẩn độ trên máy đo pH:


VNaOH (mL) pH ∆pH ∆V ∆pH/∆V Vtb(NaOH) (mL)
0 1,940
1 2,074 0,134 1 0,134 0,50
2 2,173 0,099 1 0,099 1,50
3 2,350 0,177 1 0,177 2,50
4 2,590 0,240 1 0,24 3,50
5 2,955 0,365 1 0,365 4,50
6 3,343 0,388 1 0,388 5,50
7 3,680 0,337 1 0,337 6,50
8 4,058 0,378 1 0,378 7,50
8,5 4,278 0,220 0,5 0,44 8,25
8,6 4,308 0,030 0,1 0,3 8,55
8,7 4,366 0,058 0,1 0,58 8,65
8,8 4,435 0,069 0,1 0,69 8,75
8,9 4,466 0,031 0,1 0,31 8,85
9,0 4,616 0,150 0,1 1,5 8,95
9,1 4,665 0,049 0,1 0,49 9,05
9,2 4,791 0,126 0,1 1,26 9,15
9,3 4,962 0,171 0,1 1,71 9,25
9,4 5,216 0,254 0,1 2,54 9,35
9,5 5,646 0,430 0,1 4,3 9,45
9,6 8,145 2,499 0,1 24,99 9,55
9,7 8,867 0,722 0,1 7,22 9,65
9,8 9,375 0,508 0,1 5,08 9,75
9,9 9,666 0,291 0,1 2,91 9,85
10,0 9,816 0,150 0,1 1,5 9,95
10,5 10,168 0,352 0,5 0,704 10,25
11,0 10,373 0,205 0,5 0,41 10,75
12,0 10,612 0,239 1 0,239 11,50

12

10

8
pH

0
0 2 4 6 8 10 12 14

VNaOH (mL)
Đồ thị pH = f(V) (chuẩn độ NaOH bằng H2C2O4 0,1N)

30

25

20
∆pH/∆V

15

10

0
0 2 4 6 8 10 12 14

VtbNaOH (mL)
Đồ thị ∆pH/∆V = f (Vtb) (chuẩn độ NaOH bằng H2C2O4 0,1N)
 Nhận xét:
 Từ 2 đồ thị, ta suy ra được:
 Bước nhảy chuẩn độ nằm trong khoảng pH từ 6 đến 10.
 Điểm tương đương tại pH = 8.
 Đỉnh peak có giá trị: Vtb(NaOH) = 9,55 mL và ∆pH/∆V = 24,99.
 Nồng độ NaOH tương ứng:
CN−H2C2O4 × VH2C2O4 0,100048 × 10,00
CN−NaOH = = = 0,10476 (N)
VtbNaOH 9,55
4) Chuẩn độ H3PO4:
 Chuẩn độ bằng Buret:
NaOH NaOH H3PO4
(methyl da cam) (phenolphtalein)
Dụng cụ Buret Buret Erlen
Thể tích (mL) 10,00 20,00 10,00
→ VNaOH (chuẩn độ hết 1 nấc) = 10,00 mL.
→ VNaOH (chuẩn độ hết 2 nấc) = 20,00 mL.
Tại nấc 1:
CN−NaOH ×VNaOH 0,10587×10,00
→ CN−H3PO4(1) = = = 0,10587 (N)
VH3 PO4 10,00

Tại nấc 2:
CN−NaOH ×VNaOH 0,10587×20,00
→ CN−H3PO4(2) = = = 0,10587 (N)
2VH3 PO4 2×10,00

 Chuẩn độ trên máy đo pH:


VNaOH (mL) pH ∆pH ∆V ∆pH/∆V Vtb(NaOH) (mL)
0 1,869
1 1,906 0,037 1 0,037 0,5
2 1,963 0,057 1 0,057 1,5
3 2,017 0,054 1 0,054 2,5
4 2,102 0,085 1 0,085 3,5
5 2,182 0,08 1 0,08 4,5
6 2,279 0,097 1 0,097 5,5
7 2,414 0,135 1 0,135 6,5
8 2,591 0,177 1 0,177 7,5
8,5 2,713 0,122 0,5 0,244 8,25
8,6 2,745 0,032 0,1 0,32 8,55
8,7 2,776 0,031 0,1 0,31 8,65
8,8 2,809 0,033 0,1 0,33 8,75
8,9 2,844 0,035 0,1 0,35 8,85
9 2,894 0,05 0,1 0,5 8,95
9,1 2,926 0,032 0,1 0,32 9,05
9,2 2,967 0,041 0,1 0,41 9,15
9,3 3,020 0,053 0,1 0,53 9,25
9,45 3,128 0,108 0,15 0,72 9,375
9,5 3,150 0,022 0,05 0,44 9,475
9,6 3,238 0,088 0,1 0,88 9,55
9,7 3,343 0,105 0,1 1,05 9,65
9,8 3,488 0,145 0,1 1,45 9,75
9,9 3,624 0,136 0,1 1,36 9,85
10 3,843 0,219 0,1 2,19 9,95
10,1 4,239 0,396 0,1 3,96 10,05
10,2 4,615 0,376 0,1 3,76 10,15
10,3 4,932 0,317 0,1 3,17 10,25
10,4 5,090 0,158 0,1 1,58 10,35
10,5 5,178 0,088 0,1 0,88 10,45
10,6 5,292 0,114 0,1 1,14 10,55
10,7 5,382 0,09 0,1 0,9 10,65
10,8 5,455 0,073 0,1 0,73 10,75
10,9 5,494 0,039 0,1 0,39 10,85
11 5,542 0,048 0,1 0,48 10,95
12 5,920 0,378 1 0,378 11,5
13 6,153 0,233 1 0,233 12,5
14 6,356 0,203 1 0,203 13,5
15 6,515 0,159 1 0,159 14,5
16 6,685 0,17 1 0,17 15,5
17 6,872 0,187 1 0,187 16,5
18 7,095 0,223 1 0,223 17,5
19 7,377 0,282 1 0,282 18,5
19,1 7,416 0,039 0,1 0,39 19,05
19,2 7,457 0,041 0,1 0,41 19,15
19,3 7,497 0,04 0,1 0,4 19,25
19,4 7,542 0,045 0,1 0,45 19,35
19,5 7,590 0,048 0,1 0,48 19,45
19,6 7,656 0,066 0,1 0,66 19,55
19,7 7,710 0,054 0,1 0,54 19,65
19,8 7,789 0,079 0,1 0,79 19,75
19,9 7,885 0,096 0,1 0,96 19,85
20 7,985 0,1 0,1 1 19,95
20,1 8,150 0,165 0,1 1,65 20,05
20,2 8,373 0,223 0,1 2,23 20,15
20,3 8,633 0,26 0,1 2,6 20,25
20,4 8,928 0,295 0,1 2,95 20,35
20,5 9,240 0,312 0,1 3,12 20,45
20,6 9,408 0,168 0,1 1,68 20,55
20,7 9,554 0,146 0,1 1,46 20,65
20,8 9,661 0,107 0,1 1,07 20,75
20,9 9,767 0,106 0,1 1,06 20,85
21 9,810 0,043 0,1 0,43 20,95
22 10,244 0,434 1 0,434 21,5
23 10,474 0,23 1 0,23 22,5
24 10,610 0,136 1 0,136 23,5
25 10,730 0,12 1 0,12 24,5
12

10

8
pH

0
0 5 10 15 20 25 30

VNaOH (mL)
Đồ thị pH = f (V) (chuẩn độ H3PO4)
4.5

3.5

3
∆pH/∆V

2.5

1.5

0.5

0
0 5 10 15 20 25 30

VtbNaOH (mL)
Đồ thị ∆pH/∆V = f (Vtb) (chuẩn độ H3PO4)

 Nhận xét:
 Từ 2 đồ thị, ta suy ra được:
 Tại nấc 1:
 Bước nhảy chuẩn độ nằm trong khoảng pH từ 4 đến 6.
 Điểm tương đương tại pH = 4,239.
 Đỉnh peak có giá trị: Vtb(NaOH) = 10,05 mL và ∆pH/∆V = 3,96.
 Nồng độ H3PO4 tương ứng:
CN−NaOH ×VNaOH 0,10476×10,05
→ CN−H3PO4(1) = 2 × = 2× = 0,21057 (N)
VH3 PO4 10,00

 Tại nấc 2:
 Bước nhảy chuẩn độ nằm trong khoảng pH từ 8 đến 10.
 Điểm tương đương tại pH = 9,24.
 Đỉnh peak có giá trị: Vtb(NaOH) = 20,45 mL và ∆pH/∆V = 3,12.
 Nồng độ H3PO4 tương ứng:
CN−NaOH ×VNaOH 0,10476×20,45
→ CN−H3PO4(2) = 2 × = 2× = 0,21423 (N)
2×VH3PO4 2×10,00

5) Nhận xét:
 Nguyên nhân dẫn đến sự sai số của 2 phương pháp:
 Chuẩn độ bằng buret:
 Ảnh hưởng sự dịch chuyển điểm tương đương khi chất chỉ thị đổi màu.
 Cách lấy thể tích chưa chính xác và đọc kết quả mang sai số.
 Chuẩn độ bằng máy đo pH:
 Nhiệt độ dung dịch chuẩn độ.
 Điện cực H.
 Cách lấy thể tích và đọc kết quả.
IV. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP:
Câu 1: Tại sao phải tiến hành chỉnh đệm pH trước khi đo pH hoặc chuẩn độ pH?
Việc tiến hành điều chỉnh đệm pH trước khi đo hoặc chuẩn độ pH nhằm hiệu
chỉnh lại máy để kết quả thu được có độ chính xác cao. Độ nhạy của điện cực sẽ thay đổi
theo thời gian nên việc điều chỉnh nhằm thiết lập đáp ứng mới cho thiết bị để phù hợp với
điều kiện cần đo.
Câu 2: Vì sao dung dịch đệm thứ nhất luôn là 7 hoặc 6.86?
Dung dịch đêm thứ nhất sử dụng hai pH có giá trị như trên vì tại pH này, máy có
thể loại bỏ được các thế bất đối xứng và pH = 7 là môi trường trung tính nên giúp máy đo
được chính xác hơn.
Câu 3: Cách tính pKa từ đường cong chuẩn độ pH theo V?
 Tại thời điểm trước khi chuẩn độ : pH = 1⁄2 (pKa1 – lgCa) → Tính được pKa1
 Tại điểm tương đương 1 : pH = 1⁄2 (pKa1 + pKa2) → Tính được pKa2
 Tại điểm tương đương 2 : pH = 1⁄2 (pKa2 + pKa3) → Tính được pKa3
Câu 4: Tại sao phải chỉnh nhiệt độ của máy theo nhiệt độ dung dịch trước khi chỉnh
đệm?
Vì máy đo pH của dung dịch thông qua chênh lệch điện thế giữa hai bên màng.
Điện thế bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ (Phương trình Nerst) nên nếu không điều chỉnh nhiệt
độ của máy theo nhiệt độ dung dịch thì sẽ có sự thay đổi liên tục dẫn đến quá trình đo
không ổn định gây sai số.
Câu 5: Tại sao theo lý thuyết Vtđ2 = 2Vtđ1 nhưng trên thực tế Vtđ2 > 2Vtđ1?
Nguyên nhân của việc này có thể do mật độ ion thay đổi hay sự xuất hiện của ion
lạ trong quá trình chuẩn độ thêm vào trong quá trình chuẩn độ sẽ tăng lên từ nấc thứ nhất
lên nấc thứ hai khiến cho có sự sai lệch này.
Nhưng có một cách giải thích đơn giản và hợp lý hơn là do chất chỉ thị. Cụ thể là
với nấc hai ta dùng phenolphtalein, dừng chuẩn độ khi dung dịch chuyển từ trong suốt
thành màu hồng nhạt, ta có thể thực hiện chuẩn độ rất chính xác. Nhưng ở nấc thứ nhất ta
lại dùng methyl da cam, dừng chuẩn độ khi dung dịch từ màu đỏ chuyển thành màu vàng
cam, rất khó để dừng chính xác tại điểm tương đương và thường dừng trước điểm tương
đương.
Chính vấn đề này đã khiến cho xảy ra trường hợp: Vtđ2 > 2Vtđ1.
Câu 6: Tại sao ta không chuẩn đến điểm tương đương thứ 3 của Acid Phosphoric?
Ta không chuẩn tới điểm tương đương thứ 3 của Acid Phosphoric là bởi
Ka3 = 4*10-13 nhỏ hơn nhiều giá trị 10-8 khiến cho bước nhảy chuẩn độ quá nhỏ để có thể
xác định được điểm tương đương khi chuẩn độ bằng phương pháp thủ công và ngay cả
khi sử dụng máy đo pH thì việc này cũng rất khó để thực hiện.
Câu 7: Tính pHtđ1 và pHtđ2, so sánh với kết quả thực tế?
 Kết quả thực tế chuẩn bằng máy pH:
pHtđ1 = 4,239 tại Vtb = 10,05 mL.
pHtđ2 = 9,24 tại Vtb = 20,45 mL.
 Kết quả tính pH lý thuyết:
pHtđ1 = 1⁄2(pK1 + pK2) = 1⁄2 (2,15+7,2) = 4,68 → gần với thực tế.
pHtđ2 = 1⁄2(pK2 + pK3) = 1⁄2 (7,2 + 12,4) = 9,8 → gần với thực tế.
Câu 8: Tại sao phải hoạt hóa điện cực bằng cách ngâm qua đêm với dung dịch HCl
1M?
Vì để bù lượng H+ đã mất trong quá trình sử dụng.
Câu 9: Mục đích của hiệu chuẩn điện cực là gì?
Sau một thời gian sử dụng thì sẽ có sự xuất hiện của việc điện cực bị lão hóa
hoặc sự phủ điện cực ngay cả ở những máy tốt nhất. Chính vì thế ta cần phải hiệu chuẩn.
Việc hiệu chuẩn bằng dung dịch đệm sẽ bù lại những sự khác biệt giữa cảm biến pH và
môi trường. Hiệu chuẩn điện cực cần 3 dung dịch đệm ở 3 môi trường. Việc này khiến độ
chính xác của máy được đảm bảo đáng kể. Giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến sự
khác biệt của mẫu. Các mẫu trong cùng 1 chất đều có các đặc tính khác nhau. Hiệu chuẩn
điện cực khiến giải quyết các vấn đề về: sự khác biệt về cường độ ion, các vấn đề khác
liên quan đến màng tế bào,...

You might also like