You are on page 1of 6

Câu 2: Cơ chế bệnh sinh, rối loạn chuyển hoá và cơ

quan của các loại chuyển hóa này.


1. Cơ chế bệnh sinh
a) Thay đổi điểm đặt nhiệt
- Bắt đầu sốt: chất gây sốt nội sinh làm thay đổi điểm đặt nhiệt của
trung tâm điều nhiệt lên cao hơn bình thường.
-> Cơ thể phản ứng như khi bị nhiễm lạnh.
- Hết sốt: điểm đặt nhiệt về mức bình thường.
-> Cơ thể phản ứng như nhiễm nóng.
- Trung tâm điều nhiệt bị rối loạn khi sốt quá cao.
b) Các giai đoạn
- Giai đoạn tăng thân nhiệt (sốt lên): sản nhiệt tăng và thải nhiệt
giảm làm mất cân bằng nhiệt. (SN/TN>1)
● Biểu hiện tăng thân nhiệt là sởn gai ốc, tăng chuyển hóa và
tăng chức năng hô hấp, tuần hoàn, mức hấp thu oxy có thể
tăng gấp 3 hay 4 lần bình thường.... nói lên tốc độ sinh nhiệt.
● Phản ứng giảm thải nhiệt, gồm co mạch da (da nhợt, giảm
tiết mồ hôi), tìm tư thế phù hợp, đòi đắp chăn... Trường hợp
chất gây sốt có tác dụng mạnh, ta thấy có cả rùng mình, ớn
lạnh, rét run, khiến thân nhiệt tăng rất nhanh.
● Giai đoạn này, cơ thể phản ứng như nhiễm lạnh nên sử
dụng các thuốc hạ nhiệt hầu như không có tác dụng, chườm
lạnh cũng ít hiệu quả, chi làm mất thêm năng lượng của cơ
thể.
- Giai đoạn thân nhiệt ổn định (sốt đứng): sản nhiệt không tăng
nhưng thải nhiệt bắt đầu tăng lên (mạch da dãn rộng) đạt mức cân
bằng với sản nhiệt và đều ở mức cao. Tuy nhiên chưa có mồ hôi.
(SN/TN=1)
● Tùy theo số lượng và hoạt tính của chất gây sốt, trạng thái
và tuổi của người bệnh mà thân nhiệt chỉ tăng ít: sốt nhę
(38"C), hoặc tăng nhiều: sốt vừa (38 . 39"C), sốt cao và rất
cao (39 - 41"C).
● Biểu hiện: da từ tái trở nên đỏ, nóng nhưng khô; thân nhiệt
ngoại vi tăng do mạch ngoại biên bắt đầu giãn; hô hấp, tuần
hoàn và hấp thụ oxi giảm so với giai đoạn đầu nhưng vẫn
cao hơn bình thường.
● Có thể sử dụng các phương pháp hạ nhiệt như dùng thuốc,
chườm lạnh nếu thân nhiệt tăng quá cao.
- Giai đoạn thân nhiệt trở về bình thường (sốt lui): sản nhiệt ở
giai đoạn này bị ức chế dần để trở về bình thường và thải nhiệt
tăng rõ (SN/TN < 1). Nhờ vậy, thân nhiệt trở về bình thường.
● Giai đoạn này cơ thể phản ứng giống như nhiễm nóng giai
đoạn đầu. Có thể thấy sự hấp thu oxy và mức chuyển hóa
trở về mức tối thiểu, có giãn mạch ngoại vi, vã mồ hôi, tăng
bài tiết nước tiểu (biến chứng: có thể tụt huyết áp, nếu gặp
điều kiện thuận lợi, như đứng dậy đột ngột, vận cơ đột ngột;
hoặc có thể giảm thân nhiệt nhanh và nhiễm lạnh nếu gặp
các điều kiện thuận lợi, như gió lùa, tiếp xúc lạnh, tám lạnh).
c) Cơ chế phát sinh
- PGE2 thay đổi điểm điều nhiệt:

(sách Sinh lý bệnh học)(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6047205/)


- Các yếu tố như kháng nguyên, phức hợp kháng nguyên-
kháng thể, các chất hoạt hóa nội sinh… kích thích đại thực
bào tổng hợp chất gây sốt nội sinh là các cytokine như
Interleukin-1 (IL-1), interleukin-6 (IL-6)...
- IL-1 IL-6 liên kết với receptor tương ứng ở tế bào nội mô ở
vùng dưới đồi não. Tại đây chúng truyền tín hiệu tổng hợp
enzyme cyclooxygenase-2 (COX-2) và microsomal
protaglandin E synthase-1 (m-PGES-1).
- Các enzyme này xúc tác mở đầu cho chuỗi phản ứng tổng
hợp các sản phẩm từ arachidonic acid, trong đó quan trọng
nhất là PGE2.
- PGE2 truyền tín hiệu đến chất truyền tin thứ hai là cAMP, từ
đó gây tăng điểm điều nhiệt và gây sốt.
- Khi nồng độ chất gây sốt nội sinh giảm, cơ thể hạ sốt và điểm
điều nhiệt trở về bình thường.

(https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6047205/)
(Các con đường của PGE2 vượt qua hàng rào máu-não và kích
thích hệ thống thần kinh:
- (trên trái) PGE2 tổng hợp từ tế bào nội mô mạch máu não
gắn với thụ thể thần kinh
- (trên phải) PGE2 được tuần hoàn đến não từ các ổ viêm
- (dưới trái) PGE2 gắn thụ thể tế bào thần kinh trong các cơ
quan quanh não (không có hàng rào máu não)
- (dưới phải) PGE2 gắn thụ thể dây thần kinh ngoại biên.)
- Sốt ở trẻ sơ sinh: do cơ thể điều nhiệt của trẻ chưa được hoàn
thiện nên trẻ sẽ dễ thay đổi thân nhiệt theo môi trường bên ngoài.
- Sốt do thuốc:
● Gây phản ứng quá mẫn (giống với phản ứng dị ứng): thuốc
chống co giật, penicillin, allopurinol…
● Biến đổi cơ chế điều nhiệt (can thiệp vào quá trình thải nhiệt
của cơ thể): thyroxin, amphetamine…
● Tác dụng dược lý: hóa trị
● Tăng tốc độ trao đổi chất…
d) Duy trì thân nhiệt khi sốt
(sách sinh lý bệnh học)
2. Rối loạn chuyển hóa
- Tăng chuyển hóa năng lượng: tăng tạo năng lượng để chi dùng
cho các nhu cầu tăng sản nhiệt (không qua ATP) và tăng chức
năng một số cơ quan (qua ATP) nhưng mức tăng không lớn.
● Tăng thân nhiệt lên 1 độ C mới làm tăng chuyển hóa lên 3 -
5%.
● Cơ chế chủ yếu tiết kiệm năng lượng trong sốt là giảm thải
nhiệt (giai đoạn 1). Nhờ vậy cơ thể chỉ cần sản nhiệt gấp 2 -
3 lần trong vòng 10 - 20 phút là đủ tăng thân nhiệt lên 39 độ
C hay 40 độ C, sau đó mức tăng chuyển hóa chủ yếu để
tăng chức năng cơ quan hơn là để duy trì thân nhiệt cao
(giai đoạn 2).
- Chuyển hóa glucid: Glucid là năng lượng chủ yếu sử dụng ở giai
đoạn đầu của sốt. Có thể thấy glucose huyết tăng lên (đôi khi đến
mức có glucose - niệu), dự trữ glycogen ở gan giảm đi và có thể
cạn kiệt nếu sốt cao 40 độ C và cơn sốt kéo dài trên 4 giờ. Khi
glucid cạn kiệt, cơ thể tân tạo glucid từ protid hay khai thác năng
lượng từ lipid.
● Trường hợp sốt cao và kéo dài có thể làm tăng acid lactic
trong máu, nói lên sự chuyển hóa yếm khí của glucid.
- Chuyển hóa lipid: Lipid luôn luôn bị huy động trong sốt, chủ yếu
từ giai đoạn hai, nhất là khi nguồn glucid bắt đầu cạn. Có thể thấy
nồng độ acid béo và triglycerid tăng trong máu.
● Rối loạn chuyển hóa lipid khi sốt cao kéo dài: tăng nồng độ
thể ceton - chủ yếu do thiếu glucid – góp phần quan trọng
gây nhiễm acid trong một số cơn sốt.
- Chuyển hóa protid: Tăng tạo kháng thể, bổ thể, bạch cầu,
enzym... làm cho sự huy động dự trữ protid tăng lên.
● Có thể thấy nồng độ urê tăng thêm 20-30% trong nước tiểu
ở một cơn sốt thông thường.
● Trong sốt có nhiễm acid, có thể thấy tăng nồng độ acid lactic
và thể cetonic, nhưng hầu hết ở mức còn bù. Chỉ một số
trường hợp sốt có rối loạn chuyển hóa nặng mới có nhiễm
acid rõ rệt đến mức cần xử lý.
- Chuyển hóa muối nước điện giải: mất nước do qua đường hô
hấp. Ở giai đoạn 2 tiểu ít nhưng đậm đặc, da khô do hormon ADH
của hậu yên và adosteron của thượng thận tăng tiết, gây giữ nước
và giữ natri (qua thận và tuyến mồ hôi), nhưng có tăng bài tiết K
và P. Giai đoạn 3 tăng bài tiết nước tiểu và mồ hôi do ống thận và
tuyến mồ hôi được giải phóng khỏi tác dụng của ADH và
aldosteron. Cần bù nước điện giải cho người bệnh nếu cần thiết.
3. Ảnh hưởng cơ quan
- Tình trạng toàn thân: Mệt mỏi, kém ăn, sút cân, kém linh hoạt.
- Thần kinh: nhức đầu, chóng mặt, kém ngủ, mất ngủ, hoặc nặng
hơn là mê sảng, hôn mê, co giật và các dấu hiệu bất thường khác.
- Tuần hoàn: sốt tăng lên 1 độ C thì nhịp tim tăng lên 8-10 lần/ phút,
ngoại trừ mạch nhiệt phân ly gặp trong bệnh thương hàn. Sự theo
dõi tim mạch rất cần thiết, vì khi người bệnh sốt do bất kỳ nguyên
nhân gì cũng làm nhịp tim nhanh đôi khi có tiếng ngựa phi, có thể
gây suy tim cấp, huyết áp tụt, trụy mạch có thể tử vong.
- Hô hấp: tăng thông khí do tăng nhu cầu oxi nhưng gây mất nước.
Nếu có bệnh phổi có thể xuất hiện tím tái, khó thở.
- Tiêu hóa:
● Nôn, buồn nôn, đi cầu lỏng, táo bón là các dấu hiệu thường
gặp khi sốt cao làm bệnh nhân khó chịu và bệnh cảnh lâm
sàng càng thêm phức tạp.
● Sốt giai đoạn đầu:
● Giảm tiết dịch tiêu hóa -> Đắng miệng, chán ăn, khó
tiêu.
● Giảm co bóp, nhu động -> Lâu tiêu, đầy bụng.
● Giảm hấp thu -> Táo bón.
- Tiết niệu: người bệnh thường tiểu ít, tiểu càng ít thì giá trị tiên
lượng càng xấu. Bài tiết nước tiểu thường tăng trong giai đoạn
đầu và cuối cơn sốt.
- Tình trạng chảy máu: Có thể chảy máu da, niêm mạc (xuất huyết
dưới da đa dạng, chảy máu chân răng, chảy máu mũi), hoặc xuất
huyết nội tạng (nôn ra máu, đi cầu ra máu, tiểu ra máu)

Nguồn:
sách Sinh lý bệnh học
https://bvcdn.org.vn/wp-content/uploads/2020/02/
DinhHuongChanDoan_Sot_O_Nguoi_Lon.pdf
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6047205/
https://medssafety.com/list-of-drugs-that-can-cause-fever/
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/3522163/

You might also like