You are on page 1of 33

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Khoa Dược

KHÁI NIỆM DỊCH TỄ


DƯỢC HỌC
BM Quản lý dược

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


1. DỊCH TỄ DƯỢC HỌC
✓ Dịch tễ dược học (Pharmaco- Epidemiology) bao gồm 2 từ
ghép dịch tễ học và dược lí học lâm sàng
➢ Dịch tễ dược học chính là sự phối hợp 2 lĩnh vực là dịch tễ
học (epidemiology) và dược lý học lâm sàng (clinical
pharmacology)
➢ Mối liên quan giữa dịch tễ dược học với dược lý học lâm
sàng và sau đó là dịch tễ học
➢ Tìm hiểu đối tượng, phạm vi nghiên cứu của môn dịch tễ
dược học với các lĩnh vực khác có liên quan

2
1. DỊCH TỄ DƯỢC HỌC
✓ Đối tượng nghiên cứu của dịch tễ học là bệnh dịch và những
yếu tố gây bệnh trong quần thể
✓ Đối tượng nghiên cứu ban đầu của dịch tễ dược học chủ
yếu liên quan đến những tác dụng bất lợi của thuốc, vấn đề
sử dụng thuốc trong cộng đồng
✓ Chính bởi vậy dịch tễ dược học được định nghĩa là một
môn khoa học nghiên cứu về vấn đề sử dụng thuốc và hiệu
quả điều trị của thuốc trong cộng đồng.

3
1.1. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dược lý học lâm sàng
✓ Dược lý học nghiên cứu các tác dụng của thuốc nói chung.
Dược lý học lâm sàng nghiên cứu tác dụng của thuốc trên
con người
✓ Thuốc luôn là con dao 2 lưỡi
➢ Mối quan tâm của dịch tễ dược học chính là các tác dụng
bất lợi, tiềm ẩn của thuốc và chính điều này nó đã hỗ trợ cho
dược lý học lâm sàng, góp phần làm rõ ràng hơn hiệu quả
điều trị của thuốc

4
1.1. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dược lý học lâm sàng
✓ Dược học lâm sàng là phải đánh giá được mức độ nguy cơ
rủi ro và lợi ích trong quá trình điều trị
✓ Người kê đơn ngoài việc lựa chọn thuốc phải nhận thức
được các tác dụng có lợi và những phản ứng có hại tiềm ẩn
của thuốc
✓ Mối liên quan giữa tác dụng điều trị của thuốc và tình trạng
lâm sàng của người bệnh

5
1.1. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dược lý học lâm sàng
✓ Tuy nhiên, trọng tâm của dược lý học lâm sàng khác với
dịch tễ dược học. Dược lý học lâm sàng bao gồm 2 nội dung
cơ bản là dược động học và dược lực học
➢ Dược động học nghiên cứu về mối quan hệ giữa liều lượng
sử dụng thuốc và nồng độ của nó đạt được trong huyết
thanh hoặc trong máu, đồng thời dược động học đề cập mối
liên quan giữa hấp thu, phân bố và thải trừ của thuốc
➢ Dược lực học nghiên cứu mối quan hệ giữa nồng độ và hiệu
quả tác dụng của thuốc

6
1.1. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dược lý học lâm sàng
✓ Phối hợp hai yếu tố này cùng với nhau cho phép người ta
dự đoán được hiệu quả điều trị của thuốc trên người bệnh
✓ Trọng tâm của dịch tễ dược học là nghiên cứu những yếu tố
liên quan đến quá trình sử dụng của mỗi thuốc, mà khởi đầu
của nó là tìm hiểu về phản ứng bất lợi, đặc biệt là giai đoạn
sau khi thuốc được đưa phép lưu hành trên thị trường, và
sau đó dịch tễ học là công cụ đắc lực túc đẩy quá trình hình
thành, phát triển và hoàn thiện các quy trình định pháp lý
liên quan đến việc quản lý sử dụng thuốc

7
1.1. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dược lý học lâm sàng
✓ Những phản ứng bất lợi kinh điển đã được chia làm 2 loại:
phản ứng dạng A và phản ứng dạng B
❖ Phản ứng dạng A
▪ Những phản ứng của thuốc vượt quá những tác dụng dược
mà chúng ta đã biết và mong muốn
▪ Khá phổ biến, có khả năng dự đoán trước và hậu quả của
nó ít quan trọng hơn so với phản ứng dạng B
▪ Liên quan chủ yếu đến vấn đề hấp thu, phân bố, thải trừ của
thuốc và thường xuyên liên quan nhiều đến liều sử dụng

8
1.1. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dược lý học lâm sàng
▪ Có thể được ngăn bằng cách đơn giản là giảm liều lượng sử
dụng và thường xuất hiện ở các cá thể dưới dạng:
o Loại 1: xảy khi những cá thể nhận được một liều điều trị của
thuốc nhiều hơn liều điều trị thông thường
o Loại 2: xảy ra khi các cá thể có thể chấp nhận được liều
điều trị của thuốc thông thường theo quy định, nhưng do
việc chuyển hóa hoặc loại trừ thuốc trong cơ thể chậm hoặc
không bình thường, dẫn tới nồng độ thuốc được tích lũy
trong cơ thể quá cao vượt quá mức bình thường

9
1.1. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dược lý học lâm sàng
▪ Có thể được ngăn bằng cách đơn giản là giảm liều lượng sử
dụng và thường xuất hiện ở các cá thể dưới dạng:
o Loại 3: xảy ra khi cơ thể có khả năng dung nạp với thuốc ở
mức trung bình, nhưng do có một số nhân nguyên nhân nào
đó, hoặc là do khách quan hay chủ quan làm cho cơ thể
nhạy cảm quá mức, dẫn tới khả năng dung nạp của cơ thể
đối với thuốc bị giảm

10
1.1. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dược lý học lâm sàng
❖ Phản ứng dạng B:
▪ Xảy ra ít phổ biến, và thường là những phản ứng phụ không
mong muốn đi kèm với chính tác dụng của thuốc
▪ Không/ ít liên quan đến liều sử dụng của thuốc, rất khó hoặc
không dự đoán được
➢ Tiềm ẩn và nguy hiểm hơn
▪ Do phản ứng miễn dịch của cơ thể, phản ứng bất thường/
sự nhạy cảm vốn có của cơ thể
▪ Để xác định, nó đòi hỏi người bệnh phải tạm ngừng sử dụng
thuốc 11
1.1. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dược lý học lâm sàng
▪ Là trọng tâm cho các nghiên cứu của dịch tễ dược học về
các phản ứng bất lợi của thuốc
▪ Thông thường, nghiên cứu các phản ứng dụng bất lợi của
thuốc là việc thu thập các báo cáo tự phát những vấn đề về
thuốc, có liên quan tới bệnh tật và tử vong
▪ Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả để khẳng
định nguyên nhân gây ra rất khó khăn

12
1.1. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dược lý học lâm sàng
✓ Thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, dịch tể dược học chi quan tâm
đến các phản ứng bất lợi của thuốc
✓ Thập kỷ 80-90 của thế kỷ XX, dịch tễ dược học đã mở rộng
phạm vi nghiên cứu, nghiên cứu kinh tế y tế, kinh tế dược
để lựra chọn thuốc, lựa chọn công thức điều trị và đánh giá
hiệu quả điều trị của thuốc
✓ Ngoài ra, còn được ứng dụng để nghiên cứu và hoàn thiện
chính sách, khung pháp lý về dược cũng như là chất lượng
dịch vụ dược

13
1.2. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dịch tễ học
✓ Dịch tễ học là một "môn khoa học nghiên cứu các yếu tố gây
bệnh và phân bố các yếu tố đó trong cộng đồng”, quan tâm
"bệnh"
✓ Dịch tễ dược học nghiên cứu vấn đề sử dụng thuốc và hiệu
quả điều trị trong cộng đồng, quan tâm đến thuốc, quan tâm
đến các tác dụng bất lợi của thuốc, và đây cũng là “yếu tố”
gây ra bệnh trong quá trình sử dụng thuốc
➢ Cùng có mối quan tâm là các yếu tố gây ra bệnh

14
1.2. Mối liên quan giữa dịch tễ dược học
với dịch tễ học
❖ Dịch tễ học từ lâu đã được chia thành 2 phần cơ bản
▪ Khởi đầu nghiên cứu bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng,
hay còn gọi là dịch bệnh
▪ Gần đây đã quan tâm nghiên cứu các bệnh mạn tính
❖ Dịch tễ dược học sử dụng các kỹ thuật của dịch tễ học về
bệnh mạn tính để nghiên cứu việc sử dụng và hiệu quả điều
trị của thuốc
❖ Dịch tễ dược học là một môn khoa học ứng dụng, có mối
quan hệ bắc cầu giữa dược lý học lâm sàng và dịch tễ học

15
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ 1906: Đạo luật An toàn về Thuốc và Thực phẩm của Mỹ
➢ Yêu cầu đưa ra bằng chứng về tính hiệu quả và an toàn của
thuốc lưu hành trên thị trường
✓ 1937, hơn 100 người chết do suy thận vì dùng sulfanilamid
không tan trong diethylen glycol của công ty Massangill
➢ 1938: Đạo luật về Mỹ phẩm, Thuốc và Thực phẩm
➢ Thử nghiệm độc tính tiền lâm sàng, lâm sàng gửi FDA xem
xét trong 60 ngày bác bỏ hoặc là cho phép lưu hành thuốc

16
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ Đầu 1950, phát hiện chloramphenicol có thể gây thiếu máu
do suy tủy, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh
✓ 1952 xuất bản cuốn sách đầu tiên về ADR, thành lập Cơ
quan nghiên cứu về các tác dụng bất lợi và thu thập các
bệnh về tế bào máu do thuốc gây ra
✓ 1960, FDA bắt đầu thu thập báo cáo về ADR, và tài trợ cho
các chương trình theo dõi thuốc mới tại các bệnh viện,
chương trình giám sát thuốc Boston đã triển khai theo dõi tại
các bệnh viện sau đó triển khai ở Viện Shands, bang
Florida của Mỹ. 17
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ 1961 "thảm họa thalidomid“: gia tăng nhiều tỷ lệ sinh non,
phocomella
✓ 1968 tại Anh: thành lập Hội đồng An toàn về Thuốc
✓ Sau đó WHO và rất nhiều nước thành lập cơ quan chuyên
thu thập và tập hợp các thông tin cũng như các hậu quả về
các phản ứng bất lợi

18
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ FDA chưa cho phép lưu hành thalidomid nên thảm họa này
đã không xảy ra ở Mỹ
✓ 1962, ban hành điều lệ bổ sung Kefauver Harris
➢ Phải tiến hành giai đoạn thử nghiệm tiền dược lý lâm sàng
trước khi cho phép được thử trên người, nhằm khẳng định
những bằng chứng về độ an toàn của thuốc.
➢ Kết quả phải nộp FDA trong Đơn đăng kí thẩm tra thuốc mới
trước khi bắt đầu các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng

19
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ Về mặt chức năng: phải tiến hành những mẫu thử nghiệm
lâm sàng được chọn một cách ngẫu nhiên để chứng minh
tính hiệu quả của thuốc trước khi đưa ra thị trường
✓ Thủ tục pháp lí mới này đã làm chậm lại quá trình đưa thuốc
mới ra thị trường cho tới khi nào có sự đồng ý hoàn toàn
của cơ quan FDA
✓ Yêu cầu phải xem xét lại toàn bộ các thuốc đã được duyệt
từ 1938 - 1962
✓ Tiến trình DESI - Phương pháp nghiên cứu đánh giá hiệu
quả của thuốc (Drug Efficacy Study Implementation) 20
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ 1960: ấn phẩm đầu tiên về nghiên cứu sử dụng thuốc.
➢ Điều tra mức độ kê đơn sai thông qua thu thập các đơn
thuốc hoặc những bệnh nhân giả định
➢ Khởi đầu cho sự ra đời của lĩnh vực dịch tễ dược học
✓ 1930 cloquinol được đưa ra thị trường, 1970 phát hiện gây
ra hội chứng loạn thần kinh thị giác bán cấp
✓ Sau khi practolol được đưa ra thị trường khoảng 5 năm, vào
1970, khẳng định gây ra hội chứng viêm niêm mạc mắt

21
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ 1980 ticrynafen và benoxaprofen: gây ra các bệnh về chức
năng gan và dẫn đến tử vong
✓ Tiếp theo thuốc chống viêm không steroid zmepiac làm tăng
nguy cơ phản ứng phản vệ
✓ Những bệnh nguy hiểm về tế bào máu có liên quan tới
phenylbutazon. Indometacin được bào chế dưới dạng giải
phóng chậm là nguyên nhân gây ra những lỗ thủng ở ruột
non

22
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ Bendectin điều trị chứng buồn nôn, chóng mặt cho phụ nữ
có thai, bị cấm lưu hành bởi vì có các vụ kiện cáo khẳng
định nó đã gây ra quái thai mặc dù là còn thiếu những bằn
chứng khoa học khẳng định
✓ Suprofen gây ra hội chứng đau sườn cấp tính và suy thận
cấp tính có hồi phục
✓ Isotretinoin gần như đã bị loại bỏ khỏi thị trường bởi vì nó
gây ra hiện tượng đẻ non

23
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ 1979, triazolam được đưa ra thị trường, 1990 phát hiện gây
một số trạng thái không bình thường của hệ thống thần kinh
trung ương
✓ Silicon là chất độn ngực được hàng triệu người Mỹ quan
tâm vì mục đích thẩm mĩ, gần đây đã bị buộc tội là nguyên
nhân gậy ra ung thư, bệnh thấp khớp
✓ Fluoxetin thuốc tâm thần bị mất phần lớn thị trường, bởi vì
nó bị buộc tội có liên quan tới ý định thích tự tử

24
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ Dịch bệnh xuất phát từ bệnh hen ở New Zeland đã gây ra
nhiều tử vong, được phát hiện là có nguyên nhân gây liên
quan đến việc sử dụng fenoterol
✓ terfenadin và astemizol gây hiện tượng loạn nhịp
✓ Bromocriptin: phụ nữ sau sinh dùng gây cơn cao huyết áp
đột ngột và đột quỵ
➢ Tuy nhiên việc thu hồi các thuốc này không đồng thời và dứt
khoát

25
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ Phải quan tâm là phản ứng nguy hiểm hiếm gặp của thuốc,
ví dụ như các phản ứng sốc phản vệ của kháng sinh
✓ 1970, Cơ quan nghiên cứu dịch tễ về thuốc đã được hình
thành tại Mỹ, hiện nay được gọi là Trung tâm dịch tễ Slone
➢ Phát triển đến tận các tuyến bệnh viện cơ sở, theo Chương
trình Phối hợp Giám sát Thuốc Boston, bằng cách thu thập
những phản ứng bất lợi của thuốc trong quá trình điều trị
cho các bệnh nhân, và sử dụng những dữ liệu đó để hình
thành các nghiên cứu đối chứng tại bệnh viện

26
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ Tại Mỹ 1976, Hội đồng Phối hợp Kê đơn Sử dụng Thuốc
được thành lập, Hội đồng này bao gồm các chuyên gia có
nhiệm vụ đánh giá vai trò của dịch tễ dược trong thời gian
này và đưa ra những đề xuất cho tương lai
✓ 1977 Cơ quan chuyên phân tích các số liệu về y tế và Hệ
thống giám sát đã được thành lập, sử dụng số liệu về kê
đơn thuốc để hình thành các nghiên cứu dich tễ dược học
✓ 1980, Cơ quan Nghiên cứu Giám sát An toàn thuốc đã được
thành lập ở Anh chuyên làm nhiệm vụ giám sát việc kê đơn
của các thầy thuốc 27
2. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH
TỄ DƯỢC HỌC
✓ 1990 đã xuất hiện một sự chuyển đổi trong lĩnh vực nghiên
cứu của dịch tễ dược học
✓ Ngoài vai trò của dịch tễ dược học trong việc nghiên cứ sử
dụng thuốc và các phản ứng bất lợi của thuốc
✓ Mở rộng sang các nội dung khác như xây dựng và áp dụng
các chỉ số trong kinh tế y tế để lựa chọn thuốc, đưa ra các
phác đồ điều trị và nghiên cứu hiệu quả điều trị của thuốc;
ứng dụng dịch tễ dược học để nghiên cứu lĩnh vực quản lí
và chính sách dược cũng như là nghiên cứu chất lượng dịch
vụ dược 28
3. TIẾN TRÌNH XÉT DUYỆT THUỐC MỚI
❖ Thử nghiệm giai đoạn 1
▪ Chỉ được tiến hành sau khi thực hiện các nghiên cứu về
dược lý và độc tính học trên động vật để xác minh hiệu quả
và có thể phù hợp, và ước tính liều dùng ban đầu
▪ Xem xét sự dung nạp thuốc ở đối tượng nghiên cứu và
bước đầu xác định liều dùng thích hợp đảm bảo an toàn và
có hiệu lực trên người
▪ Tiến hành trên đối tượng người khỏe mạnh, hoặc có thể trên
người bệnh có bệnh thuộc phạm vi điều trị của thuốc nghiên
cứu tình nguyện tham gia làm đối tượng thử nghiệm
29
3. TIẾN TRÌNH XÉT DUYỆT THUỐC MỚI
❖ Thử nghiệm giai đoạn 2
▪ Trên những người bệnh lần đầu được dùng thuốc và chấp
nhận mạo hiểm với thuốc
▪ Thu thập những thông tin về dược động học của thuốc, và
bất kỳ một sự liên quan nào của thuốc tới các phản ứng bất
lợi, hiệu quả có thể có được của thuốc, liều dùng hàng ngày
▪ Ít nhất trên 2 nhóm đối tượng nghiên cứu, một nhóm dùng
thuốc thử và nhóm kia là nhóm đối chứng (một số nước quy
định mỗi nhóm ≥ 50)

30
3. TIẾN TRÌNH XÉT DUYỆT THUỐC MỚI
❖ Thử nghiệm giai đoạn 3
▪ Số lượng lớn người bệnh: 500 đến 3000
▪ Mẫu thử nghiệm được chọn một cách ngẫu nhiên
▪ Theo FDA (Mỹ), ít nhất một trong các mẫu thử nghiệm lâm
sàng được chọn ngẫu nhiên phải được tiến hành tại Mỹ
▪ Cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý xem xét, đánh giá
có nên cấp giấy phép cho một sản phẩm thuốc mới được
lưu hành và sử dụng rộng rãi

31
3. TIẾN TRÌNH XÉT DUYỆT THUỐC MỚI
❖ Thử nghiệm giai đoạn 4
▪ Sau khi thuốc được phép lưu hành trên trường
▪ Do giai đoạn 3 thường bị hạn chế về thời gian, số lượng
người bệnh, do vậy các tác dụng phụ có hại có thể chưa trở
nên rõ rệt hay bộc lộ hết
▪ Đánh giá lại tính hiệu quả, độ an toàn, khả năng chấp nhận
và sử dụng tiếp tục của thuốc trong điều kiện thực tế và tạo
thêm nhiều bằng chứng về độ an toàn

32

You might also like