You are on page 1of 4

fBÀI TẬP HỖN HỢP AXIT + HỖN 

HỢP BAZƠ.
 
Bài tập 1: Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3 : 1. Để trung hoà 100 ml dung dịch A cần 50 ml
dung dịch NaOH 0,5 M.
a, Tính nồng độ mol của mỗi axit.
b, 200 ml dung dịch A trung hoà hết bao nhiêu ml dung dịch bazơ B chứa NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1 M ?
c, Tính tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng  giữa dung dịch A và B ?
Bài tập 2: Lấy 100 ml dung dịch A chứa HCl 2M và HNO3 1,5M cho tác dụng với 400 ml dung dịch B chứa NaOH
0,5M và KOH nồng độ a mol/l thu được 500 ml dung dịch C trung tính. Tính a và nồng độ mol/l của các ion trong
dung dịch.
Bài tập 3 : a, Cho dung dịch NaOH có pH = 13 (dung dịch A). Để trung hoà 10 ml dung dịch A cần 10 ml dung
dịch B chứa 2 axit HCl và H2SO4. Xác định pH của dung dịch B ?
b, Trộn 100 ml dung dịch A với 100 ml dung dịch Ba(OH) 2 a (M), thu được dung dịch C. Để trung hoà dung dịch
500 ml dung dịch C cần 350 ml dung dịch B. Xác định nồng độ mol Ba(OH)2.
* MỘT SỐ BÀI TẬP
Bài 1/ Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75 M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH) 2 0,08 M và KOH 0,04 M.
Tính pH của dung dịch thu được.
Bài 2/ Trộn dung dịch A chứa NaOH và dung dịch B chứa Ba(OH) 2 theo thể tích bằng nhau được dung dịch C.
Trung hòa 100 ml dung dịch C cần dùng hết 35 ml dung dịch H2SO4 2M và thu được 9,32 gam kết tủa. Tính nồng
độ mol/l của các dung dịch A và B.
          Cần phải trộn bao nhiêu ml dung dịch B với 20 ml dung dịch A để thu được dung dịch hòa tan vừa hết 6,24
gam Al(OH)3.
Bài 3/ Hoà tan 7,83 (g) một hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp trong bảng tuần hoàn
được 1lit dung dịch C và 2,8 lit khí bay ra (đktc)
a, Xác định A,B và số mol mỗi chất tan trong C.
b, Lấy 500 ml dung dịch C cho tác dụng với 200 ml dung dịch D chứa H 2SO4 0,1 M và HCl nồng độ x. Tính x biết
rằng dung dịch E thu được trung tính.
c, Tính tổng khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch E.
Bài 4/ Một dung dịch A chứa HNO3 và HCl theo tỉ lệ mol 2:1.
a. Biết rằng khi cho 200 ml dung dịch A tác dụng với 100 ml NaOH 1M thì lượng axit dư trong A tác dụng vừa đủ
với 50 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M. Tính nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch A.
b, Nếu trộn 500 ml dung dịch A với 100 ml dung dịch B chứa NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M thì dung dịch C thu
được có tính axit hay bazơ ?
c, Phải thêm vào dung dịch C bao nhiêu lit dung dịch A hoặc dung dịch B để có được dung dịch D trung tính ?
d, Tính khối lượng muối khan thu được khi Cô cạn dung dịch D.
Bài 5: 100 ml dung dịch X chứa H2SO4 và HCl theo tỉ lệ mol 1 : 1. Để trung hoà 100 ml dung dịch X cần 400 ml
dung dịch NaOH 5% (d = 1,2 g/ml)
a, Tính nồng độ mol của mỗi axit trong dung dịch X.
b, Nếu C% NaCl sau phản ứng là 1,95. Tính khối lượng riêng của dung dịch X và nồng độ % của mỗi axit trong
dung dịch X ?
c, Một dung dịch Y chứa 2 bazơ NaOH và Ba(OH)2. Biết rằng 100 ml dung dịch X trung hoà vừa đủ 100 ml dung
dịch Y đồng thời tạo ra 23,3 gam kết tủa. Chứng minh Ba 2+ trong dung dịch Y kết tủa hết. Tính nồng độ mol của
mỗi bazơ trong dung dịch Y.
Bài 6/ Thêm 100 ml nước vào 100 ml dung dịch H2SO4 được 200 ml dung dịch X (d = 1,1 g/ml).
a, Biết rằng 10 ml dung dịch X trung hoà vừa đủ 10 ml dung dịch NaOH 2M, Tính nồng độ mol và khối lượng
riêng d của dung dịch H2SO4 ban đầu.
b, Lấy 100 ml dung dịch X, thêm vào đó 100 ml dung dịch HCl  được 200 ml dung dịch Y. Khi trung hoà vừa đủ
100 ml dung dịch Y  bằng 200 ml dung dịch NaOH thì thu được 2 muối với tỉ lệ khối lượng :     mNaCl : mNa SO   = 
1,17
Tính nồng độ mol của dung dịch HCl và NaOH.
Bài 7. A là dung dịch H2SO4, B là dung dịch NaOH . Tiến hành các thí nghiệm sau :
- Trộn 0,2 lít A và 0,3 lít B thu được 0,5 lít dung dịch C . Để trung hoà 20 ml dung dịch C cần 40 ml dung
dịch HCl 0,5M.
- Trộn 0,3 lít A với 0,2 lít B thu được 0,5 lít dung dịch D. Để trung hoà 20 ml dung dịch D cần 80 ml dung
dịch NaOH 0,1M.
Tính nồng độ mol của H2SO4 và NaOH trong dung dịch A, B . Coi H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc.

Bài 8. Cho 200 ml dung dịch A chứa HCl 1(M) và HNO3 2(M) tác dụng với 300 ml dung dịch B chứa NaOH 0,8
(M) và KOH (chưa rõ nồng độ) thu được dung dịch C. Biết rằng để trung hoà vừa đủ 100 ml dung dịch C cần 60 ml
dung dịch HCl 1M, tính :
a, Nồng độ ban đầu của KOH trong dung dịch B.
b, Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn toàn bộ dung dịch C.
Bài 9: Cho 200ml dung dịch A chứa HCl 1M và H2SO4 0,2M trung hoà với dung dịch B chứa NaOH 2M và
Ba(OH)2 1M. Xác định thể tích của dung dịch B? (Đs: VB  0, 07(l)  70ml )
Baøi 10: Troän laãn 100 ml dung dòch KOH 1M vôùi 100 ml dung dòch HCl 0,5M thì thu ñöôïc dung dòch D.
a: Tính noàng ñoä mol cuûa caùc ion coù trong dung dòch D.
b: Tính theå tích dung dòch H2SO4 1M ñuû ñeå trung hoøa hoaøn toaøn dung dòch D.
Bài 11. Dung dịch X chứa hỗn hợp 2 axit HCl 0,4M và H2SO4 0,1 M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp 2 hiđroxit KOH
0,1M và Ba(OH)2 0,2M. Tính thể tích dung dịch Y cần dùng để trung hoà 200ml dung dịch X và khối lượng kết
tủa thu được.
Bài 12: Hoà tan 17 gam hỗn hợp gồm NaOH, KOH, Ca(OH) 2 vào nước được 500 gam dung dịch A. Trung hoà 50
gam dung dịch A cần dùng 40 gam dung dịch HCl 3,65%.
a. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau trung hoà?
b. Tính C% các chất trong dung dịch A?
Bài 13: Dung dịch X chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol là 1:2. Trung hòa 100 gam dung dịch X cần 100 gam dung
dịch NaOH 10%.
a.Tính C% các axit trong dd X và C% các chất trong dd thu được sau khi trung hoà?
b. Nếu thay dung dịch NaOH bằng 100 gam dung dịch Ba(OH)2 8,55% thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Bài 14: Trung hoà 250 ml dung dịch A chứa HCl 0,5M và H2SO4 cần dùng 250 ml dung dịch B chứa Ba(OH)2 0,08
M và NaOH 0,54M.
a. Tính CM của dung dịch H2SO4 đã dùng?
b. Tính khối lượng kết tủa thu được?
c. Sau khi trung hoà tiến hành cô cạn dung dịch thu được m(g) muối khan. Tính m?
d. Nếu cho 500 ml dung dịch A tác dụng với 250 ml dung dịch B thu được dung dịch C. Tính pH của dung
dịch C?
Bài 15: Dung dịch A gồm HCl 0,1M và HNO 3 0,2M. Trung hoà 100 ml dung dịch A cần 100 ml dung dịch NaOH
x(M), sau phản ứng thu được dung dịch B.
a. Tìm x?
b. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch B?
c. Nếu dùng 200 ml dung dịch A tham gia phản ứng thì pH của dung dịch thu được sau phản ứng là bao
nhiêu?
Câu 16. Hòa tan 20 gam NaOH vào 500 ml nước thu được dung dịch A.
a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch A.
b. Tính thể tích dung dịch HCl 2M để trung hòa dung dịch A.
Bµi 17 Trộn 100 ml dung dịch NaOH 2M với 200 ml dung dịch KOH 0,5M thu được dung dịch C.
a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch C.
b. Trung hòa dung dịch C bằng 300 ml dung dịch H2SO4 CM. Tính CM.
Bµi 18 Trộn 100 ml dung dịch HCl 1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch D.
a. Tính nồng độ các ion trong dung dịch D.
b. Để trung hòa dd D cần dùng vừa đủ V ml dd Ba(OH)2 0,5M.
- Tính giá trị của V
- Tính khối lượng muối thu được khi cô cạn dd sau phản ứng trung hòa.
Bµi 19. Cho 100 ml dung dịch hỗn hợp X gồm Ba(OH)2 0.015M; NaOH 0.03 M; KOH 0.04M. Tính thể tích dung
dịch HCl 0.2M để trung hòa dung dịch X.
Bµi 20. Cho dung dịch A gồm 2 chất HCl và H2SO4. Trung hoà 1000 ml dung dịch A thì cần 400ml dung dịch
NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch tạo thành thì thu được 12,95 gam muối.
a. Tính nồng độ mol/l của các ion trong dung dịch A.
b. Tính pH của dung dịch A.
Bµi 21. Để trung hòa 500 ml dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,3M cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn
hợp gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,2M?
Bµi 22. Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH) 2 có nồng độ tương ứng là 0,2M và 0,1M. Dung dịch Y chứa
hỗn hợp H2SO4 và HCl có nồng độ lần lượt là 0,25M và 0,75M. Tính thể tích dung dịch X cần để trung hòa vừa đủ
400 ml dung dịch Y.
Bµi 23: Cho V ml dung dịch gồm (NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,05M) phản ứng vừa đủ với 50ml dung dịch gồm
(HCl 0,3M và HNO3 0,2M). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m(g) muối. Tìm V và m.
A- Toán hỗn hợp muối cacbonat
Bài 1: Cho 5,68g hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 hoà tan vào dung dịch HCl dư, khí CO 2 thu được cho hấp thụ
hoàn toàn bởi 50ml dung dịch Ba(OH)2 0,9M tạo ra 5,91g kết tủa. Tính khối lượng và thành phần % theo khối
lượng mỗi muối trong hỗn hợp.
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 27,4g hỗn hợp gồm M2CO3 và MHCO3 (M là kim loại kiềm) bằng 500ml dung dịch HCl
1M thấy thoát ra 6,72 lit khí CO2 (đktc). Để trung hoà axit dư phải dùng 50ml dung dịch NaOH 2M.
a/ Xác định 2 muối ban đầu.
b/ Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 3: Hoà tan 8g hỗn hợp A gồm K2CO3 và MgCO3 vào dung dịch H2SO4 dư, khí sinh ra được sục vào 300ml
dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được m(g) kết tủa.
Tính thành phần % theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A để m đạt giá trị cực tiểu(nhỏ nhất) và cực đại(lớn
nhất).
Bài 4: Cho 4,2g muối cacbonat của kim loại hoá trị II. Hoà tan vào dung dịch HCl dư, thì có khí thoát ra. Toàn bộ
lượng khí được hấp thụ vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,46M thu được 8,274g kết tủa. Tìm công thức của muối và
kim loại hoá trị II.
Bài 5: Hoà tan hết 4,52g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại A, B kế tiếp nhâu trong phân nhóm chính
nhóm II bằng 200ml dung dịch HCl 0,5M. Sau phản ứng thu được dung dịch C và 1,12 lit khí D (đktc).
a/ Xác định 2 kim loại A, B.
b/ Tính tổng khối lượng của muối tạo thành trong dung dịch C.
c/ Toàn bộ lượng khí D thu được ở trên được hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dung dịch Ba(OH) 2. Tính nồng độ mol/l
của dung dịch Ba(OH)2 để:
- Thu được 1,97g kết tủa.
- Thu được lượng kết tủa lớn nhất, nhỏ nhất.
Bài 7: Hoà tan hỗn hợp Na2CO3 và KHCO3 vào nước thành 400 ml dung dịch A. Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl
1,5M vào dung dịch A đồng thời khuấy đều, khi phản ứng kết thúc ta được dung dịch B và 1,008 lít khí (ở đktc).
Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư được 29,55g kết tủa. Tính khối lượng các chất có trong hỗn
hợp ban đầu. Nếu cho từ từ dung dịch A vào bình đựng 100 ml dung dịch HCl 1,5M thì thu được thể tích khí thoát
ra (ở đktc) là bao nhiêu?
Bài 8: Cho 28,1g quặng đôlômít gồm MgCO3; BaCO3 (%MgCO3 = a%) vào dung dịch HCl dư thu được V (lít)
CO2 (ở đktc).
a/ Xác định V (lít).
b/ Sục V (lít) CO2 vừa thu được vào dung dịch nước vôi trong. Tính khối lượng kết tủa tối đa thu được biết số mol
Ca(OH)2 = 0,2 (mol) và khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 9: Khi thêm từ từ và khuấy đều 0,8 lit dd HCl 0,5 M vào dd chứa 35g hỗn hợp A gồm 2 muối Na2CO3 và
K2CO3 thì có 2,24 lit khí CO2 thoát ra (ở đktc) và dd D. Thêm dd Ca(OH)2 có dư vào dd D thu được kết tủa B.
a/ Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp A và khối lượng kết tủa B.
b/ Thêm m (g) NaHCO3 vào hỗn hợp A được hỗn hợp A/. Tiến hành thí nghiệm tương tự như trên, thể tích dd HCl
0,5M thêm vào vẫn là 0,8 lit, dd thu được là dd D/. Khi thêm Ca(OH)2 dư vào dd D/ được kết tủa B/ nặng 30 g. Tính
V (lit) khí CO2 thoát ra (ở đktc) và m (g).
Bài 10: Cho 38,2g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat trung hoà của 2 kim loại hoá trị I tác dụng vừa đủ với dung dịch
axit HCl thì thu được 6,72 lit CO2 (đktc).
a/ Tìm tổng khối lượng 2 muối thu được sau phản ứng.
b/ Tìm 2 kim loại trên, biết 2 kim loại này liên tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm I.
Bài 11: Một hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 có khối lượng là 10,5g. Khi cho hỗn hợp X tác dụng với HCl dư thì
thu được 2,016 lit khí CO2 (đktc).
a/ Xác định thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp X.
b/ Lấy 21g hỗn hợp X với thành phần như trên cho tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ(không có khí thoát ra). Tính
thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng.
Bài 12: Cho 7,2g hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II.
Cho A hoà tan hết trong dung dịch H 2SO4 loãng thu được khí B, cho toàn bộ khí B hấp thụ hết bởi 450ml dung dịch
Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76g kết tủa. Xác định 2 muối cacbonat và tính thành phần % theo khối lượng của chúng
tronh hỗn hợp.
Bài 13: Cho 9,2g hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II.
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp a trong dung dịch HCl thu được khí B, cho toàn bộ khí B hấp thụ hết bởi 550ml dung
dịch Ba(OH)2 0,2M thu được 19,7g kết tủa. Xác định 2 muối cacbonat và tính thành phần % theo khối lượng của
chúng trong hỗn hợp đầu.
Bài 14: Một hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn, có khối lượng là 8,5g.
Cho X phản ứng hết với nước cho ra 3,36 lit khí H2(đktc)
a/ Xác định 2 kim loại và tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b/ Thêm vào 8,5g hỗn hợp X trên, 1 kim loại kiềm thổ D được hỗn hợp Y, cho Y tác dụng với nước thu được dung
dịch E và 4,48 lit khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch E ta được chất rắn Z có khối lượng là 22,15g. Xác định D và khối
lượng của D.
c/ Để trung hoà dung dịch E ở trên cần bao nhiêu lít dung dịch F chứa HCl 0,2M và H 2SO4 0,1M. Tính khối lượng
kết tủa thu được.
Bài 15: Hoà tan 23g một hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau trong bảng tuần
hoàn vào nước thu được dung dịch D và 5,6 lit H2 (đktc).
a/ Nếu trung hoà 1/2 dung dịch D cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 0,5M? Cô cạn dung dịch thu được sau khi
trung hoà thì được bao nhiêu gam muối khan?
b/ Nếu thêm 180ml dung dịch Na2SO4 0,5M vào dung dịch D thì chưa kết tủa hết được Ba(OH) 2. Nếu thêm 210ml
dung dịch Na2SO4 0,5M vào dung dịch D thì dung dịch sau phản ứng còn dư Na 2SO4. Xác định 2 kim loại kiềm ở
trên.
Bài tập 1 : Cho 35 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3. Thêm từ từ , khuấy đều 0,8 lit HCl 0,5 M vào dung
dịch X trên thấy có 2,24 lit khí CO2 thoát ra ở đktc và dung dịch Y. Thêm Ca(OH)2 vào dung dịch Y được kết tủa
A.
Tính khối lượng mỗi chất trong X và khối lượng kết tủa A ?
Bài tập 2 : Cho 10,5 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và K2CO3 tác dụng với HCl dư thì thu được 2,016 lit CO2 ở
đktc.
a, Tính % khối lượng X ?
b, Lấy 21 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 với thành phần % như trên tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ (không có
khí CO2 bay ra). Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng ?
c, Nếu thêm từ từ 0,12 lit dung dịch HCl 2M vào dung dịch chứa 21 gam hỗn hợp X trên. Tính thể tích CO 2 thoát ra
ở đktc ?

You might also like