You are on page 1of 4

Họ và tên: Lê Hồng Hoa

MSSV: 20190461

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


BÀI 2: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PROTEIN HÒA TAN BẰNG
PHƯƠNG PHÁP LOWRY

Phần I: Xây dựng đường chuẩn albumin cho phương pháp Lowry

1. Dung dịch gốc protein chuẩn:


Albumin huyết thanh bò (BSA): 1 mg/ml
Lưu ý: Có thể thay thế BSA bằng chất khác đảm bảo các yêu cầu:
- Là protein dễ hòa tan
- Là protein tinh khiết
- Có lượng amino acid mạch vòng tương đối

2. Tiến hành:
Chuẩn bị 2 dãy ống falcon 15/ống nghiệm sạch

a. Pha dãy dung dịch BSA với các nồng độ Ci cho đường chuẩn (dãy
ống 1)

Ống falcon 15ml 1 2 3 4 5 6

Dung dịch BSA gốc 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5


(ml)

Nước cất (ml) 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0

Trộn đều bằng vortex thu được dãy ống BSA làm việc có nồng độ Ci

Nồng độ BSA Ci 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1


(mg/ml)

b. Thực hiện dãy phản ứng (dãy ống 2)

Ống nghiệm 7 8 9 10 11 12

Dung dịch BSA Ci 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5


mg/ml (ml) (lấy từ
dãy ống 1)
Dung dịch C (ml) 5 5 5 5 5 5

Trộn đều để yên 10 phút

Dung dịch Folin (ml) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

Trộn đều bằng vortex, để yên 20-30 phút

c. Đo độ hấp thụ ánh sáng tại bước sóng 750nm (OD 750nm) với mẫu
đối sánh (mẫu kiểm chứng) là mẫu trong ống nghiệm số 7

OD 750 nm 0 0,127 0,169 0,250 0,294 0,341

d. Vẽ đồ thị đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ BSA
Ci (mg/ml) (mục a) và OD 750nm (mục c)

Phần II: Phân tích mẫu


- Mẫu thí nghiệm: đậu: 0,3g

1. Chuẩn bị dịch protein phân tích


Lưu ý trong quá trình chuẩn bị:
- Mỗi nhóm khi thực hành phải dùng bộ dụng cụ riêng, không dùng chung
để tránh bị mất mẫu → sai lệch kết quả
- Sau khi cân, nghiền mẫu phải tráng sạch đĩa cân, cối chày bằng dung dịch
NaOH 0,1N
- Sau khi làm nguội mẫu phải trung hòa (tới pH 7) bằng HCl 0,1N để kiểm
soát nồng độ kiềm, tránh bị sai màu. Trung hòa từ từ, lần đầu cho khoảng
12ml HCl 0,1N rồi dùng giấy thử pH. Những lần tiếp theo cho 1ml HCl
0,1N /lần, sau mỗi lần thêm HCl đều phải dùng giấy thử pH đến khi pH =
7. Thể tích HCl 0,1N đã dùng = 15ml
- Gấp giấy lọc: gấp như gấp quạt giấy để tạo được nhiều đường gờ → giữ
được cặn

2. Tiến hành phản ứng và đo độ hấp thụ


- Làm đồng thời mẫu thí nghiệm và mẫu kiểm chứng
- Dùng 0,5ml dung dịch lọc protein, 5ml dung dịch C và 0,5ml dung dịch
Folin
- Dung dịch C là hỗn hợp dung dịch A : B = 50:1. Pha theo tỷ lệ như trên
để dung dịch được đảm bảo là môi trường kiềm (pH 10 - 10,5) và có đủ
lượng Cu2+ để tham gia phản ứng biure

Phần III: Xử lý số liệu

Số liệu thu được sau thí nghiệm:


- Mẫu kiểm chứng: 0,000
- Mẫu thí nghiệm 1: 0,297
- Mẫu thí nghiệm 2: 0,315
Phương trình đường chuẩn Albumin: y= 0,3267x + 0,0335

Tính toán:

* Mẫu thí nghiệm 1:

Với y = 0,297 => x = 0,807 (mg/ml)

→ Trong 100 ml dịch thì có 80,7 mg protein (= 0,0807 g)


→ Hàm lượng protein có trong mẫu thí nghiệm là:
% Protein = 0,0807 × 100 : 0,3 = 26,9%

* Mẫu thí nghiệm 2:

Với y = 0,315 => x = 0,862 (mg/ml)

→ Trong 100ml dịch thì có 86,2 mg protein (= 0,0862 g)


→ Hàm lượng protein có trong mẫu thí nghiệm là:
% Protein = 0,0862× 100 : 0,3 = 28,7%
Vậy: Hàm lượng protein trung bình có trong mẫu thí nghiệm: = 27,8%

You might also like