You are on page 1of 4

DUNG DỊCH

1. Trộn V lít dung dịch chứa NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M với 400ml dung dịch chứa HCl+HNO3 có pH=2. Kết thúc phản
ứng thu được dung dịch có pH=4. Tính V?
2. Nhỏ rất từ từ 30ml dung dịch chứa HCl và HNO3 có pH=1 vào 10ml dung dịch chứa Na2CO3 0,1M và NaHCO3 0,15M.
Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và V lít CO2 (đktc).
a. Tính giá trị của V.
b. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 0,1M cần dùng để phản ứng vừa hết với dung dịch X.
3. Trộn 100ml dung dịch chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,1M với 150ml dung dịch chứa NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M, kết
thúc các phản ứng thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Tính m và pH của dung dịch X.
4. a. Hòa tan từng muối NaCl, NH4Cl, NaHSO4, Na2S, Cu(NO3)2 vào nước thành 5 dung dịch, sau đó cho vào mỗi dung
dịch một ít quỳ tím. Hỏi dung dịch có màu gì? Tại sao?
b. Trộn 250ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M + H2SO4 0,01M với 250ml dung dịch NaOH aM, được 500ml dung dịch
có pH=12. Tính a?
5. Có 5 lọ mất nhãn đựng một trong các dung dịch sau: NH4Cl, MgSO4, ZnCl2, NaCl. Chỉ dùng thêm dung dịch K2S làm
thuốc thử. Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các dung dịch trên. Viết phương trình hóa học xảy ra (nếu
có) dưới dạng ion thu gọn.
6. Trộn 100ml dung dịch X gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M vào 100ml dung dịch Y gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M thu
được dung dịch Z. Nhỏ từ từ 100ml dung dihcj A gồm H2sO4 1M và HCl1M vào dung dịch Z thu được V lít CO2 (đktc).
Tìm giá trị của V.
7. Cho m gam NaOH vào 2 lít dung dịch NaHCO3 nồng độ a mol/l thu được 2 lít dung dịch X. Lấy 1 lít dung dịch X tác
dụng với dung dịch BaCl2 (dư) thu được 11,82 gam kết tủa. Mặt khác, cho 1 lít dung dịch X vào dung dịch CaCl2 (dư) rồi
đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được 7 gam kết tủa.
8. Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của ion Cl- là 0,1. Cho 1.2 dung dịch X phản ứng
với dung dịch NaOH dư thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu
được 3 gam kết tủa. Mặt khác nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Tính giá trị của m?
9. Dung dịch X chứa các ion: HCO3-, Ba2+, Na+, Cl-, tổng số mol Na+ với Cl- là 0,15mol. Chia X thành hai phần bằng
nhau. Cho phần 1 phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thấy có 9,85 gam kết tủa xuất hiện. Cho
dung dịch NaHSO4 tới dư vào phần 2, sinh ra 1,68 lít khí CO2 (đktc). Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch X.
10. Dung dịch X chứa HCO3-, Ba2+, Na+ và 0,3mol Cl-. Cho ½ X tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết thúc phản ứng
thu được 9,85 gam kết tủa. Mặt khác, cho lượng dư dung dịch NaHSO4 vào ½ dung dịch X còn lại, sau phản ứng hoàn
toàn thu được 17,475 gam kết tủa. Đun nóng toàn bộ lượng X trên tới phản ứng hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa rồi cô cạn
nước lọc thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
11. Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và
Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Tính giá trị của z, t?
12. Dung dịch X chứa các ion: HCO3-, Na+, SO42-, CO32-, NH4+, Cl-. Chia X thành hai phần bằng nhau.
Phần 1: phản ứng vừa đủ với 350ml dung dịch HCl 1M, sinh ra 4,48 lít CO2 (đktc).
Phần 2: cho tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 thu được dung dịch Y và 52,85 gam kết tủa. Cô cạn Y rồi nung đến
khối lượng không đổi, còn lại 31,59 gam một muối duy nhất.
a. Tính thể tích dung dịch Ba(OH)2 1M tối thiểu cần dùng để phản ứng hết với dung dịch X.
b. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch X. Coi thể tích dung dịch X ban đầu là 500ml.
13. Hỗn hợp X chứa NaHCO3 và Na2CO3. Cho m gam X vào dung dịch BaCl2 dư, kết thúc phản ứng thu được 29,55 gam
kết tủa. Mặt khác cũng m gam X trên phản ứng với lượng dư dung dịch Ca(OH)2, sinh ra tối đa 20 gam kết tủa. Tính m?
14. Dung dịch X chứa HCL 0,1M và H2SO4 0,05M. Dung dịch Y chứa NaOH aM và Ba(OH)2 bM. Cho 100ml dung dịch X
vào 100ml dung dịch Y thu được dung dịch Z và 1,0485 gam kết tủa. Cho Z tác dụng với dung dịch Ba(HSO3)2 dư , xuất
hiện 0,9845 gam kết tủa. Tính giá trị của a và b?
pTính pH của dung dịch
1. a Tính độ điện li của dung dịch CH3NH2 0,010M.
b. Độ điện li thay đổi ra sao khi:
- Pha loãng dung dịch ra 50 lần.
- Khi có mặt NaOH 0,0010M.
- Khi có mặt CH3COOH 0,0010M.
- Khi có mặt HCOONa 1,00M.
Biết: CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH- K=4,4.10-4
CH3COOH ↔ CH3COO- + H+ ; K=10-4,76.
2. Cho A là dung dịch CH3COOH 0,2M , B là dung dịch CH3COOK 0,2M. Ka=2.10-5.
a.Tính pH của dung dịch A và dung dịch B.
b. Tính pH của dung dịch X tạo thành khi trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ thể tích bằng nhau.
c. Cho thêm 0,02mol HCl vào 1 lít dung dịch X được dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.
d. Nếu trộn 0,3 lít dung dịch A với V lít dung dịch B được dung dịch có pH =4,7. Xác định V.
(Cho sử dụng các giá trị gần đúng)
3. A là dung dịch Na2CO3 0,1M; B là dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và KHCO3 0,1M và C là dung dịch KHCO3 0,1M.
a. Tính thế tích khí CO2 (đktc) thoát ra khi cho từ từ từng giọt đến hết 50 mL dung dịch HCl 0,1M vào 100 mL dung dịch
A và khi cho hết 100 mL dung dịch B vào 200 mL dung dịch HCl 0,1M.
b. Xác định số mol các chất có trong dung dịch thu được khi thêm 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 150 mL dung
dịch C.
c. Tính pH của các dung dịch A và C, biết axit cacbonic có pK1 = 6,35 và pK2 = 10,33.
d. Đề nghị phương pháp nhận biết các anion có trong dung dịch B.
4. Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn 50,0 mL dung dịch NH4Cl 0,200 M với 75,0 mL dung dịch NaOH 0,100
M. Biết Kb (NH3) = 1,8.10-5.
5. Trộn lẫn 7 mL dung dịch NH3 1M và 3 mL dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Thêm 0,001 mol NaOH vào dung
dịch A thu được dung dịch B.
−5
a. Xác định pH của các dung dịch A và B, biết K NH3 = 1,8.10 .

b. So với dung dịch A, giá trị pH của dung dịch B đã có sự thay đổi lớn hay nhỏ ? Nguyên nhân của sự biến đổi lớn hay
nhỏ đó là gì ?
6. a)Tính pH của dung dịch HCl nồng độ 0,5.10-7 mol/lít.
b)Tính pH của dung dịch X được tạo thành khi trộn 200ml dung dịch HA 0,1M (Ka = 10-3.75) với 200ml dung dịch KOH
0.05M; pH của dung dịch X thay đổi như thế nào khi thêm 10-3 mol HCl vào dung dịch X.
7. Tính lượng NaF có trong 100ml dung dịch HF O,1M ; biết dung dịch có pH = 3, hằng số cân bằng Ka của HF là 3,17.
10– 4.
8. Cho cân bằng sau: HCOOH ⇌ H+ + HCOO –

Hoà tan 4,600 gam axit fomic (HCOOH) trong nước và pha loãng thành 500 ml (dung dịch A).
a. Tính độ điện li của axit fomic trong dung dịch A, biết pH của ddịch A là 2,25
b. Tính hằng số phân li của axit fomic.
c. Cần thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl có pH = 1,00 vào 100,00 ml dung dịch A để độ điện li của axit giảm 20% (khi
tính coi thể tích dung dịch không thay đổi khi thêm dung dịch HCl).
d. Nếu thêm 0,400 gam NaOH vào 50,00 ml dung dịch A, sau đó cho giấy quỳ tím vào dung dịch thì quỳ tím có đổi mầu
không? Nếu đổi mầu thì đổi mầu gì? tại sao? Tính pH của dung dịch.
9. Có hai hỗn hợp A và B. Hỗn hợp A chứa Na2CO3 và NaHCO3. Hỗn hợp B chứa Na2CO3 và NaOH. Hòa tan một trong
hai hỗn hợp này vào nước và pha thành 100 ml dung dịch. Chuẩn độ 20,00 ml dung dịch thu được bằng dung dịch HCl
0,200M với chất chỉ thị phenolphtalein thì hết 38,20 ml dung dịch HCl. Nếu sử dụng chất chỉ thị metyl da cam thì thể
tích dung dịch HCl cần tiêu thụ là 45,70 ml
a. Hãy cho biết( có giải thích) phản ứng nào đã xảy ra hoàn toàn khi dung dịch chuyển màu?
b. Hãy cho biết( có giải thích) hốn hợp phân tích là hỗn hợp A hay hỗn hợp B?
c. Tính thành phần % về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp đã phân tích?
Biết H2CO3 có pK1 = 6,35; pK2 = 10,33, khoảng chuyển màu của metyl da cam là: pH= 4,2 – 6,3; của phenolphtalein
là: pH = 8,3 - 10
10. Cho dung dịch A gồm hỗn hợp KCN 0,120M, NH3 0,150M và KOH 5.10-3M.
a. Tính pH của dung dịch A.
b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,210M cần cho vào 100 ml dung dịch A để pH của dung dịch thu được là 9,24. Cho biết
pKa của HCN là 9,35; của NH4+ là 9,24.
11. Trộn 10,00 mL dung dịch CH3COOH 0,20 M với 10,00 mL dung dịch H3PO4, thu được dung dịch A có pH = 1,50.
a. Tính CH3 PO4 trong dung dịch H3PO4 trước khi trộn.

b. Tính độ điện li của CH3COOH trong dung dịch A.


c. Thêm từ từ Na2CO3 rắn vào dung dịch A cho đến pH = 4,0, thu được dung dịch B. Tính số gam Na2CO3 đã dùng.
Cho biết: H3PO4: pKa1 = 2,15; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,32;
CH3COOH: pKa = 4,76; CO2 + H2O có pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33.
12. Dung dịch A là hỗn hợp của Na2S và Na2SO3 có pH = 12,25.
a. Tính độ điện li  của ion S2− trong dung dịch A.
b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,04352 M phải dùng để khi thêm (rất chậm) vào 25,00 ml dung dịch A thì pH bằng 9,54.
Cho pKa: H2S 7,00 ; 12,90
13. Tính pH của dung dịch H3PO4 0,1M
a. Cần cho vào 100ml dung dịch H3PO4 0,1M bao nhiêu gam NaOH để thu được dung dịch có pH= 4,72.
b. Trộn 20,00 ml dung dịch H3PO4 0,50 M với 37,50 ml dung dịch Na3PO4 0,40 M, rồi pha loãng bằng nước cất thành
100,00 ml dung dịch A. Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,050 M vào 20,00 ml dung dịch A để thu được
dung dịch có pH =5,00 (metyl đỏ đổi màu).
Cho: H2SO4 : pKa2 = 2 ; H3PO4 : pKa1 = 2,23 , pKa2 = 7,21 , pKa3 = 12,32
Câu 1. Bằng dung dịch NH3, người ta có thể làm kết tủa hoàn toàn ion Al3+ trong dung dịch nước ở dạng hydroxit,
nhưng chỉ làm kết tủa được một phần ion Mg2+ trong dung dịch nước ở dạng hydroxit.
Hãy làm sáng tỏ điều nói trên bằng các phép tính cụ thể.
Cho biết: Tích số tan: TAl (OH )3 = 5.10−33 ; TMg (OH )2 = 4.10 −12 ; K b , NH3 = 1,8.10−5 hằng số phân ly bazơ của NH3 là 1,8.10-5.
Câu 2. 1. Tính độ điện li của ion CO32- trong dung dịch Na2CO3 có pH =11,60 (dung dịch A).
2. Thêm 10,00 ml HCl 0,160 M vào 10,00 ml dung dịch A. Tính pH của hỗn hợp thu được.
3. Có hiện tượng gì xảy ra khi thêm 1 ml dung dịch bão hoà CaSO4 vào 1 ml dung dịch A.
Cho : K a1 = 10 −6,35 ; K a2 = 10 −10,33
−2
Độ tan của CO2 trong nước bằng 3,0.10 M.
Tích số tan của CaSO4 bằng 10-5,04; của CaCO3 bằng 10-8,35
Câu 3. 1. Dung dịch A gồm Ba(NO3)2 0,060 M và AgNO3 0,012 M.
a) Thêm từng giọt K2CrO4 vào dung dịch A cho đến dư. Có hiện tương gì xảy ra?
b) Thêm 50,0 ml K2CrO4 0,270 M vào 100,0 ml dung dịch A.
Tính nồng độ các ion trong hỗn hợp thu được.
2. Trình bày sơ đồ nhận biết và phương trình ion của các phản ứng đã xảy ra khi nhận biết các cation trong dung dịch
X gồm Ba2+, Fe2+, Pb2+, Cr3+, NO3-.
BaCrO4  + H 2O Ba 2 + + HCrO4− + OH − ; K = 10−17,43
Ag 2 CrO4  + H 2 O 2 Ag + + HCrO4− + OH − ; K = 10−19,5
pK a ( HCrO4− ) = 6,5
Câu 4. 1. Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch bị mất nhãn: AlCl3, NaCl, KOH, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2,
AgNO3. Dùng thêm một thuốc thử, hãy nhận biết mỗi dung dịch. Viết các phương trình phản ứng (nếu có).
2. Dung dịch bão hòa H2S có nồng độ 0,100 M. Hằng số axit của H2S: K1 = 1,0 x 10-7 và K2 = 1,3 x 10-13.
a) Tính nồng độ ion sunfua trong dung dịch H S 0,100 M khi điều chỉnh pH = 2,0.
2
b) Một dung dịch A chứa các cation Mn2+, Co2+, và Ag+ với nồng độ ban đầu của mỗi ion đều bằng 0,010 M. Hoà tan
H S vào A đến bão hoà và điều chỉnh pH = 2,0 thì ion nào tạo kết tủa.
2
Cho: TMnS = 2,5 x 10-10 ; TCoS = 4,0 x 10-21 ; TAg2S = 6,3 x 10-50
Câu 5. Dung dịch X gồm Na2S 0,010M, KI 0,060M, Na2SO4 0,050M.
(a) Tính pH của dung dịch X.
(b) Thêm dần Pb(NO3)2 vào dung dịch X cho đến nồng độ 0,090M thì thu được kết tủa A và dung dịch B.
i Cho biết thành phần hoá học của kết tủa A và dung dịch B.
ii Tính nồng độ các ion trong dung dịch B (không kể sự thuỷ phân của các ion, coi thể tích dung dịch không thay
đổi khi thêm Pb(NO3)2).
iii Nhận biết các chất có trong kết tủa A bằng phương pháp hoá học, viết các phương trình phản ứng (nếu có).
Câu 6. Ion Fe(SCN)2+ có màu đỏ ở nồng độ bằng hoặc lớn hơn 10-5 M. Hằng số điện li của nó là 10-2.
1. Một dung dịch chứa vết Fe3+. Thêm vào dung dịch này một dung dịch KSCN 10-2M (coi thể tích không đổi). Xác
định nồng độ tối thiểu của Fe3+ để dung dịch xuất hiện màu đỏ.
-
2. Một dung dịch chứa Ag+ 10-2M và Fe3+ 10-4 M. Thêm dung dịch SCN vào tạo kết tủa AgCN (coi thể tích không đổi).
-12
Xác định nồng độ Ag+ còn lại trong dung dịch khi xuất hiện màu đỏ. Biết TAgSCN = 10
3. Thêm 20cm3 dung dịch AgNO3 5.102-M vào 10cm3 dung dịch NaCl không biết nồng độ. Lượng dư Ag+ được chuẩn
độ bằng dung dịch KSCN với sự có mặt của Fe3+. Điểm tương đương (khi bắt đầu xuất hiện màu đỏ) được quan
sát thấy khi thêm 6cm3 dung dịch KSCN 10-1 M. Tính nồng độ của dung dịch NaCl.

You might also like