You are on page 1of 39

RỐI LOẠN ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT

SỐT

TS BS TRẦN CÔNG ĐOÀN


1
• I.ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
• 1.1.Trung tâm điều nhiệt
• 1.2.Sinh nhiệt
• 1.3.Thải nhiệt
• 1.4.Cơ chế điều hòa:

2
I.ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
✓Thân nhiệt các động vật cấp thấp (cá, ếch, bò sát) thuộc loại
biến nhiệt theo nhiệt độ môi trường. Một số loài như dơi, chim
nhỏ.. có thân nhiệt biến nhiệt chậm.
✓Thân nhiệt các động vật lớp chim, lớp thú và con người thuộc
loại ổn nhiệt, nhiệt độ cơ thể được duy trì ổn định. Để duy trì
thân nhiệt, cơ thể phải sử dụng năng lượng sản sinh nhiệt dưới
sự điều hòa của trung tâm điều hòa thân nhiệt.
✓Thân nhiệt ở người trung bình (ở vùng lõi) là từ 36,2° đến 37,7°
C (96,2 ° đến 99,4 ° F), nhưng mỗi bộ phận cũng có sự khác
nhau. Nhiệt độ trung tâm là nhiệt độ các phần ở sâu trong cơ
thể hay nhiệt độ phần lõi, nhiệt độ ngoại vi là nhiệt độ ở da cơ
thể. Đo nhiệt độ ở hố nách thường thấp hơn đo ở miệng 0,5oC
và thấp hơn đo ở trực tràng 1oC.
• Công thức đổi từ Fahrenheit sang Celsius: oC = (oF – 32)/1,8
3
1.1.Sinh nhiệt
➢-Cơ thể luôn có quá trình chuyển hóa cung cấp năng lượng cho sự
hoạt động của các cơ quan, năng lượng này để sinh công và sinh
nhiệt và giúp duy trì thân nhiệt. Ngay trong trạng thái nghỉ ngơi thì
chuyển hóa cơ bản của cơ thể cũng tiêu tốn khoảng 1400-1500
kcalo/ngày và đó cũng là quá trình sinh nhiệt.
➢-Chuyển hóa cơ bản luôn diễn ra ở các cơ quan trong đó ở gan
chuyển hóa chất ở cường độ cao kể cả lúc cơ thể nghỉ ngơi, do vậy
gan là cơ quan sinh nhiệt thường xuyên liên tục. Khi lao động hay
luyện tập thì hệ cơ chuyển hóa năng lượng mức độ cao và sinh ra
nhiều nhiệt lượng, gấp 3-5 lần chuyển hóa cơ bản.
➢-Trong môi trường lạnh cơ thể dễ mất nhiệt thì dù ở trạng thái không
hoạt động cơ bắp, hệ cơ cũng tăng chuyển hóa sinh nhiệt qua động
tác “run” bởi cơ chế thần kinh và thể dịch là tác động của các
hormone thyroxin, noradrenalin. Lúc đó, chuyển hóa năng lượng tạo
ra nhiệt lượng mà không tạo ATP.
4
1.2.Thải nhiệt
Cơ thể thải nhiệt qua các con đường: truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và
bay hơi nước.

➢-Cơ thể truyền nhiệt từ da sang các vậy tiếp xúc với da (quần áo,
không khí, nước, chườm mát…)
➢-Truyền nhiệt qua đối lưu (gió, quạt…)
➢-Cơ thể phát xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại) vào môi trường xung
quanh, cũng là cách truyền nhiệt, giống như mặt trời bức xạ nhiệt
xuống trái đất.
➢Truyền nhiệt và bức xạ nhiệt giúp cơ thể thải ra khoảng 65% nhiệt
lượng sinh ra hàng ngày.
➢-Bay hơi nước qua da (mồ hôi) và qua phổi (khí thở ra) thải khoảng
30% năng lượng nhiệt hàng ngày. Ở nhiệt độ môi trường 25-30oC,
cứ 1 gram nước bốc hơi mang theo 0,6 kcalo nhiệt. Nhiệt độ môi
trường cao bằng hay hơn nhiệt độ cơ thể thì truyền nhiệt và bức xạ
nhiệt đều không hiệu quả, lúc đó bay hơi giúp thải 80-90% năng
lượng nhiệt của cơ thể. Nếu độ ẩm (độ bão hòa hơi nước) trong
không khí cao thì sẽ giảm bay hơi, giảm thải nhiệt.
5
6
1.3.Trung tâm điều nhiệt

Các trung tâm điều hòa nhiệt nằm ở vùng dưới đồi thị, gồm:
➢-Phần chỉ huy sinh nhiệt: khi kích thích làm tăng chuyển hóa để
sinh nhiệt thông qua tác động của hệ giao cảm, tuyến tủy
thượng thận và tuyến giáp.
➢-Phần chỉ huy thải nhiệt: khi kích thích làm giãn mạch da, tăng
tiết mồ hôi để thải nhiệt thông qua hệ phó giao cảm. Nếu trung
tâm này tổn thương thì lại gây tăng thân nhiệt.

7
• Các trung tâm nhận thông tin kích thích từ các receptor thụ cảm
thể nhiệt ở da, niêm mạc và nhiệt độ dòng máu ở trung tâm
điều hòa nhiệt. feedback điều nhiệt:
receptor cảm thụ nhiệt, phát hiện nhiệt ➔ neuron tích hợp ➔
neuron đáp ứng. 8
1.4.Cơ chế điều hòa:

➢Cơ chế điều hòa thân nhiệt là sự điều hòa cân bằng giữa quá
trình sinh nhiệt và quá trình thải nhiệt (biến đổi cùng chiều cùng
mức thì thân nhiệt ổn định) thông qua cơ chế đáp ứng thần kinh
qua các trung khu điều nhiệt nằm ở vùng dưới đồi.
➢Mức độ sản nhiệt và thải nhiệt của cơ thể nhằm giữ cho cơ thể
hằng nhiệt bằng cách thay đổi quá trình sinh nhiệt hay cách thải
nhiệt. Tuy nhiên trong hoạt động và môi trường vẫn có thể vượt
khỏi ngưỡng tối đa và tối thiểu của nó, do vậy vẫn có thể xảy ra
mất cân bằng, ví dụ khi vận động cường độ cao thì dù trời lạnh
cơ thể vẫn tăng nhiệt hay khi trời nóng cũng không thể giảm
ngưỡng chuyển hóa cơ bản dù nghỉ ngơi.
9
10
II.RỐI LOẠN THÂN NHIỆT THỤ ĐỘNG

✓Rối loạn thân nhiệt xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa sinh
nhiệt và thải nhiệt, dẫn tới tăng thân nhiệt hay giảm thân nhiệt.
✓Rối loạn thân nhiệt thụ động có thể gặp trong điều kiện sinh lý
hay bệnh lý, là sự thay đổi thân nhiệt không phải do rối loạn
hoạt động của trung tâm điều nhiệt mà là do những thay đổi
của môi trường hay dự trữ năng lượng của cơ thể, trung tâm
điều nhiệt và cơ thể không đủ điều kiện cần thiết để điều chỉnh
các hoạt động để duy trì thân nhiệt.
✓Khi thân nhiệt tăng quá cao hay giảm quá thấp sẽ gây rối loạn
chức năng điều hòa các trung tâm điều nhiệt.
11
12
2.1.Giảm thân nhiệt

• Giảm thân nhiệt là khi nhiệt độ cơ thể dưới 35 ° C [95 ° F]) gây
ra suy giảm hệ thống thần kinh và hô hấp trung ương, co mạch,
thay đổi vi tuần hoàn và đông máu, và tổn thương mô do thiếu
máu cục bộ. Trường hợp hạ thân nhiệt nghiêm trọng, nước
trong tế bào đóng băng khiến tế bào bị vỡ và chết.

➢2.1.1.Giảm thân nhiệt thụ động do môi trường


➢2.1.2.Giảm thân nhiệt sinh lý
➢2.1.3.Giảm thân nhiệt bệnh lý
➢2.1.4.Nhiễm lạnh
13
• 2.1.1.Giảm thân nhiệt thụ động do môi trường
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến kết quả đo nhiệt độ trên da, do
vậy để xác định cần đo nhiệt độ trung tâm (miệng hay hậu môn) và
thấy nhiệt độ trung tâm hạ xuống hơn 1-2 độ C.
Do sản nhiệt ít hơn thải nhiệt hay chỉ số sản nhiệt/thải nhiệt < 1.
• 2.1.2.Giảm thân nhiệt sinh lý
- Giảm thân nhiệt sinh lý gặp ở một số động vật ngủ đông.
- Ở người già, mức chuyển hóa cơ bản giảm, dễ dẫn tới giảm thân
nhiệt trong thời tiết lạnh nên dễ bị cảm, nhiễm lạnh.
• 2.1.3.Giảm thân nhiệt bệnh lý
• -Khí hậu mùa đông lạnh và khô hanh gây ra tổn thương ở da: nứt
nẻ, đau buốt hay tê cứng, dị cảm đầu ngón. Giảm đề kháng của cơ
thể, dễ cảm lạnh, viêm đường hô hấp
• -Suy giảm chuyển hóa của cơ thể ở bệnh nhân suy gan, tiểu đường,
suy dinh dưỡng, suy thận, suy giáp, sốc…
• -Đông miên nhân tạo: 14
• 2.1.4.Nhiễm lạnh
✓Rối loạn giảm thân nhiệt do mất nhiệt tới mức sinh nhiệt không
bù đắp nổi, có thể do nhiệt độ môi trường xuống quá thấp,
không đủ ủ ấm, hoặc cơ thể suy kiệt dự trữ năng lượng. Nếu
kèm quần áo ướt, gió lạnh, sơ sinh, suy giáp, tuổi già, cơ thể
suy yếu thì càng dễ bị nhiễm lạnh.
✓Giai đoạn đầu của nhiễm lạnh có phản ứng tăng chuyển hóa
bù đắp, co mạch; Giai đoạn sau đó giảm thân nhiệt, buồn ngủ,
giảm phản xạ, mê man.

15
2.2.Tăng thân nhiệt
• 2.2.1.Khái niệm:
✓Tăng thân nhiệt là sự tăng nhiệt độ cơ thể mà không do tăng
ngưỡng nhiệt của vùng dưới đồi. Thân nhiệt tăng cao có thể
gây tổn thương thần kinh, đông tụ protein tế bào và dẫn đến tử
vong. Ở 41°C (105,8°F), tổn thương thần kinh gây ra co giật ở
người lớn và tử vong ở 43 C (109,4° F).

✓Tăng thân nhiệt trị liệu là làm tăng thân nhiệt cục bộ hoặc toàn
cơ thể được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn hoặc tế bào khối u
bởi nó tạo điều kiện cho quá trình miễn dịch tự nhiên.

16
2.2.2.Cơ chế:
Tăng thân nhiệt là trạng thái thân nhiệt tăng lên do sinh nhiệt
mạnh hơn thải nhiệt.

➢-Tăng thân nhiệt do tăng sinh nhiệt: tăng chuyển hóa trong lao
động gắng sức, thể thao cơ bắp, cường chức năng tuyến giáp
➢-Tăng thân nhiệt do hạn chế thải nhiệt: khi nhiệt độ và độ ẩm
môi trường quá cao, không khí kém lưu thông.
➢-Tăng thân nhiệt do nguyên nhân hỗn hợp, vừa tăng sinh nhiệt
vừa giảm thải nhiệt.

17
-Say nóng, say nắng
Trong trường hợp làm việc dưới môi trường nhiệt độ cao hay
nắng nóng thì sẽ mất câm bằng sinh nhiệt/thải nhiệt. Thân nhiệt
vượt 41,5oC kéo dài sẽ xuất hiện rối loạn chức năng trung tâm
điều nhiệt, thân nhiệt tiếp tục tăng kể cả đã đưa ra khỏi nơi có
nhiệt độ cao. Ngoài ra, bức xạ mặt trời tác động tới các trung tâm
ở hành não gây rối loạn các chức năng tuần hoàn, hô hấp, điều
nhiệt.
-Sốc nhiệt: Đột quỵ do nhiệt (Say nóng, sốc nhiệt) do trung tâm
điều hòa nhiệt bị rối loạn, ở nhiệt độ lõi cao > 40 ° C; 104 ° F,
trung tâm điều nhiệt ngừng hoạt động, mất phản ứng thải nhiệt.
Các biến chứng là phù não, tổn thương thần kinh trung ương,
hoại tử ống thận, rối loạn tuần hoàn, suy gan…

18
III.SỐT (TĂNG THÂN NHIỆT CHỦ ĐỘNG)

➢3.1.Định nghĩa
➢3.2.Chất gây sốt (pyrogen)
➢3.3.Các giai đoạn của quá trình sốt
➢3.4.Cơ chế và các yếu tố ảnh hưởng đến sốt
➢3.5.Thay đổi chuyển hóa trong sốt
➢3.6.Chức năng các cơ quan trong sốt

19
• 3.1.Định nghĩa
✓Khi có các tác nhân hay yếu tố gây bệnh xâm nhập, cơ thể
“chủ động” phản ứng tăng thân nhiệt bằng cách tăng sinh nhiệt
và giảm thải nhiệt, gây ra tình trạng sốt.
✓Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt do trung tâm điều hòa nhiệt bị
rối loạn bởi tác động của các chất gây sốt.
✓Lưu ý là sốt khác với các tăng thân nhiệt ”thụ động” là sốt có
giảm thải nhiệt chủ động trong khi tăng thân nhiệt thụ động thì
cơ thể không chủ động giảm thải nhiệt.

20
3.2.Cơ chế và các yếu tố ảnh
hưởng đến sốt
• Trung tâm điều nhiệt
➢Cơ chế bệnh sinh của sốt là
trung tâm điều nhiệt vùng
dưới đồi thiết lập tạm thời
ngưỡng nhiệt độ cao hơn để
đáp ứng với các pyrogens
ngoại sinh hoặc nội sinh.

21
• 3.3.Các giai đoạn của quá trình sốt
Sốt lên → Sốt đứng → Sốt lui

• 3.3.1.Giai đoạn tăng thân nhiệt – giai đoạn sốt lên


➢Tăng sinh nhiệt và giảm thải nhiệt làm mất cân bằng nhiệt, vai
trò chính là của tăng thân nhiệt (sinh nhiệt > thải nhiệt)
➢-Dấu hiệu của đáp ứng tăng thân nhiệt: cảm giác nóng, tăng
nhịp thở, tăng nhịp tim
➢-Dấu hiệu của đáp ứng giảm thải nhiệt: cảm giác ớn lạnh, co
mạch dưới da, nhợt nhạt, giảm tiết mồ hôi, rùng mình, rét run

22
• 3.3.2.Giai đoạn thân nhiệt cao (sốt đứng)

✓Khi nhiệt độ tăng đến mức độ nhẹ (38oC), vừa (38-39oC), cao
hay rất cao (39-41oC) thì chuyển sang giai đoạn sốt đứng. Giai
đoạn này sinh nhiệt không tăng cao thêm và thải nhiệt tăng dần
đến ngang mức sinh nhiệt ở mức cao (sinh nhiệt = thải nhiệt)
mạch ngoại vi giãn.
✓Thân nhiệt có thể ổn định (sốt liên tục) hoặc có biến động nhiệt
độ (sốt dao động) hay sốt thành đợt (sốt cách quãng). Thể loại
sốt phụ thuộc vào loại vi khuẩn với chất gây sốt đặc trưng của
mỗi loại.
✓Các biểu hiện: thân nhiệt ở mức cao, da có thể tái hoặc đỏ,
nóng và khô, tần số hô hấp và tuần hoàn vẫn còn ở mức cao.
✓Có thể áp dụng các biện pháp để thải nhiệt như dùng thuốc hạ
sốt, chườm lạnh… 23
• 3.3.3.Giai đoạn thân nhiệt giảm về bình thường (sốt lui)

➢-Sinh nhiệt giảm dần trở về bình thường trong khi thải nhiệt
tăng lên (sinh nhiệt < thải nhiệt) và thân nhiệt về mức bình
thường.
➢-Mức chuyển hóa năng lượng trở về mức bình thường, giãn
mạch dưới da để thải nhiệt. Có thể thấy các biểu hiện vã mồ
hôi, tăng bài tiết nước tiểu. Dễ xảy ra tụt huyết áp khi thay đổi
tư thế, dễ nhiễm lạnh nếu tắm lạnh, gió lùa, nhiệt độ môi trường
thấp.

24
3.4.Cơ chế sốt
3.4.1.Chất gây sốt (pyrogen)

➢-Chất gây sốt ngoại sinh: các thành phần, các sản phẩm, các
độc tố của các vi sinh vật xâm nhập cơ thể (ký sinh trùng, vi
khuẩn, virus). Chất gây sốt ngoại sinh phải tác động thông qua
chất gây sốt nội sinh để gây sốt. Ví dụ: chất 0,003micg/1kg thể
trọng pyrexin ở vỏ Salmonella Abortus gây sốt mạnh hàng giờ.
➢-Chất gây sốt nội sinh: một số sản phẩm của tế bào trong cơ
thể gây sốt, chủ yếu là của các đại thực bào. Bạch cầu sản sinh
ra các cytokin (Interleukin IL-1, IL-6, TNF-α), các cytokin thông
qua PGE2 để tác động lên thụ thể ở trung tâm điều nhiệt gây ra
sốt.

25
26
• Những pyrogens nội sinh nâng ngưỡng nhiệt bằng cách tác
động vào vùng dưới đồi tổng hợp prostaglandin E2 (PGE2) tạo
ra một chuỗi phản ứng tăng sinh nhiệt và giảm thải nhiệt.
• Người bệnh cảm thấy lạnh hơn, mặc nhiều quần áo hơn, giảm
diện tích bề mặt cơ thể bằng cách cuộn tròn và có thể đi ngủ để
cố gắng làm ấm.
• Aspirin ức chế sản xuất PGE2 nên có thể dùng giảm sốt.

27
• Nhiệt độ cơ thể được duy trì ở mức mới cho đến khi các
pyrogens giảm, chất gây sốt hết tác dụng, cơn sốt “tan” với
giảm sinh nhiệt và tăng nhiệt, ngưỡng điều nhiệt được đặt lại
về mức bình thường
• Chất gây sốt nội sinh tác động lên trung tâm điều nhiệt làm thay
đổi ngưỡng kiểm soát nhiệt của trung tâm điều nhiệt dẫn tới
thay đổi chuyển hóa và có các phản ứng thay đổi về sinh nhiệt
và thải nhiệt.
• Nếu sốt cao kéo dài có thể gây tổn thương trung tâm điều nhiệt
gây rối loạn chức năng điều nhiệt và mất khả năng điều chỉnh
sinh nhiệt, thải nhiệt.
28
3.4.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới sốt
➢-Hệ thần kinh: Vỏ não trong trạng thái hưng phấn dễ bị sốt cao,
vỏ não trong trạng thái ức chế thì sốt nhẹ hơn; Hệ thần kinh
thực vật (giao cảm và phó giao cảm) cũng có ảnh hưởng như
vỏ não
➢-Tuổi: tuổi ảnh hưởng đến cường độ chuyển hóa chất. Trẻ nhỏ
phản ứng với chất gây sốt mạnh, dễ sốt cao và co giật. Người
già yếu phản ứng kém hơn và ít sốt cao dù bệnh nặng.
➢-Tuyến nội tiết: Nội tiết tố liên quan đến chuyển hóa năng
lượng, người cường giáp hay ưu năng tủy thượng thận có
phản ứng mạnh hơn với chất gây sốt. Hormon vỏ thượng thận
(corticoid) làm giảm phản ứng với chất gây sốt.

29
3.5.Thay đổi trong sốt

Chuyển hóa năng lượng


➢Khi sốt, cơ thể tăng chuyển hóa tạo năng lượng ATP cho hoạt
động của các cơ quan trong cơ thể và sinh nhiệt không qua
ATP. Tăng chuyển hóa 5-9% sẽ làm tăng thân nhiệt 1%. Trong
giai đoạn sốt lên có tăng chuyển hóa để tăng thân nhiệt nhưng
đồng thời giảm thải nhiệt là chính.
➢Trong sốt nhiễm khuẩn, ngoài chất gây sốt làm tăng chuyển
hóa năng lượng còn có tăng chuyển hóa để thải loại các độc tố
vi khuẩn đồng thời suy giảm dinh dưỡng kéo dài dẫn tới suy
mòn, suy kiệt.

30
➢-Thần kinh: Sốt nhẹ chưa gây các triệu chứng về thần kinh. Sốt
cao xuất hiện các triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, lơ mơ, co
giật rồi hôn mê. Ở trẻ em, các triệu chứng thần kinh xuất hiện
sớm hơn.
➢Với sốt nhiễm khuẩn nhiễm độc còn có tác động của các độc tố
lên hệ thần kinh nên các triệu chứng thần kinh xuất hiện sớm
hơn, nặng nề hơn (đau đầu dữ dội, mê sảng, đau nhức cơ
bắp…)
➢-Tuần hoàn: hệ tuần hoàn thay đổi đáp ứng nhu cầu tăng
chuyển hóa năng lượng, trung bình sốt tăng 1oC thì nhịp tim
tăng thêm 8-15 nhịp/phút, huyết áp không tăng do có giãn mạch
trong sốt, lưu lượng tim tăng 1,5 lần khi sốt 39oC. Khi sốt quá
cao và nhịp tim nhanh kéo dài thì có thể dẫn tới suy tim.
➢Với sốt nhiễm khuẩn nhiễm độc, độc tố vi khuẩn có thể tác
động lên tim gây rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền trong tim, suy
tim. Sốt kéo dài gây rối loạn nước và điện giải, rối loạn kiềm
toan cũng sẽ gây các rối loạn của tim.
31
➢-Hô hấp: đáp ứng nhu cầu oxy cho chuyển hóa năng lượng,
tăng tần số thở. Tăng thông khí vừa đáp ứng nhu cầu trao đổi
khí vừa thải nhiệt qua bay hơi nước từ phổi nhưng cũng là cơ
chế gây mất nước, gây cảm giác khô họng.
➢-Tiêu hóa: Năng lượng, tuần hoàn được ưu tiên cho các cơ
quan sống còn do vậy hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và có thể xuất
hiện các tình trạng: Giảm tiết dịch tiêu hóa (nước bọt, dịch dạ
dày-ruột, dịch mật-tụy…) gây chán ăn, rối loạn vị giác, khó tiêu;
Giảm nhu động ruột gây đầy bụng, chướng hơi, táo bón; Giảm
hấp thu các chất.
➢-Với sốt do nhiễm khuẩn nhiễm độc tiêu hóa thì các triệu chứng
đường tiêu hóa sẽ nổi bật và rầm rộ.

32
➢-Thận-tiết niệu: Giai đoạn đầu tăng tuần hoàn qua thận, tăng
mức lọc cầu thận và tăng bài tiết nước tiểu để thải nhiệt. Sau
do thiếu nước, rối loạn điện giải, tăng tiết ADH nên giảm bài tiết
nước tiểu (và cả mồ hôi). Giai đoạn sốt lui được bù đủ nước,
giảm ADH, thì bài tiết nước tiểu trở lại bình thường.
➢Sốt do bệnh thận thì có các đặc điểm riêng nổi bật của thận.
➢-Nội tiết: nhiều hormon của các tuyến nội tiết có thay đổi và tác
động lên cơ quan đích trong sốt, có ý nghĩa thể hiện sự đề
kháng, bảo vệ của cơ thể trước tác nhân gây bệnh:
- Thyroxin, adrenalin, noradrenalin làm tăng chuyển hóa-nhất là
chuyển hóa glucid, tăng thân nhiệt.
- ADH, aldosteron tăng giữ nước và muối.
- Corticoid và ACTH hỗ trợ chống viêm, chống dị ứng, bảo vệ tế
bào.
33
➢-Gan: tại gan, các chuyển hóa chất tăng cao khi sốt để tăng tạo
glucose, tăng tổng hợp protein (enzyme, kháng thể, bổ thể, yếu
tố đông máu…), chống độc…
➢-Chức năng miễn dịch: Nhiều yếu tố của quá trình viêm, sốt
kích thích tiêu diệt mầm bệnh, sản xuất kháng thể, bổ thể; tăng
tân tạo bạch cầu, kích thích thực bào.

34
• IV.Ý NGHĨA CỦA SỐT VÀ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ

• 4.1.Ý nghĩa bảo vệ cơ thể:


• 4.2.Tác hại của sốt:
• 4.3.Sốt không rõ nguyên nhân:
• 4.4.Thái độ xử trí sốt

35
4.1.Ý nghĩa bảo vệ cơ thể:
➢Sốt là phản ứng toàn thân có ý nghĩa bảo vệ cơ thể trước mầm
bệnh xâm nhập và các quá trình lây nhiễm: kích thích hệ miễn
dịch, tạo môi trường thuận lợi tiêu diệt mầm bệnh, tăng chuyển
hóa, tăng khả năng chống độc.
➢-Nhiệt độ cơ thể tăng lên tiêu diệt nhiều vi sinh vật gây bệnh và
cản trở sự nhân lên của chúng (nhiệt độ cơ thể cao làm giảm
nồng độ các khoáng chất cần thiết cho sự nhân lên của vi
khuẩn trong huyết thanh: sắt, kẽm và đồng)
➢-Nhiệt độ tăng gây ra sự phân hủy lysosome tự tiêu hủy tế bào,
ngăn cản sự nhân lên của virus trong các tế bào bị nhiễm.
➢-Nhiệt độ tăng làm tăng vận động và thực bào của bạch cầu đa
nhân trung tính, lympho tăng phản ứng miễn dịch, tăng cường
sản xuất interferon kháng vi rút.
36
4.2.Tác hại của sốt:
➢Sốt cao, sốt kéo dài gây: rối loạn chuyển hóa chất, nước điện
giải và kiềm toan; rối loạn chức năng các cơ quan; cạn kiệt
năng lượng dự trữ. Hậu quả là suy kiệt, nhiễm độc hệ thần
kinh, suy các cơ quan hệ cơ quan.
➢Số ở người có cơ địa suy yếu, suy dinh dưỡng, có bệnh nền thì
nguy cơ diễn biến xấu nhanh hơn, nặng nề hơn.

37
4.3.Sốt không rõ nguyên nhân:
➢Nhiệt độ cơ thể cao hơn 38,3 ° C (101 ° F) kéo dài hơn 3 tuần
mà bệnh viện vẫn không xác định được nguyên nhân.
➢Sau quá trình điều trị có thể tìm thấy các nguyên nhân : nhiễm
trùng, viêm khớp, ung thư, HIV và một số rối loạn khác.

38
4.4.Thái độ xử trí sốt
➢-Duy trì phản ứng bảo vệ một cách tự nhiên của cơ thể. Hạ
nhiệt bằng thuốc hạ sốt có thể có hiệu quả nhưng cần thận
trọng khi sử dụng, không dùng thuốc hạ nhiệt nếu sốt chưa
cao, chưa có nguy cơ gây diễn biến nặng.
➢-Hỗ trợ cơ thể trước các tác hại và hậu quả của sốt: làm mát,
bù nước và điện giải, vitamin, dinh dưỡng
➢-Can thiệp hạ sốt khi sốt cao. Sử dụng các thuốc và biệp pháp
điều trị khi có nguy cơ rối loạn chức năng các cơ quan.
➢-Lưu ý khi xử trí: Phản ứng nhiễm trùng và sốt ở người cao
tuổi, người có thể trạng suy yếu và trẻ em có thể khác với
người lớn bình thường.

39

You might also like