You are on page 1of 54

CHƯƠNG: GIỚI THIỆU DLS

1. Dược lâm sàng là môn học? Rất trẻ so với các môn học truyền thống của ngành
dược
2. Mục tiêu của môn DLS?
- Sử dụng thuốc hợp lý
- Phòng ngừa các phản ứng có hại do thuốc gây ra
3. Ngành liên quan DLS? Dược, Y – Sinh học
4. Nguyên tắc sử dụng thuốc hợp lý?
Đúng bệnh, phù hợp người bệnh, đúng thuốc, đúng liều -> phối hợp thuốc đúng ->
khả năng tuân thủ điều trị
5. Sử dụng thuốc hợp lý cần 3 đối tượng?
Bác sĩ – DSLS – người thực hiện y lệnh
6. Định nghĩa DSLS?
- Là DSLS cầu nối giữa bác sĩ và người bệnh
7. Các tiêu chuẩn chọn lựa thuốc hợp lý?
- Hiệu quả điều trị tốt (H): nhanh
- An toàn cao (A): Lợi ích > nguy cơ
- Kinh tế (Rẻ nhất so với các thuốc đã đạt 3 tiêu chuẩn trên) (K)
- Tiện dụng (dễ sử dụng) (T)
8. DSLS tư vấn cho bác sĩ?
Dược động học, tương tác thuốc, giá cả, lựa chọn dạng bào chế
9. DSLS tư vấn cho BN/ người nhà BN?
- Hướng dẫn dùng thuốc
- Hướng dẫn theo dõi điều trị
10. Nhiệm vụ của bs, dsls, người bệnh?
- Phối hợp thuốc: bác sĩ
- Chỉ dẫn dùng thuốc: DSLS
- Tuân thủ điều trị: người bệnh
11. Bệnh mãn tính quan tâm về? An toàn, kinh tế
12. Bệnh cấp tính quan tâm về? Hiệu quả
13. Có mấy kĩ năng của DLS? 4 kỹ năng
- Kĩ năng giao tiếp → cởi mở của người bệnh
• Lý do điều trị
• Phương thức điều trị
• Những việc BN cần làm để điều trị thành công
- Thu thập thông tin
- Đánh giá thông tin
- Truyền đạt thông tin → tạo lòng tin, kiểm tra khả năng nhận thức của BN (đề nghị
BN/ người nhà nhắc lại)
14. Nêu chỉ tiêu qui định nhằm đảm bản sử dụng thuốc hợp lý?
- Chỉ tiêu về kê đơn
- Chỉ tiêu về chăm sóc BN
- Chỉ tiêu đối với cơ sở y tế
15. Dạng bào chế được dùng trong 1 đơn thuốc?
Đường uống: 80%
Đường tiêm: 20%
16. Số thuốc trung bình trong 1 đơn là? 1.5
17. Thuốc generic trong 1 đơn là? 100%
18. kháng sinh trong 1 đơn là? 20-30%
CHƯƠNG 1: DƯỢC ĐỘNG HỌC LÂM SÀNG

1. Khái niệm:
- DĐH LS là sự vận dụng dược động học cơ bản lên cơ thể con người
2. Mục đích nghiên cứu của DĐH LS là gì? Xác định 1 chế độ liều điều trị khoa học
căn cứ vào nồng độ thuốc trong máu hoặc trong huyết tương và tính toán dựa trên các
công thức DĐH
3. DĐH lâm sàng cho biết mối liên hệ giữa? Liều dùng – Tác dụng
4. Yếu tố nào gây ra sự thay đổi các thông số DĐH?
- Sinh lý ( lứa tuổi, giới...)
- Bệnh lý ( chức năng gan-thận)
5. Thông số dược động học được định nghĩa là? Là đại lượng giúp đánh giá các giai
đoạn trải qua của phân tử thuốc
6. Nêu 4 thông số dược động học cơ bản có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng?
- Sinh khả dụng (SKD): pha hấp thu
- Thể tích phân bố (Vd): pha chuyển hóa
- Độ thanh thải (Cl): pha thải trừ
- Thời gian bán thải (t ½)
7. Định nghĩa sinh khả dụng: Tượng trưng cho lượng thuốc vào được vòng tuần hoàn
ở dạng còn hoạt tính sau một thời gian t
8. Đại lượng đặc trưng cho sinh khả dụng: UAC, Cmax, Tmax
9. Ý nghĩa/ Ứng dụng sinh khả dụng?
- Giúp lựa chọn đường đưa thuốc
- Giúp lựa chọn chế phẩm
10. Để tính SKD của thuốc, người ta dựa vào? AUC
11. AUC là gì? Đơn vị của đại lượng? Công thức tính AUC?
- AUC là diện tích dưới đường cong biểu diễn sự biến thiên của nồng độc thuốc trong
máu theo thời gian: Cp - t
- Đơn vị mg.ℎ. 𝑙 −1 hoặc 𝜇g.ℎ. 𝑚𝑙−1
- 𝐴𝑈𝐶0−𝛼 = 𝐴𝑈𝐶0−𝑡 + 𝐴𝑈𝐶𝑡−𝛼

12. AUC được tính theo quy tắc? Định nghĩa?


- Hình thang (trapezoid)
- Là phương pháp thực nghiệm tính AUC từ nồng độ thuốc đo được trong máu ( thường
là huyết tương/ huyết thanh)
13. Có mấy loại SKD? 2 loại
- SKD tương đối:
• Làm tương đương sinh học
• Giữa 2 giá trị sinh khả dụng của cùng 1 hoạt chất, cùng đường đưa thuốc, cùng
mức liều nhưng của 2 nhà sản xuất khác nhau
- SKD tuyệt đối:
• Giúp lựa chọn đường đưa thuốc
• Tỷ lệ giữa tỉ số AUC dạng đường uống so với AUC đường tĩnh mạch
14. Trường hợp thuốc có SKD?
> 80% : Có khả năng thâm nhập vào máu xấp xỉ đường tĩnh mạch
< 50% : Khó đạt yêu cầu điều trị bệnh nặng, phải tăng liều so với thuốc tiêm
> 50%: Có khả năng chấp nhận được
15. Tương đương sinh học ( Bioquivalence, BE)
- Cùng hoạt chất, cùng liều dùng, cùng đường đưa thuốc
- AUC = 80% - 125%
16. Thời gian bán hấp thu (t1/2 hấp thu)
- Thuốc uống dạng lỏng -> quá trình hấp thu ở phần trên của ruột non ( tá tràng, hỗng
tràng) -> nồng độ thuốc trong máu tăng nhanh -> gây thay đổi nồng độ lớn
- Thuốc dạng giải phóng kéo dài -> hấp thu trong suốt chiều dài ruột non -> nồng độ
thuốc trong máu tăng ổn định
17. Công thức tính thời gian bán hấp thu?
𝑙𝑛2
𝑡1/2_𝛼 =
𝑘𝑎

18. Thời gian bán hấp thu của Methylprednisolon là 1,5 giờ, tính hằng số tốc độ
hấp thu ka:
𝑙𝑛2
Ka= ln2/ 𝑡1/2 = = 0,462
1,5

19. Vòng tuần hoàn đầu (𝟏𝒔𝒕 𝒑𝒂𝒔𝒔):


Là giai đoạn lưu chuyển của thuốc sau khi được hấp thu qua ống tiêu hóa -> tĩnh mạch
cửa -> qua gan trước khi vào vòng tuần hoàn chung
20. Thuốc bị ảnh hưởng bởi lưu lượng vòng tuần hoàn qua gan khi bị khử hoạt ở
vòng tuần hoàn đầu? Chuyển hóa mạnh > 70%
21. Thể tích phân bố (Vd)?
- Là 1 thể tích “tưởng tượng” hay thể tích biểu kiến
- Biểu thị 1 khoảng không gian cần phải có để toàn bộ lượng thuốc được đưa vào cơ
thể phân bố ở nồng độ = nồng độ trong huyết tương
- Khả năng khuếch tán của 1 thuốc nào đó vào các tổ chức của cơ thể
22. Công thức tính Vd?
𝐴 𝐷×𝐹
Vd = =
𝐶𝑝 𝐶𝑝

𝑉𝑑 × 𝐶𝑝
D=
𝐹

Trong đó: D: liều thuốc cần đưa


F: SKD của thuốc (%)
Cp: nồng độ thuốc trong huyết tương (g/L, mg/mL)

23. Ý nghĩa của thể tích phân bố?


- Ước tính nồng độ thuốc đạt được trong huyết tương
- Giúp tính liều lượng thuốc cần đưa để đạt nồng độ Cp ( liều tải= LD)
A = LD = Cp x Vd
- Thể tích càng lớn thuốc càng gắn nhiều vào mô
24. Css là gì?
- Là trạng thái cân bằng
- Mức Css là mức cần cho hiệu quả điều trị
25. Các yếu tố ảnh hưởng đến Vd?
- Hệ số phân bố lipid/ nước của thuốc
- Bản chất của tổ chức mà thuốc thâm nhập
26. Tương quan giữa thể tích phân bố, thời gian bán thải và hệ số thanh thải?
Thể tích phân bố lớn -> hệ số thanh thải nhỏ
Thể tích phân bố lớn -> thời gian bán thải tăng
27. Cơ quan thanh lọc trong cơ thể là gì? Gan và thận
28. Độ thanh thải ( độ thanh lọc, Cl)
- Biểu thị khả năng của một cơ quan nào đó của cơ thể ( thường là gan, thận) lọc sạch
thuốc ra khỏi huyết tương khi máu tuần hoàn qua cơ quan đó
- Tính theo mL/ph hoặc L/h
𝐶𝑙𝑡𝑜à𝑛 𝑝ℎầ𝑛 = 𝐶𝑙𝑡ℎậ𝑛 + 𝐶𝑙𝑔𝑎𝑛 + 𝐶𝑙𝑐ơ 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑘ℎá𝑐 ≈ 𝐶𝑙𝑡ℎậ𝑛 + 𝐶𝑙𝑔𝑎𝑛

29. Thời gian bán thải (t1/2)


- 𝑡1/2 𝛼 (t1/2 hấp thu): Thời gian cần thiết để một nửa lượng thuốc đã uống vào được
vòng tuần hoàn
- 𝑡1/2 𝛽 (t1/2 bài xuất): Thời gian cần thiết để thuốc/máu giảm đi một nửa
30. Liên quan giữa t1/2 và lượng thuốc được thải trừ
Số lần 𝒕𝟏/𝟐 Lượng thuốc được thải trừ
(%)
1 50
2 75
3 88
4 94
5 97
6 98
7 99
31. Sau 2 lần t1/2 trong cơ thể còn? 100-75 = 25%
32. Thuốc sẽ đạt trạng thái cân bằng sau bao lâu? 5 lần 𝑡1/2
33.
Suy Gan Suy Thận
SKD (F%) Tăng Tăng
Thể tích phân bố Tăng Tăng
(Vd)
Độ thanh thải ( Cl) Tăng/Giảm Giảm
Thời gian bán thải Tăng Tăng
(t1/2)
34. Chức năng gan giảm -> dạng enzym giảm -> thuốc ở dạng kết hợp giảm, dạng tự
do tăng -> SKD tăng -> tăng độc tính, tăng nguy cơ quá liều ( do kìm hãm enzym
chuyển hóa CYT P450)
35. Protein huyết tương do gan tạo ra
36. Biến đổi ở gan làm giảm chức năng gan?
- Thay đổi về chuyển hóa
- RL khả năng bài tiết mật
- Giảm khả năng tạo protein + các chất có hoạt tính sinh lý khác
37. Hiệu chỉnh liều ở người suy gan?
- Giảm liều với những thuốc bị chuyển hóa ở gan = con đường oxy hóa quan CYT
P450
- Chọn thuốc thải trừ qua thận
- Dùng dạng liên hợp glucoronic
38. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ thanh thải Cl
- Lưu lượng máu qua gan khi 𝐸𝐻 > 0,7
- Tỷ lệ liên kết protein của thuốc
- Hoạt tính enzym gan
39. Công thức tính độ thanh thải của gan
𝑓𝑢. 𝐶𝑙𝑖
𝐶𝑙𝐻 = 𝑄𝐻 . ( ) = 𝑄𝐻 . 𝐸𝐻
𝑄𝐻 + 𝐶𝑙𝑖
Trong đó:
𝐶𝑙𝐻 : Độ thanh thải gan
𝑄𝐻 : Lưu lượng máu qua gan
𝐸𝐻 : Hệ số chiết xuất của thuốc tại gan ( <0,3 - 0,3-0,7 - >0,7 )
𝑓𝑢: Tỷ lệ thuốc ở dạng tự do
𝐶𝑙𝑖 : Độ thanh thải nội tại
40. Nếu 𝑬𝑯 > 𝟎, 𝟕 → 𝑪𝒍𝑯 = 𝑸𝑯 → Cl phụ thuộc dòng máu qua gan
41. Nếu 𝑬𝑯 < 𝟎, 𝟑 → Cl = 𝒇𝒖. 𝑪𝒍𝒊 → Cl phụ thuộc tỷ lệ liên kết protein + enzym
chuyển hóa thuốc
42. Suy giảm chức năng gan gây ảnh hưởng?
- Giảm chuyển hóa thuốc
- Giảm sản xuất protein
- Giảm sản xuất + bài tiết mật
43. Độ thanh thải của gan còn phụ thuộc vào kiểu chuyển hóa thuốc

Diazepam (𝐸𝐻 < 0,3)→ Nordiazepam → Oxazepam → Liên hợp glucoronic


  
Oxy hoá Oxy hóa Thải ra nước tiểu

Cl của diazepam phụ thuộc tỷ lệ liên kết protein + enzym chuyển


45. Tránh kê đơn những thuốc nào ở người suy gan?
- Bị khử hoạt mạnh ở vòng tuần hoàn đầu
- Có tỷ lệ liên kết protein cao
46. Đánh giá mức dộ suy thận qua?
- 𝐶𝑙𝐶𝑟 : Độ thanh thải creatinin ( bình thường 80-120 ml/phút)
- Giảm bài xuất thuốc ở người suy thận so với người bình thường
47. Hiệu chỉnh liều ở người suy thận
- Giảm liều + giữ khoảng các đưa thuốc
- Giữ liều + tăng khoảng cách đưa thuốc
- Giảm liều + tăng khoảng cách đưa thuốc
CHƯƠNG : DẠNG THUỐC VÀ ĐƯỜNG DÙNG
1. Khái niệm dạng thuốc?
Dạng thuốc là sản phẩm cuối cùng (thành phẩm) của quá trình bào chế, đạt các mục
tiêu chuẩn chất lượng quy định, được dùng để đưa được chất vào cơ thể nhằm mục
đích phòng hay chữa bệnh.
2. Dạng thuốc thương có các thành phần nào?
- Dược chất (active ingredients): là thành phần chính của dạng thuốc, quyết định tác
dụng dược lý của thuốc.
- Tá dược (non-active ingredients): là chất trơ, phụ trợ cho quá trình bào chế và bảo
quản dạng thuốc.
- Bao bì: đồ bao gói được xem là 1 thành phần quan trọng của dạng thuốc
3. Yếu tố nào của dược chất liên quan trực tiếp đến SKD?
- Lý- hóa tính
- Độ ổn định hóa học
- Độ tan
- Kích thước tiểu phân (KTTP)
- Tính chất dược động học
4. Dược chất ít tan trong nước? <1% ở 20°𝐶
5. Có bao nhiêu dược chất có độ tan hạn chế? 40%
6. Hệ thống phân loại sinh dược học BCS (Biopharrmaceutical Classification
System) được tạo ra dựa vào yếu tố nào?
Độ tan và Tính thấm
7. Hệ thống phân loại sinh dược học BCS chia dược chất thành mấy nhóm? 4
nhóm
- Nhóm 1: dược chất dễ tan, dễ thấm
- Nhóm 2: DC dễ tan, khó thấm
- Nhóm 3: DC khó tan, dễ thấm
- Nhóm 4: Khó tan, khó thấm
8. Nhóm nào được miễn thử tương đương sinh học? Nhóm 1
9. Nhóm nào thường có vấn đề về SKD? Nhóm 4
10. Thành phần vô hình của dạng thuốc? Kỹ thuật bào chế
11. Dạng thuốc được phân loại theo thể chất có mấy loại? 3 loại
- Dạng thuốc lỏng:
• Ưu: uống/ dùng ngoài, dễ nuốt, hấp thu và có tác dụng nhanh ( tim mạch, hạ sốt,,
giảm đau)
• Nhược: phân liều kém chính xác, ít ổn định hơn dạng thuốc rắn ( tuổi thọ ngắn
hơn), thể tích cồng kềnh
- Dạng thuốc mềm (bán rắn): thể chất mềm ở nhiệt độ thường, ở dạng hòa tan hay phân
tán dưới dạng hỗn dịch/nhũ tương. Dễ uống (cao mềm, nang mềm), dùng ngoài (mỡ-
kem, gel)
- Dạng thuốc rắn: chiếm 60% dạng thuốc lưu hành trên thị thường: dạng bột, pellet,
viên tròn, viên nang, nang cứng,..
• Có thể tích gọn nhẹ, dễ bảo quản và sử dụng hơn dạng thuốc lỏng (tuổi thọ dài
hơn lỏng)
• Thường có vấn đề về SKD và tác dụng chậm hơn dạng thuốc lỏng
12. Dạng thuốc được phân loại theo cơ chế giải phóng dược chất có mấy nhóm? 2
nhóm lớn
- Giải phóng ngay (IR: Immediated Release): dạng thuốc quy ước, truyền thống, giải
phóng sau khi uống~30 𝑝ℎú𝑡

- Giải phóng biến đổi (MR: Modified Release) :chủ động tác động vào tốc độ giải
phóng DC
➢ Giải phóng nhanh (Fast Release) : hòa tan ngay sau khi uống (1-2 phút) – dùng
khi cần phát huy tác dụng ngay: hạ sốt, gảim đau, kháng viêm
➢ Giải phóng muộn ( Delay Release): giải phóng sau mọot khoảng thời gian tiềm
tàng (lag time )
➢ Dạng bao tan ở ruột (viên, nang, pellet): vỏ bao kháng mt dịch vị (pH 1,2) trong
2h, giải phóng DC ở mt dịch ruột (pH 6,8) trong 30 phút
➢ Dạng giải phóng theo nhịp (Pulsatile Release): giải phóng DC sau pha tiềm tàng
khoảng 6-9 giờ → điều trị bệnh tại đại tràng/ ngừa cơn bệnh diễn biến theo nhịp
ngày-đêm (hen, tim mạch)
➢ Giải phóng kéo dài ( Extened Release): nhằm giảm bớt số lần dùng thuốc – kéo
dài 12h (2 lần/ngày), kéo dài 24h (1 lần/ngày)
➢ Giải phóng kiểm soát (Controlled Release): là giải phóng kéo dài nhưng yêu câu
cao hơn ( giải phóng liên tục nhiều ngày 3-7 ngày) → duy trị nồng độ DC/ máu,
nhằm giảm tác dụng phụ
➢ Giải phóng theo chương trình (Programmed Release): yêu cầu về giải phóng DC
RẤT CAO, là các hệ điều trị qua da TTS, hệ đặt tại mắt, thiệt bị đặt tử cung IUD,
thiết bị cấy dưới da..
➢ Giải phóng tại đích ( Targetted Release): là thế hệ dạng bào chế siêu nhỏ → giảm
tác dụng phụ, nâng cao hiệu quả điều
13. Quá trình sinh dược dược học?
Phản ánh số phận của dạng thuốc trong cơ thể, gồm 3 bước: giải phóng, hòa tan, hấp
thu ( LDA: Liberation-Dissolution-Absorption)

 Giải phóng: dược chất là thành phần quyết định tác dụng dược lý của dạng thuốc.

 Hòa tan: tốc độ và mức độ hòa tan ảnh hưởng trực tiếp đến sinh khả dụng của chế
phẩm. Phụ thuộc cách giải phóng, độ tan, kích thước tiểu phân, tương tác tá dược, môi
trường giải phóng của dược chất.

 Hấp thu: tốc độ và mức độ hấp thu quyết định đến sinh khả dụng của chế phẩm.
Phụ thuộc cách giải phóng, hòa tan, khả năng thấm của dược chất.

+ SKD in vitro :thử nghiệm hòa tan (dissolution test) đặc trưng cho tính chất lý-
hóa cúa dược chất.

+ SKD in vivo :đánh giá giai đoạn hấp thu, nghiên cứu trên động vật hay
người tình nguyện.
14. Quá trình giải phóng phụ thuộc vào yếu tố nào?

- Dạng thuốc

- Mức độ thân hay sơ môi trường giải phóng

- Tương tác dược chất- tá dược

- Kỹ thuật bào chế

Ưu điểm Nhược điểm


­ Đơn giản, thuận tiện, an toàn, ­ Tác động của ống tiêu hoá:
hiệu quả ­ Men/ enzyme tiêu hoá
Đường tiêu hoá(60%) ­ Cơ quan hấp thu vào tuần hoàn ­ pH dịch tiêu hoá
­ Điều trị bệnh tại chỗ đường tiêu ­ Nhu động đường tiêu hoá
hoá ­ Hệ VK đường ruột
­ Chuyển hoá lần đầu qua gan
­ Thuốc có mùi vị khó chịu
­ Thuốc kích ứng niêm mạc
­ Thuốc SKD PO thấp
­ pH =6,5 hạn chế phân hủy thuốc ­ Phản xạ nuốt
­ Không qua gan, hấp thụ nhanh ­ Chỉ: thuốc không loét niêm mạc, dễ
­ Nhóm tim mạch, hormone, sữa ong hấp thu qua niêm mạc, lượng nhỏ
chúa… ­ Đắt
­ An toàn, quá liều loại trừ ngay
Tại chỗ
­ Hạn chế hấp thu:
Tại khoang miệng ­ Thêm dung môi: glycerin,PEG400…
­ Ngậm giữa má và lợi à bất tiện
­ Đường à thận trọng
Toàn thân
­ Viên đặt dưới lưỡi: thường áp dụng cho thuốc tim mạch, thuốc hocmon
=> Nhằm gây TD nhanh và tránh tác động của dịch vị
Điều kiện:
­ Thuốc phải có làm lượng nhỏ
­ An toàn, không gây kích ứng niêm mạc
­ Ít hấp thụ
­ Chủ yếu giải phóng thuốc
­ Lưu dạ dày:
+ Tác dụng tại chỗ: điều trị viêm loét, u dạ dày…
+ Cửa sổ hấp thu đầu ruột non: sắt,acid folic, B12
Biện pháp để thuốc lưu lại dạ dày lâu
Tại dạ dày
­ Uống sau ăn, lúc no
­ Uống khi nghỉ ngơi, hạn chế vận động
­ Uống ít nước (ko khuyến cáo)
­ Tác động lên quá trình bào chế:
+ Tạo viên thuốc có tá dược nhẹ hơn nước
+ Tạo viên thuốc có tá dược nặng hơn nước
+ Tạo viên thuốc tá dược có tính từ (không áp dựng cho thuốc thông thường)
­ Hấp thu chính (70-80% dạng thuốc đường PO)
Tại ruột non ­ pH tăng dần
­ Dạng: quy ước, bao tan ruột,kiểm soát giải phóng
­ Thuốc không PO: không hấp thụ, bị phá hủy nhiều
Lưu ý:
­ Viên nén có SKD dao động nhất
­ Để thuốc có tác dụng tốt nên uống 150-200ml nước.

- Người khó uống, không uống - SKD thất thường( kỹ thuật bào chế,bản
được, thuốc kích ứng tiêu hóa chất của dượt chất, tá dược, sinh lý trực
mạnh tràng thời gian bị bệnh)
- Tránh tác động dịch vị, chuyển - Khó bảo quản
háo gan, nhanh
Dùng tại chỗ
Tại đại - Rắn (đạn) được bào chế từ 2 nhóm tá dược có cơ chế giải phóng khác nhau
tràng ✓ Tá dược thân dầu (tá dược béo): giải phóng dược chất theo cơ chế tan
chảy ởthân nhiệt
✓ Tá dược thân nước: khi đặt sẽ hoà tan trong niêm dịch giải phóng dược
chất(thể chất ổn định hơn tá dược béo, ít biến đổi theo thời tiết)
- Nước (thụt)
VD: Diazepam, Clorahydrat
Dùng uống: nhưng có tác dụng tại đại tràng (Diosminum)
- Nang thuốc, viên bao
- Uống nước vừa đủ
Dính thực
- Không uống khi nằm
quản
- Chuyển thành thuốc lỏng
Tác dụng tại chỗ Chịu ảnh hưởng: nước mắt, hấp
Qua mắt thụ tại kết mạc
- Bề mặt tiếp xúc lớn Thanh thải: lông, niêm dịch,
- Thành niên mạc phế thở ra, thực bào…
Hô hấp nang mỏng
- Tuần hoàn phong phú, không
qua gan
- Dùng tại chỗ, tăng SKD Khó ổn định lâu dài: niêm mạc và
Đường âm đạo
- Tránh tác động tiêu hóa, tuần hoàn thay đổi
và tử cung
không qua gan
- Dùng tại chỗ tác dụng tốt, sễ Đưa thuốc qua da khó
sử dụng khăn
- Tránh tác động tiêu hóa,
không qua gan
Đường qua Yếu tố ảnh hưởng
da - Tuổi - Bít kín
- Nhiệt độ - Tá dược
- Nơi dùng
- SKD cao, nhanh - Vô trùng
- Tránh pH, men , - Chi phí cao
Đường
chuyển hóa qua gan - Khó sử dụng,nguy hiểm
tiêm
- Tránh độc tính trên
niêm mạc tiêu hóa
15. Dựa vào hàng rào sinh học chia đường dùng thành mấy nhóm? 3 nhóm

- Hàng rào niêm mạc ( đường tiêu hóa, đường hô hấp, mắt, âm đạo...)

- Hàng rào da

- Đường tiêm

16.

Yếu tố ảnh hưởng đến sinh khả dụng


Diện tích tiếp xúc lớn
Hấp thu Niêm mạc/ da mỏng
Tuần hoàn mao mạch
Tiêm tĩnh mạch Tiêm bắp Tiêm dưới da Tiêm trong da
Viết tắt IV IM SC ID
Thứ tự SKD IV > IM > SC > ID
3 lít/ dùng trong 1 Tối đa 10ml 1ml - 0,1ml
ngày Người lớn, khôngtiêm bắp Thuốc có tác dụng kéo
Thể tích tiêm TE, người lớn cho TE dài: morphin, Insulin
lớn nhất => thường xuyên
đổi vị trí tiêm

Hoạt chất kíchứng Dung dịch dầu Chủng ngừa lao


Dung dịch Ưu trương Hỗn dịch (ngừa PCG)
đượctiêm Bù dịch Thuốc TD kéo dài Thử dị ứng

T/H không Dung dịch dầu Hoạt chất kích ứng


được tiêm Hỗn dịch Ưu trương
Bù dịch
TM khuỷu tay: Tiêm bắp (cơ delta):nhỏ Lớp hạ bì: cánhtay, đùi, Thượng bì, trungbì
tiêm trực tiếp Mông: lớn => giảmđau KS tiêm dưới da bụng (HT Mũi kin song song bề
TM mu bàn tay: => 1/4 tốt I) mặt da 10-15o, đầu
Vị tr í tiêm tiêm truyền Kim đâm vuông Mũi kim 45o kimxoắn.
- => SKD 100% góc 90o (2/3), dễtiêm, phổ
biến
17. Ưu điểm của thuốc sử dụng đường uống?

Thường rẻ hơn các dạng thuốc khác

18. Dạng thuốc có SKD dao động nhiều nhất trong các dạng thuốc dùng theo
đường uống? Viên nén

19. Đường trực tràng phù hợp với dạng thuốc?

Thuốc có mùi vị khó chịu, thuốc kích ứng đường tiêu hóa mạnh

20. Ưu điểm của dạng thuốc dùng qua đường tiêu hóa?

Điều trị bệnh tại chỗ đường tiêu hóa

21. Đặc điểm của dạng thuốc dùng đường miệng tác dụng tại chỗ, chọn câu sai

Ngậm giữa má và lợi thuận tiện khi sử dụng

22. Đặc điểm của dạng thuốc dùng ở miệng tác dụng toàn thân

Thường áp dụng cho nhóm thuốc tim mạch, hormon

23. Đặc điểm không phải của dạng thuốc dùng tại trực tràng:Sinh khả dụng ổn
định

24. Nhược điểm của dạng thuốc dùng qua đường hô hấp tác dụng toàn thân

Hệ thống thực bào tại phổi

25. Đặc điểm của dạng thuốc dùng đường âm đạo, tử cung?

Tác dụng tại chỗ tốt

26. Đường tiêm tĩnh mạch không áp dụng cho dạng thuốc nào ? Dung dịch dầu,
hỗn dịch

27. Một số tác dụng không mong muốn của dạng thuốc dùng đường tiêm, ngoại
trừ

Tăng huyết áp

28. Đường tiêm bắp không áp dụng cho dạng thuốc nào? Thuốc kích ứng cao
29. Đối với dạng thuốc dùng đường tiêm dưới da, không nên tiêm quá bao nhiêu
ml một chỗ thường xuyên? 1ml

30. Đặc điểm của dạng thuốc đặt dưới lưỡi: Thuốc không gây loét niêm mạc, lượng
nhỏ

31. Yêu cầu đối với các dạng thuốc đặt dưới lưỡi: A, B, C đúng (không gây loét
niêm mạc miệng, dễ dàng hấp thu tại niêm mạc miệng, liều nhỏ)

32. Ưu điểm của đường uống: dễ sử dụng, an toàn hơn đường tiêm, thường rẻ hơn
các dạng thuốc khác

33. Ưu điểm của thuốc tiêm?

- Tránh được sự hao hụt đường tiêu hóa

- Tránh được sự phá hủy thuốc do dịch vị

- Tránh độc tính lên niêm mạc tiêu hóa

34. Nhược điểm của viên đặt dưới lưỡi

- Một lượng thuốc bị mất đi do trôi xuống dạ dày

- Giá thành đắt

- Gây phản xạ nuốt

35. Viên đặt dưới lưỡi có ưu điểm: Được đưa thẳng vào vòng tuần hoàn

36. Khi lựa chọn thuốc đặt dưới lưỡi cần lưu ý thuốc phải: Không gây loét niêm
mạc miệng

37. Ưu điểm của thuốc đặt trực tràng:


Thích hợp cho những thuốc kích ứng mạnh đường tiêu hóa

38. Chọn câu SAI. Với thuốc đặt trực tràng, việc hấp thu phụ thuộc:

Sinh lý ruột non

39. Nhược điểm của thuốc đặt trực tràng:

- Sinh khả dụng thất thường


- Khó bảo quản
40. Đặc điểm của thuốc đưa qua đường hô hấp:
Thuốc phun mù dễ phân bố đều trên niêm mạc
CHƯƠNG: PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC VÀ CẢNH GIÁC DƯỢC

1. Định nghĩa phản ứng có hại theo WHO?

Phản ứng có hại của thuốc ( ADVERSE DRUG REACTION – ADR ) là một phản ứng
độc hại, không được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người để phòng
bệnh, chuẩn đoán, chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý.

2. Định nghĩa ADR theo Hiệp hội dược sĩ Mỹ?

ADR là bất kỳ đáp ứng nào không mong đợi, không dự tính trước với một thuốc mà:

1. Cần ngừng thuốc ( dùng để điều trị hay chẩn đoán)

2. Cần thay đổi liệu trình điều trị

3. Cần thay đổi liều dùng ( ngoại trừ các trường hợp chỉnh liều nhỏ về dùng)

4. Cần nhập viện điều trị

5. Kéo dài thời gian điều trị

6. Cần điều trị hỗ trợ

7. Gây phức tạp đáng kể cho quá trình chẩn đoán bệnh

8. Ảnh hưởng xấu tới tiên lượng bệnh

9. Dẫn đến tổn thương tạm thời haowjc lâu dài gây tàn tật hoặc tử vong

3. Biến cố bất lợi của thuốc là gì?

Trường hợp tai biến xuất hiện trong quá trình điều trị mà nguyên nhân chưa được xác
định

4. Có mấy cách phân loại ADR? 4 cách

- Theo tần suất gặp

- Theo mức độ nặng của bệnh do ADR gây ra

- Theo typ

- Theo DoTS
5. Phân loại

Phân loại theo tần suất Thường gặp ADR > 1/100
gặp Ít gặp 1/1000 < ADR < 1/100
Hiếm gặp ADR < 1/1000
Nhẹ Không cần điều trị, giải độc, thời gian nằm viện không kéo dài
Phân loại theo mức độ Trung bình Cần thay đổi trong điều trị cần điều trị đặc hiệu hoặc kéo dài thời
nặng gây ra gian viện >1 ngày
Nặng Có thể đe doạ tính mạng, gây bệnh tật lâu dài, cần chăm sóc tích
cực
Tử vong Trực tiếp/ gián tiếp liên quan tử vong bệnh nhân
Tiên lượng được, liên quan đặc tính dược lý, thường phụ thuộcliều
dùng
VD: Thuốc chống đông, ĐTĐ, điều trị THA, NSAID...
Cơ chế:
Phân loại theo typ(phân Typ A Tác dụng điều trị vượt quá cường độ
loại chính) Tác dụng ở vị trí, cơ quan khác: phản ứng ngoại tháp với thuốckháng
thụ thể dopamine, thuốc độc tế bào gây ung thư
Tác dụng dược lý khác của thuốc: cimetidine gây kháng
androgen => vú to.

Không tiên lượng được, không liên quan đặc tính dược lý, di
Typ B truyền, miễn dịch, không phụ thuộc liều dùng
VD: Dị ứng thuốc, hội chứng Lyell, Stevens- jonhson
Phân loại theoDoTS Do Liên quan đến liều dùng
T Diễn biến theo thời gian
S Các yếu tố nhạy cảm

6. 3 nhóm nguyên nhân gây ra ADR?

Bào chế, dược động học, dược lực học

NGUYÊN NHÂN GÂY RA ADR ( HỌC KĨ)


Typ Nguyên nhân Ví dụ
- Hàm lượng thuốc, tốc - Viên nén KCl gây ADR tại chỗ
Typ độ giải phóng hoạtchất
A
- Phân huỷ thành phần - Tetracyclin nhiệt độ cao => HC Fanconi (hội chứng
dược chất Fanconi với các biểu hiện: tăng bài tiết acid amin,
- Tá dược glucose, aceton... qua đường tiết niệu; và kèm theo tăng
BÀO - Sản phẩm phụ nhạy cảm với ánh sáng.)
CHẾ - Tartrazin, thầu dầu (Các dung môi như propylen glycol
Typ B hoặc dầu thầu dầu được sử dụng để hòa tan một số hoạt
chất cũng có gây ra ADR như hạ huyết áp hoặc phản ứng
phản vệ. Các chất màu (như tatrazine), các chất bảo quản
(nhự benzoate) có thể gây ra các phản ứng miễn dịch.)
- Tryptophan có sản phẩm ngưng tụ => đau cơ, tăng eosin
Nguyên nhân Ví dụ
Ảnh hưởng của thức - Nước bưởi chùm ( Ức chế enzyme gan => cản trở quá
ăn trình chuyển hoá của thuốc => tăng nồng độ thuốc)
Hấp thu
Nhu động dạ dày- ruột - Propanthelin giảm nhu động tiêu hoá => tăng hấp thu
digoxin
Thuốc liên kết pro - HC thận hư, suy gan, suy dinh dưỡng
huyết tương - Phenylbutazon cạnh tranh liên kết protein huyết tương
- NSAID đẩy methotrexate khỏi protein
DƯỢC
Phân bố Thuốc gắn với mô - Tetracyclin - mô xương
ĐỘNG
- Amiodaran -gan, phổi
HỌC
- (Thuốc có ai lực cao với mô nào thì sẽ gây ADR ở mô
TYP A
đó)
Yếu tố chủng tộc - Người Châu Á acetyl hoá chậm => quá liều isoniazid
(bệnh thần kinh ngoại vi), hydralazine (lupus)
Chuyển
- Anh, Nhật Bản, Eskimo acetyl hoá nhanh
hoá
Tương tác thuốc - Erythromycin ức chế CYP 3A4 => tăng nồng độ
terfenadin => xoắn đỉnh
Giảm lọc cầu thận - Bệnh nhân suy thận, người già, trẻ em: tích luỹ digoxin,
Thải trừ
ACEi, aminosid... => hiệu chỉnh liều

Typ Nguyên nhân Thuốc


Tính nhạy cảm thụ Wafarin VD: Tính kháng wafarin do di
Thụ thể thể truyền
Typ của thuốc Số lượng thụ thể Corticoid VD: Cá thể có số lượng thụ
A thể trong bào tương ít
Điều hoà Cân bằng hệ thần Atropin IV VD: Gây tăng nhịp tim ở một
sinh lý kinh GC và PGC số các thể
Thiếu men G6PD Primaquin, HQ: Gây tan/Tán huyết/ Tiêu
Chloramphenicol, huyết
Aspirin, (Thiếu máu do giảm số lượng
Probenecid hồng cầu)
Thiếu NADH Primaquin, HQ: Methemoglobin nặng
Chloramphenicol,
DƯỢC
Aspirin,
LỰC
Probenecid
HỌC
Tác nhân oxy hoá
Bất
Typ Rối loạn chuyển Hormone steroid, HQ: Đau bụng, rối loạn thần
thường
B hoá porphyrin barbiturate, kinh
về gen
sulfonamide,
clopropamid
Thay đổi thành Tránh thai đường HQ: Vàng da ứ mật
phần màng lipid uống
Bất thường Cloramphenicol HQ: Thiếu máu bất sản
gen tổng
hợpADN

- Peptides ngoại lai: streptokinase, kháng sinh (vancomycin, teicoplanin,


Đáp ứng polymyxin, colistin…)
miễn dịch - Không liên quan liều, tác dụng dược lý

Chưa rõ Thuốc gây mê, HQ: Tăng thân nhiệt


giãn cơ nhanh chóng, nhiễm
(halothan + acid, tăng Kali
Suxamethonium) máu…

CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN


Già: lạm dụng, thay đổi chức năng cơ quan, nhiều bệnh
Tuổi
Trẻ: chưa hoàn thiện chức năng cơ quan, tỉ lệ nước...
Nữ: nhạy cảm hơn với digoxin, heparin, captopril, chloramphenicol
Giới tính
Các yếu tố (cao hơn 2 lần so với nam), Phenylbutazon (Nhiều hơn 3 lần)
bệnh nhân Chủng tộc, Chuyển hoá CYP P450
Kiểu gen
Bệnh mắc kèm Bệnh gan, thận, thiếu yếu tố đông máu...
Tiền sử dị ứng Dị ứng chéo kháng sinh
Kỹ thuật bào chế, chất lượng sản phẩm, bản chất thuốc.
Đặc tính thuốc
Kháng sinh, chống đông, chống co giật, tim mạch, hô hấp, giảm đau
Các yếu tố Điều trị nhiều Tương tác thuốc
về thuốc thuốc
Liệu trình kéo NSAID, corticoid
dài

7. ADR nào sau đây thuộc typB

Penicillin gây hội chứng Steven-Johnson

8. .Sử dụng Cloramphenicol có thể gây ra ADR phát ban, ngứa, sốc phản vệ, thiếu máu bất
sản, ADR trên thuộc loại nào

Typ B

9. Khi dùng dầu thầu dầu làm tá dược thuốc, thành phần này ó thể gây ra ADR

Hạ huyết áp, phản vệ

10. Tetracyclin ở nhiệt độ cao có thể phân hủy tạo thành các tạp chất gây ra ADR

- HC Farconi

- Tăng tiết acid amin, glucose qua nước tiểu

11. .Các thuốc gây độc tính ở trẻ sơ sinh (ADR)?

. Chloramphenicol, dẫn xuất của vitamin K, barbiturat

12. Mô tả ADR gây ra do dùng chung NSAID và Methotrexat:

NSAID đẩy methotrexat khỏi protein huyết tương

13. Phân loại ADR theo mức độ nặng gây ra, mức độ cần thay đổi trong điều trị,
cần điều trị đặc hiệu hoặc kéo dài thời gian viện > ngày xếp loại

Trung bình

14. ADR tăng thân nhiệt ác tính có thể xảy ra khi dùng loại thuốc nào

Thuốc gây mê

15. ADR gây ra do thay đổi tỷ lệ liên kết của thuốc với huyết tương thuộc loại
nguyên nhân nào

Thay đổi dược động học – quá trình phân bố


16. Vàng da ứ mật khi dùng thuốc tránh thai đường uống là ADR thuộc loại nào

Nguyên nhân về dược lực học

17. Tần suất xuất hiện ở nữ so với nam giới?

- ADR thiếu máu bất sản do cloramphenicol :Nữ nhiều gấp 2 lần Nam

- ADR chứng mất bạch cầu hạt do phenylbutazon: Nữ nhiều gấp 3 lần nam

18. . Nguyên nhân gây ra ADR type B:

­ Vàng da ứ mật do dùng thuốc tránh thai


­ Tăng nhiệt độ cơ thể
­ Nguyên nhân về gen
19. Khi dùng Tartrazin làm tá dược thuốc, thành phần nào có thể gây ra ADR là?
Phản ứng phản vệ

20. Nhóm thuốc có tỉ lệ xuất hiện ADR cao? Điều trị loét dạ dày

21. Với cỡ mẫu là 5000 người, phát hiện được ADR có tần suất: Ít gặp và thường gặp

22. Tryptophan có sản phẩm ngưng tụ có thể gây ra ADR là? Đau cơ, tăng eosin

23. ADR khi dùng thuốc kháng thụ thể dopamine: Phản ứng ngoại tháp

24. Amiodaron có thể gây ADR trên? Gan, phổi

25. Đối tượng nào sau đây có tốc độ acetyl hóa chậm: Đa số người Châu Á

26. ADR có thể xảy ra khi dùng thuốc hydralazin ở người chuyển hóa acetyl chậm?

Bệnh lupus

27. Vì sao thử ngiệm lâm sàng không phát hiện hết được ADR?

- Lựa chọn bệnh nhân


- Cỡ mẫu ít
- Không thực hiện đầy đủ

28. Đâu thuộc ADR typ A: Isoniazid

29. Tetracyclin ở nhiệt độ cao có thể phân hủy tạo thành các tạp chất gây ra ADR là:
Tăng nito máu, tăng glucose, aceton niệu, nhạy cảm ánh sáng

30. Rofecoxib được lưu thành trên thị trường năm 1999, sau 5 năm bị thu hồi do xãy ra
ADR nghiêm trọng là:

Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ

31. Các ADR typ B có đặc điểm

­ Thưởng không tiên lượng được


­ Không liên quan đến các đặc tính dược lý đã biết
­ Thường liên quan đến yếu tố di truyền

32. Các ADR typ A có đặc điểm: Thường phụ thuộc liều dùng
33. Các thuốc gây ADR ở trẻ sơ sinh:
Cloramphenicol, dẫn xuất của vitamin K, Barbiturat
34. Phụ nữ nhạy cảm hơn với: Digoxin,heparin,captopril
35. Vai trò của báo cáo ADR:
- Giúp thu hồi các thuốc có độc tính cao và ngăn ngừa các nguy cơ của ADR
- Thay đổi thông tin trên nhãn của sản phẩm
36. Loại ADR nghi ngờ cần báo cáo
­ Thuốc mới ra thị trường: mọi phản ứng đáng ngờ
­ Thuốc đã được biết rõ hoặc nghiên cứu đầy đủ:
­ ADR nghiêm trọng hoặc bất thường
­ Một phản ứng xuất hiện ngày càng nhiều
­ Tất cả ADR nghi ngờ liên quan tương tác thuốc-thuốc, thuốc-thức ăn, thuốc- thực phẩm bổ sung
­ Ở những lĩnh vực đặc biệt: lạm dụng thuốc, thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
­ Những nghi ngờ về ADR liên quan đến thuốc bị thu hồi
­ Do dùng quá liều hay sai sót trong điều trị
­ Thuốc không có hiệu quả hoặc do nghi ngờ có sai sót về sản phẩm
CHƯƠNG: TƯƠNG TÁC THUỐC

1. Thuốc có khoảng trị liệu hẹp: lithium, theophyllin, digoxin

2. Đường cong về liều và đáp ứng của thuốc có dạng dốc đứng?

Thuốc chống đông máu, thuốc ngừa thai đường uống, thuốc trị động kinh

3. Khái niệm: Tương tác thuốc là hiện tượng xảy ra khi nhiều thuốc được sử dụng
đồng thời

4. Liên quan giữa tương tác thuốc và số lượng thuốc?

Tỉ lệ tương tác thuốc tăng theo cấp số nhân với số lượng thuốc phối hợp

5. Tương tác dược lựa học giữa thuốc-thuốc do:

- Cạnh tranh tại vị trí tác dụng trên receptor

-Tác dụng trên cùng một hệ thống sinh lí

➢ Các receptor khác nhau -> cùng đich tác động


➢ Các thuốc có cùng kiểu độc tính

6. TƯƠNG TÁC DƯỢC LỰC HỌC:


2 thuốc có cùng receptor beta hệ thần kinh
giao cảm.
Propranolol (chẹn beta) + Thuốc chẹn beta làm mất tác dụng thuốc chủ
Isoprenalin (chủ vận beta) vận beta => Propranolol làm mất tác dụng
Isoprenalin.
Giảm / Mất tác => Không phối hợp
dụng 2 kháng sinh có cùng cơ chế ức chế vi khuẩn
CÙNG Erythromycin+Lincomycin/ do gắn lên tiểu đơn vị 50S ribosom của vi
RECEPTOR Cloramphenicol khuẩn=> ức chế qtr phiên mã dịch mã của tế
(Tương tác bào.
đối kháng) Erythromycoin làm mất tác dụng
Lincomycin
=> Không phối hợp kháng sinh cùng cơ chế
Atropin (liệt đối giao cảm) 2 thuốc đều tác động lên hệ thần kinh đối
Giải độcthuốc + Pilocarpin (cường đối giaocảm.
giao cảm) Atropin giải độc khi quá liều Pilocarpin.
Morphin (gắn receptor) + 2 thuốc đều gắn lên receptor giảm đau.
Nalorphin (chẹn receptor) Nalorphin giải độc khi quá liều morphin.
Cùng đích tác 2 thuốc cùng đích tác động: hạ huyết áp
động Lợi tiểu + Chẹn beta bệnhnhân.
KHÔNG (Phối hợp điều Phác đồ điều trị H.pylori VD: 2 kháng sinh khác cơ chế (tiêu diệt
CÙNG trị) Vk) +PPI (duy trì pH dạ dày)
RECEPTOR
Cùng kiểu độc Furosemid (lợi tiểu)+ 2 thuốc khi dùng đều có gây độc tính trên
tính Gentamicin (Kháng sinh) thận và thính giác
(Gia tăng độc Corti + NSAIDS Gia tăng nguy cơ trên dạ dày tiêu hoá,
tính) xuất huyết tiêu hoá.
Tương tác Khác receptor, Phối hợp thuốc lợi tiểu +
xảy ra trên cùng đích tác thuốc chống tăng huyết
cùng hệ động áp
thống sinh Phối hợp các kháng sinh Tăng tác dụng (tương tác hiệp đồng): hiệp
lí trong điều trị Lao đồng cộng hoặc hiệp đồng tăng mức
Kháng sinh + các thuốc
giảm tiết HCl trong điều trị
viêm loét dạ dày-tá tràng
SSRI + IMAO / Tramadol Hậu quả: hội chứng serotonin

Furosemid + gentamicin Tăng độc tính trên thận và tai

Corticoid + NSAID Nguy cơ xuất huyết tiêu hóa

Phối hợp thuốc Thuốc gây hạ kali huyết Tăng độc tính trên tim của các digitalis

có cùng kiểu (lợi tiểu quai/thiazid,


độc tính corticoid,…)
2 thuốc NSAID Tăng độc tính của TDP

2 kháng sinh nhóm


aminosid

7. Các nguyên nhân gây tương tác dược động học?

­ Thay đổi hấp thu tại vị trí đưa thuốc


­ Thay đổi phân bố của thuốc trong cơ thể
­ Thay đổi chuyển hóa của thuốc tại gan
­ Thay đổi bài xuất thuốc qua thận
8. TƯƠNG TÁC DƯỢC ĐỘNG HỌC: HẤP THU, PHÂN BỐ, CHUYỂN HOÁ, THẢI TRỪ

HẤP THU

pH=1−2 Antacid, anti H2, PPI => trung


Fe3+ → Fe2+ hoà acid. Làm giảm hấp thu
Acid của các thuốc
Hấp thu
yếu(Aspirin,Ketoconazole, Fe3+,Aspirin,Ketoconazole,
Thay đổi pH acid
Itraconazol, Griseofulvin) Itraconazol, Griseofulvin.
dạ dày =>Phân tử
Kháng sinh betalactam Làm giảm hấp thu thuốc.
Phá huỷ (ampicillin, cephalexin), ks
acid macrolid(erythromycin)
+VIT C (tăng môi trường
acid, giảm pH dạ dày)
Giảm hấp thu ion kim loại,
Kháng sinh nhóm Cyclin, Quinolein,
giảm hấp thuthuốc.
Tạo phức Levodopa, Methyldopa
Cách khắc phục: Uống cách xa
chelat +
nhau.
Antacid, sữa, Ca, Fe...
* Deferoxamin (IV) tạo phức
với Fe:dùng giải độc khi ngộ
độc Fe.
Giảm hấp thu Digoxin
Hấp phụ Cholestryramin, colestipol + Digoxin,
Cách khắc phục: Dùng cách xa.
wafarin, levothyroxin

Thay đổi nhu Propenthelin làm  tốc độ làm rỗng dạ


động đường tiêu dày → giảm hấp thu Paracetamol
hóa Làm tăng hấp thu para
Metoclorpramid + paracetamol,
propanolol, mefloquin, lithium,
cyclosprin, rượu..
-Làm giảm hấp thu thuốc kết
Thuốc kháng cholinergic:
hợp(levodopa)
propanthelin(tiêu hóa), glycopyrrolat(trị
-Tăng thời gian rã Dicoumarol
hẹn suyễn), benztropin(Parkinson),
=>  hấp thu
imipramin(chống trầm cảm)
Dùng ks, hệ vk bị diệt => thuốc
Thay đổi hệ vi Sulfasalazin → 5-aminosalicylic (5-
không có tác dụng
khuẩn đường ASA) và sulphadiazine
ruột
Gây  huyết áp
Chuyển hóa ở Phenylephrine không nên dùng chung với
thành ruột IMAO

Giảm hấp thu do Neomycin gây HC kém hấp thu như bệnh
thuốc Spure không nhiệt đới

Digoxin bị giảm hấp thu do màng nhầy


ruột bị tổn thương khi điều trị UT bằng pp
hóa trị (cyclophosphoamid, vincristin,
procarbazin, prednison..)

Làm giảm hấp thu tất cả các thuốc


Tạo lớp ngăncơ dùngchung.
Sulcrafat, Kaolin, Smecta
học Cách khắc phục: dùng cách xa các
thuốc khác ít nhất 2h
Metoclorpramid + Phần trên ống tiêu hoá. Tăng nhu
Thay đổi nhuđộng động.
Cimetidin, Digoxin
đường tiêu hoá Giảm hấp thu
Metoclorpramid + Phần dưới ống tiêu hoá. Giảm nhu
Cyclosporin, Paracetamol, Diazepam động.
Tăng hấp thu
Kháng sinh phổ rộng tiêu diệt vK
Ethinyl estradiol (tránh thai đường PO) đườngruột. Giảm SKD thuốc tránh
+ Kháng sinh phổ rộng thai.
Hệ vi khuẩn
Cách khắc phục: đổi biện pháp
đường ruột tránh thai
khác.
Kháng sinh phổ rộng tiêu diệt vK
Sulfasalazine + Kháng
đường ruột. Giảm SKD thuốc
sinh phổ rộng
Sulfasalazine.
Cách khắc phục: không phối hợp
chung.
Chuyển hoá ở Phenylephrine + Làm tăng T1/2 Phenylephrine =>
thành ruột IMAO gây co mạch kéo dài
PHÂN BỐ

Hậu quả làm tăng nồng độ


các thuốc tự do & tăng độc
Thuốc liên kết cao với Protein huyết tính.
Đẩy nhau ra tương: Wafarin: Tăng nguy cơ xuất
khỏiprotein Warfarin, Methotrexate, Tolbutamid huyết
huyết tương + Methotrexate: Tăng độc tính
Thuốc đẩy mạnh: Phenylbutazon, Aspirin, trênt uỷ xương gây thiếu máu
Miconazole bất sản.
Tolbutamid: Tăng nguy cơ
hạđường huyết.
Cách khắc phục: Thay đổi
liều dùng or ngưng sd 1 trong 2
thuốc.
Thay đổi tỷ lệ Lợi tiểu giảm thể tích dịch
nước dịch ngoại ngoại bào => Thay đổi Vd của
Furosemid ( gây tương tác)
bào Theophylin
+Theophylin (bị tương
Cách khắc phục: Thay đổi
tác) liều
dùng or ngưng sd 1 trong 2
thuốc.
CHUYỂN HÓA
Thuốc cảm ứng Thuốc bị cảm Tương tác
ứng
Cảm ứng làm giảm nồng dộ thuốc
tránh thai.
Thuốc tránh thai
Rifampicin, Cách khắc phục: Thay đổi biện pháp
Phenytoin, tránh thai khác
Cảm ứng Carbamazepin Nguy cơ thải ghép.
Cyclosporin Cách khắc phục: Thay đổi liều dùng
or ngưng sd 1 trong 2 thuốc.
Cảm ứng giảm nồng độ theophylin.
Thuốc lá Theophylin
Cách khắc phục: Thay đổi liều dùng
Tăng chuyển hoá Paracetamol =>
Rượu mạn Paracetamol NAPQI phá huỷ tế bào gan.

Thuốc ức chế Thuốc bị ức chế Tương tác


Kháng nấm “azol” Tăng độc tính của Statin trên gan, cơ
Statin
Metronidazol...
Tăng độc tính của Wafarin (Tăng
Clarithromycin Wafarin
Ức chế nguy cơ xuất huyết)
Tăng độc tính của Theophylin (kích
Cimetidin Theophylin
thích thần kinh)
Kéo dài khoảng QT gây xoắn đỉnh
Erythromycin Terfenadin
(tim) gây loạn nhịp
THẢI TRỪ
Tăng thải trừ:
Barbiturate, Salicylate Barbiturate,
=> Acid yếu Salicylate
Tăng pH Antacid, thuốc giảm HCl
nước tiểu => Kiềm hoá nước tiểu Theophylin Giảm thải trừ:

=> Base yếu Theophylin

Tăng thải trừ:


Thay đổi pH Barbiturate, Salicylate
Theophylin
nước tiểu => Acid yếu
Giảm pH Vit C liều cao Giảm thải trừ:
nước tiểu => Tăng acid nước tiểu Theophylin Barbiturate,
=> Base yếu Salicylate
Bài tiết theo Probenecid làm tăng nồng độ trong máu Cùng cơ chế => cạnh tranh nhau trong
cơ chế vận của penicillin, các anion quá trình đào thải
chuyển tích Giảm đào thải qua thận do cạnh tranh
cực bởi protein vận chuyển OAT (organic
anion transporter)

Thay đổi lưu Aspirin ức chế mạnh prostaglandin E2


lượng máu
đến thận
Bài tiết qua Thuốc ngừa thai + ks phổ rộng => giảm
mật và chu hiệu lực của thuốc ngừa thai
trình gan ruột
Protein vận Digoxin + Verapamil(chất ức chế P-gp) P-glycoprotein là 1 chất vận chuyển, P-gp
chuyển thuốc => tăng nồng độ , độc tính Digoxin tác động như 1 bơm ngược => làm giảm
lượng thượng thuốc đi vào não
Cạnh tranh Probenecid + Tăng T1/2 Penicillin G
chất mang Penicillin G

9. Thuốc được tống nhanh ra khỏi dạ dày sẽ có lợi cho sự hấp thu do?
Phần lớn thuốc được hấp thu tối ưu ở tá tràng theo cơ chế khuếch tán thụ động
10. Thuốc bị tống nhanh ra khỏi ruột sẽ làm giảm hấp thu do?
Giảm thời gian tiếp xúc giữa thuốc và niêm mạc ruột
11. Tiêm dưới da hỗn hợp procain và adrenalin để kéo dài tác dụng gây tê do?
Adrenalin gây co mạch ngoại biên mà chậm sự hấp thu của procain
12. Protamin-kẽm-insulin(PZI): làm chậm sự hấp thu, giúp duy trì TDP hạ đường huyết của insulin
TƯƠNG TÁC THUỐC- THỨC ĂN

THAY ĐỔI DƯỢC ĐỘNG HỌC: HẤP THU, CHUYỂN HOÁ, THẢI TRỪ

H Carbamazepin, griseofulvin
Thức ăn làm tăng sinh khả

dụng
P Ampicillin, Aspirin viên nén
Thức ăn làm giảm SKD Khắc phục: dùng thuốc cách xa bữa ăn.
T
H
Asprin viên sủi
U Thức ăn làm chậm hấp thu

C Thuốc cảm ứng Thuốc bị cảm Tương


H ứng tác
U Cảm ứng giảm nồng độ
Cảm ứng Thuốc lá Theophylin theophylin. Cách khắc phục: Thay
Y
Ể đổi liều dùng
N Tăng chuyển hoá Paracetamol =>
Rượu mạn Paracetamol NAPQI phá huỷ tế bào gan.
H Thuốc ức chế Thuốc bị ức chế Tương
O tác
Á Ức chế
Nước bưởi Tăng nồng độ các thuốc dùng
Các thuốc khác
chùm(Grap chungtăng độc tính
gruit)

THỜI GIAN UỐNG THUỐC HỢP LÝ


Corticoid - Buổi sáng (6-8 giờ)
Thuốc THA - Buổi sáng
Anti Histamin H2 - Buổi tối
Doxycyclin - Vào bữa ăn
Sucraflat - 1 giờ trước ăn
Antacid - 1 giờ sau ăn

14. Ý nghĩa lâm sàng của tương tác thuốc?


Nâng cao hiệu quả điều trị
15. Tương tác thuốc là
­ Tác động qua lại của hai thuốc khi sử dụng đồng thời.
­ Có thể được dùng để giải độc.
­ Làm thay đổi độc tính hay tác dụng dược lý
16. Thuốc gây cảm ứng enzyme thì? Tăng chuyển hóa giảm tác dụng giảm độc tính
17. Các tương tác xảy ra trên cùng 1 hệ thống sinh lý được gọi là: Tương tác hiệp đồng
18. Tương tác do phối hợp thuốc có cùng kiểu độc tính như: Phối hợp furosemide với gentamycin.
19. Nhóm corticoid phối hợp với NSAID dẫn đến tăng tỷ lệ
Chảy máu và loét dạ dày
20. Tương tác làm thay đổi sự đào thải thuốc, ngoại trừ: Thay đổi tỷ lệ gắn vào protein của huyết
tương.
21. Các thuốc cần chú ý trong tương tác đẩy nhau ra khỏi protein liên kết trong huyết tương có
nguy cơ làm tăng nồng độ thuốc còn hoạt tính trong huyết tương là: Thuốc có phạm vi điều trị
hẹp
22. Chế phẩm Bactrim là dựa trên hiệp đồng vượt mức của: Sulfamethoxazol + trimethoprim
23. Furosemid và gentamycin: Tương tác do cùng kiểu độc tính
24. Tương tác giữa morphin và nalorphin xảy ra: Trên cùng 1 thụ thể
25. Loại tương tác nào được dùng để giải độc thuốc?
Tương tác dược lực học xảy ra trên cùng 1 repceptor
26. Tác động đối kháng: c ≥ a+b
27. Sốt cao, toát mồ hôi, ỉa chảy là dấu hiệu của hội chứng: Serotonin
28. Griseofulvin là thuốc bị giảm hấp thu do
Giảm HCl trong dịch vị.
29. Phối hợp 1 thuốc kháng viêm không steroid dẫn đến
Tăng tỷ lệ chảy máu.
30. Phối hợp warfarin và ibuprofen dẫn đến: Tăng tỷ lệ chảy máu.
31. Sự rối loạn nhịp tim do nồng độ cao bất thường của thuốc kháng histamine\ H1 terfenadin
Sử dụng cùng lúc với thuốc kháng nấm ketonazol.
32. Tương tác làm tiêu cơ vân, mắc các bệnh về cơ: Clarithromycin + simvastatin
CHƯƠNG: THUỐC SỬ DỤNG CHO NGƯỜI ĐẶC BIỆT
1. SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TỚI
THAI NHI
Corticoid- ức chế tuyến thượng thận thai Phenytoin, tetracyclin, thalidomid,
Trực tiếp nhi ACEi, isotretioin
Flecainid xử trí tim nhanh thai nhi
Thuốc hạ huyết áp- thiếu oxy Misoprostol (KHÔNG DÙNG CHO
Gián tiếp
Thuốc lợi tiểu- giảm nước ối PNCT)
Hầu hết chất độc qua được nhau thai
Theo 2 chiều, chủ yếu từ mẹ => thai
Tính chất lý hoá của - Tan trong lipid: Thiopental, Morphin => qua
thuốc - Mức độ ion hoá cao: vecuronium, pancuronium => khó
Vận chuyển qua
thuốcqua nhau Phân tử lượng - 250- 500 dễ qua
thai (cuối thai - 500-1000 khó qua
kỳ) - >1000 qua rất ít (vitamin B12, Ig có receptor)
- Không qua: Heparin, insulin, erythromycin
Tỷ lệ liên kết protein - Ảnh hưởng đối với thuốc kém tan/ lipid, ion hoá
- Liên kết protein mẹ > thai nhi: sulfonamid, barbituric=>
khó qua
Chênh lệch nồng độ - Chênh lệch cao => dễ qua: IV > truyền TM
thuốc
Thai kỳ 38 tuần :
- Tiền phôi: 17 ngày, không nhạy cảm, “tất cả hoặc không có gì”
Thời điểm thai
- Phôi: ngày 18-56, phát triển mạnh => nhạy cảm (thần kinh trung ương, tim)
kỳ
- Thai: tuần 8-9 trở đi, ít nhạy cảm hơn
DƯỢC ĐỘNG HỌC Ở PHỤ NỮ
CÓ THAI
PO: nhu động giảm, dạ dày giảm tiết acid 40% => giảm hấp thu
Thuốc bôi da, phổi, đặt âm đạo: lưu lượng máu tăng da, phổi => tăng hấp thu
Hấp thu
IM tay, vai => tăng hấp thu
* hạn chế tiêm ở phần thân dưới
Thể tích máu tăng 20% giữa thai kỳ, 50% cuối thai kỳ
=> Tăng phân bố thuốc tan trong nước
Phân bố
Albumin/ huyết thanh giảm 10g/L
Mỡ tăng 3-4 kg => tăng phân bố thuốc tan trong mỡ: thuốc ngủ, thuốc mê
Đầu thai kỳ, GFR (độ lọc cầu thận) tăng 50%, tiếp tục tăng => tăng thải trừ: lithi,
Thải trừ betalatam...
Chuyển hoá qua gan tăng

PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ AN TOÀN FDA


Loại Mức độ Ví dụ
A Các nghiên cứu có kiểm soát : không có nguy cơ Phosphalugel
B Không có bằng chứng về nguy cơ trên người Cimetidin
C Có nguy cơ cho bào thai Pantoprazol
D Chắc chắn có nguy cơ cho bào thai
X Chống chỉ định phụ nữ có thai Misoprostol

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ ĐỘC TÍNH


NGUYÊN TẮC DÙNG THUỐC PNCT
CỦA
THUỐC VỚI SINH SẢN
- Có mối tương quan với liều - Hạn chế tối đa dùng thuốc, chỉ dùng khi bắt
- Liên quan đặc điểm di truyền loài buộc(đái tháo đường, động kinh, hen...)
- Thời điểm sử dụng thuốc thai kỳ - Tránh không dùng quá 3 tháng đầu thai kỳ
- - Liều thấp nhất có hiệu quả, thời gian ngắn
Cơ chế tác dụng độc tính đối với sinh sản
- Chọn thuốc đã chứng minh an toàn
2. SỬ DỤNG THUỐC Ở PHỤ NỮ CHO CON BÚ
THUỐC CCĐ Ở PN CHO CON BÚ
Amphetamin Bromocriptin
Cyclosporin Carbimazol
Erotamin Cyclophosphamid
Metronidazol Ethosuxamid
Phenobarbital Isoniazid
Theophyllin Lithium
Amiodaron Methotrexat
Propylthiouracil

3. Thuốc bài tiết vào sữa nhờ cơ chế? Khuếch tán thụ động
4. Sự bài tiết của một thuốc vào sữa bị ảnh hưởng bởi?
- Tính tan trong lipid và nước: thuốc tan trong lipid → dễ tan vào lipid trong sữa → tăng mức độ, tốc
độ bài tiết vào sữa
- Phân tử lượng: phân tử lượng nhỏ dễ khuếch tán
- Tỉ lệ liên kết protein: thuốc có nhiều lk với protein (wafarin) bị giữ lại trong máu mẹ
- Khả năng ion hóa và pH của thuốc
•Sữa giống như một bẫy ion với các thuốc có bản chất base do: pH của sữa < pH huyết tương
•Ở trạng thái cân bằng:Nồng độ các thuốc có bản chất base trong sữa > huyết tương
•Thuốc có bản chất acid: Khó vào sữa
5. Tỉ lệ thuốc giữa sữa/huyết tương ~𝟏
- Thuốc tan nhiều trong lipid
- Thuốc có phân tử lượng nhỏ (dưới 200), tan nhiều trong nước
6. Tỉ lệ thuốc giữa sữa/huyết tương < 𝟏
Thuốc liên kết nhiều với protein trong huyết tương của mẹ
7. Tỉ lệ thuốc giữa sữa/huyết tương > 𝟏
Thuốc vận chuyển tích cực
8. Tỉ lệ thuốc giữa sữa/huyết tương −𝟏
- Acid yếu
- Base yếu
9. Cần lưu ý việc sử dụng thuốc cho PN cho con bú ?
Lưu tâm trẻ vài ngày tuổi nhiều hơn với trẻ được 1 tháng/1 năm tuổi
10. Thuốc nào được cho trẻ 1 năm tuổi, không dùng được cho trẻ sơ sinh?
Aminophyllin
11. Chỉ số đánh giá thuốc khi sử dụng ở PN CCB
- Tỉ lệ nồng độ thuốc trong sữa và trong huyết tương
= 1: nồng độ thuốc/sữa tương đương nồng độ thuốc/ huyết tương
<1: thuốc không tích lũy trong sữa mẹ
12. Tỉ lệ nồng độ thuốc - sữa/ huyết tương và liều tương đối của 1 số thuốc
13. Trường hợp nguy cơ cao gây độc tính của thuốc được mẹ sử dụng đối với trẻ bú mẹ
- Chất chuyển hóa của thuốc vẫn có hoạt tính
- Các thuốc có nửa đời thải trừ dài có thể tích lũy, đặc biệt là trẻ <2 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thiếu
tháng
14. Tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ?
- Đị ngoài phân loảng: mẹ dùng ks
- Buồn ngủ: giảm đau, opioid, thuốc ngủ, chống trầm cảm, chống động kinh
- Kích thích: do mẹ dùng kháng histamin
15. Thuốc gây thay đổi mùi vị của sữa? Metronidazol
16. Thuốc khuyến cáo tránh dùng cho PN CCB?
- Thuốc điều trị ung thư, phóng xạ
- Sử dụng phối hợp vài thuốc chống động kinh hoặc thuốc hướng thần
- Thuốc cản quang chứa iodin, thuốc long đờm chừa iodin hoặc thuốc tiệt khuẩn chứa iodin phổ
rộng
17. Tiết sữa được điều hòa bằng? Prolactin
18. Thuốc ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa?
19. Thuốc chỉ định cho những bà mẹ của trẻ đẻ thiếu tháng, ốm yếu?
Metoclopramid và domperidon
20. PN CCB không nên dùng thuốc tránh thai có? Estrogen
21. Nguyên tắc sử dụng thuốc ở PN CCB:
- Hạn chế tối đa dùng thuốc
- Chọn thuốc an toàn cho trẻ bú mẹ, thuốc có tỉ lệ nồng độ sữa/ huyết tương thấp, thải trừ nhanh
- Tránh dùng thuốc liều cao, nên dùng trong thời gian ngắn nhất và ngừng ngay khi đạt hiệu quả
- Thời điểm dùng thuốc nên chọn ngay sau khi cho trẻ bú xong
- Nếu không được phép cho trẻ bú mẹ trong khi dùng thuốc, cần vắt sữa bỏ đi và dùng sữa ngoài
thay thế. Sau khi ngừng thuốc cần chờ thêm một thời gian thích hợp ( 4 lần t1/2) rồi mới cho trẻ bú
lại
- Cân nhắc lợi ích / nguy cơ cho cả mẹ và con trước khi quyết định dùng thuốc
22. SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ CHO TRẺ EM
23.
24. Dược động học của thuốc ở trẻ em
HẤP THU
Đường uống (TE < 1 tuổi) Độ pH dạ dày cao hơn trẻ lớn Ảnh hưởng đến khả năng hấp thu
thuốc có bản chất
Acid yếu: phenobarbital, aspirin
Base yếu: theophyllin, cloroquin
Nhu động ruột của trẻ nhỏ mạnh Khả năng hấp thu triệt để các
hơn trẻ lớn thuốcc có tác dụng kéo dài bị ảnh
hưởng
Hệ thống enzym phân hủy thuốc ở Thuốc ở dạng ester hóa (
trẻ <6 tháng chưa hoàn chỉnh cloramphenicol palmitat) không
tách được gốc ester => giải phóng
thuốc ở dạng tự do, làm cản trở
thấp thu hoạt chất
Đường tiêm bắp Hạn chế tiêm Khuyến khích tiêm tĩnh mạch
Đường dùng tại chỗ Prilocain và lidocain không đượcPrilocain có thể hấp thu đáng kể
bôi cho trẻ sinh thiếu tháng và gây methemogglobin
Phenylephrin nhỏ mắt cho trẻ Gây tăng huyết áp
TD mentol, long não xoa vào Gây kích thích mạnh lên ngọn sợi
mùi/lên da trẻ nhỏ TK cảm thụ => ngạt do liệt hô hấp
Corticoid Chậm lớn, HC Cushing
PHÂN BỐ
Tỉ lệ nước và dịch ngoại bào trong cơ thể so với thể trọng
Lứa tuổi Tổng lượng nước (%) Dịch ngoại bào (%)
Sơ sinh thiếu tháng 85 50
Sơ sinh đủ tháng 75 45
3 tháng 75 30
1 năm 60 25
Người lớn 60 20
#Nồng độ thuốc ở dạng tự do trong máu tăng => tăng td và độc tính
Dạng thuốc không liên kết dễ đi qua hàng rào sinh học, phân tán đến các mô => Vd trẻ nhỏ > Vd người
lớn
CHUYỂN HÓA QUAN GAN
Pha 1: phản ứng oxh, khử, thủy Khả năng chuyển hóa ở gđ sơ sinh Hoạt tính ezym mono-oxygenase
phân còn rất hạn chế = 2 đến 40% so với người lớn
Pha 2: phản ứng liên hợp acid Tạo các chất phân cực mạnh, dễ Enzym glucoronyltransferase liên
acetic,sulfuric, glucoronic hoặc thải qua mật hoặc nước tiểu hợp với Morphin
glycocol /Cloramphenicol/ billirubin
Tốc độ khử hoạt thuốc ở TE (1-
9Y) > người lớn: Theophyllin,
Carbamazin, Phenytoin
BÀI XUẤT QUA THẬN
- Sau 8 tháng tuổi, chức năng bài tiết = người lớn
- Lưu ý:
➢ Cần nới rộng khoảng cách đưa thuốc => thận kịp đào thải
➢ Tránh hiện tượng tích lũy
24. Những khác biệt về đáp ứng với thuốc ở trẻ em

Nhạy cảm với thuốc


Hệ thần kinh trung -Hệ TKTW hoàn thiện chậm, 8 Nhạy cảm: morphin, meprobamat,
ương tuổi = người lớn cloralhydrat, phenobarbital...
- Tính thấm của hàng rào máu
não > người lớn

Hệ tim mạch - Gặp stress/bị ức chế bởi thuốc HT hạ huyết áp quá mức: thuốc lợi
mê => Hiện tượng “quá tiểu và thuốc hạ huyết áp ở liều điều
tải”→trụy tim mạch trị
Thay đổi nhiệt độ do thuốc - Liều cao gây toát mồ hôi, ớn lạnh,
sốt: Paracetmol, Amphetamin,
ephedrin, cocain
- Liều cao gây tăng nhiệt độ: Aspirin
& NSAIDs
- Liều cao gây sốt: Kháng H1,
Hormon tuyến giáp (L-Thyroxin)
- Liều cao/lặp lại gây toát mồ hôi,
lạnh tay chân: Atropin, belladon,
Hệ thống điều hòa thân scopolamin..
nhiệt - Bôi trên da diện rộng gây hạ nhiệt
(Chưa hoàn chỉnh cho độ do giãn mạch ở bề mặt rộng: các
đến 1 tuổi) loại TD Menthol, long não,..
Dị ứng da: dạng mề đay, hồng Thuốc gây dị ứng da: sulfamid,
ban tetracyclin, penicillin, isoniazid,
cephalosporin, barbiturat,
phenytoin, aspirin, indomethacin,
griseofulvin, phenothiazin, iod, các
kháng histamin bôi tại chỗ
Tác dụng không mong muốn của thuốc ở TE
- Chậm lớn: Corticoid, tetracyclin - Vàng da: novobiocin, sulfonamid, vit K3
- Dậy thì sớm: androgen - Lồi thóp, vàng răng: tetracyclin
- Tăng áp lực sọ não: corticoid, Vit A,D, acid - Biến dạng sụn tiếp hợp: ks Fluoroquinolon
nalidixic, nitrofurar
- Dễ bị ngạt và liệt hh: giảm đau opiat
Lưu ý sử dụng thuốc ở TE
Liều dùng thuốc cho TE Liều dùng cho TE được tính Không có 1 công thức nào cho biết
theo mg/kg khoảng cách dùng thuốc thích hợp
Liều thuốc ung thư: theo diện
tích bề mặt cơ thể
Yếu tố lựa chọn chế phẩm - Trạng thái bệnh
- Tuổi
- Liệu pháp điều trị phối hợp đang
tiến hành
- Thời điểm dùng thuốc thuận
Chọn chế phẩm và
lợi: t1/2 dài, thuốc không bị
đường đưa thuốc
thức ăn làm giảm hấp thu
Các đường đưa thuốc - Đường uống: phổ biến nhất
- Đặt trực tràng: TE <3 tuổi
- Đường tiêm: bệnh nặng, cấp
tính, không dùng được đường
uống
- Đường hô hấp qua dạng khí
dung: TE <8 tuổi
Sự tuân thủ điều trị
TE <8 tuổi Cần ba mẹ, bảo mẫu Ghi rõ cách dùng
Yêu cầu bảo mẫu tuân thủ, nhắc lại
để kiểm tra độ chính xác
TE> 8 tuổi Có thể tự làm Rõ ràng, dễ hiểu, chữa viết dễ đọc
Chọn cách dùng thuốc đơn giản,
dễ thực hiện nhất
Nguyên tắc sử dụng thuốc cho TE
1. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết
2. Lựa chọn thuốc và liều dùng: căn cứ vàno biến đổi dược động học và khác biệt về đáp ứng với
thuốc ở từng giai đoạn phát triển của TE
3. Phác đồ điều trị phải thiết lập hợp lý => tăng khả năng điều trị
➢ Đơn giản ( số lần đưa thuốc trong ngày, cách dùng, đường đưa thuốc..)
➢ Thời điểm đưa thuốc phù hợp ( nên tránh giơ ngủ, giờ đi học)
24. SỬ DỤNG THUỐC CHO NGƯỜI CAO TUỔI (> 60 TUỔI)

HẤP THU

Đường uống Sự “lão hóa” ở niêm mạc ruột Thuốc giảm chuyển hóa lần
=> giảm hấp thu theo cơ chế đầu qua gan ở người cao tuổi:
vận chuyển tích cực : sắt, acid clommethiazol, labetalol,
amin, vitamin niifedipin, nitrat,
proppanolol, verapamil

Đường tiêm bắp Khố cơ, sự tưới máu giảm => hấp thu thuốc giảm và
không ổn định

Đường qua da Da khô, thành phần lipid giảm Khó thấm => giảm hấp thu

PHÂN BỐ

- Giảm lượng nước toàn bộ cơ thể=> thuốc tan trong nước bị giảm thể tích phân bố (Vd),
 nồng độ máu trong các mô: Digoxin, Morphin, Lithi
- Thuốc gắn mạnh vào mô: Digoxin => kéo dài thời gian tác động, thời gian tồn lưu trong
cơ thể
- Tỉ lệ mỡ trong cơ thể => tăng Vd các thuốc tan trong mỡ: Barbiturrat, Thiopental,
diazepam
- Lượng protein huyết tương giảm (albumin)=> tăng lượng thuốc ở dạng tự do => tăng td
dược lý và độc tính
➢ Ảnh hường tới thuốc gắn với albumin huyết tương (thuốc có bản chất acid):
Cimetidin, Furosemid, Wafarin
➢ Ít ảnh hưởng thuốc gắn với 𝜶𝟏 – acid glycoprotein : Lidocain

#Sự thay đổi phân bố thuốc và liên kết protein ở người cao tuổi có ý nghĩa: thuốc
liều đơn hoặc ít liều

CHUYỂN HÓA

Dòng máu tới gan

Độ thanh thải của thuốc tại Hệ số chiết xuất - Kích thước gan
gan tại gan - Lưu lượng máu tới gan
- Sự thâm nhập vào tế bào
gan
- Ái lực và hoạt tính enzym
của gan

Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển - Kích thước gan


hóa thuốc tại gan giảm - Dòng máu qua gan
- Hoạt tính các enzym chuyển hóa thuốc

Ở BN cao tuổi bị bệnh nặng Hoạt tính enzym chuyển hóa thuốc bị giảm:
esterase huyết tương, glucurronyltransfeerase

THẢI TRỪ

Nguyên nhân làm giảm độ Sự giảm sút dòng máu qua thận + suy giảm chức
thanh thải của nhiều thuốc năng thận

Mức lọc cầu thận giảm 35% so với người trẻ

Thuốc bài xuất trên 60% ở Kháng sinh nhóm aminosid, cephalosporin,
dạng nguyên vẹn, có độc tính digoxin, methotrexat
cao

Nếu chức năng thận > 67% Không cần hiệu chỉnh liều
25. Thay đổi sinh lý và hệ quả trong sử dụng thuốc ở người cao tuổi

26. Thay đổi về đáp ứng với thuốc ở người cao tuổi
Thay đổi về đáp ứng với thuốc ở người cao tuổi
Dễ bị tụt HA thế đứng Thuốc chống tăng HA, thuốc điều
trị bệnh Parkinson
(levodopa,bromocriptin) => gây
tụt HA thế đứng
Dễ bị ngã do mất thăng bằng tư Do giảm số lượng thụ thể dopamin
thế D2 tại thể vân
Thuốc ngủ, an thần =>  tỉ lệ ngã
Giảm điều hòa thân nhiệt Phenothiazin, benzodiazepin,
chống trầm cảm 3 vòng, opioid
Giảm khả năng cân bằng Giảm chức năng nhận thức Thuốc kháng cholinergic
nội môi đảo nghịch (atropin), thuốc ngủ, thuốc an
thần(dẫn chất benzodiazepin),
thuốc chẹn thụ thể beta, thuốc
kháng H2
Giảm chức năng các cơ nội tạng - Gây táo bón, tắc ruột: kháng
cholinergic, opiat, chống trầm
cảm 3 vòng, kháng histamin
- Gây bí tiểu ở nam giới: kháng
cholinergic
Thay đổi tại thụ thể đặc Thụ thể giảm đáp ứng ở người - Nhạy cảm: benzodiazepin,
hiệu và mô đích liên cao tuổi 𝛼 − 𝑎𝑑𝑟𝑒𝑛𝑒𝑟𝑔𝑖𝑐 𝛼2 − ( wafarin
quan tới tuổi tác 𝑎𝑑𝑟𝑒𝑛𝑒𝑟𝑔𝑖𝑐 )𝑣à 𝛽 − - Nhạy cảm với TDP của thuốc:
𝑎𝑑𝑟𝑒𝑛𝑒𝑟𝑔𝑖𝑐 Digoxin (td trên tim không thay
đổi)
Tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến sử dụng thuốc
- RLTH (táo bón) - Thích lạm dụng thuốc
- Giảm trí nhớ - Lonagx xương
- Mắt kém
- Run tay - Ít khát: tăng lắng đọng thuốc ở thận, gây sỏi
thận(co-trimoxazol, sulfamid, vit C liều cao)
Nguyên tắc điều trị bằng thuốc ở người cao tuổi
- Hạn chế sử dụng thuốc nên không thực sự cần - Chỉnh liều
thiết - Dạng thuốc dùng
- Cân nhắc ảnh hưởng của việc điều trị đến - Đóng gói thuốc và nhãn thuốc
chất lượng cuộc sống - Lưu giữ thông tin đầy đủ
- Điều trị nguyên nhân chứ không nên chỉ giải - Định ký tái khám, điều chỉnh đơn thuốc
quyết triệu chứng - Tác dụng không mong muốn (ADR)
- Lịch sử dùng thuốc - Tuân thủ điều trị
- Bệnh mắc kèm - Lựa chọn thuốc
CHƯƠNG: HÓA SINH LÂM SÀNG
1. Nêu chức năng chính của phòng XN hóa sinh lâm sàng? 3 chức năng
- Tư vấn/ yêu cầu bs và cán bộ chuyên trách về điều kiện thích hợp : lưu trữ, thu gom, vận chuyển
mẫu bệnh phẩm dùng cho XN
- Cung cấp dịch vụ chất lượng phân tích XN thích hợp và kịp thời
- Cung cấp, tu vấn, biện giải về kết quả của các XN hóa sinh và đề nghị thử nghiệm thêm
2. Ý nghĩa xét nghiệm hóa sinh lâm sàng:
- Chứng minh hay phủ nhận một chẩn đoán tạm thời trước đó
- Theo dõi phục hồi sau điều trị
- Sàng lọc các bệnh tiềm ẩn và nguy cơ bệnh ở những người khỏe mạnh
- Phát hiện TDP, độc hại của thuốc điều trị
3. Để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường cần thực hiện?
- Tiểu đường: XN glucose huyết
- Bệnh tim mạch: nồng độ cholesterol
4. Trong điều trị bệnh động kinh, cần theo dõi nồng độ thuốc và chức năng gan khi BN dùng
thuốc?
Phenytoin và Carbamezepin
5. Kiểm tra chất lượng gồm:
- Nội kiểm tra chất lượng (kiểm tra chất lượng PXN): gồm các gđ từ khi lấy bệnh phẩm đến khi có
kết quả. Chương trình kiểm tra chất lượng PXN gồm 2 quá trình:
➢ Kiểm tra độ chính xác (precision)
➢ Kiểm tra độ xác thực hay độ đúng (accuracy)
-Ngoại kiểm tra chất lượng: hệ thống làm XN nhằm so sánh kết quả từ nhiều PXN
6. Thông số đánh giá việc chẩn đoán bệnh
- Dương tính thật TP ( TP= true positive): dương tính cho người thực sự có bệnh
- Dương tính giả FP (FP= false positive): dương tính cho người không có bệnh
- Âm tính thật TN (TN = true negative): âm tính cho ngườ thưc sự không có bệnh
- Âm tính giả FN (FN= false negative): aaam tính cho người có bệnh
7. Phối hợp tốt giữa lâm sàng và xét nghiệm, thực hiện tốt các khâu:
- Lấy và bảo quản bệnh phẩm tốt
- Thực hiện tốt các kết quả XN trên cơ sở tiêu chuẩn hóa và kiểm tra hcaast lượng xét nghiệm
- Sử dụng tốt kết quả XN trong chẩn đoán và điều trị bệnh
8.
Đơn vị cơ bản của hệ SI
TT Tên đại lượng Tên đơn vị Ký hiệu
1 Độ dài mét m
2 Khối lượng kilogam kg
3 Thời gian giây s

Tiếp đầu ngữ Ký hiệu Hệ số


Kilo k 103
Mega M 106
Giga G 109
Mili m 10-3
Micro u 10-6
Nano n 10-9
Pico p 10-12
Tiêu chuẩn hoá dụng cụ, máy móc,
femto f -15 thuốcthử KT độ chính
10chất
Nội kiểm tra xác
Kiểm tra chất Kiểm tra chất lượng kết quả xét nghiệm
lượng
lượng Năng lực chuyên môn cán bộ xét KT độ đúng
nghiệm
Các phòng xét nghiệm cùng 1 mẫu gửi kết quả
Ngoại kiểm tra chất
So sánh với phòng xét nghiệm đạt chuẩn quốc gia, quốc tế
lượng
TP + FN = số người có bệnh thực
Củngtế cố chẩn đoán
Dương tính thật (TP) TN + FP = số người không có Theo
bệnh thực tế quả điều trị
dõi hiệu
VaiĐộ xét nghiệm
trònhạy: hoá
tỷ lệ người mắcSàng
bệnh lọc
được phátcơhiện có
sinh nguy
bệnh
Phát hiện độc tính thuốc
TP
Âm tính thật (TN) Se= x 100%
Những thông số TP + FN

đánhgiá việc chẩn Độ đặc hiệu: tỷ lệ người không mắc bệnh được phát
đoán bệnh hiệnkhông có bệnh
Dương tính giả (FP) TN
Sp= x 100%
TN + FP

Độ hiệu năng: tổng số kết quả đúng so với tổng số


Âm tính giả (FN) đối tượngthử
TP+TN
Ef= x 100%
TP+TN+FP+FN
Biện giải kết quả
Đơn vị đo lường
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
HbA1c ≥6,5%, test thực hiện ở PXN chuẩn hoá theo chương trình quốc gia
NGSP
ĐH đói ≥7 mmol/L
ADA 2010
ĐH 2 giờ sau khi uống 75g glucose ≥11,1mmol/L
ĐH bất kỳ ≥11,1mmol/L kết hợp triệu chứng điển hình của tăng đường huyết
Rối loạn đường huyết đói 5,6 -6,9 mmol/L
Rối loạn dung nạp glucose Đường huyết sau 2 giờ uống 75g glucose khoảng 7,8-11mmol/L

CÁC XÉT NGHIỆM ĐÁI THÁO


ĐƯỜNG
Phương pháp: glucose-oxidase được sử dụng để biến đổi glucose thành acid glucuronic
Glucose/huyết và
tương hydroxyperoxid. Dùng peroxydase để xúc tác biến đổi hydroxydase thành hợp chất màu
Mức độ đường huyết trong Tĩnh mạch (huyết tương) > Mao mạch (trong máu toàn phần)
Tránh: streptozocin, Thiazide, Phenytoin ( do làm giảm insulin huyết)
HbA1c là Hemoglobin A1c trong hồng cầu đã liên kết với glucose nhờ quá trình glycosyl hoá
- Phần trăm glycohemoglobin A1c/toàn Hb (4-6%)
HbA1c + Lấy máu bất kỳ lúc nào
+ Phản ánh ĐH trung bình trong 2-3 tháng
+ Theo dõi điều trị (≤6,5%: ổn định, >8%: thay đổi)
+ Phụ thuộc hem, không dùng cấp tính
Fructosamin là một cetoamin, sản phẩm glycosyl hoá của glucose với albumin huyết tương
- Cetoamin: glucose + albumin
Fructosamin
+ Bình thường < 285umol/L
+ Trung bình 2-3 tuần
+ Theo dõi điều trị
Peptid C là peptid liên kết giữa chuỗi A và chuỗi B trong proinsulin, sau khi phân cắt đi
phần
Peptid C peptid C, proinsulin trở thành insulin.
- Tương ứng nồng độ insulin nội sinh
+ Phân biệt ĐTĐ typ 1 và 2
+ Theo dõi điều trị, độ phục hồi tuỵ
Microalbumin (MAU) niệu có giá trị chẩn đoán sớm biến chứng trên thận của bệnh nhân
đái
tháo đường.
- Microalbumin (MAU)
+ Bình thường nhỏ, khó xác định
Microalbumin/
creatinine niệu + Thường MAU/24 giờ
+ MAU/creatinine (ACR): mẫu ngẫu nhiên (đon vị: khối lượng/khối lượng)
+ ACR tăng: suy chức năng lọc cầu thận
Giai đoạn MAU (mg/24h) ACR (mg/mmol)
Bình thường <30 <3
Microalbumin 30-300 3-30
Macroalbumin >300 >30
(nặng)
RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ LIPID
XÉT NGHIỆM RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ LIPID
- Nội sinh: gan; Ngoại sinh: thức ăn
Cholesterol toàn phần (CT) - Tự do (25-40%), este (60-75%)
- Cao: CT > 200mg/dL => nguy cơ BMV
- Nội sinh:VLDL; Ngoại sinh: chylomicron
Triglycerid (TG)
- Phụ thuộc chế độ ăn, rượu, thuốc ngừa thai, thời kỳ thai, mãn kinh...
- Có hại
LDL (low-density lipoprotein)
- LDL tăng => nguy cơ tăng
Lipoprotein (LP)
- Có lợi
HDL (high-density lipoprotein)
- HDL giảm => nguy cơ tăng
Apo A-I: HDL
Apoprotein(Apo)
Apo B: chỉ điểm nồng độ LDL, VLDL
NHỒI MÁU CƠ TIM
Đau thắt ngực Liên quan đến vận động, căng thẳng, tăng nhịp tim
- Là đau thắt ngực không ổn định or đau thắt ngực nghiêm trọng. Không
Phân biệt quan đến vận động, căng thẳng, tăng nhịp tim
Nhồi máu cơ tim
- Cơ tim thiếu oxy => đau thắt ngực
- Nghẽn mạch vành => hoại tử cơ tim => đau thắt ngực nghiêm trọng

XÉT NGHIỆM NHỒI MÁU CƠ TIM


- Chẩn đoán sớm
- Đánh giá hiệu quả điều trị thuốc tan huyết khối
- Biến chứng, nguy cơ BMV

Creatine kinase biến đổi phosphocreatin thành creatin


MM MB BB
Xương 99% 1%
Creatinin kinase Tim 80-85% 15-20%
(CK) Cơ quan khác Thấp
CK-MB
- Đặc hiệu cho tim => marker sớm
- CK tổng tăng sau 6h NMCT, đỉnh 24-36h
- CK-MB tăng sau 3-4h, NMCT, đỉnh 10-24h
- Chẩn đoán tưới máu lại
- AST (=GOT): gan, tim, cơ
- AST (=GPT): gan
AST (GOT)
- AST/ALT > 1
- Tăng sau 10h NMCT, đỉnh 48-60h
- Chẩn đoán biểu hiện chậm kèm cơn đau thắt ngực
LDH-1 Tim, não, thận
Lactat LDH-2 Mô
dehydrogenase
LDH-3 Phổi
(LD)
LDH-4 Thận, tuỵ
LDH-5 Cơ xương, gan
- LDH-1 tăng đạt đỉnh sau 48-72h NMCT
- Giảm chậm => giám sát phục hồi sau NMCT
- Tăng sau 2h NMCT, đạt đỉnh sau 4-8h
Myoglobin
- Không đặc hiệu, chỉ dấu sớm ở bệnh nhân nguy cơ cao
- Đây là một trong ba protein (hai protein kia là troponin-T và troponin-C)
của một phức hợp protein điều hoà sự co giãn cơ tim
Troponin
- Tăng sau NMCT giống CK-MB nhưng duy trì 4 ngày sau
- Chẩn đoán (nhạy 100%), theo dõi điều trị

Phát hiện sớm, đơn giản Myoglobin


Đặc hiệu, chậm CK-MB
Tn-I
LDH
Theo dõi
BỆNH GAN- MẬT
XÉT NGHIỆM BỆNH GAN- MẬT
- AST: trong bào tương và ty thể
- ALT: bào tương
- T1/2 AST: 17h, ALT: 47h
AST và ALT
- AST/ALT <1: viêm gan
- AST/ALT >2: tổn thương gan do rượu
- AST/ALT >4: bệnh Wilson
Y-Glytamyl transferase - Tăng: xơ gan, ung thư gan nguyên phát, tắc mật (~ ALP)
(GGT)
- Tăng: vàng da tắc mật (bilirubin)
Phosphatase kiềm (ALP)
- Phân biệt vàng da tắc mật và viêm gan
- Protein phôi thai
- Marker phát hiện ung thư gan (>200ng/ml)
Alpha-fetoprotein (AFP)
- Liên quan kích thước khối u. Giảm khi điều trị hiệu quả, tăng khi
táiphát

THUỐC ẢNH HƯỞNG ENZYM GAN


Enzym Tăng hoạt Giảm hoạt động
động
GGT Carbamazepin, erythromycin, heparin, phenytoin Clofibrat
ALT Amiodaron, acid salicylic
AST/ALT Carbamazepin, heparin
AST Oxacillin, paracetamol, ranitidine, rifampicin,
trimethoprim,
sulfamethoxazole, acid valproic
BỆNH THẬN
Giai đoạn Mô tả GFR(ml/p/1,73 m2 da)
1 Tổn thương thận với GFR bình thường hoặc tăng ≥90
2 Tổn thuong thận với GFR giảm nhẹ 60-89
3 Tổn thương thận với GFR giảm trung bình 30-59
4 Tổn thương thận với GFR giảm nặng 15-29
5 Suy thận mạn GĐ cuối <15

Creatinin huyết tương Creatinin clearance (CR- CI)


- Sinh ra do hoạt động cơ (140 − tuổi) ∗ m (kg)
CCr =
- Đào thải chủ yếu ở thận bằng quá trình lọc => *0,85(nữ)
72 ∗ PCr(mg/dl)
đánhgiá khả năng lọc CCr ∗1,73
- Ảnh hưởng: khối lượng cơ, tuổi, giới, GFR= CCrh/c =
BSA
thuốc, ănuống
1,73 m : diện tích da chuẩn người 25 tuổi, cao
2
- Cephalosporin, cimetidin làm giảm bài tiết
1,7m,nặng 70kg

PROTEIN HUYẾT TƯƠNG


-Điều hoà áp suất thẩm thấu
-Vận chuyển (hormone, kim loại, bilirubin, acid béo, vitamin, thuốc...)
-Bảo vệ cơ thể
-Gồm: chủ yếu albumin và immunoglobulin
CÁC XÉT NGHIỆM PROTEIN HUYẾT
TƯƠNG
- 50%, T1/2= 20 ngày
- Điều hoà áp suất thẩm thấu và vận chuyển
Albumin
- Giảm: bệnh gan, thận, suy dinh dưỡng
- Tăng: mất nước
- 3 loại đơn phân: IgG, IgE, IgD
- IgG: có kích thước nhỏ I
- IgM: có kích thước lớn I
Immunoglobulin Đặc điểm
IgG (75%) Nhiều trong mô, qua nhau thai => miễn dịch
Immunoglobulin (Ig) IgA (10%) Dịch phế quản, ruột, sữa non => bảo vệ niêm mạc
IgM (8%) Nội mạch => loại bỏ VSV, KN
IgD Chưa rõ ràng
IgE Tăng trong dị ứng
- Tăng Ig: u tuỷ
- Đặc biệt là chuỗi nhẹ => Bence Jones
Protein phản ứng C (CRP) Marker viêm nhiễm

You might also like