You are on page 1of 36

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

VAI TRÒ CỦA LỌC MÁU TRONG NGỘC ĐỘC CẤP

Học viên: TRẦN THÁI ANH

Huế, 2023
MỞ ĐẦU
- Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp.
- Bước đầu tiên điều trị ngộ độc đó là hạn chế sự hấp thu
các chất độc từ bên ngoài vào máu.
- Khi chất độc đã tác động vào các cơ quan thì việc tăng
cường loại bỏ chất độc bằng các biện pháp lọc máu
ngoài cơ thể (LMNCT) là rất cần thiết.
- Từ những năm 70, trên thế giới đã áp dụng nhiều biện
pháp LMNCT như: IHD, CRRT, HP, TPE... Để tăng đào
thải chất độc khỏi cở thể.
DỊCH TỄ
- Theo trung tâm chống độc Mỹ (american association of poisson
centers- AAPCC) năm 2021 :
+ Hơn 2 triệu trường hợp phơi nhiễm chất độc được ghi nhận.
Trong đó 24% trường hợp được điều trị tại các cơ sở y tế, 0,05%
các trường hợp ngộ độc phải LMNCT, 4497 trường hợp phơi nhiễm
tử vong.
+ 5 tác nhân thường gặp nhất: thuốc giảm đau (11,2%), chất tẩy rửa
trong nhà (7,49%), mỹ phẩm (5,88%), chống trầm cảm (5,61%),
thuốc an thần, gây ngủ (4,73%).
- Ở nước ta ngộ độc cấp thường chiếm một phần tư đến một phần
ba số bệnh nhân đến cấp cứu, số ca tử vong nói chung 10-12%.

1.David D. Gummin, James B (2022) 2021 Annual Report of the National Poison Data System © (NPDS) from America’s Poison Centers: 39th
Annual Report, Clinical Toxicology, 60:12, 1381-1643
2. Bộ Y tế (2009), Hội nghị toàn quốc về cấp cứu - Hồi sức - chống độc lần thứ IX.
MỘT SỐ TÁC NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC

Thuốc tân dược: Hóa chất bảo vệ thực vật:


barbiturat, benzodiazepin... Hóa chất trừ sâu phospho
hữu cơ, paraquat ...
Các chất độc trong môi
trường, nghề
nghiệp:Chì, khí carbon
monoxide (CO) ,...

Các chất độc tự nhiên: rắn Các chất ma túy, lạm dụng:
cắn, ong đốt, lá ngón, ... Rượu methanol, ma túy nhóm opi
XỬ TRÍ BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC
Xử trí bệnh nhân ngộ độc cấp bao gồm 2 nhóm công việc:
• Nhóm 1: Các biện pháp hồi sức và điều trị các triệu chứng:
- Cấp cứu ban đầu
- Hỏi bệnh, khám, định hướng chẩn đoán.
- Các biện pháp điều trị hỗ trợ toàn diện
• Nhóm 2: Các biện pháp chống độc đặc hiệu, bao gồm:
- Hạn chế hấp thu
- Tăng đào thải độc chất: bài niệu cưỡng bức, kiềm hoá nước tiểu và
đặc biệt là lọc máu ngoài cơ thể (LMNCT)
- Thuốc giải độc đặc hiệu
Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc.
CÁC PHƯƠNG THỨC LỌC MÁU
- Lọc màng bụng (Peritoneal dialysis - PD)
- Thận nhân tạo ngắt quãng (Intermittent hemodialysis - IHD)
- Siêu lọc liên tục chậm (Slow Continuous Ultrafiltration – SCUF)
- Lọc máu TM – TM liên tục (Continuous Veno – venous
Hemofiltration – CVVH)
- Thẩm tách máu TM- TM liên tục (Continuous Veno-Venous
HemoDialysis – CVVHD)
- Thẩm tách-siêu lọc máu TM-TM liên tục (Continuous VenoVenous
HemoDiaFiltration – CVVHDF)
- Lọc máu hấp phụ (hemoperfusion- HP)
- Thay huyết tương (Therapeutic plasma exchange-TPE)
- Hệ thống tái tuần hoàn hấp phụ phân tử (Molecular Adsorbents
Recirculating System – MARS)
CƠ CHẾ LỌC MÁU

Siêu lọc (ultrafiltration)

Đối lưu (convection) và khuếch tán (diffusion)

Hấp phụ (adsorption)


CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU

Các chỉ định do thận:


- Thiểu niệu không do tắc nghẽn (<400 ml/24h) hoặc vô niệu.
- Toan máu nặng (pH <7,1)
- Tăng ure máu > 30 mmol/L
- Tăng kali máu >6,5 mmol/L hoặc tốc độ tăng kali máu nhanh
- Rối loạn Natri máu nặng: 160 < Na <115 mmol/L
- Suy thận cấp trong bệnh cảnh suy đa tạng.

1. Acute Kidney Injury. Critical Care 2018


CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU
Các chỉ định không do thận:
- Phù tạng rõ ( đặc biệt do thận)
- Nhiễm khuẩn huyết
- SIRS – hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
- Suy đa tạng
- Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
- Suy gan tối cấp
- Bỏng nặng
- Phù não
- Bệnh đông máu có nguy cơ cao gây ARDS hoặc OAP
- Suy tim xung huyết
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC
- Bệnh nhân suy thận mà độc chất đó thải ra chủ yếu bởi thận hoặc
bệnh nhân suy gan mà độc chất đó chuyển hoá và thải trừ chính qua
gan.
- Ngộ độc các chất giải phóng chậm
- Nôn nhiều làm cản trở uống than hoạt để hấp thu các chất độc ở
đường tiêu hoá đặc biệt trong ngộ độc cấp theophylline
- Ngộ độc có nguy cơ bị biến chứng nặng hoặc biến chứng không hồi
phục
- Ngộ độc chất chưa có chất kháng độc hoặc chất kháng độc ít hiệu
quả
CƠ SỞ LỰA CHỌN LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC

- Mục đích: tăng đào thải chất độc còn tồn tại trong máu dưới
dạng tự do chưa phân bố vào các mô hoặc chưa bị chuyển
hoá tại gan, phổi (oxidase), ruột…
- Không phải chất độc nào cũng lọc được
- Phải hiểu rõ dược động học của chất độc:
+ Trọng lượng phân tử (TLPT – MW)
+ Thể tích phân bố (Vd)
+ Tỷ lệ gắn protein huyết tương (protein binding)
+ Độ thanh thải (clearance) của chất đó

Nakae H. Blood purification for intoxication. Contrib Nephrol. 2010;166:93-99


CƠ SỞ LỰA CHỌN LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC

- Trọng lượng phân tử cần lọc có kích thước < lỗ của màng lọc
+ Màng thận ngắt quãng thông thường (HD chuẩn): < 500 Da
+ Màng thận ngắt quãng high – flux (HD dòng cao): 1000 – 15000 Da
+ Màng lọc hấp phụ qua cột than hoạt (HP): < 35000 Da
+ Màng lọc máu liên tục TM – TM (CVVH): < 40000 Da
+ Thay huyết tương: :> 40000 Da

Garlich F, Goldfarb D, “Have Advances in Extracorporeal Removal Techniques Changed the Indications for Their Use in Poisonings” Advances in
Chronic Kidney Disease, Vol 18, No 3 (May), 2011: pp 172-179
CƠ SỞ LỰA CHỌN LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC

- Thể tích phân bố (Vd)


+ Là thể tích dịch cơ thể giả định cần có để hoà tan toàn bộ
lượng thuốc trong cơ thể để đạt nồng độ dung dịch đó tương
đương nồng độ thuốc đang có trong máu, đơn vị L/ kg.
+ Vd càng lớn: phân bố vào các mô nhiều, một lượng nhỏ lưu
hành trong máu. Ngược lai Vd thấp: thuốc ít phân bố vào mô.
+ Vd > 1L/kg là lớn. Vd < 1L/kg là nhỏ
+ Thuốc muốn loại bỏ được nhiều: phải có Vd thấp
+ Tái phân bố từ mô  máu sau lọc: phổ biến  gây tái ngộ
độc. Do đó phải chỉ định lọc máu tiếp tục để tránh tái phân bố.
VD: HD-HD; HD - CVVH
CƠ SỞ LỰA CHỌN LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC

- Tỷ lệ gắn protein huyết tương (PB)


+ Tỷ lệ % 1 chất gắn với protein huyết tương sau khi vào máu/
tổng số chất đó lưu hành trong máu. Phần còn lại không gắn
protein là dạng tự do có khả năng phát huy hoạt tính.
+ PB> 90 % là cao: HP, TPE, MARS
+ PB< 90%: HD, CVVH
+ Khi vào máu chất gắn với protein sẽ không được chuyển hoá
tại gan, không đào thải qua thận. Khi đó RRT không đào thải
được.
+ Khi protein máu bị bão hoà: không còn protein để gắn, lượng
thuốc dạng tự do sẽ tăng : Thuận lợi RRT.
CƠ SỞ LỰA CHỌN LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC

- Hệ số thanh thải (Clerance)


+ Hệ số thanh thải (Clerance) của một chất là thể tích huyết
tương chứa chất đó được lọc sạch hoàn toàn trong một đơn vị
thời gian.
+ VD: clerance của acid salicylic ở một người 50 kg là 44
ml/ph nghĩa là trong 1 phút cơ thể làm sạch hoàn toàn được
44 ml máu không còn aspirin.
+ Clerance thấp: khả năng tự đào thải thấp  RRT
+ Suy thận làm giảm clerance tất cả các chất  tăng ngộ độc
CƠ SỞ LỰA CHỌN LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC

- Loại bỏ thuốc và độc tố bằng phương pháp thay thế thận là


một biện pháp quan trọng trong điều trị ngộ độc.
- Tuy nhiên sử dụng kỹ thuật nào và chỉ định vẫn là vấn đề
gây tranh cãi.
- HD: được chỉ định rộng rãi từ trước đến nay: vì tính phổ biến
và hiệu quả trong loại bỏ thuốc và chất độc.
- Lọc máu liên tục (CRRT): Thêm một phương thức để chỉ
định và lựa chọn.
Garlich F, Goldfarb D, “Have Advances in Extracorporeal Removal Techniques Changed the Indications for Their Use in Poisonings” Advances in
Chronic Kidney Disease, Vol 18, No 3 (May), 2011: pp 172-179
CƠ SỞ LỰA CHỌN LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC

- Loại bỏ thuốc và độc tố bằng phương pháp thay thế thận là


một biện pháp quan trọng trong điều trị ngộ độc.
- Tuy nhiên sử dụng kỹ thuật nào và chỉ định vẫn là vấn đề
gây tranh cãi
- HD: được chỉ định rộng rãi từ trước đến nay: vì tính phổ biến
và hiệu quả trong loại bỏ thuốc và chất độc.
- Lọc máu liên tục (CRRT): Thêm một phương thức để chỉ
định và lựa chọn
PHƯƠNG THỨC LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC CẤP

- Thẩm tách máu (Hemodialysis – HD)


+ Là biện pháp LMNCT thường được sử dụng nhất để loại bỏ
chất độc trong ngộ độc cấp.
+ Trọng lượng phân tử < 500 Dalton
+ Thể tích phân bố thấp < 1l/kg
+ Tan trong nước
+ Gắn ít với protein huyết tương

Nikolas Harbord, Steven J. Gruber, Donald A. Feinfeld, James Frank Winchester, CHAPTER 174 - Hemodialysis, Hemofiltration, and
Hemoperfusion in Acute Intoxication and Poisoning, Editor(s): Claudio Ronco, Rinaldo Bellomo, John A. Kellum, Critical Care Nephrology
(Second Edition),W.B. Saunders,2009,Pages 919-925, ISBN 9781416042525
PHƯƠNG THỨC LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC CẤP

- Siêu lọc máu (hemofitration- HF):


+ Trọng lượng phân tử < 50.000 Dalton
+ Không gắn với protein huyết tương
+ Độ thanh thải nội sinh < 67ml/ phút
+ Cần thiết trong lọa bỏ chất độc mà các phương thức khuếch
tán (HD) không thích hợp và đồi hỏi phải sử dụng một lượng
lớn dịch thẩm tách.

Nikolas Harbord, Steven J. Gruber, Donald A. Feinfeld, James Frank Winchester, CHAPTER 174 - Hemodialysis, Hemofiltration, and
Hemoperfusion in Acute Intoxication and Poisoning, Editor(s): Claudio Ronco, Rinaldo Bellomo, John A. Kellum, Critical Care Nephrology
(Second Edition),W.B. Saunders,2009,Pages 919-925, ISBN 9781416042525
PHƯƠNG THỨC LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC CẤP

- Lọc hấp phụ (Hemoperfusion- HP)


+ Các chất độc phải có khả năng gắn kết với chất hấp phụ
trong quả lọc.
+ Có thể loại bỏ chất độc TLPT 1000- 1500 kDa.
+Lọc HP resin tốt chất độc tan nhiều trong lipid > tan trong
nước
+ Lọc HP than hoạt hấp phụ tốt chất độc tan nhiều trong nước.

Nikolas Harbord, Steven J. Gruber, Donald A. Feinfeld, James Frank Winchester, CHAPTER 174 - Hemodialysis, Hemofiltration, and
Hemoperfusion in Acute Intoxication and Poisoning, Editor(s): Claudio Ronco, Rinaldo Bellomo, John A. Kellum, Critical Care Nephrology
(Second Edition),W.B. Saunders,2009,Pages 919-925, ISBN 9781416042525
PHƯƠNG THỨC LỌC MÁU TRONG NGỘ ĐỘC CẤP

- Thay huyết tương (Therapeutic plasma exchange-TPE)


+ Loại bỏ được chất độc có trọng lượng phân tử lớn.
+ Gắn với protein hoặc lipid với thể tích phân phối thấp.
+ Ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến ngộ độc như
tán huyết hoặc xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối.

Güven M, Sungur M, Eser B. The effect of plasmapheresis on plasma cholinesterase levels in a patient with organophosphate poisoning. Hum
Exp Toxicol. 2004 Jul;23(7):365-8.
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC
Chất TLPT(Da) Vd L/kg Gắn Clea nội Khuyến
protein (%) sinh (ml/ph) cáo lọc
máu

Phenobarbital 232,2 0,75 20- 60 9 HD


Diazepam 284.7 1,1 98 20 - 80 -
Midazolam 325.8 0,5-1,7 95 2-5 -
Carbamazepin 236 1,4 74 59 HP
Ethanol 46 0,6 0 HD
Methanol 32 0,6 0 35 HD
Salicylate 138 0,17 90 45 HD
Theophylin 180 0,45 60 33 HD, HP
Lithium 7 0,7 0 20 HD
Digoxin 780,9 7,1 20-30 160 -
Methotrexate 454,4 0,64 50-70 52 PEX
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC

- Vancomycin :
+ Kháng sinh được đào thải chủ yếu qua thận.
+ Độc với tai, thận nhất là khi phối hợp với aminoglycoside
+ TLPT lớn: 1485, không lọc được bằng quả lọc HD cũ
+ Vd: 0,2 – 1,25 L/kg
+ IHD với màng High – Flux loại bỏ khoảng 60- 70%
vancomycin từ trong khoang tế bào. T/2 giảm còn 2h.
 Lọc được bằng : High – Flux (IHD), CVVH, HP.
De Bock V, Verbeelen D, Maes V, Sennesael J. Pharmacokinetics of vancomycin in patients undergoing haemodialysis and haemofiltration.
Nephrol Dial Transplant. 1989;4(7):635-9.
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC

- Carbamazepine:
+ TLPT: 236 Da , Vd: 0,8 – 1,8 L/kg; T/2: 20h
+ 75% bài tiết qua nước tiểu, 25% bài tiết qua phân
+ Nồng độ 40 mcg/l: suy hô hấp, loạn nhịp tim, hôn mê, co
giật và tử vong
+ Điều trị: Than hoạt đa liều, phối hợp HD/HP.

Yang X, Xin S, Zhang Y, Li T. Early hemoperfusion for emergency treatment of carbamazepine poisoning. Am J Emerg Med. 2018
Jun;36(6):926-930.
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC

- Valproic acid:
+ Tác dụng chống co giật
+ Triệu chứng : UCTK TW, bệnh não do tăng amoniac (hôn
mê, co giật, phù não), rối loạn chuyển hóa, hiếm gặp
hơn gây viêm gan nhiễm độc, viêm tụy, suy thận.
+ TLPT: 144 Da, Vd: 0,1 – 0,4 L/kg
+ Gắn protein nhiều (90%) ở nồng độ điều trị, ít tan trong
nước.
 Chỉ định lọc máu HP kết hợp HD. CVVHDF: Không
hiệu quả.

Fertel et al (2014),“Extracorporeal Removal Techniques for the Poisoned Patient: A Review for the Intensivist”,Journal of Intensive Care
Medicine 25(3) 139-148
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC

- Methotrexate:
+ Độc với thận, bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi
khi uống liều cao, gây hoại tử ống thận.
+ Khi ở trong tế bào chuyển hóa polyglutamate rất khó
khuếch tán ra khỏi tế bào, khó đào thải thuốc.
+ Triệu chứng ngộ độc: viêm gan, ức chế tủy xương, rối
loạn TKTW.
+ TLPT: 454 Da, Vd: 0,4 – 0,9 L/kg
+ Điều trị: Rửa dạ dày, than hoạt tính, truyền dịch, kiềm
hóa nước tiểu, leucovorin hoặc carboxypeptidaseG2.
 HD quả lọc cũ không lọc được, High – flux lọc
được. Tái phân bố sau HD rất phổ biến (tối đa 221%)
phải HD lại hoặc CVVH.
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC

- Lithium
+ TLPT: 6,94 Da, Vd: 0,6 -0,9 L/kg, không gắn protein
+ Ưu tiên hàng đầu là HD
+ Khi tụt HA: lọc máu liên tục.
+ Do có hiện tượng rebound sau lọc HD nên tiến hành
HD lần 2 sau HD lần 1 từ 6 – 12 giờ.

KIM Z, Goldfarb (20110), “Continuous Renal Replacement therapy Does Not Have a Clear Role in the Treatment of Poisoning”. Nephron Clin
Pract 2010;115:c1–c6
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC
- Methanol
+ Là cồn công nghiệp, độc tính cao, vị ngọt dễ bay hơi, mùi giống
ethanol.
+ Liều tử vong tối thiểu 15 ml M40%., uống 100 – 200 ml hầu hết
tử vong.
+ Triệu chứng: Chẩn đoán NĐC methanol khi xét nghiệm
methanol máu (+) hoặc có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau: Bệnh sử
uống rượu; Lâm sàng: rối loạn ý thức, thở nhanh sâu, tụt HA,
nhìn mờ; XN: Toan chuyển hóa, tăng KTATTT > 10 mOsmol/L
và tăng KT anion.
+ TLPT: 32,0 Da, Vd: 0,6 – 07 L/kg
 HD là lựa chọn tốt nhất (tốc độ thanh thải 200 ml/ph đối
với methanol) CVVH: Huyết động không ổn định.
1. WHO(2014),“Methanol poisoning outbreaks”
2. American Academy of Clinical Toxicology 2002
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC

- Ngộ độc nọc ong:


+ Thành phần nọc ong: 40 chất, chủ yếu là protid, acid
amin có hoạt tính sinh học, các enzym Phospholipase A2
, hyaluronidase, cholinesterase, serotonin, catecholamin,
peptid hủy tế bào mast, melitin, apamin...
+ TLPT: 1,2 – 170 kDa
+ Mức độ nặng phụ thuộc: Loại ong, số nốt ong đốt, vị trí
đốt.

Vũ Văn Đính và cộng sự (2007), “Ong đốt”, Hồi sức cấp cứu toàn tập, NXB Y học, trang 437-440.
Richard F (2006), “Hymenoptera”, Poisoning and Drug overdose, 5th edition, Mc Graw Hill-LANGE, electronic version.
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC

- Xử trí ong đốt:


+ Nếu có phản vệ: Theo phác đồ sốc phản vệ.
+ Tiêm uốn ván nếu vết đốt bị bẩn.
+ Giảm đau
+ Bù dịch đảm bảo nước tiểu 200 ml/h
+ Trường hợp bị ong đốt ≥ 50 đốt, bệnh nhân nặng tụt
huyết áp, khó thở: Adrenalin, Kháng histamin. Chủ động
lọc máu CVVH sớm.
+ Điều trị triệu chứng: suy thận , suy gan, thiếu máu, rối
loạn đông máu...

Vũ Văn Đính và cộng sự (2007), “Ong đốt”, Hồi sức cấp cứu toàn tập, NXB Y học, trang 437-440.
Richard F (2006), “Hymenoptera”, Poisoning and Drug overdose, 5th edition, Mc Graw Hill-LANGE, electronic version.
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC

- Ngộ độc Praquat


+ Thuộc nhóm chất diệt cỏ tác dụng nhanh và không chọn
lọc
+ Có tác dụng ăn mòn, nó xúc tác chuyển hóa, đơn
electron, gây ra phản ứng oxy hóa, giáng hóa NADPH,
peroxy hóa lipid.
+ Sinh ra các gốc tự do OH, superoxid,, H2O2… gây hủy
hoại tế bào: phổi, thận, gan, tim….
+ Tỷ lệ tử vong cao: 70- 90%

Alvin C. Bronstein (2004), ”Herbicides”, Medical toxicology, 3rd edition, Lippincott William and Wilkins, P. 1515-1529.
Brent R. Ekins, Richard J. Geller (2001), ”Paraquat and diquat”, Clinical toxicology, WB. Saunders company, P. 841-847.
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC

- Ngộ độc Praquat


+ Lâm sàng:
Ngộ độc nặng uống > 40mg/kg, suy đa tạng nhanh
chóng, loét đường tiêu hóa , suy hô hấp, suy thận, suy
gan, rối loạn nhịp, suy tim, hôn mê, ức chế tủy, giảm 3
dòng tế bào
+ Xét ngiệm: paraquat trong dịch dạ dày, máu, nước tiểu.
Paraquat máu sau 4h > 1mg/L, sau 8h > 0,5 mg/L là mức
độ rất nặng nguy cơ tử vong cao.

Alvin C. Bronstein (2004), ”Herbicides”, Medical toxicology, 3rd edition, Lippincott William and Wilkins, P. 1515-1529.
Brent R. Ekins, Richard J. Geller (2001), ”Paraquat and diquat”, Clinical toxicology, WB. Saunders company, P. 841-847.
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC

- Lọc máu hấp phụ resin trong ngộ độc paraquat:


+ Chỉ định:
BN được chẩn đoán ngộ độc paraquat: Xét nghiệm paraquat niệu
dương tính, đến viện trong thời gian 12h sau khi uống.
+ Chống chỉ định:
Tuyệt đối: Suy hô hấp: pO2 < 60 mmHg, SpO2 < 92%; Tụt huyết
áp < 90/60 mmHg.
Tương đối: Rối loạn đông máu, dị ứng thành phần quả lọc.

Alvin C. Bronstein (2004), ”Herbicides”, Medical toxicology, 3rd edition, Lippincott William and Wilkins, P. 1515-1529.
Brent R. Ekins, Richard J. Geller (2001), ”Paraquat and diquat”, Clinical toxicology, WB. Saunders company, P. 841-847.
CHỈ ĐỊNH LỌC MÁU CHO MỘT SỐ THUỐC- CHẤT ĐỘC
- Lọc máu hấp phụ resin trong ngộ độc paraquat:
+ Lọc máu lần đầu càng sớm càng tốt ngày sau khi chẩn đón và
đủ tiêu chuẩn chỉ định.
+ Lọc lần 2: ngay sau lọc lần 1, không đợi kết quả paraquat
niệu.
+ Lọc máu lần 3: paraquat niệu sau lần 2 (+): Lọc ngay sau lần 2
Paraquat niệu sau lần 2 (-): Lọc sau 8- 12h.
Không lọc lần 3 nếu paraquat niệu sau lần 1 âm tính.
+ Lọc máu từ lần 4 trở đi: Paraquat niệu sau lần 3 (+): Lọc ngay
sau lần 3.
Paraquat niệu lần 3 (-): lọc lần 4 sau 8 – 12 h.
Các lần lọc sau đó chỉ định tương tự.
+ Số lần lọc không giới hạn, mục tiêu lọc HP liên tục đến khi
paraquat niệu (-) lọc thêm 01 lần nữa.
KẾT LUẬN

- Lọc máu được chỉ định trong điều trị ngộ độc cấp nặng
- Chất độc có: TLPT thấp, Vd thấp, gắn protein ít : HD có hiệu
quả rõ
- Lợi ích của CVVH: hiệu quả trong ong đốt, rắn cắn, loại bỏ yếu
tố viêm, điều chỉnh nước, điện giải, toan kiềm.
- TPE: viêm gan nhiễm độc, điều chỉnh nguyên nhân gây rối loạn
đông máu.
- Tuy nhiên hiện nay hướng dẫn cụ thể cho từng loại chất độc
còn thiếu, chất lượng kém, không cung cấp đầy đủ số liệu đánh
giá kết cục.
- Quyết định lọc máu hay không phụ thuộc vào hiểu biết về dược
động học, đặc tính của từng chất độc, xem xét có khả năng lọc
được không.
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like