You are on page 1of 37

ĐẶC ĐIỂM CÁ THỂ VÀ

DƯỢC ĐỘNG HỌC


Nội dung bài giảng 2

 Sự khác biệt về đặc điểm cá thể trên người bệnh

 Một số nguyên nhân gây ra sự khác biệt cá thể liên


quan tới đáp ứng của cơ thể với thuốc

 Cá thể hoá phác đồ điều trị dựa trên đặc điểm cá thể
người bệnh
Mục tiêu bài giảng 3

 Mục tiêu:
 Nắm được sự khác biệt về đặc điểm cá thể dẫn tới sự
thay đổi các thông số dược động học
 Nắm được một số nguyên nhân gây ra sự khác biệt cá
thể, dẫn tới sự khác biệt đáp ứng của cơ thể với thuốc
 Nắm được cách lựa chọn và sử dụng liều nạp, cá thể
hoá liều cho người bệnh
Sự khác biệt về đặc điểm cá thể 4
người bệnh

 Thông thường trên cùng một cá thể người bệnh, tác


dụng của thuốc có mối liên quan thuận với liều dùng của
thuốc
 Trên các cá thể người bệnh khác nhau, cùng một liều
thuốc có thể cho tác dụng điều trị khác nhau, nói cách
khác để đạt được hiệu quả điều trị tương tự nhau, mỗi cá
thể người bệnh có thể cần được sử dụng liều dùng
không giống nhau
 Sự khác biệt về các đặc điểm dược động/lực học trên mỗi
cá thể trong quần thể gọi là dược động/lực học quần thể
Sự khác biệt về đặc điểm cá thể 5
người bệnh
Sự khác biệt về đặc điểm cá thể 6
người bệnh
Sự khác biệt về đặc điểm cá thể 7
người bệnh
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 8
các cá thể trong quần thể

 Các nguyên nhân:


 Yếu tố di truyền
 Tuổi và cân nặng
 Bệnh lý
 Tương tác thuốc
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 9
các cá thể trong quần thể

 Yếu tố di truyền
 Trước đây, sự khác biệt về đáp ứng của cơ thể với thuốc
liên quan tới cơ chế di truyền được nghiên cứu trên đ ặc
điểm kiểu hình (phenotype) của các cặp song sinh
 Hiện nay, việc sử dụng kết quả giải mã bộ gen người
cho phép các nhà khoa học hiểu sâu hơn về cơ chế của
sự khác biệt giữa các cá thể trong quần thể liên quan tới
các quá trình dược động/lực học của thuốc
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 10
các cá thể trong quần thể
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 11
các cá thể trong quần thể
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 12
các cá thể trong quần thể
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 13
các cá thể trong quần thể
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 14
các cá thể trong quần thể

 Sự khác biệt về chuyển


hoá thuốc do đặc điểm
di truyền được thể hiện
rõ qua số lượng các gen
chức năng CYP2D6
 Ngoài ra, đặc điểm di
truyền cũng ảnh hưởng
quá trình hấp thu, phân
bố và thải trừ thuốc
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 15
các cá thể trong quần thể: Di truyền

 Khác biệt về di truyền cũng ảnh hướng


tới đặc điểm dược lực của thuốc
 Do sự khác nhau về số lượng thụ thể, đích
tác dụng của thuốc
 Vd: Trastuzumab ức chế protein HER2
(Human Epidermal Growth Factor
Receptor 2) trong điều trị ung th ư vú, ch ỉ
30% BN ung thư vú có lượng protein này
tăng cao hơn bình thường, do đó
trastuzumab chỉ có tác dụng trên s ố BN
này
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 16
các cá thể trong quần thể: Tuổi

 Tuổi được coi là một trong các yếu tố làm


thay đổi đáp ứng của cơ thể với thuốc.
Việc xây dựng phác đồ điều trị tối ưu cần
xem xét điều chỉnh liều thuốc cho người
bệnh, đặc biệt với bệnh nhân là trẻ em
hoặc người cao tuổi.
 Phân loại lứa tuổi như sau: Trẻ sơ sinh:
1-30 ngày tuổi; trẻ bú mẹ: 1 tháng-2 năm
tuổi; trẻ nhỏ: 2-12 tuổi; thiếu niên: 13-17
tuổi; người trưởng thành: 18-75 tuổi;
người cao tuổi: >75 tuổi.
17
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 18
các cá thể trong quần thể: Tuổi

 Lứa tuổi còn ảnh hưởng tới một số quá trình dược động học
của thuốc.
 Hấp thu thuốc giảm chậm theo tuổi.
 Phân bố thuốc, chuyển hoá thuốc và th ải tr ừ thu ốc b ị ảnh
hưởng nhiều hơn so với hấp thu thuốc. Ví d ụ: diazepam là
thuốc an thần gây ngủ được chuyển hoá và th ải tr ừ ch ủ y ếu qua
gan. Thời gian bán thải t1/2 c ủa thu ốc ở tr ẻ s ơ sinh và ng ười
trưởng thành >55 tuổi dài hơn t1/2 ở các đ ộ tu ổi còn l ại.
 Ở trẻ bú mẹ, quá trình thải trừ thuốc diễn ra nhanh nh ất so v ới
các độ tuổi khác.
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 19
các cá thể trong quần thể: Tuổi
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 20
các cá thể trong quần thể: Thể trọng

 Thể trọng của người bệnh có mối liên quan chặt chẽ với
liều thuốc sử dụng, đặc biệt trên bệnh nhi.
 Sự khác biệt về thể trọng giữa bệnh nhân là người
trưởng thành và bệnh nhi dẫn tới sự khác biệt về thể tích
phân bố của thuốc (Vd) và độ thanh thải của thuốc (Clr).
 Ở trẻ em từ 2-18 tuổi, thời gian bán thải t1/2 của thuốc
thường ngắn hơn ở người trưởng thành do độ thanh thải
của thuốc/kg thể trọng cao hơn trong khi thể tích phân
bố của thuốc/kg thể trọng không có sự khác biệt.
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 21
các cá thể trong quần thể: Bệnh lý

 Bệnh lý có thể làm thay đổi đáp ứng của cơ thể bệnh
nhân với thuốc, đặc biệt với các bệnh lý tim mạch,
bệnh lý hô hấp và bệnh lý nội tiết.
 Các thay đổi rõ nhất thường thấy trên bệnh nhân
mắc bệnh thận mạn hoặc suy gan mạn.
 Sự suy giảm chức năng của gan hoặc thận hoặc cả
hai cơ quan này dẫn đến sự thay đổi các thông số
dược động học của thuốc.
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 22
các cá thể trong quần thể: Bệnh lý

 Sự suy giảm chức năng gan làm giảm chuyển hoá và


thải trừ thuốc qua gan.
 Sự suy giảm chức năng thận làm giảm độ thanh thải
của thuốc khiến cho thuốc bị lưu giữ lâu hơn ở trong
cơ thể, nồng độ thuốc trong máu tăng lên.
 Ví dụ ganciclovir là một thuốc kháng virus được
đào thải gần như hoàn toàn qua thận. Độ thanh thải
của thuốc phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng thận.
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa 23
các cá thể trong quần thể: Bệnh lý
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa các
24
cá thể trong quần thể: Tương tác thuốc

 Tương tác giữa hai hay nhiều thuốc có thể làm thay đổi
đáp ứng của cơ thể với thuốc.
 Một mặt tương tác thuốc đem lại những lợi ích nhất định trên
lâm sàng như tăng tác dụng điều trị, giải độc thuốc, giảm đề
kháng kháng sinh của vi sinh vật.
 Mặt khác, tương tác thuốc có thể ảnh hưởng bất lợi tới hiệu
quả điều trị hoặc sự an toàn cho người bệnh.
 Thông thường, bác sĩ kê đơn nhiều hơn 1 thuốc cho người
bệnh. Do đó, tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trên
lâm sàng.
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa các
25
cá thể trong quần thể: Tương tác thuốc

 Tuỳ thuộc vào bản chất của các thuốc


dùng đồng thời (cơ chế tác dụng dược lý,
đặc điểm vật lý và hoá học, dạng bào
chế...) và đặc điểm cá thể người bệnh (tuổi,
giới tính, thể trạng, bệnh lý, sinh lý,...),
tương tác thuốc có thể xảy ra theo 1 trong
2 cơ chế:
 Tương tác thuốc dược động học
 Tương tác thuốc dược lực học
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa các
26
cá thể trong quần thể: Tương tác thuốc
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa các
27
cá thể trong quần thể: Tương tác thuốc
Cá thể hoá phác đồ điều trị 28
Cá thể hoá phác đồ điều trị: Liều nạp 29

 Liều nạp (liều tải, loading dose: LD)


 Liều nạp là liều thuốc đầu tiên của liệu pháp sử dụng
cho bệnh nhân.
 Liều nạp là liều cao hơn, thậm chí cao hơn rất nhiều so
với liều điều trị duy trì.
 Mục đích của liều nạp trên lâm sàng là đạt được nồng
độ thuốc cao trong máu sớm, đạt được tác dụng điều
trị mong muốn một cách nhanh chóng.
Cá thể hoá phác đồ điều trị: Liều nạp 30

 Ví dụ: Esmolol là một thuốc nhóm chẹn thụ thể beta-1


adrenergic chọn lọc, thường được chỉ định trong trường hợp
nhịp nhanh trên thất.
 Thời gian bán thải t1/2 của esmolol là 9 phút. Như v ậy, để đ ạt
nồng độ thuốc trong máu ổn định Css phải mất khoảng 30 phút.
 Với các trường hợp cấp cứu, khoảng thời gian 30 phút là quá lâu,
có thể khiến cho tính mạng bệnh nhân nguy kịch.
 Vì vậy, sử dụng liều nạp của esmolol cao khi bắt đầu điều trị
(truyền liều 0,5mg/kg trong 1 phút, sau đó liều 0,05mg/kg/phút
trong 4 phút và tiếp tục chỉnh liều duy trì tới mức tối đa
0,2mg/kg/phút).
Cá thể hoá phác đồ điều trị: Liều nạp 31

 Liều nạp không phải lúc nào cũng cần thiết.


 Với các thuốc điều trị trầm cảm, hạ lipid máu hoặc điều trị
loãng xương, liều nạp không được khuyến cáo. Lý do là
hiệu quả điều trị của các thuốc này chỉ có thể đánh giá được
sau khi dùng thuốc thời gian dài (vài tuần hoặc vài tháng).
 Ví dụ khi điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh bằng
alendronate, mật độ xương chỉ thực sự được cải thiện sau
khi đã dùng thuốc vài tháng trở lên, thậm chí mất vài năm
để đạt được mật độ xương mong muốn; thuốc chống trầm
cảm IMAO sau 2-3 tuần mới cho tác dụng điều trị tối đa.
Cá thể hoá phác đồ điều trị: Liều nạp 32
Cá thể hoá phác đồ điều trị: Điều chỉnh liều 33

 Trong trường hợp điều trị không cần nồng độ thuốc


trong máu cao trong thời gian ngắn, việc điều chỉnh liều
thuốc bắt đầu từ liều thấp và tăng dần liều tới liều tối ưu
là phương pháp được ưu tiên sử dụng, đảm bảo an toàn
cho người bệnh.
 Ví dụ sử dụng flecainid điều trị cho bệnh nhân có nhịp
nhanh trên thất kịch phát, liều khuyến cáo khởi đầu là
50mg/12h. Sau đó liều có thể được điều chỉnh tăng 50mg
mỗi 4 ngày cho tới khi đạt được liều điều trị tối ưu.
Cá thể hoá phác đồ điều trị: Điều chỉnh liều 34

 Với các thuốc có chỉ số trị liệu thấp, do sự khác biệt


của các thông số dược động/lực học trên mỗi cá thể
người bệnh, việc giám sát sử dụng thuốc và điều
chỉnh liều trong suốt quá trình điều trị là rất quan
trọng.
 Ví dụ: Vancomycin tiêm TM chỉ định điều trị nhiễm
khuẩn huyết, cần được giám sát nồng độ thuốc trong
suốt quá trình điều trị.
Cá thể hoá phác đồ điều trị: Điều chỉnh liều 35
Cá thể hoá phác đồ điều trị: Điều chỉnh liều 36
Câu hỏi??? 37

You might also like