You are on page 1of 43

ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ

CHUYỂN1 HOÁ CÁC CHẤT TRONG CƠ THỂ


NỘI DUNG BÀI GIẢNG

 Khái niệm về sinh học thời khắc, dược lý thời khắc và


trị liệu thời khắc.
 Dược động học thời khắc.
 Ứng dụng đặc điểm dược động học thời khắc và các
thay đổi sinh/bệnh lý theo thời điểm trong ngày để lựa
chọn thời điểm sử dụng thuốc hợp lý.

2
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

Trình bày được các khái niệm về sinh học thời khắc, dược
lý thời khắc và trị liệu thời khắc.
Trình bày được các quá trình dược động học thời khắc.
Trình bày được ứng dụng đặc điểm dược động học thời
khắc và các thay đổi sinh/bệnh lý theo thời điểm trong
ngày để lựa chọn thời điểm sử dụng thuốc hợp lý.

3
KHÁI NIỆM VỀ ĐỒNG HỒ SINH HỌC

 Nhịp điệu sinh học (biological rhythm) là một đặc điểm sinh học xuất
hiện ở mọi dạng sống, bản chất là một chu kỳ hoạt động của cơ thể
sống với độ dài thời gian rất khác nhau (vài mili giây tới vài năm).
 Đồng hồ sinh học (Circadian rhythm) hay còn gọi là nhịp điệu 24h
hoặc nhịp điệu sinh học hàng ngày là dạng nhịp điệu sinh học phổ biến
nhất với một chu kỳ xấp xỉ 24h (dao động từ 20-28h).
 Chu kỳ <24h gọi là nhịp điệu nhanh (Ultradian rhythm)
 Chu kỳ >24h được gọi là nhịp điệu chậm (Infradian rhythm).

4
KHÁI NIỆM VỀ ĐỒNG HỒ SINH HỌC

 Ví dụ về nhịp điệu nhanh là hoạt động của hệ cơ đường hô hấp với thời
gian khoảng vài giây và các giai đoạn của giấc ngủ không có chuyển
động mắt nhanh (NREM) và giai đoạn có chuyển động mắt nhanh
(REM) kéo dài theo chu kỳ 80-120 phút.
 Ví dụ về nhịp điệu chậm có thể được phân loại thành nhịp điệu tuần
hoặc nhịp điệu 7 ngày (circaseptan), nhịp điệu tháng (circatrigintan) và
nhịp điệu năm (circannual). Chu kỳ sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt hoặc
các chu kỳ khác liên quan đến các cơ quan sinh sản thay đổi theo mùa
hàng năm.

5
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỒNG HỒ SINH HỌC

Nhịp điệu tự phát, tự duy trì và tự điều hoà.


Bù trừ thân nhiệt.
Đồng hồ sinh học có thể được kích hoạt và cài đặt (reset) bởi các yếu tố môi
trường bao gồm ánh sáng, hoạt động thể chất, đồ ăn,..
Chu kỳ ngày đêm được gọi là thời gian Zeitgeber (ZT). Thời điểm bắt đầu
một ngày, khi bắt đầu có ánh sáng mặt trời được gọi là ZT0 và thời điểm bắt
đầu buổi tối, khi tắt nắng được gọi là ZT12. Trong các điều kiện tự nhiên ổn
định, thời điểm ZT0 là lúc bắt đầu hoạt động của các sinh vật hoạt động ban
ngày và ZT12 là thời điểm bắt đầu hoạt động của các sinh vật hoạt động ban
đêm.
6
CƠ CHẾ TỰ ĐIỀU HOÀ CỦA ĐỒNG HỒ
SINH HỌC

7
VAI TRÒ CỦA ĐỒNG HỒ SINH HỌC
VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
 Sự rối loạn của đồng hồ sinh học trên cơ thể người do các yếu tố như làm
việc theo ca, mất ngủ do đi máy bay (jet lag) hoặc mất ngủ kéo dài có thể
gây ra một số hậu quả như béo phì, các bệnh chuyển hoá như đái tháo
đường và tăng huyết áp.
 Thói quen ăn uống không đúng giờ giấc dẫn tới làm rối loạn tính chu kỳ
sinh lý của hoạt động chuyển hoá thức ăn, cũng là một trong những
nguyên nhân gây ra các bệnh chuyển hoá.
 Sự khác biệt do di truyền liên quan đến đồng hồ sinh học có thể gây ra
bệnh béo phì hoặc rối loạn chuyển hoá các chất trong cơ thể.

8
VAI TRÒ CỦA ĐỒNG HỒ SINH HỌC
VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
 Đồng hồ sinh học cũng có vai trò quan trọng trong điều hoà hoạt động
của hệ tim mạch thông qua sự tác động tới các thông số tim mạch.
 Rối loạn đồng hồ sinh học có liên quan tới các bệnh như tăng huyết áp,
nhồi máu cơ tim, đột quỵ do thiếu máu cục bộ trên não và hiện tượng tử
vong khi còn trẻ tuổi.
 Các sự cố tim mạch như cơn nhồi máu cơ tim và cơn đột quỵ thường
xảy ra vào ban ngày, đặc biệt là vào thời gian buổi sáng, nhiều hơn là
vào ban đêm trong giấc ngủ.

9
VAI TRÒ CỦA ĐỒNG HỒ SINH HỌC
VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI

10
VAI TRÒ CỦA ĐỒNG HỒ SINH HỌC
VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
 Một số triệu chứng bệnh của các hệ cơ quan khác trên
cơ thể người cũng phụ thuộc vào đồng hồ sinh học.
 Ví dụ các triệu chứng đau khớp, cứng khớp ở bệnh
nhân viêm khớp thấp, ho và khó thở ở bệnh nhân hen
phế quản và hắt hơi, sổ mũi ở bệnh nhân viêm mũi dị
ứng đều xảy ra mạnh hơn vào buổi sáng sớm.

11
VAI TRÒ CỦA ĐỒNG HỒ SINH HỌC
VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI
 Rối loạn đồng hồ sinh học do làm việc theo ca ngày/đêm, mất
ngủ do đi máy bay, rối loạn giấc ngủ mạn tính hoặc tiếp xúc với
ánh sáng mạnh vào ban đêm có liên quan tới nguy cơ các bệnh
ung thư.
 Các nghiên cứu dịch tễ còn cho thấy mối liên quan giữa thời
điểm ăn tối và nguy cơ ung thư:
 Ăn tối trước 9h tối có thể giúp giảm có ý nghĩa thống kê nguy cơ
ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới.

12
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỒNG HỒ SINH HỌC
TỚI DƯỢC ĐỘNG HỌC

 Sinh học thời khắc (Chronobiology)


 Dược lý thời khắc (Chronopharmacology)
 Dược động học thời khắc (Chronopharmacokinetics)
 Trị liệu thời khắc (Chronotherapy)

13
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS
 Dược động học: hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ.
 Các yếu tố chức năng của cơ thể ảnh hưởng trực tiếp tới dược động
học của thuốc:
 pH dạ dày, thời gian tháo rỗng dạ dày, nhu động dạ dày (ảnh hưởng tới
hấp thu)
 lưu lượng máu qua cơ quan (ảnh hưởng tới hấp thu, phân bố, chuyển
hoá và thải trừ)
 hoạt tính enzyme chuyển hoá thuốc (ảnh hưởng tới chuyển hoá)
 mức lọc cầu thận, tái hấp thu thuốc ở ống thận, bài tiết thuốc ở ống thận,
pH nước tiểu (ảnh hưởng tới thải trừ) 14
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS

15
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS

16
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS
 Hấp thu thuốc
 Thông thường với thuốc sử dụng đường uống, quá trình hấp thu thuốc phụ thuộc
nhiều vào pH dịch dạ dày, nhu động dạ dày, thời gian rỗng dạ dày và dòng máu tới
niêm mạc đường tiêu hoá.
 Ví dụ thời gian tháo rỗng dạ dày với các loại thức ăn rắn thông thường ngắn hơn vào
buổi sáng, dài hơn vào buổi chiều. Ăn vào đêm khuya, thời gian tháo rỗng dạ dày dài
khiến cho thuốc bị lưu giữ lâu trong dạ dày, thuốc có thể bị phân huỷ hoặc bị chậm
hấp thu.
 Tương tự, hệ niêm mạc đường tiêu hoá được cung cấp máu nhiều hơn vào nửa đêm và
sáng sớm, ít hơn vào buổi trưa và chiều. Vì hầu hết các thuốc sử dụng đường tiêu hoá
được hấp thu vào hệ tuần hoàn theo cơ chế hấp thu thụ động, do đó những thay đổi về
sinh lý nói trên có thể ảnh hưởng tới hấp thu thuốc.
17
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS

18
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS

19
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS
 Phân bố thuốc
 Quá trình phân bố thuốc có sự thay đổi ít nhiều theo thời gian trong
ngày.
 Các hoạt động ban ngày của cơ thể đòi hỏi lượng máu lưu chuyển tới
các cơ quan lớn hơn so với ban đêm khi cơ thể bắt đầu được nghỉ
ngơi. Điều này giúp cho thuốc được phân bố nhanh hơn và nhiều hơn.
 Ngoài ra, ái lực của protein huyết tương với thuốc giảm mạnh nhất
vào buổi tối, tăng dần trong ngày và đạt cao nhất vào đầu buổi chiều.
Lý do là nồng độ protein huyết tương toàn phần tăng cao nhất vào
khoảng từ 12h-16h chiều và giảm mạnh vào ban đêm trong giấc ngủ
20
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS

21
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS
 Chuyển hoá thuốc
Dòng máu tới các cơ quan nội tạng trong đó có gan
thay đổi theo từng thời điểm trong ngày.
Với các thuốc được chuyển hoá qua gan, tốc độ và
mức độ chuyển hoá phụ thuộc vào hệ enzyme chuyển
hoá thuốc tại gan và lưu lượng máu qua gan.

22
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS
 Hoạt động của hệ CYP450 phụ thuộc vào đồng hồ sinh
học.
 Phản ứng oxy hoá thuốc trong phase 1 chuyển hoá thuốc
diễn ra nhờ các enzyme trong ty thể tế bào gan đạt được
mức cao nhất vào ban ngày và thấp nhất vào ban đêm.
 Tuy nhiên, các phản ứng liên hợp của phase 2 chuyển hoá
thuốc lại diễn ra nhanh hơn vào ban đêm.

23
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS
 Thải trừ thuốc
Hầu hết các thuốc vào trong cơ thể được thải trừ qua
thận.
Lưu lượng máu qua thận nhiều hơn vào ban ngày, dẫn
đến mức lọc cầu thận (GFR) và lưu lượng nước tiểu
tăng lên, có ảnh hưởng lớn tới tốc độ và mức độ thải
trừ thuốc của thận

24
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS
 Hoạt động của thận mạnh hơn vào khoảng thời gian cơ thể hoạt động
nhiều, tương ứng với ban ngày. Do vậy, với các thuốc được thải trừ qua
thận, thuốc được thải trừ lượng nhiều hơn vào ban ngày so với ban đêm.
 pH nước tiểu cũng có ảnh hưởng tới thải trừ các thuốc quan thận, đặc
biệt với thuốc có bản chất là acid yếu hoặc kiềm yếu. Thông thường, pH
nước tiểu thấp hơn vào ban đêm so với các thời điểm khác trong ngày.
Do đó, thải trừ các thuốc có bản chất kiềm yếu (amphetamine, morphin)
sẽ mạnh hơn vào ban đêm, các thuốc có bản chất acid (phenobarbital,
aspirin) được thải trừ mạnh hơn vào ban ngày.

25
DƯỢC ĐỘNG HỌC THỜI KHẮC
CHRONOPHARMACOKINETICS

26
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ CHUYỂN HOÁ
CÁC CHẤT TRONG CƠ THỂ

27
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ CHUYỂN HOÁ
CÁC CHẤT TRONG CƠ THỂ
 Chuyển hoá glucose
 Nồng độ glucose máu phụ thuộc vào hai yếu tố:
 Lượng glucose đưa vào cơ thể từ các nguồn thức ăn/đồ
uống và glucose được tổng hợp trong cơ thể qua quá
trình phân giải glycogen và con đường tân tạo glucose.
 Quá trình sử dụng glucose trong tế bào để cung cấp
năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

28
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ CHUYỂN HOÁ
CÁC CHẤT TRONG CƠ THỂ
 Gan và tuỵ là hai cơ quan có vai trò quan trọng nhất
trong việc điều hoà nồng độ glucose trong máu.
 Gan tham gia điều hoà đường huyết bằng quá trình tổng
hợp glycogen và tân tạo đường.
 Tuyến tuỵ bài tiết insulin đưa glucose vào cơ. Ngoài ra
các tế bào alpha đảo tuỵ còn tham gia tổng hợp và bài
tiết glucagon, phân giải glycogen giải phóng glucose
theo nhu cầu của cơ thể.
29
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ CHUYỂN HOÁ
CÁC CHẤT TRONG CƠ THỂ
 Chuyển hoá lipid
 Lipid là tên gọi chung của một nhóm các chất hữu cơ tham gia nhiều hoạt
động chức năng khác nhau trong cơ thể.
 Khoảng 17% lipid (chủ yếu là triglycerid) có nồng độ tại gan dao động
theo các thời điểm trong ngày.
 Triglycerid là thành phần chính của lipid có trong khẩu phần ăn và mỡ dự
trữ trong cơ thể động vật, được sử dụng làm nguyên liệu cho qúa trình sản
xuất năng lượng của các tế bào ngoại vi hoặc dự trữ năng lượng của mô
mỡ.
 Nồng độ triglycerid cao trong máu gây ra bệnh lý tim mạch như nhồi máu
cơ tim, đột quỵ, đau thắt ngực. 30
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ CHUYỂN HOÁ
CÁC CHẤT TRONG CƠ THỂ

31
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ CHUYỂN HOÁ
CÁC CHẤT TRONG CƠ THỂ
 Chuyển hoá cholesterol
 Nồng độ cholesterol trong cơ thể phụ thuộc vào quá
trình sinh tổng hợp cholesterol trong cơ thể, lượng
cholesterol từ bên ngoài đưa vào qua thức ăn và quá
trình thải trừ cholesterol.
 Đồng hồ sinh học có ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh
tổng hợp và thải trừ cholesterol.

32
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ CHUYỂN HOÁ
CÁC CHẤT TRONG CƠ THỂ
 Chuyển hoá acid amin
 Acid amin và các chất chuyển hoá (nitric oxid, polyamine, glutathion,
taurin, hormon tuyến giáp, serotonin,...) là nhóm các chất hữu cơ đóng
vai trò quan trọng trong sinh tổng hợp các protein chức năng của cơ thể.
 Nồng độ cao của acid amin và các chất chuyển hoá có thể gây ra một số
tình trạng bệnh lý thần kinh và tim mạch.
 Nồng độ trong máu của một số acid amin (alanin, leucin, isoleucin,
valin) dao động theo thời điểm trong ngày, cao nhất vào ban đêm và
thấp nhất vào ban ngày.

33
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ

 Mối liên quan giữa đồng hồ sinh học và mức hoạt động của các chức
năng sinh lý trong cơ thể:
 Bài tiết ACTH, cortisol, aldosteron, testosteron mạnh nhất vào đầu giờ
buổi sáng (7-9h sáng).
 Các chức năng tạo máu, chức năng hô hấp mạnh vào buổi chiều.
 Bài tiết insulin, tổng hợp cholesterol, triglycerid, acid uric mạnh vào
buổi tối.
 Bài tiết dịch vị, protactin, melatonin, GH, FSH và LH mạnh vào đêm
khuya.

34
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ

Gagandeep Kaur et al.,


Timing of administration:
For commonly-prescribed
medicines in Australia,
Pharmaceutics, 2016.

35
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ

Tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh trên lâm sàng
thay đổi theo thời gian:
 Hệ tim mạch: huyết áp tăng cao vào sáng sớm, các cơn nhồi máu cơ tim hoặc
đột tử tim mạch, đột quỵ xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng, suy tim sung
huyết nghiêm trọng hơn vào ban đêm.
 Hệ hô hấp: cơn hen phế quản thường xuất hiện vào đêm khuya và sáng sớm.
 Hệ thần kinh trung ương: cơn đau nửa đầu xuất hiện nhiều hơn vào sáng sớm,
các cơn động kinh thường xuất hiện thời điểm buổi tối trước khi ngủ và buổi
sáng khi ngủ dậy.
 Hệ cơ xương: các triệu chứng đau của viêm khớp dạng thấp xuất hiện chủ yếu
buổi sáng sớm, đau do thoái hoá khớp xuất hiện nhiều vào ban ngày.
36
 Hệ tiêu hoá: đau dạ dày xuất hiện nặng hơn vào ban đêm.
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ

Gagandeep Kaur et al.,


Timing of administration:
For commonly-prescribed
medicines in Australia,
Pharmaceutics, 2016.

37
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ

 Ứng dụng dược lý thời khắc trong lựa chọn thời điểm uống
thuốc điều trị bệnh:
 Thuốc glucocorticoid nên uống vào buổi sáng, lúc khoảng 7-9 giờ.
 Thuốc làm giảm tiết acid dịch vị nên được uống vào buổi tối trước
khi đi ngủ.
 Thuốc hạ cholesterol nên uống vào buổi tối.
 Thuốc hạ huyết áp nên uống vào buổi sáng.
 Thuốc an thần gây ngủ nên uống vào buổi tối 30 phút trước khi
ngủ.
38
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ

39
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ

Gagandeep Kaur et al.,


Timing of administration:
For commonly-prescribed
medicines in Australia,
Pharmaceutics, 2016.

40
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ

Gagandeep Kaur et al.,


Timing of administration:
For commonly-prescribed
medicines in Australia,
Pharmaceutics, 2016.

41
ĐỒNG HỒ SINH HỌC VÀ ĐIỀU TRỊ

Gagandeep Kaur et al., Timing of administration: For commonly-prescribed medicines in Australia, Pharmaceutics, 2016.
42
CÂU HỎI???

43

You might also like