You are on page 1of 14

Bài tập phân tích

1/ Tính pH và thành phần cân bằng trong dung dịch thu được khi trộn 50,00
ml dung dịch NH3 2,40.10-3M với 50,00 ml dung dịch H2SO4 2,00.10-3M.
Cho: pKa(HSO4-) =1,99 pKa(NH4+) = 9,24
2/ Tính pH trong hỗn hợp gồm H3AsO4 0,010 M và NaHSO4 0,010 M. Cho:
pKa(HSO4-) =1,99 pKai(H3AsO4) = 2,13; 6,94; 11,5
3/ a) Tính độ điện li của H3PO4 khi thêm 6,00 ml dung dịch NaOH 0,024 M
vào 24,00 ml dung dịch H3PO4 0,020 M.
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,024 M cần để trung hoà 24,00 ml dung
dịch H3PO4 trên đến pH1 =7,21 và pH2 = 9,77. Cho: pKai(H3PO4) = 2,15;
7,21; 12,32
4/ Tính pH và thành phần cân bằng trong dung dịch A thu được khi trộn 10,00
ml dung dịch H2SO4 0,0200 M với 10,00 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,0200 M.
Biết: pKa(HSO4-) =1,99 lg*FeOH2+ = -2,17.
5/ a)Tính pH và thành phần cân bằng trong dung dịch A thu được khi trộn
10,00 ml dung dịch H2S 0,100 M với 10,00 ml dung dịch NH4Cl 1,00 M.
b)Tính thể tích dung dịch NaOH 0,100 M cần thêm vào 10,00 ml dung dịch A
để pH = 7,00. Cho biết: pKa(NH4+) = 9,24 pKai(H2S) = 7,02; 12,92
6/ Trộn 10,00 ml dung dịch NaOH 0,2000 M vào 10,00 ml dung dịch A chứa
KCN 0,0400 M, NH3 0,0800 M, NH4Cl 0,1200 M và HCN 0,0800 M thu
được dung dịch B.
a. Tính pH dung dịch A.
b. Tính thành phần cân bằng trong dung dịch B.
c. Tính số mg axit HCOOH cần thêm vào dung dịch B để thu được dung dịch
có pH = 7,00. (Coi thể tích dung dịch không đổi khi thêm HCOOH). Cho biết:
pKa(NH4+) = 9,24 pKa(HCN) = 9,35 pKa(HCOOH) = 3,75
7/ Trộn 10,00 ml dung dịch NaOH 0,1002 M với 10,00 ml dung dịch
NaHCO3 0,1000 M (dung dịch B).
a) Tính pH và nồng độ cân bằng các cấu tử trong dung dịch B.
b) Tính pH của dung dịch khi thêm 5,00 ml HCl 4,10.10-1 M vào dung dịch
B. Biết : pKai(H2CO3) = 6,35; 10,33 độ tan của CO2 trong nước LCO2=
3.10-2 M.
8/ 1/ Tính pH của dung dịch khi pha loãng 20,00 ml dung dịch Na3PO4 0,105
M với 10,00 ml nước cất.
2/ Thêm 10,00 ml NaOH 0,030 M vào dung dịch A chứa 20,00 ml Na3PO4
0,105 M và 10,00 ml HCl 0,210 M.
a- Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên.
b- Xác định thành phần giới hạn và tính pH của hệ. Cho : pKai(H3PO4) =
2,15; 7,21; 12,32
9/ Hoà tan 0,477g Na2CO3 tinh khiết bằng 450 ml hỗn hợp HCl, HNO3¬ có
pH = 2, sau đó chuyển hỗn hợp thu được vào bình định mức 500 ml và định
mức bằng nước cất, thu được 500 ml dung dịch A.
a)Thiết lập biểu thức tính pH và tính pH của dung dịch A. Tính thành phần
cân bằng của dung dịch A. Biết: CHCl : CHNO3 = 1: 2
b)Tính thể tích hỗn hợp HCl, HNO¬3 và thể tích nước cần dùng để hoà tan
0,477g Na¬2CO3 thành 1 lít dung dịch có pH = 6,35 Biết: pKai(H2CO3) =
6,35; 10,33
10/ Dung dịch axit HA sau khi pha loãng gấp đôi thì có độ điện li là 0,707%
a) Hãy xác định độ điện li của axit HA ban đầu
b)Trộn 50,00 ml dung dịch HA ban đầu với 50,00 ml dung dịch NaOH
2,4.10-2 M thì thu được hỗn hợp có pH=12. Hãy tính hằng số Ka của axit HA
và pH của dung dịch HA ban đầu.
11/
Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 20 ml KCN 0,25 M với 30 ml dung
dịch NH3 0,1667 M.
Cho biết pKa(NH4+) = 9,24 pKa(HCN) = 9,35
12/
a) Tính pH của dung dịch NaF 2.4.10 -3 M (dung dịch A).
Cho biết: pKHF=3,17
b)Tính thể tích dung dịch HCl 0,03 M cần thêm vào 100 ml dung dịch A để
thu được dung dịch có pH=3,3.
13/
a) Trộn 10 ml dung dịch NaOH 0,02 M với 40 ml dung dịch HAc 5.10-2 M
thu được dung dịch A. Tính pH và nồng độ cân bằng của các cấu tử trong
dung dịch A .
Cho pKa(HAc) = 4,76
b)Tính số mg CH3COONa cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 5.10-2M để
thu được dung dịch có pH bằng pH của dung dịch A. Coi thể tích không thay
đổi khi thêm CH3COONa.
14/
a)Tính pH của dung dịch NH4HSO4 0,10 M. Cho biết: pKa(NH4+) = 9,24
pKa(HSO4-) =1,99
b)Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5 M cần thêm vào 50 ml dung dịch A để
được dung dịch có pH=9,24.
15/
Trộn 10 ml dung dịch Na2CO3 1M với 10 ml dung dịch NH3 2M. Tính pH
của hỗn hợp thu được sau khi trộn.
Cho biết: pKa(NH4+) = 9,24 pKai(H2CO3) = 6,35; 10,33
16/
a) Tính cân bằng và pH của dung dịch A thu được khi trộn 10 ml dung dịch
KCN 0,036 M với 20 ml dung dịch HCl 0,015 M.
Cho biết: pKa(HCN) = 9,35
b) Tính nồng độ của dung dịch NaOH để khi thêm 10 ml dung dịch này vào
10 ml dung dịch A thu đươc dung dịch có pH=10
17/
a) Tính hằng số phân li axit của axit HA, biết rằng thế của điện cực Platin (ở
250C) nhúng trong dung dịch X gồm VO 0,25 M; V3+ 0,050 M và HA 0,10
M là 0,674 V.
b) Hãy biểu diễn sơ đồ pin được ghép bởi điện cực Pt nhúng trong dung dịch
X và điện cực Calomen có CKCl = 0,10 M. Viết phản ứng xảy ra khi pin hoạt
động.
Cho: E0Hg2Cl2/2Hg=0,282V; E0VO2+/VO2+ =1,00V; E0VO2+/V3+
=0,359V
18/
Tính [Fe2+], [ ] trong dung dịch thu được khi trộn 30,00 ml dung dịch KI
0,10 M với 20,00 ml hỗn hợp X gồm FeCl3 0,20 M và NaF 1 M ở pH = 5,00.
Cho: E0 Fe3+/Fe2+=0,771V; E0 I3-/3I- = 0,5355V; pKa(HF) =3,17; lg*
FeOH2+ = -2,17 ; lg* FeOH+ = -5,92 ; lg FeFi(3-i)+ = 5,18; 9,07; 13,10
19/
Tính thế điện cực của điện cực Pt nhúng trong dung dịch và nồng độ cân
bằng các cấu tử khi thêm 9,00 ml, 10,00 ml, 11,00 ml dung dịch KMnO4
0,010 M vào dung dịch.20,00 ml dung dịch FeSO4 0,020 M ở pH = 0.
Cho E0 Fe3+/Fe2+ =0,771V E0 MnO4-/Mn2+ =1,510V
20/
a)Tính thế oxi hoá khử tiêu chuẩn của các cặp oxi hoá khử Ag4Fe(CN)6/Ag;
Fe(CN)63-/Fe(CN)64-.
b)Tính thành phần cân bằng trong hệ thu được khi lắc bột Ag trong 100 ml
dung dịch K3Fe(CN)6 2M . Thêm vào dung dịch thu được 16,6 mg KI thì có
hiện tượng gì xảy ra. (Coi thể tích dung dịch không đổi khi thêm KI).
Cho pKs(Ag4Fe(CN)6) =44,07 pKsAgI = 16 lg Fe(CN)63- =42 E0
Fe3+/Fe2+=0,771V E0 Ag+/Ag=0,799V E0I3-/3I- = 0,5335 V
21/
Tính thế oxi hoá - khử tiêu chuẩn điều kiện của cặp Co(III)/Co(II) trong dung
dịch khi có dư NH3. Giải thích tại sao khi có NH3 thế tiêu chuẩn thực lại
giảm đi so với thế tiêu chuẩn.
Cho: lg Co(NH3)63+ = 35,16; lg Co(NH3)62+ = 4,39; E0 Co3+/Co2+=1,84V
22/
Tính thế oxi hoá - khử tiêu chuẩn điều kiện của cặp Fe(III)/Fe(II) trong điều
kiện khi dung dịch có dư ion florua F-. Giải thích tại sao khi có F- thế tiêu
chuẩn thực lại giảm đi so với thế tiêu chuẩn.
Cho: lg FeF63- =16,0; E0 Fe3+/Fe2+=0,771V
23/
Trộn 10,00 ml dung dịch KMnO4 0,160 M với 10,00 ml dung dịch hỗn hợp
A gồm NaCl 0,40M và NaBr 0,40 M thì thu được dung dịch B
a) Tính nồng độ cân bằng của các cấu tử trong hệ khi thêm 5,00 ml hỗn hợp
CH3COOH 2,00 M và HCl 0,040 M vào 5,00 ml dung dịch B
b) Nếu thêm tiếp 5,00 ml HCl 2 M vào sản phẩm của phần (a) thì có hiện
tượng gì xảy ra? Vì sao? Biết: Eo MnO4-/ Mn2+ = 1,51 V; Eo Cl2 / 2Cl- =
1,359 V EoBr2/ 2Br- = 1,085 V; pKaCH3COOH = 4,76
24/
a)Tính cân bằng trong dung dịch H2O2 0,001 M, KI 0,1 M và HCl 1 M ở 30
độ C và thế của điên cực Platin nhúng trong dung dịch này.
b)Tính sức điện động của pin tạo bởi điện cực trên và điện cực Calomen 0,1
M.
Cho biết: E0 H2O2/H2O =1,77V; E0I 3-/3I- = 0,535V
25/
Tính thế của điện cực bạc nhúng trong dung dịch thu được sau khi trộn 10 ml
dung dịch AgNO3 0.02 M với 10 ml dung dịch đệm NH3 + NH4Cl có
CNH4+ + CNH3= 0,2M.
Cho: pH=10 và E0Ag+/Ag=0,799V đối với phức Ag+-NH3 có lg 1=3,32; lg
2=7,23.
26/
Trộn 30 ml dung dịch Fe(NO3)3 0,20 M với 10 ml dung dịch SnCl2 0,10 M ở
pH=0. Hãy tính hằng số cân bằng của phản ứng.Tính thế của điện cực Pt
nhúng trong hỗn hợp thu được.
Cho biết: E0 Fe3+/Fe2+=0,771V E0Sn4+/Sn2+=0,771V t=250C
27/
Trộn 50 ml dung dịch Ce4+ 0,20 M với 50 ml dung dịch Fe2+ 0,10 M ở pH =
0
- Tính hằng số cân bằng của phản ứng.
- Tính cân bằng của dung dịch thu được.
-Tính thế của điện cực Pt nhúng trong dung dịch thu được.
Cho biết ở 250C E0Fe3+/Fe2+=0,771V E0Ce4+/Ce3+=1,44V
28/
Tính % Thiếc (II) còn lại trong dung dịch khi lắc một mẫu Cadimi kim loại
với 10 ml dung dịch Sn2+ 0,01 M cho đến cân bằng.
Cho biết ở 250C: E0Sn2+/Sn= - 0,141V ; E0Cd2+/Cd= - 0,402V
29/
Phản ứng giữa AgNO3 với KCl trong dung dịch tạo thành kết tủa AgCl và
giải phóng năng lượng. Ta có thể tạo ra một tế bào điện hoá (pin) sinh công
điện nhờ phản ứng đó.
a) Viết công thức của tế bào điện hoá theo quy tắc IUPAC và các nửa phản
ứng điện cực tại anot và catot.
b) Tính của phản ứng kết tủa AgCl và E của tế bào điện hoá. Cho: TAgCl ở
250C bằng 1,6. 10 –10 .
30/
Điện phân 50 ml dung dịch HNO3 có pH = 5,0 với điện cực than chì trong 30
giờ, dòng điện 1A.
a) Viết nửa phản ứng tại các điện cực và phương trình phản ứng chung.
b) Tính pH của dung dịch sau khi điện phân.
c) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,0001 mol/L cần để trung hòa dung dịch
sau khi điện phân.
d) Hãy cho biết nên dùng chất chỉ thị nào để xác định điểm dừng của phản
ứng trung hòa.
Coi khối lượng riêng của dung dịch HNO3 loãng là 1 g/ml
31/
Dung dịch A gồm AgNO3 0,050 M và Pb(NO3)2 0,100 M.
1. Tính pH của dung dịch A.
2. Thêm 10,00 ml KI 0,250 M và HNO3 0,200 M vào 10,00 ml dung dịch A.
Sau phản ứng người ta nhúng một điện cực Ag vào dung dịch B vừa thu được
và ghép thành pin (có cầu muối tiếp xúc hai dung dịch) với một điện cực có
Ag nhúng vào dung dịch X gồm AgNO3 0,010 M và KSCN 0,040 M.
a) Viết sơ đồ pin .
b) Tính sức điện động E pin tại 250C .
c) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi pin hoạt động.
d) Tính hằng số cân bằng của phản ứng .
Cho biết : Ag+ + H2O AgOH + H+ (1) ; K1= 10 –11,70
Pb2+ + H2O PbOH+ + H+ (2) ; K2= 10 –7,80
Chỉ số tích số tan pKs : AgI là 16,0 ; PbI2 là 7,86 ; AgSCN là 12,0 .
3. Epin sẽ thay đổi ra sao nếu: a) thêm một lượng nhỏ NaOH vào dung dịch B
; b) thêm một lượng nhỏ Fe(NO3)3 vào dung dịch X?
32/
Có các dung dịch (bị mất nhãn) : a) BaCl2 ; b) NH4Cl ; c) K2S ; d)
Al2(SO4)3 ; e) MgSO4 ; g) KCl ; h) ZnCl2 . Được dùng thêm dung dịch
phenolphtalein (khoảng pH chuyển màu từ 8 - 10) hoặc metyl da cam (khoảng
pH chuyển màu từ 3,1 - 4,4).
Hãy nhận biết mỗi dung dịch trên, viết các phương trình ion (nếu có) để giải
thích.
33/
Hoàn thành phương trình phản ứng a) , b) sau đây. Cho biết các cặp oxi hoá -
khử liên quan đến phản ứng và so sánh các giá trị Eo của chúng.
a) Zn[Hg(SCN)4] + IO3- + Cl- ICl + SO42- + HCN + Zn2+ + Hg2+
b) Cu(NH3)m2+ + CN- + OH- Cu(CN)2- + CNO- + H2O
34/
Dung dịch X có chất tan là muối M(NO3)2 . Người ta dùng 200ml dung dịch
K3PO4 vừa đủ phản ứng với 200ml dung dịch X, thu được kết tủa M3(PO4)2
và dung dịch Y. Khối lượng kết tủa đó (đã được sấy khô) khác khối lượng
M(NO3)2 ban đầu là 6,825 gam.
Điện phân 400 ml dung dịch X bằng dòng điện I = 2 ampe tới khi thấy khối
lượng catốt không tăng thêm nữa thì dừng, được dung dịch Z. Giả thiết sự
điện phân có hiệu suất 100%.
Hãy tìm nồng độ ion của dung dịch X, dung dịch Y, dung dịch Z. Cho biết
các gần đúng phải chấp nhận khi tính nồng độ dung dịch Y, dung dịch Z.
35/
Biết thế oxi hóa khử tiêu chuẩn:
Eo Cu2+/Cu+ = +0,16 V Eo Fe3+/Fe2+ = +0,77 V
Eo Cu+/Cu = +0,52 V Eo Fe2+/Fe = -0,44 V
Hãy cho biết hiện tượng gì xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Cho bột sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3 0,5M.
b) Cho bột đồng vào dung dịch CuSO4 1M.
36/
Dung dịch X gồm Na2S 0,010M, KI 0,060M, Na2SO4 0,050M.
a) Tính pH của dung dịch X.
b) Thêm dần Pb(NO3)2 vào dung dịch X cho đến nồng độ 0,090M thì thu
được kết tủa A và dung dịch B.
- Cho biết thành phần hoá học của kết tủa A và dung dịch B.
- Tính nồng độ các ion trong dung dịch B (không kể sự thuỷ phân của các ion,
coi thể tích dung dịch không thay đổi khi thêm Pb(NO3)2).
- Nhận biết các chất có trong kết tủa A bằng phương pháp hoá học, viết các
phương trình phản ứng (nếu có).
c) Axit hoá chậm dung dịch X đến pH = 0. Thêm FeCl3 cho đến nồng độ
0,10M.
- Tính thế của cực platin nhúng trong dung dịch thu được so với cực calomen
bão hoà (Hg2Cl2/2Hg,2Cl-).
- Biểu diễn sơ đồ pin, viết phương trình phản ứng xảy ra tại các điện cực và
phản ứng tổng quát khi pin hoạt động.
Cho: pK axit: H2S pK1 = 7,00 , pK2 = 12,90 ; HSO4- pK=2,00
Tích số tan: PbS = 10-26 ; PbSO4 = 10-7,8 ; PbI2 = 10-7,6. Eo Fe3+/Fe2+ =
0,77 V ; Eo S/H2S = 0,14V ; Eo I2/2I- = 0,54V ; Ecal bão hoà = 0,244V
37/
Cho dòng điện 0,5A đi qua dung dịch muối của một axit hữu cơ trong 2 giờ.
Kết quả sau quá trình điện phân là trên catôt tạo ra 3,865 gam một kim loại và
trên anôt có khí etan và khí cacbonic thoát ra.
1. Cho biết muối của kim loại nào bị điện phân? Biết rằng 5,18 gam của kim
loại đó đẩy được 1,59 gam Cu từ dung dịch đồng sunfat.
2. Cho biết muối của axit hữu cơ nào bị điện phân?
3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trên các điện cực.
38/
Trong phòng thí nghiệm có các dung dịch bị mất nhãn: AlCl3, NaCl, KOH,
Mg(NO3)2, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3. Dùng thêm một thuốc thử, hãy
nhận biết mỗi dung dịch. Viết các phương trình phản ứng (nếu có).
39/
Dung dịch bão hòa H2S có nồng độ 0,100 M. Hằng số axit của H2S: K1 = 1,0
 107 và K2 = 1,3  1013
a) Tính nồng độ ion sunfua trong dung dịch H2S 0,100 M khi điều chỉnh pH =
2,0.
b) Một dung dịch A chứa các cation Mn2+, Co2+, và Ag+ với nồng độ ban
đầu của mỗi ion đều bằng 0,010 M. Hoà tan H2S vào A đến bão hoà và điều
chỉnh pH = 2,0 thì ion nào tạo kết tủa. Cho: TMnS = 2,5  1010 ; TCoS =
4,0  1021 ; TAg2S = 6,3  1050
40/ Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C màu vàng cam. Cho
0,1 mol hợp chất C phản ứng với CO2 (dư) tạo thành hợp chất D và 2,4 gam
B. Hòa tan hoàn toàn D vào nước, dung dịch D phản ứng hết 100 mL dung
dịch HCl 1 M giải phóng 1,12 L khí CO2 (đktc). Hãy xác định A, B, C, D và
viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết hợp chất C chứa 45,07 % B theo
khối lượng; hợp chất D không bị phân tích khi nóng chảy
41/
Phản ứng giữa AgNO3 với KCl trong dung dịch tạo thành kết tủa AgCl và
giải phóng năng lượng. Ta có thể tạo ra một tế bào điện hoá (pin) sinh công
điện nhờ phản ứng đó.
a ) Viết công thức của tế bào điện hoá theo quy tắc IUPAC và các nửa phản
ứng điện cực tại anot và catot.
b) Tính G của phản ứng kết tủa AgCl và E của tế bào điện hoá. Cho: TAgCl ở
25OC bằng 1,6.
42/
Điện phân 50 mL dung dịch HNO3 có pH = 5,0 với điện cực than chì trong
30 giờ, dòng điện 1A.
a) Viết nửa phản ứng tại các điện cực và phương trình phản ứng chung.
b) Tính pH của dung dịch sau khi điện phân.
c) Tính thể tích dung dịch NaOH 0,0001 mol/l cần để trung hòa dung dịch sau
khi điện phân.
d) Hãy cho biết nên dùng chất chỉ thị nào để xác định điểm dừng của phản
ứng trung hòa.
Coi khối lượng riêng của dung dịch HNO3 loãng là 1 g/ml
43/
Một bình điện phân chứa dung dịch NaOH (pH=14) và một bình điện phân
khác chứa dung dịch H2SO4 (pH = 0) ở 298K. Khi tăng hiệu điện thế từ từ ở
hai cực mỗi bình người ta thấy có khí giống nhau thoát ra ở cả hai bình tại
cùng điện thế.
1. Giải thích hiện tượng trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ở mỗi
bình (không xét sự tạo thành H2O2 và H2S2O8).
2. Tính hiệu điện thế tối thiểu phải đặt vào hai cực mỗi bình để cho quá trình
điện phân xảy ra.
3. Người ta muốn giảm pH của dung dịch NaOH xuống còn 11. Có thể dùng
NH4Cl được không? Nếu được, hãy giải thích và tính khối lượng NH4Cl phải
dùng để giảm pH của 1 lít dung dịch NaOH từ 14 xuống còn 11.
4. Khi pH của dung dịch NaOH bằng 11, thì hiệu điện thế tối thiểu phải đặt
vào hai cực của bình điện phân để cho quá trình điện phân xảy ra là bao
nhiêu? Cho biết: Eo = 0,4 V ; Eo = 1,23 V ; pKb (NH3) = 4,75
44/
Một dung dịch có ba chất HCl, BaCl2, FeCl3 cùng nồng độ 0,0150M. Sục
khí CO2 vào dung dịch này cho đến bão hoà. Sau đó thêm từ từ NaOH vào
dung dịch đến nồng độ 0,120M. Cho biết: nồng độ CO2 trong dung dịch bão
hoà là 3.10-2M; thể tích của dung dịch không thay đổi khi cho CO2 và NaOH
vào; các hằng số: pKa của H2CO3 là 6,35 và 10,33; pKs của Fe(OH)3 là 37,5
và của BaCO3 là 8,30; pKa của Fe3+ là 2,17.
Tính pH của dung dịch thu được.
45/
Muối KClO4 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch KClO3. Thực tế
khi điện phân ở một điện cực, ngoài nửa phản ứng tạo ra sản phẩm chính là
KClO4 còn đồng thời xẩy ra nửa phản ứng phụ tạo thành một khí không màu.
Ở điện cực thứ hai chỉ xẩy ra nửa phản ứng tạo ra một khí duy nhất. Hiệu suất
tạo thành sản phẩm chính chỉ đạt 60%.
1. Viết ký hiệu của tế bào điện phân và các nửa phản ứng ở anot và catot.
2. Tính điện lượng tiêu thụ và thể tích khí thoát ra ở điện cực (đo ở 250C và
1atm) khi điều chế được 332,52g KClO4.
46/
1. Trong không khí dung dịch natri sunfua bị oxi hoá một phần để giải phóng
ra lưu huỳnh. Viết phương trình phản ứng và tính hằng số cân bằng. Cho:
E0(O2/H2O) = 1,23V; E0(S/S2-) = - 0,48V; 2,3 RT/F ln = 0,0592lg
2. Giải thích các hiện tượng sau: SnS2 tan trong (NH4)2S; SnS không tan
trong dung dịch (NH4)2S nhưng tan trong dung dịch (NH4)2S2.
47/
Một dung dịch monoaxit HA nồng đô ̣ 0,373% có khối lượng riêng bằng 1,000
g/ml và pH = 1,70. Khi pha loãng gấp đôi thì pH = 1,89.
1. Xác định hằng số ion hóa Ka của axit.
2. Xác định khối lượng mol và công thức của axit này. Thành phần nguyên tố
của axit là: hiđro bằng 1,46%, oxi bằng 46,72% và một nguyên tố chưa biết X
(% còn lại).
48/
Khi phân tích nguyên tố các tinh thể ngậm nước của một muối tan A của kim
loại X, người ta thu được các số liệu
Theo dõi sự thay đổi khối lượng của A khi nung nóng dần lên nhiệt độ cao,
người ta thấy rằng, trước khi bị phân hủy hoàn toàn, A đã mất 32% khối
lượng.
Trong dung dịch nước, A phản ứng được với hỗn hợp gồm PbO2 và HNO3
(nóng), với dung dịch BaCl2 tạo thành kết tủa trắng không tan trong HCl.
Hãy xác định kim loại X, muối A và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Biết X không thuộc họ Lantan và không phóng xạ.
49/
Có một túi bột màu là hỗn hợp của 2 muối không tan trong nước. Để xác
định thành phần của bột màu này, người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
Bột màu + HCl đặc, to
Dung dịch B
Chia B thành 3 phần
Phần 1 + Na2S → Kết tủa trắng C
Phần 2 + K4[Fe(CN)6¬] → Kết tủa trắng D
Phần 3 + giấy tẩm Pb(CH3COO)2 → Kết tủa đen E
Cặn bột trắng
Cặn bột trắng + Na2CO3 (bão hoà)
→ Dung dịch F + kết tủa trắng G
F + BaCl¬2, HCl → Kết tủa trắng H
G + CH3COOH (đặc) → Dung dịch I
Chia I thành 2 phần
Phần 1 + CaSO4(bão hoà), HCl → Kết tủa trắng H
Phần 2 + K2CrO4, NaOH (dư) → Kết tủa vàng K
Cho biết thành phần của bột màu và viết phương trình ion thu gọn của các
phản ứng xảy ra.
50/
Dung dịch A gồm Fe(NO3)3 0,05 M; Pb(NO3)2 0,10 M; Zn(NO3)2 0,01 M.
1. Tính pH của dung dịch A.
2. Sục khí H2S vào dung dịch A đến bão hoà ([H2S] = 0,10 M), thu được hỗn
hợp B. Những kết tủa nào tách ra từ hỗn hợp B?
3. Thiết lập sơ đồ pin bao gồm điện cực chì nhúng trong hỗn hợp B và điện
cực platin nhúng trong dung dịch CH3COONH4 1 M được bão hoà bởi khí
hiđro nguyên chất ở áp suất 1,03 atm. Viết phản ứng xảy ra trên từng điện cực
và phản ứng trong pin khi pin làm việc

Câu 1: Tính pH của các dung dịch sau:


a) 0,1M HCl và 0,1M CH3COOH
b) Dung dịch 5% HCl và 5% CH3COOH, ddd = 1,1 g/ml
c) Dung dịch chứa 7 g/l HCl và 7 g/l CH3COOH
Câu 2: Dung môi pyridin (C5H5N) là một baz yếu (đây là chất gây ung thư,
có mùi hắc khó chịu)
Viết phương trình phân ly của pyridin trong nước.
Tính nồng độ cân bằng của ion pyridinium (C5H5NH+) và pH của dung dịch
nước chứa 0,005 mol ammoniac và 0,005 mol pyridine trong 200 ml.
Cho biết: Kb của ammoniac = 1,8.10- 5; Kb của pyridin là 1,5.10– 9
Câu 3 : a) Tính pH dung dịch CH3COOH 0,001 M.
b). Nếu thêm 10 g CH3COONavào 1 lít dung dịch CH3COOH
0,001M nói trênthì pHdung dịch thu được sẽ bằng bao nhiêu? (Khi tính bỏ
qua sự tăng thể tích dung dịch)
Cho: pKCH3COOH = 4,75
Câu 4: Tính pH của dung dịch thu được khi thêm 0,102 gam CH3COONa vào
100 ml dung dịch CH3COOH 0,0375M. Biết pKa = 4,75.
Câu 5: Tính pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn
a) 50 ml KH2PO4 0,1M và 25 ml K2HPO4 0,2M. Biết H3PO4 có
pK1 = 2,16; pK2 = 7,13; pK3 = 12,3.
b) 30 ml Na2CO3 0,1M và 15 ml NaHCO3 0,1M. Biết H2CO3 có
pK1 = 6,32; pK2 = 10,32.
Câu 6: Phải thêm vào 100 ml HCOOH 0,2M bao nhiêu gam natri fomat rắn
HCOONa để có dung dịch đệm với pH = 4,3. Biết pKHCOOH = 3,77.
Câu 7: Cần thêm bao nhiêu gam NH4Cl vào 250 ml dung dịch NH4OH 0,300
M để thu được dung dịch đệm có pH = 9? Cho biết pKNH4OH = 4,75.
Câu 8 : a)Tính pH của dung dịch chứa 80 ml NaOH 0,04 M và 20 ml
HCOOH 0,10 M.
b)Cần thêm bao nhiêu ml NaOH 0,04 M vào 20 ml dung dịch HCOOH
0,10 M để thu được dung dịch có pH = 3,74?
Biết rằng: pKHCOOH = 3,74.
Câu 9: Cần bao nhiêu gam CH3COONa hòa tan trong 50 ml dung dịch
CH3COOH 0,04M để được pH = 5,43.
Câu 10: Tính pH của dung dịch chứa NH4Cl 0,01M và NH3 0,1M. Biết Ka=
1,75.10-3
Câu 11: Chỉ thị Metyl đỏ sẽ có màu gì trong các dung dịch sau:
KCN 10– 4 M; b) NH4Cl 0,02 M; c) CH3COONH4 0,05 M
Biết rằng:
pKHCN = 9,21; pKCH3COOH = 4,75; pKNH4OH = 4,75
Khoảng pH chuyển màu của Metyl đỏ là 4,4 ÷ 6,2
(dạng axit có màu đỏ; dạng bazơ có màu vàng)
Câu 12: Tính pH của dung dịch HCl nếu như định phân 0,104 gam Na2CO3
với chỉ thị metyl da cam (pT = 4) thì tốn mất 25,14 ml dung dịch HCl đó.
Câu 14: Để trung hòa 0,5 gam hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 tới CO2 cần 39,5
ml dung dịch HCl 0,2N. Xác định % Na2CO3 trong hỗn hợp. Biết rằng trong
hỗn hợp đó không chứa các chất khác nữa.
Câu 15: Trung hòa 0,2 gam axit hữu cơ ở thể rắn cần 31,7 ml dung dịch KOH
0,1N. Tính đương lượng gam của axit đó và xác định đó là chất gì?
Câu 16: Chuẩn độ dung dịch HNO3 0,02 M bằng dung dịch NaOH có cùng
nồng độ.
Tính bước nhảy pH của đường chuẩn độ.
Cần dùng chỉ thị có pT bằng bao nhiêu để sai số chỉ thị không quá 0,1 %?
Câu 17 :Chuẩn độ HCOOH 0,1 M bằng dung dịch NaOH 0,1 M.
Tính pH tại điểm tương đương của phép chuẩn độ
Tính bước nhảy pH của đường định phân.
Có nên dùng Metyl đỏ (pT = 5) làm chỉ thị cho phép chuẩn độ này không? Tại
sao?
Cho: pKHCOOH = 3,74

Câu 18: Chuẩn độ dung dịch NH4OH 0,1 M bằng dung dịch HCl 0,1 M.
Tính pH của dung dịch ở điểm tương đương.
Tính bước nhảy pH của đường định phân. Cần dùng chỉ thị có pT bằng bao
nhiêu để sai số chỉ thị không quá 0,1 %?
Có nên dùng Phénolphtaléine (pT = 9) làm chỉ thị trong phép chuẩn độ này
không? Giải thích.
Cho: pKNH4OH = 4,75
Câu 19 : Cân 0,4307 g một mẫu xút kỹ thuật (có lẫn Na2CO3 vàcác tạp chất
khác) rồi đem hòa tan thành dung dịch. Chuẩn độ dung dịch này với chỉ thị
Phénolphtaléine thì tiêu tốn hết 49,08 ml dung dịch HCl 0,1734 N. Thêm vào
dung dịch này vài giọt chỉ thị Metyl da cam rồi chuẩn độ tiếp tục thì tiêu tốn
hết 7,68 ml HCl.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình chuẩn độ..
Tính % (w/w) của NaOH và Na2CO3 trong mẫu xút ban đầu.

You might also like