You are on page 1of 16

CÁC LOẠI THUẾ BỔ SUNG NHẰM PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

PHẦN I: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI

Phòng vệ thương mại (Anh: safeguard) là việc tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại
hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho
ngành sản xuất trong nước. Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hoá, không áp dụng đối với
dịch vụ, đầu tư hay sở hữu trí tuệ.

Hay nói cách khác phòng vệ thương mại giúp điều chỉnh lại cán cân thương mại,khi thâm hụt thương
mại quá lớn do nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho nền kinh
tế như ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái,việc làm,tiền tệ…Cụ thể là khi nhập nhiều hơn xuất nhu cầu về tiền
tệ của 1 quốc gia cho thương mại sẽ thấp hơn làm cho nó ít giá trị hơn trên thị trường thương mại.

Tại sao phải phòng vệ thương mại?

Xuất nhập khẩu là ngành đóng vai trò quan trọng một nền kinh tế vì vậy khi các ngành sản xuất tham gia
tự do hoá thương mại thì các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm chống bán phá giá,chống trợ cấp
và tự vệ được tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các FTA(hiệp định thương mại tự do) cho phép để
hỗ trợ nền kinh tế.

Ở Việt Nam các ngành sản xuất trong nước phải chịu áp lực từ việc gia tăng nhập khẩu do các tác động
mở cửa thị trường và cần đến những công cụ chính sách về PVTM để bảo vệ lợi ích của ngành cũng như
cạnh tranh lại được với hang hóa nước ngoài, đảm bảo thị phần hang nội địa.Trong bối cảnh Việt Nam
tham gia ngày càng sâu rộng vào các FTA, các vụ việc PVTM gồm chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ
đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng nhiều hơn với tính chất phức tạp gia tăng.

Bên cạnh đó, sự mất cân đối cán cân thương mại toàn cầu không được cải thiện, làm gia tăng mâu thuẫn
về thương mại, cạnh tranh chiến lược giữa các nước. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung từ năm 2018
đến nay vẫn chưa giảm bớt căng thẳng, đồng thời, những biện pháp hạn chế thương mại mà hai bên áp
dụng lẫn nhau gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới toàn thế giới.

Thực hiện cam kết theo các FTA đã ký, Việt Nam đã mở cửa thị trường và cắt giảm thuế nhập khẩu đối
với nhiều mặt hàng từ các đối tác thương mại quan trọng. Điều này đặt các doanh nghiệp, ngành hàng
Việt Nam trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng hoá nhập khẩu, đặc biệt là từ các nước trong khu vực.

1. Các biện pháp phòng vệ thương mại

Mặc dụ các hàng rào kỹ thuật phòng vệ thương mại của Việt Nam đã tương đối đầy đủ nhưng việc triển
khai cụ thể vẫn chưa được mạnh mẽ.Mức độ quan tâm và khả năng sử dụng các công cụ thương mại của
các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì vậy việc thực thi chỉ dẫn chi tiết là việc rất
quan trọng đối với bộ công thương nhằm giúp các doanh nghiệp nhanh chóng sử dụng những công cụ
này hiệu quả để giúp đỡ ngành sản xuất trong nước.

a. Các công cụ phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp
và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu
vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể nhằm hạn chế nhập khẩu và ngăn ngừa và khắc phục
những hậu quả gây ra cho sản xuất trong nước. Cụ thể, kể từ năm 2013 đến nay, Bộ Công Thương đã
khởi xướng điều tra 16 vụ việc phòng vệ thương mại, trong đó có 10 vụ việc điều tra chống bán phá giá
và 6 vụ việc điều tra tự vệ. Trên cơ sở tiến hành điều tra một cách khách quan, minh bạch, tuân thủ quy
định pháp luật và phù hợp với cam kết quốc tế, Bộ Công Thương đã ra quyết định áp dụng 13 biện pháp
phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu. Các hàng hóa là đối tượng áp dụng của các biện pháp
thuộc các nhóm hàng sắt thép, phân bón, chất dẻo, hàng dệt, thực phẩm. Đây hầu hết là những mặt
hàng có vai trò quan trọng, là xương sống trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.

 Biện pháp chống bán phá giá: đây là biện pháp để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá
thấp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh. Khi hàng hoá bị
xem là bán phá giá thì chúng có thể bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá như thuế chống
phá giá, đặt cọc hoặc thế chấp, can thiệp hạn chế định lượng hoặc điều chỉnh mức giá của nhà
xuất khẩu nhằm triệt tiêu nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu, trong
đó thuế chống bán pháp giá và biện pháp phổ biến nhất hiện nay.

 Biện pháp chống trợ cấp: là biện pháp được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho
ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nước
xuất khẩu.Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó
với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu. Trong
khi biện pháp chống bán phá giá là để đối phó với hành vi bán sản phẩm với giá thấp nhằm
chiếm lĩnh thị trường và tiến tới loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh thì biện pháp chống trợ cấp
được áp dụng để loại bỏ tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hóa trong nước xuất
phát từ các chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu.

 Biện pháp tự vệ: là một công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc cạnh tranh trực
tiếp trong nước trong trường hợp khẩn cấp nhằm hạn chế những tác động không thuận lợi gây
thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trong nước do tình trạng gia tăng bất thường của hàng hóa
nhập khẩu. Biện pháp này thường được áp dụng một cách khắt khe hơn so với hai biện pháp còn
lại. Nếu như yêu cầu về điều kiện để áp dụng biện pháp chống phá giá và chống trợ cấp chỉ dừng
lại ở mức cơ quan điều tra phải chứng minh có tình trạng bán phá giá hay trợ cấp và việc bán
phá giá hoặc trợ cấp đó gây thiệt hại “đáng kể” cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong
nước thì trong các cuộc điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra phải chứng minh
được tình trạng thiệt hại “nghiêm trọng” mà ngành sản xuất hàng hóa “tương tự hoặc cạnh
tranh trực tiếp” trong nước phải hứng chịu do việc gia tăng “bất thường” của luồng hàng hóa
nhập khẩu.

 Các biện pháp phòng vệ là công cụ khẩn cấp nhằm loại bỏ trước mắt những thiệt hại do tình
trang gia tăng bất thường của hàng hóa nhập khẩu. Biện pháp này được áp dụng trong điều kiện
thương mại công bằng, là van an toàn trong một khoảng thời gian nhất định khi hàng hóa nhập
khẩu đang cạnh tranh chính đáng với hàng hóa trong nước
b. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn tránh
biện pháp phòng vệ thương mại; căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt
điều tra vụ việc phòng vệ thương mại (sau đây gọi là điều tra); áp dụng, rà soát biện pháp phòng vệ
thương mại; xác định trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp; trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên
quan trong quá trình điều tra; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu
của Việt Nam.

c. Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết về bên liên quan trong vụ việc điều tra, hoạt động cung
cấp, thu thập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu; tiếng nói, chữ viết trong quá trình điều tra;
quản lý nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; các
trường hợp miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.

2. Nguyên tắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

(theo Luật Quản lí ngoại thương 2017)

a. Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế
thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

b. Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp
luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.

c. Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

d. Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức
thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

e. Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế
phòng vệ thương mại tạm thời.

f. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại
chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế
phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.

3. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước

a. Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong phạm vi lãnh thổ
Việt Nam hoặc đại diện của họ chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng sản lượng hàng hóa của ngành đó được
sản xuất trong nước. Trong trường hợp nhà sản xuất trong nước trực tiếp nhập khẩu hàng hóa bị điều
tra hoặc có mối quan hệ với các nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa bị điều tra thì nhà sản xuất này
có thể không được xem là nhà sản xuất trong nước.

Hàng hóa tương tự là hàng hóa có tất cả các đặc tính giống với hàng hóa bị điều tra. Trong trường hợp
không có hàng hóa nào như vậy thì hàng hóa tương tự là hàng hóa có nhiều đặc tính cơ bản giống với
hàng hóa bị điều tra.

b. Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước được xác định như sau:
 Thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng
trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước

 Đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng và
chứng minh được về nguy cơ gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước

 Ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình
thành một ngành sản xuất trong nước

 Thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm tổng thể hoạt động sản
xuất, kinh doanh của ngành sản xuất trong nước

 Đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng
và chứng minh được về nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước

Cụ thể hơn, căn cứ vào Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật ngoại thương biện pháp phòng vệ
thương mại thì gây thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước khi bán phá giá , trợ cấp trong hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam được xác định như sau:

– Sự gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối của khối lượng, số lượng hàng hóa bị bán phá giá, được trợ cấp
nhập khẩu vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước hoặc tiêu
dùng trong nước

Phần II. Các biện pháp cụ thể nhằm phòng vệ thương mại

Về cơ bản, các biện pháp nhằm phòng vệ thương mại của Việt Nam đối với hàng hóa nước ngoài được
đưa ra qua các văn bản pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền (Cục Phòng vệ thương mại- Bộ Công
thương) cùng các thông tin về tự vệ ở Việt Nam và thế giới từ Ban Pháp chế- Phòng thương mại và công
nghiệp Việt Nam. Cụ thể ở chủ đề này ta sẽ tìm hiểu về cách thức chính nhằm phòng vệ Thương mại- các
loại thuế phòng vệ thương mại được nêu ra trong “Luật Quản lý Ngoại thương 2017”. Nội dung gồm 3
loại thuế chính: Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ

1. Thuế chống bán phá giá (XK: xuất khẩu; NK: nhập khẩu)

Bán phá giá trong thương mại quốc tế là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng hóa được xuất khẩu với
giá thấp hơn giá bán của mặt hàng đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Như vậy có thể hiểu đơn
giản là nếu giá XK của một mặt hàng thấp hơn giá nội địa của nó thì sản phẩm đó bị coi là bán phá giá. Ví
dụ: lạc nhân của nước A bán tại thị trường nước A với giá (X) nhưng lại được XK sang nước B với giá (Y)

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bán phá giá trong thương mại quốc tế:

- Cố tình bán phá giá nhằm đạt được những lợi ích nhất định như: Bán phá giá để loại bỏ các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường nước NK từ đó chiếm thế độc quyền; Bán giá thấp tại thị trường
nước NK để chiếm lĩnh thị phần; Bán giá thấp để thu ngoại tệ mạnh...
- Đôi khi việc bán phá giá là việc bất đắc dĩ do nhà sản xuất, xuất khẩu không bán được hàng, sản
xuất bị đình trệ, sản phẩm lưu kho lâu ngày có thể bị hỏng... nên đành bán tháo để thu hồi
vốn.
Trong thương mại quốc tế, thuế chống bán phá giá có thể bị áp đặt mà không quan tâm đến lý do vì sao
nhà sản xuất bán phá giá. Bán phá giá sang thị trường nước ngoài thường bị coi là một hiện tượng tiêu
cực do nó làm giảm khả năng cạnh tranh về giá và thị phần của sản phẩm nội địa của nước NK. Tuy
nhiên, bán phá giá có thể có tác động tích cực đối với nền kinh tế: người tiêu dùng được lợi vì giá rẻ; nếu
hàng bị bán phá giá là nguyên liệu đầu vào của một ngành sản xuất khác, giá nguyên liệu rẻ có thể tạo
nên sự tăng trưởng nhất định của ngành đó,... Vì thế không phải mọi hành vi bán phá giá đều bị áp dụng
biện pháp chống bán phá giá. Theo quy định của WTO, các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực
hiện trong những hoàn cảnh nhất định và phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể, các biện pháp
chống bán phá giá chỉ được áp dụng khi xác định được đủ ba điều kiện sau đây: Hàng NK bị bán phá giá;
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước NK bị thiệt hại đáng kể; Có mối quan hệ nhân quả giữa việc
hàng NK bán phá giá và thiệt hại nói trên. (phần này để thuyết trình không cho vào slide)

1.1. Khái niệm: Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế NK thông thường, đánh
vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước NK. Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá
giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng NK bán phá giá gây ra. Trên thực tế, thuế chống bán phá giá
được nhiều nước sử dụng như một hình thức "bảo hộ hợp pháp" đối với sản xuất nội địa của mình.
Để ngăn chặn hiện tượng lạm dụng biện pháp này, các nước thành viên WTO đã cùng thoả thuận về các
quy định bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến việc điều tra và áp đặt thuế chống bán phá giá, tập trung
trong một Hiệp định về chống bán phá giá của WTO - Hiệp định ADA.

Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 5 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực

1.2. Biện pháp chống bán phá giá (Điều 77- Luật quản lý Ngoại thương 2017)

1. Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp
chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá
khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản
xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

2. Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường
là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba
trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương
pháp tự tính toán.

3. Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

- Áp dụng thuế chống bán phá giá;


- Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa
bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các
nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận

1.3 Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá (Điều 78)

1. Biện pháp chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau
đây:

a) Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá với biên độ bán phá giá được xác định cụ thể, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản
sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá quy định tại điểm a khoản
này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá
không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước có khối lượng hoặc số lượng không
vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và tổng khối
lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đáp ứng điều kiện trên không vượt quá 7% tổng
khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các nước này được loại khỏi
phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

1.4. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (Điều 79)

1. Việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện
pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

2. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho
ngành sản xuất trong nước khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong
nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá phải lớn hơn tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của
các nhà sản xuất trong nước phản đối việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
- Tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất của các nhà sản xuất trong
nước nộp hồ sơ và các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc yêu cầu áp dụng biện pháp chống
bán phá giá chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất
của ngành sản xuất trong nước.
- Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc
nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể
của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

1.5. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (Điều 80)

1. Xác định hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam và biên độ bán phá giá bao gồm:

a) Xác định giá thông thường;

b) Xác định giá xuất khẩu;

c) Thực hiện việc so sánh công bằng giữa giá thông thường với giá xuất khẩu và xác định biên độ bán phá
giá cụ thể của hàng hóa thuộc đối tượng điều tra cho từng tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng
hóa bị điều tra (sau đây gọi là nhà sản xuất, xuất khẩu).

2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc

ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với thiệt hại đáng kể
hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước.

4. Xác định tác động của biện pháp chống bán phá giá đối với kinh tế - xã hội

* Ví dụ thực tế về áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam:

- Đầu năm 2019, cuộc điều tra của Bộ Công Thương đã cho thấy ngành sản xuất nhôm trong nước
đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua, thể hiện ở các chỉ số như hầu hết các doanh
nghiệp đều thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và một số lượng lớn lao
động đã phải nghỉ việc. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhôm Trung Quốc đang
được bán phá giá với biên độ từ 2,49% đến 35,58%, trong một số trường hợp giá bán còn thấp
hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất sau khi bị nhiều nước ngăn chặn bằng các rào cản thương
mại, kể cả các biện pháp chống bán phá giá.

 Ngày 28/9/2029, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1282/QĐ-BCT tiếp tục áp thuế chống
bán phá giá với nhôm Trung Quốc ở mức thuế 2,49% đến 35,58%. Đến giữa năm 2020, Bộ Công
Thương tiếp tục gia hạn quy định này với mức thuế tăng lên, ở mức 4,39 - 35,58%.

2. Thuế chống trợ cấp

Trợ cấp là gì?

Trợ cấp về thương mại là sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ hoặc cơ quan của chính phủ dành cho
tổ chức, cá nhân khi sản xuất, xuất khẩu hàng hóa vào nước khác và đem lại lợi ích cho tổ chức, cá
nhân đó.

2.1. Khái niệm thuế chống trợ cấp:

Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ
cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong
nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

2.2. Điều kiện áp dụng

Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu 2016 như sau:

Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;

Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất
trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

2.3. Nguyên tắc áp dụng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, nguyên tắc áp dụng thuế
chống trợ cấp bao gồm:
Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại
đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;

Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận
Điều tra theo quy định của pháp luật;

Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;

Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.

2.4. Thời hạn áp dụng

Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thời hạn áp dụng thuế
chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực.

Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.

2.5. Biện pháp chống trợ cấp

1. Biện pháp chống trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống
trợ cấp) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp khi nhập khẩu vào Việt
Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc
ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

2. Các biện pháp chống trợ cấp bao gồm:

a) Áp dụng thuế chống trợ cấp;

b) Cam kết của tổ chức, cá nhân hoặc của Chính phủ nước sản xuất, xuất khẩu với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam về việc tự nguyện chấm dứt trợ cấp, giảm mức trợ cấp, cam kết điều chỉnh giá
xuất khẩu;

c) Các biện pháp chống trợ cấp khác

2.6 Điều kiện áp dụng biện pháp chống trợ cấp

1. Biện pháp chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hàng hóa được xác định có trợ cấp theo quy định tại Điều 84 và Điều 85 của Luật này và mức trợ cấp
được xác định cụ thể, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Ðiều này;

b) Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản
sự hình thành của ngành sản xuất trong nước;

c) Tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp quy định tại điểm a khoản
này với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại điểm b khoản này.

2. Không áp dụng biện pháp chống trợ cấp đối với nhà sản xuất, xuất khẩu ở các nước phát triển có mức
trợ cấp không vượt quá 1% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, nhà sản xuất hoặc xuất khẩu ở các
nước đang phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam và nhà
sản xuất hoặc xuất khẩu ở các nước kém phát triển có mức trợ cấp không vượt quá 3% giá xuất khẩu
hàng hóa vào Việt Nam.
3. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số
lượng không vượt quá 4% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và
tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên
không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các
nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống trợ cấp.

2.7. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp

1. Xác định hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam và mức trợ cấp bao gồm:

a) Xác định giá trị trợ cấp;

b) Xác định giá xuất khẩu;

c) Xác định mức trợ cấp cụ thể cho từng nhà sản xuất, nhà xuất khẩu nước ngoài.

2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc
ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước bao gồm:

a) Xác định khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp và tác động lên giá của hàng hóa
tương tự tại thị trường nội địa;

b) Xác định tác động của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp đối với ngành sản xuất trong nước.

3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp với thiệt hại đáng kể hoặc
đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành
sản xuất trong nước.

4. Xác định tác động của biện pháp chống trợ cấp đối với kinh tế - xã hội.

* Ví dụ về áp dụng thuế chống trợ cấp tại Việt Nam:

Ngày 1.1.2020, VN bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường cho các nước ASEAN. Trong 8 tháng
đầu năm 2020, lượng đng mía nhập khẩu vào VN tăng đột biến, đạt gần 950.000 tấn, tăng hơn 6 lần so
vs cùng kì năm 2019. Trong đó, lng đng mía nhập khẩu từ Thái Lan vào VN chiếm tỉ lệ chủ yếu, đạt gần
860.000 tấn (so vs cùng kì năm 2019 là 145.000 tấn và cả năm 2019 là 300.000 tấn). Theo đại diện của
ngành sxuat trong nước, lượng nhập khẩu gia tăng đột biến là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại cho
ngành mía đng trong nc. Sản lng đng mía trong nc niên vụ 2019/2020 ước tính chưa tới 800k tấn, sụt
giảm so vs 1,2 triệu tấn của niên vụ 2018/2019. Bên cạnh đó ngành sxuat trong nc cũng đã cung cấp các
thông tin, bằng chứng cho thấy sp đng mía nhập khẩu từ Thái Lan đang bị bán phá giá vào VN, và Cphu
TL đã đang duy trì một số chính sách trợ cấp cho hoạt động trồng mía của ng nông dân và ngành sxuat
mía đường.

3. Thuế tự vệ:

3.1. Khái niệm:


Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung trong trường hợp các cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu một
lượng hàng hóa quá mức vào Việt Nam mà việc nhập hàng hóa quá mức đó gây thiệt hại nghiệp trọng
hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng cho những ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình
thành, phát triển của các ngành sản xuất trong nước.

Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm; bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời. Thời
hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo; với Điều kiện vẫn còn thiệt hại
nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng
chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh

3.2. Các biện pháp tự vệ (Mục 4, Điều 91- Luật Quản lý Ngoại thương 2017)

1. Biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp tự vệ)
là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra
thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

2. Các biện pháp tự vệ bao gồm:

- Áp dụng thuế tự vệ;


- Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu;
- Áp dụng hạn ngạch thuế quan;
- Cấp giấy phép nhập khẩu;
- Các biện pháp tự vệ khác.

3.3. Điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ (Điều 92)

1. Các biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Nhập khẩu quá mức khi khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách tuyệt
đối hoặc tương đối so với khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất trong
nước;
- Ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm
trọng;
- Việc gia tăng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản này là
nguyên nhân chính gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của
ngành sản xuất trong nước.

2. Trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước đang phát triển có khối lượng hoặc số
lượng không vượt quá 3% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam và
tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang phát triển đáp ứng điều kiện trên
không vượt quá 9% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam thì các
nước này được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ

3.4. Căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp tự vệ (Điều 93)

1. Việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ
của tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp là hàng
hóa có khả năng được người mua chấp nhận thay thế cho hàng hóa thuộc phạm vi áp dụng các biện
pháp tự vệ do ưu thế về giá và mục đích sử dụng.
2. Hồ sơ cung cấp bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra
thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

3. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc hàng
hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại
nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước.

3.5. Nội dung điều tra áp dụng biện pháp tự vệ (Điều 94)

1. Xác định hàng hóa được nhập khẩu quá mức vào Việt Nam và mức độ gia tăng của hàng hóa nhập
khẩu.

2. Xác định thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong
nước.

3. Xác định mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa quá mức quy định tại khoản 1 Điều này
với thiệt hại của ngành sản xuất trong nước quy định tại khoản 2 Điều này.

*Ví dụ về việc áp dụng thuế chống trợ cấp ở Việt Nam:

Đầu tháng 7 năm 2016, Việt Nam quyết định áp dụng thuế tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài
nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, trước tình trạng lượng nhập khẩu thép tăng lên mức đột biến,
có thể thao túng cả thị trường, gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước (có thể bị phá sản). Từ khi
áp dụng các biện pháp tự vệ, lượng nhập khẩu đã giảm đáng kể, sản xuất trong nước được phục hồi, sản
xuất phôi thép Việt Nam hoạt động trở lại và các nhà sản xuất trong nước đã chú trọng hơn đến mặt
hàng này, điển hình là thép Hòa Phát

PHẦN III: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Tham gia hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và gần đây nhất là Hiệp định thương mại
tư do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam gia
nhập sâu rộng vào sân chơi toàn cầu. Bên cạnh những ưu đãi về giảm thuế, các đối tác trong Hiệp
định FTA của Việt Nam đều thuộc nhóm những nước sử dụng công cụ phòng vệ thương mại (PVTM)
trên thế giới, do đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ bị các nước đối tác
trong Hiệp định FTA điều tra, áp dụng các biện pháp PVTM nhiều hơn. Chủ động ứng phó và vận dụng
hiệu quả các biện pháp PVTM là giải pháp giúp doanh nghiệp thoát khỏi các vụ kiện và đảm bảo giữ
vững thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành hàng.

Trong bối cảnh thương mại quốc tế đang có những diễn biến phức tạp, số vụ điều tra chống lẩn tránh
biện pháp PVTM, gian lận xuất xứ với hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng tăng. Theo Cục Phòng vệ
thương mại (Bộ Công Thương), tính từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đã bị điều tra tổng cộng gần 200 vụ
việc, riêng 5 năm trở lại đây đã có tới khoảng 100 vụ. Các thị trường điều tra nhiều nhất hàng hóa nhập
khẩu của Việt Nam là Hoa Kỳ (38 vụ), Ấn Độ (26 vụ), Thổ Nhĩ Kỳ (23 vụ), Australia (16 vụ), Canada (15 vụ),
EU (14 vụ) và Philippines (11 vụ)... Trong đó, biện pháp PVTM nhiều nhất là chống bán phá giá (107 vụ),
chống trợ cấp (21 vụ), tự vệ (38 vụ) và chống lẩn tránh (23 vụ). Bên cạnh đó, nhiều nước trong khu vực
như Indonesia, Thái Lan gần đây cũng có dấu hiệu đẩy mạnh các vụ kiện PVTM đối với hàng xuất khẩu
của Việt Nam. Nhiều dòng sản phẩm bị áp thuế bổ sung ở mức 25%, 35%, thậm chí lên tới từ 200-250%.
Các vụ việc PVTM đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây có những diễn biến
phức tạp. Nếu trước đây hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp PVTM là những mặt hàng có kim ngạch
xuất khẩu lớn thì nay những mặt hàng có kim ngạch nhỏ cũng phải đối mặt với các vụ kiện. Loại hàng
hóa bị khởi kiện cũng đa dạng hơn từ hàng nông, thủy sản cho đến sản phẩm công nghiệp chế biến, chế
tạo. Các vụ khởi xướng điều tra có thể bắt đầu với bị đơn là một hoặc một vài doanh nghiệp nhưng nguy
cơ thiệt hại cho cả ngành hàng là rất lớn.

Gia tăng áp dụng các biện pháp PVTM với hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua có thể kể đến một
số vụ như: Hoa Kỳ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với thép cán nguội và thép carbon chống mòn, tôm,
cá da trơn, pin năng lượng mặt trời; Australia điều tra chống bán phá giá với dây thép; Canada điều tra
chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm khớp nối bằng đồng của Việt Nam… Mới đây, việc
Việt Nam tham gia vào Hiệp định EVFTA có thị trường xuất khẩu tạo thặng dư thương mại lớn thứ 2 của
Việt Nam cũng được các nhà quản lý cảnh báo. Theo đó, ngoài những lợi ích về cắt giảm thuế sâu cho
hàng hóa xuất khẩu từ Hiệp định EVFTA mang lại thì về lâu dài, sự thâm hụt thương mại sâu hơn sẽ dễ
dẫn đến xu hướng gia tăng các biện pháp PVTM đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt,
trong số các nhóm hàng Việt Nam đang có kim ngạch xuất khẩu lớn vào thị trường châu Âu như điện
thoại, linh kiện điện tử; giày dép và dệt may thì mặt hàng giày mũ da và sợi đã từng có tiền lệ bị thị
trường này khởi xướng điều tra chống bán phá giá… Ngoài ra, nông sản và đồ gỗ là những mặt hàng xuất
khẩu thế mạnh của Việt Nam nhưng lại là nhóm ngành đang được thị trường châu Âu bảo hộ. Do đó,
trong tương lai khi Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này, cần cẩn trọng trong thực hiện quy
tắc xuất xứ và cân đối năng lực sản xuất với kim ngạch xuất khẩu để tránh bị các nước nhập khẩu áp
dụng các biện pháp PVTM.

1. Case study: Canada chính thức công bố không áp thuế chống trợ cấp và giảm thuế chống bán phá
giá đáng kể đối với sản phẩm tôn, nhôm mạ nhập khẩu từ Việt Nam.

Canada là nước có nền kinh tế mở và phụ thuộc rất nhiều vào thương mại quốc tế khi con số này đạt
ngưỡng 30% tổng GDP vào năm 2019. Cụ thể vào năm 2010, Canada nhập khẩu 50% và xuất khẩu 75%.

Ngoài ra Canada còn là nước có lượng xuất khẩu hàng nông sản lớn trên thế giới (6.5% đến 7.5% vào
những năm 2010)

Theo H-O Theorem thì USA là một nước Capital Abundance nghĩa là họ sẽ xuất khẩu những hàng hóa là
K-intensive nhưng điều này lại trái ngược với Leontief paradox khi nó đã chỉ ra rằng USA mới là nước
xuất khẩu labour và nhập khẩu capital do năng suất làm việc của người Mỹ cao hơn rất nhiều so với năng
suất làm việc của nhân công phần còn lại của thế giới vào thời điểm đó. (Lập luận) Và Canada là nước
xuất khẩu nhiều nhất mặt hàng nông sản sang Mỹ ( Mỹ là nước Labour abundance => Canada là nước
Captital abundance => capital rẻ => việc bỏ thuế đối với VN sẽ gây hậu quả bé đối với domestic của
Canada)

Nghiên cứu của Vanek (1963) đã chỉ ra rằng ngoài Labour và Capital thì cần xét thêm cả yếu tố natural
vào nữa

Từ những nghiên cứu và dự đoán của các nhà khoa học thì có thể chứng minh rằng Canada là nước
capital và natural abundance resources và sẽ import labour-intensive product.
Cụ thể từ tháng 11/2019, Canada sẽ điều chỉnh giảm thuế chống bán phá giá đáng kể so với quyết định
sơ bộ, có mức thuế chống bán phá giá giảm từ 36.3% đến 91.8% trong giai đoạn sơ bộ xuống còn 2.3%-
16.2% trong kết luận cuối cùng. Con số này ước tính sẽ còn giảm thêm sau khi Canada đánh giá thiệt hại
đối với ngành xuất khẩu trong nước, dự kiến sẽ ra kết luận cuối cùng vào tháng 11/2020

1.1.Các lợi ích đối với cả Canada và Việt Nam

1.1.1. Đối với Canada

Điều này liên quan trực tiếp đến tình trạng căng thẳng Canada – Mỹ và sự ảnh hưởng của dịch Covid 19
lên toàn thế giới.

+ Trong bối cảnh Covid 19, các nhà sản xuất nhôm của Canada buộc phải điều chỉnh sản lượng trong bối
cảnh nhu cầu của thị trường giảm sút mạnh nhưng Mỹ lại có những động thái đáp trả khi cho rằng đây là
chính sách để gia tăng xuất khẩu những mặt hàng khác của Canada. Cụ thể Mỹ đánh thuế 25% đối với
thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu, điều này đã dẫn đến khó khăn đè lên khó khẳn cho các bên trong
tiền trình đàm phán NAFTA 2.0.

 Canada đã xem xét tình trạng thiệt hại của nước mình và quyết định giảm bớt lượng sản xuất
nhôm trong nước, giảm mạnh thuế chống bán phá giá của mặt hàng nhôm Việt Nam trong cùng
thời kì với hai mục đích chính

+Sử dụng nhôm nhập khẩu từ Việt Nam để phục vụ sử dụng trong nội địa với mức giá rẻ do thuế gián
thu đã giảm => kích thich sản xuất của mặt hàng Oto do chỉ số bảo hộ người nhập khẩu nguyên liệu thô
t−aiti
tăng g= (ti giảm=> aiti tăng khiến tử số tăng nên g tăng) và điều này đã cho thấy rõ kết quả khi sự
1−a 1
tăng trưởng của ngành này đã đạt con số đáng mừng khi nó đã trở thành mặt hàng xuất khẩu nhiều thứ
hai của Canada ở mức 46.5 nghìn tỉ (11.9%) chỉ đứng sau các nguyên liệu thô như dầu và than đá.

+Sử dụng nhôm từ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ mặc dù đã bị đánh thuế cao nhưng vẫn phải đáp ứng
một lượng nhất định đã cam kết từ với WTO và hạn ngạch giữa Canada và Mỹ

+Giảm thiểu gánh nặng đè lên các nhà sản xuất nhôm nội địa do thuế nhập khẩu cao và do ảnh hưởng
của dịch Covid 19

1.1.2. Đối với Việt Nam

Điều này là một tín hiệu đáng mừng cho ngành xuất khẩu nhôm của Việt Nam do thành công dủa Bộ
công thương và các bộ ngành liên quan và các doanh nghiệp, hiệp hội trong quá trình xử lý vụ việc.

+ Các doanh nghiệp sản xuất nhôm đạt những kết quả vượt bậc do tăng năng suất và giải quyết được
lượng hàng tồn kho ứ đọng, giảm thiểu chi phí kho bãi do nhu cầu giảm sút từ ảnh hưởng của Covid-19

+ Ngân sách nhà nước được tăng lên do số lượng nhôm xuất khẩu tăng qua hình thức thuế xuất khẩu
dành cho mặt hàng nhôm => có thêm kinh phí để tăng phúc lợi xã hội

1.2.Quizz: Liệu Shopee có phải một hình thức kinh doanh bán phá giá trên sàn thương mại điện tử
hay không?
Nhắc đến shopee, nhiều người chắc hẳn sẽ thắc mắc về việc tại sao giá cả của chúng có thể rẻ hơn rất
nhều so với sản phẩm cùng chất lượng bán tràn lan tại các cửa hàng, liệu điều này có gây ảnh hưởng đến
thị phần hay loại bỏ các đối thủ cạnh tranh để chiếm thị phần hay không và liệu tình trạng này có được
coi là tình trạng bán phá giá hay không?

1.2.1 ĐÚNG

Ví dụ sản phẩm kẹp tóc có giá bán nội địa là 10k, trên shopee có giá bán 8k, và giá nhập khẩu từ TQ là 5k

Đối với trường hợp nhập khẩu từ nước ngoài, hành vi đó có thể coi là hành vi bán phá giá

1.2.2. SAI

Khi sản phảm được nhập từ nước ngoài về đảm bảo giá bé hơn hoặc bằng giá nội địa hoặc chỉ lớn hơn
dưới 2% biên độ giá nội địa nhưng vẫn có một số bên bán giá thấp hơn ngoài cửa hàng thì đây được coi
là tình trạng cạnh tranh về giá

Cụ thể, cùng một chiếc áo nhập từ TQ có mức giá 100k nhưng bên cửa hàng bán với giá 200k còn trên
shopee một số cửa hàng chỉ bán với giá 150k hoặc thấp hơn.

Đó là do cửa hàng còn phải chịu nhiều chi phí cố định nên buộc phải đẩy giá sp cao hơn

Đôi khi trên sàn TMĐT một số cửa hàng được nhà SX nước ngoài cấp cho 1 lô hàng có số lượng nhỏ với
giá rất thấp nên giá của họ cũng vì thế mà giảm xuống hay gọi là sale những số lượng chỉ rất có hạn

Do còn nhiều bất cập chạy thuế ở bên thuế quan khi những người nhập sp có thể chạy được thuế từ
quan hệ hay những nguồn nhập lậu.

Một số thì bán giá lỗ để chiếm thị phần rồi từ từ tăng giá lại, một số thì áp dụng các biện pháp bán hàng
đa kênh hay giảm tối đa chi phí dư thừa để giảm giá mà vẫn không lỗ lại chiếm được thị phần

2. Thuế chống trợ cấp: Việt Nam áp dụng thuế chống trợ cấp đôi với mặt hàng đường mía từ Thái
Lan

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp CBPG và CTC tạm
thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan. Mức thu thuế CBPG, CTC tạm thời đối với
đường thô có xuất xứ Thái Lan ở mức 33,88%. Mức thuế này sẽ được rà soát thường xuyên để bảo đảm
môi trường cạnh tranh công bằng nếu có biểu hiện chuyển mạnh từ NK đường tinh luyện, đường trắng
sang NK đường thô để lẩn tránh thuế CBPG, CTC ở mức cao hơn

Trải qua gần 5 tháng điều tra, kết quả điều tra cho thấy ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu
thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua. Một loạt các nhà máy đường đã phải đóng cửa, gây tác động
nghiêm trọng đến việc làm của người lao động. Cụ thể lượng nhập khẩu đường mía từ Thái Lan tăng
chóng mặt khi đạt con số lớn hơn cùng kì năm 2020 khoảng 80%. Ngoài ra vẫn còn một số trường hợp
lách hàng rào thuế khi theo các chứng từ ghi lại mức thuế này nhập khẩu từ một số doanh nghiệp Việt
Nam chỉ ở con số 5%

 Đứng trước những thiệt hại nặng nề về đường nội địa khi họ không thể cạnh tranh nổi với
đường mía từ Thái Lan, Bộ Công thương đã ban hành quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp đối
với mặt hàng này
2.1 Tại sao lại áp dụng thuế chống trợ cấp

- Để nông dân giữ cây mía và phát triển thêm diệc tích nuôi trồng, các nhà máy đường đã đưa ra mức giá
nội địa cao nhất từ trước đến nay gây hậu quả nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng và của
chính những nhà sản xuất đường nội địa.

- Đường nhập khẩu lách thuế quan qua nhiều con đường như luồn qua các khối ASEAN để vào Việt nam,
xuất khẩu đường tạo từ các chất tạo ngọt không phải từ mía để cung cấp cho các nhà máy sản xuất nước
ngọt với giá bị đánh thuế rất rẻ khiến đường nội địa không thể cạnh tranh

- Chính phủ Thái Lan chi 2-3tr USD cho công tác nghiên cứu giống mía để bàn giao miễn phí cho nhà máy
và nông dân. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng hỗ trợ 1-2% lãi xuất để nông dân đầu tư máy móc sản xuất,
triển khai chính sách miễn thuế nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu. Hàng năm có ít nhất 1.3 tỉ USD mà
Chính phủ Thái Lan trợ cấp cho ngành mía đường để xuất khẩu

- Giá xuất của đường mía Thái sang VN chỉ ở con số 334USD/ tấn thấp hơn giá nội địa Thái 755USD/tấn
và rẻ hơn cả chi phí sx đường ở VN là 410USD/tấn

2.2 Lợi ích từ việc áp dụng thuế chống trợ cấp này

- Khẳng định lại sức cạnh tranh của mía đường và đường nói chung của Việt Nam

- Mang lại công ăn việc làm cho nông dân trồng mía và các nhà máy đường đã bị đóng cửa

- tăng năng suất và chất lượng đường nội địa

- Thị phần nội địa tăng mạnh

3. Thuế tự vệ: Việt Nam áp thuế tự vệ lên thép dài và phôi nhập khẩu.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 918/QĐ-BCT gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản
phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn là 3 năm.

Mức thuế áp dụng lần lượt gồm: Từ ngày 22/3/2020 đến ngày 21/3/2021, phôi thép là 15,3%; thép dài là
9,4%. Từ ngày 22/3/2020 đến ngày 21/3/2021, phôi thép là 13,3%; thép dài là 7,9%. Từ ngày 22/3/2022
đến ngày 21/3/2023, phôi thép là 11,3%; thép dài là 6,4% so với 45% ở cả 2 mặt hàng vào năm 2015. Từ
ngày 22/3/2023 trở đi, mức thuế là 0% với cả phôi thép và thép dài nếu không gia hạn. Biện pháp tự vệ
có thể được gia hạn nếu cơ quan điều tra xác định việc gia hạn là cần thiết để ngăn chặn hoặc khắc phục
thiệt hại nghiêm trọng của ngành sản xuất trong nước và ngành sản xuất trong nước đang có những
điều chỉnh theo kế hoạch.

3.1.Tại sao Bộ công thương lại ban hành áp dụng thuế tự vệ lên thép dài và phôi nhập khẩu

- Muốn bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước

- Do những bất cập trong công cuộc xây dựng các tuyến đường sắt trên cao và sau khi đưọc trợ
cấp bằng nguồn vốn viện trợ chính thức ODA từ chính phủ Nhật Bản với cam kết hoàn thiện
tuyến đường sắt trên cao ở cả Hà Nội lẫn thành phố Hồ Chí Minh trước năm 2025 nên nhu cầu
về vật liệu xây dựng tăng cao nên việc đánh thuế tự vệ lên các sản phẩn thép nhập khẩu sẽ là cơ
hội cho những nhà sản xuất thép nội địa ở Việt Nam như VNSTEELS, Hòa phát, Pomina,
NatsteelVina, Thép Úc SSE, Thép Việt Đức và CTCP B.C.H có khả năng tiếp cận với những công
nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng thép nội địa trong hoàn cảnh hội nhập và covid 19

- VIệc nhập khẩu thép từ nước ngoài quá nhiều sẽ dẫn đến những thiệt hại lớn đối với xã hội và
các nhà sản xuất nội địa khiến họ dần mất thị phần trong quốc gia.

3.2 Lợi ích đối với Việt Nam

- Sau khi ra quyết định đánh thuế tự vệ 45% lên thép dài và phôi thép nhập khẩu thì đã có rất nhiều
doanh nghiệp thép ở VN như Hòa Phát, Pomina,… đã lên kiến nghị với Bộ Công thương do đánh phôi
thép là raw material. Việc đánh thuế raw material sẽ khiến chi phí sản xuất tăng cao. Nói cách khác, việc
áp dụng thuế tự vệ lên các sản phẩm sẽ đều mang lại lợi ích và tác hại nhất định nhưng mục tiêu chính là
cạnh tranh bình đẳng.

=> Lợi ích dành cho xã hội và người tiêu dùng và người sản xuất thép nội địa trên tầm nhìn dài hạn sẽ
được củng cố và phát triển còn trong ngắn hạn thì các nhà sản xuất vẫn phải chịu một bất lợi nhất định.

You might also like