You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA SINH

TÊN SV: Trần Chí Kiên MSSV: 61800954 MS NHÓM: S4N8

Hồ Bảo Trâm 61801010 S4N8

Lê Hải Đăng 61800491 S4N8


Bài số: 1 Điểm:
Tên bài: Định lượng nitơ tổng bằng
phương pháp Kjeldahl
Ngày TN: 27/8/2019

A.Dụng cụ-Hóa chất

I. Dụng cụ:
Bình Kjeldahl 50ml 1 Pipette vạch 10ml 1 Cốc 250ml 1

Bộ cất đạm 1 Bình định mức 100ml 1 Cốc 100ml 2

Ống đong 50ml 1 Phễu thủy tinh 1 Erlen 100ml 3

Pipette bầu 10ml 2 Ống đong 50 ml 1 Bóp cao su 1

Pipette bầu 1ml 1 Buret 25ml 1 Đầu típ 1

II. Hóa chất:

Nước mắm Dd H2SO4 0,1N Xúc tác (CuSO4:K2SO4:Se)

H2SO4 đđ Dd NaOH đđ (40%) Phenolphthalein

Dd H2SO4 2N Dd NaOH 0,1N Methyl đỏ

B, Thực hành

I. Nguyên tắc

Qua 2 giai đoạn Giai đoạn vô cơ hóa: Nitơ tổng số là tất cả các dạng nitơ có trong
mẫu. Khi đốt nóng mẫu cần phân tích với H2SO4 đậm đặc có mặt của chất xúc tác,
nitơ tất cả các dạng đạm có trong mẫu đều biến thành dạng vô cơ (NH4)2SO4 tan
trong dung dịch.

H2SO4, chất xúc, to

N (NH4)2SO4
Giai đoạn cất đạm: Sau khi vô cơ hóa. Ta đuổi NH3 ra khỏi dung dịch bằng NaOH.
Lượng NH3 được lôi cuốn bằng máy Parnas và được dẫn đến một erlen có chứa
một lượng thừa H2SO4 đã biết chính xác nồng độ.

(NH4)2SO4 + NaOH = Na2SO4 + H2O + NH3

H2O + NH3 + H2SO4 = H2SO4 dư + (NH4)2SO4

Định lượng H2SO4 còn lại bằng NaOH, qua đó tính được lượng nitơ có trong mẫu

H2SO4 dư + NaOH = Na2SO4 + H2O

II. Cách tiến hành

1. Vô cơ hóa
1ml nước mắm hoặc nước tương 10ml H2SO4 0,5g xúc tác ( 1 trong các hỗn hợp sau)

1/ K2SO4 : CuSO4 : Se (100: 10: 1)

2/ CuSO4 : K2SO4 (1:3)

3/ Se kim loại (0,05g)

Đem đi
vô cơ
hóa

Đun đén khi dd


chuyển sang dịch Làm nguội
lỏng (màu trắng)
2. Cất đạm

Lấy vào erlen 10ml dung Hút 10ml dung dịch đã vô


dịch H2SO4 0.1N thêm 3 cơ hóa nitơ
giọt phenolphthalein

Lắp vào hệ thống (có chứa


NaOH, nước cất)

Sau khi kết thúc quá trình, thu


hồi sản phẩm ở erlen

Kiểm tra xem NH3 đã cất hoàn


toàn chưa bằng cách đưa
giấy quỳ vào xem có đổi màu
không nếu không coi như NH 3
đã được cất hoàn toàn.
Qúa trình cất đạm

Đem erlen đi chuẩn độ bằng


NaOH 0.1N

Chuẩn độ dung dịch NaOH,


để tính hệ số hiệu chuẩn của
dd NaOH

Tính kết quả


III. Kết quả

Tính hệ số hiệu chuẩn F của dung dịch NaOH

Chuẩn độ 10ml Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình


H2SO4

VNaOH(ml) 10.2 9.8 10 10

CH2SO4.VH2SO4=CNaOH.VNaOH

 CNaOH=( CH2SO4.VH2SO4)/ VNaOH = (0.1*10)/10=0.1 (ml)

 F=C thực tế/C lí thuyết = 0.1/0.1=1

Tính kết quả

Cần 4.7ml NaOH 0.1N để chuẩn độ DD H2SO4 dư được chuẩn độ có màu


lượng H2SO4 dư hồng nhạt
Hàm lượng nitơ trong mẫu được tính theo công thức:
(a−b . F).0,0014 .100 .1000 (10−4 ,7.1).0,0014 .100.1000
X= = = 7,42 g/l
10.V 10.10

Trong đó:

X : hàm lượng nitơ tính bằng g/l

a : số ml H2SO4 đem hấp thụ NH3 a=10ml

b : số ml NaOH 0,1N tiêu tốn khi chuẩn độ H2SO4 thừa b=4.7ml

V : số ml mẫu đem vô cơ hóa 0,0014: lượng gam nitơ ứng với 1 ml H2SO4 0,1N
V=10ml

F : hệ số hiệu chỉnh nông độ dd NaOH 0,1 N. F=1

Tính hàm lượng protein thô thông qua hàm lượng nitơ tổng

Nitơ trong vật liệu sinh học chủ yếu là nitơ protein ngoài ra còn có một lượng nhỏ
nitơ trong các thành phần khác gọi là nitơ phi protein.

Nitơ tổng = Nitơ protein + Nitơ phi protein

Hàm lượng protein trong các vật liệu sinh học được tính bằng cách nhân hàm
lượng nitơ protein với một hệ số chuyển đổi xác định do hàm lượng nitơ có tỉ lệ ổn
định từ 15 đến 18 % protein, đại đa số protein là 16%.

Trong các nguyên vật liệu sinh học do hàm lượng nitơ phi protein nhỏ và việc tách
riêng rất phức tạp nên theo quy ước người ta tính hàm lượng protein theo nitơ tổng
và gọi là protein thô hay protein tổng. Công thứ tính hàm lượng phần trăm protein
thô có trong đại đa số các nguyên liệu là:

Protein (%) = Nitơ (%) x 6,25

Riêng ngũ cốc và đậu có hệ số chuyển đổi là 5,7


Sữa có hệ số chuyển đổi là 6,38

IV Bàn luận

Ngày nay phương pháp Kjedahl được coi là phương pháp tiêu chuẩn để xác
định hàm lượng protein. Tuy nhiên nó cũng có một số ưu, nhược điểm sau:

Ưu điểm. Phương pháp Kjeldahl được sử dụng rộng rãi trên phạm vi quốc tế và
vẫn là phương pháp chuẩn để so sánh với tất cả các phương pháp khác. Tính tổng
quát, độ chính xác cao và khả năng tái lập tốt của nó đã làm cho nó trở thành
phương pháp chính để ước lượng protein trong thực phẩm.

Nhược điểm. Nó không đưa ra một thước đo của protein thực sự, vì tất cả nitơ
trong thực phẩm không ở dạng protein. Các protein khác nhau cần các yếu tố hiệu
chỉnh khác nhau vì chúng có các trình tự axit amin khác nhau. Việc sử dụng axít
sulfuric đậm đặc ở nhiệt độ cao gây ra một mối nguy hiểm đáng kể, cũng như việc
sử dụng một số chất xúc tác có thể có kỹ thuật tốn thời gian để thực hiện.

Ngoài ra, phương pháp này cũng có sai số từ các nguyên nhân sau:

 Hút không chính xác mẫu.


 Chuẩn độ không chính xác.
 Sai số của máy chưng cất.
 Lượng NaOH không đủ, dẫn đến NH3 không thoát ra hết, sẽ ảnh
hưởng đến kết quả tính toán,...

You might also like