You are on page 1of 9

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phân tích định lượng là một mặt của công tác phân tích, có nhiệm vụ xác định thành
phần, khối lượng các cấu tử có trong đối tượng phân tích. Phân tích định lượng đi liền
sau phân tích định tính, đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của khoa học
kĩ thuật và sản xuất, đặc biệt trong việc kiểm tra sản xuất trong công nghiệp hóa chất,
trong việc điều tra cơ bản tài nguyên (quặng, nước, đất…), ngành luyện kim, ngành sinh
vật, cho đến các ngành chế biến thực phẩm… đều vận dụng đến phương pháp phân tích
định lượng.
Đối với phương pháp phân tích thể tích để tiến hành định lượng, theo bản chất của
phương pháp chuẩn độ, ta có bốn phương pháp là chuẩn độ acid – base, chuẩn độ oxi hóa
– khử, chuẩn độ tạo kết tủa và chuẩn độ tạo phức chất. Để tìm hiểu trong một loại phương
pháp chuẩn độ trên thì quy trình cụ thể trong thực tế như thế nào, tác giả chọn đề tài “Quy
trình định lượng ứng với 4 phương pháp chuẩn độ.” để làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm làm nổi bật các quy trình định lượng một chất trong một sản
phẩm hay thực phẩm ứng với một phương pháp chuẩn độ riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hợp chất cần định lượng có trong các sản
phẩm, thực phẩm đó.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về các quy trình định lượng một chất trong một sản phẩm
hay thực phẩm ứng với một phương pháp chuẩn độ riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên những cơ sở các phản ứng hóa học, lợi dụng sự xuất hiện
các hiện tượng xảy ra của phản ứng tùy theo khối lượng của chất đem thử, nồng độ của
nó trong dung dịch hoặc thể tích của nó khi ở thể khí…
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm : Mở đầu ; 4 chương ; kết luận và tài liệu tham khảo
2
CHƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PROTEIN TRONG SỮA BỘT TRẺ EM
BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ ACID – BASE
1.1. Giới thiệu
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học ứng dụng, đặc biệt là các ngành
công nghệ sinh học, y học và công nghệ chế biến thực phẩm thì việc đánh giá chất lượng
thực phẩm đang rất được quan tâm và chú ý. Trong số các chỉ tiêu dùng để đánh giá chất
lượng thực phẩm như hàm lượng đường, hàm lượng lipid, các chất khoáng… thì hàm
lượng protein chứa trong thực phẩm là chỉ tiêu quan trọng hơn cả.
Trong những năm vừa qua, ở nước ta vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm đang trở
thành đề tài nóng bỏng, thu hút sự chú ý của rất nhiều nhà khoa học. Như chúng ta đã
biết, hiện nay có rất nhiều loại sữa bột kém chất lượng đang được bày bán trên thị trường
gây ảnh hưởng không tốt tới nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng. Hàm lượng protein được
biết đến là hàm lượng quan trọng bậc nhất trong việc đánh giá chất lượng của sữa bột.
Để phân tích được hàm lượng protein trong sữa, tác giả chọn phương pháp Kjeldahl để
xác định hàm lượng protein trong sữa bột.
1.2. Mô tả phương pháp
Phương pháp này dựa trên việc xác định % khối lượng nitrogen sử dụng phương pháp
Kjeldahl. Protein trong mẫu sữa bột được oxi hóa thành ion NH4+ bởi dung dịch H2SO4
đậm đặc, nóng.

Dung dịch sau đó được kiềm hóa để chuyển thành NH4+ thành NH3.
(NH4)2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2NH3 + H2O
Lượng ammonia này được vào bình chứa 1 lượng boric acid H3BO3 đã biết trước, thu
được ammonium borate (NH4)3PO3.
3NH3 + H3PO3 → (NH4)3PO3
Chuẩn lượng ammonium borate bằng acid HCl, chỉ thị hỗn hợp methyl đỏ - bromocresol
xanh, đẩy ra đúng lượng H3PO3, làm hỗn hợp chuyển từ xanh chàm sang tím nhạt. Sau
đó tính hàm lượng nitrogen trong mẫu và quy ra hàm lượng protein trong mẫu sữa.
14,007  (Vb − Vs )  C N
Công thức tính lượng nitrogen tổng: % N = (1)
103  m
3
Công thức tính lượng protein thô: % protein = % N  k (2)
Trong đó: N là lượng nitrogen trong mẫu (%)
Vb là thể tích dung dịch HCl dùng để chuẩn mẫu thử (mL)
Vs là thể tích dung dịch HCl dùng để chuẩn mẫu trắng (mL)
CN là nồng độ dung dịch chuẩn HCl (N)
14,007 là khối lượng phân tử của nitrogen (g/mol)
103 để chuyển từ miligram đương lượng sang đương lượng
m là khối lượng mẫu thử (g)
k là hệ số chuyển đổi nitrogen sang protein tương ứng, k = 6,38
1.3. Hóa chất và dụng cụ
1.3.1. Hóa chất
- Dung dịch acid H2SO4 đặc 95 – 98% (tỉ trọng 1,84 g/mL)
- Chỉ thị methyl đỏ và bromocresol xanh (dạng bột)
- Tinh thể H3PO3, NaOH
- Tinh thể K2SO4; CuSO4.5H2O
- Ống chuẩn acid HCl 0,1N
- Dung dịch ethanol 95%
1.3.2. Dụng cụ
Dụng cụ Số lượng Dụng cụ Số lượng
(cái) (cái)
Bình định mức 100 mL 2 Pipette 10 mL 1
Bình định mức 1L 1 Burette 20 mL 1
Cốc thủy tinh 100 mL 2 Bình tam giác 250 mL 2
Cốc thủy tinh 500 mL 1 Đũa thủy tinh 1
Cốc thủy tinh 1L 2 Bình tia nước cất 1
Phễu lọc 1 Quả bóp cao su 1
Cân phân tích 1 Bếp cách thủy 1
1.4. Quy trình thực hiện
1.4.1. Pha hóa chất
1.4.1.1. Dung dịch chỉ thị methyl đỏ và bromocresol xanh
4
Pha chỉ thị methyl đỏ: cân 0,1g methyl đỏ vào cốc 100 mL khô, sạch. Hòa tan bột
methyl đỏ bằng dung dịch ethanol 95% cho đến khi tan hết. Chuyển vào bịnh định mức
100 mL và định mức đến vạch.
Pha chỉ thị bromocresol xanh: cân 0,1g bromocresol xanh vào cốc 100 mL khô, sạch.
Hòa tan bột bromocresol xanh bằng ethanol 95% cho đến khi tan hết. Chuyển vào bình
định mức 100 mL và định mức đến vạch.
1.4.1.2. Dung dịch boric acid H3BO3
Hòa tan 40g boric acid trong 500 mL nước nóng đựng trong cốc 1L. Để dung dịch
này nguội đến 200C. Chuyển vào bình định mức 1L. Thêm 10 mL dung dịch chỉ thị
bromocresol xanh và 7 mL dung dịch chỉ thị methyl đỏ. Thêm nước cất 2 lần đến vạch
và định mức.
1.4.1.3 Dung dịch NaOH 30%
Chuẩn bị cốc chứa 1 lít nước cất 1 lần ngâm trong khay nước lạnh. Cân 300g tinh thể
NaOH khan trong cốc thủy tinh 250 mL khô, sạch (lưu ý cần cân nhanh để tránh NaOH
bị chảy vữa). Chuyển sang cốc 1 lít vừa chuẩn bị. Tráng cốc 250 mL bằng nước cất 1 lần,
đổ vào cốc 1 lít. Cho nước cất 1 lần vào để hòa tan tinh thể đến khi tan hết.
1.4.1.4. Dung dịch HCl 0,1N
Mở ống chuẩn HCl 0,1N và chuyển toàn phần dung dịch trong ống vào bình định
mức. Thêm nước cất, định mức đến vạch và trộn đều.
1.4.2. Quy trình phân tích
Chuyển 1,0 gam mẫu sữa bột vào bình phá mẫu có chứa 15,0 gam K2SO4 và 1 mL
dung dịch CuSO4 và 25 mL dung dịch H2SO4 đậm đặc. Dùng nước cất ấm để hòa tan
lượng mẫu cho đến khi tan hết. Đun sôi trong khoảng 1 – 2 tiếng. Để dịch phân hủy nguội
trong bình mở nắp trong tủ hốt riêng khoảng 25 phút đến nhiệt độ phòng.
Thêm 75 mL dung dịch NaOH vào dịch phân hủy bằng cách rót cẩn thận xuống cổ
bình phân hủy đặt nghiêng để tạo một lớp tại đáy bầu của bình, cần có một lớp phân cách
giữa hai dung dịch. Để giảm khả năng thất thoát ammonia, ngay sau khi bổ sung dung
dịch sodium hydroxide vào bình thì nối ngay bình vào dụng cụ chưng cất, đầu ra của ống
ngưng ngập trong 50 mL dung dịch boric acid đựng trong bình tam giác. Xoay mạnh bình
phân hủy để trộn kỹ lượng chứa trong bình cho đến khi không còn thấy lớp phân cách
giữa các dung dịch trong bình. Đặt bình trên bếp, bật bếp và để nhiệt độ đủ cao để làm
sôi hỗn hợp trong bình phân hủy. Tiếp tục chưng cất cho đến khi bắt đầu sôi không đều
5
(sôi sục) và sau đó tháo ngay bình Kjeldahl ra và tắt bếp. Tắt bộ ngưng. Tráng phía trong
và phía ngoài đầu ống ngưng bằng nước, thu lấy nước rửa cho vào bình tam giác và trộn.
Sau khi chưng cất hoàn toàn, dùng burette chuẩn độ lượng dung dịch chứa trong bình
tam giác bằng dung dịch chuẩn chlohydric acid HCl 0,1N đã pha thêm dung dịch chỉ thị
methyl đỏ và bromocresol xanh. Điểm kết thúc đạt được khi dung dịch có vết màu hồng
đầu tiên. Đọc burette chính xác đến 0,05 mL.
Ta sẽ có được thể tích HCl đã dùng để chuẩn độ, từ công thức (1) ta tính được hàm
lượng nitrogen trong mẫu, và từ công thức (2) ta tính được hàm lượng protein có trong
mẫu.
6
CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG OXYGEN HÒA TAN (DO) TRONG
NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP WINKLER
2.1. Giới thiệu
Oxygen là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống. Oxygen
hòa tan trong nước (Dissolved oxygen, viết tắt là DO) là lượng dưỡng khí oxygen hòa
tan trong nước, cần thiết cho sự hô hấp của sinh vật dưới nước và là một yếu tố quyết
định đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật. Nếu nồng độ quá thấp có thể
khiến cho các loại thủy, hải sản trong nước bị ảnh hưởng, có thể dẫn đến chết nếu tình
trạng này kéo dài lâu do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước.
Do đó, để kiểm soát hàm lượng oxygen hòa tan (DO) trong nước sông, suối, ao hồ.
DO thường được sử dụng như một chỉ số đánh giá chất lượng nước sông, hồ, đầm lầy.
Để phân tích được hàm lượng oxygen hòa tan trong nước, tác giả chọn phương pháp
Winkler để xác định phân tích trong nước và từ đó xác định được chỉ số DO.
2.2. Nguyên tắc
Khi thêm vào mẫu nước trong cùng hỗn hợp với dung dịch KI một lượng muối Mn2+
và sodium hydroxide sẽ tạo ra kết tủa manganse (II) hydroxide. Hydroxide này tác dụng
với oxygen hòa tan có trong nước tạo thành kết tủa manganic acid.
2Mn(OH)2 + O2 → 2H2MnO3↓
Khi thêm vào một lượng chlohydric acid (hay sulfuric acid) sẽ xảy ra phản ứng hòa
tan kết tủa và oxi hóa I- thành I2 tự do trong môi trường acid:
MnO32- + 4H+ + 2I- → Mn2+ + 3H2O + I2
Lượng iodine sinh ra có cùng số đương lượng với lượng khí oxygen hòa tan có trong
nước. Lượng I2 giải phóng ra nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng oxygen hòa tan trong
nước và được chuẩn độ bằng dung dịch sodium thiosulfate có nồng độ đã biết.
2Na2S2O3 + I2 → Na2S4O6 + 2NaI
Biết thể tích và nồng độ Na2S2O3 khi chuẩn độ ta tính được hàm lượng oxygen hòa
tan trong mẫu nước theo công thức:
VNa 2 S2O3  C  8 1000
x= (*)
V
Với x là nồng độ oxygen hòa tan trong nước, tính bằng mg/L
VNa2S2O3 là lượng dung dịch sodium thiosulfate tiêu tốn để chuẩn độ, đơn vị mL
7
C là nồng độ của dung dịch sodium thiosulfate, đơn vị là M.
V là thể tích nước lấy để phân tích, đơn vị là mL.
8 là đương lượng gam của oxygen.
2.3. Hóa chất, dụng cụ
2.3.1. Hóa chất
- Tinh thể NaOH; KI và KIO3.
- Tinh thể MnCl2 42% hoặc MnSO4 42%.
- Dung dịch H2SO4 0,1N.
- Tinh thể Na2S2O3.5H2O.
- Hồ tinh bột.
2.3.2. Dụng cụ
Dụng cụ Số lượng Dụng cụ Số lượng
(cái) (cái)
Pipette 5 mL, 10 mL, 1 3
Bình nón
20 mL
Burette 25 mL 1 Cốc 100 mL 2
Bình định mức 1000 mL 2 Chai Winkler 1
Bình định mức 100 mL 2 Cân phân tích 1
2.4. Quy trình thực hiện
2.4.1. Pha hóa chất
+ Dung dịch dùng để cố định hàm lượng oxygen:
- Pha dung dịch A gồm 33 gam NaOH và 10 gam KI, thêm nước cất vừa đủ để định mức
thành 100 mL dung dịch A.
- Pha dung dịch B chứa 42 gam MnCl2, thêm nước cất vừa đủ để định mức thành 100 mL
dung dịch B.
+ Dung dịch dùng để acid hóa, xử lí mẫu và chuẩn độ:
- Hòa tan 3,6 gam potassium iodate KIO3 trong nước trong bình định mức 1000 mL và
thêm nước cất pha loãng dung dịch đến 1000 mL.
- Hòa tan 25 gam sodium thiosulfate Na2S2O3.5H2O tinh khiết để phân tích trong nước
cất, thêm nước cất đến đủ 1000 mL. Điều chỉnh dung dịch cho đúng nồng độ 0,1 N như
sau:
8
✓ Cho vào bình nón cho các thuốc thử như sau: 10 mL KI và 5 mL KIO3 và vài giọt hồ
tinh bột 1%.
✓ Thêm chính xác 10 mL sulfuric acid H2SO4 0,1 N (từ dung dịch chuẩn).
✓ Nhỏ từ burette xuống dung dịch natri thiosunfat và chỉ thị là hồ tinh bột. Ghi số thể
tích mL dung dịch đã tiêu thụ (n). Nếu dung dịch pha đúng, n sẽ là 10 mL.
2.4.2. Quy trình phân tích
Bước 1: Lấy mẫu
Sử dụng chai Winkler dung tích khoảng 250 – 300 mL để lấy mẫu, lưu ý khi dùng chai
để lấy mẫu cần phải rửa thật sạch bằng nước xà phòng, bằng chất kiềm acid hay hỗn hợp
potassium bichromate trong H2SO4, sau đó rửa kĩ bằng nước sạch, tránh lại bằng nước
cất, trước khi lấy mẫu phải tráng ít nhất 1 lần bằng chính nước thải của mẫu rồi mới lấy
mẫu đó.
Bước 2: Cố định hàm lượng oxygen trong mẫu
Cho nước chảy từ từ vào miệng chai, cầm nghiêng, không được làm đục nước, không
để bọt khí sục vào trong chai lấy nước tràn đầy miệng chai và cố định mẫu bằng hai dung
dịch A và B.
Dùng pipette lấy 2 mL dung dịch A rồi lấy 2 mL dung dịch B lần lượt đưa xuống tận
đáy chai. Đậy nút bình lại. Lắc đều. Nước đã cố định có thể để được một tuần.
Bước 3: Tách I2 bằng môi trường acid và chuẩn độ lượng I2
Cho vào mẫu nước đã được cố định 2 mL dung dịch chlohydric acid HCl. Lấy bình
định mức đong 100 mL nước đó đem chuẩn độ phần được tách ra bằng dung dịch Na2S2O3
0,1 N vừa được chuẩn hóa ở trên với chỉ thị hồ tinh bột. Ghi số mL sodium thiosulfate đã
dùng, từ đó dùng công thức (*) để tính được hàm lượng oxygen có trong mẫu nước.
9

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Hiền Hoàng (2006), Hóa học Phân tích định lượng, Tài liệu lưu hành nội bộ
Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
2. Nguyễn Tinh Dung (2000), Hoá học phân tích. Phần III - Các phương pháp định
lượng hoá học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. TCVN 6400:1998, Sữa và sản phẩm sữa – Hướng dẫn lấy mẫu.
4. TCVN 8099:1:2015, ISO 8968-1:2014, Sữa và sản phẩm sữa – Xác định hàm lượng
nitơ – Phần 1: Nguyên tắc Kjedahl và tính protein thô.
5. Nguyễn Thị Hiền, Từ Việt Phú, Trần Thanh Đại (2010), Phân tích thực phẩm, Nhà
xuất bản Lao Động.

You might also like