You are on page 1of 5

1.

Trung ương:

* Nguyên tắc quản lí nợ công cấp trung ương:

- Nhà nước quản lý thống nhất về nợ công, bảo đảm việc thực thi trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan,
tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý nợ công.

- Kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và
ổn định kinh tế vĩ mô.

- Việc đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành
công cụ nợ, phân bổ và sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, hiệu quả. Vay cho bù đắp bội chi ngân sách
nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.

- Bên vay, bên vay lại, đối tượng được Chính phủ bảo lãnh chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn
các nghĩa vụ liên quan đối với khoản vay, khoản vay lại, khoản vay được Chính phủ bảo lãnh. Không
chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ được Chính phủ bảo lãnh thành vốn
cấp phát ngân sách nhà nước.

- Bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ nợ công; công khai, minh bạch trong quản lý nợ công và gắn với
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý nợ công.

* Hình thức vay:

- Hình thức vay của Chính phủ bao gồm:

a) Phát hành công cụ nợ;

b) Ký kết thỏa thuận vay.

- Chính phủ vay bằng nội tệ, ngoại tệ, kim loại quý hoặc hàng hóa quy đổi sang nội tệ hoặc ngoại tệ.

Địa phương:

* Nguyên tắc quản lí nợ địa phương:

- Vay cho bù đắp bội chi của ngân sách địa phương chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển để thực hiện
chương trình, dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết
định.

- Bảo đảm mức dư nợ vay của chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà
nước.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không được trực tiếp vay nước ngoài.

* Hình thức vay:

- Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường vốn trong nước.

- Vay lại từ vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.


- Vay từ các nguồn tài chính khác trong nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

* Điều kiện vay:

- Vay trong nước để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo
quy định của Luật Ngân sách nhà nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, thuộc danh mục đầu tư công trung
hạn của chính quyền địa phương đã được cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Có kế hoạch vay theo từng nguồn vốn để đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật
Đầu tư công;

c) Trường hợp vay thông qua phát hành trái phiếu, Đề án phát hành trái phiếu phải được lập và thẩm
định theo quy định của Chính phủ về phát hành trái phiếu;

d) Trị giá khoản vay, khoản phát hành trái phiếu phải trong mức dư nợ vay và bội chi của ngân sách địa
phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

- Vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36
của Luật Quản lí nợ công.

2.

Theo em, nguyên nhân dẫn đến nợ công là:

- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đường xá, giao thông trong nước.


- Việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả.
- Nhu cầu phát triển, mở rộng tăng cao, trong khi đó vốn hiện tại lại không đủ để đáp ứng.
- Thâm hụt ngân sách nhà nước.

Tác động của nợ công đến sự phát triển kinh tế - xã hội:

- Nợ công có khả năng trở thành nợ xấu hay không sẽ phụ thuộc vào năng lực quản lý tài chính
của một quốc gia kinh tế. Trách nhiệm hoàn trả nợ công sẽ gây nên áp lực lớn về chính sách đầu
tư trong nước và chính sách thuế…
- Nguồn vay dồi dào nếu không được quản lý một cách chặt chẽ thì rất dễ gây nên nạn tham
nhũng, thất thoát lãng phí nguồn tiền. Mỗi hoạt động sử dụng nguồn vốn không hiệu quả đều có
thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng như nợ chồng nợ hay hiệu ứng domino…

3. Mô hình quản lí nợ công:

Theo quy định của Luật Quản lý nợ công, Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong quản lý nợ
công, theo đó nhiệm vụ của cơ quan này là quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ công trong kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; quyết định mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý
nợ công trong từng giai đoạn năm năm nhằm bảo đảm chỉ tiêu an toàn về nợ; quyết định tổng mức, cơ
cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách nhà nước; quyết định chủ trương
đầu tư đối với dự án, công trình quan trọng quốc gia từ nguồn vốn vay của Chính phủ; giám sát việc huy
động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công. Trong vai trò quản lý chung, Chính phủ có
nhiệm vụ và thẩm quyền thống nhất về quản lý về nợ công; quyết định chính sách, giải pháp cụ thể
nhằm thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ công được Quốc hội thông qua; phê duyệt đề án phát hành
trái phiếu quốc tế của Chính phủ; thanh tra, kiểm tra về huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và
quản lý nợ công. Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch vay, trả nợ chi
tiết hàng năm; phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn cho giai đoạn ba năm liền kề; phê duyệt đề
án xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ; quyết định cấp bảo lãnh chính phủ, và một số thẩm
quyền khác. Bộ Tài chính sẽ là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công. Bộ Tài
chính là cơ quan đầu mối xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công
trong từng giai đoạn năm năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; hệ thống các chỉ tiêu giám sát nợ
chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính
phủ.

4. Các cơ quan thu thuế tiêu thụ đặc biệt:

Tổng cục thuế (cơ quan thuế cấp trung ương): là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng
tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả
nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước; tổ chức quản lý thuế
theo quy định của pháp luật.

Cục thuế (cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương): là tổ chức trực thuộc Tổng cục
Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân
sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục thuế (cơ quan thuế huyện, thành phố trực thuộc tỉnh): trực thuộc Cục Thuế được tổ chức thống
nhất theo đơn vị hành chính cấp huyện.

5. Thuế TTĐB làm giảm tính lũy thoái của thuế tiêu dung vì:

Vì người có thu nhập thấp thường phải chi tiêu hầu hết khoản thu nhập của mình, trong khi đó người có
thu nhập cao chỉ phải bỏ ra một phần để chi tiêu.

– Như với cùng mức thuế tiêu thụ 10%, người có thu nhập 5 triệu đồng và phải chi tiêu hết sẽ phải đóng
thuế 0,5 triệu đồng; người có thu nhập 10 triệu đồng, chi tiêu 8 triệu đồng sẽ phải đóng thuế 0,8 triệu
đồng; còn người có thu nhập 20 triệu đồng, chi tiêu 12 triệu đồng, sẽ phải đóng thuế 1,2 triệu đồng. Nếu
quy đổi sang thuế thu nhập thì người có thu nhập 5 triệu đồng phải đóng thuế 10%, người có thu nhập
10 triệu đồng phải đóng thuế 8%, còn người có thu nhập 20 triệu đồng chỉ phải đóng thuế có 6%.

⇒ Trong khi đó, với hệ thống thuế thu nhập lũy tiến thì người có thu nhập 5 triệu đồng sẽ không phải
đóng thuế; có thu nhập 10 triệu đồng phải đóng thuế 10%; còn có thu nhập 20 triệu đồng thì sẽ phải
đóng thuế trung bình 12,5% (nếu như mức thuế từ 10-20 triệu đồng là 15%).

6. Điều kiện khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt:

Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế TTĐB để sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB và
trường hợp nhập khẩu hàng hóa chịu thuế TTĐB, thì chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là
chứng từ nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu. Đối với trường hợp mua nguyên liệu trực tiếp của nhà sản
xuất trong nước: 

 Hợp đồng mua bán hàng hoá, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng hóa do cơ sở bán
hàng trực tiếp sản xuất; bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ ký,
đóng dấu của cơ sở bán hàng). 
 Chứng từ thanh toán qua ngân hàng. 

  Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hoá đơn giá trị gia tăng khi mua hàng. Số thuế
TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác định = giá tính thuế TTĐB nhân
(x) thuế suất thuế  TTĐB

Trường hợp chưa xác định được chính xác số thuế TTĐB đã nộp (hoặc đã trả) cho số nguyên vật liệu
tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ thì có thể căn cứ vào số liệu của kỳ trước để tính số thuế
TTĐB được khấu trừ và sẽ xác định theo số thực tế vào cuối quý, cuối năm. Trong mọi trường hợp, số
thuế TTĐB được phép khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế TTĐB tính cho phần nguyên liệu theo tiêu
chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. 

7. Tại Sabeco, việc tính thuế TTĐB được thực hiện khá vòng vèo. Theo đó, Sabeco đã thành lập và bán
bia của mình qua Công ty TNHH MTV Thương mại Sabeco (công ty con) với giá khá thấp. Sabeco tính, kê
khai và nộp thuế TTĐB theo giá bán ra tại công ty con này. Nhưng Công ty TNHH MTV Thương mại
Sabeco lại chưa bán ra cho người tiêu dùng mà bán tiếp qua các công ty cổ phần thương mại do Sabeco
chi phối cũng với mức khá thấp. Từ đây, các công ty khu vực này mới bán tiếp cho đại lý cấp 1 với giá cao
hơn. Đại lý cấp 1 sẽ tiếp tục bán bia Sài Gòn cho các đại lý cấp 2, các nhà hàng, người tiêu dùng...

Cơ sở của hành vi trốn thuế là do pháp luật quy định thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh một lần vào khâu
sản xuất và nhập khẩu, chứ không đánh vào các khâu bán lẻ. Các cơ sở kinh doanh thương mại mua
hàng hóa thuộc danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất, nhập khẩu không phải chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt mà chỉ chịu các loại thuế gián thu khác có mức thuế suất thấp hơn. Nhờ đó công
ty mẹ Sabeco sử dụng biện pháp chuyển giá để giảm bớt gánh nặng thuế tiêu thụ đặc biệt.

8. So sánh thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng

Giống nhau:

– Thuế tiêu thụ đặc biệt và Thuế giá trị gia tăng đều là thuế gián thu.

– Đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm đó, áp dụng rộng rãi tới mọi tổ chức,
cá nhân.

– Đều hướng tới đối tượng chịu thuế là hàng hóa và dịch vụ.

Khác nhau:

Tiêu chí Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB) Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào hành vi Thuế giá trị gia tăng là loại thuế tính trên giá
tiêu thụ một số loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong
Khái niệm thuế TTĐB. sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Mục đích Thuế TTĐB nhằm điều tiết thu nhập của người tiêu Thuế GTGT góp phần thúc đẩy phát triển sản
dùng, góp phần tăng thu cho Ngân sách nhà nước, tăng rộng lưu thông phân phối hàng hóa.
cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với nhiều hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế.

– Chỉ đánh thuế một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu
hoặc kinh doanh dịch vụ. – Là loại thuế thu ở nhiều giai đoạn.

– Danh mục hàng hóa và dịch vụ chịu thuế không nhiều – Phụ thuộc vào yếu tố chi phí cộng thêm ng
Đặc điểm và hay thay đổi. của người cung cấp.

Áp dụng đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ  mang
Phạm vi áp tính chất xa xỉ, ảnh hưởng đến sức khỏe hay không Phạm vi áp dụng rộng, phát sinh trong quá t
dụng khuyến khích sử dụng.Ví dụ như rượu, bia, thuốc lá,… xuất, lưu thông, tiêu thụ.

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hà


Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay vụ chịu GTGT (sau đây gọi là cơ sở kinh doan
Đối tượng kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế
nộp thuế đặc biệt. tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).

Gồm 2 căn cứ: Giá tính thuế và thuế suất

– Giá tính thuế là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa
Gồm 2 căn cứ: Giá tính thuế và thuế suất
có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT, bao gồm các
khoản thu thêm, được thu(nếu có) mà cơ sở kinh – Giá tính thuế là giá bán hàng hóa, dịch vụ c
doanh được hưởng. GTGT.

Căn cứ tính – Thuế suất: dựa trên những loại hàng hóa và loại hình – Thuế suất: phụ thuộc vào từng danh mục h
thuế kinh doanh nhất định. nhất định. 

You might also like