You are on page 1of 2

Sinh lý điều hòa thân nhiệt

I. Trình bày được thân nhiệt và các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt
Điều hòa thân nhiệt là một hoạt động chức năng, mục đích giữ ổn định thân nhiệt trong
khi nhiệt độ môi trường thay đổi nhằm đảm bảo cho tốc độ của các phản ứng hóa học
trong cơ thể tương đối ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường
biến động vì vậy hoạt động điều nhiệt cũng đảm bảo hằng tính nội môi.
- Thân nhiệt là gì?
Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể.Thân nhiệt ở từng vùng cơ thể không giống nhau.
Gan có nhiệt độ cao nhất, là trung tâm quan trọng của chuyển hóa chất,
Máu có nhiệt độ thấp hơn là chất dẫn nhiệt.
Cơ có nhiệt độ thay đổi tùy theo mức độ hoạt động
Da có nhiệt độ thấp nhất cơ thể.
- Thân nhiệt trung tâm: là nhiệt độ ở những vùng nằm sâu bên trong cơ thể: gan,
não, các tạng khác. Do đó thân nhiệt trung tâm còn được gọi là nhiệt độ phần lõi
của cơ thể. Nhiệt độ ở đây trực tiếp ảnh hưởng đến các phản ứng sinh học.
Nhiệt độ đó rất ổn định dao động quanh nhiệt độ 37 độ.Thường đo thân nhiệt
trung tâm ở 3 vị trí: trực tràng ổn định nhất khoảng từ 36,5-37 độ. Nhiệt độ ở
miệng thấp hơn trực tràng 0,3-0,5 độ dao động nhiều song dễ lấy hơn. Nhiệt độ
ở hõm nách là dễ lấy nhất, thấp hơn trực tràng 0,5- 1 độ.
- Thân nhiệt ngoại vi: là nhiệt độ của da, hay là nhiệt độ phần vỏ cơ thể. Nhiệt độ
này thường dao động nhiều và chịu ảnh hường của nhiệt độ môi trường, dùng
đánh giá hiệu quả điều nhiệt. Thân nhiệt ngoại vi cũng thay đổi theo vị trí đo: ở
trán khoảng 33,5 độ, lòng bàn tay khoảng 32 độ, ở mu bàn chân có nhiệt độ thấp
nhất khoảng 28 độ
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt:
Tuổi: tuổi càng cao thân nhiệt càng giảm nhưng về già mức độ giảm ít đi.
Nhịp ngày đêm: Thân nhiệt cao nhất lucs 14-17h, thấp nhất la lúc 1-4h
Ở phụ nữ: nửa sau chu kỳ kinh nguyệt và tháng cuối của thai kỳ thân nhiệt tăng
0,5-0,8 độ
Ngoài ra thân nhiệt còn thay đổi tùy theo mức độ vận cơ, thay đổi nhiệt đô môi
trường, trong các bệnh lý: thân nhiệt tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn chung,
giảm trong bệnh tả….
II. Qúa trình thải nhiệt
Qúa trình thải nhiệt bao gồm quá trình truyền nhiệt và bay hơi.
1. Qúa trình truyền nhiệt
Truyền nhiệt là hiện tượng nhiệt năng được truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn.
Lượng nhiệt truyền được ít hay nhiều phụ thuộc vào hình thức truyền nhiệt.
Có ba hình thức truyền nhiệt:
+ Truyền nhiệt trực tiếp: là vật nóng và vật lạnh được tiếp xúc trực tiếp với nhau,
khối lượng truyền nhiệt tỉ lệ thuận với diện tích tiếp xúc, mức chênh lệch nhiệt
độ,thời gian tiếp xúc ( ứng dụng cho chườm nóng cho sốt rét và chườm mát cho sốt
nóng)
+ Truyền nhiệt đối lưu: vật nóng và vật lạnh tiếp xúc trực tiếp với nhau, nhưng vật
lạnh luôn chuyển động để duy trì mức độ chênh ở điểm tiếp xúc giữ hai vật. Lượng
nhiệt truyền tỉ lệ thuận với căn bậc hai tốc độ chuyển động của vật lạnh,
+ Truyền nhiệt bằng bức xạ là vật nóng và vật lạnh không tiếp xúc trức tiếp với nhau,
nhiệt được truyền với hình thức tia bức xạ điện từ. Khối lượng nhiệt được truyền tỉ
lệ thuận với chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật, không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ở
khoảng không giữa hai vật, lượng nhiệt truyền phụ thuộc vào màu sắc của vật lạnh,
màu đen thì hấp phụ, còn màu trắng phản chiếu toàn bộ lượng nhiệt bức xạ. Một
điều kiện chung của các phương thức tỏa nhiệt bằng bức xạ đó là: để cơ thể có thể
tỏa được nhiệt thì nhiệt độ của da phải cao hơn nhiệt độ của vật được truyền.

2. Tỏa nhiệt bằng bay hơi nước


Tỏa nhiệt bằng bay hơi nước dựa trên cơ sở là: nước trong lúc chuyển từ thể lỏng
sang thể khí thì phải hút nhiệt vào. Một lít nước từ cơ thể khi bay hơi thì hút khoảng
580 Kcal nhiệt lượng. Theo Volyer, khi nhiệt độ của môi trường từ 15-20 độ c thì
nhiệt tỏa bằng phương thức bay hơi nước chiếm 16,7% nhiệt tỏa ra toàn bộ cơ thể,
khi nhiệt độ môi trường tăng lên 25-30 độ C THÌ TỶ LỆ NÀY LÀ 30,6 %, đặc biệt khi
nhiệt độ môi trường tăng đến 35-40 độ C thì nhiệt tỏa ra toàn bộ cơ thể là 100%.
Trong cơ thể tỏa nhiệt bằng bay hơi nước thông qua hô hấp và da.
+ Tỏa nhiệt bằng bay hơi thông qua đường hô hấp trên: trên đường hô hấp trên có
các tuyến niêm mạc bài tiết dịch để làm ấm và ẩm không khí trước khi vào phế nang,
khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì cơ thể có thể tỏa nhiệt bằng bay hơi nước từ
đường hô hấp. Nhiệt lượng tỏa ra khi cơ thể tỏa nhiệt bằng phương thức này phụ
thuộc vào thông khí phổi. Tuy nhiên phương thức bay hơi nước qua đường hô hấp
không có ý nghĩa quan trọng trong việc chống nóng của người. Vì tỉ lệ nhiệt tỏa ra
theo phương thức bay hơi hơi nước so với qua da là rất nhỏ,mặc dù thể tích này có
tăng lên trong môi trường nóng, chỉ lần lượt bằng ½- 1/30- 1/50 ở những nhiệt độ
không khí lần lượt là 10- 20-30 độ C
+ Tỏa nhiệt bằng bay hơi nước qua da thông qua hai hình thức:
- Thấm nước qua da: lượng nước thấm qua da trung bình là 0,5l/24h. Lượng này
hầu như không thay đổi theo không khí. Do đó tỏa nhiệt theo hình thức này
cũng không có ý nghĩa trong chống nóng của cơ thể.
- Bài tiết qua mò hôi: đây là hình thức tỏa nhiệt quan trọng nhất của cơ thể.
Lượng mồ hôi bài tiết trong 1h thay đổi từ 0l (trong môi trường lạnh) tới tối da
1,5l-2,5l. Vậy tùy vào nhiệt độ môi trường mà lượng mồ hôi được bài tiết ra
nhiều hay ít đồng nghĩa với việc lượng nhiệt bị tiêu hao ra khỏi cơ thể do mồ hôi
bay hơi mang theo cũng thay đỏi theo nhiệt độ môi trường. Nhưng theo nguyên
lý trên đã nói mồ hôi chỉ giúp tỏa nhiệt khi nó bay hơi trên da, do đó phụ thuộc
vào độ ẩm không khi và tốc độ gió. Trong cơ thể phương thức tỏa nhiệt và sinh
nhiệt phải được cân bằng. Nó thể hiện băng bilan nhiệt được tính theo công
thức:
Bilan nhiệt= nhiệt chuyển hóa- nhiệt bay hơi +- nhiệt bức xạ +- nhiệt truyền.

You might also like