You are on page 1of 2

CHƯƠNG 5: DUNG DỊCH – ĐIỆN HOÁ HỌC

BÀI 1: DUNG DỊCH


1. Phân biệt dung dịch thật, nhũ tương và hỗn dịch?
2. Cho phản ứng:
KMnO4 + H2C2O4 + H2SO4 → MnSO4 + CO2 + K2SO4 + H2O
Hoà tan hoàn toàn 12,600 g H2C2O4.2H2O bằng nước cất vừa đủ 1,0 lít.
a. Tính nồng độ đương lượng của dung dịch H2C2O4 vừa pha ?
b. Lấy 10,00 ml dung dịch H2C2O4 vừa pha đem phản ứng vừa đủ với 9,50 ml dung dịch
KMnO4 trong môi trường H2SO4. Tính nồng độ đương lượng và nồng độ mol của dung dịch
KMnO4?
3. Độ tan là gì? Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan? Phân biệt dung dịch bão hoà, chưa bão hoà
và quá bão hoà?
4. Tính độ hạ áp suất hơi P của dung dịch 10 ml glycerol (C3H8O3) hòa tan trong 500ml nước ở
50 0C. Tại nhiệt độ này, áp suất hơi bão hòa của nước nguyên chất là 92,5 mmHg và khối lượng
riêng của nó là 0,988 g/ml; khối lượng riêng của glycerol là 1,26 g/ml.
5. Ở 25 oC, áp suất hơi của nước nguyên chất là 23,76 mmHg, áp suất hơi của dung dịch urê là
22,98mmHg. Tính nồng độ molan của dung dịch urê?
6. Trong 4450g nước có chứa 1kg chất chống đông etylen glycol (C2H6O2). Cho biết nhiệt độ sôi,
nhiệt độ đông đặc của dung dịch này. Nước có Ks = 0,512, Kđ = 1,86.
7. Nhiệt độ đông đặc của dung dịch chứa 0,224g acid benzoic trong 20g benzen tinh khiết là 5,232
0C. Cho biết Kđ của benzen là 4,90 và nhiệt độ đông đặc của benzen tinh khiết là 5,4780C. Hãy
E=90
xác định dạng tồn tại của acid benzoic trong dung dịch ?.
8. Tính nồng độ thẩm thấu của các dung dịch NaCl 0,9% và dung dịch glucose 5%?
9. Dung dịch glucose 20% (m/v) có áp suất thẩm là bao nhiêu atm, ở 37 oC ?
10. Giả sử nhiệt độ đông đặc của huyết tương đo được − 0, 521 oC. Tính nồng độ thẩm thấu của
huyết tương? Biết hệ số đông đặc (Kđ) của nước là 1,86 oC/mol.kg-1.
11. Chất chỉ thị màu pH là gì? Cho ví dụ? Đại lượng đặc trưng cho chất chỉ thị màu pH là gì?
12. Tính pH của dung dịch sau ?
a. Dung dịch acid HCl có nồng độ 5.10−4M.
b. Dung dịch NaOH có nồng độ 2.10−5M
c. Dung dịch CH3COOH 10-1M, pKa = 4,75
d. Dung dịch amoniac 10-2M, pKb = 4,75.
e. Dung dịch NaHCO3, biết H2CO3 có: Ka1 = 4,5.10-7 , Ka2 = 4,7.10-11

1
f. Dung dịch NaH2PO4 và Na2HPO4 . Biết: H3PO4 có: Ka1 = 7,5.10-3 , Ka2 = 6,2.10-8 , Ka3
= 3,6.10-13
13. Tính pH của các dung dịch sau?
a) Chứa CH3COOH 0,1M và NaCH3COO 0,1 M, pKa = 4,75.
b) Sau khi dẫn 0,01 mol khí HCl vào 1 lít dung dịch (a)
c) Sau khi thêm 0,01 mol NaOH vào 1 lít dung dịch (a)
d) Sau khi dẫn 0,01 mol khí HCl vào 1lít nước.
14. Tính pH của các dung dịch sau?
a) Chứa NH4Cl 0,1M và NH3 0,1 M, pKb = 4,75.
b) Sau khi dẫn 0,02 mol khí HCl vào 2 lít dung dịch (a)
c) Sau khi thêm 0,02 mol NaOH vào 2 lít dung dịch (a)
d) Dẫn 0,1mol khí HCl vào 1 lít đệm (a)
15. Phân tích vai trò của các hệ đệm chính, phổi và thận trong điều hòa pH?

BÀI 2: ĐIỆN HOÁ HỌC


1. Thế nào là phản ứng oxy hoá khử, bán phản ứng, bán phản ứng oxy hoá? Cho ví dụ?
2. Phân biệt điện cực so sánh và điện cực chỉ thị?
3. Viết phản ứng xảy ra trên điện cực hydro, điện cực bạc clorid và điện cực calomel?
4. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động và viết sơ đồ pin Galvanic được tạo từ điện cực Cu/CuSO4
1M và Zn/ZnSO4 1M ?
5. Phân biệt thế điện cực và thế điện cực chuẩn?
6. Điện thế của pin (hay sức điện động của pin) là gì? Cho ví dụ?
7. Trình bày ý nghĩa của thế điện cực chuẩn ?
8. Cho phản ứng xảy ra trong pin như sau:
Ag++ Cr2+→ Ag (r ) + Cr3+ Biết: EoCr3+/Cr2+ = - 0,41 V; EoAg+/Ag = 0,80 V.
Viết sơ đồ cấu tạo pin và tính thế của pin khi:
a. Nồng độ các ion 1 M
b. Nồng độ các ion 0,1 M
9. Phản ứng sau có xảy ra không khi nồng độ các ion là 0,1M, 25 oC ?
Fe3+ + Cu → Fe2+ + Cu2+ Biết: Eo Fe3+/Fe2+ = 0,77 V và E0 Cu2+/Cu = 0,34 V
10. Pin nồng độ là gì? Cho ví dụ?
11. Tính điện thế của pin nồng độ sau ?
Co(r) Co2+(0,05M)  Co2+(0,1M)Co(r)

You might also like