You are on page 1of 133

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGIỆP

BÀI GIẢNG
DƯỢC LÝ THÚ Y
(Dùng cho ngành: Thú y)

Biên soạn: ThS. Nguyễn Thị Chuyên

Đồng Nai, năm 2020

1
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi Việt Nam đòi hỏi
việc sử dụng thuốc thú y trong thực tiễn và nghiên cứu ngày càng gia tăng. Hiểu
biết về đặc điểm dược lý sẽ góp phần cho việc sử dụng thuốc trong quá trình
phòng và trị bệnh cho vật nuôi cũng như đảm bảo an toàn cho vật nuôi, con
người và môi trường. Bên cạnh đó am hiểu về dược lý thú y còn là một bước
trong quá trình nghiên cứu để tạo ra các loại thuốc mới hoặc hoàn chỉnh hơn
các các quy trình sử dụng các loại thuốc hiện có.
Bài giảng “Dược lý thú y” được biên soạn với mục tiêu giúp cho sinh
viên ngành thú y và các ngành gần tại Phân hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp
nắm bắt được các đặc điểm dược lý cơ bản và cách sử dụng các nhóm thuốc tác
động lên vi sinh vật có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe động vật cũng như các
nhóm thuốc tác động đến cơ thể vật nuôi. Bài giảng cũng cập nhật các thông tin
của tiến bộ khoa học nhằm bổ sung kiến thức cho sinh viên trong lình vực chăn
nuôi thú y.
Bài giảng “Dược lý thú y” là tài liệu lưu hành nội bộ tại Phân hiệu
trường Đại học Lâm Nghiệp được dùng để học tập và giảng dạy cho sinh viên,
giảng viên ngành chăn nuôi, thú y. Bên cạnh đó còn là tài liệu tham khảo cho
các ngành có liên quan tại trường.

2
CHƯƠNG 1
DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG
1.1. Một số khái niệm
- Thuốc là những chất (có nguồn gốc tự nhiên, tổng hợp hay bán tổng
hợp) khi được đưa vào cơ thể sinh vật sẽ có tác động làm thay đổi chức năng
của cơ thể. Sự thay đổi này có thể là hữu ích như trong điều trị hoặc có thể gây
tác hại như trong trường hợp ngộ độc. Do đó ranh giới giữa thức ăn, thuốc và
chất độc thường không rõ rệt, phụ thuộc nhiều yếu tố trong đó liều lượng là quan
trọng
- Dược lý học (Pharmacology) là môn học nghiên cứu về nguyên lý và
những qui luật tác động lẫn nhau giữa thuốc và cơ thể sinh vật trong đó chia
thành hai phần dược động học và dược lực học.
- Dược động học (Pharmacokinetics) nghiên cứu về tác động của cơ thể
đối với thuốc hay nghiên cứu về số phận của thuốc trong cơ thể qua các quá
trình hấp thu, phân bố chuyển hóa và đào thải.
- Dược lực học nghiên cứu tác dụng của thuốc lên cơ thể sống, giải thích
cơ chế của các tác dụng sinh hóa và sinh lý của thuốc. Phân tích càng đầy đủ
được các tác dụng, càng cung cấp được những cơ sở cho việc dùng thuốc hợp lý
trong điều trị.
1.2. Dược động học
1.2.1. Các thông số dược động học ứng dụng trên lâm sàng
1.2.1.1. Diện tích dưới đường cong (AUC)
Diện tích dưới đường cong (AUC) là diện tích dưới đường cong của đồ thị
biểu diễn sự biến thiên của nồng độ thuốc trong máu theo thời gian, biểu thị
tượng trưng cho lượng thuốc vào được đại tuần hoàn ở dạng còn hoạt tính sau
một thời gian t.
- Cách tính AUC: Có nhiều cách tính AUC. Quy tắc tính diện tích hình
thang tương đối đơn giản: chia diện tích đường cong thành nhiều hình thang rồi
tính diện tích các hình thnag đó. AUC là tổng diện tích các hình thang.
Từ giá trị của AUC, có thể tính được trị số sinh khả dụng (F) của thuốc.
Sinh khả dụng (F: bioavailability)
* Khái niệm: Sinh khả dụng F là tỷ lệ lượng thuốc vào được vòng tuần
hoàn chung ở dạng còn hoạt tính so với liều đã dùng.
- Sinh khả dụng phản ánh sự hấp thu của thuốc, nếu thuốc được đưa qua
đường tĩnh mạch thì F=1, còn nếu thuốc đưa ngoài đường tĩnh mạch thì luôn có
một lượng bị hao tổn khi đi từ vị trí hấp thu vào máu hoặc bị mất hoạt tính khi
qua gan nên F luôn < 1.

3
C (mg/L)
(mg/L)

10 -

Đường tiêm

5- đường uống

1 2 3 4 5
T(h
0 2 4 6 8 10 0 2 4 6 8 1 12 )
Đơn vị tính AUC là: mg/L.h hoặc g/mL.h
Hình 1.1: sơ đồ biểu diễn diện tích dưới đường cong
- Có 2 đại lượng sinh khả dụng:
Sinh khả dụng tuyệt đối: là tỷ lệ so sánh giữa 2 giá trị sinh khả dụng của
cùng một thuốc đưa qua đường uống so với đưa qua đường tĩnh mạch.
F tuyệt đối = AUC(po)/AUC tĩnh mạch
Sinh khả dụng tương đối: là tỷ lệ so sánh giữa 2 giá trị sinh khả dụng của
cùng một thuốc nhưng khác nhau về dạng bào chế và cùng được đưa qua đường
uống:
F tương đối = F của dạng bào chế A/ F của dạng bào chế B
Ví dụ:
Ampicilin dùng đường tiêm tĩnh mạch có sinh khả dụng là 100% nhưng
ampicilin dạng uống thì lại có sinh khả dụng rất thấp, chỉ khoảng 45%.
Amoxicilin đường uống có sinh khả dụng cao hơn vào khoảng 90%, do đó thích
hợp chỉ định đường uống hơn ampicilin.
* Các yếu tố ảnh hương đến sinh khả dụng của thuốc:
- Dạng bào chế của thuốc: Khi thay đổi tá dược, cách bào chế sẽ làm thay
đổi độ hòa tan của thuốc (hoạt chất) dẫn đến làm thay đổi sinh khả dụng của
thuốc. Như vậy, hai dạng bào chế của cùng một sản phẩm có thể có 2 sinh khả
dụng khác nhau.
- Cấu trúc hóa học: Khi thay đổi cấu trúc hóa học có thể làm sinh khả
dụng thay đổi
4
Vd: Ampicillin có F = 50%
Amoxcillin(gắn thêm nhóm OH) có F = 95%
- Sự chuyển hóa của thuốc khi qua gan lần thứ nhất thường làm giảm sinh
khả dụng của thuốc nhưng cũng có trường hợp khi qua gan thuốc lại có thể
chuyển hóa thành chất có hoạt tính nên tuy sinh khả dụng của đường uống là
thấp nhưng tác dụng dược lý lại không kém đường tiêm tĩnh mạch.
- Sinh khả dụng thay đổi do người dùng thuốc:
+ Thức ăn: làm thay đổi pH hoặc nhu động của đường tiêu hóa. Ví dụ:
Sinh khả dụng của erythromycin dạng base giảm do dịch vị dạ dày phá hủy, do
đó không dùng khi no, erythromycin nên được uống lúc dạ dày rỗng, khoảng 1h
trước bữa ăn.
+ Tuổi (thú non hoặc già): thay đổi hoạt động của các enzyme
+ Tương tác thuốc: 2 thuốc tranh chấp tại nơi hấp thu hoặc làm thay đổi
độ tan, độ phân ly của nhau.
1.2.1.2. Thể tích phân bố (Vd)
- Thể tích phân bố Vd biểu thị mối liên quan giữa lượng thuốc trong cơ
thể và nồng độ của thuốc trong huyết tương ở trạng thái cân bằng.
Vd = Lượng thuốc trong cơ thể/ Nồng độ thuốc trong huyết tương
- Thuốc chứa trong huyết thanh (gắn với protein huyết tương) có thể tích
phân bố Vd nhỏ hơn.
- Khả năng khuếch tán của một thuốc nào đó vào các tổ chức của cơ thể
phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ Hệ số phân bố lipid/nước của thuốc.
+ Bản chất của tổ chức mà thuốc thâm nhập.
- Mối liên hệ giữa thể tích phân bố với nồng độ thuốc huyết tương được
trình bày trong phương trình dưới đây:
Vd = Dx F/ Cp
Trong đó:
Vd: Thể tích phân bố (lít hoặc lít/kg).
D: Liều thuốc cần đưa (g hoặc mg).
Cp: Nồng độ thuốc trong huyết tương (g/l hoặc mg/l).
F: Sinh khả dụng (%).
- Do vậy, nồng độ thuốc (Cp) càng cao thì thể tích phân bố (Vd) càng nhỏ.
Những thuốc có khuynh hướng bị giữ trong máu nhiều hơn thì Vd càng nhỏ (ví
dụ gắn kết protein huyết tương).
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến Vd gồm:
+ Cấu tạo cơ thể bệnh nhân, lượng nước trong cơ thể. Vd của gentamicin
và amikacin giảm đi ở người béo phì.
+ Chức năng gan. Vd của ceftriaxon giảm ở động vật xơ gan.
5
+ Tuổi: Vd của doxycyclin giảm ở thú già. Vd của gentamicin giảm ở thú
đẻ thiếu tháng.
+ Tình trạng bệnh lý.
- Ứng dụng thể tích phân bố của thuốc trong thực hành lâm sàng:
+ Cần phải hiệu chỉnh liều khi có những thay đổi có ý nghĩa của Vd nhằm
đạt được nồng độ thuốc mong muốn trong huyết tương.
Từ công thức: Vd = Dx F/ Cp
Ta thấy khi Vd tăng thì Cp sẽ giảm. Vì vậy, để duy trì nồng độ thuốc
(Cp) đảm bảo hiệu quả điều trị thì phải tăng liều thuốc (D).
Ta thấy để không tăng nồng độ thuốc huyết tương do Vd giảm cần phải
giảm liều dựa trên thể trọng.
1.2.1.3. Thời gian bán thải (nửa đời trong huyết tương)
* Khái niệm: Thời gian bán thải (T1/2) là thời gian cần thiết để nồng độ
thuốc trong huyết tương giảm xuống còn một nửa (50%). Khi thuốc thải trừ với
một tốc độ tỷ lệ với nồng độ thuốc.
Thời gian (h) % thuốc đào thải
1 lần T1/2 50 [0 + 50]
2 lần T1/2 75 [50 + 25]
3 lần T1/2 87,5 [75 + 12,5]
4 lần T1/2 93,75 [87,5 + 6,25]
5 lần T1/2 96,87 [93,75 + 3,12]
6 lần T1/2 98,43 [96,87 + 1,56]
7 lần T1/2 99,21 [98,43 + 0,78]
Như đã trình bày ở trên, sau 5 lần T1/2 gần như toàn bộ lượng thuốc đã
được đào thải ra khỏi huyết tương (96,87%).
- Ứng dụng thời gian bán thải trên lâm sàng:
+ Khi biết T1/2 của thuốc cho phép ta tính toán được khoảng cách đưa
thuốc.
Ví dụ:
Kháng sinh T1/2 Khoảng cách đưa thuốc
Cefotaxim 1,1 giờ Cứ mỗi 4 - 8 giờ
Ceftazidim 1,8 giờ Cứ mỗi 8 giờ
Ceftriaxon 7,3 giờ Cứ mỗi 12 - 24 giờ
- Các yếu tố quyết định đến thời gian bán thải (T1/2) của một thuốc có thể
bao gồm các yếu tố thuộc về thuốc và yếu tố thuộc về thú bệnh:
+ Bản chất hoá học của thuốc. Benzathin penicilin hoà tan 0,02% trong
nước có T1/2 dài hơn procain penicilin, thuốc hoà tan 4% trong nước.

6
+ Chức năng thận. Ví dụ: T1/2 của amikacin, amoxicilin, ceftriaxon,
cefotaxim,…tăng lên khi chức năng thận suy giảm.
+ Chức năng gan. Ví dụ: T1/2 của erythromycin, rifampicin,
metronidazol, cefotaxim…tăng lên khi bệnh nhân bị xơ gan.
+ Tuổi. Ví dụ: T1/2 của paracetamol, amoxicilin tăng lên ở thú non.
1.2.1.4. Độ thanh thải, hệ số thanh thải (Clearance viết tắt là Cl)
* Khái niệm
Độ thanh thải biểu thị khả năng của một cơ quan (thường là gan, thận) lọc
sạch một thuốc ra khỏi huyết tương khi máu tuần hoàn qua cơ quan đó. Cl được
tính bằng ml/phút, biểu thị số ml huyết tương được gan hoặc thận lọc sạch thuốc
trong thời gian 1 phút. Độ thanh thải tác động đến các thuốc đào thải qua thận.
Thực chất độ thanh thải phản ánh khả năng thải thuốc từ dịch nội bào đối
với thuốc ở dạng không kết hợp. Nếu thuốc càng ít gắn kết, độ thanh thải của
thuốc càng lớn.
* Mối quan hệ giữa thời gian bán thải, độ thanh thải và thể tích phân
bố
Cl = 0,693 x Vss/ T1/2
Trong đó:
Cl: là độ thanh thải.
Vss: là thể tích phân bố ở tình trạng ổn định.
T1/2: là nửa đời trong huyết tương.
Từ công thức trên cho thấy:
- Nếu độ thanh thải tăng thì thời gian bán thải giảm.
- Nếu thể tích phân bố ở trạng thái ổn định (Vss) tăng thì độ thanh thải
cũng tăng.
- Độ thanh thải tác động đến các thuốc đào thải qua thận. Thời gian bán
hủy của gentamicin và tetracyclin sẽ tăng tương ứng với sự giảm của độ thanh
thải. Rifampicin và doxycyclin không bị ảnh hưởng vì thải trừ qua gan không
thải trừ qua thận.
* Ý nghĩa của độ thanh thải trên lâm sàng
Độ thanh thải cho phép tính toán hiệu chỉnh liều trên bệnh nhân suy chức
năng thận. Thận là cơ quan quan trọng trong quá trình bài xuất thuốc ra khỏi cơ
thể. Khi chức năng thận bị suy giảm, những thuốc bài xuất qua thận ở dạng còn
hoạt tính bị ứ lại sẽ gây độc cho cơ thể. Trong những trường hợp này, liều thông
thường không thích hợp nữa mà phải hiệu chỉnh lại để tránh sự tích luỹ thuốc
gây quá liều dẫn đến ngộ độc. Một vài kháng sinh cũng có thể trực tiếp gây độc
cho thận và vì vậy liều dùng và phối hợp thuốc trong trường hợp này cần vận
dụng rất cẩn thận (aminoglycosid, amphotericin, vancomycin).

7
Chỉ cần hiệu chỉnh với những kháng sinh thải trừ qua thận ở dạng còn
hoạt tính. Trong các kháng sinh thông dụng, có 2 nhóm kháng sinh thải trừ qua
thận ở dạng còn hoạt tính, đó là nhóm bêta- lactam và nhóm aminoglycosid.
Các yếu yếu tố ảnh hưởng tới độ thanh thải bao gồm:
- Chức năng thận. Suy giảm chức năng thận dẫn tới giảm độ thanh thải
của thuốc bài xuất qua thận.
- Tuổi: thú già, non khác với thú trưởng thành
- Tình trạng cơ thể như thú mang thai, suy tim xung huyết...
1.2.2. Sự vận chuyển của thuốc trong cơ thể

Sơ đồ 1.1: Sự vận chuyển của thuốc trong cơ thể


Thuốc được đưa vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau thông qua sự
hấp thu, khi thuốc được hấp thu vào huyết tương sẽ liên kết thuận nghịch với
protein trong huyết tương tạo thành phức hợp thuốc –protein. Từ huyết tương
thuốc phân bố đến các mô trong cơ thể để phát huy tác dụng, tích lũy hoặc
chuyển hóa, một phần thuốc từ huyết tương sẽ trực tiếp bị đào thải ra ngoài mà
không phân bố đến các mô. Sau khi phát huy tác dụng thuốc bị chuyển hóa và
đào thải ra ngoài qua thận, mật và các cơ quan bài tiết.
1.2.2.1. Sự hấp thu thuốc
a. Khái niệm sự hấp thu của thuốc
Sự hấp thu của thuốc là sự vận chuyển thuốc từ nơi dùng thuốc (uống,
tiêm) vào máu để rồi đi khắp cơ thể tới nơi tác dụng.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc:

8
- Độ hòa tan của thuốc: dạng dung dịch nước dễ hấp thu hợn dạng dầu,
dạng treo dễ hơn dạng cứng.
- Độ pH tại chỗ hấp thu: ảnh hưởng đến độ ion hóa và độ hòa tan của
thuốc.
- Nồng độ của thuốc: nồng độ càng cao hấp thu càng nhanh.
- Tuần hoàn tại vùng hấp thu: càng nhiều mạch càng hấp thu nhanh.
- Diện tích vùng hấp thu: Diện tích lớn hấp thu nhanh.
Như vậy: đường đưa thuốc vào cơ thể sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu
của thuốc.
b. Các đường cấp thuốc thường dùng trong thú y
* Đường uống (đường tiêu hóa, oral, per os, P.O)
Thuốc được hấp thu qua niêm mạc dạ dày, ruột non
Ưu điểm: của đường cấp thuốc này là tiện lợi, dễ thực hiện và an toàn
nhất
Nhược điểm: là sự hấp thu phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng của dạ
dày ruột, thành phần thức ăn. Ở đường cấp này thuốc có thể bị mất tác dụng do
độ pH thấp của dịch vị và các enzym tiêu hóa có thể phá hủy thuốc. Đối với gia
súc, việc cung cấp thuốc bằng đường uống cần phải chú ý về liều lượng vì có thể
sẽ không cung cấp đủ đặc biệt là trường hợp trộn vào thức ăn, nước uống. Thêm
vào đó, đường cấp này không nên sử dụng đối với các thuốc có mùi vị khó chịu,
gây kích ứng, các thuốc có tính ion hóa.
* Đường tiêm chích ( đường ngoại tiêu hóa, parenteral)
- Thuốc khuếch tán thụ động do chênh lệch nồng độ, d mao mạch lớn nên
nhiều phân tử thuốc qua được.
- Ưu điểm của đường cấp này là thuốc được hấp thu nhanh và nhanh có
tác động. Cấp thuốc bằng đường tiêm chích sẽ giải quyết được những hạn chế
của đường uống
- Hạn chế của đường tiêm chích là đòi hỏi điều kiện vô trùng, người cấp
thuốc phải có kỹ thuật. Thuốc dùng cho đường tiêm chích thường đắt tiền, kém
an toàn và gây đau.
Tiêm dưới da (subcutaneous injection , S.C)
- Thuốc sẽ có tác dụng sau 30-60 phút, liều dùng thường chỉ bằng 1/3 liều
uống
- Nên tránh dùng đường này cho các thuốc có tính kích ứng, gây xót.
Tiêm bắp (intramuscular, I.M)
- Thuốc có tác dụng nhanh hơn khoảng 10-30 phút, liều dùng bằng 1/2
liều uống
- Có thể tiêm các thuốc mà đường tiêm dưới da gây đau xót.
Tiêm tĩnh mạch (intravenous, I.V)

9
- Ở đây thuốc không phải được hấp thu nữa mà là thấm nhập nhanh chóng
và toàn vẹn vào hệ tuần hoàn chung, có tác dụng sau 30 giây đến 5 phút, liều cấp
bằng 1/2-1/4 liều uống. Đường tiêm này thường áp dụng cho các trường hợp cấp
cứu hoặc cần thuốc có tác dụng tức thời.
- Cần hết sức thận trọng khi dùng đường cấp này, lưu ý sự đẳng trương,
tốc độ cấp thuốc và tuyệt đối không sử dụng các dung môi là các chất dầu, chất
không tan.
- Vị trí tiêm: đại gia súc tĩnh mạch cổ, chó méo tĩnh mạch chân, heo, thỏ
tĩnh mạch tai.
Chú ý: nhiệt độ của dịch truyền phải ngang với nhiệt độ của cơ thể.
Tiêm phúc mô (Intraperitoneal, I.P)
- Với bề mặt hấp thu lớn cùng mạng lưới mao mạch phát triển của phúc
mô, thuốc được hấp thu nhanh chóng gần bằng đường tiêm tĩnh mạch. Sử dụng
đường cấp này cần chú ý tránh gây viêm nhiễm, thủng ruột, bàng quang
- Đường cấp này thường dùng khi cần cấp một lượng lớn thuốc trong thời
gian ngắn mà đường tiêm tĩnh mạch khó thực hiện.
Tiêm trong da (intradermic I.D)
Thường gặp trong các thử nghiệm lao tố (tuberculin test) hoặc thử dị ứng
với kháng sinh
* Tiêm vào tủy sống: Vị trí tiêm vào màng ngoài tủy sống, khu vực hông-
khum hay khum-đuôi. Dùng torng trường hợp gây tê để phẫu thuật các cơ quan
nằm ở xoang chậu như thận, bàng quang, buồng trứng, tử cung.
* Các đường cấp thuốc khác:
- Đường thấm qua màng nhày khí quản, cuống phổi, bì mô phế nang
Thường áp dụng cho các thuốc bay hơi hoặc dễ bay hơi, khí dung. Thuốc
sẽ được hấp thu qua diện tích rộng lớn của bộ máy hô hấp và mạng mao quản và
hệ tuần hoàn chung
- Đường trực tràng (rectum mucosa)
Thuốc sẽ tránh được tác động chuyển hóa tại gan. Có thể dùng cho các
thuốc có mùi vị khó chịu. Tuy nhiên, đường cấp này chỉ áp dụng cho các thuốc
không bị hủy bởi men penicillinase. Nhược ddiierm là hấp thu không hoàn toàn
và dễ gây kích ưng hậu môn
- Đường bôi ngoài da, đặt vào âm đạo, tử cung...
- Bơm thuốc vào bầu vú khi bị viêm.
Ngoại trừ đường tiêm tĩnh mạch, trong quá trình hấp thu vào vòng tuần
hoàn, một phần thuốc sẽ bị phá hủy do các enzyme của đường tiêu hóa, các tế
bào ruột và đặc biệt là gan. Phần thuốc bị phá hủy ở gan trước khi vào vòng tuần
hoàn được gọi là chuyển hóa do hấp thu hay chuyển hóa do gan lần thứ nhất.
Phần vào được vòng tuần hoàn mới phát huy tác dụng dược lý.
1.2.2.2. Phân phối thuốc

10
a. Khái quát
Thuốc vào hệ tuần hoàn chung sẽ được phân bố chủ yếu đến nơi tác
động, từ đó sinh ra tác động dược lý. Một phần bị chuyển hóa hay cón gọi là
biến đổi sinh học, một phần nhỏ đến nơi dự trữ và một phần khác bị thải ra
ngoài. Dù được phân bố ở đâu, thuốc cũng có thể nằm ở dạng tự do hoặc kết hợp
với các thành phần khác của mô.
Việc phân bố thuốc ở máu phụ thuộc vào số vị trí gắn và ái lực của thuốc
với protein. Ở mô, sự phân bố phụ thuộc lý hóa tính của thuốc, mức độ tuần
hoàn tại mô và ái lực của thuốc với mô.
b. Các phân phối đặc biệt
* Vận chuyển thuốc vào thần kinh trung ương
- Phương thức vận chuyển: thuốc phải vượt qua 3 "hàng rào"
+ Từ mao mạch não vào mô thần kinh (hàng rào máu - não)
+ Từ đám rối màng mạch vào dịch não tủy
+ Từ dịch não tuỷ vào mô thần kinh.
- Kết quả của sự vận chuyển
+ Các thuốc tan nhiều trong mỡ sẽ thấm rất nhanh vào não, nhưng lại
không ở lại được lâu. Thuốc bị ion hóa nhiều, khó tan trong mỡ, khó thấm vào
thần kinh trung ương.
+ Có thể thay đổi sự phân phối thuốc giữa huyết tương và não bằng thay đổi
pH của huyết tương:
* Vận chuyển thuốc qua nhau thai
Phương thức vận chuyển
Mao mạch của thai nằm trong nhung mao được nhúng trong hồ máu của
mẹ, vì vậy giữa máu mẹ và thai có "hàng rào nhau thai". Tính thấm của màng mao
mạch thai tăng theo tuổi thai.
Kết quả của sự vận chuyển
- Trừ các thuốc tan trong nước có trọng lượng phân tử lớn trên 1000
không qua được nhau thai, rất nhiều thuốc có thể vào được máu thai, gây nguy
hiểm cho thai, vì vậy không nên coi là có "hàng rào nhau thai".
- Lượng thuốc gắn vào protein - huyết tương máu mẹ cao thì nồng độ
thuốc tự do thấp, chỉ có thuốc tự do này mới sang được máu con, tại đây một
phần thuốc này lại gắn vào protein huyết tương máu con, vì vậy nồng độ
thuốc tự do trong máu con càng thấp. Để đạt được nồng độ thuốc tự do
trong máu con tương đương như máu mẹ cần khoảng thòi gian đến 40 phút.
- Ngoài ra, nhau thai còn có nhiều enzym có thể chuyển hóa thuốc, làm
giảm tác dụng để bảo vệ thai.
1.2.2.3. Sự chuyển hóa thuốc
* Khái niệm: Chuyển hóa là quá trình biến đổi của thuốc trong cơ thể nhờ
tác dụng của các enzym. Qua chuyển hóa, phần lớn các thuốc thường bị giảm
11
hoặc mất tác dụng và giảm hoặc hết độc tính. Vì vậy chuyển hóa là quá trình
khử độc của cơ thể đối với thuốc. Một số thuốc có chất chuyển hóa vẫn giữ được
tác dụng dược lý như chất ban đầu, tuy nhiên mức độ có thể thay đổi ít nhiều.
Một số thuốc lại chỉ có tác dụng sau khi đã chuyển hóa.
- Sự chuyển hóa chủ yếu do hệ microsomes của gan đảm nhận, ngoài ra,
còn có tại phổi, thận, lách... thông qua các phản ứng oxy hóa, khử, thủy phân,
tổng hợp đặc biệt là phản ứng liên hợp với acid glucuronic để tạo thành những
phân tử ester có cực cao, tan trong nước, khó thấm qua màng tế bào, không còn
hoạt tính dược lực và dễ đào thải ra ngoài.
Chuyển hóa của thuốc được chia thành 2 pha:
Pha I (pha giáng hóa)
- Qua pha này, thuốc đang ở dạng tan được trong mỡ sẽ trở nên có cực
hơn, dễ tan trong nước hơn. Nhưng về mặt tác dụng sinh học, thuốc có thể mất
hoạt tính, hoặc chỉ giảm hoạt tính, hoặc đôi khi là tăng hoạt tính, trở nên có hoạt
tính.
- Các phản ứng chính ở pha này gồm:
+ Phản ứng oxy hóa: là phản ứng rất thường gặp, được xúc tác bởi các
enzym của microsom gan, đặc biệt là hemoprotein, cytocrom P450.
+ Phản ứng thuỷ phân do các enzym esterase, amidase, protease... Ngoài
gan, huyết thanh và các mô khác (phổi, thận...) cũng có các enzym này.
+ Phản ứng khử.
Pha II (pha liên hợp)
- Gồm các phản ứng liên kết giữa thuốc hoặc sản phẩm chuyển hóa của
thuốc với một số chất nội sinh như acid glucoronic, glycin, glutathion, sulfat...
- Các chất đi qua pha này đề trở thành các phức hợp không còn hoạt tính,
tan dễ trong nước và bị thải trừ. Tuy vậy, ở pha này, sulfanilamid bị acetyl hóa
lại trở nên khó tan trong nước, kết thành tinh thể trong ống thận, gây đái máu
hoặc vô niệu.
- Ngoài ra, có một số thuốc hoàn toàn không bị chuyển hóa.
- Các bệnh làm tổn thương chức năng của gan, các bệnh làm giảm lưu
lượng máu qua gan sẽ làm giảm chuyển hoá thuốc của gan từ đó sẽ làm tăng tác
dụng hoặc độc tính của thuốc chuyễn hóa qua gan.
1.2.2.4. Thải trừ
Thuốc được bài thải qua ruột (theo phân), qua thận (theo nước tiểu), qua
phổi (theo hơi thở), qua các tuyến tiết (mồ hôi, nước bọt), qua sữa...Trong đó
quan trọng nhất là thận.
* Thải trừ qua thận:
Các chất tan trong nước được bài thải chủ yếu qua đường tiểu, sự bài thải
thuốc qua thận phụ thuộc 3 cơ chế:
- Lọc qua cầu thận, phụ thuộc lượng thuốc gắn vào protein huyết thanh và

12
tốc độ lọc của cầu thận.
- Bài tiết chủ động qua biểu mô ống thận.
- Sự tái hấp thu từ lòng ống thận vào máu theo sự khuếch tán thụ động.
Do đó pH nước tiểu ảnh hưởng đến tái hấp thu. Ðiều này được ứng dụng trong
việc giải độc trên nguyên tắc là tăng các dạng ion hóa của thuốc, làm thuốc dễ
tan trong nước từ đó dễ thải ra ngoài.
Ví dụ:
+ Ngộ độc các chất kiềm yếu (Amphetamin, quinidin...) dùng NH4Cl để
acid hóa nước tiểu.
+ Ngộ độc các chất acid yếu (Streptomycin...) dùng NaHCO3 để kiềm hóa
nước tiểu.
- Trong trường hợp suy thận, cần giảm liều thuốc dùng.
* Thải trừ qua mật
- Các chất không tan trong nước được bài thải chủ yếu qua phân.
- Sau khi chuyển hóa ở gan, các chất chuyển hóa sẽ thải trừ qua mật để theo
phân ra ngoài. Phần lớn sau khi bị chuyển hóa thêm ở ruột sẽ được tái hấp thu
vào máu để thải trừ qua thận.
* Thải trừ qua phổi
Các chất khí, dễ bay hơi được bài thải chủ yếu qua đường hô hấp: như
rượu, tinh dầu (eucalyptol, menthol), các chất khí: protoxyd nitơ, halothan
* Thải trừ qua sữa
Các chất tan mạnh trong lipid (barbiturat, chống viêm không steroid,
tetracyclin, các alcaloid), có trọng lượng phân tử dưới 2 00 thường dễ dàng
thải trừ qua sữa.
* Thải trừ qua các đường khác
Thuốc có thể còn được thải trừ qua mồ hôi (Các kim loại nặng As,
Hg...), qua nước mắt, qua tế bào sừng (lông, tóc, móng), tuyến nước bọt.
1.3. Dược lực học
1.3.1. Cơ chế tác dụng của thuốc
1.3.1.1. Receptor (nơi tiếp nhận, điểm đích)
* Khái niệm: Receptor là bất cứ thành phần nào của tế bào, kết hợp với
thuốc và khởi đầu một chuỗi các hiện tượng sinh hóa để dẫn đến các tác động
dược lực. Về bản chất hóa học, receptor là các đại phân tử sinh học như acid
nucleic, lipid màng tế bào nhưng hầu hết chúng có bản chất protein.
* Chức năng : có 2 chức năng chính:
- Nhận biết các phân tử thông tin (hay còn gọi là ligand) bằng sự gắn đặc
hiệu các phân tử này vào receptor theo các liên kết hóa học.
- Chuyển tác dụng tương hỗ giữa ligand và receptor thành một tín hiệu để
gây ra được đáp ứng tế bào.

13
Như vậy, khi thuốc gắn vào receptor của tế bào thì gây ra được tác dụng
sinh lý. Nhưng có khi thuốc gắn vào tế bào mà không gây ra tác dụng gì.
- Thuốc gắn vào receptor phụ thuộc vào ái lực của thuốc với receptor. Hai
thuốc có cùng receptor, thuốc nào có ái lực cao hơn sẽ đẩy được thuốc khác ra.
Còn tác dụng của thuốc là do hiệu lực của thuốc trên receptor đó.
1.3.1.2. Các phương thức tác động của thuốc
* Tác động tại chỗ và tác động toàn thân
- Tác động tại chỗ: là thuốc chỉ gây tác dụng ở một vùng nhỏ hẹp, ví dụ
bôi thuốc đỏ lên vết thương, thuốc đỏ chỉ có tác dụng tại vết thương, không có
tác dụng đối với những chỗ khác.
- Tác dụng toàn thân: Thuốc gây tác dụng ở nhiều bộ phận, nhiều cơ quan
hay toàn thân, ví dụ trên tiêm morphin có tác dụng giảm đau, giảm ho, giảm
nhu động ruột. Tác dụng toàn thân không có nghĩa là thuốc tác dụng khắp cơ thể
mà chỉ là thuốc đã vào máu để "đi" khắp cơ thể.
Việc phân biệt này cũng chỉ là tương đối vì còn tùy thuộc vào cách dùng
thuốc. Ví dụ thuốc đỏ nếu bôi trên diện rộng và dùng liên tục sẽ bị ngộ độc (từ
tác dụng tại chỗ trở thành tác dụng toàn diện).
Tác dụng tại chỗ hoặc toàn thân có thể gây hiệu quả trực tiếp hoặc gián
tiếp: tiêm d - tubocurarin vào tĩnh mạch, thuốc trực tiếp tác dụng lên bản vận
động làm liệt cơ vân và gián tiếp làm ngừng thở do cơ hoành và cơ liên sườn bị
liệt chứ không phải thuốc ức chế trung tâm hô hấp.
Mặt khác, tác dụng gián tiếp còn có thể thông qua phản xạ: khi ngất, ngửi
ammoniac, các ngọn dây thần kinh trong niêm mạc đường hô hấp bị kích thích,
gây phản xạ kích thích trung tâm hô hấp và vận mạch ở hành tủy, làm người
bệnh hồi tỉnh.
* Tác dụng chính và tác dụng phụ
- Tác dụng chính: Là tác dụng mong muốn đạt được trong điều trị
- Tác dụng phụ: Là tác dụng không muốn có trong điều trị nhưng vẫn xuất
hiện khi dùng thuốc.
Ví dụ: tác dụng chính của cloramphenicol là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tác
dụng phụ là gây suy tủy, thiếu máu vô tạo. Cafein tác dụng chính là kích thích
thần kinh, tác dụng phụ là lợi tiểu. Aspirin tác dụng chính là giảm đau, hạ sốt,
tác dụng phụ là gây cạn sữa, xót dạ dày, gây dị ứng.
Ứng dụng: biết được tác dụng chính, tác dụng phụ để phối hợp dùng
thuốc nhằm loại trừ tác dụng phụ có hại hoặc sử dụng những tác dụng phụ có
lợi.
* Tác dụng chọn lọc
Một loại thuốc đưa vào cơ thể có thể gây tác dụng ở nhiều cơ quan, bộ
phận, nhưng chỉ có một vài tác dụng xuất hiện sớm nhất, mạnh nhất ở một vài
bộ phận thì gọi thuốc đó có tác dụng chọn lọc đối với bộ phận đó.
VD: Apomorphin có tác dụng chọn lọc đối với trung tâm nôn mửa.
14
Thuốc có tác dụng chọn lọc làm cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn, hiệu
quả hơn, tránh được nhiều tác dụng không mong muốn.
* Tác dụng chuyên trị và tác dụng chữa triệu chứng
Tác dụng chuyên trị là tác dụng với nguyên nhân gây bệnh. Tác dụng
chữa triệu chứng là thuốc chỉ làm mất hoặc giảm triệu chứng bệnh chứ không có
tác dụng đối với nguyên nhân gây bệnh.
VD: bệnh tụ huyết trùng trâu bò do vi trùng gây ra, nguyên nhân gây bệnh
là do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra với triệu chứng là ho, có đờm, sốt.
Để điều trị bệnh này ta dùng thuốc chuyên trị là kháng sinh streptomycin
để tiêu diệt vi khuẩn, thuốc chữa triệu chứng là thuốc giảm ho, long đờm, hạ sốt.
* Tác dụng khi có bệnh và khi không có bệnh
Nhiều loại thuốc chỉ có tác dụng hoặc có tác dụng mạnh khi cơ thể có
bệnh, còn khi cơ thể bình thường thì không có tác dụng.
VD: Aspirin không làm hạ nhiệt độ cơ thể nếu con vật không bị sốt.
Tuy nhiên cũng có một số loại thuốc gây tác dụng khi cơ thể ở trạng thái
bình thường.
VD: thuốc tê, thuốc mê, pilocarbin, atropin, các thuốc kích thích thần
kinh, thuốc tẩy..
1.3.1.3.Tương tác giữa hai dược phẩm (thuốc)
* Tác dụng hợp đồng
Hai hay nhiều thuốc có tác dụng hợp đồng với nhau, nếu khi dùng phối
hợp thì chúng tăng tác dụng cho nhau hoặc làm tăng tác dụng điều trị.
VD: strichnin phối hợp với vitamin B1 để chữa suy nhược cơ thể.
Ứng dụng: trong điều trị sử dụng rộng rãi tác dụng hợp đồng.
VD: các đơn thuốc phối hợp nhiều loại thuốc để tăng hiệu lực của điều
trị.
* Tác dụng đối lập và tương kỵ
Hai vị thuốc gọi là tương kỵ nhau nếu chúng làm mất tác dụng của nhau
hoặc tạo thành một chất độc hại hoặc không hợp nhau về mặt bào chế.
Có 3 loại tương kỵ:
Tương kỵ sinh lý
Hai loại thuốc khi đưa vào cơ thể nếu chúng gây ra các hiện tượng sinh lý
trái ngược nhau, thì gọi hai loại thuốc đó có tác dụng tương kỵ sinh lý. Tác dụng
tương kỵ sinh lý còn gọi là tác dụng đối lập.
Có 2 loại đối lập:
- Đối lập một chiều: hai loại thuốc A và B có tác dụng đối lập một chiều,
nếu A làm mất tác dụng của B nhưng B không làm mất tác dụng của A.
VD : Khi ngộ độc bởi pilocarbin thì giải độc bằng atropin nhưng nếu ngộ
độc bởi atropin thì pilocarbin không giải độc được.

15
- Đối lập 2 chiều: Hai loại thuốc M và N có tác dụng đối lập 2 chiều nếu
M làm mất tác dụng của N và N cũng làm mất tác dụng của M.
VD: Khi ngộ độc bởi ête thì chích strichnin, ngược lại nếu ngộ độc bởi
strichnin thì chích ête.
Tương kỵ hóa học
Hai loại thuốc có tác dụng tương kỵ hóa học là giữa chúng có xảy ra phản
ứng hóa học làm mất tác dụng của nhau hoặc hợp thành chất độc hại, nguy hiểm.
VD: Morphin gặp dung dịch thuốc tím sẽ biến thành dioxymorphin không
còn tác dụng nữa. Calomen gặp muối ăn sẽ tạo thành biclorua Hg là chất độc.
Tương kỵ vật lý
Hai loại thuốc có tác dụng tương kỵ vật lý là giữa chúng không có phản
ứng hóa học với nhau nhưng cũng làm mất tác dụng hoặc làm biến dạng của
thuốc.
VD: Bột than không làm cho brôm biến thành chất khác mà chỉ hấp thụ
hơi brôm làm cho brôm mất tác dụng. Long não và antipirin đều ở thể rắn nhưng
nếu trộn 2 thứ với nhau sẽ một hỗn hợp ở thể nhão.
Ứng dụng của tác dụng đối lập và tương kỵ
Trong điều trị
Khi điều trị người ta chú ý không dùng các thuốc tương kỵ và kiêng tránh
những chất tương kỵ với chúng.
VD: trong một đơn thuốc không thể dùng thuốc gây săn và thuốc tẩy,
không dùng atropin với pilocarbin.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp cần thiết để hãm bớt tác dụng quá
mạnh của loại thuốc chính trong đơn, người ta có thể dùng một ít thuốc có tác
dụng đối lập với loại thuốc chính.
VD: trong một thuốc dùng cafein người ta thường cho thêm brômua để
giảm bớt mức kích thích của cafein.
Trong giải độc
Khi cơ thể bị ngộ độc thì phải giải độc, tức là làm mất hoặc giảm tác hại
của chất độc, ta thường dùng chất tương kỵ với chất độc để giải độc. Có ba
phương pháp giải độc
- Giải độc bằng phương pháp vật lý: Là không làm cho chất độc biến
thành chất không độc mà chỉ làm cho chất độc không bị hấp thu hoặc hấp thu rất
ít, rất chậm vào cơ thể bằng các biện pháp vật lý.
VD: cho uống thuốc than để hấp thu chất độc. Cho uống lòng trắng trứng
để giữ chất độc không cho ngấm vào máu.
- Giải độc bằng phương pháp hóa học: là làm cho chất độc biến chất thành
chất không độc bằng các phản ứng hóa học như kết tủa, oxy hóa, trung hòa.
+ Làm kết tủa chất độc: ngộ độc các chất alkaloit thì cho uống dung dịch
tanin để biến alkaloit thành muối tanat kết tủa.
16
+ Làm oxy hóa chất độc: ngộ độc bởi morphin thì cho uống dung dịch
thuốc tím để biến morphin thành dioxymorphin không độc.
+ Làm trung hòa chất độc: bị bỏng acid thì rửa bằng nước vôi trong, bị
bỏng vôi hay sút thì rửa bằng dung dịch acid loãng.
- Giải độc sinh lý: là dùng những chất đối lập với chất độc để làm mất tác
dụng của chất độc.
VD: ngộ độc bởi pilocarbin, dipterex, thì dùng atropin để giải độc, ngộ
độc bởi các thuốc ức chế thần kinh, thuốc mê thì dùng thuốc kích thích thần kinh
như strichnin, cafein để giải độc.
1.4. Những yếu tố ảnh huởng đến tác dụng của thuốc
1.4.1. Các yếu tố bên trong cơ thể
- Thể trạng: thể trạng tốt tức quá trình sinh hoá cùa cơ thể tốt, Thuốc phát
huy hiệu quả nhanh và mạnh. Tình trạng bệnh lý: đặc biệt là các bệnh về gan
thận thường làm gia tăng độc tính cùa thuốc
- Tuổi tác: ở gia súc non, hệ thống chuyển hóa và bài thải thuốc chưa hoàn
chỉnh, trong khi ở gia súc già chức năng của các cơ quan trên đã bị giảm nên khi
dùng thuốc cho các đối tượng trên cần phải thận trọng.
- Trọng lượng: căn cứ vào trọng lượng hoặc diện tích bề mặt cơ thể để
tính liều lượng thuốc cần cấp.
- Phái tính: mức độ nhạy cảm với thuốc của thú đực và thú cái có thể khác
nhau
Ví dụ: con cái nhạy cảm với thuốc ngủ, strychnin hơn con đực
- Cách dùng thuốc: liên quan đến hiện tượng quen thuốc, lệ thuộc thuốc,
đề kháng thuốc hoặc dị ứng với thuốc.
- Chất dinh dưỡng trong thức ăn: Chất béo, các khoáng chất (Ca ,
Phospho) liên quan đến hiện tượng gắn kết thuốc tạo Kelat, cũng như các enzym
chuyển hóa thuốc.
- Loài, giống: các loài, giống khác nhau có sự mẫn cảm vói thuốc khác
nhau do khác nhau về đặc điểm sinh lý, sinh hóa, khả năng hấp thu chuyển hóa
và bài thải.
Ví dụ: trong lâm sàng không dùng thuốc mê bay hơi cho loài nhai lại, bột
mã tiền cho chó ăn thì chó bị ngộ độc còn cho ngựa ăn thì không bị ảnh hưởng.
Ngay trong cùng một loài cũng có sự mẫn cảm với thuốc khác nhau giữa
các giống.
Ví dụ: cùng là loài heo nhưng chỉ có heo siêu nạc nhập nội mới cần bổ sung
sắt khi mới sinh.
- Cá thể: Mỗi cá thể sẽ có phản ứng với thuốc khác nhau, các cá thể có
cùng cha mẹ sẽ có phản ứng với thuốc tương đối giống nhau.
1.4.2. Yếu tố ngoài cơ thể
* Yếu tố liên quan đến thuốc
17
- Chaát löôïng thuoác
+ Dạng thuốc: là hình thức trình bày đặc biệt của dược chất để đưa dược
chất vào cơ thể. Dạng thuốc phải được bào chế sao cho tiện bảo quản, vận
chuyển, sử dụng và phát huy tối đa hiệu lực chữa bệnh của thuốc.
+ Trạng thái của dược chất: Độ tán nhỏ: thuốc càng mịn, diện tiếp xúc
càng tăng, hấp thu thuốc càng nhanh. Dạng vô định hình và dạng tinh thể: thuốc
rắn ở dạng vô định hình dễ tan, dễ hấp thu.
+ Tá dược: Tá dược không phải chỉ là "chất độn" để bao gói thuốc mà còn
ảnh hưởng đến độ hòa tan, khuếch tán...của thuốc. Khi thay calci sulfat (thạch
cao, tá dược cổ điển) bằng lactose để dập viên diphenylhydantoin, đã gây hàng
loạt ngộ độc diphenylhydantoin do lượng thuốc được hấp thu nhiều hơn.
Nguyên nhân là tá dược calci sulfat chỉ đóng vai trò một khung mang, không
tiêu và xốp, làm dược chất được giải phóng từ từ trong ống tiêu hóa. Còn lactose
lại làm dược chất dễ tan, nên được hấp thu nhanh trong thời gian ngắn.
+ Kỹ thuật bào chế và dạng thuốc
Kỹ thuật bào chế là một yếu tố không kém phần quan trọng có tác động
trực tiếp đến sinh khả dụng của thuốc, có thể kiểm soát được sự giải phóng dược
chất và vị trí để thuốc giải phóng ( giải phóng tại đích). Vì vậy nó thường được
các nhà sản xuất giữ bí mật.
Hiện có rất nhiều dạng thuốc khác nhau được sản xuất theo các kỹ thuật
khác nhau để sao cho: Hoạt tính của thuốc được vững bền, dược chất được giải
phóng với tốc độ ổn định, dược chất được giải phóng tại nơi cần tác, thuốc có
sinh khả dụng cao.
- Hiểu biết và dùng thuốc đúng cách, hợp lý
- Liều dùng và nồng độ
+ Liều tối thiểu có tác dụng (liều ngưỡng): lượng thuốc cho vào cơ thể để
bắt đầu có tác dụng
+ Liều điều trị (thường cao hơn liều ngưỡng): được sử dụng lâm sàng
nhằm mục đích khôi phục chức năng bình thường của cơ thể và gây rối loạn
bệnh lý
+ Liều gây độc (cao hơn liều điều trị ): liều bắt đầu có những bệnh lý độc
hại
+ Liều gây chết (LD50) gây chết 50% động vật thí nhgiệm
- Nhịp cung cấp thuốc: phụ thuộc vào thời gian bán hủy (T1/2) của thuốc
+ T1/2 là thời gian cần thiết để nồng độ thuốc trong huyết tương giảm đi
một nửa
+ Nhịp cung cấp thuốc ( khoảng cách giữa các lần sử dụng)
3-4 lần / ngày nếu T1/2 từ vài phút - 4 giờ
2 lần / ngày nếu T1/2 từ 4 giờ - 10 giờ
1 lần / ngày nếu T1/2 từ trên 12 giờ
18
* Yếu tố ngoại cảnh
Chế độ ăn uống, chăm sóc, khai thác, quản lý động vật.
1.5. Thông tin về một loại thuốc
1.5.1. Tên thuốc
Một biệt dược thường có 3 tên chủ yếu sau
- Tên khoa học (chemical name): được gọi theo cấu tạo hóa học của biệt
dược đó. Tên này có khi không được ghi trên nhãn thuốc.
- Tên hoạt chất (generic name): còn gọi là tên chung, được gọi theo qui
định chung của quốc tế. Tên này cho ta biết hoạt tính dược lực cho nên cần phải
nắm vững. Có thể tìm thấy tên hoạt chất ở mục thành phần (composition)
- Tên thương mại (brand name) : còn gọi là biệt dược. Tên này thay đổi
tùy theo cách đặt của tững hãng sản xuất dược phẩm. Tên này được sử dụng trên
thị trường.
Ví dụ 1: Tên khoa học : ortho- acetobenzoic acid
Tên hoạt chất: Aspirin (U.S.P) hay Acetylsalicylic acid (B.P)
Tên thương mại: Aspan pH 8 (SANOFI)
Ví dụ : Tên khoa học : naphthacenecarboxamide
Tên hoạt chất: oxytetracyclin
Tên thương mại: Terramycin (FRIZER)
1.5.2. Chỉ định và chống chỉ định (indications và contraindications)
- Chỉ định: sử dụng thuốc trong trường hợp nào?, bệnh gì ?
- Chống chỉ định: không được phép sử dụng thuốc trong những trường
hợp cụ thể nhằm đề phòng độc tính và các tai biến khi dùng thuốc
Ngoài ra có thể có phần thận trọng khi dùng thuốc (precaution)
1.5.3. Liều lượng và đường cung cấp (Dosage và Administration)
Liều lượng sẽ thay đổi tùy theo đường cấp thuốc, loài gia súc và mục
đích sử dụng.Tổng quát: Thú có tầm vóc nhỏ liều /Kg thể trọng cao hơn thú có
tầm vóc lớn
1.5.4. Dạng trình bày ( Presentation)
Liên quan đến đường cấp thuốc :
- Bột trộn vào thức ăn (Feed additive), nước uống (Water soluble)
- Viên uống (tablet)
- Siro uống (syrup)
- Kem ăn (paste)
- Bột pha tiêm (powder for injection)
- Dung dịch tiêm (solution for injection)
- Dung dịch xịt (spray)...
1.5.5. Bảo quản (storage)
19
Qui định phương cách bảo quản nhằm tránh làm hư hỏng các hoạt chất
trong biệt dược(khô, mát, tránh ánh sáng )
1.5.6. Hạn dùng (expiration date)
Cho biết thời hạn tối đa có thể dùng thuốc
1.5.7. Thời gian ngưng thuốc (Withholding periods)
Trong thú y, người sử dụng thuốc còn cần chú ý đến thời gian ngưng
thuốc trước khi giết mổ (đối với heo thịt, bò thịt, gà thịt...), trước khi sử dụng
các súc sản (sữa, mật ong, trứng gà...) để đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm.

20
CHƯƠNG 2
THUỐC KHÁNG SINH
2.1. Đại cương về kháng sinh
2.1.1. Khái niệm kháng sinh
Theo quan niệm mới ngày nay, thuốc kháng sinh là tất cả những chất hóa
học, không kể nguồn gốc (chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật, bán
tổng hợp hay tổng hợp) có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn
(bacteriostatic) hoặc tiêu diệt vi khuẩn (bactericidal) bằng cách tác động chuyên
biệt trên một giai đoạn chuyển hóa cần thiết của vi sinh vật.
Với định nghĩa này, nhiều thuốc trước đây xếp vào loại chất kháng khuẩn
tổng hợp (như sulfamid, quinolon) bây giờ cũng được xếp vào loại kháng sinh
2.1.2. Phân loại
2.1.2.1. Theo cấu trúc hóa học
- Nhóm beta-Lactam: penicillin, ampicillin, amoxcillin, cephalosporin...
- Nhóm Aminoglycosid : streptomycin, gentamycin, kanamycin, neomycin...
- Nhóm Polypeptid : colistin, bacitracin, polymyxin...
- Nhóm Tetracyclin : tetracyclin, oxytetracyclin, chlotetracyclin, doxycyclin..
- Nhóm Phenicol : chloramphenicol, thiamphenicol, florphenicol
- Nhóm Macrolid: erythromycin, spiramycin, tylosin...
- Nhóm kháng sinh gần gũi với macrolid: lincomycin, virginiamycin...
- Nhóm Sulfamid : sulfaguanidin, sulfacetamid, sulfamethoxazol...
- Nhóm Diaminopyrimidin : trimethoprim, diaveridin
- Nhóm Quinolon : acid nalidixic, flumequin, norfloxacin...
- Nhóm Nitrofuran : nitrofurazol, furazolidon, furaltadon...
- Các nhóm khác: Glycopeptid, Pleuromutilin, Polyether ionophore...
2.1.2.2. Theo cơ chế tác động
* Tác động lên thành tế bào vi khuẩn
Tất cả các tế bào sống (vi khuẩn và động vật hữu nhũ) đều có màng tế bào
có cấu trúc lipid phức tạp, do đó đều bị tiêu hủy bởi chất sát trùng. Nhưng khác
với tế bào động vật hữu nhũ, tế bào vi khuẩn có áp suất thẩm thấu bên trong tế
bào cao hơn nên chúng còn có thành tế bào bên ngoài màng tế bào. Thành tế
bào này có cấu tạo từ chất Peptidoglycan (= Mucopeptid = Murein) gồm nhiều
dây Polysaccharid thẳng dọc và những đoạn ngang Pentapeptid. Polysaccharid
gồm nhiều phân tử đường mang amin : N-acetyl-glucosamine và N-acetyl-
muramic (chỉ có ở vi khuẩn)
Tiến trình hình thành thành tế bào bắt đầu bằng sự chuyển đổi L. Alanin
thành D. Alanin. Sau đó 2 D. Alanin kết hợp với nhau. Cycloserin ức chế cạnh
tranh giai đoạn này nên nó tác động đến cả vi khuẩn G , GO

21
Tiếp đến D-alanin dipeptid nối với 3 acid amin khác và 1 đường N-acetyl
muramic acid để tạo thành đường Pentapeptid. Đến lượt nó, nó lại cặp đôi với
một đường mang amin khác là N- etylglucosamin. Toàn bộ cấu trúc này lại kết
hợp với 1 phân tử mang lipid là Isoprenyl phosphate rồi di chuyển từ tế bào chất
ra ngoài màng tế bào. Tại đây chúng kết hợp với nhau để kéo dài thành chuỗi
peptidoglycan. Bacitracin ngăn cản tiến trình này bằng cách gắn với Isoprenyl
phosphate tạo phức hợp vô dụng. Vancomycin ngăn cản sự di chuyển đường
pentapeptid thành chuỗi đa phân tử bên ngoài màng tế bào.
Giai đoạn cuối là hình thành dây ngang giữa các dây peptidoglycan bằng
cách nối D-alanin của 1 chuỗi với diaminopimelic acid của chuỗi kế cận nhờ
enzym transpeptidase. Penicillin ức chế giai đoạn này do cấu trúc của nó giống
D-alanylalanin (1 vị t rí trên peptidoglycan mà enzym gắn vào)

Hình 2.1: Cơ chế tác động của kháng sinh


* Kháng sinh tác động lên màng tế bào chất (màng bào tương )
- Màng này có nhiệm vụ bao bọc và ngăn cách dịch tương bào với vỏ tế
bào. Nó có tính thấm chọn lọc, điều hòa sự trao đổi với môi trường bên ngoài.
Cả tế bào động vật và tế bào vi khuẩn đều có các yếu tố như protein, lipid nhưng
lipid của vi khuẩn là phospholipid còn nấm mốc là sterol.
- Kháng sinh thuộc nhóm Polypeptid (Colistin, Polymycin) và Polyens
(chất kháng nấm) gắn kết trên các chất hóa học riêng biệt làm xáo trộn chức
năng thẩm thấu khiến các chất trong bào tương như Mg2+, K+, Ca2+ thoát ra
ngoài (tác động như một chất tẩy loại Cation)
* Kháng sinh tác động lên sự tổng hợp acid nucleic

22
- Quinolon (A.nalidixic, Norfloxacin : Fluor hóa Quinolon...) ức chế
mạnh sự tổng hợp DNA trong giai đoạn nhân đôi do ức chế DNA gyrase.
- Rifampin ức chế tổng hợp RNA do ức chế RNA polymerase .
- Sulfamides đối kháng cạnh tranh với PABA (p-aminobenzoic acid) một
tiền chất để tổng hợp acid folic (động vật hữu nhũ dùng folat có sẵn trong thực
phẩm còn vi khuẩn phải tổng hợp folat). PABA kết hợp với pteroic acid hoặc
glutamic acid để tạo pteroylglutamic acid (PGA), chất này giống như 1
coenzym trong sự tổng hợp Purin và Timin. PGA cũng là 1 phần của phân tử
B12 có liên quan đến sự biến dưỡng acid amin và purin. Do đó khi thiếu PABA
sẽ gây thiếu purin, acid nucleic. Điều này cũng giải thích tại sao các vi khuẩn
tự tổng hợp được PABA thì đề kháng với Sulfamid và tại sao Thymin, Purin,
Methionin, và một số acid amin khác lại đối kháng với hiệu quả Sulfamid.
Sulfamides chỉ có tác động kìm khuẩn.
- Trimethoprim ức chế dihydrofolat reductase ngăn quá trình chuyển hóa
dihydrofolat thành tetrahydrofolat (dạng hoạt động của ac id folic)

Hình 2.2: Cơ chế tác động của sulfamid và trimethoprim đến quá trình tổng
hợp acid nucleic của vi khuẩn
* Kháng sinh tác động đến quá trình tổng hợp protein của tế bào vi
khuẩn
- Kháng sinh Aminosid (Aminoglycosid : Streptomycine...) gắn chặt với
tiểu đơn vị 30S, phong bế hoạt động bình thường của phức hợp khởi đầu, can

23
thiệp tiếp cận tRNA , làm sai đoạn gen từ đó hình thành các protein không có
chức năng.
- Kháng sinh Tetracyclin cũng gắn vào tiểu đơn vị 30S và phong bế sự
kết hợp của tRNA với mRNA.
- Kháng sinh Chloramphenicol gắn với tiểu đơn vị 50S, ức chế enzym
peptidyl transferase không cho amino acid gắn vào chuỗi polypeptid
- Kháng sinh Macrolid (Erythromycine...) tranh giành vị trí gắn ở
Ribosom và ngăn cản vị trí dịch chuyển các acid amin

Macrolid Chloramphenicol

Tetracyclines Aminosid

Hình2.3: Cơ chế tác động đến quá trình tổng hợp protein của kháng sinh
2.1.2.3. Theo tác động kháng khuẩn
Chia làm hai nhóm :
Kháng sinh kìm khuẩn (hay tĩnh khuẩn) không có tác dụng hủy diệt mầm
bệnh mà chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của chúng
Kháng sinh sát khuẩn (hay diệt khuẩn) có hoạt tính tiêu diệt vi khuẩn
Sự phân biệt này chỉ có tính tương đối vì bất kỳ kháng sinh nào cũng có tác
dụng kìm khuẩn và sát khuẩn tùy theo liều lượng cung cấp. Tuy nhiên, đối với
những kháng sinh chỉ có tác dụng sát khuẩn ở nồng độ rất cao trong máu (có thể
gây độc tính hoặc tai biến) thì chỉ được sử dụng với mục đích kìm khuẩn ở liều
thấp hơn.
a. Nhóm các kháng sinh kìm khuẩn
- Tetracyclin, Macrolid, Lincosamid, Synergistin, Phenicol, Sulfamid,
Diaminopyrimidin
b. Nhóm các kháng sinh sát khuẩn

24
* Kháng sinh sát khuẩn phụ thuộc nồng độ
Tốc độ sát khuẩn phụ thuộc nồng độ đạt được trong máu. Hiệu lực của
những kháng sinh này thường rất nhanh chóng
- Nhóm Aminosid
- Nhóm Fluoroquinolon tác động trên vi khuẩn G-
- Polypeptid
- Sulfamid + Diaminopyrimidin
Ý nghĩa : Chỉ cần cấp kháng sinh 1-2 lần trong ngày
* Kháng sinh sát khuẩn phụ thuộc thời gian
Tốc độ sát khuẩn phụ thuộc thời gian vi khuẩn tiếp xúc kháng sinh ở nồng
độ lớn hơn hay bằng nồng độ ức chế tối thiểu (MIC). Hiệu lực sát khuẩn của
những kháng sinh này thường xảy ra chậm
- Nhóm beta-Lactam
- Nhóm Glycopeptid
- Nhóm Quinolon trên Staphylococcus
- Nhóm Rifampicin
Ý nghĩa : chia tổng liều thành nhiều liều nhỏ trong ngày
(MIC : là nồng độ tối thiểu kháng sinh có khả năng ức chế sự nhân lên của vi
khuẩn ở trong cơ thể: invitro)
2.1.3. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn
2.1.3.1. Sự đề kháng tự nhiên
Đây cũng là giới hạn khả năng kháng khuẩn của kháng sinh
Ví dụ : Streptococcus đề kháng tự nhiên với Aminosid do thành vi khuẩn
không cho thuốc qua
2.1.3.2. Đề kháng thu nhận
Đề kháng do đột biến nhiễm sắc thể Đề kháng do Plasmid
- Quinolon, Nitrofuran, Polypeptid - Các nhóm khác
- Tần xuất thấp : 10-9 -10-10 - Tần xuất cao hơn : 10-6 -10-7
- Hiếm xảy ra (10-20%) - Thường xảy ra (80-90%)
- Đề kháng 1 loại kháng sinh - Đề kháng nhiều KS, nhiều nhóm
- Di truyền theo chiều dọc - Cả dọc và ngang
2.1.3.3. Cơ chế của sự đề kháng
- Vi khuẩn sản xuất các enzym làm biến đổi hoạt vô hoạt kháng sinh
Ví dụ : vi khuẩn sinh betalactamase phá hủy các betalactam
- Tạo ra enzym thay thế cho enzym mà kháng sinh tác động vào.
Ví dụ:
- Thay đổi cấu trúc điểm tiếp nhận (receptor)
Ví dụ : Thay đổi Ribosom 30S không cho Aminosid gắn vào
25
- Giảm sự hấp thu kháng sinh vào tế bào vi khuẩn
Ví dụ : vi khuẩn đề kháng với Tetracyclin
- Đẩy kháng sinh ra ngoài bằng bơm thoát dòng làm nồng độ kháng sinh
trong tế bào giảm.
- Tạo quá nhiều điểm gắn kết với kháng sinh.
- Thay đổi quá trình biến dưỡng
Ví dụ : vi khuẩn đề kháng với Sulfamid

Hình 2.4: Cơ chế của sự đề kháng kháng sinh


2.1.3.4. Biện pháp hạn chế sự đề kháng thuốc
- Không sử dụng kháng sinh khi không có nhiễm trùng; sử dụng với mục
đích phòng nhiễm trùng chỉ khi chứng minh được hiệu quả của nó.
- Không sử dụng kháng sinh có phổ rộng hoặc kháng sinh thế hệ mới trong
khi kháng sinh có phổ hẹp, kháng sinh cũ vẫn có hiệu quả.
- Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình dịch tễ và khả năng nhạy
cảm kháng sinh của hệ vi khuẩn.
- Sử dụng đúng liều, đường cấp thuốc và liệu trình.
- Không tự ý kết hợp nhiều kháng sinh khi không cần thiết, khi kết hợp
kháng sinh với mục đích ngăn đề kháng, các kháng sinh thành phần phải sử
dụng nguyên liều lượng.
2.1.4. Sử dụng kháng sinh
2.1.4.1. Chọn kháng sinh
Khi chọn kháng sinh cần dựa vào:
- Kết quả chẩn đoán bệnh
- Tính nhạy cảm của 1 hay nhiều vi khuẩn gây bệnh đối với 1 kháng sinh
(dựa vào kháng sinh đồ hoặc những hiểu biết về thống kê dịch tể).
26
- Khả năng đi tới ổ bệnh của kháng sinh (dựa vào hiểu biết về tác động
dược lý).
- Cơ địa của thú ( có mang, bệnh gan thận, thú non...)
2.1.4.2. Nguyên tắc của liệu pháp kháng sinh
- Nhanh : để tránh phát tán mầm bệnh
- Mạnh : bắt đầu bằng liều có hiệu lực (tương đối cao) và tiếp theo là liều duy
trì (thấp hơn).
- Lâu : đảm bảo duy trì nồng độ kháng sinh có hiệu lực trong 5 ngày.
2.1.4.3. Phối hợp kháng sinh
* Mục đích
- Kết hợp các kháng sinh sát khuẩn trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm
trọng và hệ thống phòng vệ của cơ thể bị hư hỏng.
Ví dụ: Penicillin+ polypeptide: ampicillin + colistin (multibio, Virbac)
- Nhiều kháng được sinh phối hợp để điều trị các nhiễm trùng do nhiều vi
khuẩn gây ra cùng một lúc nhằm mở rộng phổ kháng khuẩn
Ví dụ : Penicillin + Streptomycin
- Tăng hiệu lực sát khuẩn
Ví dụ : Sulfamid + Trimethoprim
- Ngăn sự đề kháng thuốc
Ví dụ : Amoxcillin + acid clavulanic
Phối hợp kháng sinh cũng có những bất lợi như tăng độc tính đối với cơ
thể, tổn hao chi phí mà hiệu quả không gia tăng. Phối hợp làm tăng phổ kháng
khuẩn có thể dẫn đến nguy cơ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. dùng
nhiều kháng sinh trong một liệu pháp làm tăng nguy cơ chọn lọc hệ vi khuẩn đề
kháng với một hay nhiều kháng sinh.
* Các nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Một số ví dụ về các sản phẩm phối hợp kháng sinh
- Kháng sinh sát khuẩn + Kháng sinh sát khuẩn:
Penicillin + aminosid: Penicillin G benthazin + Penicillin G procain +
dihydrostreptomycin (Shotapen, Virbac)
- Kháng sinh kìm khuẩn + Kháng sinh sát khuẩn
Tetracyclin + polypeptide: oxytetracyclin + colistin (Colitetravet, Virbac)
Macrolide + polypeptide: spiramycin + colistin (Biotec, Virbac)
- Kháng sinh kìm khuẩn + Kháng sinh kìm khuẩn
Sulfamide + diaminopirimidine: sulphadimerazine + diaveridine (Avicoc,
Virbac)
Macrolide + diaminopirimidine: josamycin + trimethoprim (Trialplucine,
Virbac)

27
Hình 2.5: Nguyên tắc cơ bản trong phối hợp kháng sinh
2.1.5. Tồn dư kháng sinh và an toàn thực phẩm
- Tồn dư kháng sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng do độc
tính cấp tính hoặc mãn tính của kháng sinh. Kháng sinh tồn dư trong sữa thịt còn
có thẻ ảnh hưởng đến một số quá trình lên men trong chế biến thực phẩm.
- Việc ngăn chặn sự tồn dư thông qua tuân thủ thời gian ngưng thuốc
trước khi giết mổ hay trước khi dùng các sản phẩm từ vật nuôi như trứng, sữa
đòi hỏi sự phối hợp của các hãng sản xuất thuốc, bác sỹ thú y trong hướng dẫn
thực hành.
- Thời gian ngưng thuốc dựa trên các số liệu lâm sàng cụ thể trên từng loài
vật nuôi với từng loại chế phẩm cụ thể.
2.1.6. Một số biện pháp quản lý và kiểm soát sử dụng kháng sinh
2.1.6.1. Các chiến lược cải thiện việc sử dụng kháng sinh
- Giáo dục: Gồm những hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong lâm sàng tại
các trường đại học, thú y, bệnh viện. Các nguyên tắc trong việc chẩn đoán và
cảm nhiễm trùng có thể hồ trợ cho việc thực hiện kháng sinh hợp lý.
- Giới hạn các kháng sinh trong danh mục: đây là biện pháp kiểm soát loại
kháng sinh nào được nằm trong danh mục sử dụng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
việc sử dụng kháng sinh hiệu quả và giá thành của liệu pháp kháng sinh. Căn cứ
của việc lựa chọn này cần dựa vào thông tin về mức độ mẫn cảm hoặc đề kháng
của các mầm bệnh tại địa phương, bên cạnh đó còn dựa vào giá cả, độc tính của
thuốc. Biện pháp này có thể hạn chế việc lạm dụng kháng sinh phổ rộng khi
kháng sinh phổ hẹp vẫn còn tác dụng đối với các nhiễm trùng hoặc hạn chế việc
lạm dụng cùng lúc 2 loại kháng sinh có cùng phổ kháng khuẩn, đặc tính dược
động học và độc tính.
28
- Quay vòng việc sử dụng kháng sinh: luân phiên sử dụng kháng sinh
đang được chú ý và thử nghiệm trong thực tiễn. Đây là việc luân chuyển nhiều
nhóm kháng sinh có cùng phổ tác động trong một thời gian nhất định, luân
chuyển kháng sinh có thể thực hiện với hai kháng sinh trong cùng một nhóm.
Tuy nhiên cần lưu ý đề kháng chéo. Biện pháp này dựa trên cơ sở là vi khuẩn
gây bệnh có thể gồm các chủng đề kháng với nhiều nhóm kháng sinh.
2.1.6.2. Các vấn đề then chốt trong việc phát triển các chính sách về kháng
sinh
* Chính sách về kháng sinh ở cấp quốc gia
- Cấm bán kháng sinh không có toa của bác sĩ.
- Hướng dẫn về nguyên tắc sử dụng kháng sinh.
- Tầm soát việc phân phối và sử dụng kháng sinh.
- Điều tra đề kháng kháng sinh.
- Soạn thảo chương trình cho những người làm công tác chăm sóc sức
khỏe
* Chính sách về kháng sinh ở cấp cơ sở
- Cần có một hội đồng tư vấn để phát triển các quy định về kháng sinh
dựa trên khuyến cáo từ cấp quốc gia. Các quy định này phải hợp lý để tất cả các
đơn vị trong cơ quan có thể thực hiện. Hộ đồng cũng cần có kế hoạch kiểm soát
việ thực hiện các quy định, nhận thông tin phản hồi, ước lượng kết quả và xem
xét lại hàng năm để có sửa chữa phù hợp.
- Có hướng dẫn về tác dụng, phổ tác động, dược lực học, dược động học,
tác dụng phụ, giá thành và nhu cầu của từng nhóm bệnh nhân
- Có chương trình kiểm soát sử dụng kháng sinh bằng máy điện toán
- Thực hiện chương trình vệ sinh và kiểm soát nhiễm trùng sẽ góp phần
đáng kể việc sử dụng kháng sinh.
* Thực hành sử dụng kháng sinh ở từng cá nhân
Mỗi cá nhân phải thực hiện đúng vai trò của mình:
- Các bác sĩ nhân y và thú y với kiến thức chuyên môn và lương tâm sẽ
góp phần quyết định việc lựa chọn và sử dụng kháng sinh có hiệu quả, phù hợp.
- Các chuyên gia vi trùng trong phòng thí nghiệm cân cung cấp thông tin
tư vấn cho thầy thuốc, các dược sĩ của các nhà thuốc phải thực hành việc phân
phối kháng sinh đúng quy định.
- Chuyên viên kiểm soát nhiễm trùng tại các đơn vị có trách nhiệm trong
việc thực thi các biện pháp đề phòng nhiễm trùng, kiểm soát vệ sinh,k sát trùng,
khử trùng.
2.1.7. Kháng sinh đồ
2.1.7.1. Khái niệm kháng sinh đồ
Kháng sinh đồ là phương pháp nhằm xác định loại kháng sinh có nhạy
cảm với vi khuẩn và mức độ nhạy cảm đối với từng loại kháng sinh là như thế
29
nào. Bên cạnh đó, phương pháp này còn nghiên cứu sự đề kháng của vi khuẩn
với thuốc từ đó đưa ra cảnh báo phòng ngừa đối với những bệnh có khả năng lây
lan cao.
2.1.7.2. Các trường hợp áp dụng kháng sinh đồ
- Vật nuôi bị nhiễm khuẩn do nguyên nhân vi khuẩn, đã được điều trị
bằng thuốc kháng sinh nhưng không hiệu quả. Khi đó cần phải xác định lại mức
độ tác dụng của thuốc đối với vi khuẩn để có thể thay đổi hoặc điều chỉnh phác
đồ phù hợp.
- Những trường hợp vi khuẩn đã đề kháng thuốc, cần phải kết hợp nhiều
loại kháng sinh cùng lúc hoặc phải dùng kháng sinh mạnh hơn.
- Một số trường hợp có triệu chứng nghi ngờ nhiễm khuẩn và chưa sử
dụng kháng sinh. Khi đó bác sĩ sẽ yêu cầu tìm ra kháng sinh phù hợp nhất để
điều trị đích nhanh chóng và hiệu quả.
- Bên cạnh đó, phương pháp này còn được ứng dụng trong việc nghiên
cứu sự nhạy cảm của một loại kháng sinh mới đối với vi khuẩn.
2.1.7.3. Vai trò, ý nghĩa của kháng sinh đồ
- Lựa chọn được loại kháng sinh phù hợp nhất cho từng ca bệnh về hiệu
quả điều trị, phương thức sử dụng (uống, tiêm,…), hiệu quả kinh tế (lựa chọn
loại kháng sinh còn tác dụng nhạy cảm với chi phí hợp lý nhất,…). Hạn chế tối
đa việc lạm dụng thuốc một cách bừa bãi, tràn lan.
- Giám sát tình hình kháng sinh, từ đó có các chiến lược cụ thể nhằm hạn
chế tình hình kháng thuốc của vi khuẩn, giúp các nhà khoa học nghiên cứu phát
triển các kháng sinh mới/dạng thuốc mới ít đề kháng hơn.
- Kỹ thuật kháng sinh đồ được coi là giải pháp hiệu quả để góp phần giảm
thiểu tình trạng kháng thuốc kháng sinh tràn lan.
2.2. Các nhóm kháng sinh
2.2.1. Nhóm beta- lactam
2.2.1.1. Các penicillin
Các kháng sinh nhóm này được nhận biết qua tiếp vĩ ngữ cillin ở tên hoạt
chất của chúng.
Một số kháng sinh thông dụng trong thú y gồm: penicillin G, penicillin V
(nhóm G), ampicillin, amoxicillin (nhóm A), methicillin, oxacillin, cloxacillin,
floxacillin
Một số kháng sinh chỉ được sử dụng trong nhân y: carbenicillin, ticarcillin,
mezlocillin, azlocillin, piperacillin.
a. Nguồn gốc
Alexander Fleming (1929) phát hiện trên môi trường nuôi cấy nấm
Penicillinum notatum, P.chrysogenum
b. Cấu tạo hóa học

30
Cấu trúc cơ bản là vòng thiazolidin nối với vòng betalactam (amid nội
vòng), vòng này lại được gắn với đuôi R. Sự thay đổi R cho các kháng sinh khác
nhau trong nhóm

Hình 2.6: (a) vòng B-lactam; (b) penicillin

c. Lý hóa tính
Kém bền nhất trong các loại kháng sinh. Rất hút ẩm và bị thủy giải nhanh.
pH tối ưu từ 6-6,5, môi trường acid, kiềm sẽ phá hủy penicillin. Sự hư hỏng
cũng gia tăng theo nhiệt độ. Penicillin bị các tác nhân oxyhóa, khử phá hủy
(KMnO4). Các hóa chất có kim loại nặng cũng làm mất tác dụng của penicillin
(thuốc đỏ). Alcohol và các hợp chất có chứa -SH cũng đối kháng với penicillin.
Vi khuẩn ở trực tràng có khả năng tiết penicillinase, mở vòng betalactam cũng
phá hủy penicillin.
d. Dược động học
Hấp thu : Chỉ những penicillin bền trong môi trường acid mới được hấp
thu vào đường tiêu hoá (nhóm A, nhóm M, penicillin V). Penicillin G chỉ dùng
đường tiêm chích (IM, SC, ít dùng đường IV), ampicillin có nồng độ cao trong
mật. amoxcillin được hấp thu tốt hơn, nồng độ trong máu cao hơn ampicillin gấp
2 lần.
- Phân bố: ở dịch ngoại bào. Khuếch tán tốt vào phổi, khó khuyếch tán vào
màng não tủy, nhau thai trừ khi những nơi này viêm. Vào sữa khi tiêm những
liều lớn.
- Chuyển hóa :
- Bài thải: nhanh và chủ yếu qua ống thận.
Người ta thường kéo dài tác dụng của penicillin bắng cách:
+ Phối hợp với procain, benzathin để phóng thích dần
+ Dùng penicillin trong dầu
+ Tạo muối của penicillincó phân tử lượng cao để thủy giải chậm
+ Phối hợp với probenecid cạnh tranh đào thải
e. Hoạt tính dược lực
31
- Tác động sát khuẩn
- Phổ kháng khuẩn : thay đổi tùy từng nhóm penicillin
* Nhóm G : penicillin G (Benzyl penicillin), penicillin V (penoxymethyl
penicillin)
Đây là các kháng sinh có hoạt lực cao đối với vi khuẩn G+ và không
kháng penicillinase
* Nhóm A: ampicillin, amoxcillin
Các kháng sinh này có phổ kháng khuẩn mở rộng trên vi khuẩn G+ và G-
(như Haemophilus influenzae, E.coli và Pseudomonas mirabilis) nhưng vẫn
không kháng được penicillinase.
* Nhóm M : methicillin, oxacillin, cloxacillin, floxacillin
Các penicillin bán tổng hợp này có phổ kháng khuẩn rộng, trên vi khuẩn
G+ và G-, bền trong môi trường acid và kháng penicillinase.
f. Chỉ định
- Penicillin G: Bacillus anthracis, dấu son heo do Erysipelothrix
rhusiopathie, tụ huyết trùng do Pasteurella multocida, viêm vú, viêm da do
Staphylococcus spp., Streptococcus spp., bệnh do Leptospira spp., bệnh do
Corynebacteria (viêm phổi, viêm tử cung, viêm vú, viêm khớp), bệnh do
Listeria spp. trên trâu, bò, heo.
- Ampicillin, amoxicillin: còn có hiệu quả điều trị bệnh do vi khuẩn Gram-
, tuy nhiên hiệu quả trên vi khuẩn G+ kém hơn penicillin, ampicillin dùng để
phòng và trị bệnh Salmonella ở gia cầm tốt, amoxcillin ưu tiên trị vết thương,
nhiễm trùng răng, tử cung và đường tiết niệu ở chó mèo
- Methicillin, oxacillin, cloxacillin, floxacillin: ưu tiên trong điều trị bệnh
do staphylococci
Chống chỉ định: thỏ không dùng đường uống, chuột hamster do gây rồi
loạn cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
i. Độc tính
Là nhóm kháng sinh ít độc nhất. Tuy nhiên cần đề phòng tình trạng dị
ứng, penicillin có vai trò như 1 hapten. Khi vào cơ thể lần thứ nhất, chúng sẽ bị
biến đổi thánh acid penicilloic và acid penicillenic. Các chất này kết hợp với
protein thành một phức hợp có tính sinh kháng thể chống lại chính phức hợp
này. Các Ig ( chủ yếu là IgE bám trên các tế bào bạch cầu và Mastocyte. Khi
penicillin vào cơ thể lần thứ hai, chúng mang tính kháng nguyên, kết hợp với
kháng thể đã có. Phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể dẫn đến vỡ các tế
bào Mast và bạch cầu, phóng thích histamin gây các triệu chứng :đỏ, sần, phù,
co thắt khí phế quản, co thắt cơ tim...
k. Tương tác thuốc
- Hiệp lực : Aminosid (penicillin+streptomycin)
Quinolon

32
Polypeptid (ampicillin +colistin)
Chất ức chế betalactamase (amoxcillin + acid clavulanic)
- Đối kháng : Tetracyclin
Macrolid
- Không tương thích potassium và và ampicillin sodium: amikacin sulfate,
cephalothin sodium, lincomycin HCl, oxytetracycline HCl, aminophylline,
chlorpromazine HCl, heparin sodium, metoclopramide HCl, pentobarbital
sodium, sodium bicarbonate, promazine HCl.
m. Liều lượng
Bảng 2.1: Liều khuyến cáo cho các kháng sinh nhóm penicillin

Kháng sinh Loài Liều* Đường cấp Nhịp cấp


(giờ)
Penicillin G Ngựa 20.000-60.000 IM, IV 6-8
Chó 22.000-55.000 IM, IV, SC 6-8
mèo
Procain Penicillin G Ngựa 20.000- IM 12
Trâu bò 100.000 IM, SC 12-24
Heo 10.000-60.000 IM 24
Chó 40.000 IM, SC 12-24
mèo 20.000
Benzathine Ngựa 50.000 IM 48
penicillin Trâu bò 10.000-66.000 IM, SC 48
Chó 40.000-50.000 IM 120
mèo
Penicillin V Ngựa 66.000- PO 6-8
Chó 100.000 PO 6-8
mèo 5.5-11 mg/kg
Ampicillin Ngựa 10-22 mg/kg IM, IV 8
Trâu bò 11-22 mg/kg IM, SC 12
Chó 10-20 mg/kg IV, SC 6-8
mèo 22-33 mg/kg PO 8
6-8 mg/kg IM, SC 8
Heo 10-25 mg/kg IM, SQ 6-12
Thỏ 150-250 PO 6-8
Chim mg/kg PO nước uống
Gà 1,65g/L IM, SC 24
33
Bò sát 3-6 mg/kg
Amoxcillin Ngựa 20-30 mg/kg IM, PO 6-12
Trâu bò 6-11 mg/kg IM, SC 12-24
Chó 10-22 mg/kg PO 8
mèo 5-11 mg/kg IM, IV, SC 8
150-175 PO 12
Chim
Amox/clavulanate Chó 12,5-25 mg/kg PO 8-12
Mèo 62,5 mg/kg PO 8-12
Cloxacillin Chó 20-40 mg/kg IM, IV, PO 8
mèo 200mg/10ml Nhũ tuyến 12
Bò sữa 500 mg/10ml Nhũ tuyến
Dicloxacillin Chó 10-50mg/kg PO 8
mèo
Oxacillin Ngựa 20-50mg/kg IM, IV 6-8
Chó 20-40 mg/kg PO 8
mèo 5.5-11mg/kg IM, IV 4-8
Carbenicillin Chó 55-100 mg/kg IV, PO 8
mèo
Ticarcillin Chó 40-110 IM, IV, SC 6
mèo
* Liều tính theo đơn vị quốc tế
n. Thời gian ngưng thuốc
- Procain penicillin G dạng tiêm: bê 4 ngày; heo 6 ngày; trâu bò 7
ngày; cừu 8 ngày. Thời gian lọai thải sữa 48h.
- Benzathine penicillin: trâu bò 30 ngày.
- Cloxacillin: 48h đối với sữa bò, 10 ngày đối với bò thịt.
2.2.1.2. Các cephalosporin
Các cephalosporin cũng thuộc nhóm β- lactam. Các cephalosporin thường
được nhận biết bởi tiếp đầu ngữ ceph hoặc cef trong tên hoạt chất.
a. Nguồn gốc
- Chiết xuất lần đầu tiên từ nấm Cephalosporin acremonium.
- Thuộc nhóm betalactam: vòng dihydrothiazin nối với vòng betalactam.
- Cơ chế tác động tương tự penicillin.
- Có thể bị vô hoạt bởi nhóm enzyme β-lactamases, các cephalosporinase.
- Độc tính dị ứng và hư thận nhất là khi phối hợp các aminoglycoside

34
- Các kháng sinh này có vòng dihydrothiazin nối với vòng betalactam

Cephalexin cefaclor

b. Dược động học


- Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Một vài kháng sinh bị giảm hấp thu bởi
thức
ăn trong dạ dày.
- Tương tự penicillin. Không qua được hàng rào máu não (trừ
cefotaxime, ceftriaxone, cefepime), nhưng qua được nhau thai và tuyến sữa.
- Một số chuyển hóa ở gan và bài thải qua thận. Một số khác bài thải qua
thận dạng không chuyển hóa (cephalexin, cefadoxil)
c. Phổ kháng khuẩn
Bảng 2.2:So sánh các cephalosporin thuộc các thế hệ khác nhau
Cephalosporin thế I II III
hệ
Phổ kháng khuẩn G+ G+ (kém hơn thế hệ I), G+, G- kị
G- đường ruột khí
Kháng - + +
cephalosporinase
Vào dịch não tủy - - +
Đại diện cephalexi cefamandol ceftriazon
n cefaclor ceftiofur
cefadroxil cefoxitin cefotaxime
cefuroxime ceftazidime
d. Chỉ định
- Cephalosporin thế hệ I (PO): nhiễm trùng ngoài da, nhiễm trùng đường
tiểu ở chó do Staphylococcus intermedius, viêm vú ở bò do
- S. aureus và streptococci.
- Cephalosporin thế hệ II và III (đường tiêm):
35
+ Các nhiễm trùng do vi khuẩn Gram- hiếu khí
+ Đề kháng với thế hệ I gồm E. coli, Salmonella, Pasteurella. Cefoxitin
được ưu tiên trong các nhiễm trùng do hỗn hợp các vi khuẩn hiếu khí và kị khí
gây ra.
+ Ceftazidime và cefoperazone có hiệu quả cao trong điều trị nhiễm trùng
do Pseudomonas aeruginosa.
e. Liều lượng
Bảng 2.3: Liều khuyến cáo cho các cephalosporin

Kháng sinh Loài Liều Đường cấp Nhịp cấp


(mg/kg) (giờ)
Cefadroxin Ngựa 25 PO 4
Chó mèo 22 PO 8-12
Cephalixin Ngựa 22-33 PO 6
Chó mèo 22 PO 8
Cephapirin Ngựa 20-30 IM, IV 8-12
Chó mèo 10-30 IM, IV, SC 6-8
Cephalothin Ngựa 11-20 IM, IV 6
Chó mèo 10-30 IM, IV, SC 6
Trâu bò 55 SC 6-8
Cefazolin Ngựa 15-20 IM, IV 8
Chó mèo 20-35 IM, IV, SC 6-8
Cefoxitin Chó mèo 30 IV 8
Ngựa con 20 IV 4-6
Cefotetan Chó Mèo 30 IV 8
Cefotaxime Chó mèo 25-50 IM, IV, SC 8
Ngựa con 20-30 IV 6
Dê 50 IV 12
Ceftriaxone Chó mèo, ngựa 25 IV, IM 12-024
Cefquinome Bò 1 IM 24
Ceftiofur Trâu bò 1 IM 24
Chó mèo, heo, 2,2 IM 24
ngựa

36
2.2.2. Nhóm aminoglycosid (aminoside)
Nhóm aminoside bao gồm các kháng sinh streptomycin, gentamicin,
kanamycin, neomycin, spectinomycin, tobramycin, amikacin, apramycin
2.2.2.1. Nguồn gốc
- Streptomycin được chiết từ Streptomyces griseus
- Kanamycin được chiết từ Streptomyces kanamycetius
- Gentamycin được chiết từ Micromonospora purpurea
- Spectinomycin được chiết từ Streptomyces spectabilis
- Neomycin chiết từ S. fradiae
- Dihydrostreptomycin, apramycin là kháng sinh bán tổng hợp
- Tobramycin có nguồn gốc từ Streptomyces tenebrarius
2.2.2.2. Cấu tạo hóa học
Gồm có cấu trúc vòng aminocyclitol (aminocyclohexanol) nối với 1 hay
nhiều phân tử đường amin
2.2.2.3. Lý hóa tính
- pH tối ứu từ 6-8, pH <3 hay pH> 8 có thể phá hủy thuốc. Do đó người ta
thường dùng chất đệm citrat Na
- Nhiệt độ và các tác nhân oxyhóa khử cũng làm hư hỏng streptomycin
- Các hợp chất có nhóm -SH có thể tác động lên nhóm aldehyd tự do, hư
hỏng thuốc
- Muối Na, K, phodphate, tartrate làm giảm hoạt tính
2.2.2.4. Dược động học
Hấp thu : do tính phân cực, các aminosid tan tốt trong nước, không hấp thu
qua đường tiêu hóa. Đường uống chỉ cho tác động tại chỗ.
Có thể tiêm bắp hoặc tĩnh mạch (trừ DHS), không tiêm dưới da
Phân bố : ở dịch ngoại bào. Đạt nồng độ trị liệu ở khớp, phổi, dịch phúc
mạc
Ở thận và tai trong: thuốc tập trung với nồng độ cao
Vào dịch não tủy : khó và chậm
Qua được nhau thai và ảnh hưởng bào thai
Bài thải : chậm qua thận ở dạng có hoạt tính
2.2.2.5. Hoạt tính dược lực
- Tác động sát khuẩn ngoaị trừ spectinomycin
- Phổ kháng khuẩn :
* Streptomycin có phổ kháng khuẩn hẹp, tác động trên vi khuẩn G- (trực
khuẩn G- hiếu khí), Leptospira, Mycobacterium. Ít tác dụng trên vi khuẩn kị khí
do sự thấm phụ thuộc O2 và cần năng lượng.

37
* Gentamycin, Kanamycin, Neomycin tác động trên cả vi khuẩn G- và G+ (
streptococcus), riêng gentamycin còn có hiệu quả trên Proteus và Pseudomonas
* Spectinomycin chỉ có tác động kìm khuẩn nhưng có hiệu quả trên vi
khuẩn G-, G+ và Mycoplasma (trị được CRD trên gia cầm). Kháng sinh này ít
độc trên thận nhất.
Hoạt tính của streptomycin< kanamycin< gentamycin< apramycin
2.2.2.6. Chỉ định
Do độc tính của aminoglycosides, việc sử dụng kháng sinh nhóm này chỉ
giới hạn trong những ca bệnh nặng. Do thời gian tồn trữ lâu trong thận, kháng
sinh này không dùng cho thú sản xuất thực phẩm ở một số nước.
- Streptomycin điều trị bệnh do Leptospira spp. cho trâu, bò, cừu, heo; do
Campylobacter spp. và Actinobacillus spp. trên trâu, bò, ngựa.
- Streptomycin phối hợp với penicillin trong điều trị bệnh do staphiococci
và streptococci như viêm vú bò, viêm da ở heo, dấu son heo
Streptomycin ít được dùng cho chó và gia cầm. Kháng sinh này không
được dùng cho mèo
- Gentamicin dùng khá phổ biến ở chó mèo và cho kết quả tốt trong điều trị
nhiễm trùng tiết niệu, hô hấp, tiêu hóa, da và mô mềm, mắt và tai.
- Gentamicin ưu tiên chỉ định trong viêm kết mạc mắt bằng đường cấp tại
chỗ
- Gentamicin rất giới hạn cho trâu bò, cừu, dê và heo do giá thành và sự tồn
dư của thuốc trong thực phẩm: dùng trị tiêu chảy do E. coli và Salmonella spp.
cho thú cũng như gia cầm.
- Gentamicin dùng phổ biến cho ngựa trong viêm tử cung (Klebsiella
pneumoniae và Pseudomonas aeruginosa); trị nhiễm trùng khớp (tiêm khớp)
- Kanamycin: điều trị viêm phổi do Pasteurella multocida ở trâu bò; kết
hợp với penicillin hoặc spectinomycin để bơm vào nhũ tuyến trong điều trị viêm
vú bò; viêm tai do Moraxella bovis.
- Neomycin: nhiễm trùng đường tiêu hóa, vết thường hoặc da ở trâu, bò, dê,
cừu, heo, gia cầm, viêm tai ở chó, mèo; viêm phổi do Rhodococcus equi ở ngựa
- Apramycin thường dùng đường uống, đôi khi đường tiêm: viêm ruột do
E.coli, Salmonella spp., Serpulina gây ra cho heo con.
- Spectinomycin viêm phổi do Actinobaccillus pleuropneumoniae,
Mycoplasma spp.; nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng huyết do E.coli và
Salmonella spp.; nhiễm trùng đường hô hấp do các vi khuẩn Gram-.
2.2.2.7. Độc tính
- Quá mẫn tại chỗ: với những người làm công tác thú y, thường xuyên sử
dụng thuốc
- Cấp tính: buồn nôn, ói mửa, hôn mê ( tiêm thuốc kháng histamin)

38
- Mãn tính: do ái lực đối với tế bào mô thận ( neomycin) và tai trong
(streptomycin), việc sử dụng lâu dài các kháng sinh nhóm này có thể gây ù tai,
điếc, suy yếu thận.
Để hạn chế độc tính của các kháng sinh nhóm này, người ta không sử
dụng chúng trong thời gian dài, chỉ dùng điều trị tại chỗ (bôi ngoài da, trị viêm
ruột), hoặc phối hợp với các kháng sinh khác.
2.2.2.8. Tương tác thuốc
* Hiệp lực: với hầu hết các kháng sinh sát khuẩn khác
- Quinolon (gentamycin+flumequin)
- Penicillin (penicillin+streptomycin)
- Polypeptid (neomycin+colistin)
- Đặc biệt sự phối hợp spectinomycin : lincomycin (2:1) cho kết quả tốt
khi điều trị viêm đường hô hấp trên gia cầm do Mycoplasma gây ra (CRD).
* Đối kháng
- Tăng độc tính khi dùng chung với: amphotericin B, acyclovir,
bacitracin, ciplastin, methoxyfurane, polymyxin B, vancomycin, thuốc lợi
tiểu furosemide, mannitol, urea.
- Neomycin làm giảm hấp thu khi chung với penicillin V (PO), thuốc
có chứa digitalis, vitamin K, methotraxate.
- Spectinomycin đối kháng với chloramphenicol và
tetracycline.
2.2.2.9. Liều lượng
Bảng 2.4: Liều khuyến cáo cho các aminoglycosid
Kháng sinh Loài Liều (mg/kg) Đường cấp Nhịp cấp
(giờ)
Chó 2-4 mg/kg IM, SC, IV 6
Mèo 3 mg IM, SC, IV 6-8
Ngựa 4-5 mg/kg IM, IV 8
con
Ngựa 2-3 mg/kg IM, IV 8-12
lớn
Gentamicin
Trâu bò 2,5-5 mg/kg IM, IV 8
100-150 mg/kg Nhũ tuyến 12
Heo con 5 mg/kg PO, IM 24
Heo lớn 1,1 mg/kg nước uống
2,2 mg/kg nước uống Hồng lỵ
Gia cầm 5-10 mg/kg IM 12-24
39
40 mg/kg PO 8-12
Chim 2,5 mg/kg IM 8
Bò sát 2,5 mg/kg IM 8
5-10 mg/kg IM 72 (rắn)
Cá 1,6-3,3 mg/kg IM 33
Chó 20 mg/kg PO 8-12
mèo 3,5 mg/kg IM 12
Trâu bò 4-8 mg/kg PO 24
11 mg/kg PO nước uống
70-140 ppm PO thức ăn
Neomycin Bê nghé 2-3 g PO 24
Ngựa 5-15 mg/kg PO 24
Heo, 0,5 PO 12
cừu 7-12 mg/kg PO 12
Gia cầm 11 mg/kg PO nước uống
70-140 ppm PO thức ăn
Kanamycin Chó 10 mg/kg IM, IV 6-8
mèo
Bê nghé 20 mg/kg IM 12
Apramycin
Bò, heo 20 mg/kg IM 24
Amikacin Chó 10 mg/kg IM, SC, IV 8-12
mèo
Ngựa 20 mg/kg IM, IV 24
Chó 5-12 mg/kg IM 8
mèo
Trâu, bò 7-15 mg/kg IM 8
Spectinomycin Heo 20 mg/kg IM 8
5 mg/kg PO 8
Gia cầm 0,5- Nước uống
2g/4L

2.2.2.10. Thời gian ngưng thuốc


- Gentamicin sulfate tiêm: 40 ngày đối với heo.
- Gentamicin sulfate uống: 3-14 ngày đối với heo.
40
- Neomycin sulfate uống hoặc bột trộn thức ăn/ pha nước uống: 30 ngày
đối với trâu bò; 20 ngày đối với heo và cừu; 14 ngày đối với gà tây và gà đẻ
trứng thương phẩm; 5 ngày đối với gà thịt.
- Neomycin sulfate bơm tử cung hoặc viên nang uống: 30 ngày đối với trâu
bò; 20 ngày đối với heo và cừu; 48 h đối với sữa.
- Viên nang neomycin + sulfamethazine: 30 ngày đối với bê.
- Dung dịch spectinomycin uống: 21 ngày đối với heo.
- Bột spectinomycin uống: 5 ngày đối với gà (không phải gà đẻ)
2.2.3. Nhóm kháng sinh có chứa peptide
2.2.3.1. Nhóm polypeptid
Kháng sinh có cấu trúc peptide có các nhóm phụ, khác nhau đáng kể về
hoạt tính dược động học và dược lực học.
Các kháng sinh nhóm này gồm: colistin, polymycin, bacitracin,
enrnamycin, tyrothricin.
Một số kháng sinh như polymycin, bacitracin có độc tính toàn thân cao bị
hạn chế sử dụng trong nhân y và thú y.
a. Nguồn gốc
Khác với các kháng sinh khác, các kháng sinh trong nhóm này được chiết
xuất từ vi khuẩn Bacillus
Colistin = polymyxin E chiết xuất từ Aerobacillus colitinus
Polymyxin B chiết xuất từ B.polymyxa
Bacitracin chiết xuất từ B. subtilis
b. Cấu tạo hóa học
Từ sự kết hợp nhiều phân tử amino acid nối với nhau bằng nối peptid.
Thường có ít nhất 1 vòng ( đầu phân cực) và 1 hay nhiều dây peptid (đầu không
phân cực)
c. Lý hóa tính
- Hoạt tính bị giảm mạnh bởi savon, amonium bậc 4, máu mủ, acid béo
chưa no
- Các kim loại nặng gây trầm hiện bacitracin
d. Dược động học
- Do tính phân cực, tan trong nước nên không được hấp thu qua đường tiêu
hóa, sử dụng bằng đường uống chỉ có tác dụng tạo chỗ.
- Phân bố ở dịch ngoại bào
- Phân bố nhanh đến tim phổi, gan, thận, cơ
- Bài thải chủ yếu qua thận
e. Hoạt tính dược lực
- Phổ kháng khuẩn : hẹp

41
* Colistin và polymyxin B có tác động sát khuẩn trên vi khuẩn G- vì
receptor của chúng là phosphatidylethanolamin trên màng nguyên sinh chất chỉ
có ở vi khuẩn G-
* Bacitracin, eramycin và tyrothricin có tác động sát khuẩn trên vi khuẩn
G+ do ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào (ở giai đoạn khác với nhóm
penicillin)
f. Chỉ định
Do độc tính cao đối với cơ thể động vật hữu nhũ nên các kháng sinh này
chủ yếu được dùng với mục đích trị nhiễm khuẩn tại chỗ
- Colistin: trị tiêu chảy, viêm ruột do E.coli, Salmonella
- Polymyxin dùng trị tiêu chảy, nhiễm trùng mắt và tử cung, viêm vú do
coliform (kháng nội độc tố), Pseudomonas spp., Klebsiella spp., Proteus spp.
trên trâu, bò, heo.
- Bacitracin chỉ dùng đường uống với mục đích kích thích tăng trọng (bột
trộn thức ăn), hoặc trị nhiễm trùng tại chỗ (thuốc mỡ mắt, tai, da trên chó mèo),
phòng Clostridium perfingens gà, heo
g. Độc tính
- Dùng đường tiêm, các polymyxin có thể gây độc tính trên thận (trụ niệu,
huyết niệu do gây hư hại cầu thận và ống thận), hệ thần kinh, cơ (hôn mê, mất
điều hòa vận động, tê cơ miệng, khó thở).
- Colistin ít độc hơn polymyxin B.
- Phản ứng quá mẫn có thể gặp khi sử dụng bacitracin.
m. Tương tác thuốc
* Hiệp lực
- Tương hợp với nhiều kháng sinh: penicillin, aminoglycoside, tetracycline
(thuốc mỡ có chlotetracycline+bacitracin), sulphonamides hoặc trimethoprim.
- Hiệp lực tốt với các chất kelate hóa như EDTA và các chất tẩy rửa có tính
cation như chlohexidine nên phối hợp với các chất này trong trị nhiễm trùng tại
chỗ (mắt, tai, da) do Pseudomonas spp.
- Bacitracin Zn được bào chế trong chế phẩm sát khuẩn dùng tại chỗ do
một phần tác động gây se của kẽm.
n. Liều lượng
- Polymyxin B: 5 mg/kg (PO/12h) trị tiêu chảy cho bê nghé hoặc 2,5
mg/kgP (IM/12h) trị viêm vú do coliform ở bò.
- Chỉ trong nhiễm độc nội độc tố (endotoxemia) ở ngựa, tiêm tĩnh mạch
chậm polymyxin B với liều 0,6 mg/kg/ ngày được khuyến cáo.
- Ở chó mèo, kết hợp polymyxin với chlorhexidine hoặc EDTA trong các
nhiễm trùng tại chỗ do Pseudomonas.
- Colistin sulfate được dùng với liều 10 mg/kgP (PO/6h).
42
- Colistimethate được sử dụng ở liều 3 mg/kg (IM/12h).
- Bacitracin 50 ppm phòng Clostridium perfringens ở gà
2.2.3.2. Nhóm glycopeptides
Kháng sinh đại diện Vancomycin
a. Nguồn gốc và vai trò
- Vancomycin được chiết xuất từ nấm Streptomyces orientalis
- Có khả năng đánh bại các chủng Staphylococcus aureus kháng penicillin.
- Ít được sử dụng trong thú y vì giá thành cao và những yêu cầu nghiêm
ngặt của đường cấp thuốc.
- Trong nhân y, vancomycin thuộc nhóm kháng sinh dự phòng, hay giải
pháp cuối cùng.
b. Lý hóa tính và dược động học
- Khá bền và tan trong nước và dung dịch HCl.
- Gây tổn thương mô rất mạnh nên chỉ dùng đường truyền tĩnh mạch trong
khoảng 30 phút.
- Hấp thu kém nếu dùng đường uống.
- Phân bố đồng đều trong mô nhưng kém. Có khả năng vào dịch não tủy
khi cơ quan này bị viêm.
- Bài thải qua thận và một lượng nhỏ qua mật
c. Tác động kháng khuẩn, chỉ định
- Tác động sát khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành tế bào.
- Phổ kháng khuẩn: cầu trực khuẩn Gram+ hiếu khí.
- Chỉ định điều trị bệnh do Actinomyces, Clostridium, Enterococcus,
Listeria monocytogenes, Staphylococcus và Streptococcus.
- Ưu tiên chỉ định trong nhiễm trùng do Clostridium difficile
d. Độc tính và tương tác
- Hư hại mô, tạo huyết khối khi tiêm bắp.
- Phản ứng dạng histamin nếu tiêm tĩnh mạch nhanh (hội chứng đỏ ở cổ,
red-neck symdrome);
- Độc tính trên thận và tai.
- Tương hợp với aminoglycoside để chống lại các cầu khuẩn Gram+.
- Có thể phối hợp với rifampicin để trị Staphylococus aureus.
2.2.4. Nhóm tetracyclin
Đây là nhóm kháng sinh được dùng phổ biến rất lâu do phổ kháng khuẩn
rộng và những ưu điểm về dược động học. Nhận biết nhóm kháng sinh này qua
tiếp vĩ ngữ “cycline”
Trong thú y, các tetracyclin thường dùng là: oxytetracycline,
chlotetracycline, tetracycline, doxycycline, minocycline.

43
2.2.4.1. Nguồn gốc
- Năm 1948, chlotetracycline (CTC) chiết xuất từ nấm Streptomyces
aureofaciens nên được gọi là aureomycin.
- Năm 1950, oxytetracycline (terramycin) được chiết xuất từ nấm
Streptomyces rimosus.
- Tetracycline (1952), doxycycline (1966) được bán tổng hợp.
- Năm 2005, sau 20 năm nghiên cứu, thử nghiệm và đăng kí, tigecycline
được đưa vào sử dụng trong lâm sàng.
Tên cấu tạo của chúng, là những dẫn chất (-ine) của 4 (tetra-) vòng (-cycl-)
hydrocarbon
2.2.4.2. Cấu tạo hóa học

Tetracycline Chlortetracycline

Oxytetracycline Doxycycline

Gồm 4 vòng 6 cạnh (sườn Naphthacen, Tetracene). Các Tetracyclin khác


nhau ở các vị trí thế R5, R6, R7, R8
2.2.4.3. Lý hóa tính
- Hoạt động tốt ở pH 6-6,5 nhưng không bền ở pH>7
- Tinh thể lưỡng tính, hoà tan trong nước kém, dạng muối Chlohydrat tan
nhiều hơn. Trong đó, Oxytetracyclin tan nhiều nhất (nhóm OH)
- Tính bẫy bắt ( Kelate hóa ) với các ion kim loại hóa trị II (Ca, Mg...) làm
cho các tetracyclin bị giảm hấp thu khi thức ăn có các kim loại này (ngoại trừ
Doxycyclin), đồng thời giải thích ái lực tồn trữ ở mô xương, răng.
- Doxycycline và minocycline tan nhiều trong lipid.
2.2.4.4. Dược động học
- Hấp thu : qua đường tiêu hóa, tỉ lệ hấp thu khác nhau giữa các tetracyclin
44
Chlotetracyclin: 30% ; Tetracyclin, Oxytetracyclin 60-80%; Doxycyclin
100%
Chlotetracyclin không được sử dụng tiêm bắp vì dễ gây kích ứng, thường
dùng trong thuốc mỡ tra mắt.
Doxycyclin, Tetracyclin thường sử dụng dạng uống (thuốc bột, viên) nhưng
không dùng cho loài nhai lại vì sẽ ảnh hưởng hệ vi sinh vật dạ cỏ
Đường tiêm chích cho tác động nhanh chóng hơn
- Phân bố : đồng đều bên trong và bên ngoài tế bào (homogene). Khả năng
phân tán tốt đến các mô trong cơ thể như phổi, gan, thận, lách, xương ( trừ dịch
não tủy và dịch khớp). Qua được nhai thai và tuyến sữa, gây ảnh hưởng bào thai.
Tích tũy ở mô xương và răng.
- Chuyển hóa ở gan
- Đào thải : qua phân 40% (mật) và nước tiểu 60%. Riêng Doxycyclin đào
thải qua phân dạng không hoạt tính nên ít ảnh hưởng hê vi khuẩn đường ruột ,
an toàn để trị nhiễm trùng ngoài thận cho thú suy thận.
2.2.4.5. Hoạt tính dược lực
- Tác động tĩnh khuẩn
- Phổ kháng khuẩn rộng:
+ Trên vi khuẩn G+ (staphylococci, streptococi, Bacillus anthracis,
Erythropelothrix rhusiophathiae, Listeria monocytogenes, Corynebacteria spp.,
Rodococcus equi, kể cả vi khuẩn kị khí G+ (Clostridium spp., Actinomyces
spp.).
+ G- (Pasteurella spp., Enterobacteriaceae, Brucella spp;
+ Vi khuẩn nội bào như Mycoplasma spp.,., Ricketsia spp., Chlamydia spp.,
Leptospira spp
Mycobacterium, Proteus, Pseudomonas... đề kháng với tetracyclin
2.2.4.6. Chỉ định
- Do phổ kháng khuẩn rộng và những ưu điểm về được động học được
dùng như kháng sinh hàng đầu.
- Hiện nay, sự lan tràn các chủng vi khuẩn đề kháng tetracycline giới hạn
sử dụng các tetracycline trong lâm sàng.
- Chỉ định nhiễm trùng máu, nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hóa,
mắt, da, tai do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
- Đặc biệt là Borrelia, Brucella, Chlamidia, Ehrlichia, Leptospira, Listeria,
Rickettsia, Anaplasma và Tularemia.
- Doxycycline và minocycline: trị nhiễm trùng ở tuyến tiền liệt.
- Chỉ có tác động kìm khuẩn nên dùng trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng
và liệu trình dài.
2.2.4.7. Độc tính
45
- Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa khi dùng lâu ngày
- Bội nhiễm nấm mốc, thiếu vitamin B, K khi dùng lâu ngày.
- Nhạy cảm quang học: làm tổn thương da khi tiếp xúc ánh sáng, nổi mẩn,
viêm da.
- Trên xương và răng: do sự thành lập phức hợp Tetracyclin calcium-
orthophosphat với xương và răng. Chất này lắng đọng gây đổi màu men răng,
chậm phát triển .
- Chống chỉ định ở người mang thai và trẻ em dưới 8 tuổi, thú cảnh non.
2.2.4.8. Tương tác thuốc
* Hiệp lực
- Với macrolide (tylosin, erythromycin, spiramycin: Ery +Tetra; Spira +
Oxytetra), chloramphenicol (tetracyclin + chloramphenicol) và sulphonamide
(Sulfamethoxypyridazin+ Chlortetra).
- Aminosid: Neomycin + Oxytetracyclin, Doxycycline với rifampicin hoặc
streptomycin để trị bệnh do Brucella.
- Doxycycline cũng hiệp lực với pyrimethamine trong điều trị
toxoplasmosis.
- Polypeptid: Polymyxin B+ Oxytetra Với các polymyxin có thể có tác
dụng hiệp đồng do tăng hấp thu tetracyclines vào tế bào.
- Kết hợp với kháng viêm, kháng histamin:
Colistin+ Oxytetracyclin + Prednisolon + Chlorpheramin
* Đối kháng
- Giảm hấp thu khi dùng chất có chứa cation hóa trị II, III hoặc
NaHCO3, kaolin, pectin, bismuth subsalicylate.
- Đối kháng với . Lactam, Barbiturates
2.2.4.9. Liều lượng
Bảng 2.5: Liều khuyến cáo cho các tetracycline
Kháng sinh Loài Liều Đường Nhịp cấp (giờ)
(mg/kg) cấp
20 PO 8
Chó mèo
7,5-10 IM, IV 12
5 IV, IM 24
Heo
10 PO 8
Oxytetracycline
Chim 50 IM 24 (phòng bệnh)
Dê cừu 5 IV, IM 24
10-20 PO 12
Trâu bò
5-20 IM 24 (hô hấp)
46
20 IM 48-72 (tác động
7-11 IM, IV dài)
Anaplsmosis
Thỏ 10 24
55 PO 8
22 PO 8 (viêm ruột)
Chó mèo
10-20 PO 8 (brucellosis)
20 bơm màng phổi
Tetracycline
Bò, cừu 11 PO 12
Ngựa 5-7,5 PO 12
8 (trong nước
Heo 22 PO
uống)
Chó,
25 -50 PO 6-8
mèo
Chlortetracyline Trâu, bò 6-10 IV 12
Heo 6-10 IV 12
Gia cầm 0,05-1% PO Trộn thức ăn
Chó mèo 2,5-5 PO 12
Doxycycline Chim, 25-50 PO 12
gia cầm

2.2.4.10. Thời gian ngưng thuốc


- Dung dịch tiêm oxytetracycline: 15-22 ngày đối với trâu bò; 20-26 ngày
đối với heo; 5 ngày đối với gia cầm.
- Viên oxytetracycline (250mg) uống: 7 ngày đối với trâu bò
- Viên tetracycline (500 mg) uống: 12 ngày đối với bê; 5 ngày đối với cừu.
- Bột pha nước uống: 4 ngày đối với heo, gia cầm; 5 ngày đối với bê.
2.2.5. Nhóm phenicol
Là nhóm kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng có khả năng phân bố tốt vào
các mô trong cơ thể. Nhận biết kháng sinh này qua tiếp vĩ ngữ “phenicol”, các
kháng sinh nhóm này gồm chloramphenicol, florfenicol, thiamphenicol.
2.2.5.1. Nguồn gốc
Năm 1947, chloramphenicol được cô lập từ Streptomyces venezuelae . Do
có phổ kháng khuẩn rộng và khả năng phân tốt bố vào các mô trong cơ thể nên
chloramphenicol rất được ưa chuộng trong trị liệu. Tuy nhiên từ khi phát hiện

47
những độc tính đáng kể trên cơ quan tạo máu, việc sử dụng chất này đã được
giới hạn trong những qui định quốc tế và khu vực.
1994 bị cấm sử dụng trong phòng trị bệnh cho thú sản xuất thực phẩm ở Hà
lan và năm 2002 ở Việt nam.
Thiamphenicol, florfenicol là dẫn chất tổng hợp của chloramphenicol
2.2.5. 2. Cấu tạo hóa học

chloramphenicol Thiamphenicol

florfenicol

2.2.5. 3. Lý hóa tính


- Tinh thể không màu, vị rất đắng, bền ở 1000 C, pH=2-9, tan nhiều trong
alcohol
- Bị mất hoạt tính bởi tác nhân oxyhóa (nhóm alcohol nhị cấp), khử (nhóm
nitro)
2.2.5. 4. Dược động học
- Hấp thu: tốt qua đường tiêu hóa (Chloramphenicol 75-90%;
Thiamphenicol 100%) và ngoại tiêu hóa (IM,IV,IP). Các dạng muối palmitat và
sucsinat không hoạt tính, khi vào cơ thể được thủy giải thành dạng có hoạt tính.
- Phân bố: đồng đều trong dịch nội và ngoại bào. Do tính không ionhóa,
chloramphenicol tan tốt trong lipid, được phân phối rộng khắp các mô trong cơ
thể : nhau thai, sữa, dịch mắt, phổi, tuyến prostate, kể cả dịch não tủy.
- Chuyển hóa: Chloramphenicol chuyển hóa ở gan ( kết hợp với a.
glucuronic) dạng không hoạt tính. Ở mèo và gia súc non, phản ứng liên hợp này
rất kém nên khi dùng cần chú ý giảm liều. Thiamphenicol không bị chuyển hóa,
còn nguyên vẹn do đó được dùng để trị nhiễm trùng gan mật và đường tiểu.
- Bài thải : chủ yếu qua thận
2.2.5. 5. Hoạt tính dược lực:
- Tác dụng tĩnh khuẩn. Nhưng đối với Haemophilus, Pasteurella thì có tác
dụng sát khuẩn
- Phổ kháng khuẩn: rộng
48
+ Trên vi khuẩn G+: Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes,
Bacillus anthracis, Corynebacterium pyogenes, Erysipelothrix rhusiophathiae,
Listeria.
+ Trên vi khuẩn G-: E. coli, Shigella spp., Proteus spp., Salmonella spp.,
Klebsiella spp., Actinobaccillus, Bordetella bronchiseptica, Brucella spp.,
Pasteurella multocida, Leptospira spp.
+ Vi khuẩn kị khí (Clostridium spp., Bacteroides spp)
+ Vi khuẩn nội bào (Ricketsia, Chlamydia) nhưng Mycoplasma spp ít mẫn
cảm.
- Hoạt tính: chloramphenicol > florfenicol, thiamphenicol
2.2.5. 6. Chỉ định
Do độc tính cao, Phenicol chỉ giới hạn sử dụng trong các trường hợp :
- Thương hàn, phó thương hàn do Salmonella
- Viêm màng não, viêm thanh khí quản, viêm phổi do Haemophilus
- Nhiễm trùng kị khí (thay thế Metronidazol, Clindamycin)
- Nhiễm rickettsia
- Viêm nhiễm tuyến tiền liệt.
- Sử dụng tại chỗ : thuốc nhỏ mắt, tai, kem bôi da
Chống chỉ định : trong thức ăn gia súc, thuốc điều trị trên gia súc sản xuất
thực phẩm cho người (bò sữa, gà trứng, ong mật...), phụ nữ mang thai, cho con
bú, trẻ dưới 6 tháng (hệ thống khử độc ở gan chưa hoàn chỉnh)
2.2.5. 7. Độc tính
- Rối loạn tủy xương: suy tủy không hồi phục (thiếu máu bất sản)
- Trụy tim mạch khi dùng liều cao trị thương hàn (có thể do vi khuẩn chết
hàng loạt, phóng thích độc tố)
- Rôí loạn tiêu hóa: tiêu chảy, ói mửa
- Hội chứng xám ở trẻ em, thú non
- Xuất huyết, tử vong khi tiêm IV nhanh
- Tác dụng phụ: suy giảm miễn dịch. Do đó khi đang chủng ngừa cho gia
súc, nếu phải sử dụng kháng sinh thì chọn các kháng sinh khác
- Thiamphenicol và florfenicol ít độc hơn chloramphenicol
2.2.5. 8. Tương tác thuốc
* Hiệp lực
Với Tetracyclin (Chloramphenicol + Oxytetracyclin +Prednisolon)
* Đối kháng
- Các kháng sinh sát khuẩn như -lactams, aminoglycosides.
- Kháng sinh ức chế tổng hợp protein (macrolides, lincomycin,
clindamycin).
49
- Dùng chung với sulfamethoxypyridazin sẽ làm tổn thương gan.
- Dùng với ionophore lasalocid sẽ gây tổn thương cơ ở
gà thịt.
- Không dùng chung với pentoibarbital, codein, NSAID, coumarin vì làm
kéo dài tác động do ức chế chuyển hóa các chất này.
2.2.5. 9. Liều lượng
Bảng 2.6: Liều khuyến cáo cho các phenicol
Kháng sinh Loài Liều Đường Nhịp cấp (giờ)
cấp
Trâu, bò, 10-30 mg/kg IM 24
Thiamphenico heo
l 50-200 ppm PO (thức ăn)
Gia cầm PO (thức ăn)
100-500 ppm
Bò 20 mg/kg IM 24
40mg/kg SC liều duy nhất
Florfenicol Heo 50 ppm PO (phòng)
15 mg/kg IM 48

10 mg/kg

2.2.6. Nhóm macrolid


Các kháng sinh nhóm gồm erythromycin, spiramycin, kitasamycin,
tylosin, tilmicosin, azithromycin, clarithromycin, roxithrocin, azithromycin,
tulathromycin, josamycin, oleandomycin và carbomycin
Erythromycin, tylosin, tilmicosin, tulathromycin được dùng rộng rãi trong
thú y, oleandomycin và carbomycinđược sử dụng như những chất kích thích
tăng trọng.
2.2.6. 1. Nguồn gốc
- Erythromycin chiết xuất từ nấm Streptomyces erythreus
- Spiramycin chiết xuất từ nấm S. ambofacient.
- Tylosin chiết xuất từ nấm S. fradiae
- Kitasamycin (leucomycin) chiết xuất từ nấm S. kitasatoensis
- Tulathromycin là chất bán tổng hợp từ erythromycin
- Tilmicosin là chất bán tổng hợp từ tylosin
- azithromycin, clarithromycin, roxithrocin được tổng hợp bằng phương
pháp hóa học
2.2.6. 2. Cấu tạo hóa học

50
Tylosin spiramycin erythromycin

2.2.6. 3. Lý hóa tính


- pH tối ưu =7,8-8, pH<4 hay >10 làm hư hỏng thuốc, do đó người ta bọc
viên nhộng khi dùng đướng uống
- Khá bền, kém tan trong nước, tan tốt trong dung môi hữu cơ.
-Thường ở dạng muối: lactobionat, thiocyanate (Erythromycin); adipate
(Spiramycin); chlohydrate (Oleandomycin); tartrate , phosphate(Tylosin)...
2.2.6. 4. Dược động học
- Hấp thu: Erythromycin base bị hủy bới acid dịch vị nên sử dụng đường
uống phải ở dạng capsul hoặc muôí steroat, propionate. Các Macrolid mới
thường hấp thu tốt hơn và ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn trong dạ dày
- Phân bố: dịch nội bào, khuyếch tán vào khắp các mô nhất là phổi,
xương, gan, nhau thai trừ dịch não tủy (không đủ nồng độ trị liệu)
- Bài thải: chủ yếu qua mật (khác Peni), tuyến sữa, nước bọt dạng còn
hoạt tính.
2.2.6. 5. Hoạt tính dược lực
Tác động tĩnh khuẩn ở liều điều trị, sát khuẩn ở liều cao hơn.
Phổ kháng khuẩn
51
- Chủ yếu với G+: Staphylococcus spp., Streptococcus spp.,
Corynebacterium spp., Clostridium spp., Listeria spp., Bacillus spp.,
Erysipelothrix rhusiopathiae.
- Tác động trên một vài vi khuẩn G-:Actinobacillus spp., Brucella spp.,
Campylobacter spp.
- Tiêu diệt Mycoplasma, tylosin có tác động tốt hơn erythromycin trong các
nhiễm trùng do Mycoplasma spp.
- Tulathromycin: tác động cả vi khuẩn Gram dương, Gram âm bao gồm cả
P.multocida, Heamophilus, A.pleuropneumoniae, Bordetella. Tiêm heo (SC)
hoặc bò (IM) ở liều 2,5 mg/kg hấp thu nhanh với sinh khả dụng 80%. Thời gian
bán thải 70 giờ. Chính vì thế, người ta sử dụng tulathromycin để điều trị nhiễm
trùng bằng một liều tiêm duy nhất.
- Kistasamycin (leucomycin) họ macrolide có phổ tác động đến G+, G- và
Mycoplasma, Lawsonia intracelularis ở liều 90-180 ppm trong thức ăn cho heo
trong 14 ngày.
2.2.6. 6. Chỉ định
Ưu tiên chỉ định các bệnh đường hô hấp (CRD, PPLO ở gia cầm, suyễn
heo, viêm phổi bê nghé), tiêu chảy ( hồng lị ở heo do Treponema) viêm vú ( do
lợi điểm bài thải nhanh, ít gây tồn dư trong sữa), dấu son, nhiễm trùng tai mũi
họng ...
Erythromycin
- Phòng trị tiêu chảy, sảy thai do Campylobacter jejuni ở chó mèo.
- Thay thế penicillin trị nhiễm trùng do Staphylococcus spp., Streptococcus
spp. trên chó, mèo, ngựa con có cơ địa nhạy cảm với penicillin / nhiễm vi khuẩn
đề kháng với penicillin.
- Thay thế ampicillin hoặc amoxicillin trong điều trị leptospirosis ở heo.
- Thay thế tetracycline trong điều trị nhiễm trùng doRickettsia.
Tylosin
- Bệnh mắt đỏ (Moraxella bovis) viêm màng phổi (H. parahemolyticus),
viêm móng, viêm khớp, viêm tử cung, viêm vú do cầu khuẩn Gram + cho trâu,
bò, dê cừu.
- Viêm phổi và viêm xoang mũi tuyền nhiễm, hồng lị, leptospirosis ở heo.
- Trên chó: trị liệu abscess, vết thương nhiễm trùng, viêm da, viêm đường
hô hấp trên (viêm họng, viêm khí phế quản) viêm phổi gây bởi Staphylococus
spp., Streptococcus spp., vi khuẩn kị khí và Mycoplasma.
- Ở gia cầm: dùng đường uống để điều trị bệnh do Mycoplasma,
spirochetosis.
Spiramycin
- Kém hiệu quả hơn erythromycin và tylosin.
- Điều trị viêm màng phổi, viêm vú, viêm kết mạc ở bò.
52
- Spriramycin không tác động đến Mycoplasma spp. như tylosin. Tuy nhiên
kháng sinh này có tác động đến Toxoplasma và Cryptosporidium.
* Chống chỉ định ở loài ngựa
2.2.6. 7. Độc tính
- Độc tính thấp nhất
- Thường gặp trên người hơn là trên gia súc. Nhân viên thú y cần tránh
kháng sinh vấy nhiễm vào mắt.
- Sốt, nôn mửa, dị ứng da , kích ứng mạnh gây đau tại vị trí tiêm bắp; tiêm
tĩnh mạch có thể gây huyết khối.
- Do erythromycin bài thải qua phân, kháng sinh này có thể làm tiêu chảy
gây tử vong ở ngựa (do nhiễm Clostridium difficile). Tử vong cũng có thể gặp ở
thỏ do tiêu chảy dạng typhocolitis. Chống chỉ định erythromycin dùng đường
uống ở loài nhai lại và tylosin ở ngựa.
- Tilmicosin có tác dụng phụ rất cao trên tim mạch và độc tính này phụ
thuộc loài nên chống chỉ định ở heo, ngựa, loài linh trưởng, nhất là tiêm bắp vì
sẽ gây tử vong.
2.8.6. 8. Tương tác thuốc:
- Đối kháng với . Lactam, chloramphenicol, lincomycin ngoại trừ Tylosin
có thể phối hợp với Chloramphenicol
- Hiệp lực với : Polypeptid, Tetracyclin, Sulfamid
+ Erythromycin với penicillin/ rifampicin
+ Tylosin với gentamicin
+ Tylosin với oxytetracycline
2.2.6. 9. Liều dùng
Bảng 2.7: Liều khuyến cáo cho các macrolid
Kháng sinh Loài Liều Đường cấp Nhịp cấp
(giờ)
Chó 10 mg/kg PO 8
Erythromycin
Mèo 15 mg/kg PO 8
Bò 10-20 mg/kg IM 12-24
Tylosin Heo 10 mg/kg PO, IM 8-24
Gà 40 mg/kg IM 8-12
Spiramycin Bò, cừu 25 mg/kg IM 24
Bò 10-20 mg/kg SC 1 liều duy
Tilmicosin
nhất

53
Heo 200-400 ppm PO
Thỏ 25 mg/kg SC 24
Gia cầm 50 mg/L PO Trị bệnh
300-500 mg/kg PO Phòng bệnh
2.2.6. 10. Thời gian ngưng thuốc
- Erythromycin: 14 ngày với bò (thịt) hoặc 36-72h (sữa); 7 ngày (heo).
- Tylosin: 21 ngày với bò (thịt) hoặc 96 h (sữa); 14 ngày (heo).
- Tilmicosin: 21 ngày với bò (thịt).
2.2.7. Nhóm lincosamid
- Đây là nhóm kháng sinh được dùng thay thế cho các penicillin trong
những trường hợp bệnh nhân dị ứng với penicillin, các kháng sinh trong nhóm
này gồm lincomycin và clindamycin
- Có hoạt tính giống macrolid
2.2.7.1. Nguồn gốc
Lincomycin được chiết từ Streptomyces linconensis
Clindamyclin là dẫn xuất bán tổng hợp 7. Chlor của Lincomycin. Hoạt tính
của Clindamycin mạnh hơn Lincomycin
2.8.7.2. Dược động học
- Hấp thu : tốt qua đường tiêu hóa (tan trong lipid)
- Phân bố : dịch nội bào đặc biệt có khả năng qua sữa, phổi, gan, xương,
răng.
- Bài thải: qua mật (80%) và nước tiểu
2.2.7.3. Dược lực học
- Hoạt tính dược lực: phổ kháng khuẩn trung bình với đặc tính tĩnh khuẩn
- Phổ kháng khuẩn:
+ Vi khuẩn G+: Bacillus spp., Corynebacterium spp., Erythsipelothrix
rhuthiopathiae, Staphylococcus spp., Streptococcus spp.
+ Rất giới hạn với vi khuẩn G- (Campylobacter spp), một vài vi khuẩn kị
khí (Actinomyces spp., Bacterioides spp., Clostridium perfringen)
+ Tiêu diệt Mycoplasma.
+ Clindamycin có tác động với vi khuẩn kị khí; có hiệu quả với toxoplasma
và một số kí sinh trùng sốt rét.
2.2.7.4. Chỉ định
- Lincomycin (Mycoplasma, Arcanobacteria, vi khuẩn kị khí ) +
spectinomycin (Pasteurella và Heamophilus) trong điều trị bệnh trên đường hô
hấp cho trâu, bò, dê, cừu, heo, gia cầm.
- Bệnh nhiễm trùng vú, tuyến prostate (clindamycin), khớp, da, vết thương

54
và răng miệng ở chó mèo và khỉ.
- Điều trị bệnh hồng lị trên heo tuy rằng hiệu quả kém hơn tiamulin.
- Clindamycin có hiệu quả trong điều trị toxoplasmosis ở chó mèo và chỉ
được cấp phép sử dụng cho loài thú này.
- Chống chỉ định: thú non và ngựa.
2.2.7.5. Độc tính
- Quan trọng nhất là gây tiêu chảy màng giả rất nặng/ tử vong ở người,
ngựa, thỏ và động vật ăn cỏ do bởi sự phát triển của Clostridium difficile đề
kháng với kháng sinh này.
- Đặc biệt mẫn cảm là cừu, thỏ, chuột → chống chỉ định ở các đối tượng
này.
- Dùng lincosamide (IV) có thể gây liệt, suy cơ tim, tổn thương gan, phát
ban hoặc mày đay.
- Kháng sinh nhóm này tương đối không độc với chó mèo
2.2.7.6. Tương tác
* Hiệp lực
- Cộng hưởng với spectinomycin (tỉ lệ 2:1) trong tác động đến
Mycoplasma.
- Trong nhân y, clindamycin + aminoglycoside → điều trị các nhiễm trùng
do hỗn hợp vi khuẩn hiếu khí và kị khí gây ra
- Clindamycin + metronidazole → chống lại Bacteroides fragilis
* Đối kháng
- Với macrolides hoặc chloramphenicol
- Lincomycin bị giảm hấp thu (90%) khi dùng chung với kaolin nhưng
clindamycin không bị ảnh hưởng này
- Lincomycin có hoạt tính phong bế thần kinh cơ nên thận trọng khi dùng
chung với các chất phong bế thần kinh cơ.
2.2.7.7. Liều dùng
Bảng 2.8: Liều khuyến cáo cho các lincosamid

Kháng sinh Loài Liều Đường Nhịp cấp (giờ)


cấp
Bò, dê, heo 10 mg/kg IM 12
Heo 40- 100ppm PO Hồng lỵ
Lincomycin Gia cầm 2g/tấn PO Phòng viêm
ruột
Chó 20 mg/kg PO 24h
55
Mèo 10 mg/kg IM 12h
Linco+spec Bò, cừu 5+10 mg/kg IM 1 liều duy nhất
Clindamyci Chó mèo 5-10 mg/kg PO 12h
n 150mg IM 6 (toxoplasma)

2.2.8. Nhóm sulfonamid (sulfamide)


2.2.8.1. Nguồn gốc
Đây là nhóm kháng khuẩn có từ lâu nhất (thập niên 1940). Bắt nguồn từ
phân tử Protonsil (một loại thuốc nhuộm azo), các sulfamid được tổng hợp, là
những chuyển hóa chất của sulfanilamid với các vi trí thế ở N1 và N4
2.2.8.2. Cấu tạo hóa học
Có nhóm sulfamoil (-SO2NH2) trong phân tử
2.2.8.3. Lý hóa tính
- Dạng bột tinh thể,tan tốt ở pH=9-10, ít tan trong nước và môi trường acid
yếu. Có khuynh hướng kết tinh trong môi trương nước tiểu pH acid
- Tính hòa tan của hỗn hợp nhiều sulfamid cao hơn của từng chất riêng lẻ
2.2.8.4. Dược động học
* Sulfamid tác động toàn thân
+ Sulfamid tác động nhanh ( 3-6h), bài thải nhanh: sulfamerazin,
sulfadimidin, sulfathiazol...
+ Sulfamid nửa chậm (6-10h) : sulfapyridin, sulfamethxazol, sulfadiazin...
+ Sulfamid bài thải chậm (10-12h ) (long-acting): sulfamethoxypyridazin,
sulfadimethoxin, sulfadoxin...
* Sulfamid kháng khuẩn đường ruột : sulfaguanidin, phtalylsulfathiazon...
* Sulfamid tác động tại chỗ ( thuốc nhỏ mắt) : sulfacetamid, sulfadiazin bạc...
*Sulfamid trị cầu trùng (thường kết hợp với nhóm diaminopyrimidin):
sulfadimidin, sulfaquinoxalin, sulfadimethoxin, sulfadoxin...
- Hấp thu: qua đường tiêu hóa tốt, ngoại trừ các sulfamid co tác động tại
chỗ
Đường tiêm dưới da: dung dịch tiêm cần phải có chất đệm vì muối Na của
sulfamid có tính gây kích ứng. Tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch thường sử dụng hơn
nhưng nồng độ hữu hiệu trong máu thường ngắn, phải bổ sung bằng cách cho
uống
Tiêm vào vú các hỗn dịch sulfamid trong dầu. Đặt vào tử cung, âm đạo
những viên nang sulfamid+ urea ( tăng tính hòa tan) hoặc phối hợp với các
kháng sinh khác

56
- Phân bố: ở dich ngoại bào, phân tán đến khắp cơ thể bao gồm các mô
mềm cả hệ thần kinh trung ương (dịch não tủy) và khớp (dịch khớp). Vào được
tuyến vú nhưng chưa đạt đến nồng độ trị liệu
- Chuyển hóa: xảy ra ở gan với 2 phản ứng chính
+ Phản ứng liên hợp với acid glucuronic thành dạng bất hoạt nhưng có tính
hòa tan
+ Phản ứng acetyl hóa tạo thành dạng bất hoạt và không tan nên thường
gây độc ( hình thành dạng tinh thể ở thận)
- Bài thải: Qua thận là chủ yếu ( trừ các sulfamid kháng khuẩn đường
ruột), một ít qua phân, sữa
Sự lọc ở quản cầu thận : khuếch tán thụ động, tất cả các sulfamid đều qua
Sự tái hấp thu ở ống thận : quá trình này có sự chọn lọc. Điều này giải thích
tại sao một số sulfamid được duy trì trong cơ thể lâu hơn các sulfamid khác
Vì sulfamid có tính acid yếu nên việc kiềm hóa nước tiểu bắng NaHCO3 sẽ
làm tăng tính hòa tan, tránh tạo tinh thể gây hư hại thận.
2.2.8.5. Hoạt tính dược lực
- Tác động tĩnh khuẩn: chỉ có tác động tĩnh khuẩn nên hệ miễn dịch giữ
vai trò chủ yếu trong việc loại trừ tận gốc sự nhiễm trùng. Sulfamid có hiệu quả
cao trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng cấp tính vì giai đoạn này vi khuẩn có
mức độ biến dưỡng cao, dễ kết hợp với sulfamid, thêm vào đó khả năng thực
bào còn mạnh mẽ và sự khuyếch tán của thuốc chưa bị cản trở bởi quá trình xơ
hóa trong viêm mãn tính.
- Phổ kháng khuẩn: rộng, tác động trên vi khuẩn G+, G-, Protozoa (
coccidia, toxoplasma)
+ Vi khuẩn G+ (Bacillus spp., Erysipelothrix rhusiopathiae, Streptococcus
spp., Staphylococcus, Listeria monocytgenes, Nocardia asteroides),
+ G- (Brucella abortus, B. canis), Chlamydia spp.
+ Protozoa (Coccidia spp., Toxoplasma spp., Cryptosporidium spp.).
+ Nhiều vi khuẩn G- kém nhạy cảm với sulfonamide hoặc thu nhận đề
kháng như với kháng sinh này như E. coli, Klebsiella spp., Salmonella spp.,
Pasteurella spp., Haemophillus spp.
+ Phối hợp sulfonamide+trimethoprim: mẫn cảm.
2.2.8.6. Chỉ định
- Phòng trị nhiễm trùng cục bộ hoặc toàn thân cho thú gồm viêm phổi do
Actinobacillus trên bò, dê, cừu;
- Cầu trùng ở bê, gia cầm;
- Viêm vú ở bò; viêm tử cung do các vi khuẩn mẫn cảm;
- Viêm ruột tiêu chảy (chronic colitis) (sulfasalazine);
- Nhiễm trùng đường hô hấp; nhiễm trùng tiết niệu ở chó,
- Viêm da (dùng dapsone - diaminodiphenilsulfone),
57
- Viêm tai trên chó mèo (sulfadiazine bạc);
- Viêm khớp và viêm teo xoang mũi ở heo (phối hợp với chlortetracycline);
- Toxoplasmosis (sulfamethazine + pyrimethamine)
- Viêm ruột nhiễm trùng huyết do clostridia (sulfonamide +
chlortetracycline) ở cừu.
- Sulfonamide tác động toàn thân dùng đường uống/tiêm chích để trị các
nhiễm trùng trong nhiều cơ quan nội tạng.
- Sulfonamide trị nhiễm trùng đường tiểu sulfisoxazole (sulfafurazole) và
sulfasomidine được ưu tiên chỉ định trong các nhiễm trùng đường tiết niệu do
tan trong nước và bài thải nhanh qua đường tiểu (>90% trong 24h) dạng không
biến đổi (còn hoạt tính)
- Sulfonamide kháng khuẩn đường ruột sulfaguanidine hầu như không hấp
thu qua đường tiêu hóa nên trị nhiễm trùng (loét ruột ở chó).
- Sulfonamide tác động tại chỗ sulfacetamide, sulfadiazine bạc sử dụng
trong thuốc nhỏ mắt, sulfadiazine bạc, sulfathiazole dùng trị vết thương, vết
bỏng.
2.2.8.7. Độc tính
- Trên thận: sạn thận, tiểu ra máu do từ quản cầu thận đến ống dẫn tiếu,
sulfamid được làm đậm đặc 50 lần, sự bài tiết H+ vào ống thận làm nước tiểu
càng acid hơn, giảm tính tan của sulfamid từ đó tạo thành tinh thể trong ống
thận. Để đề phòng độc tính trên thận khi sử dụng sulfamid:
+ Nên sử dụng dạng dễ hòa tan
+ Dùng dạng hỗn hợp nhiều sulfamid (2-3)
+ Đảm bảo cung cấp đủ nước trong thời gian điều trị
+ Cấp thêm các chất kiềm trong nước uống (Na2CO3, NaHCO3, Na
lactate...)
- Đường ruột: mất cân bằng hệ vi khuẩn chí,hệ vi sinh vật dạ cỏ, gây thiếu
vitamin nhóm B,K
- Trên cơ quan tạo vỏ trứng : trứng không vỏ hoặc có vỏ mỏng do ức chế
carbonic anhydrase
- Giác mạc ( chó) : sừng hoá giác mạc, ảnh hưởng đến việc tiết nước mắt
- Trên máu: giảm prothombin máu ( sulfaquinoxalin) do ức chế vitamin K
reductase
- Nhạy cảm da, suy tủy, ung thư tuyến giáp...
2.2.8.8. Tương tác thuốc
* Hiệp lực
- Hiệp lực bội tăng với nhóm diaminopyrimidin (tỉ lệ 5:1 hay 3:1).
Sự phối hợp này cho tác động sát khuẩn mạnh gấp 20-100 lần so với tác
dụng của từng thuốc riêng lẻ

58
Sulfamethoxazol(5) +trimethoprim(1) : Bactrim
Sulfaquinoxalin (3)+trimethoprim (1)
- Kết hợp với các sulfamid khác : sulfamerazin+sulfamethazin+sulfadiazin
- Với các kháng sinh tĩnh khuẩn khác: sulfamerazin+ tylosin,
sulfamethazin+chlotetracyclin
- Với pyrimethamine được chỉ định trong nhiễm toxoplasma và một số
protozoa
* Đối kháng
- Penicillin G không đối kháng với sulfonamide nhưng procain trong
procain penicillin tương tự PABA sẽ trở nên đối kháng với tác động của
sulfonamide
- Thuốc giảm acid dạ dày có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của
sulfonamide
- Sulfonamide/trimethorpim có thể kéo dài thời gian đông máu ở con bệnh
dùng chất kháng đông coumarin (warfarin)
2.2.8.9. Liều lượng
Bảng 2.9: Liều khuyến cáo cho các sulfamid
Kháng sinh Loài Liều Đường Nhịp cấp
cấp (giờ)
Ngựa 66 mg/kg PO 8
Sulfathiazole
bò, cừu, 66 mg/kg PO 8
heo
Bò 220 mg/kg (liều PO, IV 24
đầu)
Sulfamethazine
110 mg/kg (liều
sau)
Sulfadiazine Tất cả 50 mg/kg PO 12
Sulfadimethozine Tất cả 55 mg/kg (liều đầu) PO 24
27,7 mg/kg (liều
sau)
Bò 55 mg/kg PO 24
Sulfamethoxypyrid Heo 110 mg/kg (liều PO 24
azine đầu)
55 mg/kg (liều sau)
Sulfapyridine Bò 132 mg/kg (liều PO 12
đầu)
66 mg/kg (liều sau)
59
Succinylulfathiazol Tất cả 160 mg/kg (liều PO 14
e đầu)
80 mg/kg (liều sau)
Sulfasalazine Chó 25 mg/kg PO 8

2.2.8.10. Thời gian ngưng thuốc •


- Sulfamethazine: 10 ngày (bò thịt), 14 ngày (heo); 96 h (sữa bò). •
- Sulfabromethazine: 10 ngày (bò thịt), 96 h (sữa bò). •
- Dung dịch 3 loại sulfonamide: 10 ngày (bò thịt), 96 h (sữa bò). •
- Sulfamethoxidine: 7 ngày (bò thịt), 60 h (sữa bò).
2.2.9. Nhóm diaminopyrimidin
2.2.9. 1. Nguồn gốc
Chất kháng khuẩn tổng hợp : Trimethoprim (1956)
Pyrimethamin (1951)
Diaveridin
Ormethoprim
Aditoprim
2.2.9. 2. Lý hóa tính
- Trimethoprim và ormethoprim có tính base.
- Tan tốt trong lipid
- Khuynh hướng tập trung trong các mô có tính acid như nước tiểu, sữa,
dịch dạ cỏ
2.2.9. 3. Dược động học
-Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và tiêm chích
- Phân bố: nội bào, khắp cơ thể (phổi, thận gan, nhũ tuyến) có khuynh
hướng tập trung ở các mô có tính acid hơn huyết tương như tuyến tiền liệt.
- Bài thải qua thận (45-75%) và phân
2.2.9. 4. Hoạt tính dược lực
- Tác động tĩnh khuẩn khi dùng một mình. Rất ít khi dùng đơn độc do sự
gia tăng tính đề kháng. Thường phối hợp với sulfamid, lúc này sự phối hợp cho
tác động sát khuẩn
- Phổ kháng khuẩn : vi khuẩn G+,G-, cầu trùng. Không tác động đến
Pseudomonas và Mycobacterium.
2.2.9. 5. Chỉ định
- Phối hợp với sulfamid trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do các vi
sinh vật nhạy cảm gây ra. Sự phối hợp 1:5 sẽ cho nồng độ tối đa trong huyết
tương với tỉ lệ 1:20 là tỉ lệ diệt khuẩn tối ưu trên hầu hết các vi khuẩn. Sự phối

60
hợp này còn giúp thuốc phân tán tốt vào dịch não tủy, dịch tai giữa, phế quản
phối, tuyến tiền liệt.
2.2.9. 6. Độc tính
- Thiếu máu do thiếu folate. Có thể chữa bằng cách cung cấp acid folic
- Tiêu chảy, ói mửa
Pyrimethamin gắn với hệ enzym của động vật hữu nhũ mạnh hơn
Trimethoprim nên nó độc hơn
2.2.9. 7. Tương tác
* Hiệp lực
Bội tăng với nhóm sulfonamide với tỉ lệ 5:1 (sulfamethoxazole:
trimethoprim), hay 3:1 (sulfaquinoxalin: trimethoprim)
2.2.9. 8. Liều lượng
Bảng 2.10: Liều khuyến cáo cho các diaminopyrimidin
Kháng sinh Liều Đường cấp Nhịp cấp
(giờ)
Trimethoprime/ 15-60 mg/kg PO, IV, IM 24
Sulfadiazine
Ormethoprime/ 55 mg/kg (liều đầu) PO 24
Sulfadimethozime 27,5mg/kg (liều sau)
2.2.9. 9. Thời gian ngưng thuốc
Trimethorpim/sulfadiazine: 3 ngày đối với thịt, 7 ngày đối với sữa.
Trimethoprim/ sulfadoxine: 5 ngày (uống) đến 28 ngày (tiêm chích) đối với
thịt.
2.2.10. Nhóm quinolon
2.2.10. 1. Nguồn gốc
Đây là nhóm kháng sinh nhân tạo gồm những dẫn xuất của quinolein
được phát triển trong những thập kỷ gần đây. Ban đầu chúng có phổ sát khuẩn
hẹp với các vi khuẩn Gram âm, nhưng các quinolon hiện nay đã được phát triển
(fluor hóa), tiếp vĩ ngữ nhận biết kháng sinh nhóm này được fluor hóa là “–
floxacin” chúng giữ vai trò quan trọng trong số những chất kháng khuẩn.
Chúng có ưu điểm là độc tính rất thấp, phát sinh tính đề kháng không đáng kể và
ít gây tồn động trong súc sản
Thế hệ 1: acid nalidixic (1960s), acid oxolinic, cinoxacin, flumequin
Thế hệ 2: ciprofloxacin, enoxacin, grepafloxacin, lomefloxacin,
norfloxacin, ofloxacin, peflorxacin
Thế hệ 3: levofloxacin, sparfloxacin, enrofloxacin

61
Các kháng sinh của nhóm này thường được sử dụng trong thú y là:
flumequin, norflorxacin, enrofloxaxin, marboflorxacin; diflorxacin;
danoflorxacin, ciprofloxacin.
2.2.10.2. Cấu tạo hóa học
Nhân quinolein, nhóm ceton ở vị trí paraso với phân tử nitrogen nội
vòng, nhóm -COOH ở vị trí C3
2.2.10.3. Lý hóa tính
- Có tính lưỡng tính, tan yếu trong nước ở pH 6-8 ( trong nước tiểu chó
mèo dễ thây những tinh thể quinolon hình kim)
- Hoạt tính giảm khi tiếp xúc ánh sáng
- Tính acid ( do nhóm -COOH) cho phép tạo muối Na, dễ ion hóa, dễ
tan hơn trong nước
- Tính bẫy bắt (tương tự tetracyclin) với các ion hóa trị II nhưng quan
trọng nhất là Mg2+
2.2.10.4. Dược động học
- Hấp thu : tốt qua đường tiêu hóa và ngoại tiêu hóa
- Phân bố : các quinolon thế hệ I chỉ phân bố ngoại bào, chúng khuếch
tán vào các mô có mạch máu phong phú. Các quinolon được fluor hóa thì phân
bố đồng đều cả trong dịch nội và ngoại bào, phân bố đến hầu hết các cơ quan:
phổi, xương, tuyến tiền liệt, dịch não tủy, dịch tai, mũi, họng...
- Chuyển hóa: 2 phản ứng qun trọng là :
Thủy phân tạo các chất chuyển hóa vẫn còn hoạt tính sinh học
Liên hợp với acid glucuronic tạo các chất dễ tan và đào thải ra ngoài
- Bài thải : các quinolon bài thải chủ yếu qua đường tiết niệu với nồng
độ dược phẩm còn hoạt tính cao hơn cả trong huyết thanh, do đó chúng được chỉ
định trong các nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Các quinolon được tái hấp thu thụ động ở thận. Đối với thú ăn thịt, pH
acid của nước tiểu có tác dụng làm chậm sự bài thải dễ dẫn đến tình trạng kết
tinh thể. Đối với thú ăn cỏ, pH kiềm của nước tiểu giúp các quinolon được bài
thải nhanh hơn.
Riêng pefloxacin được bài thải chủ yếu qua mật.
2.2.10.5. Hoạt tính dược lực
- Tác động kháng khuẩn : sát khuẩn
- Phổ kháng khuẩn: thay đổi tùy các thế hệ kháng sinh trong nhóm:
+ Thế hệ I (acid oxolinic, flumequin...): hẹp trên G-, đặc biệt là vi khuẩn
đường ruột, kể cả một số vi khuẩn nội bào như Brucella spp..
+ Thế hệ sau phổ kháng khuẩn rộng trên G- (E. coli, Klebsiella spp.,
Shigella spp., Salmonella spp., Yersenia spp., Aeromonas spp., Proteus spp.),
G+ (Staphylococcus aureus, S. epidermidis, Hemophilus spp., Neisseria),
Campylobacter spp., Mycoplasma spp., Uroplasma spp. và Chlamydia spp.
62
+ Ciprofloxacin mạnh nhất trong chống Pseudomonas aeruginosa ; chỉ có
trovafloxacin tác động đến nhóm vi khuẩn kị khí
2.2.10.6. Chỉ định
- Các quinolon thế hệ I: nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn G- gây ra
- Các quinolon thế hệ II: nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn E.coli,
Salmonella, Shigalla, Proteus... gây ra
- Các quinolon thế hệ III: nhiễm trùng toàn thân, đường tiêu hóa, đường hô
hấp, viêm màng não, xương, khớp, tuyến prostate.
2.2.10.7. Độc tính
- Độc tính thấp
- Nhạy cảm quang học
- Rốt loạn phát triển xương, sụn (gót asin ở người) do hoạt tính bắt giữ các
kim loại
- Hội chứng shock do độc tố và hoại tử ở chó gây bởi Streptococcus canis.
- Dùng liều cao kháng sinh nhóm này có nguy cơ gây sảy thai và ngộ độc
thai.
2.2.10.8. Tương tác thuốc
- Hiệp lực với : beta-lactam, Aminosid, clindamycin, metronidasole
- Đối kháng : nitrfuran ( làm tăng độc tính và nguy cơ rối loạn thần kinh
2.2.10.9. Liều lượng
Bảng 2.11: Liều khuyến cáo cho các quinolon
Kháng sinh Loài Liều Đường cấp Nhịp cấp (giờ)

Nalidixic acid Chó mèo 3mg/kg PO 6

Norfloxacin Chó 10-20mg/kg PO 12

Mèo 5mg/kg PO 12-24

Chó 5-20 mg/kg PO 12-24


2,5 mg/kg SC 24
Bò thịt 7,5-12,5 SC 1 liều duy nhất
Enrofloxacin mg/kg SC 24
2,5-5 2,5
mg/kg
Heo 2,5-5 mg/kg PO, IM 24
Bê 2,5-5 mg/kg PO, SC 12
Marbofloxacin Chó mèo 2,5-7,5mg/kg PO 24

63
Chó 5-10mg/kg PO 24
Diflorxacin Gia cầm 10 mg/kg PO liên tục trong
nước uống
Orbifloxacin Chó mèo 2,4-7,5 mg/kg IV, IM, 24
SC
Danfloxacin Bê thịt 1,25 mg/kg PO 14
Sarafloxacin Gia cầm 20-40 ppm PO liên tục trong
nước uống

2.2.11. Một số chất kháng khuẩn khác


2.2.11.1. Nhóm pleuromutilin
Đại diện tiamutilin
a. Nguồn gốc
- Từ nấm Pleurotus mutilis. Có cấu trúc của base diterpen
- Tan trong cac dung môi hữu cơ, thường sử dụng dạng fumarate.
- Nổi bật với hoạt tính chống lại vi khuẩn hiếu khí và mycoplasma nên
dùng rất nhiều cho thú nhất là heo.
- Đây là nhóm kháng sinh chỉ dùng trong chăn nuôi thú y.
b. Đặc điểm dược lý
- Tác động kìm khuẩn .
- Phổ kháng khuẩn : hẹp , giới hạn trên vi khuẩn G+, Mycoplasma,
Treponema (Treponemahyodysenteria), Haemophylus, Campylobacter
- Cơ chế tác động: ức chế sinh tổng hợp Protein do gắn vào tiểu thể 50S ức
chế Peptidyltranferase
c. Chỉ định
- Dùng cho heo: trị bệnh viêm phổi (do Mycoplasma spp.), hồng lỵ: 30 ppm
(phòng) – 60 ppm (trị) trong 3-5 ngày hoặc 10-15mg/kg, IM trong 5 ngày.
- Với gia cầm: trị bệnh trên đường hô hấp do Mycoplasma (CRD) ở liều
100 mg/kg trong 8-10 ngày.
- Phòng viêm khớp cho bê: liều 400 ppm trong thức ăn
- Với cừu, trị viêm đường sinh dục (do Uroplasma spp.) ở liều 20-30
mg/kg, SC
d. Độc tính
- Độc tính thần kinh gây chết khi tiêm tĩnh mạch cho bê.
- Viêm da trên heo.
- Không được dùng cho ngựa và thú ăn cỏ do sự hư hỏng của hệ vi khuẩn
manh tràng có thể dẫn tới tiêu chảy gây tử vong.

64
- Chống chỉ định dùng chung với các ionophore như monensin, narasin,
salinomycin vì có nguy cơ làm chết sau một hiện tượng tương tranh đào thải liên
quan đến cytochrome P-450 ở gan.
2.2.11.2. Nhóm polyether ionophore
Đại diện monensin, salinomycin, avoparcine, narasin
a. Nguồn gốc
- Có cấu trúc carboxylic ionophore polyether
- Chiết từ Streptomyces (Monensin được chiết xuất từ nấm Streptomyces
cinnamonensis)
- Là chất kích thích tăng trọng, phòng cầu trùng.
- Không được sử dụng trong nhân y.
b. Dược lý
* Monensin
Phổ sát khuẩn: vi khuẩn G+, một vài Campylobacter spp., Serpulina
hyodysenteria, cầu trùng và Toxoplasma.
- Kích thích tăng trọng cho bò: 11 - 33 ppm trong thức ăn để
- Kiểm soát hồng lị ở heo: 100 ppm trong thức ăn hàng ngày trong 3 tuần
tiếp theo là 50 ppm trong 3 tuần nữa.
- Phòng cầu trùng cho gia cầm: 100 - 120 ppm cho gà và 60 - 100 ppm cho
gà tây
- Cơ chế : Do làm thay đổi tính thấm đối với các ion ở màng tế bào vi
khuẩn, ức chế sự tổng hợp ATP (mitochondria) của cầu trùng ở gia đoạn sinh
sản
Độc tính:
- Bỏ ăn, mệt mỏi, tiêu chảy, khó thở, cứng cơ, nằm liệt và chết.
- Độc tính nặng hơn khi dùng chung với chloramphenicol, erythromycin,
sulfomnamide, tiamulin, furazolidone.
- Chống chỉ định với gà mái đẻ, gà tây, ngựa.
- Ngưng thuốc 3-5 ngày để bảo đảm an toàn thực phẩm.
* Avoparcin
Avoparcin chiết từ Streptomyces candidus
- Phổ kháng khuẩn G+
- Chất kích thích tăng trưởng cho trâu, bò, heo, gia cầm (10 mg/kg thức ăn)
- Phòng viêm ruột hoại tử ở gà thịt do Clostridium perfringens (20 mg/kg
thức ăn).
- Phát hiện sự đề kháng với vancomycin của Enterococcus spp phân lập từ
gia súc, gia cầm được nuôi với avoparcin, chất này đã bị cấm sử dụng trong chăn
nuôi ở châu Âu.
2.2.11.3. Nhóm nitroimidazol
65
Đại diện Metronidazol
- Nguồn gốc: Nhóm kháng sinh tổng hợp
- Dược động học :
+ Hấp thu tốt qua đường tiêu hóa
+ Phân bố: nội bào, khắp các nơi trong cơ thể
+ Bài thải qua: nước tiểu và mật
- Dược lực:
+ Tác động tĩnh khuẩn với cơ chế làm xáo trộn biến đổi năng lượng
+ Phổ kháng khuẩn : hẹp: G+, vi khuẩn kị khí ( thay cho Vancomycin),
Treponema (xoắn khuẩn), Trichomonas (Protozoa)
- Độc tính: thần kinh và nguy cơ gây ung thư
2.2.11.4. Nhóm glycopeptid
Đại diện Vancomycin
- Nguồn gốc : Chiết từ S orientalis
- Tác động kháng khuẩn: sat1 khuẩn do ức chế tổng hợp thành tế bào
- Phổ kháng khuẩn : cầu khuẩn G+ (đặc biệt là Staphylococcus), Clostridium
- Hấp thu : kém qua đường tiêu hóa , ít sử dụng trong thú y
- Độc tính cao trên thận, giảm trọng trên chó, hạ huyết áp, nôn mửa

66
CHƯƠNG 3
THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG
3.1.Tóm tắt các loại thuốc trị kí sinh trùng và nấm
3.1.1. Nhóm trị cả nội và ngoại kí sinh
1.1.1. Nhóm Avermectines:
Abamectin
Doramectin
Ivermectin
Eprinomectin
1.1.2. Nhóm Milbemycines
Moxidectin
Milbenmycin oxim
3.1.2. Nhóm thuốc trị giun sán
1.2.1. Thuốc trị giun tròn
1.2.1.1 Nhóm Avermectines
1.2.1.2 Nhóm Milbenmycines
1.2.1.3 Nhóm Benzimidazoles
Albendazole
Fenbendazole
Flubendazole
Mebendazole
Ofendazole
Oxibendazole
Thiabendazole
1.2.1.4. Nhóm
Pro-benzimidazoles
Thiophanate
Febantel
Netobimin
1.2.1.5. Nhóm
Imidazothiazoles
Tetramisole
Levamisole
1.2.1.6 Nhóm
Tetrahydropyrimidines
Pyrantel
Morantel
1.2.1.7 Nhóm Organophosphates
Diclovos
Metrifonate
1.2.1.8. Nhóm Salicylanilide
Closantel
67
1.2.1.9. Piperazine
Piperazin
1.2.1.10. Nhóm khác
Nitroscanate
1.2.2. Nhóm thuốc trị sán dây
1.2.2.1 Nhóm Halogenophenol
Bithinoloxyle
1.2.2.2. Nhóm Salicylanilide
Niclosamide
1.2.2.3. Benzimidazoles
1.2.2.4. Nhóm khác
Nitroscanate
Praziquantel
1.2.3. Thuốc trị sán dây
1.2.3.1. Thuốc trị sán lá gan chưa trưởng thành
- Nhóm Halogenophenol
Bithinoloxyle
- Nhóm Salicylanilide
Oxyclozanide
-Nhóm Disulfonamides
Clorsulon
1.2.3.2. Thuốc trị sán lá gan trưởng thành & ấu trùng
- Nhóm Benzimidazol
Albendazole
- Halogenophenol
Nitroxinil
- Salicylanilide
Closantel
1.2.3.3. Thuốc trị sán lá gan nhỏ
Albendazole
Thiophanate
Notobimin
3.1.3. Thuốc trị cầu trùng
1.3.1. Nhóm Sulfonamides
Sulfaquinoxalin
Sulfaguanidine
Sulfadimethoxine
Sulfadimidine
1.3.2. Nhóm Diaminopyrimidine
Diaveridine
Pyrimethamine
1.3.3. Nitrofuran
Furazolidon
1.3.4. Dẫn xuất Benzenic
68
Ethopabate
Dinitolmide
Robenidine
1.3.5. Các hợp chất dị vòng
Clazuril
Toltrazuril
Diclazuril
Phoxim
Phosmet
Narasin
Salinomycin
Amprolium
Halofuginone
1.3.6. Nhóm polyether ionphore
Monensin
Narasin
Salinomycin
3.1.4. Thuốc trị ngoại kí sinh
1.4.1. Nhóm organochlor
Lindane
1.4.2. Organophosphore
Coumaphos
Diclovos
Malathion
Fenthion
1.4.3. Nhóm Carbamate
Carbaryl
Methomyl
Bendiocarb
1.4.4. Nhóm Pyrethines
Pyrethrin
Deltamethrin
Cyfluthrin
Phenotrine
1.4.5. Nhóm Avermectin
1.4.6. Nhóm Phenylpyrazoles
Fipronil
1.4.7. Nhóm khác
Amitraz
Closantel
Piperonyl
Rotenone
1.4.8. Organo arsenic
Roxarsone
69
1.4.9. Polyether ionophore
3.1.5. Thuốc trị KST đường máu
1.5.1. Nhóm Diamidine
Pentamidine
Phenamidine
1.5.2. Carbanilides
Imidocarbe
1.5.3. Nhóm khác
Berenil
Trypamidium
3.1.6. Thuốc trị nguyên sinh ĐV
1.6.1. Nhóm Nitroimidazole
Dimetridazole
Carnidazole
Ronidazole
1.6.2. Organo arsenic
Roxarsone
1.6.3. Dẫn xuất Antimoine
Antimoniate
3.1.7. Thuốc trị nấm
1.7.1. Nhóm kháng sinh
Griseofulvine
Natamycin
Nystatin
1.7.2. Dẫn xuất Imidazole
Ketoconazole
Enilconazole
Myconazole
1.7.3. Chất hoạt diện cation
Benzalkonium
1.7.4. Acid hữu cơ
Boric
Salicylic
3.2. Một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc ký sinh trùng
- Mỗi loại giun sán nhạy cảm với 1 vài loại thuốc đặc hiệu do đó cần phải
xác định bằng xét nghiệm (phân, máu...)

Khoảng an toàn : Rộng : SI > 6 ( Benzimidazole)


Vừa : SI=6 (Levamisole)
Hẹp : SI<= 3 (thuốc trị sán lá gan)
- Đảm bảo ngưng thuốc trước thời gian giết mổ

70
Thuốc trị cầu trùng : 3-5 ngày (riêng sulfaquinoxalin :10 ngày)
Thuốc trị giun sán : 8-14 ngày (riêng nitroxynil : 21-30 ngày)
Thuốc trị ngoại kí sinh: 0-60 ngày
- Hầu hết các thuốc trị kí sinh trùng đều chống chỉ định trong trường hợp có
thai, gia súc non ( ít hơn 2-3 tháng tuổi)
- Sử dụng thuốc trị ngoại kí sinh cần tránh vấy nhiễm lên niêm mạc mắt,
mũi, tai và hạn chế sự ngăn cản tiêp xúc với thuốc bằng cách cạo lông những
vùng nhiễm kí sinh trùng
- Sau khi chấm dứt thời gian điều trị, 2 tuần sau cũng cần xét nghiệm lại
- Cần biết vòng đời của kí sinh trùng để sử dụng liều lặp lại
- Cần nắm được khoảng an toàn (chỉ số an toàn -safe index) của từng thuốc
Chỉ số an toàn là liều có thể cung cấp cho gia súc mà chưa có những phản
ứng phụ hay độc tính xảy ra, thường cao hơn liều khuyến cáo.
3.3. Các loại thuốc trị ký sinh trùng
3.3.1. Các loại thuốc trị cả nội và ngoại ký sinh trùng
3.3.1.1. Ivermectin (Avermectin)
- Đây là một loại thuốc trị kí sinh trùng nằm trong nhóm Avermectin có
cấu trúc hóa học liên quan đến vòng macrolid. Avermectin được chiết từ nấm
Streptomyces avermitilis, ivermectin là chất bán tổng hợp từ avermectin
- Cơ chế tác động: phong bế sự dẫn truyền xung động thần kinh do tăng
phóng thích GABA (gama amino butyric acid) chất trung gian hóa học này làm
tê liệt ( paralyse) kí sinh vật và kí sinh tan ra ( lyse)
- Phổ tác động: rộng, tác động trên cả giun trưởng thành và giun chưa
trưởng thành, tất cả giun tròn đường tiêu hóa và ở phổi, một số ngoại kí sinh ở
trâu bò, cừu, ngựa, heo; giun tròn đường ruột, ghẻ tai, ghẻ Sarcoptes ở chó; một
số giun tròn đường tiêu hóa và ngoại kí sinh ở gà (mạt, rận, chí...)
Không có hoặc có rất ít hiệu quả trên sán dây, sán lá và nguyên sinh động vật
- Liều lượng :
Trâu bò: 0,2mg/kgP (SC,P.O)
Heo: 0,3mg/kgP (S.C)
Chó: 5g/kgP - 0,5mg/kgP( S.C) (tùy theo mục đích sử dụng )
Gia cầm: 0.2-0,3mg/kgP (S.C, P.O)
- Khoảng an toàn rộng ( độc tính xảy ra ở liều lớn gấp 60-100 lần liều
điều trị tùy từng loại gia súc) và có thể sử dụng cho thú giống, thú mang thai
3.3.1.2. Milbemycin oxim (Milbemycin)
- Thuộc nhóm Milbemycin, là sản phẩm lên men từ S.hygroscopicus
aureolacrimosus. Chủ yếu sử dụng cho chó mèo.
- Cơ chế tác động : tương tự ivermectin

71
- Phổ tác động : giun tim, giun đũa, giun móc , ghẻ Demodex chó mèo;
giun tròn và ngoại kí sinh trên các loài gia súc khác
- Sử dụng : Do có khả năng tiêu diệt L3 - L5 của giun tim, người ta thường
dùng để phòng ngừa giun tim cho chó 0.5-0.99mg/kgP, hoặc trị khi đã nhiễm
giun : 0,5mg/kgP
3.3.2. Thuốc trị nội ký sinh
3.3.2.1. Thuốc trị giun tròn
* Nhóm Avermectin và Milbemycin
* Nhóm Benzimidazol
- Chất tổng hợp đầu tiên là thiabendazole (thập niên 1960), sau đó hàng
trăm chất đã được phát triển, những chất có hiệu quả và an toàn gồm :
albendazole, cambendazole, fenbendazole, flubendazole, mebendazole,
oxfendazole, oxibendazole, parbendazole, thiophanate.
+ Thiabendazole được sử dụng cho ngựa, heo, bò, cừu
+ Fenbendazole được dùng cho ngựa, chó, heo, trâu bò
+ Mebendazole và oxibendazole cho ngựa, chó
+ Oxfendazole và albendazole cho trâu bò
- Cơ chế tác động: Ở nhiệt độ cao trong cơ thể động vật hữu nhũ, các
benzimidazole có ái lực với giun sán hơn. Chúng gắn vào cấu trúc hình ống của
tế bào ruột giun sán ngăn cản sự tổng hợp tế bào ruột, ức chế hoạt động của
fumarate reductase, , ngăn cản sự hấp thu glucose, giảm dự trữ glycogen làm
chết đói kí sinh ở cả dạng trưởng thành và chưa trưởng thành
- Phổ tác động :
Trên trâu bò: trị được giun phổi, giun tóc, một số sán dây, sán lá
(albendazole, fenbendazole)
Trên heo: trị giun đũa, , giun tóc, giun bao tử, giun phổi, , giun kết hạt,
giun ở thận
Trên chó: trị giun đũa, giun móc, giun tóc , sán dây Taenia
Trên gia cầm: trị giun tròn và sán dây (Moniezia)
- Độc tính :
Khoảng an toàn rộng: liều gây độc tối thiểu ở trâu bò là 750mg/kgP (
khoảng 100 lần liều trị liệu)
Thời gian ngưng thuốc trước giết mổ hay sử dụng sữa thay đổi từ 6 ngày
(parbendazole) đến 28 ngày (cambendazole)
Chống chỉ định ở gia súc có thai nhất là trong thai kỳ đầu
- Liều lượng : PO
Trâu bò: 66-110mg/kgP
Heo: 75 mg/kgP
Gia cầm: 20-50mg/kgP
72
Albendazole
Tan trong cồn, dung dịch cần lắc trước khi tiêm
Hấp thu tốt qua đường uống hơn những chất khác trong nhóm, ½ thuốc thải
trong nuớc tiểu sau 9 ngày (dạng chuyển hóa)
Liều dùng: PO
Chó: 25 mg/kg (Giardia)- 50 mg/kg (Capillaria, Filaroides)
Trâu bò: 10 mg/kg (giun tròn, sán lá gan, sán dây ruột)
Heo: 5-10 mg/kg
* Febantel
- Thuộc nhóm Probenzimidazol, chỉ chất chuyển hóa của chúng trong cơ thể
mới có hiệu lực diệt kí sinh
- Cơ chế tác động : xáo trộn chuyển hóa năng lượng bằng cách cản trở hoạt
động của enzym fumarate reductase
- Phổ tác động : rộng, có hiệu quả trên giun tròn chó mèo, ngựa, trâu bò, heo.
Khi dùng cho chó, febantel thường được phối hợp với praziquantel hoặc
pyrantel để tiêu diệt cả giun tròn và sán dây
- Độc tính : febantel có khoảng an toàn rộng, có thể dùng cho thú giống và
thú mang thai trong suốt thai kỳ
Liều gây độc ở ngựa >240mg/kgP (> 40 lần liều điều trị )
- Liều lượng : Chó mèo > 6 tháng : 10mg/kgP X 3 ngày
Chó mèo con : 15mg/kgP X 3 ngày
Ngựa : 6mg/kgP
* Levamisole
- Thuộc nhóm Imidazothiazole, là dạng đồng phân quay trái của tetramisole
nhưng an toàn hơn
- Cơ chế : làm giun bị tê liệt . Levamisole có tác động kích thích hạch giống
cholin nhưng sau đó là phong bế sự dẫn truyền thàn kinh cơ.
- Phổ tác động : diệt tất cả các loại giun tròn kí sinh trên đường hô hấp và
tiêu hóa của trâu bò ( giun phổi, giun kết hạt), ngựa, heo ( giun đũa, giun phổi,
giun kết hạt, giun thận), chó (giun đũa, giun móc, giun tóc, giun tim) và thú
hoang dã.
Không có hiệu quả đối vơí sán lá, sán dây và nguyên sinh động vật.
- Độc tính: so vơi benzimidazole thì levamisole có khoảng an toàn hẹp hơn
(liều gây độc gấp 2-6 lần liều trị liệu)
Thời gian ngưng thuốc trước giết mổ và dùng sữa : 48h
- Liều lượng :
Trâu bò, dê cừu, heo : 8-15mg/kgP (P.O,SC) nhưng không quá 4,5g
* Pyrantel

73
- Thuộc nhóm Tetrahydropyrimidine. Hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa
của heo, chó
- Cơ chế tác động : tương tự levamisole, morantel. Chúng là chất chủ vận
cholinergic. Sự co cơ quá mức sẽ dẫn đến liệt cơ và giun nới lỏng vị trí bám vào
vật chủ.
- Phổ tác động : rộng, diệt các loại giun tròn kể cả giun trưởng thành, giun
chưa trưởng thành và ấu trùng trên các loài gia súc như heo (giun đũa, giun kết
hạt), trâu bò, chó (giun móc, giun đũa)
Không có hiệu quả trên giun tóc, giun phổi, giun xoăn bao tử heo; giun
tim, giun xoăn, sán dây chó.
- Độc tính: không độc cho tất cả các loài ở liều 7 lần lớn hơn liều trị liệu,
dùng được cho chó ở mọi lứa tuổi kể cả chó mang thai và đang cho sữa.
- Liều lượng :
Pyrantel tartrate: Heo: 22mg/kgP tối đa 2g/con
Trâu bò : 25mg/kgP
Pyrantel palmoate: Chó<2,2kg : 10mg/kgP
Chó>2,2kg : 5mg/kgP
* Piperazine
- Thuộc nhóm phức chất dị vòng đơn giản được phát hiện từ rất lâu (1950s).
Tan tốt và được hấp thu hoàn toàn phần trên ống tiêu hóa, được loại thải nhanh
qua thận sau 24h.
- Cơ chế : làm tê liệt giun do ức chế tác động của acetylcholin
(anticholinergic action) trên tấm động cơ vân từ đó lọại thải giun ra khỏi đường
tiêu hóa.
- Phổ tác động : Rất có hiệu quả đối với giun đũa và giun kết hạt các loài gia
súc, kém hiệu quả hơn trên giun xoăn. Không có hiệu quả đối với các kí sinh
trùng khác. Giun trưởng thành thường nhạy cảm với thuốc hơn giun non và ấu
trùng
- Độc tính : khoảng an toàn vừa (liều gây độc 4-7 lần liều điều trị), thú non
(bê con 4 tuần tuổi) không bị ảnh hưởng
- Liều lượng :
Piperazine base: Chó mèo: 45-65mg/kgP
Trâu bò, heo: 110mg/kgP
Gia cầm : 32mg/kgP (khoảng 0,3g/con)
* Nitroscanate
- Đây là loại thuốc diệt ki sinh trùng phổ rộng, có hiệu quả loại trừ giun tròn,
giun móc và cả sán dây ( trừ E.granulosus) trên chó. 100% giun bị loại thải sau
24h, ở chó nhỏ sau liều thứ 2. An toàn cho chó mang thai.
- Cơ chế : Làm tăng tính thấm của màng tế bào giun đối với Ca, làm tăng sự
co cơ, liệt cơ đồng thời tạo các không bào làm phân rã vỏ làm giun chết.
74
- Phổ tác động : giun đũa chó mèo, giun móc chó, sán dây chó
- Độc tính : có khả năng tạo nitrosamin
- Liều lượng : 50mg/kgP (P.O)
3.3.2.2. Thuốc trị sán dây
* Niclosamid
- Thuộc nhóm chất hữu cơ tổng hợp, bột vàng nhạt, không vị, không tan
trong nước nhưng tan trong cồn.
- Cơ chế tác động: ức chế hấp thu glucose của sán dây , tách đôi các phản
ưng phosphoryl oxyhóa ở ty thể, kết quả là phong bế chu trình Krebs’, tích luỹ
acid lactic, giết chết kí sinh. Sán dây chết sẽ được tiêu hóa trước khi ra khỏi cơ
thể vì thế chúng ta không thể thấy các đốt sán trong phân gia súc.
- Phổ tác động : sán dây loài nhai lại (Moniezia), sán dây chó mèo (Taenia,
Dipylidium), sán dây gia cầm (Raillietia)
Ít có hiệu quả đối với Echnococcus granulosus
- Độc tính : khoảng an toàn rộng (liều gây độc > 40 lần liều điều trị ở trâu
bò), không ảnh hưởng xấu đến thú mang thai trong suốt thai kỳ. Khá độc đối với
ngỗng.
- Liều lượng : Chó mèo: 100-157mg/kgP (P.O)
Trâu bò : 50mg/kg
Thường được phối hợp với các thuốc trị giun tròn : pyrantel, levamisole,
oxibendazole để mở rộng phổ tác động.
* Praziquantel
- Tinh thể không màu, không mùi, tan trong các dung môi hữu cơ. Được hấp
thu hoàn toàn và nhanh chóng vào đường tiêu hóa, phân bố đến khắp các cơ
quan (cơ, não, khoang bụng, ruột, túi mật...). Chuyển hóa ở gan và bài thải qua
nước tiểu.
- Cơ chế tác động : Được hấp thu nhanh chóng vào cơ thể sán dây, sán lá,
praziquantel làm tăng tinh thấm của màng tế bào giun với Ca, sự co bóp quá
mức sẽ dẫn đến tê liệt.
- Phổ tác động : Có hiệu quả trên cả sán dây trưởng thành và ấu trùng của các
loài gia súc, kể cà Echinococcus. Tiêu diệt một số sán lá ( sán lá ruột heo
Fasciolopsis buski, sán lá tụy tạng cừu Eurytrema pancreaticum, sán lá ở cá )
- Độc tính : Khoảng an toàn tương đối rộng (liều gây độc >5 lần liều trị liệu ở
chó mèo). Có thể dùng cho thú giống và thú mang thai.
- Liều lượng : Chó mèo : 2-5mg/.kgP
Trâu bò, heo: 10-15mg/kgP
3.3.2.3. Thuốc trị sán lá
* Oxyclozanide
- Dạng tinh thể trắng, không tan trong nước. Phân bố nhiều ở gan, thận ruột.
Bài thải nhanh qua mật.
75
- Cơ chế tác động : chưa rõ ràng nhưng oxyclozanide tách đôi phản ứng
phosphoryl oxyhóa ở ty thể.
- Phổ tác động: rất có hiệu quả để tiêu diệt sán lá gan nhưng kém hiệu quả
trên sán lá dạ cỏ và chỉ có hiệu quả trên sán lá trưởng thành
- Độc tính : thấp, liều gây độc > 6 lần liều điều trị. Không ảnh hưởng khi
dùng cho thú có thai. Tồn trữ ít nên thời gian ngưng thuốc trước giết mổ ngắn và
không cần ngưng trước khi dùng sữa.
- Liều lượng : Loài nhai lại : 10-15mg/kgP / P.O
* Closantel
- Chất bột trắng không tan trong nước, bài thải qua mật
- Cơ chế : gia tăng tính thấm của ty thể, ức chế quá trình sinh năng lượng
bằng cách tách đội phản ứng phosphoryl oxyhóa.
- Có tác động trên sán lá gan dạng trưởng thành và chưa trưởng thành, diệt
được giun tròn hút máu (Heamonchus contortus), giun móc chó
- Độc tính thấp, tồn dư trong súc sản ít, không ảnh hưởng các chỉ tiêu sinh
sản của thú
- Liều lượng : 5-7,5mg/kgP (IM)
10-15mg/kgP (P.O)
* Nitroxinil
- Chất bột vàng tan trong nước, có thể dùng đường uống nhưng tiêm dưới da
là đường cấp hiệu quả nhất.
- Có hiệu quả tốt trong điều trị sán lá gan dạng trưởng thành và chưa trưởng
thành, có hiệu quả hơn ivermectin và benzimidazole trong điều trị Heamoncus.
Tuy nhiên cũng không diệt được sán lá dạ cỏ Paramphistomum
- Bài thải rất chậm cho nên thời gian ngưng thuốc trước khi dùng thịt là 2
tháng và không dùng cho bò sữa đang cung cấp sữa cho tiêu dùng.
- Liều lượng: 10mg/kgP /S.C
3.3.2.4. Thuốc trị cầu trùng
* Sulfamid và Diaminopyrimidin
- Sulfamid và Diaminopyrimidin hiệp lực với nhau trong điều trị cầu trùng.
Mỗi chất tác động lên hai bước kế tiếp nhau của quá trình biến dương. Có hiệu
quả hơn trong giai đoạn sinh sản vô tính của cầu trùng.
- Chỉ định trong việc phòng và trị tất cả các loại cầu trùng, bệnh do
Toxoplasma gây ra
- Chống chỉ định : gà đẻ trứng thương phẩm
- Phối hợp :
* Sulfaquinoxalin + Diaveridin + vitamin K
* Sulfadimidin + Sulfadimethoxine + Diaveridin + vitamin K
* Sulfaquinoxalin + Pyrimethamin
76
- Cách dùng : cho gia cầm : thường trộn trong thức ăn hoặc pha trong nước
uống
Điều trị : 3-5 ngày
Phòng : uống 2 ngày-nghỉ 3 ngày- uống 2 ngày
* Monensin
- Thuộc nhóm kháng sinh polyether ionophore, chiết từ nấm Streptomyces
cinamonensis. Ít tan trong nước, hấp thu qua ruột và bài thải nhanh qua mật
- Cơ chế : chống cầu trùng trong giai đoạn đầu của chu kỳ sinh sản bằng cách
ức chế sự tổng hợp ATP do tạo thành phức chất với các ion (Na+, K+, Ca2+) và đi
qua màng sinh học.
- Không dùng cho gà đẻ thương phẩm và ngưng thuốc trước giết mổ 3-5 ngày
- Liều lượng : 90-100ppm (90-100g/ tấn thức ăn)
* Amprolium
- Chất bột trắng tan trong nước. Tác động vào thế hệ đầu tiên schizolnt vì là
chất đối kháng cạnh tranh với thiamin, ngăn cản sự sinh sản của merozoite.
- Ðược dùng để phòng cầu trùng cho gia cầm, trâu bò, heo, dê, cừu, chó
mèo. Ở liều phòng, không cần thời gian ngưng thuốc trước giết mổ
- Tác dụng phụ: triệu chứng thần kinh ở chó. Sau liệu pháp với amprolium
cần bổ sung B1 (tiêm 1-10 mg/ ngày IM, IV)
- Liều dùng
Gia cầm: thức ăn: 35-110 ppm; nước uống: 0.012%.
Chó: 100-200 mg/kg PO
Trâu bò: 10 mg/kg PO
Heo: 50-100 mg/ kg
* Totrazuril
- Nhóm triazinon
- Phổ rộng: cầu trùng, protozoa (Eimeria, Hepatozoon canis)
- Tác động cả 2 giai đoạn sinh sản vô tính
- Liều duy nhất 5-20 mg/kg thể trọng/hoặc 25 ppm.
* Clopidol
- Thuộc nhóm pyridinol, không tan trong nuớc .
- Ức chế giai đoạn sporozoite, schizont và gameto.
- Chống được cầu trùng đề kháng với ionophore.
- Dùng dạng premix 25%, trộn thức ăn: 113g/tấn
- Vào được trứng, ngưng thuốc 5 ngày.
3.3.3. Thuốc trị ngoại kí sinh
3.3.3.1. Lindan

77
- Thuộc hợp chất Clo hữu cơ, nhóm hexachlorocyclohexan. Là chất ít gây tồn
đọng trong mội trường nhất . dung dịch ở nồng độ 75% lindan xâm nhập dễ
dàng vào lông da của gia súc gia cầm
- Cơ chế : lindan làm giảm sự gắn kết với GABA của các ion Cl
- Sử dụng : diệt ngoại kí sinh : ghẻ, ve, bọ chét, mạt, rận... bằng cách ngâm,
phun xịt, đắp nơi có kí sinh. Nên thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều mát và lặp
lại sau 10-14 ngày.
3.3.3.2. Coumaphos
- Tinh thể không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ. Có
độc tính cao nên tránh tiếp xúc niêm mạc, da tay, thức ăn nước uống...
- Cơ chế : ức chế cholinesterase làm tê liệt kí sinh
- Tác động : kiểm soát tất cả các giai đoạn của ve ở đại gia súc, heo, chó,
ngoài ra còn có tác động đến giun tròn.
- Sử dụng: nhúng hoặc phun xịt : 0,6kg/1200-1300L
3.3.3.3. Amitraz
- Thuộc nhóm Formamidine, tinh thể vàng nhạt, tan hoàn toàn trong dung
môi hữu cơ
- Cơ chế : ngăn cản enzym monoamin oxidase có vai trò trong sự chuyển hóa
amin hiện diện trong hệ thần kinh của ngoại kí sinh. Amitraz phân tán khắp cơ
thể đặc biệt là đến lông da từ đó gây độc và gây chết kí sinh đặc biệt trong giai
đoạn ấu trùng và nymph từ đó ngăn cản sự bám vào lông da của kí sinh.
- Chỉ định : . diệt ve, bọ chét ở trâu bò, dê cừu, heo, chó mèo
Đặc biệt ghẻ Demodex và Sarcoptes ở chó mèo
- Sử dụng : Phun xịt, thoa lên vùng nhiễm kí sinh : 500mg/1L nước
Vòng đeo cổ có chứa thuốc
- Độc tính : tương đối độc nên khi dùng phải thận trong tránh tiếp xúc với da,
niêm mạc, thức ăn, nước uống.
3.3.3.4. Solfac (Bayer)
Cyfluthrin 10 g
- Diệt nhanh kiến, gián, mối, mọt, mạt, rận, rệp, bọ chét, ve, muỗi...ở nhà,
xưởng, kho thức ăn, trang trại...
- Thuốc không mùi, hiệu lực diệt côn trùng có thể kéo dài 2 - 3 tháng nếu
nơi được phun thuốc không bị lau, rửa.
3.3.4.Thuốc trị ký sinh trùng đường máu
3.3.4.1. Pentamidin
- Thuộc nhóm chất có nguồn gốc từ Diamidin
- Chỉ định : Lê dạng trùng ( Babesia, Theileria) ở trâu bò, dê cừu, ngựa, chó
Tiêm mao trùng (Trypanosoma, Leishmania) ở bò ngựa, chó

78
- Sử dụng: Ở chó : liều cơ sở =4mg/kgP ( IM, không nên tiêm SC) lặp lại sau
2 ngày. Đối với Leishmania, cần lặp lại 5 mũi, tăng dần từ 2-3-4mg/kgP
Ở Trâu bò : 3mg/kgP / IM ( dung dịch 4%)
3.3.4.2. Imidocarb
- Dạng bột tan trong nước, cũng thuộc nhóm chất có nguồn gốc từ Diamidin
- Chỉ định : Lê dạng trùng, biên trùng ở trâu bò, ngựa, chó mèo
- Liều lượng : Gia súc lớn : 1-3mg/kgP (SC, IM)
Chó mèo : 5 mg/kgP
3.3.4.3. Diminazene
- Thuốc trị kí sinh trùng đường máu
- Cùng nhóm diamidin aromatic với pentamidin
- Liều dùng Bò ngựa: 3-5 mg/kg, IM (B.equi, B.bigemina) Chó: 3,5-7
mg/kg, SC (B. canis, B. gibsoni) Không có hiệu quả với B. felis ở mèo
3.3.5. Thuốc trị nấm
3.3.5.1. Griseofulvin
- Có nguồn gốc từ nấm Penicillinum griseofulvin. Bột không màu, kém tan
trong nước, hấp thu tốt trong thức ăn giàu chất béo. Phân bố tốt đến da, tóc,
móng
- Cơ chế tác động : gắn vào cấu trúc hình ống làm vỡ thoi phân bào, ức chế
sự phân bào của nấm và hình thành những tế bào nấm có nhiều nhân. Ngoài ra
còn làm xáo trộn sự tổng hợp thành tế bào sợi nấm làm sợi nấm xoắn vẹo, cong
queo.
- Phổ tác động : trên nhiều dòng vi nấm ngoài da : Microsporum,
Trichophyton, Epidermophyton. Không có hiệu quả điều trị nấm gây bệnh nội
tạng : Candida, Actinomyces.
- Chỉ định : nấm da, móng, lông do các nấm nhạy cảm gây ra cho gia súc
- Liều lượng : Bê nghé : 10mg/kg (P.O)
Chó mèo : 20-50mg/kgP
3.3.5.2. Ketoconazole
- Thuộc nhóm imidazole. Hấp thu tốt ngay trong môi trường acid nhưng sẽ
giảm nếu thức ăn có chất antacid. Phân bố tốt đến các mô.
- Cơ chế : phong bế sự tổng hợp esgosterol bằng cách loại bỏ nhóm methyl
của lanosterol, từ đó làm thay đổi tính thấm của màng tế bào. Đồng thời làm xáo
trộn các hoạt động của enzym peroxidase, H2O2 sẽ gây độc cho tế bào hoặc làm
chết tế bào.
- Phổ tác động: nấm ngoài da và nấm nội tạng: Candida, Blastomyces,
Histoplasma. Không có hiệu quả đối với Aspergillus
- Liều lượng : Chó : 10-20mg/kgP (P.O hoặc tắm gội) trong 2-8 tuần
Ngựa: 3-6 mg/kgP
79
- Chú ý : nguy cơ gây độc cho gan sẽ gia tăng khi dùng chung với
griseofulvin
3.3.5.3. Nấm diều Moniliasis
Candida albican.
- Nguyên nhân: do thực ăn, nước uống hoặc môi trường.
- Những kháng sinh phổ rộng sẽ hạn chế được bệnh: Nystatin (100 g/tấn) or
CuSO4 (1- 1,5 kg/Tấn) trộn vào thức ăn 7-10 ngày.
+ Xử lý nước: chlorine với nồng độ 5 ppm

80
CHƯƠNG 4
THUỐC KHỬ TRÙNG VÀ THUỐC SÁT TRÙNG
4.1. Một số khái niệm
- Thuốc khử trùng (disinfactants) là những chất có khả năng tiêu diệt vi
khuẩn hoặc các vi sinh vật nhiễm khác. Khác với kháng sinh, những chất khử
trùng phá hủy nguyên sinh chất của vi khuẩn và luôn cả vật chủ. Do đó chúng
chỉ được sử dụng cho các đồ vật vô sinh.
- Thuốc sát trùng (antiseptics) là những chất có tác dụng ức chế sự sinh
trưởng và sinh sản của vi sinh vật hoặc giết chết vi khuẩn ở một nồng độ không
làm ảnh hưởng đến mô bào vật chủ. Do đó chúng được sử dụng cho các mô
bệnh để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn.
Ranh giới giữa chất sát trùng và chất khử trùng cũng không rõ rệt, một hóa
chất có thể là chất khử trùng hoặc sát trùng tùy theo nồng độ sử dụng và các điều
kiện áp dụng.
4.2. Phân loại
Thuốc khử trùng và sát trùng có thể được phân loại dựa vào mức độ tác
động đến các nhóm mầm bệnh. Vi sinh vật có thể phân chia theo mức độ giảm
dần mẫn cảm với các chất khử trùng, sát trùng như sau:
(1) Tế bào sinh dưỡng vi khuẩn, vius có vỏ
(2) Nấm
(3) Vius không vỏ, Mycobacteria
(4) Bào tử vi khuẩn, nguyên sinh động vật có noãn nang
Thuốc khử tùng sát trùng có thể chia thành 3 nhóm:
- Thuốc khử trùng yếu chỉ tiêu diệt được hầu hết vi khuẩn, một số nấm và
virus có vỏ. Không tiêu diệt được Mycobacteria và bào tử.
- Thuốc khử trùng trung bình tiêu diệt được vi khuẩn, hầu hết virus và nấm
nhưng không tiêu diệt được bào tử.
- Thuốc khử trùng mạnh tiêu diệt được hầu hết các mầm bệnh.
4.3. Những nguyên tắc sát trùng, khử trùng thông thường
- Để đạt hiệu quả, hầu hết các loại thuốc sát trùng cần có một thời gian để phát
sinh tác dụng
Ví dụ : rửa tay trước khi phẫu thuật 5 phút với savon, 5 phút với
chlohexidin
- Để gia tăng hiệu quả sát trùng cần chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường và dụng
cụ trước khi áp dụng các biện pháp hóa học hoặc vật lý vì bụi đất, rác rưởi... có
thể tạo lớp màng cơ học ngăn cản tác động trực tiếp của thuốc vào vi trùng, cũng
như làm thay đổi hoặc giảm hàm lượng thuốc
Ví dụ : vệ sinh phòng ốc trước khi xông formol
- Rửa sạch bằng nước rất cần thiết để tránh đối kháng giữa 2 loại hóa dược

81
Ví dụ : rửa tay bằng nước cất giữa 2 lần sát trùng bằng hóa chất trước
phẫu thuật
- Ưu tiên sát trùng bằng nhiệt hơn là hóa chất ( nếu có thể), trong đó nhiệt ẩm
có hiệu quả và nhanh hơn nhiệt khô
Ví dụ : hấp autoclave tốt hơn sấy khô
- Cần lựa chọn thuốc sát trùng khử trùng phù hợp với tính nhạy cảm của
mầm bệnh
Ví dụ : virus bị tiêu diệt bởi chất kiềm nhưng đề kháng với phenol
4.4. Những yêu cầu của chất khử trùng, sát trùng lí tưởng
4.4.1. Chất khử trùng lí tưởng
- Phổ tác động rộng
- Tác động nhanh và kéo dài
- Không bất họat khi có chất hữu cơ
- Tương hợp với chất tẩy rửa
- Không ăn mòn, biến tính dụng cụ
- Không có mùi
- Có tính kinh tế
4.4.2. Chất sát trùng lí tưởng
- Phổ tác động rộng
- Độc tính thấp
- Không bất hoạt khi có chất hữu cơ
- Dễ xâm nhập
- Ít kích ứng da
- Không cản trở sự lành của vết thương
4.5. Một số chất tẩy rửa, sát trùng và khử trùng thông thường
4.5.1.Chất sát trùng ngoài da
4.5.1.1. Xà phòng (savon)
Thuộc nhóm chất hoạt diện (surfactants). Có tính lưỡng cực (RCOONa) một
đầu ái nước, một đầu ái chất béo. Khi sử dụng savon trên một bề mặt có dầu (da)
thì những phân tử này sẽ tự phân cực, một đầu trong nước và một đầu trong chất
beó, ngăn cản sự kết dính giữa các hạt dầu, duy trì tính liên tục giữa dầu và
nước. Bằng cách này, các phân tử savon dễ nhũ tương hóa chất beó trên da đồng
thời làm cho các vi khuẩn bám dính ở đó bị “treo”, khi rửa sẽ bị trôi đi
Có tác dụng trên vi khuẩn G+ và kháng acid nhưng không có tác dụng trên vi
khuẩn G-
Hoạt tính sẽ gia tăng khi có thêm potassium iodine (KI) và giảm đi khi có
nhiều Ca2+ (nước cứng)
Sử dụng : rửa tay, vùng phẫu thuật, dụng cụ

82
4.5.1.2. Cồn (alcohol )
Cồn làm biến tính protein và làm giảm sức căng bề mặt. Loại thường sử dụng
nhất là ethanol 70% và isopropanol 50%. Thời gian áp dụng khoảng 3 phút
Có tác dụng trên các tế bào sinh dưỡng (kể cả BK- trực khuẩn lao, virus có
vỏ, nấm) nhưng không có tác dụng trên bào tử
Tương kỵ với HNO3, KMnO4, Na2SO4, CuSO4 (muối gây kết tủa), máu mủ
(albumin)
Sử dụng : sát trùng tay, da
4.5.1.3. Chlorhexidine
- Phổ kháng khuẩn: G+ (tốt hơn iodine trong chống Staphylococcus aureus
ở chó); nấm; Mycoplasma
- Làm hư màng tế bào; kết tủa vật chất
- Dung dịch 0,5% có tác dụng sát khuẩn trong 15 giây, hoạt tính kéo dài
trong 5-6h Hoạt tính không giảm khi có máu hoặc chất hữu cơ nhưng bị vô hoạt
bởi nước cứng, savon, chất họat diện không ion•
- Dạng dung dịch 4% hoặc dạng chất tạo bọt lỏng 2% dùng sát trùng trước
phẫu thuật, rửa vết thương, nhúng vú viêm
4.5.1.4. Iod
Iod khuếch tán vào tế bào và can thiệp vào các phản ứng biến dưỡng của
nguyên sinh chất. Iod ít gây độc, chỉ gây khô da và có thể hạn chế bằng cách bôi
glycerin.
Có tác dụng trên vi khuẩn, virus, nấm, trứng kí sinh trùng đặc biệt là cả BK
và các vi khuẩn có nha bào
Các chế phẩm :
* Dung dịch cồn iod 1%, khi hòa tan trong cồn, tác dụng kháng khuẩn của
iod mạnh hơn.
* PVP iodine 10% (polyvinylpyrrolidone iodine- iod hữu dụng 1%) -
Iodophore : gồm I2, chất tẩy, chất làm ướt, chất hòa tan, chất mang (phóng thích
dần iod)
Sử dụng :sát trùng da nơi sắp phẫu thuật, nơi tiêm, thiến, rốn, nhúng vú viêm,
rửa cơ quan sinh dục...
4.5.1.5. Thuốc đỏ (mercurochrome)
Chủ yếu có tác động tĩnh khuẩn, hoạt tính bị giảm mạnh khi tiếp xúc với các
chất hữu cơ. Dung dịch thường dùng là 2-5 %. Ngày nay, các chất hữu cơ có
thủy ngân ít độc và ít kích ứng hơn đã dần dần thay thế (phenylmercuric
nitrate). Tuy nhiên, do tác động ô nhiễm môi trường của các kim loại nặng,
chúng cũng ít được dùng hơn những hóa chất khác
Dùng sát trùng cục bộ nơi vết thương, thiến, ápxe, thụt rửa tử cung
4.5.1.6. Nước oxygià (peroxid hydrogen H2O2)

83
Thuộc nhóm tác nhân oxyhóa vì phóng thích oxy đang sinh [O] khi tiếp xúc
với màng nhày hay có catalase. Kết hợp nhanh chóng với chất hữu cơ
Các tác dụng sát trùng nhẹ trên các vi khuẩn hiếu khí G+, G- nhưng không
diệt được bào tử. Công dụng chủ yếu là rưả vết thương và làm mất mùi hôi.
4.5.1.7. Thuốc tím (permanganate potassium KMnO4)
- Phóng thích [O] khi tiếp xúc chất hữu cơ nhưng chỉ có tác dụng ở bên
ngoài. Khi dung dịch chuyển sang màu nâu thì không còn hoạt tính.
- Có tác dụng sát trùng tay, vết thương, mụn loét (dung dịch 0,1%), rửa tử
cung (dung dịch 0,3%). Giảm độc tính của các Alkaloid (Strychnin, morphin)
4.5.1.8. Xanh methylen ( tetramethylthionin HCl ) dung dịch 1%
- Sát trùng bên ngoài: viêm miệng, mụn nước, viêm móng, rửa cơ quan sinh
dục.
- Sát trùng bên trong: đường tiết niệu.
4.5.2. Thuốc sát trùng phòng thí nghiệm, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
4.5.2.1. Tác nhân vật lý
* Nhiệt
Nhiệt khô Nhiệt ẩm
Cơ chế sát khuẩn oxyhóa và đốt cháy đông kết protein
Yêu cầu thời gian lâu, nhiệt độ cao vào chất hữu cơ (hóa
chất ko vào được)
Sử dụng sấy các dụng cụ thủy tinh hấp các môi trường
Điều kiện 180oC trong 2-3 giờ 121oC/1atm trong 15-20’
* Ánh sáng : tia cực tím (ultra violet UV)
 = 2500-2800 Ao
Chống được vi khuẩn G- và vi khuẩn không sinh bào tử nhưng
Staphylococcus, Streptococcus thì đề kháng
Sử dụng khử trùng phòng thí nghiệm, buồng cấy, phòng giải phẫu
4.5.2.2. Tác nhân hóa học
* Acid
HCl, H2SO4 0,1-1N : sử dụng hạn chế vì đặc điểm ăn mòn
Acid boric : khả năng diệt trùng yếu
* NaOH (Lye, soda lye)
Thâm nhập vào các phân tử bám dính, vi sinh vật, làm tan chúng hoặc biến
đổi chúng
Có khả năng tiêu diệt hầu hết các vi khuẩn gây bệnh thông thường, virus
(dịch tả heo, FMD). Ở nồng độ đâm đặc (5%) có thể tiêu diệt được bào tử nhiệt
thán.

84
Dung dịch loãng 4-8 0/00 dùng sát trùng dụng cụ (máng ăn, xô, cuốc xẻng...)
nền, sàn, tường, rãnh phân, đường đi, xe chở gia súc, hố tiêu độc. Có thể phối
hợp với dung dịch vôi sữa 5%.
* CaO (lime, quicklime)
Hút ẩm (H2O) và CO2 trong không khí tạo Ca(OH)2 và sinh nhiệt, nếu để lâu
ngoài không khí thì CaO tác dụng với CO2 tạo CaCO3 (trơ không còn tác dụng
nữa)
Không có tác dụng trên bào tử nhiệt thán và Clostridium
Sử dụng để rắc trên sàn, nền xi măng, đất. Khi dùng nên chú ý có thể gây khô
da và móng thú
* Ca(OH)2 bột trắng xốp
Chứa tối thiểu 0,14g/100 ml nước vối sữa, dễ tan trong nước nóng. Dung
dịch đã pha cần đậy kỹ tránh tạo váng trên bề mặt làm trầm hiện Ca dưới đáy
Ca(OH)2 + CO2 CaCO3
Dùng sát trùng chuồng trại, thuốc kháng acid
* Amonium bậc 4 thế hệ I: Benzalkoniumchloride (Zephiran, Antigerm)
Thuộc nhóm chất hoạt diện cation. Ion ái nước của phân tử amonium bậc 4 sẽ
phân ly mang điện tích dương do đó nên tránh dùng chung với savon (chất hoạt
diện anion). Thành vi khuẩn hấp phụ hóa chất này rất cao, nơi đó sẽ phát sinh
tác dụng. 99% vi khuẩn bị tiêu diệt, tuy nhiên những vi khuẩn co cụm phía trong
sẽ phát sinh tính đề kháng
Tác dụng sát khuẩn trên vi khuẩn G+, G- nhưng không có hiệu quả đối với
virus, bào tử và BK
Sát trùng da, vết thương : dung dịch 1/2000-1/1000
Thụt rửa tử cung dung dịch 1/20000
Khử trùng chuồng trại dung dịch 10%
* Chloramin T ( chứa 12% Cl hoạt tính )
Dưới tác dụng của nước, Chloramin T tạo thành acid hypocloro (HOCl) rồi
phóng thích Cl có tác dụng ức chế các phản ứng enzyme của tế bào, thoái biến
protein và bất hoạt acid nhân
Tác dụng trên vi khuẩn, virus, nâm mốc (1ppm), BK (50ppm)
Dùng để rửa sàn nhà, dụng cụ vắt sữa, vết thương, nơi nhiễm trùng.
* Chlorine
- Làm thay đổi tính thấm và phá hủy các hệ enzyme
- Phổ tác động rộng, tác dụng nhanh, chỉ dùng xử lý nước giếng và nước
uống
- Không dùng cho nhà cửa hoặc dụng cụ do tính ăn mòn, kích ứng da và
mắt, mùi, mất màu quần áo
- Dạng nước: 5-15% sodium hypochlorite

85
- Dạng khô: calcium hypochlorite (65-70%) và sodium dicloro-S- triazine
trione (56-62% chlorine hữu dụng) C
- Khử trùng nước:
+ Chlorine 70 %: 5-7g/m3
+ Chlorine 100 %: 3-4g/m3
+ 5ppm trị nấm diều/ gà
* Phenol
Được Lister khám phá đầu tiên, là chất chuyển hóa từ hắc ín, than đá. Ngày
nay, do độc tính cao, kích ứng mô nên ít được sử dụng
Tác động gây độc đối với nguyên sinh chất, phá hủy thành tế bào, đông kết
protein
Dung dịch 5% có thể tiêu diệt nha bào nhiệt thán, BK
Thường dùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ thú y (dung dịch 3-5%), tiêu độc
quần áo, rửa vết thương (dung dịch 3%), chống ngứa, trị ghẻ (dung dịch 1%).
Chú ý không sử dụng tiêu độc lò sát sinh vì sẽ để lại mùi hôi
* Crezol (Crezylic acid, Crezylol, Crezyl)
Tác dụng sát khuẩn và diệt nấm gấp 3 lần phenol nhưng tác động yếu trên
virus. Đặc biệt vẫn giữ được hiệu lực khi có chất hữu cơ và ít độc hơn phenol
Dung dịch 0,2-0,5% dùng sát trùng tay, dung dịch 2% sát trùng chuồng trại.
Hơi Crezol có thể sát trùng lồng gà, máy ấp trứng, nhà máy thức ăn...
* Formol (Formalin, Formaldehyd) có chứa 34-38% Formaldehyd
Là chất khử trùng mạnh, làm đông cứng protein. Vô hoạt vi sinh vật bằng
cách alkylhóa nhóm -NH2 , -SH của protein và vòng nitrogen trong các base
purin
Có tác dụng trên hấu hết các vi khuẩn, vi khuẩn sinh bào tử, trực khuẩn BK,
virus
Sử dụng để khử trùng dụng cụ , chuồng trại, phòng ốc, lò ấp, bảo quản mẫu
bệnh phẩm và điều chế vaccin
- Dung dịch 4% dùng sát trùng thông thường và bảo quản mẫu bệnh
- 15-30ml dung dịch formol +100ml nước dùng khử trùng máy ấp trứng,
buồng cấy vi trùng, chuồng trại
- 2L Formol 36% +1kg KMnO4 khử trùng được 100m2 phòng làm việc
Do độc tính sinh hơi, kích ứng niêm mạc, làm chết biểu mô, mất cảm giác, có
nguy cơ gây ung thư nên khi dùng phải đeo găng, khẩu trang...
* Glutaraldehyde
Chứa 2 nhóm Aldehyde nên tác động rất nhanh làm biến đổi màng protein
của virus, vi khuẩn, nấm mốc và cả với bào tử của vi trùng.
* Các thuốc khử trùng, sát trùng phối hợp

86
Ngày nay, để gia tăng hiệu lực của các thuốc sát trùng và giảm bớt độc tính
của chúng, các nhà sản xuất đưa ra thị trường một số loại thuốc sát trùng phối
hợp:

Ví dụ: VIRKON (BAYER) : peroxygen, chất hoạt diện bề mặt


(surfactants), acid hữu cơ, acid vô cơ
PROPHYL (COOPHAVET): 4 chloro 3-methyl phenol, 3-benzyl
4 chlorophenol
TH4 (SOGEVAL) : glutaraldehyd, phúc hợp amonium bậc 4,
terpineol, dầu thông
* Phổ tác động của các chất sát trùng khử trùng
Bảng 4.1: Phổ tác động của các chất sát trùng khử trùng

Hóa chất G+ G- Virus Nấm Virus BK VK bào Protozoa


có vỏ k0 vo tN
Alcohol + + + + + + -
Iodine + + ++ + ++ ++ +/-
Chlorin + + + + + +/- +
Chlohexidin ++ +/- ++ - + -
Formol + + + + + + +
H2O2 + + + + + + +
Savon + - +
NaOH + + +/- + +/- - -
Benzalkoniu
m

87
CHƯƠNG 5
THUỐC KHÁNG VIÊM VÀ KHÁNG HISTAMIN
5.1.Thuốc kháng viêm
5.1.1. Khái niệm
Viêm là một chuỗi các hiện tượng do nhiều tác nhân như nhiễm trùng,
các phản ứng miễn dịch, tổn thương do nhiệt hoặc vật lý...gây ra các dấu hiệu
lâm sàng đặc trưng: sưng, nóng, đỏ, đau.
5.1.2. Cơ chế tác động của thuốc kháng viêm

Taùc nhaân gaây


vieâm

Phospholipid ôû maøng teá


Corticosteroid Phospholipase A2

Acid Arachidonic

Cyclooxygenase Lipoxygenase
NASIDs NASIDs môùi
Hydroperoxid Endoperoxid

Leukotrien

Prostacyclin Prostaglandins Thromboxan

VIÊM

88
5.1.3. Các giai đoạn của quá trình viêm
* Giai đoạn cấp
Mô tổn thương tiết ra các chất trung gian nội sinh gây xáo trộn chức năng
cơ quan bị viêm.
* Giai đoạn đáp ứng miễn dịch
Các đại thực bào, bạch cầu trung tính, lympho tập trung vào ổ viêm tiêu
diệt tác nhân gây viêm bằng cách thực bào hoặc trung hòa độc tố kế đến là
giai đoạn dọn sạch các mảnh vụn mô, chất hoạt tử và thay thế bằng những tế
bào mới.
* Giai đoạn viêm mãn
Mô tiết ra interleukin 123 và các chất khác làm sản xuất protaglandin
hoạt hóa các tế bào bạch cầu làm phóng thích các gốc tự do như H2O2
(hydrogen peroxid), gốc hrdroxyl làm tổn thương xương, sụn dẫn đến thấp
khớp. Nói chung viêm là phản ứng có lợi cho cơ thể nhưng nếu vượt quá mức
(viêm mãn) sẽ gây tổn hại mo,â làm di tản bạch cầu, tạo các mô sợi không có
lợi cho cơ thể nữa
5.1.4. Các chất kháng viêm
Các chất kháng viêm không đảo ngược được quá trình này mà chỉ giới
hạn hoặc làm chậm quá trình viêm bằng cách ức chế việc sản xuất các chất
trung gian gây viêm
5.1.5. Phân loại các chất kháng viêm
5.1.5.1. Glucocorticoid tự nhiên
Gồm 2 chất chính là hydrocortison (cortisol) và cortison là các
glucocorticoid tự nhiên đuợc tiết ra từ vỏ thượng thận theo cơ chế phản hồi
âm. Tuy nhiên do hoạt tính kháng viêm thấp và độc tính ( giữ muối) còn cao
nên các glucocorticoid tổng hợp ra đời.
Dược lực học
Glucocorticoid có hiệu quả đối với hầu hết các loại tế bào và cơ quan
động vật hữu nhũ.
Hệ tim mạch: glucocorticoid có thể làm giảm tính thấm mao mạch và
ảnh hưởng đến sự co mạch; ảnh hưởng đến co thắt tim không đáng kể. Có thể
xảy ra tăng huyết áp do bởi thuốc có tính gây co mạch và tăng thể tich máu.
Trên tế bào: Glucocorticoid ức chế phát triển nguyên bào sợi, đáp ứng
của đại thực bào dẫn đến di chuyển các yếu tố ức chế, kích hoạt các tế bào
bạch cầu và đáp ứng của tế bào tạo thành các chất trung hòa quá trình viêm.
Glucocorticoid ổn định màng lysosomal.
Thần kinh trung ương/thần kinh tự động: Glucocorticoid có thể làm
ngưỡng co giật thấp hơn, thay đổi tính tình và hành vi, giảm đáp ứng gây sốt,
kích thích tính thèm ăn, duy trì nhịp alpha. Glucocorticoid cần thiết cho sự
nhạy cảm của các thụ thể adrenergic bình thường.

89
Hệ nội tiết: khi thú không bị sress, glucocorticoid sẽ ngăn giải phóng
ACTH ở thùy trước tuyến yên do đó làm giảm hoặc ngăn giải phóng
coticosteroids nội sinh. Giải phóng TSH, FSH, prolactin và LH có thể giảm
nếu cấp glucocorticoid ở liều dược lý (pharmacological dose). Glucocorticoid
làm giảm chuyển đổi thyroxin (T4) tạo thành triiodothironine (T3) và tăng
nồng độ hormon phó giáp trạng trong huyết tương. Glucocorticoid ức chế
chức năng tế bào tạo xương. Vasopressine (ADH) giảm tác động tại ống thận.
Glucocorticoid ức chế kết hợp insulin và các receptor của insulin và ảnh
hưởng đến vị trí gắn kết trên receptor của insulin.
Hệ tạo huyết: Glucocorticoid có thể làm tăng số lượng tiểu cầu, bạch
cầu trung tính và hồng cầu trong hệ tuần hoàn nhưng ức chế kết tập tiểu cầu.
Giảm số lượng tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân và bạch cầu ưa acid ở ngoại
vi do bởi glucocorticoid đã cô lập các tế bào này trong phổi và lách đồng thời
gây giảm giải phóng các tế bào này từ tủy xương. Việc loại bỏ các tề bào hồng
cầu già bị hạn chế. Ngoài ra, glucocorticoid còn ảnh hưởng đến các mô dạng
lympho (lymphoid).
Hệ tiêu hóa và gan: glucocorticoid làm tăng tiết acid dạ dày, pepsin và
trypsine; thay đổi cấu trúc màng nhày và giảm tăng sinh tế bào tiết chất nhày;
giảm hấp thu muối Fe và Ca trong khi tăng hấp thu chất béo. Các thay đổi ở
gan bao gồm tăng tích lũy mỡ và glycogen ở tế bào gan, tăng nồng độ enzyme
alanin aminotransferase (ALT) và gamma glutamyl transpeptidase (GGT)
trong huyết thanh; tăng đáng kể là enzyme akalin phophatase trong huyết
thanh.
Hệ miễn dịch: glucocorticoid có thể làm tăng nồng độ của lympho T;
ức chế lymphokines; ứcchế bạch cầu trung tính, đại thực bào và bạch cầu
đơn nhân, giảm sản xuất interferon, ức chế thực bào, tạo kháng nguyên và
giảm bớt tiêu diệt nội bào (diminish intracellular killing). Miễn địch đặc hiệu
thu được ít bị ảnh hưởng so với miễn dịch không đặc hiệu.
Ảnh hưởng đến sự chuyển hóa: Glucocorticoid kích thích hình thành
glucose trong cơ thể động vật. Việc hình thành lipid có thể được tăng lên ở
các mô dự trữ của cơ thể (xoang bụng) và mô mỡ có thể được tái phân phối
lại từ những điểm xa nhất của cơ thể. Các acid béo được huy động từ các mô
và sự oxid chúng tăng lên. Triglyceride, cholesterol và glyceride tăng nồng độ
trong huyết thanh. Protein được huy động từ hầu hết các mô của cơ thể (ngoại
trừ gan).
Hệ cơ xương: Glucocorticoid có thể gây yếu cơ, teo cơ, và loãng xương.
Ức chế phát triển xương qua hormon kích thích tăng trưởng và ức chế
somatomedine, tăng bài thải Ca và ức chế tác động của vitamin D, ức chế phát
triển sụn.
Mắt: nếu sử dụng glucocorticoid kéo dài có thể làm tăng áp suất bên
trong mắt và tăng nhãn áp (glacoma), đục nhân mắt và lồi mắt.

90
Đường sinh dục, mang thai và tiết sữa: glucocorticoid gần như cần thiết
cho sự phát triển bình thường của thai. Dùng liều quá cao trong giai đoạn đầu
của thời kỳ mang thai có thể dẫn đấn quái thai. Cấp steroid ngoại sinh cho
ngựa và thú nhai lại có thể thúc đẩy quá trình sinh con nếu cấp thuốc vào giai
đoạn cuối của thời kỳ mang thai. Glucocorticoid không liên kết với protein
huyết tương sẽ vào sữa. Dùng liều cao hoặc cấp thuốc kéo dài sẽ ức chế sự
sinh trưởng của thú sơ sinh.
Thận, dịch chất và chất điện giải: Glucocorticoid làm tăng bài thải
potassium và calcium; tăng tái hấp thu Na và Cl và tăng thể tích dịch ngoại
bào.
Da: mỏng mô da và teo da, nang tóc sưng phồng và rụng tóc.
Chỉ định
Glucocorticoid được chỉ định trong các trường hợp sau: suy thận, viêm
khớp, dị ứng, bệnh hô hấp (bệnh suyễn), bệnh da (pemphigus, dị ứng), huyết
học, hệ thần kinh (tăng áp suất hệ thần kinh trung ương), hệ tiêu hóa (loét kết
tràng)... Glucocorticoid cũng có thể sử dụng để điều trị cục bộ ở mắt và da và
nhiều vị trí khác nhau như trong khớp.
Chống chỉ định
Đối với những thú bị nhiễm nấm cần tránh việc sử dụng Glucocorticoid.
Sử dụng đường tiêm bắt khi thú bị bệnh giảm tiểu cầu tự phát hoặc đối với
những thú nhạy cảm với glucocorticoid.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng thuốc trong một thời gian dài, đặc biệt
là khi dùng liều cao. Kết quả là có biểu hiện của triệu chứng bệnh tăng năng
vỏ thượng thận (hyperadrenocorticism). Thuốc này khi cấp cho người còn trẻ
hoặc thú đang phát triển có thể làm chậm sự phát triển.
Ngoài ra thuốc còn nhiều mặt bất lợi tiềm tàng khác. Ở trên chó, chứng
khát nhiều (polydipsia), chứng ăn nhiều hay ăn tạp (polyphagia), đa niệu
(polyuria).
5.1.5.2. Glucocorticoid tổng hợp
* Cơ chế tác động
Receptor của glucocorticoid thuộc loại receptor nội bào điều hoà hoạt
động gene, kíchthích receptor này đưa đến thành lập các protein mới là các
enzym làm thay đổi hoạt động tếbào. Để giả thích cơ chế kháng viêm dựa trên
cơ sở glucocorticoid thông qua receptor nội bào dẫn đến thành lập 1 protein gọi
là lipocortin chất này ức chế phospholipase A2 nên ngưng sản xuất các yếu tố
gây viêm như leukotrien, thrombaxan, prostaglandin.
* Tác dụng phụ
- Tác dụng của mineralcorticoid nên có khuynh hướng giữ Na, giữ
nước gây phù Tác dụng tân tạo đường có thể gây cao đường huyết

91
- Tác dụng thủy giải mỡ , tích trữ lipid dưới da cổ, mặt (“moonface”)
- Làm xáo trộn chuyển hóa Ca: giảm hấp thu và tăng bài thải qua thận,
dùng lâu dài sẽ gây loãng xương
- Giảm hoạt động của các mô lympho và hoạt động sản xuất kháng thể, suy
yếu hệ miễn dịch.
* Chỉ định
- Dị ứng do thức ăn, côn trùng cắn đốt.
- Kháng viêm do bất kỳ nguyên nhân gì (cơ học, hóa học, nhiễm trùng,
miễn dịch...).
- Cấp cứu khi shock do độc tố, chảy máu, shock phản vệ, trụy hô hấp (
thường phối hợp với adrenalin).
* Chống chỉ định
- Tiểu đường (do tác động làm giảm glucose ngoại biên)
- Loãng xương, xốp xương ( do tăng loại thải Ca qua nước tiểu)
- Loét giác mạc ( do làm chậm lành vết thương)
- Bệnh thận, khớp, viêm mắt do virus, nấm, lao ( do tác dụng suy yếu hệ
miễn dịch) Mang thai ( co nguy cơ gây sảy thai, chết thai, sót nhau)
Bảng 5.1: Một số thuốc kháng viêm glucocorticoid

Tên hoạt chất Kháng Giữ Thời gian Tác Liều dùng
viêm muối động
Hydrocortison 1 1 Ngắn 2 –10mg/kgP (PO)
(Cortisol) (T1/2=6-
12h)
Cortison 0.8 0.8
Prednison 4 0.3 Trung bình 0.6-2,5 mg/kgP
(PO)
Prednisolon 5 0.3 (T1/2=12-24h)
Betamethason 25 0 Dài
Dexamethazon 30 0 (T1/2=24-36h) 0,2-2 mg/kgP (PO)

(1) Betamethasone
- Hóa học
- Betamethasone là glucocorticoid tổng hợp, betamethasone tổng hợp dạng
base hoặc dạng muối dipropionate, acetate và sodium phosphate. Dạng base
dùng đường uống. Dạng muối sodium phosphate và acetate dùng đường tiêm.

92
Muối propionate được chỉ định trong điều trị cục bộ và kết hợp với muối
sodium phosphate dùng đường tiêm. Bethamethasone còn được gọi là
flubennisolon. Bethamethasone không mùi, màu trắng, dạng bột tinh thể, không
tan trong nước. Muối dipropionate màu trắng đến trắng kem, dạng bột, không
mùi, không tan trong nước, tan nhẹ trong alcohol. Sodium phosphate không
mùi, màu trắng, dạng bột hút ẩm, tan tự do trong nước và tan nhẹ trong alcohol.
- Chống chỉ định
- Betasone chống chỉ định đối với thú bị nhiễm trùng (do vi khuẩn) cấp
tính hoặc mãn tính. Betamethasone làm giảm số lượng tinh trùng và thể tích
tinh dịch và tăng t lệ tinh trùng kỳ hình ở chó.
- Liều dùng
- Trị viêm ngứa (pruritis)
Betasone : 0.25-0.5 ml/20 pound trọng lượng cơ thể, IM. Liều dùng có thể
thay đổi
tùy theo tình trạng bệnh tật và có thể dùng liều lặp lại nếu cần thiết.
(2) Dexamethasone
Dexamethasone Sodium Phosphate
Dexamethasone 21- Isonicotinate
* Hóa học
Dexamethasone là glucocorticoid tổng hợp, dexamethasone không mùi,
màu trắng, dạng bột tinh thể, nhiệt độ tan chảy khoảng 250oC, không tan
trong nước. Dexamethasone sodium phosphate không mùi hoặc có mùi nhẹ,
màu trắng hoặc vàng nhạt, dạng bột hút ẩm. Dexamethasone 21- isonicotinate
không mùi vị, màu trắng đến vàng nhạt, dạng bột tinh thể.
* Chống chỉ định
Dexamethasone có hiệu quả của mineralocorticoid không đáng kể vì
vậy không nên sử dụng một mình Dexamethasone trong điều trị nhược năng
tuyến thượng thận.
* Liều dùng Chó:
Tiêm 0,01 – 0,015 mg/kg tiêm IV (có thể pha loãng 1:10 với dung dung
dịch nước muối đẳng trương để đảm liều lượng chính xác).
Mèo
- Điều trị bệnh hen suyễn cấp tính: liều 1mg/kg IV.
- Điều trị do nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn huyết: dùng dexamethasone
sodium succinate; liều 5 mg/kg IV.
- Điều trị bệnh viêm da: liều 1 mg, PO, 1 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày,
sau đó 1 mg PO, 2 lần/tuần.
- Điều trị bệnh khối u (lymphosarcoma, bệnh bạch cầu lympho bào, bệnh
tạo khối u tế bào mast): liều 2 – 6 mg/m2 PO, 1 lần/ngày, trong 2 ngày.

93
Trâu bò
- Điều trị do côn trùng hay rắn độc cắn: 4 mg/kg IM hoặc IV
- Điều trị do tổn thương dây thần kinh hoặc tổn thương dây thần kinh đùi:
1 -2 mg/kg IV.
(3) Prednisolone/prednisone
- Là chất kháng viêm tổng hợp.
- Có dạng bột kết tinh, màu trắng hoặc gần như trắng.
- Prednisolone có 2 dạng: dạng acetate không tan trong nước nhưng tan
trong cồn 960, dạng natri phosphate dễ tan trong nước nhưng dễ hút ẩm
- Có tác dụng rõ rệt trong kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch
nhưng có tác dụng của hóc môn mieralocorticoid yếu nên nếu dùng thuốc trong
thời gian ngắn có rất ít bị giữ Na+ và gây ra phù.
5.1.5.3. Thuốc kháng viêm không steroid (non-steroidal anti-inflammatory)
CÁC NSAID CŨ
(1) Aspirin: Aspirin là acid axetic salicilat.
* Tính chất
- Aspirin có dạng tinh thể hình kim mảnh, không màu, tan trong 300 phần
nước, dễ tan trong rượu và các dung dịch kiềm, trong ête.
- Trong ruột, dưới tác dụng của dịch tụy, aspirin phân giải thành axit
salixylic và axit axêtic.
- Trong huyết tương động vật, người ta thấy 25% Aspirin dưới dạng axêtyl
hóa không hoạt động.
- Tương kỵ: Aspirin tương kỵ với các chất có phản ứng kiềm như Natri
bicacbonat, Citrat, Phosphat và Borat. Tạo hỗn hợp nhớt với Uroformin,
Antipyrin, Acetanilid, các muối quinin.
* Chỉ định
- Aspirin được dùng trong các chứng viêm, các bệnh nhiễm khuẩn gây sốt,
viêm khớp, viêm dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh (phối hợp với vitamin
B1,B6)
- Những rối loạn vận động khi đau, trong bệnh đục nhân mắt của gia súc
quý (ngựa đua, ngựa kéo, chó săn, chó nghiệp vụ).
- Phòng sẩy thai do tăng co bóp tử cung.
* Liều lượng
Cho gia súc uống viên nén, hay viên sủi bọt sau khi ăn, chia liều làm nhiều
lần trong
ngày:
Gia súc lớn : 15 – 30g.

94
Gia súc nhỡ : 2 – 5g
Gia súc nhỏ : 0,25 –
2g
Với bệnh đục nhân mắt của chó: 12g / ngày, cho uống 2 lần (phối hợp với
vitamin C và
Chú ý:
- Tránh cho gia súc đang cho sữa uống, vì gây cạn sữa.
- Thuốc có thể gây sẩy thai ở heo và mèo;
- Thuốc có độc tính với loài mèo.
- Thuốc kéo dài thời gian chảy máu;
- Có thể gây đau dạ dày, loét dạ dày, nôn mửa;
- Hiếm thấy viêm gan do quá liều.
(2) Paracetamol (acetaminophen)
* Tính chất
Paracetamol còn có tên Acetaminophen, dạng bột, màu trắng, tên hóa
học là N-acetyl – para – aminophenol, là dẫn xuất của phenacetin và một dược
chất cùng họ với acetanilid, nên có độc tính gần như nhau. Paracetamol trong
cơ thể biến đổi thành chất kết hợp ít độc hơn. Sự biến đổi này còn phụ thuộc
vào những chất độc có sẵn trong cơ thể cũng như tình trạng sức khỏe của gia
súc có bị suy gan, thận hay không.
* Tác dụng
Paracetamol là thuốc an thần ngoại biên, có tác dụng hạ sốt, giảm đau,
tác động như Aspirin do ức chế tổng hợp các Prostaglandin. Ở liều điều trị,
thuốc không có tác dụng chống viêm.
Với liều điều trị, Paracetamol không làm giảm Prothrombin huyết và
không kích thích dạ dày, không gây chảy máu dạ dày như Aspirin, nhưng có
thể gây hiện tượng tan máu nếu dùng lâu dài. Sự tan máu gây ra thiếu oxy,
làm suy yếu trung tâm điều hành tim – mạch, nên có thể dẫn tới trụy tim –
mạch.
Với liều cao và kéo dài, thuốc gây độc vì gây rối loạn tim – mạch và hô
hấp do chứng methemoglobin và hủy hoại tế bào gan không hồi phục, tế bào
thận, gây vàng da, xuất huyết dưới da, nổi mẩn.
Với liều độc, Paracetamol làm tắt thở trước khi tim ngừng đập. Liều độc
đối với chó là 10 – 15g.
Acetoxybenzoat paracetamol khi vào máu thủy phân thành axit salixilic
và paracetamol, tác động trực tiếp vào tổ chức bao khớp, nên được dùng trong
các chứng thấp khớp. Paracetamol chuyển hóa tại gan qua glucurono hay
sunfo – kết hợp và bài tiết qua nước tiểu. Tỷ giá thuốc trong máu cao nhất ít
nhất là 2 giờ sau khi cho uống.
- Độc trung bình trên chó, rất độc trên mèo.
95
* Chỉ định
Paracetamol được dùng trong các bệnh gây sốt; các bệnh đường hô hấp;
các bệnh thấp khớp và các trường bông gân, gãy xương, sau khi mổ, đau cơ.
Tránh dùng trong các bệnh gan thận, khi rối loạn gan, thận. Một đợt
điều trị không dài quá 3 – 4 ngày.
* Chống chỉ định Đối với loài mèo
* Liều lượng
Cho gia súc chia liều hằng ngày làm 3 lần:
Trâu, bò : 15 – 40g
Lợn, dê : 5 – 15g
Ngựa : 10 – 30g
Chó: 1 – 3g
Không nên cho gia súc uống thuốc này đồng thời với các loại thuốc rượu.
* Chú ý:
Sử dụng quá liều với lượng cao có thể dẫn tới việc làm hủy hoại tế bào gan;
trong điều kiện như vậy có thể gây nên độc tính đối với thận;
Chống chỉ định đối với bệnh gan hay thiểu năng gan;
(3) Dipyrone (Anazin)
- Là chất có dạng tinh thể trắng đến vàng nhạt, không mùi, vị đắng
- Cơ chế tác động tương tự như các ASAID, ức chế sản xuất prostaglandin
thông qua ức chế COX
- Có tác dụng giảm đau, hạ sốt và kháng viêm nhẹ.
- Chỉ định: giảm đau, hạ sốt cho chó mèo, ngựa là chủ yếu.
- Chống chỉ định ở thú sản xuât thực phẩm
- Không dùng chung với Phenylbutazon, barbiturates, chlopromazine.
CÁC NSAID MỚI
Có tác dụng kháng viêm, hạ sốt, giảm đau, ngăn kết tập tiểu cầu có hồi
phục (khác với aspirin ngăn kết tập tiểu cầu không hồi phục), kháng viêm ở
liều thấp (aspirin chỉ có tác dụng kháng viêm ở liều cao).
* Chỉ định
Viêm khớp xương, viêm thấp khớp, viêm đốt sống
Kháng viêm một thời gian dài ( trong viêm mãn)
* Chống chỉ định
Suy gan, thận
Loét dạ dày, mang thai
Chảy máu, dị ứng với aspirin
Bảng 5.2: Một số thuốc NSAID mới

96
Tên thuốc Đặc
điểm
Phenylbutazon Kháng viêm rất hiệu quả, nhiều tác dụng phụ,
không sử dụng lâu dài.
Piroxicam Nguy cơ chảy máu dạ dày cao, ngày dùng 1 lần
Ibuprofen Dung nạp tốt hơn aspirin
Diclofenac Hiệu lực kháng viêm mạnh hơn nhiều chất khác
Flunixin Giảm đau, kháng viêm, hạ sốt
Ketoprofen Giảm đau, hạ sốt, kháng viêm

(1) Flunixin Meglumine


Hóa học
Flunixin meglumine là thuốc kháng viêm non-steroid, là dẫn xuất được
thay thế của acid narcotic. Flunixin có tên hóa học là 3-pyridine-carboxylic
acid.
Dược lực học
Flunixin ức chế cyclooxygenase và giảm đau, kháng viêm, hạ sốt.
Flunixin ảnh hưởng không đáng kể đối với nhu động ruột và cải thiện huyết
động (hemodynamide) trên thú bị shock nhiểm khuẩn (septic shock).
Dược động học
Flunixin nhanh chóng hấp thu qua đường uống, giá trị sinh học trung
bình là 80% và đạt nồng độ tối đa trong huyết thanh sau 30 phút, hiệu quả tối
đa sau 2 giờ, thời gian tác động khoảng 36 giờ. Thời gian bán hủy của thuốc ở
ngựa khoảng 1.6 giờ, ở chó khoảng 3.7 giờ, bò 8.1giờ. Flunixin có thể tìm
thấy trong nước tiểu ngựa tối thiểu 48 giờ sau khi dùng thuốc.
Chỉ định
Flunixin meglumin được sử dụng cho ngựa, bò và chó. Thuốc được chỉ
định cho ngựa để làm giảm viêm và giảm đau trong rối loạn cơ xương và giảm
đau phủ tạng trong đau bụng ngựa (colic). Flunixin còn có các chỉ định khác:
Ngựa: tiêu chảy ngựa non, shock, viêm kết tràng, bệnh hô hấp, viêm mắt và
nhiễm parvovirus; Bò: bệnh hô hấp cấp tính, viêm vú cấp tính do coliform với
shock nội độc tố, sốt, đau và tiêu chảy ở bê con; Heo: viêm vú, tiêu chảy heo
con.
Chống chỉ định
Loét dạ dày, bệnh thận, gan, đường máu và có dấu hiệu bệnh tim, phổi.
Lưu ý khi sử dụng cho thú mang thai. Không dùng thuốc cho mèo.
97
Tác dụng phụ
Gây sưng vị trí têm, chai cứng, đổ mồ hôi; không tiêm trong động mạch
vì có thể kích thích thần kinh trung ương , thất điều vận động, thở quá nhanh,
yếu cơ. Flunixin dùng an toàn cho ngựa, tuy nhiên thuốc không dung nạp ở dạ
dày ruột, giảm protein huyết. Ở chó, rối loạn tiêu hóa là tác dụng phụ phổ biến
nhất, dấu hiệu bao gồm ói mửa, tiêu chảy, loét khi dùng liều cao hoặc dùng
lâu dài.
Tương tác thuốc
Chú ý khi kết hợp flunixin với phenytoin, valproic acid, thuốc kháng đông
dạng uống, các thuốc kháng viêm khác, salicylate, sulfonamides, thuốc trị
tiểu đường sulfonylurea, waferin, methotrexate, aspirin. Về mặt lý thuyết,
flunixin làm giảm hiệu quả lợi tiểu của furosemide.
Liều dùng
Chó:
- 0.5-2.2 mg/kg, IM hoặc IV, chỉ dùng 1lần.
- 1 mg/kg, IM hoặc IV, 1lần/ngày, không quá 3 ngày.
- Dùng cho mắt: 0.25mg/kg, IV, 1lần/ngày, không quá 5 ngày. Dùng
trước
- khi phẫu thuật 30 phút, IV.
- Bệnh mắt: 0.5 mg/kg, IV, 2 lần/ngày.
- Giãn dạ dày cấp tính: 1mg/kg, IV, 1lần.
- Tắc nghẽn dạ dày, ruột: 0.5 mg/kg, IV, 1-2lần/ngày.
Bò:
- 2.2mg/kg, sau đó 1.1mg/kg/kg, mỗi liều cách nhau 8 giờ, IV.
- Tổn thương dây thần kinh: 200-500mg, IV hoặc IM, giảm dần liều và
ngưng hẳn sau 2-3 ngày.
Ngựa:
- Tiêm 1.1 mg/kg, IV hoặc IM, 1lần/ngày, 5 ngày. Trường hợp đau bụng
ngựa (colic) cần giảm liều và tiêm IV.
(2) Ketoprofen
Hóa học
Là dẫn xuất của acid propionic, là chất kháng viêm non-steroid, có màu
trắng, dạng bột mịn, không tan trong nước, tan tự do trong alcohol ở 20oC,
pKa= 5.9 trong dung dịch methanol:nước (1:3).
Dược động học
Ketoprofen hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn sau khi uống; thức
ăn hoặc sữa sẽ làm giảm hấp thu. Thuốc phân phối vào hoạt dịch cao hơn
protein huyết tương (ở ngựa khoảng 99%). Thời điểm bắt đầu tác động là 2 giờ

98
sau khi dùng thuốc và đạt hiệu quả cao nhất sau 12 giờ. Ở ngựa, thời gian bán
hủy thuốc khoảng 1.5 giờ. Ketoprofen có thể vào sữa (chó).
Dược lực học
Ketoprofen có tác động tương tự các chất kháng viêm non-steroid khác, có
tác động giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. Ketoprofen ức chế cyclooxygenase xúc
tác arachidonic acid tạo thành tiền chất prostaglandin (endoperoxide) do đó ức
chế tổng hợp prostaglandin ở các mô. Ketoprofen ức chế tác động của
lipoxygenase.
Chỉ định
Trên ngựa, ketoprofen được dùng để giảm viêm và giảm đau trong chấn
thương cơ xương.
Chống chỉ định
Loét dạ dày, chảy máu, suy gan thận; ketoprofen liên kết rất cao với
protein huyết tương do đó nếu thú có protein huyết tương thấp sẽ gia tăng
ketoprofen tự do trong máu vì vậy tăng nguy cơ ngộ độc. Chú ý khi dùng
ketoprofen cho thú giống vì ảnh hưởng đến sự thụ thai, trong thời gian mang
thai và sức khỏe bào thai. Liều dùng cho thỏ gấp 2 lần liều dùng cho người sẽ
làm tăng ngộ độc phôi nhưng không gây quái thai. Do các nonsteroid ức chế
tổng hợp prostaglandin tác động bất lợi cho tim mạch.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của ketoprofen ít hơn phenylbutazone và flunixin, có thể gây
hư hại màng nhày hoặc loét dạ dày ruột, hoại tử thận, viêm gan (nhẹ). Không
tiêm động mạch.
Quá liều
Ở ngựa, nếu dùng liều 11mg/kg, IV, 1lần/ngày, 15 ngày không có dấu
hiệu ngộ độc. Viêm móng ngựa có thể dùng liều 33mg/kg/ngày, 5ngày (gấp 15
lần liều khuyến cáo). Dùng liều 55mg/kg/ngày, 5ngày (gấp 25 lần liều khuyến
cáo) có thể gây biếng ăn, suy nhược, vàng da, sưng xoang bụng; khám tử phát
hiện viêm dạ dày, viêm thận, viêm gan. LD 50 ở chó là 2000mg/kg, PO.
(3) Diclofenac
Diclofenac, dẫn chất của acid phenylacetic là thuốc chống viêm không
steroid. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm sốt mạnh.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Diclofenac, dẫn chất của acid phenylacetic là thuốc chống viêm không
steroid. Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau và giảm sốt mạnh. Diclofenac
là một chất ức chế mạnh hoạt tính của cyclooxygenase, do đó làm giảm đáng kể
sự tạo thành prostaglandin, prostacyclin và thromboxan là những chất trung gian
của quá trình viêm. Diclofenac cũng điều hòa con đường lipoxygenase và sự kết
tụ tiểu cầu.

99
Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, diclofenac gây hại
đường tiêu hóa do giảm tổng hợp prostaglandin dẫn đến ức chế tạo mucin (chất
có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa). Prostaglandin có vai trò duy trì tưới máu
thận. Các thuốc chống viêm không steroid ức chế tổng hợp prostaglandin nên có
thể gây viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử nhú và hội chứng thận hư.
Diclofenac được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa sau khi uống. Thuốc
được hấp thu nhanh hơn nếu uống lúc đói. Diclofenac gắn rất nhiều với protein
huyết tương, chủ yếu với albumin (99%). Khoảng 50% liều uống được chuyển
hóa qua gan lần đầu và sinh khả dụng trong máu tuần hoàn xấp xỉ 50% sinh khả
dụng của liều tiêm tĩnh mạch. Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương xuất hiện
2 giờ sau khi uống, nồng độ trong dịch bao hoạt dịch đạt mức cao nhất sau khi
uống từ 4 đến 6 giờ. Tác dụng của thuốc xuất hiện 20 - 30 phút sau tiêm bắp, 30
- 60 phút sau khi đặt thuốc vào trực tràng, 60 - 120 phút sau khi uống.
- Thuốc vào sữa rất ít.
Chỉ định
- Ðiều trị dài ngày viêm khớp mạn, thoái hóa khớp.
- Ðau cấp (viêm sau chấn thương, sưng nề) và đau mạn.
- Viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên.
Chống chỉ định
- Quá mẫn với diclofenac, aspirin hay thuốc chống viêm không steroid khác
(hen, viêm mũi, mày đay sau khi dùng aspirin).
- Loét dạ dày tiến triển.
- Hen hay co thắt phế quản, chảy máu, bệnh tim mạch, suy thận nặng hoặc
suy gan nặng.
- Đang dùng thuốc chống đông coumarin.
- Không nên dùng thuốc cho thú ở giai đoạn cuối thai kỳ.
(4) Piroxicam
Hóa học
Là dẫn xuất oxicam (non-steroid) kháng viêm, có màu trắng, tinh thể rắn.
Ít tan trong nước. Piroxicam có cấu trúc khác biệt với các thuốc kháng viêm
non-steroid khác.
Dược lực học
Piroxicam có tác động kháng viêm, giảm đau và hạ sốt. Tác động kháng
viêm của thuốc là do khả năng ức chế tổng hợp prostaglandin, nhưng các cơ
chế khác cũng quan trọng (ức chế thành lập superoxide). Piroxicam có thể ảnh
hưởng đến chức năng thận, gây tổn thương màng nhày hệ tiêu hóa và ức chế
kết tập tiểu cầu.
Chỉ định

100
Trên chó, piroxicam có tác dụng giảm đau và kháng viêm trong điều trị
bệnh thoái hóa khớp. Ngoài ra, piroxicam còn được chỉ định trong điều trị ung
thư tế bào biểu mô bàng quang.
Dược động học
Piroxicam được hấp thu tốt qua đường ruột, thức ăn làm giảm tỉ lệ hấp thu
thuốc. Các chất kháng acid không ảnh hưởng đến hấp thu thuốc. Tỉ lệ thuốc
liên kết protein huyết tương rất cao; nồng độ thuốc ở hoạt dịch khoảng 40%, ở
sữa khoảng 1% nồng độ thuốc trong huyết tương.
Chống chỉ định
Thú nhạy cảm với piroxicam hoặc dị ứng với aspirin hoặc các NSAIDs
khác, loét dạ
dày, rối loạn chảy máu, tổn thương chức năng tim.
Tác dụng phụ
Piroxicam gây loét dạ dày và chảy máu. Ở liều rất thấp 1mg/kg/ngày gây
loét dạ dày, hoại tử thận hình nhú và viêm phúc mạc, ảnh hưởng ở hệ thần kinh
trung ương, ù tai, phù.
Tương tác thuốc
Do bởi tỉ lệ piroxicam liên kết với protein huyết tương rất cao do đó nó có
thể thay thế hoặc bị thay thế liên kết protein huyết tương với các thuốc khác,
bao gồm wafarin, phenylbutazone. Piroxicam ức chế kết tập tiểu cầu và gây
loét dạ dày do đó khi kết hợp với các thuốc kháng đông (heparin, wafarin…)
hoặc các thuốc gây bào mòn (erosion) (aspirin, flunixin, phenylbutazone,
corticosteroids, …) gây tăng chảy máu và loét dạ dày. NSAIDs có thể làm
giảm bài thải methotrexate và gây độc.
Liều dùng
Chó:
- Kháng viêm: 0.3mg/kg, PO, mỗi liều cách nhau 48 giờ Kết hợp điều trị
ung thư tế bào biểu mô bàng quang: 0.3 mg/kg, 1lần/ngày
5.2. Histamin và thuốc kháng histamin
5.2.1.Cấu trúc hoá học của histamin

Hình 5.1: Histamin 2 – (4 – imidazoyl) etylamin

101
5.2.2.Nguồn gốc tổng hợp và phân phối
Tổng hợp: histamin được thành lập từ phản ứng decarboxyl hoá acid
L.histidin nhờ xúc tác của enzym histidin decarbonxylase và pyridoxin
phosphat như đồng yếu tố.
Phân phối: nơi tích trữ chính của histamin trong các mô là tế bào mast
(ở da, niêm mạc phế quản, niêm mạc ruột), trong máu là bạch cầu ưa kiềm
(trong máu). Ở hai nơi đó histamin nằm trong các hạt dự trữ phối hợp với
polysaccharid sulfat, heparin và một protein acid.
Phóng thích:
Khi kháng nguyên tiếp xúc cơ thể, kháng nguyên sẽ gắn kết với kháng
thể IgE có sẵn trên bề mặt tế bào mast và basophil làm vỡ các tế bào này
phóng thích histamin ra ngoài, phản ứng này đòi hỏi có năng lượng, canxi.
Bằng cơ chế phản hồi (feedback) âm histamin điều chỉnh loại sự phóng
thích của chính mình trên tế bào mast ở một số mô như tế bào mast ở da và
bạch cầu ưa kiềm (basophil), không xảy ra ở phổi. Vậy histamin có thể hạn
chế phản ứng dị ứng.
Cơ chế tác động
Histamin được phóng thích rồi gắn kết với các receptor H1 (ở tim mạch,
khí quản, ruột, tuyến nước bọt, hệ thần kinh), H2 (ở tim, dạ dày, thần kinh
trung ương) và H3 (ở hệ thần kinh trung ương) gây nên những xáo trộn:
- Giãn các tiểu động mạch gây ứ máu mao mạch
- Tăng tính thấm thành mạch, làm huyết tương thoát ra dịch kẽ
- Co thắt cơ tim
- Co thắt cơ trơn khí phế quản
- Kích thích thầøn kinh cảm giác
- Tất cả các xáo trộn trên sẽ thể hiện ra các triệu chứng : dađỏ, sần, phù,
đau thắt tim, khó thở, ngạt thở, đau, ngứa...
Tác dụng dược lực
Trên tim mạch: Histamin làm giãn các tiểu động mạch và cơ vòng tiền
mao mạch, máu ứ ở các mao mạch nên giảm sức cản ngoại biên, giảm huyết áp
toàn thân. Tác dụng giản mạch do kích thích receptor H1 cho tác động nhanh,
ngắn và cả H2 cho tác động chậm nhưng dài. Làm tăng tính thấm mao mạch,
protein huyết tương thoát ra dịch kẽ tạo phản ứng ba (triple response) của
Lewis: đỏ, sẫn và phù tại chổ. Ở liều cao histamin gây sốc phản vệ, làm tăng co
thắt cơ tim và chậm dẫn truyền nhĩ – thất.
Trên cơ trơn: Tăng co thắt cơ trơn ruột rõ nhất là hồi tràng của chuột bọ,
ở người không rõ nhưng ở liều cao có thể gây tiêu chảy. Tăng co thắt cơ trơn
khí quản ở người và loài chuột bọ, gây chết chuột bọ do ngạt thở. Ở người, bình
thường co thắt khí quản không rõ, nhưng người hen suyễn tỏ ra rất nhạy cảm.
Tận cùng thần kinh: Histamin kích thích rất mạnh thần kinh cảm giác,
102
đặc biệt cảm giác đau và ngứa. Phản ứng này do kích thích receptor H1 trong
các trường hợp mày đay, sâu bọ đốt.
Trên mô bài tiết: Kích thích receptor H2 ở dạ dày bài tiết mạnh acid
dịch vị và bài tiết pepsin dịch vị với một mức độ ít hơn. Ở liều thông thường
tác động này không đáng kể trên các tuyến khác. Liều rất cao gây bài tiết ở tuỷ
thượng thận.
5.2.3. Thuốc kháng histamin
Các thuốc kháng histamin thường được phối hợp với adrenalin và các
corticoid trong các trường hợp dị ứng, viêm, phòng ngừa quá mẫn.
Bảng 5.3: Một số thuốc kháng histamin
Nhóm Tên thuốc Đặc điểm - Liều dùng
Alkylamin Chlorphenilamin An thần nhẹ
Ethanolami Diphenylamin An thần rõ rệt
n (BENADRYL)
Phenothiazi Promethazin An thần rõ rệt - 0,2-1mg/kgP
n Piperidin (PHENERGAN) (IM, IV, PO)
Astemizole Không an thần - 2,5-10 mg/kgP
(HISTALONG) (PO) gia súc nhỏ

(1) Chlorpheniramine Maleate


Hóa học
Là propylamin (alkylamine) kháng histamin, Chlorpheniramine maleate
không mùi, màu trắng, dạng bột tinh thể, nhiệt độ tan chảy 130-135 oC, pKa
=9.2. Hòa tan trong nước (1g/4ml) và alcohol (1g/10ml).
Chlorpheniramine tương hợp với hầu hết các dung dịch tiêm tĩnh mạch
và các thuốc sau: amikacin sulfate, diatrizoate meglumine 52%/ diatrizoate
sodium 8%. Iothalamate meglumine 60% và Iothalamate sodium 80%.
Chlorpheniramine cạnh tranh với các chất sau: calcium chloride,
kanamycine sulfate,
norepinephrine bitrate, pentobarbital sodium và iodipamide meglumine 52%.
Dược lực học
Các chất kháng histamin (kháng receptor H1) ức chế cạnh tranh
histamin tại các vị trí trên receptor H1. Chúng không làm bất hoạt hoặc ngăn
cản giải phóng histamin nhưng có thể ngăn tác động của histamin trên tế bào.
Ngoài tính kháng histamin, các chất này còn đối vận
giao cảm và thần kinh trung ương ở các mức độ khác nhau. Vài thuốc
kháng histamin còn có tác dụng chống ói (diphenhydramin) hoặc kháng
serotonin (cyproheptadine, azatadine).

103
Chỉ định
Các thuốc kháng histamin giúp giảm hoặc ngăn ngừa tác dụng phụ của
histamin.
Dược động học
Trên thỏ, Chlorpheniramine phân phối tốt sau khi tiêm IV, tập trung
cao nhất ở phổi, tim, thận, não, ruột non và lách. 70% thuốc liên kết với
protein huyết tương. Chlorpheniramine được chuyển hóa ở gan.
Chống chỉ định
Chlorpheniramine có tính kháng histamin do đó nên chú ý đối với thú bị
triển dưỡng tuyến tiền liệt, nghẽn bàng quang, tăng huyết áp, tuyến giáp tăng
hoạt động (hyperthyroidism), bệnh tim mạch.
Tác dụng phụ
Gây suy nhược thần kinh trung ương (hôn mê, buồn ngủ) và ảnh hưởng
đến hệ tiêu hóa (tiêu chảy, ói mửa, biếng ăn), ảnh hưởng đối giao cảm (khô
miệng, bí tiểu).
Quá liều
Quá liều gây kích thích thần kinh trung ương (quá kích đến co giật)
hoặc suy nhược, ảnh hưởng đối giao cảm, suy hô hấp, và chết. Cần rửa sạch
dạ dày, gây nôn cho thú và ổn định tình trạng thần kinh. Cấp dung dịch chứa
muối hoặc than hoạt tính sau khi ói hoặc rửa dạ dày. Phenytoin (IV) để điều trị
co giật do thuốc kháng histamin; tránh dùng barbiturate hoặc diazepam.
Liều dùng:
Chó:
4-8mg,PO, mỗi liều cách nhau 12 giờ.
2-4 mg, PO.
Mèo: Kết hợp điều trị viêm da ở mèo: 2mg, PO, mỗi liều cách nhau 12 giờ

104
CHƯƠNG 6
THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH
6.1. Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương
6.1.1. Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương
6.1.1.1. Thuốc mê (general anesthetics)
* Định nghĩa
Thuốc mê là chất khi cấp vào cơ thể sẽ tác động lên hệ thần kinh trung
ương sinh ra trạng thái ngủ, đầu tiên là sự mất ý thức và cảm giác, kế đến là sự
giản nghỉ hoàn toàn của cơ vân, nhưng không làm xáo trộn các hoạt động của hệ
tuần hoàn và hô hấp.
Ý nghĩa của việc dùng thuốc mê :
Dùng trong phẩu thuật
Dùng chống shock, co giật
Dùng trong gây ngủ, giảm đau
Sự lựa chọn thuốc mê cho các loài gia súc :
Trâu bò : Ketamine
Chó mèo : Zoletil, Ketamine, Barbital sodium
Heo : Pentobarbital, Thiopental sodium
Ngựa : Ketamine
Các giai đoạn xãy ra trong lúc gây mê :
Giai đoạn 1 : Hưng phấn tùy ý.
Giai đoạn 2 : Hưng phấn không tùy ý
Giai đoạn 3 : Mê giải phẩu
Giai đoạn 4 : Tê liệt hành tủy
Những tai biến lúc gây mê và cách đề phòng :
Chảy nước bọt, nôn mửa :
Cho thú nhịn đói tối thiểu 12 giờ trước phẩu thuật
Tiêm Atropin để làm giảm tiết nước bọt
Shock : với đặc điểm tụt huyết áp, thú dãy dụa do tuỷ sống bị ức chế.
Can thiệp : Tăng huyết áp bằng cách truyền máu, truyền dịch, dùng các
loại thuốc kích thích thần kinh như : Nikethamide, Amphetamin, Cafein,
Camphorate
Hạ thân nhiệt. Cần giữ ấm thú lúc gây mê (dùng đèn hồng ngoại để sưởi
ấm).
Các loại thuốc mê dùng trong thú y
* Barbiturates
Là chất chuyển hoá của acid Barbituric, bao gồm nhiều loại thuốc có tác

105
dụng gây mê dài hoặc ngắn.
Phenobarbital sodium ................................... dài
Barbital sodium ............................................ dài
Amobarbital sodium ..................................... trung bình
Pentobarbital sodium .................................... ngắn
Secobarbital sodium ...................................... ngắn
Thiopental sodium ........................................ rất ngắn
Thiamalyl sodium ........................................ rất ngắn
Thialbarbitone sodium .......................................... rất ngắn
Độc tính của barbiturates :
Tiêm quá nhanh, hoặc quá liều
Trụy hô hấp, phải cấp cứu bằng thở oxy
Ứ huyết não, màng não.
Suy gan trên các thú bị bệnh gan khi dùng nhóm barbiturates tác động ngắn
Không dùng cho thú sơ sanh do khoảng an toàn hẹp, và thời gian tác động
kéo dài
Liều lượng và cách sử dụng :
- Pentobarbital sodium :
Chống co giật, làm êm dịu trên đại gia súc :
0,6 – 1,2 g / con, tiêm tĩnh mạch
Làm êm dịu trên heo : 20 mg / kg thể trọng
Tiểu giải phẩu trên heo : 2 – 4 mg / kg thể trọng, tiêm tĩnh mạch, sau đó
gây tê vùng giải phẩu
- Thiopental sodium :
Liều gây mê cho tiểu gia súc : 20 – 35 mg / kg, tiêm tĩnh mạch
Liều gây mê cho đại gia súc : 10 – 15 mg / kg, tiêm tĩnh mạch
- Thiabarbitone sodium :
Liều gây mê cho , mèo : 72 – 88 mg / kg, tiêm tĩnh mạch
Liều gây mê cho ngựa : 22 – 33 mg / kg, tiêm tĩnh mạch. Nếu chưa mê sâu
có thể tăng đến 44 mg / kg, nhưng phải tiêm thật chậm.
* Chloral hydrate
Áp dụng lâm sàng
Làm thuốc ngủ cho thú lớn
Làm thuốc tiền mê
Gây mê cho gia súc
Liều dùng :
Uống : với mục đích an thần
106
Ngựa, bò : 25 – 45 g
Heo : 2 – 4 g
Chó : 0,3 – 1 g
Mèo : 120 – 600 mg
Tiêm tĩnh mạch với mục đích gây mê : 6 – 9 g / đại gia súc
Tiêm tĩnh mạch với mục đích gây ngủ: từ ½ đến 2/3 liều gây mê
* Ketamin
Tác dụng : gây mê ngắn, giảm đau,
Tác dụng phụ : Tăng tiết nước bọt do đó cần dùng Atropin làm chất
tiền mê (1 mg/10 kg thể trọng).
Rối loạn tâm thần (phòng ngừa bằng Diazepam)
Tăng nhẹ nhịp tim và tăng huyết áp
Liều dùng : tiêm tĩnh mạch 2 – 5 mg / kg thể trọng liều đầu
Liều duy trì bằng ½ liều đầu, cách nhau 8 – 10 phút. Thuốc dùng cho các
loài gia súc.
* Zoletil
Thuốc mê dùng cho tiểu gia súc (Chó mèo)
Tiền mê bằng Atropin liều 1 mg /10 kg thể trọng
Sau 10 phút chích Zoletil
Liều dùng : Chó : 7–25 mg/kg thể trọng (tiêm bắp), 5–10 mg/kg thể trọng
(tiêm tĩnh mạch)
Mèo : 10–15 mg/kg thể trọng (tiêm bắp), 7,5 mg/kg thể trọng
(tiêm tĩnh mạch)
6.1.1.2. Thuốc an thần – thuốc ngủ và chống co giật
Dùng liều cao sẽ gây ngủ, cao hơn nữa chống co giật
- Barbiturates: có tác dụng trấn an thần kinh và gây ngủ nếu dùng liều thấp.
Thuốc thường dùng là Phenobarbitone : chó lớn 90 mg / lần, ngày 3 lần ; chó
nhỏ : 30 mg / lần, ngày 3 lần
- Bromides:
Dùng cho chó với mục đích trấn an thần kinh, chống co giật ở chó, liều dùng :
0,3 – 1 g / lần (uống)
- Chlorbutol :
Dùng cho chó : 0,13 – 0,6 g / con / lần. Cho uống.
- Chlorpromazine :
Liều uống : 1 – 2 mg / kg thể trọng , 2 – 4 lần / ngày
Tiêm bắp : 0,5 – 1 mg / kg thể trọng , 2 – 4 lần / ngày
Tiêm tĩnh mạch : 0,5 mg / kg thể trọng , 2 – 4 lần / ngày

107
Bệnh Colic ở ngựa : 1,5 mg / kg thể trọng tiêm bắp
- Diazepam :
Thuốc tiêm : 2 ml = 10 mg
Liều dùng tiêm bắp : 0,2 mg / kg thể trọng
- Acepromazine :
Dạng uống : dùng cho chó, mèo
Liều dùng : 1 – 3 mg / kg thể trọng
Dạng chích : Komisirastress
Liều dùng : 0,05 – 0,1 mg / kg thể trọng
6.1.1.3. Thuốc giảm đau - hạ sốt - chống viêm
Có tác dụng làm giảm nhiệt độ cơ thể, thông qua sự tăng thải nhiệt, ức chế
sinh nhiệt, và có tác dụng giảm đau trung bình.
Tác dụng tăng thải nhiệt bao gồm :
Dãn mạch máu ngoại biên
Gia tăng bài tiết mồ hôi
Gia tăng tốc độ hô hấp
Giảm sinh nhiệt do tác động ức chế hoạt động trung khu sinh nhiệt ở hạ
tầng thị giác, hoặc giảm tốc độ oxy hoá ở các mô
* Aspirin, Paracetamol Phenylbutazone (xem thuốc kháng viêm không
steroid)
Codein phosphate
- Tác dụng giảm đau yếu hơn Morphin, nhưng mạnh hơn các thuốc giảm
đau hạ sốt khác
- Codein còn được dùng để làm giảm ho
- Tác dụng phụ : Gây táo bón, ức chế hô hấp.
- Dùng lâu có thể gây nghiện.
- Không dùng cho trường hợp ho có nhiều đờm vì gây tích đờm ở phế
quản.
- Liều dùng : (cho uống) 0.3 -0.6 mg /kg thể trọng. Ngày 3 lần.
6.1.1. Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương
6.1.1.1. Nikethamide. (coramin)
Tác dụng:
Trên hệ thần kinh : - Kích thích trung khu hô hấp.
- Kích thích trung khu vận mạch
Từ đó có tác dụng tăng huyết áp, cải thiện huyết áp khi tụt huyết áp. Thuốc
được dùng trong những ca suy hô hấp. Do thần kinh trung ương bị ức chế qúa
độ.

108
Liều dùng :
Ngựa , trâu ,bò: 2.5-6 g / con
Chó: 0.25-0.75 g / con.
Mèo: 0.25-0.5 g / con.
Đường cấp thuốc: uống hoặc tiêm dưới da.
6.1.1.2. Amphetamine suphate
Tác dụng: Tăng huyết áp.
Kích thích trung khu hô hấp làm thở nhanh, sâu.
Áp dụng lâm sàng : truỵ hô hấp, tụt huyết áp.
Liều dùng: (tiêm dưới da)
Ngựa , bò : 1000-300 mg /con.
Tiểu gia súc : 1.1-4.4 mg /kg thể trọng.
6.1.1.3. Cafein
Là chất kích thích hệ thần kinh trung ương, tác dụng mạnh trên trung khu
vận động làm gia tăng trương lực cơ, và các vùng nhận cảm tại vỏ não, trung
khu hô hấp, trung khu vận mạch và thần kinh vagus.
Áp dụng lâm sàng.
Kích thích tăng cường độ và tần số tim, có thể phối hợp với digitalis, hoặc
strychnin.
Kích thích cơ trong trường hợp cơ yếu.
Làm hồi tỉnh hoạt động não.
Lợi tiểu trong bệnh phù thận, gan do suy tim.
Liều dùng : uống hoặc chích dưới da 1-2 lần/ngày.
Trâu ,bò 1-4 g/con /lần
Heo 0.3-1.5 g /con /lần.
Chó 50-250 mg con /lần.
Ngựa 0.5 g /con /lần.
Chống chỉ định : - Trong trường hợp cao huyết áp
- Bệnh viêm thận cấp trong cao huyết áp.
- Cẩn thận khi dùng trên ngựa có mang.
6.1.1.4. Strychnine
Tác dụng : ức chế men acetylcholinesterase , ngăn phân giải acetylcholine -
gây nên sự tích tụ acetylcholine trên bề mặt neuron làm tăng trương lực cơ trơn
,cơ vân.
Vị đắng của strychnine: gia tăng bài tiết dịch tiêu hóa, tăng trương lực dạ
dày, kích thích nhu động ruột.
Áp dụng lâm sàng:

109
- Trợ thần kinh, nhờ cải thiện các phản xạ và gia tăng những phản ứng thần
kinh.
- Trợ sức , kích thích tiêu hóa, ngon miệng trong các trường hợp bệnh đang
trong giai đạn phục hồi.
Liều dùng:
Bảng 6.1: Liều dùng của strichnin
Gia súc Uống / con / lần Tiêm dưới da/ngày.
Bò 150 mg 150 mg
Heo, dê cừu 5 mg 5 mg
Chó 1 mg 1 mg
Mèo 0,5 mg 0,5 mg
Ngựa 100 mg 100 mg

Ngộ độc strychnine:


Co giật do phản xạ , có thời kỳ yên nghỉ, sự đụng chạm , tiếng động, sẽ gây
co giật trở lại. Thú chết do ngạt thở vì co cơ ở phế quản.
Điều trị ngộ độc :
- Tiêm tĩnh mạch Barbiturate đối với thú nhỏ
- Cho uống hoặc tiêm tĩnh mạch Chloralhydrate
6.1.1.5. Camphor
Tác dụng : - Kích thích hệ thần kinh trung ương
- Tăng hoạt động tim, tăng huyết áp
- Tăng hoạt động hô hấp
Sự tăng hoạt động tim, tăng huyết áp xãy ra nhờ tác dụng làm tăng tâm thu,
phục hồi nhịp tim, do đó Camphor được dùng làm thuốc phục hồi hoạt động tim
lúc tim bị nhiễm độc cấp, ngộ độc thức ăn …
Ứng dụng lâm sàng :
Kích thích toàn thân trong trường hợp hệ thần kinh trung ương bị ức chế
làm giảm hô hấp, rối loạn tuần hoàn do trúng độc hoặc nhiễm trùng
Tăng cường hoạt động tim khi tim bị suy yếu lúc mổ, đề phòng hạ huyết áp
đột ngột
Lưu ý : không dùng cho gia súc sắp mổ thịt, vì làm thịt có mùi long não
Liều dùng : (chích dưới da)
Bảng 6.2: Liều dùng của camphor
Gia súc Dầu long não Dung dịch long não
20% 10%

110
Ngựa, trâu bò 40 ml 100 ml
Heo, dê cừu 6 ml 20 ml
Chó 2 ml 6 ml

6.2. Thuốc tác động trên dây thần kinh ngoại vi: thuốc tê
6.2.1. Định nghĩa
Thuốc tê là những dược phẩm có thể tạm thời làm giảm hoặc mất cảm
giác ở nơi tiếp xúc. Đặc biệt là cảm giác đau do hủy bỏ tính cảm ứng và tính dẫn
truyền của thần kinh hay các dây tận cùng của thần kinh.
6.2.2. Cơ chế tác động
Sự truyền xung động thần kinh là do sự gia tăng đột ngột khả năng thẩm
thấu của màng tế bào thần kinh với những ion K trong tế bào với ion Na ngoài tế
bào. Sự khuyếch tán này gây nên sự thay đổi điện thế giữa bên trong và bên
ngoài màng tế bào, làm điện thế âm lan rộng nhanh chóng dọc theo dây thần
kinh khi xung động lan truyền
Thuốc tê khi vào mô có tính kiềm nhẹ, sẽ bị thủy giải chậm, phóng thích
base alkaloid, tác dụng giảm khả năng thẩm thấu của màng tế bào thần kinh, sự
thay đổi điện thế màng bị ngăn chận.
6.2.3. Các loại thuốc tê
6.2.3.1. Cocain hydrochloride :
- Nhỏ mắt ngựa, chó để chuẩn bị khám mắt hoặc giải phẩu. Dùng dung dịch
3 – 5 % nhỏ thẳng vào mắt, 2 – 5 giọt.
- Gây tê màng nhày mũi, thanh quản, khoang miệng ở thú lớn hoặc thú nhỏ
bằng cách nhỏ mũi, bơm vào miệng
- Không dùng gây tê thấm hoặc màng cứng tủy sống
6.2.3.2. Procain hydrochloride :
Được sử dụng rộng rãi do độc tính thấp, hiệu quả tức thì.
Tuy nhiên thời gian gây tê ngắn do đó cần kết hợp với các thuốc co mạch,
hoặc thuốc trì hoản hấp thu để kéo dài thời gian gây tê như Adrenaline.
Chuyển hóa : xãy ra ở gan, procain bị thủy giải thành PABA và
diethylamino etanol.
Độc tính : xãy ra khi tiêm tĩnh mạch tốc độ nhanh.
Liều 44 mg / kg thể trọng gây chết mèo nếu tiêm nhanh (trường hợp tiêm
chậm liều gây chết lên đến 440 mg / kg) do làm hạ huyết áp.
Áp dụng lâm sàng :
- Gây tê thấm để giải phẩu ngoại biên, thiến thú đực ……
- Nồng độ 2% dùng trên thú nhỏ
- Nồng độ 4% dùng trên thú lớn

111
- Ít dùng gây tê bề mặt do hiệu quả kém hơn cocaine, butacaine.
- Dùng gây tê màng cứng tủy sống, dung dịch 2%.
6.2.3.3 Lindocaine
- Với cùng nồng độ thuốc có tác dụng nhanh và mạnh hơn 2 lần so với
Procaine.
- Gây tê tại chổ : dung dịch 0,5% ở thú nhỏ; 1% ở thú lớn.
- Gây tê màng cứng tủy sống : 1 – 2% ở thú nhỏ, 2 – 3% ở thú lớn
- (Nên dùng chung với dung dịch Adrenaline 1/100.000 để kéo dài thời
gian gây tê)
- Độc tính : tiêm quá nhiều mà không kết hợp với Adrenaline thuốc hấp thu
quá nhanh làm suy yếu hệ thần kinh trung ương gây buồn ngủ, có thể gây co rút
cơ, hạ huyết áp, ói mữa.
6.2.3.4. Tetracaine
Tác dụng gây tê mạnh hơn Procaine
Cách dùng :
- Gây tê mắt : 0,5% thú nhỏ, 1% thú lớn.
- Gây tê bề mặt màng nhày : 2%
- Gây tê thấm : 1% cho thú nhỏ, 2% thú lớn.
6.2.3.5. Butacaine :
Chỉ dùng để gây tê bề mặt do độc tính cao.
Cách dùng : gây tê bề mặt niêm mạc mắt, mũi, miệng, cuống họng : dung
dịch 2% cho thú nhỏ, 4 – 5% cho thú lớn.
6.3. Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh thực vật
6.3.1.Tổng quan về hệ thần kinh thực vật
Phân loại : hệ thần kinh tự trị được chia làm 2 nhóm :
Nhóm phó giao cảm
Nhóm giao cảm
Thần kinh phó giao cảm : xuất phát từ trung não, hành tủy, xương cùng cột
sống. Dây thần kinh Vagus là dây phó giao cảm chính của cơ thể.
Thần kinh giao cảm : xuất phát từ miền ngực, thắt lưng của cột sống
Nhóm phó giao cảm và giao cảm sau khi xuất phát đều phân chia và đi đến
tận các cơ quan, nhằm điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ
thể. Hai nhóm này thường có tác dụng đối nghịch nhau nhằm giữ cho các cơ
quan hoạt động ở trạng thái câm bằng.
Thí dụ : kích thích hệ giao cảm : tim đập nhanh
kích thích hệ phó giao cảm : tim đập chậm
Chất trung gian hoá học :
Hệ giao cảm : Adrenaline và Noradrenaline, hệ cảm ứng với nó được gọi
112
là Adrenergic
Hệ phó giao cảm : Acetylcholine, hệ cảm ứng gọi là cholinergic
6.3.2. Thuốc tác động lên hệ thần kinh giao cảm
6.3.2.1. Thuốc kích thích dây thần kinh giao cảm
Adrenalin
Tác dụng lên tim mạch : tim đập nhanh , co bóp mạnh, cung lượng máu
tăng, tăng huyết áp. Co mạch máu ngoại biên nhưng dãn mạch nội tạng.
Tác dụng lên hô hấp : dãn khí quản (chữa hen suyển), gây co mạch máu
niêm mạc khí quản
Tác dụng lên tiêu hóa : giảm nhu động ruột.
Tác dụng lên sự chuyểm hóa : tăng nồng độ glucose huyết.
Độc tính gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp dể dẫn tới các tai biến tim mạch.
Gây hoại tử chổ tiêm. Nếu dùng dung dịch nồng độ 1/1.000 do co mạch
kéo dài tại vùng tiêm.
Áp dụng lâm sàng :
- Trong gây tê : kéo dài thời gian gây tê do tác dụng co mạch, thường phối
hợp với thuốc tê theo tỉ lệ 9 phần thuốc tê với 1 phần dung dịch adrenalin
1/10.000 trong trường hợp gây tê thấm.
- Cầm máu tại chổ : phun vào màng nhày mũi hoặc mô nồng độ 1/20.000
cho thú nhỏ, 1/10.000 cho thú lớn
- Chống shock trong phản ứng quá mẫn tức khắc
- Chích dưới da nồng độ 1/1.000 : 0,5 ml / heo con
- Chống ngừng tim : nồng độ 1/1.000 chích thẳng vào tim : từ 0,5 – 1 ml /
thú.
Liều dùng :
+ Tiêm dưới da, tiêm bắp (dung dịch 1/10.000)
Ngựa, bò : 20 – 80 ml
Cừu, heo : 10 – 30 ml
Chó, mèo : 1 – 5 ml
+ Tiêm tĩnh mạch (dung dịch 1/10.000)
Liều cấp từ 1/5 đến ½ liều chích bắp
6.3.2.2. Thuốc ức chế hệ giao cảm
Là thuốc có tác dụng phong bế hiệu quả của giây thần kinh giao cảm, hay
nói cách khác là phong bế tác động kiểu adrenaline
Tác dụng : dãn mạch - hạ huyết áp. Dùng nhiều khi tăng huyết áp, loạn
nhịp tim, cường tuyến giáp
Resserpin
Là ancaloid chiết xuất ra từ rễ cây bạc hà, cây dừa cạn. Được sử dụng khi
113
gia súc bị suy tim, bí tiểu, phù nề
6.3.3. Thuốc tác động lên hệ thần kinh phó giao cảm
6.3.3.1. Thuốc kích thích phó giao cảm
Carbacol
Tác dụng
- Trên dạ dày - ruột : tăng nhu động ruột, tăng trương lực dạ dày (dùng cho
thú nhai lại trong bệnh liệt dạ cỏ)
- Kích thích tăng bài thải nước bọt
- Trên tử cung : co bóp cơ tử cung, tống sản dịch (không dùng trên thú
mang thai)
- Trên cơ phế quản : co cơ, làm giảm đường thông khí
- Ứng dụng lâm sàng : (tiêm dưới da)
- Trị colic (đau bụng do nghẽn ruột, liệt ruột hoặc chướng hơi (Tympany)
hoặc đau bụng do ngheẽn manh tràng - kết tràng.
Dùng liều nhỏ 1 - 2 mg, cứ 30 phút lặp lại, sau khi đã cho uống thuốc
xổ
- Trị liệt dạ cỏ : Dùng 1 liều duy nhất 4 mg / 500 kg thể trọng, có thể gây
độc do đó nên chia làm 2 lần trong 30 - 60 phút.
- Tống sản dịch ở bệnh viêm tử cung heo: 2 mg/nái/ lần, chích dưới da
- Gây ói mữa ở chó trong tường hợp ăn phải chất độc
0,25 - 1 ml dung dịch 1%
Pilocarpin nitrate
Tác dụng :
- Kích thích bài tiết nước bọt, mồ hôi
- Kích thích tăng trương lực dạ dày - ruột
- Dùng trị bệnh chuớng hơi, không tiêu, liệt dạ cỏ, tắt dạ lá sách.
- Liều dùng : tiêm dưới da
Ngựa 100 - 200 mg
Bò : 200 - 400 mg
Kích thích nhai lại , ợ hơi : 50 - 60 mg
Heo : 2 - 50 mg
Chó : 5 - 20 mg
Mèo : 1 - 3 mg
Độc tính :
Gây khó thở do co cơ khí quản
Gây ngừng tim
Tiêu chảy - đau bụng dữ dội

114
Giải độc bằng thuốc đối kháng Atropin cho từng liều nhỏ.
6.3.3.2. Thuốc liệt phó giao cảm
Thuốc liệt phó giao cảm có tác dụng ngăn Acetylcholin phát sinh hiệu quả
trên những cơ quan đưọc dây hậu hạch phân bố đến.
Atropin sulphate
Tác dụng
- Ngăn cản tương tác của acetylcholin và nơi tiếp thu trên tế bào hiệu ứng.
- Trên hệ thần kinh : kích thích nhẹ hô hấp do tác động nhẹ lên hệ thần kinh
trung ương
- Trên tim mạch : Liều điều trị thông thường không ảnh hưởng đến tim
mạch. Tuy nhiên trong trường hợp tim bị ức chế do dây thần kinh Vagus bị tác
động bởi Ammoniac hoặc Chloroform , Nicotine … Atropin có tác dụng làm
tăng nhịp tim do tác động làm ức chế dây thần kinh Vagus.
- Trên khí quản :
Hệ phó giao cảm có tác động làm tăng tiết chất nhày, co rút cơ phế quản.
Atropin phong bế xung động thần kinh phó giao cảm, nn làm dãn phế quản,
giảm sự bài tiết chất nhày, do đó thường được sử dụng trong trường hợp shock
do dùng thuốc (gây co thắt cơ phế quản)
- Trên dạ dày - ruột :
Atropin phong bế hiệu ứng làm co thắt cơ trơn của Acetylcholin, làm giảm
nhu động ruột, chống co thắt ruột, do đó đôi khi được sử dụng trong trường hợp
đau bụng do co thắt ruột, tiêu chảy quá năng gây mất nước
Độc tính :
Triệu chứng ngộ độc :
- Khô miệng, khát nước
- Khó nuốt
- Táo bón
- Tim đập nhanh, thở nhanh - sâu
- Rối loạn vận động
- Run cơ
- Co giật
- Suy yếu hô hấp - chết.
Giải độc Atropin :
- Nếu ngộ độc qua đường uống : dùng thuốc gây ói mữa, kết hợp rữa dạ dày
- Nếu ngộ độc qua đường tiêm dưới da : dùng các loại thuốc tác động kiểu
choline để giải độc như morphin chlohydrate tiêm dưới da để giải độc Atropin
Áp dụng lâm sàng :
Chữa phù phổi ở gia súc

115
Giảm co thắt khí - phế quản trong shock hoặc do dị ứng
Chống co thắt cơ trơn
Ức chế bài tiết nước bọt và chất nhầy khí quản do đó thường được dùng như
chất tiền gây mê
Dùng chửa trị các trường hợp ngộ độc: Pilocarpin, Arecoline, Dipterex,
Morphine, Chloroform, Các loại thuốc trừ sâu, phospho hữu cơ
Liều dùng :
- Tiền gây mê : 0,05 - 0,1mg / kg thể trọng , chích dưới da
- Ức chế bài tiết, chống co thắt cơ trơn và các mục đích khác (chích dưới
da)
Ngựa : 10 - 80 mg
Trâu bò : 30 - 100 mg
Heo : 10 - 30 mg
Chó : 1 mg

116
CHƯƠNG 7
THUỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ QUAN NỘI TẠNG
7.1. Thuốc tác động lên máu
7.1.1. Thiếu máu và thuốc chống thiếu
7.1.1.1. Thiếu máu
Thiếu máu là sự thiếu hụt thể tích máu, giảm số lượng hồng cầu, giảm
hàm lượng hemoglobin xuống dưới mức hằng số sinh lý
7.1.1.2.Phân loại
- Thiếu máu do thiếu sắt : do mất máu ( cấp tính hoặc kinh niên), do hấp
thu kém, do nhu cầu dinh dưỡng gia tăng trong các gia đoạn phát triển ( heo con
sơ sinh, gia súc mang thai). Lúc này hồng cầu sẽ nhỏ hơn bình thuờng và hàm
lượng hemoglobin sẽ giảm.
- Thiếu máu do mất máu mãn tính : thường gặp nhất là do nguyên nhân
kí sinh trùng (giun móc...)
- Thiếu máu do tiêu huyết : các tế bào hồng cầu bị phá hủy do nguyên
sinh động vật (tiên mao trùng, lê dạng trùng...), vi khuẩn, virus, chất độc hóa
học...
- Thiếu máu vô tạo : với sự suy yếu của các cơ quan sản sinh hồng cầu do
bệnh truyền nhiễm do virus ( Carré), chất hóa học (chloramphenicol). Lúc này
kích thươc và số lượng hồng cầu vẫn bình thường nhưng số lượng thì giảm.
7.1.1.3. Các yếu tố liên quan đến quá trình tạo máu
(1).Hemoglobin
Tổng hợp hemoglobin là giai đoạn đầu của quá trình sản xuất hồng cầu.
Sự tổng hợp nhân hem xảy ra chủ yếu ở ty thể, Fe được gắn kết vào để tạo thành
nhân hem. Cuối cùng, 4 nhân hem gắn kết với phân tử globin để tạo thành
hemoglobin.
(2). Sắt
Một trong những yếu tố cơ bản tham gia quá trình tạo máu là Fe. Fe3+
trong thức ăn được HCl dạ dày khử thành Fe2+ và được hấp thu nhiều nhất ở tá
tràng. Fe sẽ gắn với apoferitin thành ferritin. Khi cần thiết ferriin sẽ nhả Fe ra
cho Transferin vận chuyển đến những nơi cần thiết
Thiếu máu do thiếu sắt ở heo con
Heo con nuôi theo lối công nghiệp có năng suất cao và phương thức nuôi
nhốt (không nhận được nguồn cung cấp sắt nào ngoài thức ăn) nên nhu cầu Fe
cao. Nếu chỉ bú sữa mẹ thì heo con sẽ bị thíếu Fe. Trong 3 tuần đầu, heo con
tăng khoảng 4500g, nhu cầu Fe khoảng 300mg. Fe được cung cấp từ sữa đầu
khoảng 21mg (tương đương 1mg/ ngày), Fe dự trữ khoảng 20mg. Do đó cần

117
phải cung cấp bổ sung Fe cho heo con trong 21 ngày đầu. Thường cấp vào ngày
thứ 3 và thứ 10 (100mg/ con , IM)
(3). Protein
Protein là nguồn cung cấp nguyên liệu để tạo globin. Do đó, chúng ta
không thể tách rời việc điều trị thiếu máu với một khẩu phần đầu đủ protein
(đạm động vật)
(4). Vitamin B12
Vitamin B12 là coenzym methylcobalamin, B12 cùng với acid Folic sẽ
tham gia vào quá trình vận chuyển nhóm methyl hình thành nhân purin và
pyrimidin; chuyển hóa propionate thành succinyl coA cho quá trình tổng hợp
porphyrin.
(5). Vitamin Folacin (acid folic)
Acid folic giữ vai trò quan trọng trong sự tổng hợp purin và pyrimidin,
quá trình chuyển hóa serin và glycin ( chất cho nhóm methyl). Do folic rất quan
trọng trong sự tổng hợp acid nucleic nên các mô có tốc độ phân chia nhanh (cao)
như tế bào niêm mạc ruột, tế bào tủy xương rất cần folic.
(6). Vitamin B6
Vitamin B6 tham gia trong giai đoạn đầu của quá trình tổng hợp
porphyrin khi succinyl coA và Glycin tạo thành acid aminolevulinic
(7). Cobalt (Co)
Cobalt là một thành phần của vitamin B12 (Cyanocobalamin) có vai trò là
một đồng yếu tố (Cofactor) trong sự tổng hợp purin , pyrimidin và sự hình thành
hồng cầu.
(8). Đồng (Cu)
Đồng là một đồng yếu tố cho nhiều enzym oxyhóakim loại như
ferroxidase oxyhóa Fe2+ dự trữ trong Ferritin thành Fe3+ được vận chuyển bởi
Transferrin và kết hợp với nhân hem, hoặc tham gia vào hệ thống Cytocrom C
oxidase vận chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp mô bào tổng hợp ATP
Các yếu tố khác: vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin E, Mn...
7.1.1.4. Một số loại thuốc chống thiếu máu
Thành phần gồm:
- Iron dextran 200mg/ml
- Ferrous 100mg/ml; B12 75g/ml
- Fe 18mg; Cu carbonate 6mg; Co sulfate 3,75mg
- Fe 27,5g; B12 20mg; Folic 3,3 g; Cobalt 33,3mg; Dextrose
- Vitamin C 100mg; B12 15 g; Fe fumarate 300mg=100mgFe;
Folic 1,5mg

118
7.1.2. Đông máu- thuốc đông máu- thuốc kháng đông
7.1.2.1. Cơ chế đông máu
Đông máu nội sinh Đông máu ngoại sinh
Bề mặt nội mô tổn thương Thromboplastin & Phosphorlipid máu
Ca2+
XII XII* XII XII*

XI XI*

IX IX*

VIII VIII*

X X*

V V*
Tổng hợp
Gan prothrombin thrombin XIII*
Vitamin K Ca2+

Fibrinogen Fibrin tan Fibrin


không tan

Các yếu tố trong quá trình động máu


I : Fibrinogen VII : AHG
II : Prothrombin IX : Throbaplastin huyết tương
III : Thromboplastin mô X : Struart- Prothrombinkinase
IV : Ca2+ XI : PTA
V : Proacelerin XII : Hegeman
VI : Proconvertin XIII : ổ định fibrin

Sơ đồ 7.1: Cơ chế của quá trình đông máu


7.1.2.2. Thuốc đông máu
Thuốc đông máu tại chỗ (cầm máu)
- Các yếu tố tập trung (concentrated factor) gồm có : throboplastin,
thrombin, fibrinogen, gelatin có tác dụng cầm máu trong phẫu thuật đối với
mách máu nhỏ.

119
- Chất làm se : FeSO4, acid tanic, nitrate bạc có tác đông cầm máu tại chỗ
do làm trầm hiện protein máu
- Epinephrin (Norepinephrin)1/10.000-1/20.000 : co tác đông cầm máu tại
chỗ trên màng nhày ( mắt, nũi, miệng) do tác động co mạch ngoại vi
Thuốc đông máu hệ thống
*Vitamin K: thường thiếu ở gia cầm do đó lượng prothrombin thấp, thêm vào
đó bệnh cầu trùng và tình trạng sử dụng kháng sinh lâu dài làm giảm số lượng vi
sinh vật tổng hợp vitamin dễ dẫn đến xuất huyết
Phòng ngừa: bổ sung vitamin K trong khẩu phần 0,36mg/kg thức ăn
Vitamin K1 : 2,5/kg/12h (PO) hoặc 0,25mg/kgP/12h (IM, SC)
Vitamin K3 hấp thu chậm hơn nên áp dụng trong các trường hợp thiếu
mãn tính
* Calci Calcigluconate
Có tác dụng đông máu do hoạt hóa men thrombokinase và gây co mạch
Tiểu gia súc : 0,01-0,03g/kgP pha dung dịch 10% (IM)
* Calci chlorua (CaCl2. 6H2O,)
Thuốc được dùng dưới dạng dung dịch 10%. Chỉ tim tĩnh mạch khi động vật bị
xuất huyết, dị ứng, cịi xương, mềm xương: bại liệt trước và sau khi sanh, sốt sữa
7.1.2.3. Thuốc kháng đông
Thuốc kháng đông dùng trên cơ thể
* Heparin
- Trong cơ thể, heparin nằm trong tế bào mast, các tế bào này tập trung gần
mạch máu để khi có đông máu ở mạch sẽ có heparin ngay. Heparin sodium được
điều chế từ mô gan, ruột, phổi (heo, bò)
- Cơ chế tác động: heparin tăng cường tác động của antithrombin III (1 yếu
tố chống đông máu) antithrombin kết hợp với thrombin thành 1 phức hợp bền .
phản ứng này sẽ nhanh gấp 1000 lần khi có heparin. Như vậy, heparin làm chậm
sự đông máu và bản thân nó không phải là chất đông máu. Tuy nhiên, ở liều cao,
heparin ức chế kết tập tiểu cầu.
- Áp dụng lâm sàng :
+ Ngăn sự đông máu cục khi truyền tĩnh mạch
+ Lấy máu không đông
+ Ngăn tạo huyết khối khi nghẽn mạch vành (bệnh
tim)
- Liều dùng :Chó : 75-130 IU/kgP ( 1mg=100 IU) IV (không dùng đường
tiêm bắp vì sẽ gây khối tụ máu, không dùng đường uống vì không hấp thu qua
đường tiêu hóa)
*Coumarin
- Là những chất tổng hợp dẫn xuất của 4-hydroxy coumarin
120
- Cơ chế tác động: vitamin K phối hợp với proenzym trong gan để tạo thành
enzym có hoạt tính tham gia tổng hợp prothrombin, các thuốc kháng đông loại
coumarin đối kháng cạnh tranh với vitamin K.
- Sử dụng : Warafin dạng viên hoặc dung dịch : 2,5-4mg/kgP/12h ( PO)
Thuốc kháng đông dùng trong phòng thí nghiệm
* Citrate sodium
Citrate sodium kết hợp với Ca2+ trong máu, ngăn cản prothrombin biến
thành thrombin. Dùng Citrate sodium như chất kháng đông có thể làm nhăn và
hư hỏng tế bào máu.
Sử dụng : - Bảo quản máu : dung dịch 2,5-3,8%
- Các xét nghiệm nghiên cứu về máu
* EDTA (ethylen diamino tetra acetic acid)
EDTA ít làm biến đổi hình thái và khả năng bắt màu của các tế bào máu
Sử dụng : 1mg/1ml máu
* Oxalate potassium , Oxalate amonium
Chỉ dùng trong các xét nghiệm máu
Oxalate potassium : 2mg/ml máu
7.1.3. Một số dung dịch tiêm truyền
- Dung dịch muối đẳng trương: (nước muối sinh lý NaCl 0,9%): dùng
trong trường hợp cơ thể bị mất máu cấp tính, viêm ruột tiêu chảy cấp, ói mửa
nhiều. Tiêm dưới da hoặc truyền vào tĩnh mạch, liều lượng tùy thuộc vào mục
đích điều trị.
- Dung dịch muối ưu trương (NaCl 10%): có tác dụng làm tăng cường
tuần hoàn cục bộ và phá vỡ tiểu cầu. Do vậy, dung dịch này thường được dùng
trong các trường hợp liệt dạ cỏ, nghẽn dạ lá sách, chảy máu mũi, tích thức ăn
trong dạ cỏ. Tiêm truyền trực tiếp vào tĩnh mạch.
- Dung dịch Glucoza ưu trương (10-40%): dùng trong trường hợp khi gia
súc quá yếu, tăng cường giải độc cho cơ thể khi cơ thể bị trúng độc, tăng cường
tiết niệu và giảm phù. Truyền trực tiếp vào tĩnh mạch.
- Dung dịch Glucoza đẳng trương (5%): dùng trong trường hợp khi cơp
thể suy nhược và mất nước. Tiêm dưới da hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch.
- Dung dịch Oresol: Dùng trong trường hợp bệnh làm cơ thể mất nước và
chất điện giải. Cho uống.
- Dung dịch Ringer lactat: dùng trong trường hợp cơ thể bị mất nước và
chất điện giải như tiêu chảy, ói mửa... Tiêm dưới da hoặc truyền trực tiếp vào
tĩnh mạch.
7.2. Thuốc tác động trên hệ hô hấp
7.2.1. Nguyên tắc chung

121
- Hỗ trợ hệ thống phòng vệ của cơ thể : giữ ấm, cung cấp dinh dưỡng đầy
đủ, giảm các yếu tố gây stress.
- Tăng việc loại thải các chất dịch quá nhiều trong đường hô hấp : thuốc
điều hòa tiết dịch, thuốc làm loãng chất nhày, long đàm.
- Giảm tình trạng ho khan quá mức và kéo dài gây mất sức : thuốc giảm
ho
- Gia tăng sự thông thoáng khí trên đường hô hấp : thuốc giản phế quản,
thuốc chống sung huyết.
- Giảm thiếu những ảnh hưởng do viêm nhiễm gây ra: thuốc kháng sinh,
thuốc trị kí sinh trùng, nấm, thuốc kháng viêm.
7.2.2. Thuốc giản phế quản
Theophyllin và các chất thuộc nhóm Xanthin ( cafein, theobromin)
Có tác dụng làm giãn cơ trơn khí phế quản
Chỉ định:trong các trường hợp khó thở do co thắt .
Chó mèo: 5-10mg/kgP/ ngày (P.O)
Ngựa, trâu bò: 5mg/kgP
Các thuốc khác : có thể sử dụng
- Ephedrin : 1-3mg/kgP/8h/ P.O cho chó mèo
- Atropin : 0,02-0,04mg/kg (I.V, I.M, S.C)
- Kháng viêm ( xem bài thuốc kháng viêm)
7.2.3. Thuốc điều hòa dich tiết khí phế quản
Để điều hòa dịch tiết trên đường hô hấp, ta có thể dùng các cách sau: giảm
lượng nhày, tăng pha nước làm loãng đàm, tăng hoat động của hệ thống lông
rung.
Bromhexine
- Làm giảm phân tiết dịch nhày bằng cách điều hòa hoạt động của các tế
bào hình ly, đồng thời giúp các lông rung ở niêm mạc đường hô hấp hoạt động
đẩy dịch nhày ra ngoài. Ngòai ra bromhexine còn có khả năng gia tăng độ tập
trung của kháng sinh trên đường hô hấp
- Chỉ định : các trường hợp tăng tiết dịch có đàm (mucous) trong các bệnh
viêm thanh khí quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi
- Liều lượng: Ngựa : 0,1-0,25mg/kgP/ ngày x 7 ngày
Bê nghé: 0,5-1mg/kg/ ngày
Chó mèo: 1mg/kg/ 2lần /ngày
N. Acetylcystein
- Cơ chế : phân hủy các mucoprotein qua các nối disulfide bằng các gốc
sulhydryl tự do. Đàm sẽ tan ra thành các phân tử nhỏ, sẽ không tạo nhày và ít có
tính chất gây viêm, dễ thải ra ngoài. Tuy nhiên, thuốc này co thể làm bất hoạt
penicillin, dễ gây ho, ói.
122
7.2.4. Thuốc giảm ho
Codein và các chuyển hóa chất từ opioid (opium, hydromorphin)
- Ức chế phản xạ ho do tác động lên trung hku ho ở hành tủy, thuộc nhóm
thuốc ho narcotic ( có khuynh hướng gây nghiện)
- Chỉ định: các trường hợp ho khan ( không tiết dịch ) và kéo dài
- Liều lượng : Chó mèo: 1-2mg/kgP/ P.Os
Heo : 15-60mg
Ngựa: 0,2-2 g
Các thuốc khác
Eucalyptus, terpin, menthol ...cũng thường có mặt trong thuốc ho nhưng
tác dụng chủ yếu của chúng là sát trùng đường hô hấp.
7.3. Thuốc tác động lên hệ tiêu hóa
7.3.1. Nguyên tắc chung
- Biện pháp hỗ trợ : điều quan trọng nhất là giữ cân bằng nước và chất điện
giải cho cơ thể, lập lại nhu động bình thường ở đường tiêu hóa, giảm nguy cơ
tiêu chảy do sự lên men của vi sinh vật ở ruột già...
- Biện pháp điều trị có tính hệ thống: sử dụng các yếu tố kiểm soát và điều
chỉnh các dấu hiệu lâm sàng: chống nôn, điều hòa nhu động ruột, điều hòa lượng
acid tăng tiết quá mức, hấp phụ chất độc, bảo vệ niêm mạc, kích thích sự ngon
miệng...
- Biện pháp điều trị đặc hiệu: nhằm vào các nguyên nhân gây ra rối loạn : thuốc
kháng sinh, thuốc trị kí sinh trùng, thuốc chống tiết dịch, thuốc nhuận trường.
7.3.2. Thuốc trị tiêu chảy
Tiêu chảy bình thường là một phản ứng có lợi cho cơ thể để tống nhanh
chất độc ra ngoài. nhưng nếu tiêu chảy quá mức, cơ thể mất nước quá nhiều sẽ
nguy hiểm đến tính mạng ( mất nước ngoai bào và mất nước nội bào). Do đó
phải dùng thuốc cầm tiêu chảy hay thuốc làm giảm co thắt cơ trơn đường tiêu
hóa.
Atropin
Loperamid (Imodium)
- Thuộc nhóm thuốc giảm đau piperidin opioid, được tổng hợp để có tác
động chuyên biệt trên cơ quan tiêu hóa. Hấp thu chậm ở đường tiêu hóa, chuyển
hóa hoàn toàn ở gan và bài thải qua mật theo phân.
- Chỉ định : tiêu chảy không do nguyên nhân Salmonella, Shigella gây ra
Chống chỉ định : ở mèo
- Liều lượng : 0,08 mg/kgP (PO)
7.3.3. Thuộc bảo vệ niêm mạc

123
- Là các chất hấp phụ độc tố, vi khuẩn, dịch, khí . thuốc này không được
hấp thu vào hệ tuần hoàn nên ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên các chất này không
trị được tiêu chảy cấp, nặng.
Aluminum magnesium trisilicate (Attapulgit)
Phosphate aluminum thể keo (Phosphalugel)
Aluminum silicate hydate hóa tự nhiên (Kaolin)
- Các thuốc này tạo thành những lớp gel, sữa láng trên bề mặt niêm mạc,
bảo vệ niêm mạc tránh khỏi các chất độc đồng thời giảm nhu động ruột và tăng
độ đặc của phân do khả năng hấp thu một lượng nước lơn ( gấp 8 lần trọng
lượng của nó).
- Liều lượng : Mèo : 50-100mg
Chó : 100-200mg
Trâu bò : 30g
- Chống chỉ định : dùng chung với kháng sinh nhóm tetracyclin và quinolon
Than hoạt tính
- Than hoạt tính không được hấp thu từ đường tiêu hóa nhưng có khả
năng hấp thu các chất lỏng nhanh chóng , từ đó hấp phụ các chất độc và làm
tăng độ đặc của phân.
- Chỉ định : tiêu chảy do đầy hơi, ăn không tiêu, trúng độc đường tiêu hóa
- Liều lượng : 20-120 mg/kg
7.3.4. Thuốc nhuận trường, thuốc xổ (Laxative – Cathartics)
- Chỉ định : trường hợp táo bón, loại bỏ vật lạ, chất độc khỏi đường tiêu
hóa, loại bỏ phân trước khi phẫu thuật.
- Chống chỉ định : Viêm ruột, co thắt do nghẽn ruột, thú mang thai.
Paraffin
- Thuộc nhóm thuốc nhuận trường làm mềm, trơn. Có nguồn gốc từ dầu
khoáng. Dùng lâu có thể làm giảm hấp thu vitamin ADEK. Nên uống lúc đói.

- Liều lượng : Mèo: 2-6ml


Chó : 5-30 ml
Heo : 25-300ml
Trâu bò : 250-500ml
MgSO4 , Mg(OH)2 , Mg3(PO4)2
- Thuộc nhóm thuốc nhuận trường thẩm thấu. Các thuốc này tạo một
gradient đẩy nước vào ruột già, tăng nhu động ruột đồng thời kích thích hoạt
tính của cholecystokinin pancreozymin làm tăng tiết dịch vào lòng ruột
- Chú ý cung cấp đầy đủ nước, thận trọng ở thú có bệnh thận
- Liều lượng : Mèo : 2-5g
Chó : 5-25g

124
Heo : 25-125g
Trâu bò: 250-500g
7.3.5. Thuốc gây nôn
Thường sử dụng cho chó, ít sử dụng cho heo và không dùng cho các loài
khác vì trâu bò, ngựa, loài gặm nhấm không có phản xạ nôn
- Chỉ định : gây nôn để loại bỏ chất độc
- Chống chỉ định : nghẽn thanh quản, herni, nghẽn ruột, bất tỉnh
- Cơ chế : kích thích điểm tiếp nhận ở ngoại vi hoặc các trung khu trung
ương
Các chất kích thích vùng ngoại vi
- Bơm nước ấm, nước oxy già, nước muối vào dạ dày ruột
- ZnSO4 : Liều lượng cho chó : 10-30ml P.O
- Siro ipecac : Liều lượng cho mèo : 2-6ml P.O
Các chất kích thích trung khu trung ương
- Apomorphin : liều cho chó 0.05mg/kg S.C
- Xylazin : liều cho mèo 0,05-1mg/kgP I.M
7.3.6. Thuốc chống nôn
Trung khu nôn ở hành tủy nhận các xung lực từ vùng CRTZ
(cheomoreceptor trigger zone) ở não thất IV. Từ trung khu nôn xuất hiện xung
lực đến cơ hoành, cơ bụng gây động tác nôn.
Tại vùng CRT có các receptor của dopamin, histamin, acetylcholin
Metoclopramide (Primperan), Domperidone : thuộc nhóm Benzamin ức chế
receptor dopamin. Không qua hàng rào máu não nên tương đối an toàn
Liều lượng : cho chó 0,1-0.5mg/kgP (IM, PO, SC)
0,02mg/kgP (IV)
Chlorpromazin, Acepromazin : thuộc nhóm Phenothiazin, chất kháng
histamin, kháng dopaminergic, kháng cholinergic
Liều lượng : cho chó 0,5-1mg/kgP (SC, PO)
7.4. Thuốc tác động lên hệ sinh dục
7.4.1. Nội tiết tố
Các họat động trong chu kỳ sinh dục được điều khiển bởi hệ thần kinh và
nội tiết theo cơ chế phản hồi âm tính (negative feedback) hay điều khiển ngược.
Từ hạ tầng thị giác, GnRH (gonadotropin releasing hormone) – sinh dục hưnh
phấn tố được chuyển đến não thùy trước kích thích sự phân tíết FSH (follicle
stimulatin hormone ) – nang noãn hoàng phấn tố và LH (luteinizing hormone )
hoàng thể hưng phấn tố. Dưới tác động của FSH, nang noãn trên buồng trứng
phát triển và chín (de graff). Lượng estrogen tiết ra ngày càng nhiều sẽ là một
kích thích (positive feedback) đối với hạ tầng thị giác rồi tuyến não thùy phân

125
tiết LH. Khi hàm lượng LH/FSH khoảng 3/1 trứng sẽ rụng và hoàng thể được
thành lập. Progesteron tiết ra từ hoàng thể sẽ ức chế sự rụng trứng (negative
feedback). Nếu gia súc có thai, hoàng thể tồn tại suốt thai kỳ và phân tiết
Progesteron. Nếu gia súc không có thai hoàng thể sẽ thoái hóa. Ở cuối thai kỳ
hoặc cuối gia đoạn nghỉ ngơi prostaglandin F2 (PG F2 ) tiết ra từ nội mạc tử
cung sẽ phá vỡ hoàng thể, lượng Progesteron sụt giảm sẽ là một kích thích đến
tuyến não thùy phân tiết Oxytoxin gây hiện tượng sinh đẻ hoặc động dục trở lại.
7.4.2. Thuốc tác động lên tử cung và buồng trứng
7.4.2.1. PMS ( Pregnant Mare Serum) huyết thanh ngựa chửa
- Là một loại sinh dục hưng phấn tố (GnRH) tiết ra lớp nội mạc tử cung
ngựa các có mang. Có hoạt tính sinh học giống FSH và một ít của LH. Có tác
dụng làm nang noãn phát triển
- Chỉ định :
Các trường hợp chậm phát triển sinh dục do dinh dưỡng hoặc nội tiết
Gây siêu bài noãn ở bò trong công tác chuyển cấy phôi
- Liều lượng :
Heo : 1000 UI (SC, IM)
Bò : 1500-3000 UI vào khoảng ngày thứ 8 –13 của chu kỳ. Nếu thu phôi thì
sau 48h tiêm PG F2
Chó : 110 UI/kgP
7.4.2.2. HCG (Human Chorionic Gonadotropin) – sinh dục hưng phấn tố
- Được chiết từ nhau thai người. Có tác dụng giống LH vá một ít tính chất
của FSH nên có tác dụng gây rụng trứng.
- Chỉ định :
Nang thủng buồng trứng, bạo nang cường ở bò, ngựa, chó do trứng không
rụng đuợc
Động dục thầm lặng do noãn nang nhỏ
Kích thích cá (mè) đẻ sớm và nhiều
- Liều lượng :
Bò : 1500-3000 UI (IM, SC)
Chó : sau khi sử dụng PMS : 500 UI (IM, IV)
7.4.2.3. Một số chế phẩm phối hợp
- PG 600 : 400UI PMS +200UI HCG
- Synovet : 400UI PMS +200UI HCG
Sử dụng điều trị chậm động dục cho heo nái ( 7-10 ngày sau cai sữa) sẽ
gây lên giống sau khoảng 5 ngày
7.4.2.4. Oestrogen
- Chỉ định :

126
Không động dục do dinh dưỡng hoặc nội tiết
Viêm da do nội tiết ở chó
Gây sảy thai trước khi trứng làm tổ ở loài ăn thịt
Tháo sạch dịch viêm ở tử cung bò (thai chết lưu, viêm tử cung có mủ...)
- Liều lượng
Trâu bò : 3-5mg
Heo 2-4mg
Chó 0,01-0,1mg
7.4.2.5. Progesteron
- Chỉ định :
An thai, phòng ngừa sảy thai
Chứng bạo nang cường, u nang buồng trứng
Gây lên giống đồng loạt ở trâu bò
- Liều lượng
Trâu bò : 100mg hàng ngày trước ngày thứ 15 của chu kỳ
Chó : 2-3mg/kg/ngày phòng ngừa sảy thai
7.4.2.6. Prostaglandin F2 và các hóa dược có hoạt tính tương tự: Dinoprost,
PG F2 analog, Cloprostenol, Fenprostalen...
- Chỉ định:
Trường hợp hkông lên giống, vô sinh do tồn hoàng thể
Gây sảy thai theo ý muốn: trong trường hợp thai chết lưu, chết phôi, bọc
mủ trong tử cung
- Liều lượng :
Bò : Dinoprost 25mg
Cloprostenol 0,5mg
Fenprostalen 1mg
Heo : Etiproston 1,7mg (IM)
7.4.2.7. Oxytoxin- kích tố thúc đẻ
- Do hạ tầng thị giác tiết ra và được dự trữ ở tuyến não thùy)
- Chỉ định :
Phòng trị chứng liệt tử cung hoặc tử cung co bóp yếu
Đẩy chất lỏng trong các bệnh lý tử cung ( viêm nội mạc, viêm bọc mủ, sót
nhau)
Cầm máu sau khi đẻ, rỉ máu sau phẫu thuật sản khoa
Chống chỉ định : trong khi cổ tử cung chưa mở
- Liều lượng :
Đại gia súc : 10-40 UI (IV,IM,SC)
127
Heo : 5-20 UI
Chó mèo 1-2 UI
7.5. Thuốc lợi tiểu
7.5.1. Furosemid
- Thuộc nhóm thuốc lợi tiểu tc động tại quai Henle, cĩ tác động manh hơn
các loại khác
- Cơ chế : ức chế tái hấp thu K+ và Na+ đồng thời tăng bài thải K+, Ca++,
Mg++
- Chỉ định : Phù thũng do tim gan thận (phù phổi, suy tim...), tăng Ca
huyết
- Chống chỉ định : bí tiểu, mang thai, dùng chung các thuốc gây độc thính
giác
- Liều lượng : chó : 2-4mg/kg (IV, PO)
7.5.2. Triamteren, Amilorid
- Thuộc nhóm lợi tiểu tiết kiệm K+
- Cơ chế : ức chế tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa. Điện thế trong biểu mô ống
thận giảm nên giảm bài tiết K+ vào nước tiểu
- Liều lượng : cho chó 0,5-2mg/kgP (PO)

128
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Thị Trà An, 2010. Dược lý thú y, NXB Nông nghiệp.

2. Phạm Khắc Hiếu, 2009. Giáo trình dược lý thú y. NXB Giáo dục Việt Nam

3. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị ngọc Diệp, 1997. Dược lý học thú y.

4. Hoàng Thị Kim Huyền, 2000. Dược lâm sàng đại cương. NXB Y học Hà Nội

5. Nguyễn Như Pho, 2003. Bài giảng Dược lý thú y. Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM.

6. Nguyễn Phước Tương, 1994. Thuốc và biệt dược. NXB Nông Nghiệp.

7. Trần Văn Thuận, 1998. Dược lý học thú y. Tủ sách trường Diiaj học Nông
Lâm TP.HCM

8. Baggot, JD. 2015. The physiological basis of veterinary clincal


pharmacology. Blackkwell Science, Paris, France.

9. Plumb, D.C. 2016. Veterinary drug handbook, 6nd. Pharma Vet Publishing,
Ames, Iowa

10. Wanamaker, B.P and Massey, KL.2004. Applied pharmacology for


veterinary technician. 4th edi. Saunder Elsevier. Canada.

129
130
MỤC LỤC

Nội dung Trang


Chương 1
DƯỢC LÝ ĐẠI CƯƠNG
1.1. Một số khái niệm 1
1.2. Dược động học 1
1.2.1. Các thông số dược động học ứng dụng trên lâm sàng 1
1.2.2. Sự vận chuyển của thuốc trong cơ thể 6
1.3. Dược lực học 11
1.4. Những yếu tố ảnh huởng đến tác dụng của thuốc 15
1.5. Thông tin về một loại thuốc 17
CHƯƠNG 2 19
THUỐC KHÁNG SINH
2.1. Đại cương về kháng sinh 19
2.1.1. Khái niệm kháng sinh 19
2.1.2. Phân loại 19
2.1.3. Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn 23
2.1.4. Sử dụng kháng sinh 24
2.1.5. Tồn dư kháng sinh và an toàn thực phẩm 26
2.1.6. Một số biện pháp quản lý và kiểm soát sử dụng kháng sinh 26
2.1.7. Kháng sinh đồ 27
2.2. Các nhóm kháng sinh 28
2.2.1. Nhóm beta- lactam 28
2.2.2. Nhóm aminoglycosid 34
2.2.3. Nhóm kháng sinh có chứa peptide 39
2.2.4. Nhóm tetracyclin 41
2.2.5. Nhóm phenicol 45
2.2.6. Nhóm macrolid 48
2.2.8. Nhóm sulfonamid 54
2.2.9. Nhóm diaminopyrimidin 57
2.2.10. Nhóm quinolon 59
2.2.11. Một số chất kháng khuẩn khác 62
CHƯƠNG 3
THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG 65
3.1.Tóm tắt các loại thuốc trị kí sinh trùng và nấm 65
3.2. Một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc ký sinh trùng 68
3.3. Các loại thuốc trị ký sinh trùng 69
3.3.1. Các loại thuốc trị cả nội và ngoại ký sinh trùng 69
3.3.2. Thuốc trị nội ký sinh 70
3.3.3. Thuốc trị ngoại kí sinh 75
3.3.4.Thuốc trị ký sinh trùng đường máu 76
3.3.5. Thuốc trị nấm 77
CHƯƠNG 4
THUỐC KHỬ TRÙNG VÀ THUỐC SÁT TRÙNG 79
4.1. Một số khái niệm 79
4.2. Phân loại 79
4.3. Những nguyên tắc sát trùng, khử trùng thông thường 79
4.4. Những yêu cầu của chất khử trùng, sát trùng lí tưởng 80
4.5. Một số chất tẩy rửa, sát trùng và khử trùng thông thường
CHƯƠNG 5
THUỐC KHÁNG VIÊM VÀ KHÁNG HISTAMIN 86
5.1.Thuốc kháng viêm 86
5.1.1. Khái niệm 86
5.1.2. Cơ chế tác động của thuốc kháng viêm 86
5.1.5. Phân loại các chất kháng viêm 87
5.2. Histamin và thuốc kháng histamin 99
5.2.1.Cấu trúc hoá học của histamin 99
5.2.2.Nguồn gốc tổng hợp và phân phối 100
5.2.3. Thuốc kháng histamin 101
CHƯƠNG 6
THUỐC TÁC ĐỘNG LÊN HỆ THẦN KINH 103
6.1. Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương 103
6.1.1. Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương 103
6.1.1. Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương 106
6.2. Thuốc tác động trên dây thần kinh ngoại vi - thuốc tê 109
6.3. Thuốc tác dụng lên hệ thần kinh thực vật 110
CHƯƠNG 7
THUỐC TÁC ĐỘNG ĐẾN CƠ QUAN NỘI TẠNG 114
7.1. Thuốc tác động lên máu 114
7.1.1. Thiếu máu và thuốc chống thiếu 114
7.1.2. Đông máu- thuốc đông máu- thuốc kháng đông 117
7.1.3. Một số dung dịch tiêm truyền 119
7.2. Thuốc tác động trên hệ hô hấp 119
7.2.1. Nguyên tắc chung 119
7.2.2. Thuốc giản phế quản 120
7.2.3. Thuốc điều hòa dich tiết khí phế quản
7.2.4. Thuốc giảm ho 121
7.3. Thuốc tác động lên hệ tiêu hóa 121
7.3.1. Nguyên tắc chung 121
7.3.2. Thuốc trị tiêu chảy 121
7.3.3. Thuộc bảo vệ niêm mạc 121
7.3.4. Thuốc nhuận trường, thuốc xổ 122
7.3.5. Thuốc gây nôn 123
7.3.6. Thuốc chống nôn 123
7.4. Thuốc tác động lên hệ sinh dục 123
7.4.1. Nội tiết tố 123
7.4.2. Thuốc tác động lên tử cung và buồng trứng 124
7.5. Thuốc lợi tiểu 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

You might also like