You are on page 1of 4

Tr­êng THPT Chuyªn VÜnh Phóc NguyÔn §×nh Hïng

CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI NĂM 2021: HỢP CHẤT CACBONYL

Họ và tên học sinh:........................................................Lớp:.....................................


Bài 1. Hai hợp chất hữu cơ đa chức A và B đều có công thức phân tử C5H6O4 và là đồng phân lập thể của
nhau. Cả A, B đều không có tính quang hoạt, A có nhiệt độ sôi thấp hơn B. A, B đều tác dụng với NaHCO3
giải phóng khí CO2. Khi hiđro hóa A hay B bằng H2 với xúc tác Ni được hỗn hợp X, gồm các chất có công
thức C5H8O4. Có thể tách X thành hai dạng đối quang của nhau.
a. Lập luận xác định cấu tạo của A và B.
b. Viết công thức Fisher của hai dạng đối quang của X.
Cho A tác dụng với Br2/CCl4. Viết cơ chế phản ứng, viết công thức Newmen, công thức phối cảnh, công
thức Fisher của sản phẩm tạo thành
Bài 2. Hợp chất A chứa 82,19% C; 6,85% H; còn lại là oxi. Phân tử A có một nguyên tử oxi.
A không tạo màu với dung dịch FeCl3, A tạo sản phẩm cộng với NaHSO3. Cho A tác dụng với dung
dịch iot trong NaOH thì không tạo kết tủa, axit hoá dung dịch sau phản ứng thì thu được chất B, chất B
hơn A một nguyên tử oxi trong phân tử. B không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở lạnh. Cho B tác
dụng với lượng dư brom khi có mặt lượng dư HgO đỏ trong CCl4, thu được chất C là 1,2,3-tribrom-2-
phenylpropan.
Mặt khác, cho A tác dụng với NaBH4 và H2O thu được chất D. Đun nóng D với dung dịch H2SO4 đặc,
thu được chất E có công thức phân tử C10H10.
1. Xác định công thức cấu tạo của A và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Viết cơ chế phản ứng chuyển hoá D thành E.
Bài 3. Xitral A C10H16O là một terpenoit thành phần chính của tinh dầu chanh. A phản ứng với NH2OH tạo
thành chất có công thức phân tử: C10H17NO, với thuốc thử Tolens cho phản ứng tráng gương và một chất có
công thức phân tử: C10H16O2. Khi oxi hóa mãnh liệt xitral tạo thành axeton, axit oxalic và axit levuric
(CH3COCH2CH2COOH)
1. Dựa vào dữ kiện trên và dựa vào qui tắc isopren của terpen, hãy viết công thức cấu tạo của xitral.
2. Trong thực tế xitral gồm hai đồng phân: xitral-a (tức geranial) và xitral-b (tức neral). Cả hai chất này đều
cho sản phẩm oxi hóa như nhau. Vậy có thể có đặc điểm gì khác trong cấu hình của hai đồng phân đó?
3. Xitral-a được tạo thành khi oxi hóa nhẹ geraniol, còn xitral-b được tạo thành khi oxi hóa nhẹ nerol. Dựa
trên cơ sở này, hãy viết công thức cấu hình của xitral-a và xitral-b.
Bài 4. Cho sơ đồ chuyển hoá:
B C
A D A, B, C, D, E, F là các hợp chất hữu cơ
E F

- Cho biết A, D là hai hợp chất kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng.
- A, B, E, D cho phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag, trong đó lượng Ag sinh ra từ A nhiều hơn so
với các chất còn lại.
- A, B, C, D, E tác dụng với Cu(OH)2 (điều kiện thích hợp).
Hãy xác định A, B, C, D, E, F và viết các phương trình phản ứng.
Bài 5. Một chất hữu cơ A no mạch hở, phân tử chứa một chức rượu và chứa chức COOH, có công thức
nguyên: (C4H6O5)n
a. Xác định công thức phân tử và viết công thức các đồng phân có thể có của A
b. Xác định cấu tạo đúng của A, biết A tách nước cho hai sản phẩm đồng phân B, C. Viết công thức cấu
tạo của B, C.
c. So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của B, C. Giải thích?
d. So sánh tính axít giữa B và C. Giải thích?
Bài 6. Đi axit C4H4O4 tồn tại ở 2 dạng đồng phân lập thể, dạng cis có tên gọi là axit maleic, dạng trans có
tên gọi là axit fumaric.
a. Hãy viết cấu trúc của 2 axit trên?
b. So sánh trị số pKa ở cả nấc 1, nấc 2 của 2 axit trên, giải thích ?
Bài 7.
Tr­êng THPT Chuyªn VÜnh Phóc NguyÔn §×nh Hïng
1. Axit Necvonic có trong xerebrozit của não người ,làm mất màu nhanh dung dịch KMnO4 và dung dịch
Br2 trong CCl4 .Khử axit Necvonic bằng H2/Ni cho axit tetracozanoic n-C23H47COOH.Nếu oxi hoá axit
Necvonic trong điều kiện mãnh liệt cho 2 axit có khối lượng mol bằng 158 đvc và 272 đvc. Hãy suy
luận CTCT của axit Necvonic
2. Một monotecpenoit mạch hở A có công thức phân tử C10H18O (khung cacbon gồm hai đơn vị isopren nối
với nhau theo qui tắc đầu-đuôi). Oxi hoá A thu được hỗn hợp các chất A1, A2 và A3. Chất A1 (C3H6O) cho
phản ứng iodofom và không làm mất màu nước brôm. Chất A2 (C2H2O4) phản ứng được với Na2CO3 và với
CaCl2 cho kết tủa trắng không tan trong axit axetic; A2 làm mất màu dung dịch KMnO4 loãng. Chất A3
(C5H8O3) cho phản ứng iodofom và phản ứng được với Na2CO3.
a. Viết công thức cấu tạo của A1, A2 và A3.
b. Vẽ công thức các đồng phân hình học của A và gọi tên theo danh pháp IUPAC
Bài 8. Khi đốt cháy 0,1 mol hiđrôcacbon X rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào dung dịch chứa
0,8mol Ca(OH)2 và 0,1mol KOH thì sau hấp thụ thu được 60g kết tủa và khối lượng bình bazơ nặng lên 61
(g).
a. Tìm CTPT của X
b. Cho X phản ứng với H2 (1:1) được chất Y. oxi hoá Y bằng tác nhân thích hợp được axit benzoic. Sử lý
X với HF được chất Z là đồng phân của X, Trong Z có 2 vòng 6 cạnh. Oxi hoá Z bằng KMnO4đ(to) tiếp theo là
H3+O thu được axit-1, 2-benzendicacboxylic. Khi ozon phân X được chất Q (C, H, O) trong Q có % mo =
53,33333.
Tìm CTCT của X, Y, Z.
Bài 9. Xibeton tách được từ tuyến thơm của một loài cầy hương, có thành phần: 81,83% C; 11,75% H còn
lại là oxi (giá trị thực nghiệm dao động khoảng 0,3%). Dung dịch chứa 0,497 gam xibeton trong 10 gam
benzen đông đặc ở 4,51oC.
Biết rằng độ giảm nhiệt độ đông đặc tuân theo biểu thức t = 5,12.C (C là nồng độ dung dịch tính
theo số mol chất tan trong 1000 gam dung môi, benzen nóng chảy ở 5,53oC).
1. Hãy xác định 2 công thức đơn giản nhất và 2 công thức phân tử phù hợp với các số liệu thực nghiệm đã
cho và lựa chọn lấy công thức phân tử thích hợp.
2. Cho xibeton tác dụng với dung dịch Br2 trong CCl4 thu được hợp chất có công thức phân tử C17H30OBr2.
Xibeton bị oxi hoá bởi dung dịch KMnO4 (lạnh) cho hợp chất C17H30O5 ; khi xibeton bị oxi hoá mạnh thì tạo
thành HOOC(CH2)6COOH và HOOC(CH2)7COOH. Hãy xác định công thức cấu tạo của xibeton và viết các
phương trình phản ứng.
Bài 10.
1. Người ta tiến hành các phản ứng sau đây để xác định công thức cấu tạo của hợp chất thơm A (C9H10O):
- Oxy hóa mạnh chất A với KMnO4 đậm đặc thu được hai axit C7H6O2 và C2H4O2.
- Cho A phản ứng với metyl magie bromua rồi thuỷ phân thu được ancol bậc ba (B) có một nguyên tử
cacbon bất đối.
a. Viết công thức cấu tạo và gọi tên A.
b. Hãy cho biết góc quay mặt phẳng ánh sáng phân cực của ancol B bằng 0 hay khác 0, vì sao?
2. Cho A tác dụng với metyl iodua dư trong môi trường bazơ mạnh người ta cô lập được C (C11H14O). Hãy
cho biết tên cơ chế phản ứng. Viết công thức cấu tạo và gọi tên C.
3. Cho ancol B phản ứng với H2SO4 đặc nóng thu được sản phẩm chính là E (C10H12). Dùng công thức
không gian thích hợp biểu diễn cơ chế phản ứng tạo thành E và gọi tên E.
Bài 11. Khi đun nóng 2-metylxiclohexan-1,3-đion với but-3-en-2-on trong dung dịch C2H5ONa/C2H5OH
người ta thu được một chất hữu cơ (sản phẩm chính) có công thức phân tử C11H14O2. Viết công thức cấu tạo
của sản phẩm này và giải thích quá trình tạo ra nó.
Tr­êng THPT Chuyªn VÜnh Phóc NguyÔn §×nh Hïng
Bài 12. Đề xuất một sơ đồ tổng hợp 4-metoxixiclohexanon xuất phát từ p-metoxiphenylaxetalđehit và các
hợp chất có số nguyên tử C  4.
Bài 13. Một hợp chất A chỉ chứa C, H, O và có thành phần nguyên tố cấu tạo gồm: 63,2% C; 5,3% H còn
lại là Oxy.
1. Xác định công thức phân tử của A, biết MA=152
2. A tác dụng được với dung dịch NaOH trong nước và sản phẩm tạo ra không làm giảm số nguyên tử
C. Hợp chất A không tác dụng được với dung dịch NaHCO3 trong nước. A có thể tạo được gương bạc với
dung dịch Ag(NH3)2+ và chỉ tạo liên kết hidro liên phân tử một chiều.
a/ Hãy viết công thức cấu tạo có thể có của hợp chất A.
b/ Gọi tên mỗi chất theo danh pháp hệ thống.
c/ Hãy xắp xếp các đồng phân đó theo trình tự pKa giảm dần.
Bài 14.
a. Từ buta-1,3-đien và anhiđrit maleic, hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng tổng hợp axit
xiclohexan-1,2-đicacboxylic. Mô tả cấu trúc của axit đó về mặt cấu hình.
b. Thay anhiđrit maleic ở trên bằng axit xinamic (2 đồng phân cis và trans). Hãy viết các phương trình hóa
học của phản ứng xảy ra và ghi rõ cấu hình lập thể của sản phẩm.
Bài 15. Cã hçn hîp gåm 2 axit h÷u c¬ ®¬n chøc m¹ch hë, trong ph©n tö h¬n kÐm nhau kh«ng qu¸ 2 nguyªn
tö cacbon. Chia hçn hîp thµnh 3 phÇn b»ng nhau:
- Cho phÇn 1 vµo 100 ml dung dÞch Ba(OH)2 1M; l­îng kiÒm d­ ®­îc trung hoµ bëi 150 ml dung dÞch HCl 1M.
- PhÇn 2 ph¶n øng võa ®ñ víi l­îng n­íc brom cã chøa 6,4 gam Br2.
- §èt ch¸y hoµn toµn phÇn 3 thu ®­îc 3,136 lÝt CO2 ( ë ®ktc) vµ 1,8 gam H2O.
a. X¸c ®Þnh c«ng thøc cÊu t¹o 2 axit trªn. BiÕt r»ng hçn hîp axit trªn kh«ng cã ph¶n øng tr¸ng b¹c.
b. X¸c ®Þnh thµnh phÇn phÇn tr¨m vÒ khèi l­îng cña mçi axit trong hçn hîp trªn.
Bài 16. Các hợp chất A, B, D đều có chứa cacbon, hiđro, oxi và đều có phân tử khối nhỏ hơn 150u. Thành
phần phần trăm khối lượng của cacbon và hiđro trong các chất A, B, D lần lượt là 68,85% và 4,92% ; 79,25%
và 5,66% ; 77,78% và 7,41% . Biết rằng, chất D có thể được tạo thành từ A hoặc B khi cho chúng tác dụng
với chất khử. A không làm mất màu nước brom, bền với nhiều tác nhân oxi hóa.
a. Viết công thức cấu tạo của các chất A, B, D.
b. Cho biết một chất khử có thể được sử dụng để biến đổi A hoặc B thành chất D.
c. Hỗn hợp X gồm A, B, D được lấy theo tỉ lệ mol là 1: 2: 1, có khối lượng 88,4 gam. Đem đun nóng hỗn hợp X với
lượng dư dung dịch KOH đặc. Chia hỗn hợp nhận được thành hai phần bằng nhau. Một phần đem đun nóng với lượng
dư KMnO4 sau đó axit hóa bằng H2SO4. Đem axit hóa phần còn lại bằng H2SO4 dư rồi đun nóng. Hãy viết các phương
trình hóa học và tính lượng chất hữu cơ được tạo ra ở mỗi phần, coi hiệu suất các phản ứng là 100%.
Bài 17. Phản ứng Robinson là phản ứng rất quan trọng được ứng dụng trong tổng hợp nhiều hợp
chất , chất kháng sinh, steroit, …Sau đây là một thí dụ về phản ứng này:

1. Dựa vào cơ sở của phản


ứng Robinson trên, hãy xác định cấu tạo của X và Y trong hai phản ứng sau:

Biếthợp chất X(C11H14O2) là sản phẩm của phản ứng Robinson, trong khi đó Y (C13H18O3) không
chứa 2 vòng ngưng tụ nhưng lại chứa hai nhóm C=O trong phân tử.
Tr­êng THPT Chuyªn VÜnh Phóc NguyÔn §×nh Hïng
2.Hợp chất X(C11H14O2)ở trên được sử dụng để tổng hợp một loại thuốc chống ung thư có tên gọi là
(  )-widdrol theo sơ đồ sau:

Xác định công thức cấu tạo của các chất từ A đến E.
Bài 18. Cantharidin (C10H12O4) là một hợp chất có độc tính cao, có vai trò góp phần tạo nên lớp vỏ cứng
của côn trùng. Các khảo sát cấu trúc cho thấy dung dịch cantharidin (trong CH2Cl2) có khả năng làm hồng
quỳ tím ẩm nhưng không làm đổi màu quỳ khô. Khi cho Cantharidin tác dụng với lượng dư NaOH rồi axit
hóa thu được B (C10H14O5) cũng làm hồng quỳ ẩm. Cho B phản ứng với Pb(OAc)4 thu được C. Tiến hành
ozon phân oxy hóa hay ozon phân khử C đều thu được một chất D (C8H12O3). Xử lý D với I2/NaOH thu
được kết tủa vàng và hợp chất E (C6H8O5) sau khi axit hóa. E tác dụng với HgO/Br2 rồi xử lý tiếp trong HCl
đặc cho nhiều sản phẩm, một trong số đó là HOCCH2CH2CHO. Biết rằng Cantharidin không cho sản phẩm
khi xử lý với Pb(OAc)4. Hãy
Bài 19. Axit turgorinic (PLMF1) là một hormon thực vật đóng vai trò điều khiển sự cử động của lá cây,
chẳng hạn nó điều chỉnh sự cụp lại của lá cây xấu hổ khi ta chạm vào. Hợp chất PLMF1 có tính axit, không
phản ứng với thuốc thử Felinh. Khi thủy phân PLMF1 bằng enzym β-glycoziđaza thu được hợp chất A
(C6H12SO9, có tính axit, phản ứng được với thuốc thử Felinh) và hợp chất B. Khi đun nóng B thấy CO2 tách
ra và thu được pirogalol (1,2,3-trihiđroxibenzen). Khi metyl hóa hoàn toàn PLMF1 thu được hợp chất C.
Thủy phân hoàn toàn C bằng axit vô cơ thu được metyl 3,5-đimetoxi-4-hyđroxibenzoat và hợp chất D
(C9H18SO9). Oxy hóa D bằng axit nitric thu được sản phẩm chính là axit 2,3,4-trimetoxypentanđioic.
+ Hãy xác định cấu trúc của các hợp chất A, B, D và PLMF1.
+ Trong tự nhiên, nhóm cacboxyl của PLMF1 bị este hóa bằng nhóm OH ở vị trí số 3 của B tạo ra hợp chất
E thuộc nhóm depsides (tiếng Hy Lạp có nghĩa là có tính thuộc da). Xác định công thức của E.
Bài 20. Hageman ancol là hợp chất sử dụng làm nguyên liệu đầu quan trọng trong tổng hợp toàn phần
Chlorophll a và Vitamin B12. Quy trình tổng hợp như sau:

1. Viết cơ chế tạo thành các hợp chất A, B, C


2. D là hỗn hợp raxemic gồm D1 và D2. Trình bày phương pháp tách D1 ra khỏi hỗn hợp raxemic sử
dụng phương pháp hóa sinh. Cho biết nếu thực hiện thủy phân các este D, D1, D2 dùng dung dịch
kiềm đều xảy ra quá trình raxemic hóa.

You might also like