You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ


Bộ môn Công nghệ môi trường
……………&……………..

XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC


THẢI

Hà Hội tháng 2/2023

1
MỤC LỤC
BÀI 1. XÁC ĐỊNH CODMn................................................................................................3
1.1. Hoá chất..........................................................................................................................3
1.2. Dụng cụ.................................................................................................................3
1.3.Tiến hành.........................................................................................................................3
BÀI 2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG COD TRONG MẪU NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
CHUẨN ĐỘ (Giới hạn từ 40 – 800 mg/l).......................................................................4
2.1. Hóa chất, dụng cụ...........................................................................................................4
2.2. Dụng cụ..........................................................................................................................5
2.3. Tiến hành xác định COD................................................................................................5
2.4. Tính toán.........................................................................................................................5
BÀI 3. XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN LƠ LỬNG TRONG NƯỚC (SS).....................................5
3.1. Hoá chất và dụng cụ.......................................................................................................5
3.2. Cách tiến hành................................................................................................................6
3.3. Tính toán.........................................................................................................................6
BÀI 4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TỔNG NITO TRONG MẪU NUỚC............................6
(Giới hạn phát hiện từ 3 – 200 mg/L).....................................6
4.1. Hoá chất..........................................................................................................................6
4.2. Tiến hành........................................................................................................................7
4.3. Tính kết quả..............................................................................................................7
BÀI 5. XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀU THẬT CỦA DUNG DỊCH..................................................9
5.1. Hoá chất..........................................................................................................................9
5.2. Thiết bị, dụng cụ.............................................................................................................9
5.3. Cách tiến hành................................................................................................................9
5.4. Tính toán................................................................................................................9

2
BÀI 1. XÁC ĐỊNH CODMn
1.1. Hoá chất
Dung dung Ag2SO4/H2SO4: Hòa tan 5,5gam Ag2SO4 trong 1 chai (500ml) axit H2SO4 đặc.
Dung dung natri oxalate (Na2C2O4 0,1N): Sấy Na2C2O4 ở nhiệt độ 2000C trong 1 giờ, để
nguội rồi mới cân
Dung dịch KMnO4 0,1N: Cân 3.2 gam KMnO4, hoà tan trong nước sau đó đem đun sôi nhẹ
trong 1 – 2 giờ, để nguội rồi định mức đến vạch. Để dung dịch trong bóng tối.
- Chuẩn lại dung dịch KMnO4: Lấy 2 ml dung dịch H 2C2O4 0,1N cho vào bình tam giác
250 ml, thêm nước đến khoảng 100 ml, 3 ml dung dịch H 2SO4. Làm ấm đến 50 – 60oC,
sau đó chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi màu hồng xuất hiện.
- Dung dịch KMnO4 0,02N: Hút 20 ml dung dịch KMnO4 0,1N vào bình định mức 100
ml, định mức đến vạch.
1.2. Dụng cụ
Các dụng cụ thuỷ tinh thông thường: bình tam giác, bình định mức, pipet, buret
Bếp điện, tủ sấy, bình hút ẩm
1.3.Tiến hành
Xác định COD trong mẫu: Lấy 100 ml mẫu, thêm 3mL dung dịch Ag 2SO4/H2SO4, 10mL
dung dịch KMnO4 0,1N. Đun sôi trong 10 phút, lấy ra thêm 10mL Na 2C2O4 0,1N. Chuẩn độ
bằng dung dịch KMnO4 0,02N đến khi xuất hiện màu hồng bền trong 30 giây.
Lượng CODMn tính như sau:

CODMn = mgO/l

N – Nồng độ dung dịch KMnO4 (N)


V1 – Thể tích dung dịch KMnO4 dùng để chuẩn mẫu (ml)
V2 – Thể tích dung dịch KMnO4 dùng để chuẩn mẫu trắng (ml)
Kiểm tra chất lượng nước
Lấy 100mL nước cất sau đó tiến hành làm tương tự như xác định COD Mn trong mẫu. Lượng
KMnO4 0,2N chuẩn được ký hiệu là b mL.
Lấy 100mL nước cất sau đó tiến hành tương tự như xác định COD Mn trong mẫu như bỏ qua
bước nâng nhiệt độ lên 100oC. Lượng KMnO4 0,2N chuẩn được ký hiệu là a mL.
Chú ý:
+ Nếu (b – a) = 0,15 – 0,2mL thì chất lượng nước có thể sử dụng để đo CODMn.
b là thể tích dung dịch KMnO4 dùng để chuẩn mẫu trắng

3
BÀI 2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG COD TRONG MẪU NƯỚC BẰNG PHƯƠNG
PHÁP CHUẨN ĐỘ (Giới hạn từ 40 – 800 mg/l)
2.1. Hóa chất, dụng cụ
Hóa chất:
- Dung dịch 1(dung dịch phá mẫu K2Cr2O7 – 0,04167M (0,25N)): Hòa tan 12,259 gam
K2Cr2O7 đã sấy khô ở 150oC trong 2 giờ vào 500 mL nước, cho từ từ 167 mL H 2SO4 đặc,
và 33,3 gam HgSO4, hòa tan, để nguội đến nhiệt độ phòng, thêm nước định mức đến 1000
mL.
- Dung dịch 2 (Dung dịch Ag2SO4/H2SO4): Hòa tan 5,0 gam Ag2SO4 trong 1 chai (500mL)
acid H2SO4 đặc.
- Acid H2SO4 98% (ρ = 1,84 g/mL).
- Dung dịch sắt II amoni sunfat 0,1N (muối FAS):
Hòa tan 39,2 g Fe (NH4)2(SO4)2. 6H2O trong 50 mL nước cất. Thêm 20 mL H2SO4 đặc, để
nguội, và pha loãng thành 1000 mL. Chuẩn hóa dung dịch hàng ngày theo tiêu chuẩn
K2Cr2O7 như sau:
- Dùng pipet lấy 2,50 mL dung dịch phân hủy vào bình tam giác 100 mL.
- Thêm vào 10 mL nước cất để thay thế cho mẫu.
- Làm mát đến nhiệt độ phòng, thêm 1 đến 2 giọt chỉ thị ferroin đã pha loãng;
- Chuẩn độ với chất chuẩn độ FAS
- Công thức tính:
-

CFAS =

Trong đó:
VK2Cr2O7: Thể tích dung dịch K2Cr2O7 đem chuẩn (mL)
VFAS: Thể tích muối FAS chuẩn được (mL)
0,25: Nồng độ dung dịch K2Cr2O7 đem chuẩn (N)
CFAS: Nồng độ muối FAS tiêu chuẩn (N)
- Chỉ thị ferroin: Hoà tan 1,485 g 1,10–octophenan-throlin monohydrat và 0,695 gam
FeSO4.7H2O trong một ít nước cất, thêm nước đến vạch định mức 100 mL.
- Dung dịch chuẩn kali hydro phthalate (KHP - HOOCC 6H4COOK): Nghiền nhẹ rồi
sấy KHP đến khối lượng không đổi ở 110 °C. Hòa tan 425 mg KHP trong nước cất và
pha loãng thành 1000 mL. dung dịch này có COD lý thuyết là 500 mg O2/L.

4
2.2. Dụng cụ
- Máy phá mẫu COD;
- Cốc, bình tam giác, bình định mức, pipet, puret các loại;
- Ống phá mẫu COD.
2.3. Tiến hành xác định COD
- Lấy 2,5 mL mẫu (nếu mẫu có COD > 800 mg/L thì phải pha loãng), thêm 1,5 mL dung
dịch 1 và 3,5 mL dung dịch 2.
- Đậy nắp, đun trong 2 giờ (tính từ lúc đạt nhiệt độ 150 oC). Lấy ra để nguội, chuyển dung
dịch từ ống phá mẫu sang bình nón 100 mL. Tráng ống phá mẫu bằng nước cất, chuyển
tất cả nước tráng rửa vào bình nón.
- Thêm 2-3 giọt chỉ thị màu ferroin rồi dùng dung dịch chuẩn sắt II amoni sunfat 0,1N để
chuẩn độ lượng kali bicromat dư cho đến khi màu của dung dịch từ xanh lá cây sang đỏ
nâu.
- Làm mẫu trắng tương tự như mẫu thật (Mẫu trắng là mẫu làm giống như mẫu chuẩn chỉ
khác thay dung dịch chuẩn bằng nước cất).
2.4. Tính toán
Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD), tính bằng mg/L theo công thức:

Trong đó:
X – Nhu cầu oxy hóa hóa học (mg/L O2)
a- Thể tích muối FAS tiêu tốn chuẩn mẫu trắng (mL)
b- Thể tích muối FAS tiêu tốn chuẩn mẫu (mL)
N - Nồng độ đương lương của dung dịch sắt II amoni sunfat (0,1N);
V - Thể tích mẫu (mL)
S – Đương lượng gam của oxy (S = 8)

BÀI 3. XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN LƠ LỬNG TRONG NƯỚC (SS)


3.1. Hoá chất và dụng cụ
Giấy lọc có đường kính lỗ lọc 0,45m, phễu lọc, tủ sấy, bình hút ẩm, cốc đong
3.2. Cách tiến hành
 Ngâm giấy lọc trong nước cất khoảng 5 phút, lấy ra và đem sấy ở 105 ±2oC đến khối
lượng không đổi (khoảng 2 giờ), làm nguội trong bình hút ẩm, cân và ghi kết quả (b
miligam).
5
 Lấy một lượng mẫu phù hợp (sao cho sau khi cân khối lượng lớn hơn 2 mg), đổ vào thiết
bị lọc, tráng rửa cốc đựng mẫu và phễu lọc bằng nước cất ít nhất 3 lần.
 Mang giấy lọc có chứa các chất rắn lơ lửng đem đi sấy ở 105 ±2 oC trong khoảng 4 giờ,
để trong bình hút ẩm, cân và ghi khối lượng (a 1). Sau đó đem đi sấy lần thứ 2 khoảng 30
phút, để nguội trong bình hút ẩm, cân và ghi khối lượng (a 2). Nếu khoảng cách giữa 2 lần
cần chênh nhau không quá 0,1mg thì dừng lại, nếu lớn hơn thì tiếp tục cho đến khi khối
lượng cân giữa hai lần không vượt quá 0,1mg.
3.3. Tính toán
S: Tổng chất rắn (mg/l)
S = (a - b)x a: Khối lượng chất rắn và giấy cân sau khi sấy (mg)
b: Khối lượng giấy cân (mg)
V: thể tích mẫu (ml)

BÀI 4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TỔNG NITO TRONG MẪU NUỚC
(Giới hạn phát hiện từ 3 – 200 mg/L)
4.1. Hoá chất
- Axit H2SO4 đặc
- Tinh thể K2SO4
- Hỗn hợp axit boric + chỉ thị: Trong 1 lít dung dịch có 4% axit boric + 7ml dung dịch
metyl đỏ + 10ml dung dịch Bromocresol xanh
+ Chỉ thị metyl đỏ 0,1%: Cân 0,1000 gam methyl đỏ pha trong 100 ml ethanol
+ Chỉ thị Bromocresol xanh 0,1%: Cân 0,1000 gam Bromocresol xanh trong 100 ml ethanol
- Hỗn hợp Devarda: Trộn đều các bột kim loại kẽm, đồng, nhôm mịn và khô theo tỷ lệ khối
lượng 5 : 50 : 45. Bảo quản hỗn hợp trong bình hút ẩm.
- Dung dịch natri hydroxyt (NaOH) 300 g/L: Hoà tan 320 g ± 20 g natri hydroxit trong
khoảng 800 ml nước. Để nguội đến nhiệt độ phòng và pha loãng bằng nước đến 1 lít
trong cốc.
- Dung dịch chuẩn axit HCl 0,02 N: pha từ các ống chuẩn hoặc hút 1,68 ml HCl đặc (d =
1,18) pha thành 1 lít được dung dịch có nồng độ 0,02N. Chuẩn độ lại bằng dung dịch
Na2B4O7.
4.2. Tiến hành
4.2.1. Phá mẫu
Hút 50 ml dung dịch mẫu + 4 ml H2SO4 + 0,2 g hỗn hợp Devarda + 2 g K2SO4 vào bình
tam giác. Đun sôi cho đến khi có khói trắng xuất hiện thì đậy phễu nhằm hạn chế bay hơi,
nhiệt độ không quá 370oC. Sau khi hết bốc khói, chất lỏng trở nên không màu hoặc xanh
nhẹ tiếp tục đun 60 phút nữa. Để bình nguội đến nhiệt độ phòng.

6
4.2.2. Chưng cất và đo
- Lấy dung dịch vừa phá mẫu cho vào hệ thống cất đạm.
- Bật máy, cài đặt các thông số cần thiết trên máy (VH2O thêm vào = 20 ml, VNaOH = 30 ml,
Vchỉ thị = 20 ml).
- Tiến hành cất và xác định hàm lượng nitơ trong mẫu.
- Ghi kết quả trên mẫu.
4.3.Tính kết quả
Tính hàm lượng tổng nito trong nước theo công thức sau:

C= (mg N/l)

Trong đó:
V: Thể tích dung dịch axit HCl chuẩn đã dùng khi chuẩn độ dụng dịch mẫu (mL);
Vo: Thể tích dung dịch axit HCl chuẩn đã dùng khi chuẩn độ mẫu trắng (mL);
C: Nồng độ của axit HCl tính (N);
Vmẫu: Thể tích mẫu nước lấy (ml);
14: Đương lượng của của nitơ;
1000: Hệ số quy đổi từ gam về mg
Chú ý: Mẫu không chứa quá 200 mg–N/L. Nếu hàm lượng nitơ cao hơn thì pha loãng mẫu
bằng nước trước khi hút 50 ml phần mẫu thử.
BÀI 5. XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀU THẬT CỦA DUNG DỊCH
5.1. Hoá chất
- Dung dịch hiệu chuẩn màu gốc, tương ứng với 500 mg/L Pt.
 Hòa tan 1,245 g ± 0,005 g kali hexacloroplatinat(IV) (K 2PtCl6) và 1,000 g ± 0,005 g
coban (II) clorua ngậm sáu phân tử nước (CoCl2.6H2O) trong khoảng 500 mL nước.
Cho 100 mL ± 1 mL axit HCl (p = 1,18 g/mL) vào trong bình định mức dung tích 1000
mL và thêm nước đến vạch mức.
 Bảo quản dung dịch này trong chai thủy tinh màu nâu sẫm đậy nắp kín, ở nơi tối với
nhiệt độ bằng 4 °C ± 2 °C. Dung dịch này bền ít nhất trong ba năm.
- Dung dịch hiệu chuẩn màu 100 mg/L Pt
 Dùng pipet lấy 20 mL dung dịch màu gốc 500 mg/L Pt vào bình đinh mức một vạch
100 mL loại một vạch và thêm nước đến vạch mức.
 Dung dịch này bền ít nhất trong một tháng nếu bảo quản trong chai thủy tinh đậy kín, ở
nơi tối với nhiệt độ 4 ± 2 °C .
7
5.2. Thiết bị, dụng cụ
- Máy đo quang phổ: cho phép đo tại bước sóng 410 nm.
- Bộ lọc màng: Bơm chân không, bộ lọc và màng lọc với cỡ lỗ 0,2 μm và 0,45 μm.
- Máy đo pH.
5.3. Cách tiến hành
- Lọc mẫu nước qua màng lọc có cỡ lỗ 0,45 mm. Song song với xác định độ màu, đo pH
của mẫu đã lọc. Trong trường hợp độ màu đậm, có thể pha loãng mẫu sau khi lọc
- Đo pH của mẫu.
- Chuyển mẫu nước vào cuvet và đo quang ở bước sóng 410 nm.
5.4. Tính toán
5.4.1. Xác định độ hấp thụ riêng của dung dịch hiệu chuẩn
Do độ hấp thụ quang của dung dịch hiệu chuẩn 100 mg/L Pt ở bước sóng 410 nm.
Tính hệ số hấp thụ riêng, α, của dung dịch hiệu chuẩn theo A410 [mm-1 (mg/L Pt)-1] sử dụng
Công thức (1):

(1)
Trong đó:
A410: Độ hấp thụ của dung dịch hiệu chuẩn màu;
100: Độ màu của dung dịch hiệu chuẩn, tính theo mg/L Pt;
d: Độ dài đường quang của cuvet, tính bằng milimét.
Đường hiệu chuẩn phải là đường thẳng.
CHÚ THÍCH: Hệ số hấp thụ riêng đối với dung dịch hiệu chuẩn là một hằng số vật lý bằng
khoảng 5,4 x 10-5 mm-1 (mg/L Pt)-1. Việc sử dụng hằng số này để tính toán kết quả phụ thuộc
vào các điều kiện không đổi của thiết bị đã được kiểm tra xác nhận cẩn thận.
5.4.2. Tính toán cường độ màu của mẫu
Thể tích nước đã dùng để pha loãng phải được tính đến khi công bố kết quả thử.
Tính độ màu thật của mẫu, C, theo mg/L Pt, sử dụng Công thức (2):

(2)
Trong đó:
A410: Độ hấp thụ của mẫu tại  = 410 nm;

8
a: Hệ số hấp thụ riêng của dung dịch hiệu chuẩn, tính theo tỷ lệ nghịch của nồng
độ và milimét [mm-1 (mg/L Pt)-1];
d: Độ dài đường quang của cuvet, tính bằng milimét.
5.4.3. Biểu thị kết quả
Báo cáo giá trị chính xác đến mg/L Pt trong khoảng từ 2 đến < 250 mg/L.
Với khoảng ≥ 250 mg/L Pt, báo cáo giá trị được làm tròn chính xác đến 10 mg/L Pt.
Báo cáo các giá trị trong khoảng từ 0 đến < 2 mg/L Pt là < 2 mg/L Pt.
Độ hấp thụ ánh sáng của một số chất hòa tan tự nhiên trong nước phụ thuộc vào pH. Do
vậy, khuyến nghị nên báo cáo giá trị pH của mẫu thử cùng với độ màu.
VÍ DỤ: Độ màu thật theo TCVN 6185 (ISO 7887), Phương pháp C.
Độ màu của nước: 18 mg/L Pt.
Giá trị pH: 6,4

9
BÀI 6. XÁC ĐỊNH LIPIT TRONG SINH KHỐI VI TẢO

6.1. Xác định lipit tổng số bằng phương pháp trọng lượng
6.1.1. Hóa chất
Axit H2SO4, Methanol, hexane
6.1.2. Dụng cụ, thiết bị
Máy ly tâm, cân phân tích, bể ổn nhiệt, miropipet, tủ sấy
Bình định mức, bình tam giác, ống thủy tinh, pipet, chai đựng hóa chất, pipette
pasture, ống phá mẫu COD.
6.1.3. Các tiến hành
- Hút 10 mL dung dịch mẫu (khoảng 100 mg sinh khối tảo) vào 2 ống nghiệm,
đem ly tâm ở tốc độ 10000 vòng/phút, dùng pipet pasture hút hết phần nước ở
trên. Một ống đen đi sấy khô ở nhiệt độ 50 oC (mt), một ống đem đi chiết tách
hàm lượng lipit trong tảo.
- Lấy ông đem đi chiết lipit cho thêm 3 mL hỗn hợp axit dung môi
H2SO4/methanol (5%, v/v), lắc đều trong 10 phút.
- Đặt ống nghiệm trong bể ổn nhiệt ở 85 oC trong vòng 1 giờ. Lấy ống nghiệm ra,
để nguội xuống nhiệt độ phòng.
- Thêm 10 mL hexane vào hỗn hợp và lắc đều trong vòng 5-10 phút
- Ly tâm ở 1500 vòng/phút, trong 5 phút
- Chiết rút phần dịch hexane ở lớp trên cùng bằng pipette pasture cho vào ống
nghiệm đã được cân trước (m0).
- Sấy dịch hexane bằng N2 cho đến khi khô, sấy trong tủ ấm 40 oC trong 24 giờ
- Cân phần dịch khô trong ống nghiệm (m1)
- Tính hàm lượng axit béo trong sinh khối vi tảo theo công thức

6.2. Xác định hàm lượng lipid tổng bằng phương pháp Sulfo-phospho-vanillin
Thuốc thử Phosphovanillin
6.2.1. Hóa chất
Vanillin, acid phosphoric, axit H2SO4, chất chuẩn lipit, cloroform
10
6.2.2. Dụng cụ
Cân phân tích,máy ly tâm, bếp điện, bình cách thủy, máy đo quang, tủ sấy
Cốc 100 mL, 250 mL; bình định mức 100 mL, pipet các loại, bình đựng hóa chất 250
mL
6.2.3. Tiến hành
Hòa tan 0,06 g vanillin trong 2 mL ethanol nguyên chất, thêm 8 mL nước cất và
lắc kĩ. Sau đó, thêm 50 mL acid phosphoric đậm đặc vào tạo thành hỗn hợp và bảo
quản trong tối cho quá trình phân tích. Thuốc thử phospho-vanillin nên được chuẩn bị
ngay khi phân tích mẫu để đảm bảo thuốc thử hoạt động tốt.
Lấy 1 mL dịch nuôi tảo li tâm ở 10.000 vòng/phút trong 5 phút. Phần cắn tế bào
được li trích với 2 mL acid sulfuric đậm đặc (98%), sau đó đun ở bếp cách thủy 100oC
trong 10 phút, làm lạnh trong trong bể nước đá. Bổ sung 5mL thuốc thử phospho-
vanillin, hỗn hợp ủ ở 37oC trong 15 phút và lắc mẫu liên tục. Đo mẫu ở bước sóng
530 nm.
Đường chuẩn lipid:
- Dầu cải thương mại (sản phẩm của Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An) trong
cloroform (nồng độ 1 mg/mL), nồng độ lipid chuẩn (10-150 µg) được thực hiện
trong các ống nghiệm sạch có nắp.
- Ủ các ống nghiệm ở nhiệt độ 90 oC trong 10 phút để làm bay hơi chloroform. Thêm
2 mL acid sulfuric đậm đặc, sau đó đun trên bếp cách thủy 100 oC trong 10 phút, làm
lạnh trong bể nước đá.
- Bổ sung 5 mL thuốc thử Phosphovanillin, hỗn hợp được ủ ở 37 oC và lắc mẫu liên
tục. Đo mẫu ở bước sóng 530 nm.
6.3. Xác định chất béo tổng số bằng phương pháp chiết soxhlet
Sinh khối vi tảo được thu hoạch bằng phương pháp ly tâm sau đó được sấy ở nhiệt độ thấp
~50 °C.
Chất béo được trích ly khỏi sinh khối khô bằng phương pháp chiết soxhlet với hệ dung môi
Chloroform-Methanol (2:1, tỷ lệ thể tích).
Dịch trích được trích lỏng lỏng với dung môi hexane để loại bỏ diệp lục tố, chất béo tích lũy
(%) được xác định dựa trên tỉ lệ giữa khối lượng chất béo được trích ly và khối lượng sinh
khối khô đã sử dụng. Vì thế, lượng chất béo thu được ở mỗi thí nghiệm được tính như sau:
Lượng chất béo (g/L) = Chất béo tích lũy (%) x Nồng độ sinh khối khô (g/L)

11
BÀI 7 XÁC ĐỊNH SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA TẢO
7.1. Hóa chất
Dung dich Lugol: 5% Iốt và 10% kali iodua
7.2. Dụng cụ
Buồng đếm hồng cầu, kính hiển vi quang học, tủ cấy, nồi khử trùng, cân phân tích
Micropipet 100 µL và 1000 µL, bình chứa hóa chất 250ml, cốc 100 mL
7.3. Các tiến hành
7.3.1. Xác định tốc độ tăng trưởng tế bào
Mật độ tế bào được xác định bằng cách đếm số lượng tế bào trực tiếp 2 hoặc 3 ngày một lần,
sử dụng kính hiển vi quang học (400X), bằng buồng đếm hồng cầu sâu 0,1 mm.
Lấy 100 µL dịch nuôi tảo được cố định bằng dung dịch Lugol (5% iốt và 10% kali iodua).
Hút 10 µL dịch nuôi tảo bơm vào buồng đếm hồng cầu.
Đếm tế bào vi tảo trong 25 ô ở khối vuông giữa có diện tích 1 mm2.
Số lượng tế bào trong 1 mL được xác định theo công thức sau:
Số lượng tế bào/mL = tổng số tế bào đếm được x 104 x Hệ số pha loãng
7.3.2. Xác định tốc độ tăng trưởng đặc hiệu
Mật độ tế bào ở hai thời điểm khác nhau trong quá trình tăng trưởng của mẫu được dùng để
tính tốc độ tăng trưởng đặc hiệu (µ: tế bào/mL/ngày) trong khoảng thời gian đó theo công
thức (Harrison, 1993):

Trong đó:
C1, C2: Mật độ tế bào tại thời điểm 1 và 2
t1, t2: Thời điểm 1 và 2

12
BÀI 8. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PHOSPHO TỔNG SỐ
(Giới hạn định lượng 0,04 - 0,40 mgP/L)
8.1. Hoá chất
- Dung dịch H2SO4 - 9 mol/L: Cho 100 mL nước vào cốc 250 mL, thêm từ từ 100 mL
H2SO4 đặc. Làm nguội dung dịch trong nước lạnh đến nhiệt độ phòng.
- Dung dịch H2SO4 - 4,5 mol/L: Cho 100 mL nước cất vào cốc 250 mL, thêm từ từ
và khuất đều 100 mL dung dịch H2SO4 9 mol/L.
- Dung dịch H2SO4 - 2 mol/L: Cho 100 mL nước vào cốc 500 mL, thêm từ từ và khuất đều
100 mL dung dịch H2SO4 9 mol/L, để nguôi, thêm nước đến vạch 450 mL
- Dung dịch NaOH 2 mol/L: Hòa tan 80±1 gam NaOH trong nước, làm lạnh và pha loãng
với nước tới 1 lít.
- Dung dịch acid ascobic 100 g/L: Hòa tan 10±0,5 gam acid ascobic (C 6H8O6) trong 100±5
mL nước.
Chú thích: Dung dịch này ổn định trong hai tuần nếu giữ trong bình thủy tinh màu nâu trong
tủ lạnh và có thể sử dụng được lâu nếu dung dịch này vẫn là không màu.
- Dung dịch K2S2O8 50 g/L: Hòa tan 5±0,1 gam K2S2O8 vào 100 mL nước, khuấy cho tan.
- Acid molipdat:
 Dung dịch A: Hòa tan 13±0,5 gam amonium heptamolybdate tetrahydrate
[(NH4)6Mo7O24.4H2O)] trong 100±5 mL nước, thêm cẩn thận 230±0,5 mL dung dịch
acid sulfuric 9 mol/L, khuấy đều.
 Dung dịch B: Hòa tan 0,35±0,05 gam antimon kali tartrat ngậm 1/2 nước
[K(SbO)C4H4O8.1/2 H2O] trong 100±5 mL nước.
 Trộn dung dịch A đã làm nguội đến nhiệt độ phòng vào dung dịch B rồi định mức bằng
nước đến vạch 500 mL.
- Dung dịch chuẩn octophosphat - 50 mgP/L: Sấy khô KH2PO4 tới khối lượng không đổi ở
105oC. Hòa tan 0,2197± 0,0002 gam KH 2PO4 trong một ít nước, cho vào bình định mức
1 lít, thêm 10 mL dung dịch H 2SO4 4,5 mol/L và thêm nước tới vạch. Dung dịch này ổn
định ít nhất trong ba tháng nếu được bảo quản trong bình thủy tinh nút kín ở khoảng 4oC.
- Dung dịch chuẩn octophosphat - 2 mgP/L: Dùng pipet lấy 20±0,01 mL dung dịch chuẩn
octophosphat 50 mg/L cho vào bình định mức nước 500 mL. Thêm nước tới vạch và trộn
đều. Chuẩn bị dung dịch trong ngày phân tích.
8.2. Dụng cụ
- Máy đo quang UV-VIS, bếp điện, nồi hấp.
- Cốc, bình định mức, pipet, bình tam giác các loại và chai polypropylen 100 mL.

13
8.4. Tiến hành
Dựng đường chuẩn:
- Dùng pipet, chuyển lượng thể tích thích hợp, như 1,0 mL; 2,0mL; 3.0 mL; 4,0 mL; 5,0
mL; 6,0 mL; 7,0 mL; 8,0 mL; 9,0 mL; và 10,0 mL dung dịch chuẩn octophosphat 2 mg/L
vào các bình nón dung tích 100 mL, pha loãng tới khoảng 40 mL với nước. Thêm 4 mL
dung dịch K2S2O8 50g/L và đun sôi nhẹ trong khoảng 90 phút. Duy trì thể tích khoảng 25
- 35 mL bằng nước (Cũng có thể vô cơ hóa trong 30 phút trong nồi hấp ở nhiệt độ từ
115oC đến 120oC).
- Lấy dụng dịch ra để nguội, chỉnh pH từ 3 – 10 bằng dung dịch NaOH 2mol/L hoặc acid
H2SO4 2M, cho vào bình định mức 50 mL, thêm 1 mL acid ascobic 100g/L, sau 30 s
thêm 2 mL dung dịch acid molipdat. Thêm nước tới vạch và lắc đều.
- Để yêu trong khoảng 10 – 30 phút, so quang với mẫu trắng ở bước sóng 880 nm. Dựng
đường chuẩn biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ octophosphat với độ hấp thụ quang.
Xác định nồng độ tổng phospho trong mẫu:
- Lấy 40 mL mẫu đã acid hóa bằng acid H 2SO4 4,5 mol/L đến pH = 1 (nếu nồng độ sau khi
phá mẫu lớn hơn 0,4 mg/L phải pha loãng) vào bình tam giác 100 mL, Thêm 4 mL dung
dịch kali peroxodisulfat 50 g/L và đun sôi nhẹ trong khoảng 90 phút. Duy trì thể tích
khoảng 25 - 35 mL bằng nước (Cũng có thể vô cơ hóa trong 30 phút trong nồi hấp ở
nhiệt độ từ 115 đến 120oC). Làm nguội, chỉnh pH từ 3 đến 10 bằng dung dịch NaOH 2
mol/L hoặc H2SO4 2 mol/L.
- Lấy dụng dịch cho vào bình định mức 50 mL, thêm 1 mL acid ascobic 100 g/l, sau 30
giây thêm 2 mL dung dịch molipdat acid. Thêm nước tới vạch và lắc đều.
- Để yêu trong khoảng 10 – 30 phút, so quang với mẫu trắng (mẫu là giống như chất chuẩn
nhưng thay dung dịch chuẩn bằng nước cất) ở bước sóng 880 nm. Áp độ hấp thụ quang
vào đường chuẩn, xác định được nồng độ phospho tổng số
CÁCH 2- XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PHỐT PHO TỔNG TRONG MẪU NƯỚC

I. Mục đích:
- Xây dựng đường chuẩn và xác định hàm lượng PO43- trong nước bằng phương pháp trắc
quang với thuốc thử amonimolipdat.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm PO43- trong mẫu nước phân tích.
II. Nguyên tắc xác định
PO43- là một trong nguồn dinh dưỡng cho thực vật dưới nước. nhưng cũng là chất gây
ô nhiễm, thúc đẩy quá trình phú dưỡng trong môi trường nước ao hồ, ảnh hưởng đến sự phát
triển của sinh vật dưới nước.
Để xác định tổng phốt phát bằng phương pháp trắc quang người ta dựa trên phản ứng
tạo phức màu của ion PO43- với amoni molipdat theo phản ứng:

14
PO43- + 3NH4+ + 12 (MoO4)2- + 21H+ → (NH4)3H4[P(M02O7)6] + 10H2O
Phức màu vàng được tạo thành, đo bằng máy trắc quang tại bước sóng 410 nm.
III. Cách tiến hành
3.1.Hoá chất:
- H2SO4 30%: Hoà 300ml H2SO4 đặc vào khoảng 600ml nước và định mức thành 1000 ml.
- Dung dịch K2S2O8: Hoà tan 5g K2S2O8 vào 100ml nước cất (làm hàng ngày)
- Dung dịch Vanadat – Molipđat: Trộn dung dịch B đã làm nguội đến nhiệt độ phòng vào
dung dịch A rồi định mức đến vạch 1lít.
+ Dung dịch A: hoà tan 25g amonimolipdat (NH4)6Mo7O24.4H2O trong 400ml nước
+ Dung dịch B: Hoà tan 1,25g amonivanat NH4VO3 trong 200ml nước cất đun sôi, để nguội
thêm 330ml HCl đặc.
- Dung dịch chuẩn PO43- (50mg PO43- - P/l): Hoà tan 219,5mg KH2PO4 trong 1lit nước
3.2.Cách tiến hành:
- Phá mẫu: Lấy 50ml mẫu, thêm 0,5ml dung dịch axit H 2SO4 30% và 5ml dung dịch
K2S2O8, đun sôi nhẹ ít nhất trong 90 phút, cho thêm nước cất vào để giữ được 25 – 50ml
mẫu. Để nguội, định mức thành 50ml (nếu sau khi phá mẫu dung dịch có màu thì dùng
than hoạt tính hấp phụ).
- Đo PO43-:
+ Dựng đường chuẩn: Từ dung dịch chuẩn photphat 50mg PO 43—P/l pha ra các nồng độ 0,5;
1,0; 2,0; .. 15mg/l trong thể tích 25ml, thêm 10ml dung dịch Vanadat – Molipdat, so màu với
mẫu trắng (không chứa photphat) ở bước sóng 410nm. Lập đường chuẩn.
+ Xác định photphat trong mẫu: lấy 25ml mẫu, thêm 10ml dung dịch Vanadat – Molipdat,
so màu với mẫu trắng ở bước sóng 410nm.

15

You might also like