You are on page 1of 4

Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm


 --🙢🕮🙠--

Báo cáo
Thí nghiệm Hóa Sinh

Sinh viên thực hiện Trần Thị Dương Liễu


MSSV 20211480
Lớp Kĩ thuật thực phẩm 01 – K66
Giáo viên hướng TS.Phùng Thị Thủy
dẫn THS.Lê Thị Lan Chi
728606- chiều thứ 6
Lớp thí nghiệm 
Bài 1: Xác định hàm lượng Nito tổng số bằng phương pháp
Kjeldahl

I.Mục đích thí nghiệm


Xác định hàm lượng Nito tổng bằng phương pháp Kjeldahl
II. Nguyên tắc
- Nguyên tắc: Vô cơ hóa mẫu bằng H2SO4 đậm đặc và chất xúc tác, sau đó dùng
kiềm mạnh NaOH để đẩy NH3 ra khỏi muối (NH4)2SO4 hình thành thể tự do.
NH3 theo hơi nước được hấp thụ bằng axit boric chuyển về dạng muối NH4+
bằng axit H2SO4.
- Giải thích: gồm 3 giai đoạn
+ Giai đoạn vô cơ hóa (đốt đạm): Mục tiêu là chuyển các dạng N khác nhau về dạng
NH4+. Khi đốt nóng mẫu vật với H2SO4 đậm đặc, các hợp chất hữu cơ bị oxh tạo thành
CO2, SO2, NH3 và H2O. Bản chất của quá trình là phản ứng oxh- khử dưới tác dụng của
nhiệt độ và chất xúc tác. NH3 sinh ra sẽ tác dụng với H2SO4 để tạo thành muối (NH4)2SO4
R−CH −COOH + H 2 SO 4 → NH 3 +CO 2 +SO 2 + H 2 O
¿
NH 2
2NH3 +H2SO4 =(NH4)2SO4
+ Giai đoạn thu hồi NH3 (cất đạm): NH4+ là bazo yếu nên ta sẽ dùng kiềm mạnh là
NaOH 40% đẩy NH3 ra khỏi muối.NH3 theo hơi nước được hấp thụ bằng lượng dư axit
Boric, sản phẩm là NH4+
(NH4)2SO4+ 2NaOH = Na2SO4 + 2H2O+ 2NH3

2NH4OH + 4H3BO3= (NH4)2B4O7 + 7H2O

+ Giai đoạn định phân: Định phân lượng (NH4)2B4O7 bằng dung dịch H2SO4 chuẩn, từ đó
xác định lượng N trong mẫu vật. Phản ứng chuẩn độ nên ta sử dụng chất chỉ thị là Taxiro:
ban đầu có muối trung tính nên dung dịch có màu xanh. Tại điểm tương đương có axit
H3BO3 và muối trung tính nên dung dịch có màu tím (bền)
(NH4)2B4O7 + H2SO4 +5H2O = (NH4)2SO4 +4 H3BO3
III. Tính toán kết quả
- Số liệu:
+ Mẫu: Dịch vô cơ hóa protein V1=5ml kết tủa từ m= 5g mẫu vật và được định
mức trong bình định mức có V=100ml.
+Thể tích H2SO4 dùng định phân cho mẫu thí nghiệm: a= 8,1 ml
+Thể tích H2SO4 dùng định phân cho mẫu kiểm chứng:b= 0 ml
- Công thức tính đối với các mẫu vật rắn:
( a−b ) .1,4 .V .100
X=
m .V 1
Trong đó:
X: hàm lượng nito tổng số tính bằng %
a: số ml H2SO4 dùng định phân mẫu thí nghiệm
b: số ml H2SO4 dùng định phân mẫu kiểm chứng
1,4: số mg nito ứng với 1ml H2SO4 0,1N
V: dung tích bình định mức (ml)
m: lượng mẫu vật (mg)
V1: số ml dung dịch thí nghiệm hút từ bình địnhmức cho vào bầu cất
N=X.6,25
Trong đó:
X: hàm lượng nito tổng số( %)
N: Đạm tổng số( %)
- Tính toán:
( 8,1−0 ) .1 , 4. 100.100
* Hàm lượng nito tổng số: X = = 4,536(%)
5000 . 5
* Đạm tổng số: N= 4,536. 6,25= 28,35 (%)

IV. Nhận xét kết quả thí nghiệm và giải thích một số hiện tượng
* Hàm lượng đạm chiếm 28,35% trong mẫu vật-> vật phẩm giàu protein. Tuy nhiên
kết quả phân tích trên chỉ là một hàm lượng protein gần đúng của mẫu chất thực phẩm
vì nito cũng đến từ các thành phần phi protein.
*Tại sao dung dịch sau khi vô cơ hóa có màu trong suốt?
TL:Phương trình vô cơ hóa:
R−CH −COOH + H 2 SO 4 → NH 3 +CO 2 +SO 2 + H 2 O
¿
NH 2
2NH3 +H2SO4 =(NH4)2SO4
=>Dung dịch sau khi vô cơ hóa bao gồm:
+CO2, SO2: khí bay ra
+H2O: nước
+(NH4)2SO4: muối tan không màu
Do đó dung dịch sau khi vô cơ hóa có màu trong suốt.
*Giai thích sự chuyển màu trong bình hứng nito: dung dịch từ màu tím hồng chuyển
sang màu xanh?
TL: +Taxiro là chất chỉ thị có pT = 5,4, khoảng đổi màu pH = 4,4-6,2. Trong
môi trường axit, Taxiro có màu tím hồng, còn trong môi trường trung tính thì có màu
xanh.
+ Dung dịch ban đầu có axit boric, pH thấp-> CCT biểu thị màu tím hồng
+ Khi tiến hành cất, dung dịch trong bình hấp thụ NH3 sinh ra, pH tăng. Do
đó làm đổi màu CCT thành xanh.
*Giai thích tác dụng của hỗn hợp xúc tác: CuSO4 và K2SO4( 1:3)
TL: + làm tăng nhiệt độ sôi của H2SO4, do đó đẩy nhanh tốc độ phản ứng.
+ giúp quá trình oxh- khử xảy ra dễ dàng hơn.
V. Chú ý để thu được kết quả thí nghiệm chính xác.
*Tại sao khi lắp bình vào bộ cất đạm đuôi ống sinh hàn ngập trong dung dịch?
Khí NH3 sinh ra sau phản ứng sẽ đi vào bình hứng qua ống sinh hàn. Cắm ngập
ống để khí NH3 sinh ra sẽ phản ứng hết mà không bị thất thoát( bay lên)-> giảm sự sai
số.
*Tại sao sau khi cho mẫu vào phễu ta cho nước cất sau đó mới thêm NaOH mà không
làm ngược lại?
+ Nếu ta cho NaOH vào trước nước cất thì lượng mẫu còn dính ở phễu sẽ phản ứng
ngay lập tức với NaOH, khí NH3 sinh ra sẽ bị bay lên-> thất thoát 1 lượng nito->sai số
lớn.
+ Ta cho nước cất vào trước mục đích để rửa phễu, mẫu sẽ xuống hết bầu. Phản ứng
xảy ra hoàn toàn tại bầu, khí NH3 bay hết vào bình hứng ở dưới.
*Tại sao nhiệt độ đốt mẫu thuộc vào khoảng 350℃−400 ℃ ?
+ Nếu nhiệt độ trên 400℃ , quá cao có thể làm xuất hiện nito phân tử, khí N2 bay lên
có thể làm mất 1 lượng nito đáng kể trong mẫu-> sai số
+Nếu nhiệt độ quá thấp, quá trình đốt mẫu sẽ lâu.
( Lưu ý trong quá trình cất đạm, nhiệt độ để luôn ổn định, không thay đổi nhiệt độ tùy tiện và đột ngôt dẫn đến
thay đổi áp suất trong bộ cất)
*Tại sao khi cho hóa chất vào bầu cất qua phễu phải đóng van ngay?
Do nhiệt độ cao, hơi nóng bay ra khỏi phễu khi mở van-> cần thao tác nhanh và
chính xác.
VI. Phạm vi áp dụng của phương pháp và ứng dụng
- Theo phương pháp Kjeldahl thì những loại nito không được xác định là nitrat
và nitrit (NO3- và NO2-) do trong giai đoạn vô cơ hóa bản chất là phản ứng oxi
hóa khử, tác nhân H2SO4 đậm đặc. Phản ứng có sự tăng giảm số oxh của S và C
nhưng của N không đổi là -3. Trong nitrat và nitrit số oxh của N lần lượt là +5
và +3. Do không có tác nhân khử N xuống -3 nên N ở 2 dạng trên không thực
hiện giai đoạn vô cơ hóa và do đó không xác định được bằng phương pháp
Kjeldahl
- Ứng dụng: phương pháp Kjeldahl được sử dụng trong hóa học phân tích để xác
định hàm lượng Nitơ trong các mẫu chất hữu cơ hiện được quan tâm rất lớn
trong các lĩnh vực quan trọng như thực phẩm, đồ uống, phân bón đất cây trồng,
thức ăn chăn nuôi và môi trường ngày nay.

You might also like