You are on page 1of 5

Menu

Lactate dehydrogenase (LDH) và các


isoenzym của LDH
THỨ NĂM, 21 THÁNG 5 2015 15:05 BIÊN TẬP VIÊN SỐ TRUY
CẬP: 44005

Khoa Hóa sinh

LDH (Lactate Dehydrogenase) là một enzym trong tế bào, nó xúc tác cho phản ứng
pyruvat <=> lactat. LDH có mặt trong hầu hết các mô của cơ thể và được giải phóng khi có
tình trạng huỷ hoại tế bào.

Các cơ quan giàu LDH theo mức độ giảm dần là cơ vân, gan, thận, cơ tim, hạch bạch
huyết, lách, não, dạ dày, tụy tạng, hồng cầu, bạch cầu.

Điện di LDH cho phép tách biệt 5 loại isoenzym khác biệt là LDH 1,2,3,4,5. Năm loại
isoenzym chứa 4 tiểu đơn vị gồm hai loại M và H (M : musle, H: heart) là H4, H3M1, H2
M2, H1M3, M4. Mỗi isoenzym đặc hiệu cho một hay nhiều cơ quan nội tạng ( cơ vân,
tim…). Như vậy, xác định các isoenzym của LDH cho phép định hướng chẩn đoán bệnh.

* Các isoenzym của LDH và nguồn gốc chính của isoenzym này là

LDH 1 ( 4H) : Cơ tim và hồng cầu


LDH 2 (3H1M): Hệ thống lưới nội mô
LDH3 (2H2M): Phổi
LDH4 (1H3M): Thận, tụy và rau thai
LDH 5 (4M) : Gan và cơ vân

Các tiểu đơn vị M được mã hóa bởi gen LDHA

Các tiểu đơn vị H được mã hóa bởi gen LDHB


LDH cùng với Asparat aminotransferase (AST) và Creatin kinase (CK) kinh điển được
đánh giá ở các trường hợp bệnh nhân nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim (NMCT).Trong bệnh
NMCT điển hình , LDH tăng vào khoảng giờ thứ 8, đạt tới mức đỉnh vào giờ thứ 48 và trở
lại bình thường vào ngày thứ 12-15. Giá trị đỉnh có thể lên đến 300-800 IU/L. Như vậy
enzym này xuất hiện hơi muộn hơn so với CPK và SGOT (ASAT), song lại tồn tại trong
một thời gian dài hơn các enzym kể trên.Vì vậy, các xét nghiệm (XN) này có thể giúp phát
hiện bệnh NMCT ở giai đoạn bán cấp ( 7 ngày sau nhồi máu) khi hoạt độ của các enzym
SGOT và CPK đã về giá trị bình thường.

Trong các bệnh lý của gan, LDH chủ yếu tăng cao trong các tổn thương tế bào gan : Viêm
gan nhiễm khuẩn, nhiễm độc, do thuốc, xâm nhiễm di căn... Trái lại LDH ít tăng hoặc
không tăng cao trong các tổn thương gây ứ mật.

Trong các dịch màng phổi hay dịch màng bụng: xác định hàm lượng LDH giúp phân biệt
dịch thấm với dịch tiết.

Với dịch tiết: Tỷ lệ LDH của dịch/ LDH của máu thường > 0,6
Với dịch thấm : Tỷ lệ LDH của dịch / LDH của máu thường < 0,6

MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XN:

Gia tăng hoạt độ các LDH chứng tỏ có tình trạng huỷ hoại tế bào.
Cách lấy bệnh phẩm : XN được tiến hành trong huyết thanh.
Hoạt độ LDH trong hồng cầu cao gấp 100 lần so với hoạt độ trong huyết thanh, vì vậy
tất cả các tình trạng máu vỡ hồng cầu có thể làm XN không chính xác

GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG:

LDH toàn phần : 110- 210 IU/L hay 1,83- 3,50 μkat/L

- Các isoenzym của LDH


LDH1: 17-27%
LDH2: 28-38%
LDH3: 17-28%
LDH4: 5-15%
LDH5: 5-15%

TĂNG HOẠT ĐỘ LDH

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

1. Tổn thương cơ: NMCT. Hội chứng vùi lấp, Viêm đa cơ, Loạn dưỡng cơ của
Duchene

2. Tổn thương gan

Viêm gan nhiễm khuẩn ( viêm gan A,B, không phải A, không phải B, tăng bạch cầu
đơn nhân nhiễm trùng, nhiễm cytomegalovirus, bệnh do toxoplasma).
Viêm gan nhiễm độc ( Ví dụ amanit phalloide)
Viêm gan do rượu
Viêm gan do thuốc ( ví dụ: do rifampicine, INH, salycylate )
Di căn gan

3. Bệnh lý huyết học

Tan máu ngoài cơ thể ( do không ly tâm khi XN hoặc tách hồng cầu không tốt)
Thiếu máu do tan máu
Van tim nhân tạo ( do tan hồng cầu trên van nhân tạo)
Thiếu máu Biermer hay thiếu acid folic( tạo hồng cầu không hiệu quả)
Bệnh leucemie dòng hạt ( do nồng độ cao của LDH trong các bạch cầu)

4. Tổn thương thận: Nhồi máu thận, suy thận cấp, ghép thận

5. Các bệnh lý khác:Viêm tụy cấp, nhồi máu phổi, tắc mạch phổi)

GHI CHÚ

- Tăng LDH kết hợp với tăng GOT,GPT và các CPK giúp hướng tới nguồn gốc cơ hay
tim

- Tăng LDH kết hợp với tăng GOT, GPT,nhưng không tăng CPK giúp hướng tới
nguồn gốc gan hay tụy
- Tăng LDH đơn lẻ, không kèm tăng GOT,GPT và CPK giúp hướng tới chẩn đoán
sau:

Thiếu máu do tan máu


Thiếu máu do thiếu vitamin B12 hay acid folic
Van tim nhân tạo
Tắc mạch phổi
Nhồi máu thận hay suy thận cấp
U lympho di căn gan
Nhồi máu cơ tim bán cấp (trong khoảng 7-15 ngày)

CÁC YẾU TỐ GÓP PHẦN LÀM THAY ĐỔI KẾT QUẢ XN

Bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu và bệnh nhân có gắng sức thể lực quá mức trước khi lấy
máu XN
Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ LDH là Rượu, các stroid chuyển hóa, thuốc gây
mê, kháng sinh, aspirin, thuốc chẹn beta giao cảm, clofibrat, diltiazem,
fluor,itraconazol, levodopa, thuốc giảm đau gây nghiện mocphin và các dẫn chất, thuốc
chống viêm không phải steroid,nifedipin, paroxetin, procainamid, propylthiouracil,
sulfasalazin, verapamil.
Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ LDH : Vitamin C, oxalat

LỢI ÍCH CỦA XÉT NGHIỆM ĐO HOẠT ĐỘ LDH

Khi kết hợp với transaminase ( SGOT,SGPT) và CPK, XN cho phép xác định một
bệnh lý tim hay cơ vân
Khi kết hợp với transaminase, XN cho phép phát hiện các bệnh lý gan
XN hữu ích trong chẩn đoán tắc mạch phổi ( tăng LDH, bilirubin và các sản phẩm thoái
biến của fibrin)
XN hữu ích trong phân biệt các thiếu máu:

+ Kết quả LDH tăng cao được thấy trong thiếu máu Biermer

+ Tăng LDH kết hợp với giảm haptoglobin là bằng chứng hướng nhiều tới thiếu
máu do tan máu

Nguồn :1. Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng .

2. http://en.wikipedia.org/wiki/Lactate_dehydrogenase
Tin mới hơn:

30/06/2015 07:10 - Phác đồ gây tê đám rối thần kinh cánh tay
24/06/2015 20:28 - Các tư thế an toàn khi điều dưỡng tiếp nhận bệnh n…
24/06/2015 19:58 - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị MERS-CoV
04/06/2015 15:56 - Hướng dẫn chuẩn quốc gia năm 2015 về chẩn đoán và …
21/05/2015 15:23 - Giá trị của ANTI-CCP (anti-cyclic citrullinated pe…

Tin cũ hơn:

09/05/2015 17:17 - Sử dụng đường truyền trong xương trong cấp cứu, hồ…
05/05/2015 19:08 - Vai trò của xét nghiệm NT- ProBNP trong chẩn đoán,…
25/04/2015 16:28 - Gây mê mask thanh quản
11/04/2015 19:39 - Đột quỵ
22/03/2015 19:43 - Quy trình điều trị nhồi máu não cấp trong 3 giờ đầ…

<< Trang truớc Trang kế >>

Lần cập nhật cuối lúc Thứ năm, 21 Tháng 5 2015 15:32

You are here: Đào tạo Đào tạo nhân viên BV Lactate dehydrogenase (LDH) và các isoenzym của LDH

Desktop Version | Top

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam


Địa chỉ: 01, Nguyễn Du, Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
Điện thoại: 0235.3851429 - Fax:0235.3851523 - Email: bvdkquangnam@gmail.com
Powered by TAVICO - Hotline: 0909.378.208
Ghi rõ nguồn: bvdkquangnam.vn khi sử dụng lại thông tin từ website này.
..

You might also like