You are on page 1of 27

ĐẠI CƯƠNG

VỀ CƠ THỂ SỐNG
ThS.BS. NGUYỄN HOÀNG TÍN
GV. BỘ MÔN SINH LÝ
MỤC TIÊU
1. Trình bày được các đặc điểm chính của
sự sống và chuyển hóa chất.
2. Trình bày được các dạng năng lượng, quá
trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
sống.
3. Phân tích được các nguyên tắc chung
trong điều hòa hoạt động cơ thể.
NỘI DUNG
1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG

2 CHUYỂN HÓA CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG

3 CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ SỐNG

4 CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ


1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
• Khả năng thay cũ đổi mới
- Là hoạt động chuyển hóa (metabolism) gồm toàn bộ những
phản ứng hóa học diễn ra trong cơ thể sống theo 2 quá trình
thống nhất:
+ Đồng hóa (anabolism).
+ Dị hóa (catabolism).
- Chuyển hóa ngừng là cơ thể chết.
- Hoạt động chuyển hóa cần những hợp chất giàu năng lượng
như ATP (adenosin triphosphat) và các enzym.
1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
• Khả năng chịu kích thích
- Là khả năng của cơ thể đáp ứng với những kích thích của môi trường
sống, vừa là biểu hiện vừa là điều kiện tồn tại của sự sống, bao gồm 2
trạng thái:
+ Hưng phấn (excitation).
+ Ức chế (inhibition).
• Khả năng sinh tồn nòi giống
- Là khả năng sinh sản giống mình, do mã di truyền quyết định, biểu
hiện ở 2 mức độ:
+ Tế bào.
+ Cơ thể.
2. CHUYỂN HÓA CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG
• Các nguyên tắc chung trong chuyển hóa chất
- Hấp thu, vận chuyển và dự trữ theo nhu cầu của cơ thể:
+ Hấp thu: ngoại sinh (thức ăn) và nội sinh.
+ Vận chuyển: glucose, lipoprotein, a.amin, albumin, globulin, fibrinogen.
+ Dự trữ: glycogen, triglycerid.
- Chuyển hóa chất đáp ứng yêu cầu cơ thể (tạo năng, tạo hình, tham
gia các hoạt động chức năng):
+ Vai trò chính của glucid là tạo năng (glucid → lipid → protid).
+ Vai trò chính của protid là tạo hình.
+ Lipid thực hiện cả 3 vai trò như nhau.
2. CHUYỂN HÓA CHẤT TRONG CƠ THỂ SỐNG
• Các nguyên tắc chung trong chuyển hóa chất (tt)
- Đào thải các sản phẩm thừa sau chuyển hóa:
+ Hệ hô hấp: đào thải CO2
+ Da: đào thải nhiệt.
+ Hệ tiết niệu: đào thải ure, thuốc,…
+ Hệ tiêu hóa: đào thải bilirubin, cenlulose…
• Điều hòa chuyển hóa chất
- Cơ chế thần kinh: vỏ não (phản xạ có điều kiện), vùng hạ đồi (TT
dưới vỏ), hệ thần kinh tự chủ (phản xạ giao cảm và phó giao cảm).
- Cơ chế thể dịch: vai trò các hoạt chất sinh học.
3. CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ SỐNG
• 5 dạng năng lượng
- Hóa năng: ATP.
- Động năng (cơ năng): sự trượt lên nhau của các sợi actin và myosin.
- Thẩm thấu năng: sự chênh lệch nồng độ chất ở hai bên màng tế bào.
- Điện năng: sự chênh lệch nồng độ ion ở hai bên màng tế bào.
- Nhiệt năng: không sinh công → thường xuyên thải ra ngoài cơ thể.
• Chuyển hóa năng lượng
- Tổng hợp năng lượng: từ thức ăn (glucid, lipid, protid), qua 2 giai đoạn:
+ Quá trình phosphoryl-oxy hóa khử: là quá trình chuyển từ hóa năng
thức ăn thành dạng năng lượng dự trữ trong ATP.
+ Quá trình hình thành 5 dạng năng lượng cơ thể.
3. CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ SỐNG
- Tiêu hao năng lượng:
+ Năng lượng tiêu hao cho duy trì cơ thể.
• Năng lượng tiêu hao cho chuyển hóa cơ sở: phụ thuộc tuổi, giới,
nhịp ngày đêm, chu kỳ kinh nguyệt và thai nghén, trạng thái tình cảm,
các yếu tố bệnh lý.
• Năng lượng tiêu hao cho vận cơ: làm cơ sở để xác định khẩu phần
ăn theo nghề nghiệp. Phụ thuộc:
✓ Cường độ vận cơ → phân loại lao động thể lực.
✓ Tư thế vận cơ → chế tạo công cụ, phương tiện lao động phù hợp.
✓ Mức độ thông thạo → nâng cao tay nghề.
3. CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ SỐNG
- Tiêu hao năng lượng (tt):
• Năng lượng tiêu hao cho điều nhiệt: sinh nhiệt và thải nhiệt.
• Năng lượng tiêu hao cho tiêu hóa: cơ học, bài tiết, hóa học, hấp thu.
Tác dụng động lực đặc hiệu của thức ăn (SDA: specific dynamic
action) là phần trăm của mức tiêu hao năng lượng do tiêu hóa tăng
lên so với mức tiêu hao trước khi ăn: glucid là 6, lipid là 14, protid là
30, chế độ ăn hỗn hợp là 10. → thiết kế khẩu phần ăn phù hợp.
+ Năng lượng tiêu hao cho sự phát triển cơ thể: tăng chiều cao, tăng
trọng lượng, thể dục thể thao, thay thế các mô già, chết, hồi phục cơ thể
sau khi bị bệnh.
+ Năng lượng tiêu hao cho sinh sản: mang thai, nuôi con.
3. CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ SỐNG
• Điều hòa chuyển hóa năng lượng
- Mức tế bào: theo cơ chế điều hòa ngược (feedback) âm tính
Phản ứng sinh năng → ATP → ADP + P
- Mức cơ thể:
+ Cơ chế thần kinh:
✓ Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng chuyển hóa năng lượng.
✓ Vùng hạ đồi (trung tâm điều nhiệt).
✓ Các phần khác của hệ thần kinh.
+ Cơ chế thể dịch: các hoạt chất sinh học.
4. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ

NGUYÊN TẮC 3-2-2-2


• Điều hòa theo ba cấp
- Tế bào.
- Cơ quan và hệ thống cơ quan.
- Cơ thể.
• Điều hòa theo hai cơ chế
- Thần kinh: thông qua các phản xạ (có điều khiện và không điều kiện).
- Thể dịch: thực hiện thông qua các dịch cơ thể (nội bào và ngoại bào).
4. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CƠ THỂ

• Điều hòa theo phương thức ngược với hai cách thức
-Điều hòa ngược âm tính: tạo sự ổn định nên là kiểu điều hòa chính
thường xảy ra ở tất cả các tế bào cũng như cơ quan.
-Điều hòa ngược dương tính: làm mất sự ổn định nhưng cần thiết cho
cơ thể. Ít gặp, chỉ xảy ra ở một thời điểm nhất định sau đó sẽ quay về
kiểu điều hòa ngược âm tính.
• Điều hòa theo hai tiến trình
- Điều hòa cấp thời: xảy ra nhanh nhưng thường chưa triệt để.
- Điều hòa lâu dài: xảy ra chậm sau đó nhưng thường triệt để.
SINH LÝ
THÂN NHIỆT
ThS.BS. NGUYỄN HOÀNG TÍN
GV. BỘ MÔN SINH LÝ
MỤC TIÊU
1.Định nghĩa được các loại thân nhiệt và nêu
các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt.
2. Trình bày được quá trình sinh nhiệt.
3.Phân tích được các hình thức thải nhiệt của
cơ thể.
4.Phân tích được cung phản xạ điều nhiệt
và các cơ chế điều hòa thân nhiệt.
NỘI DUNG
1 ĐẠI CƯƠNG VỀ THÂN NHIỆT

2 QUÁ TRÌNH SINH NHIỆT

3 QUÁ TRÌNH THẢI NHIỆT

4 ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT


1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THÂN NHIỆT
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể, 2 loại thân nhiệt:
+ Thân nhiệt trung tâm: là nhiệt độ của tạng, gần như ổn định ở 370C,
là mục đích của hoạt động điều nhiệt, đo ở 3 nơi: trực tràng (hằng định
nhất), miệng (thấp hơn ở trực tràng 0,2-0,50C), nách (thấp hơn ở trực
tràng 0,5-10C).
+ Thân nhiệt ngoại vi: là nhiệt độ da, thường <370C, dùng để đánh giá
hiệu quả hoạt động điều nhiệt, thay đổi tuỳ theo vị trí đo và chịu ảnh
hưởng của nhiệt độ môi trường.
-Các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt: tuổi, nhịp ngày đêm, chu kỳ kinh
nguyệt và thai nghén, vận cơ, nhiệt độ môi trường, tình trạng bệnh, hoạt
động của tuyến giáp.
2. QUÁ TRÌNH SINH NHIỆT
 Chuyển hóa (hóa học): → thường xuyên và quan trọng
1. Chuyển hóa cơ sở
2. Vận cơ:
➢ Cóng TỰ NHIÊN
➢ Run
➢ Co cơ
3. Tiêu hóa (SDA) HÀNH VI
 Môi trường (vật lý) → thân nhiệt ngoại vi
3. QUÁ TRÌNH THẢI NHIỆT
2 cơ chế (vật lý) nhờ hệ thống mạch máu.

Cơ chế Truyền nhiệt Bốc hơi nước


Nguyên lý Nóng → Lạnh Lỏng → Khí
Điều kiện > Môi trường Nước bề mặt
cơ thể (càng nóng).
Thoáng gió.
3. QUÁ TRÌNH THẢI NHIỆT
Truyền nhiệt Bức xạ Trực tiếp Đối lưu
Định nghĩa Không Tiếp xúc Tiếp xúc + vật
tiếp xúc lạnh chuyển động

Khối lượng Màu sắc Diện tích Vận tốc


nhiệt truyền
Chênh lệch nhiệt độ.
Thời gian truyền nhiệt.
3. QUÁ TRÌNH THẢI NHIỆT

Bốc hơi Da
nước Hô hấp Thấm Mồ hôi
Lượng (L) 0,1l/ngày 0,5l/ngày 0-2l/giờ

Phụ thuộc Thông khí Hằng định Nhiệt độ


4. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
• Nguy cơ: tăng thân nhiệt
• Trung tâm phản xạ: vùng dưới đồi
• Điểm chuẩn (set point): 370C
→ Các chất gây sốt nội sinh và ngoại sinh
(như trong trường hợp nhiễm khuẩn) sẽ tác
động lên đồi thị làm thay đổi “nhiệt độ
chuẩn” theo chiều hướng tăng lên.
4. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT

Cung PX Ngoại vi Trung tâm


BP nhận cảm Da (lạnh) Đồi thị (nóng)
Hướng tâm TK tủy → sừng sau tủy Phía trước → phía sau
sống → bắt chéo rồi lên đồi thị
phía sau đồi thị
TT phản xạ Vùng hạ đồi (set point) → Vỏ não thùy đỉnh
Ly tâm Thần kinh (vỏ não, tủy sống); Thể dịch
CQ đáp ứng Tất cả tế bào (cơ, mạch máu, thần kinh)
4. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
Cơ chế chống nóng
↓ sinh < ↑ thải (dãn mạch) → Điều nhiệt VẬT LÝ
1. Giảm chuyển hóa cơ bản: gây cảm giác mệt mỏi, không thể
giảm nhiều được → không quan trọng.
2. Dãn mạch da → da đỏ.
+ Tăng truyền nhiệt.
+ Tăng bài tiết mồ hôi → mất muối và nước.
4. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
Cơ chế chống lạnh
↑sinh > ↓thải (co mạch) → Điều nhiệt HÓA HỌC
1. Tăng chuyển hóa cơ bản:
+ Hệ giao cảm (TK+thể dịch) → nhanh, ngắn.
+ T3T4 → chậm, kéo dài.
2. Tăng trương lực cơ → cóng.
3. Run cơ.
4. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
Điều hòa thân nhiệt bởi hành vi
→ để thích nghi
• Cải tạo vi khí hậu.
• Chọn quần áo thích hợp.
• Chọn chế độ ăn thích hợp.
• Rèn luyện.

You might also like