You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TÁT THÀNH





 






BÀI BÁO CÁO


CHUYÊN ĐỀ: RỐI LOẠN LIPID MÁU
VÀ NHỒI MÁU CƠ TIM

Nhóm :7
Tổ : 3
Lớp : 21DYK1B
Giáo viên phụ trách : Đường Thị Hồng Điệp

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023

1
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC CỤ THỂ

HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC ĐƯỢC PHÂN CÔNG MSSV ĐÁNH GIÁ %

DƯƠNG NGUYỄN MINH THƯ Các XN hóa sinh trong NMCT (1) 2100002629 100%
TRẦN LÊ THÀNH PHÁT Các XN hóa sinh trong NMCT (2) 2100002484 100%
NGÔ GIA HUY Biện luận kết quả xét nghiệm (1) 2100002496 100%
NGUYỄN LÊ THẢO VI CĐ ban đầu và chỉ định XN tiếp theo 2100010767 100%
TRẦN THỊ NHƯ Ý Các XN lipid và Lipoprotein (1) 2100002980 100%
DƯƠNG HỒ HỒNG NGỌC Các XN Lipid và Lipoprotein (2) 2100002499 100%

NGUYỄN LƯƠNG ANH TÚ Biện luận kết quả xét nghiệm (2) 2000005942 100%
PHAN NGỌC THẢO Phân loại các rối loạn Lipid và Liporotein 2100002978 100%

LÊ ĐOÀN THU NGÂN Tổng hợp+làm slide 2100012142 100%

2
I. CÁC XÉT NGHIỆM HÓA SINH TRONG NMCT
1. XÉT NGHIỆM HÓA SINH CẬN LÂM SÀNG CK-MB
- CK (creatine kinase) là một enzyme xúc tác cho phản ứng sinh hóa chuyển hóa giữa creatine và creatine
phosphate; có trong tim, não, cơ (nhiều nhất)...
- CK gồm 2 tiểu đơn vị là M (muscle) và B (brain), kết hợp với nhau tạo nên 3 isoenzyme là CK-BB (có ở
não), CK-MB (có ở tim) và CK-MM (có ở cơ và tim).
- CK trong huyết tương người khỏe mạnh chủ yếu là dạng CK-MM và một lượng nhỏ dạng CK-MB.
- Khi cơ tim bị tổn thương, CK-MB từ các tế bào cơ tim bị hủy hoại sẽ nhanh chóng được giải phóng vào máu
→ đo hoạt độ CK-MB huyết tương thường được chỉ định để phát hiện tổn thương cơ tim.
- Bình thường, hoạt độ CK toàn phần huyết tương :
Nam : 38-174 U/L
Nữ : 26-140 U/L
- Hoạt độ CK-MB huyết tương : < 25 U/L
- Tỷ số CK-MB/CK : 2,5 – 3 %
Thời gian bán hủy của CK-MB trong huyết tương là khoảng 12 giờ.
Hoạt độ CK-MB huyết tương thường tăng từ 3-6 giờ sau nhồi máu cơ tim, đạt đỉnh sau 12 - 24 giờ và trở lại
bình thường trong khoảng 48 - 72 giờ sau nhồi máu cơ tim.
*Ý NGHĨA CỦA CK-MB
- Hoạt độ CK-MB cao và tỷ lệ CK-MB/CK ≥ 2,5-3 %, có khả năng cơ tim bị tổn thương.
- CK và CK-MB cũng tăng trong các tổn thương cơ tim do các nguyên nhân khác như chấn thương, phẫu thuật

hoặc giảm oxy (do thiếu máu cục bộ cơ tim).


- Sự kết hợp giữa tỷ số CK-MB/CK và TnT (troponin T) làm tăng mạnh độ nhạy của chẩn đoán tổn thương cơ

tim
- CK-MB không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác sự tổn thương cơ tim. Một số tình trạng và bệnh lý
ngoài tim có thể làm tăng CK-MB, chẳng hạn như: vận động thể lực quá sức, bệnh nhược cơ (muscular dystrophy),
bệnh ác tính, suy thận, suy giáp cấp hoặc lạm dụng rượu.

2. XÉT NGHIỆM HÓA SINH CẬN LÂM SÀNG MYOGLOBIN


- Myoglobin là một chromoprotein có ở mô cơ, chủ yếu là ở tim và cơ xương.
- Là một protein liên kết với sắt và oxy được tìm thấy trong mô cơ của động vật có xương sống nói chung và
ở hầu hết các động vật có vú.
- Myoglobin được giải phóng nhanh khi tổn thương cơ tim → dấu ấn tim trong chẩn đoán sớm nhồi máu cơ
tim cấp.
- Myoglobin thường được kết hợp hoặc thay thế bằng troponin T hoặc troponin I.
- Giá trị bình thường: 0 – 85 ng/Ml
- Myoglobin tăng trong vòng 2-4 giờ sau khởi phát nhồi máu cơ tim, đạt đỉnh sau 6-12 giờ và trở về bình
thường sau 24-36 giờ.

3. XÉT NGHIỆM HÓA SINH CẬN LÂM SÀNG TROPONIN


- Troponin là một protein có cấu trúc hình cầu được tìm thấy ở cơ xương và cơ tim với 3 tiểu đơn vị có chức
năng khác nhau là Troponin I (TnI), Troponin T (TnT), và Troponin C (TnC). Troponin làm trung gian cho sự
tương tác giữa actin và myosin điều hòa sự co cơ.
- Các protein troponin (troponin T, troponin I và troponin C) có cả ở cơ tim và cơ vân, riêng troponin T (TnT)
và troponin I (TnI) có nhiều ở cơ tim. TnT và TnI được giải phóng vào máu khi tế bào tim bị tổn thương nên chúng
(hiện nay là hsTnT và hsTnI do nhạy hơn) trở thành các dấu ấn tim để phát hiện tổn thương cơ tim.
- Trong tim, troponin giúp cơ tim thực hiện hoạt động co bóp.
- Bình thường troponin đặc hiệu tim (cardiac TnT viết tắt là cTnT và cardiac TnI là cTnI) trong máu rất thấp,
khi cơ tim bị hoại tử, sau một vài giờ, troponin đặc hiệu tim được phóng thích vào trong máu và có thể duy trì cho
đến hai tuần. 3
- Do tính đặc hiệu với cơ tim và duy trì nồng độ cao trong nhiều ngày nên xét nghiệm Troponin T và I được
sử dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng trong phát hiện tổn thương cơ tim vì chỉ cần một lượng nhỏ được
phát hiện cũng đều mang ý nghĩa bệnh lý.
- hsTnT: 17,0 pg/mL (giới hạn 14-19)
+Nam: 18,6 pg/mL (giới hạn 17-25)
+Nữ: 12,0 pg/mL
- hsTnI:
+Nam: 2,5 pg/mL (giới hạn 1,9-3,4)
+Nữ: 1,7 pg/mL (giới hạn 1,4-3,4)

4. XÉT NGHIỆM HÓA SINH BỔ TRỢ CẬN LÂM SÀNG H-FABP


- Khi nhồi máu cơ tim H-FABP vào máu rất nhanh do kích thước nhỏ và độ hòa tan tốt.
- Giá trị H-FABP bình thường : < 5,6 ng/mL
- H-FABP tăng sớm sau nhồi máu cơ tim 3 giờ và trở về bình thường trong vòng 12 đến 24 giờ.

5. XÉT NGHIỆM HÓA SINH CẬN LÂM SÀNG


Aspartat amino transferase (AST)
- Trị số bình thường: <40 U/L (trong NMCT có thể lên đến 300 – 500 U/L)
- Trong NMCT, enzyme này tăng ngay trong những giờ đầu và còn kéo dài trong những ngày tiếp theo →
chẩn đoán NMCT muộn và theo dõi tái phát
- AST bắt đầu tăng từ 10h sau NMCT, đạt đỉnh sau 36h và trở về bình thường sau 72h
Lactat dehydrogenase (LDH)
- Chỉ số LDH ở mức bình thường ổn định đó là: 230 - 460 U/L - ở nhiệt độ 37 độ C
- Trong NMCT, LDH bắt đầu tăng từ 20h sau NMCT, đạt đỉnh sau 72h và trở về bình thường sau hơn 1 tuần
→ chẩn đoán NMCT muộn hoặc chẩn đoán hồi cứu và theo dõi hồi phục của NMCT

II.BIỆN LUẬN KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM (18H 16/5/2018)


Dựa theo kết quả XN của BN:
- Glucose huyết cao trên mức bình thường, BN có tiền căn đái tháo đường type 2: tuy nhiên không thể đánh
giá bệnh nhân bị đái tháo đường vì giá trị này thuộc đường huyết ngẫu nhiên và giá trị này chưa xác thực được
bệnh nhân có bị tăng đường huyết hay không, đây là chỉ số phản ánh BN đang có yếu tố nguy cơ mắc các bệnh
tim mạch.
- ALT, AST bình thường: phản ánh chức năng gan của BN chưa có dấu hiệu bị tổn thương
- Ion đồ và CT máu không nhận thấy bất thường
- Khi khảo sát độ lọc cầu thận ta nhận thấy eGFR giảm, phản ánh bệnh nhân có tổn thương thận cấp hoặc
mạn, không xác định được bệnh nhân bị suy thận mạn do: thứ nhất chỉ số ion đồ và công thức máu không nhân
thấy bất thường, thứ hai để đánh giá bệnh nhân suy thận mạn cần đánh giá trong thời gian từ 3 tháng trở lên.
- CK-MB: xét về chỉ số tham chiếu: CK-MB <25 là bình thường; xét về chỉ số sinh lý (14-15) tăng cho thấy
tế bào cơ tim bị tổn thương
- Chỉ số Troponin I tăng ở mức 52 pg/ml cho thấy tế bào cơ tim đã có tổn thương
*Thông qua chỉ số CK-MB và Troponin Ihs tăng ta có thể nhận định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp,
đồng thời điện tâm đồ cho kết quả ST không chênh vì vậy ta có thể kết luận bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp
loại ST không chênh.

III.CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM TIẾP THEO
1.Chẩn đoán ban đầu
BN nữ 70 tuổi, vào viện vì đau ngực trái,kèm theo tức ngực, khó thở và mệt, tự mua thuốc cảm uống
nhưng không giảm.
Tiền sử:có vài lần đau ngực nhẹ tự khỏi,viêm dạ dày, cao HA, loãng xương và ĐTĐ II không rõ điều trị.
Các cơ quan không phát hiện bất thường. 4
=> Chuẩn đoán ban đầu: Nhồi máu cơ tim không ST chênh lên, kèm theo đái tháo đường và tổn thương thận
eGFR.

2.Chỉ định xét nghiệm tiếp theo 17/8/2018


- Yêu cầu làm xét nghiệm HbA1c để chẩn đoán BN bị tiểu đường hoặc có nguy cơ cao bị ĐTĐ. Đây là XN
chẩn đoán chính xác nhất. Đặc biệt đối với BN có tiền sử ĐTĐ type 2.
- Chỉ định XN lipid, HDL-C, LDL-C để theo dõi sự gia tăng bất thường có thể là dấu hiệu của nguy cơ xơ vữa
động mạch và sẽ dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, nhất là các bệnh lý mạch vành.
- Chỉ định XN TroponinIhs và CK-MB để khẳng định nhồi máu cơ tim

IV.CÁC XÉT NGHIỆM LIPID VÀ LIPOPROTEIN


1.Xét nghiệm Cholesterol
- Giá trị bình thường: 3.1 -5.2 mmol/L
- Tăng trong các trường hợp: Khẩu phần dinh dưỡng giàu cholesterol và acid béo bão hòa; bệnh vữa xơ động
mạch, bệnh tim mạch, bệnh béo phì,…
- Giảm trong trường hợp: Suy dinh dưỡng, giảm hấp thụ (cắt đoạn ruột, viêm tụy mạn), bệnh gan nặng gây
suy tế bào gan, điều trị bằng các thuốc làm giảm lipid máu, thiếu máu do tan máu,….

2. Xét nghiệm Triglycerid


- Giá trị bình thường: 0.46 – 1.88 mmol/L
- Tăng trong các trường hợp: chế độ ăn (tỷ lệ protein thấp, tỷ lệ carbohydrat cao), tăng lipoprotein máu có
tính gia đình (typ I, lib, III và V), nghiện rượu, xơ gan, ĐTĐ, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…
- Giảm trong các trường hợp: chế độ ăn (tỉ lệ mỡ thấp), suy dinh dưỡng, cường giáp, hội chứng giảm hấp thu,
nhồi máu não,…

3. Xét nghiệm HDL-Cholesterol


- Giá trị bình thường: ≥ 0.9 mmol/L HDL-C
- Tăng: ít nguy cơ gây xơ vữa động mạch. HDL-C
- Giảm: dễ có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, xơ vữa động
mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực,…

4. Xét nghiệm LDL-Cholesterol


- Giá trị bình thường: ≤ 3.4 mmol/L LDL-C
- Tăng xảy ra trong các trường hợp: xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì,… LDL-C
- Giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp,..
- Xét nghiệm lipoprotein có ý nghĩa giúp chẩn đoán, phát hiện và phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng, từ
đó dựa trên kết quả xét nghiệm có thể đưa ra các phương án điều trị phù hợp và tối ưu nhất cho người bệnh.
- Giá trị tham khảo:

5
5.Xét nghiệm ApoA1 và ApoB
- ApoA1 có trong HDL-C (tốt) và ApoB có trong LDL-C (xấu).
- Tỷ số ApoB/ApoA1 là chỉ số đáng tin cậy nhất.
- Tỷ số ApoB/ApoA1 bình thường = 0,30-0,50 (0.4 là rất tốt)
- ApoB/ApoA1= 1.4 là có nguy cơ cao với bệnh tim mạch.
- Xét nghiệm APO lipoprotein A-1 và APO lipoprotein B chủ yếu được chỉ định cùng với các xét nghiệm
lipid khác để xác định nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.
-Tỷ lệ giữa APO lipoprotein A-1 và APO lipoprotein B có thể sử dụng thay thế cho tỷ số cholesterol toàn
phần/ HDL để đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.
ApoA-1 bình thường:
Đối với nam = 94-178 mg/dL
Đối với nữ = 101-199 mg/dL
- Nguyên nhân tăng: yếu tố di truyền chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể ảnh hưởng
Một số tình trạng sức khỏe có thể gây ra mức Lp (a) cao bao gồm: Suy giáp, tuyến giáp kém hoạt động
Bệnh tiểu đường không kiểm soát Bệnh thận Hội chứng thận hư, rối loạn chức năng thận
- Nguyên nhân giảm: yếu tố di truyền, đái tháo đường,hút thuốc lá
ApoB bình thường:
Đối với nam = 55-140 mg/dL
Đối với nữ = 55-125 mg/dL
- Dưới 100 mg/dL được xem như nguy cơ thấp đối với bệnh tim mạch và đái tháo đường.
- Nguyên nhân tăng: đái tháo đường, suy giáp, hội chứng thận hư, mang thai hoặc dùng thuốc có bản chất
là hormone
- Nguyên nhân giảm: cường giáp, người ăn kiêng, suy dinh dưỡng

LƯU Ý
- Những kết quả XN Lipid và Apoprotein phải được biện luận cùng với những kết quả xét nghiệm
Lipoprotein bởi vì Lipid và Apoprotein là những thành phần cấu tạo của Lipoprotein.
- Các Lipid huyết tương chủ yếu như Cholesterol, Triglycerid (TG) đều có mặt trong các LP, nhưng với tỷ lệ
khác nhau
- Tăng hay giảm Lipid trong loại LP nào có ý nghĩa hơn sự tăng hay giảm Lipid đó trong huyết tương đối
với việc đánh giá nguy cơ Tim mạch

V.BÀN LUẬN KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM (2)


*Đường huyết: 131 mg% và HbA1c: 7,2%:
Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2022 thì chẩn đoán bệnh ĐTĐ thì chỉ cần 1 trong 4 tiêu chí
sau:
- Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dl
- Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm phaspp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dl
- HbA1c ≥ 6,5%
- Trên những bệnh nhân có các triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hay đường huyết tăng rất
cao , đường huyết bất kỳ ≥200 mg/dl
→ bệnh nhân có HbA1c ≥ 6,5% và bệnh nhân có tiền căn là ĐTĐ type 2 không rõ điều trị
→Đái tháo đường type 2.

*TC: 297
- Trị số bình thường là 150 - 220 mg/dl → tăng cao → ĐTĐ, viêm tụy, XVĐM,...
- Có mối tương quan thuận giữa nồng độ cholesterol huyết và tần số bị bệnh động mạch vành.
- Theo khuyến cáo của hội XVĐM châu Âu thì với nồng độ cholesterol ≥ 250 mg/dl có nguy cơ cao đối với
bệnh mạch vành.
6
*TG: 172
- Trị số bình thường ở nữ là 40 - 110 mg/dl → tăng cao → ĐTĐ, viêm tụy, viêm gan, hội chứng thận hư,
XVĐM,...
-Tăng TG huyết được coi là yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh mạch vành.

*LDL - C : 219 mg%


- Chỉ số bình thường là < 100 mg/dl → tăng cao → đóng vai trò chính trong bệnh sinh xơ vữa động mạch

*HDL - C: 41
- Chỉ số bình thường của HDL - C ở nữ là 50 - 59 mg/dl → giảm → giảm khả năng bảo vệ thành mạch,
giảm khả năng chống xơ vữa.
→ Bệnh nhân rối loạn lipid máu và có yếu tố nguy cơ như ĐTĐ, tăng HA → xơ vữa động mạch nguy
cơ cao.

*Troponin Ihs: 72 pg/mL


- Bình thường Troponin I trong huyết tương rất thấp < 0.01 mg/ml nên bất kì nồng độ phát hiện nào của
TnI trong huyết tương đều có ý nghĩa bệnh lý
- Troponin hs là troponin siêu nhạy cho phép xác định troponin ở một nồng đồ ngưỡng rất thấp
→ tăng cao + triệu chứng lâm sàng → Hoại tử cơ tim

VI.PHÂN LOẠI RỐI LOẠN LIPID VÀ LIPOPROTEIN


1. Phân loại dựa trên nguyên nhân sinh bệnh:
- Tăng lipoprotein tiên phát: Do yếu tố di truyền được quy định bởi các gen
- Rối loạn lipoprotein thứ phát: : mắc các bệnh rối loạn chuyển hoá, bệnh cơ quan, thói quen ăn uống,
lối sống
2. Phân loạn dựa trên kết quả xét nghiệm lipid và lipoprotein máu:
A. Rối loạn lipid
- Chỉ tăng lượng cholesterol (tăng cholesterol máu đơn thuần hoặc riêng biệt)
- Chỉ tăng TG (tăng triglycerid máu đơn thuần hoặc riêng biệt),
- Tăng cholesterol và TG (rối loạn lipid máu hỗn hợp hoặc kết hợp)
B. Rối loạn lipoprotein
Týp I: Tăng chylomicron máu (Rất hiếm gặp)
Týp II: Tăng lipoprotein beta máu, được phân làm 2 týp nhỏ là: IIa và IIb.
Týp IIa: Tăng cholesterol máu nguyên phát – di truyền (chỉ tăng LDL – C và CT). LDL – C còn được
gọi là CT “xấu” tích tụ các mảng xơ vữa gây ra tình trạng hẹp lòng mạch, theo thời gian tiến triển hẹp nặng gây
hẹp tắc mạch máu dẫn đến đột quỵ và tử vong.
Týp IIb: Tăng lipid máu hỗn hợp (CT và LDL- C tăng rất cao, TG và VLDL- C cũng tăng). Thể này
thường kèm theo rối loạn chuyển hóa glucid, tăng acid uric máu, tăng huyết áp.
Týp III: Rối loạn lipoprotein máu – tăng IDL- C, thể này ít gặp. CT toàn phần, TG máu và IDL- C tăng là
điểm đặc trưng. Bệnh thường được phát hiện sau tuổi 20. Ở trẻ em, bệnh thường rất nặng.
Týp IV: Tăng triglycerid. Mức tăng CT luôn thấp hơn so với mức tăng TG máu, týp này thường không có
triệu chứng lâm sàng, được phát hiện trong điều tra về di truyền, nhạy cảm với rượu, các loại glucid, các chất béo
7
và tình trạng béo phì. Tăng lipid máu thường gặp
Týp V: Tăng triglycerid máu hỗn hợp (tăng CM và VLDL - C). Tăng quá trình XVĐM

You might also like