You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ


Bộ môn Công nghệ môi trường
……………&……………..

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

THỰC HÀNH PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG

1
MỤC LỤC

Bài 1.1: Xác định hàm lượng BOD trong mẫu nước
Bài 1.2: Xác định hàm lượng CODcr trong mẫu nước
Bài 1.3: Xác định chất rắn trong mẫu nước sông
Bài 1.4: Xác định hàm lượng Fe và Mn trong mẫu nuớc
Bài 1.5: Xác định hàm lượng phốt pho tổng trong mẫu nước
Bài 2.1: Lấy mẫu khí
Bài 2.2: Xác định khí NOx bằng phương pháp Griess
Bài 3.1: Lấy mẫu đất và xử lý mẫu đất
Bài 3.2: Xác định hàm lượng hữu cơ trong đất
Bài 3.3: Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất

2
BÀI 1.1. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG BOD TRONG MẪU NƯỚC
I.Mục đích:
- Biết cách lấy mẫu nước mặt;
- Xác định hàm lượng DO;
- Xác định hàm lượng BOD5;
- Đánh giá hàm lượng BOD trong nước mặt.
II. Nguyên tắc xác định
Khái niệm BOD (Biochemical oxygen Demand): Là nhu cầu oxy sinh hoá là lượng oxy
cần thiết để oxy hoá những thành phần có thể oxy hóa sinh học ở điều kiện tiêu chuẩn.
Đơn vị tính của BOD là mgO/l. BOD có thể được xác định cho 5 ngày (BOD5); 10
ngày(BOD10); 15 hoặc 20 ngày (BOD15,BOD20).
Hàm lượng oxy hòa tan trong nước có 2 phương pháp:
+ Phương pháp đo trực tiếp bằng máy đo DO
+ Phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử (Winkler)
Trong môi trường kiềm (pH= 8,5-10) khi thêm MnSO4 vào mẫu nước lắc đều, thì ion
Mn2+ sẽ bị oxi hòa tan trong nước (DO) oxy hóa lên Mn4+ theo phản ứng:
Mn2+ + 2OH- = Mn(OH)2
2Mn(OH)2 + O2 = 2MnO(OH)2 hay (MnO2 + 2H2O)
Sau đó nếu có mặt của ion I- và khi chỉnh lại ở môi trường axit (H+) thì ion Mn4+ lại oxy
hóa ion I- giải phóng ra I2 theo phản ứng
MnO2 + 2I- + 4H+ = Mn2+ + 2H2O + I2
Dùng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ chính xác để chuẩn hàm lượng I2 được giải phóng, chỉ
thị hồ tinh bột 1%, từ đó tính ra hàm lượng DO trong mẫu nước.
Để xác định BOD chúng ta phải xác định được hàm lượng DO trước và sau 5 ngày ủ ở 200C.
III.Cách tiến hành xác định hàm lượng BOD5:
1. Dụng cụ và hoá chất:
* Dụng cụ
- Chai ủ mẫu mầu tối, miệng hẹp, nút nhám có dung tích 250 ml hoặc 300 ml.
- Bình định mứcvà pipet để pha loãng mẫu
- Bơm thổi khí nhỏ
- Thiết bị đo độ oxy hoà tan.
- Tủ điều nhiệt, giữ nhiệt độ ổn định ở 20oC (  1oC)
* Hoá chất
- Dung dịch muối phốt phát với pH = 7,2 trong 100ml gồm: (1)
KH2PO4 : 0,85g; Na2HPO4.7 H2O: 3,34 g
K2HPO4 : 2,175 g NH4Cl : 0,17 g
- Dung dịch MgSO4.7H2O: 2,25g /100ml (2)
- Dung dịch CaCl2: 2,75 g/100ml (3)
- Dung dịch FeCl3.6H2O: 0.025g/100ml (4)
* Chuẩn bị dung dịch nước pha loãng:
3
Dùng nước cất 2 lần (hoặc nước máy). Thêm vào mỗi lít nước cất 1ml dung dịch nước
(1),(2),(3),(4)
Chú ý: Nếu sử dụng nước máy là nước nuôi cấy không cần bổ sung thêm dung dịch 2 và 3.
Dùng 1 máy thổi khí, sục khí sạch vào nước đã được bổ sung dung dịch muối ở nhiệt độ
20oC đến khi đạt hàm lượng oxy bão hoà (ở 20oC oxy bão hoà trong nước là 8,84 mg/l)
* Nước cấy:
Nếu trong mẫu nước phân tích đã có lượng VSV đủ cho quá trình oxy hoá thì không cần
thiết phải bổ sung thêm
Trường hợp mẫu có lượng VSV hiếu khí quá nhỏ, cần bổ sung thêm bằng cách tạo canh
trường VSV là:
- Nước sông, hồ có nước thải sinh hoạt
- Nước thải sinh hoạt lấy ở cống thải chính hoặc nơi thải không bị ô nhiễm nước thải
công nghiệp.
- Nước lấy từ hạ lưu của dòng thải của nước cần phân tích.
*Nước pha loãng cấy vi sinh vật:
Thêm từ 5-20 ml nước cấy (Tuỳ thuộc vào nguồn gốc ) vào 1 lít nước pha loãng. Giữ nước
vừa điều chế ở 20oC. Lượng oxy tiêu thụ sau 5 ngày ở 20oC của nước pha loãng cấy VSV
không được vượt quá 0,5 mg/l (Theo ISO lượng oxy tiêu thụ sau 5 ngày ở 200C của nước pha
loãng với BOD từ 0,3 đến 1mg/l oxy)
2. Các bước tiến hành thí nghiệm
- Bước 1: Lấy một thể tích mẫu cần phân tích vào bình ủ (mỗi mẫu 2 bình). Lượng mẫu tuỳ
thuộc vào hàm lượng BOD có trong mẫu. Hệ số pha loãng được lấy theo hướng dẫn
trong bảng :
Nguồn gốc của nước Hàm lượng BOD5 Hệ số pha loãng
mg/l
Nước sông sạch 3-6 1,5
Nước sông bị ô nhiễm nhẹ 4-6 2
Nước sông bị ô nhiễm 10-60 5
Nước thải công nghiệp bị ô nhiễm nhẹ 20-120 10
Nước thải bị ô nhiễm 40-180 20
Nước thải chưa xử lý 100-600 50
Nước thải bị ô nhiễm nặng > 600-800 100
- Bước 2: Dùng ống xi phông nạp nước pha loãng đã bão hoà oxy vào bình cho đến đầy bình,
sao cho không tạo bọt khí trong nước hoặc ở thành bình.
- Bước 3: Lấy một bình đem đo độ oxy hoà tan ở thời điểm đầu (Sau khi nạp nước pha
loãng), Ghi kết quả đo (Do), một bình đưa đi ủ ở nhiệt độ 20oC trong 5 ngày.
- Bước 4: Sau 5 ngày ủ lấy ra đem đi đo độ oxy hoà tan (D5).
- Bước 5: Làm mẫu trắng tương tự như Bước 2, 4, đo độ oxy hoà tan trước (Bo) và sau khi ủ
5 ngày (B5)
Chú ý:
4
 Khoảng pha loãng nên là, sau khi ủ 5 ngày nồng độ oxy còn lại là 1/3 – 2/3 nồng độ
oxy ban đầu. Khi mức pha loãng lớn hơn 100 lần thì tiến hành pha loãng thành 2 – 3
bước.
 Lượng oxy tiêu thụ phải ít nhất là 2 mg/l và nồng độ oxy sau khi ủ phải ít nhất là 2
mg/l.
 Kiểm tra độ chính xác của phương pháp đo: Lấy 5 – 10ml hỗn hợp Glucose và
glutamic axit (150mg D(+) glucose-C6H12O6 và 150mg L-glutamic axit-C5H9NO3 trong
1000ml nước cất) vào bình ủ BOD 300ml (trong trường hợp bình ủ ấm là 100ml thì lấy
bằng 1/3 thể tích kể trên), đổ nước pha loãng mẫu vào sau đó đem đi đo BOD. Giá trị
BOD5 của dung dịch trong khoảng 220mgO2/l  10mgO2/l. Nếu có sự khác nhau lớn
giữa giá trị này và kết quả đo, ở đây phải có một sự nghi ngờ về chất lượng của nước
pha loãng hoặc hoạt tính của dịch lỏng nuôi cấy.
 Ngoài ra để kiểm tra độ chính xác của phương pháp có thể sử dụng dung dịch chuẩn là
natri acetate (NaCH3COO) 50 mg/l. 400ml dung dịch này sẽ cho giá trị BOD5 = 31±5
mg O2/l.
 Nên thực hiện xác định giá trị BOD5, vì sau 5 ngày các vi khuẩn nitrat sẽ bắt đầu phát
triển mạnh và gây ra sai số phân tích lớn.
3. Cách tính kết quả
Nhu cầu oxy hoá sau 5 ngày được tính bằng biểu thức:

Trong đó:
Do, D5: Nồng độ oxy hoà tan trước và sau khi ủ của mẫu phân tích( mg/l) được xác định
theo mục IV.
Bo, B5: Nồng độ oxy hoà tan trước và sau ủ của mẫu trắng (mg/l) được xác định theo mục
IV.
Vc: Tổng thể tích hỗn hợp (ml).
Vm: Thể tích mẫu dùng phân tích (ml)
IV. Phương pháp đo DO bằng chuẩn độ (giới hạn phát hiện > 0,5mgO/l)
1. Hoá chất và dụng cụ
 Hoá chất
- Dung dịch 1(Dung dịch kiềm KI và Natri azit -Alkaline potassium iodide -sodium azide):
Hoà tan 350gam KOH (hoặc 250gam NaOH) và 75gam KI trong nước, trộn đều thêm nước
đến khoảng 480ml. Tách riêng hoà tan 5gam Natri azit (Na3N) trong 20ml nước sau đó trộn
đều 2 dung dịch và định đến vạch 500ml. Bảo quản hoá chất trong chai polyethylene sẫm
màu và để trong bóng tối.
- Dung dịch 2 (Dung dịch MnSO4 -manganese II sulfate): Hoà tan 240gam MnSO4.5H2O
vào bình định mức và định mức đến vạch 500ml.
- Dung dịch 3: axit H2SO4 đặc
- Dung dịch 4 (Dung dịch hồ tinh bột 10g/l): Hoà tan 10gam hồ tinh bột trong 1lít nước.

5
- Dung dịch 5 (Dung dịch Na2S2O3 25mmol/l-Sodium thiosulfate): Lấy 50ml dung dịch
Na2S2O3 0,1mol/l (dung dịch Na2S2O3: hoà tan 26gam Na2S2O3 vào nước thêm 0,2gam
Na2CO3 và định mức đến vạch 1lít để được ít nhất 2 ngày) vào bình định mức 200ml và thêm
nước đến vạch. Chuẩn bị dung dịch này khi cần thiết và không được sử dụng quá 12 giờ.
 Dung cụ:
- Bình đo oxy hoà tan
2 Phương pháp tiến hành
 Bước 1: Lấy chai ủ BOD, thêm nhanh chóng 1ml dung dịch 2, 1ml dung dịch 1 vào chai,
đầu của pipet nhúng vào trong mẫu. Đậy chặt nắp.
 Bước 2: Trộn đều mẫu trong khoảng 1phút
 Bước 3: Để yên cho đến khi kết tủa lắng xuống đáy thì lại trộn đều mẫu lần thứ 2 trong
1phút.
 Bước 4: Để yên chai cho đến khi kết tủa lắng đến 1/2 chai, mở chai cho 1ml dung dịch 3
vào đậy nắp lại. Lật ngược chai vài 3 lần để hoà tan hết kết tủa.
 Bước 5: Cho toàn bộ lượng dung dịch trong chai vào bình tam giác 500 ml, chuẩn độ
bằng dung dịch Na2S2O3 25 mmol/l đến khi có màu vàng rơm, nhỏ 2 -3 giọt dung dịch hồ
tinh bột làm chỉ thị. Chuẩn tiếp cho tới khi dung dịch trong bình tam giác chuyển từ màu
tím than sang không màu.
 Bước 6: Tính toán nồng độ oxy hoà tan theo công thức:
1000
DO = a  f   0,2
V1  v
DO: Lượng oxy hoà tan (mlO/l)
a: Thể tích Na2S2O3 tiêu tốn trong chuẩn độ (ml)
V1: Thể tích chai chứa mẫu (ml)
v: Tổng lượng dung dịch 1 và dung dịch 2 (ml)
f: Hệ số của 25mmol/l Na2S2O3 thường bằng 1
0,2: Oxy cân bằng với 1ml dung dịch Na2S2O3 25mmol/l (mg)
Hay có thể tính DO theo công thức:

CNa2S2O3 – Nồng độ dung dịch Na2S2O3 dùng để chuẩn độ (N)


VNa2S2O3 – Thể tích Na2S2O3 tiêu tốn để chuẩn độ (ml)
Vmau – Thể tích mẫu (ml)

BÀI 1.2. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CODCr TRONG MẪU NƯỚC
I.Mục đích:
- Xác định hàm lượng COD trong mẫu nước theo 2 phương pháp: Phương pháp trắc quang
và phương pháp chuẩn độ.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm COD của nước.
II. Nguyên tắc xác định :
6
COD là chỉ số đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ có trong nước. COD là lượng oxy
cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và nước.
Để xác định hàm lượng CODCr dùng chất oxy hóa mạnh như K2Cr2O7 có nồng độ chính
xác trong môi trường axit H2SO4, xúc tác Ag2SO4 theo phản ứng sau để oxy hóa hết các chất
hữu cơ có trong nước:
Chất HC + K2Cr2O7 + H+ → 2Cr3+ + CO2 + H2O + 2K+
Sau khi phản ứng oxy hóa chất hữu cơ kết thúc, chuẩn độ lượng dư K2Cr2O7 bằng dung
dịch muối Morh với chỉ thị Feroin. Từ lượng K2Cr2O7 đã tiêu tốn cho phản ứng trên tính ra
được hàm lượng COD có trong mẫu nước.
III. Cách tiến hành:
1. Xác định CODCr bằng phương pháp đo quang (Giới hạn từ 30 – 400 mg/l)
1.1. Hóa chất, dụng cụ
Hóa chất
- K2Cr2O7 - H2SO4®
- Ag2SO4 - HgSO4
- Kali phtalat
Dung dịch phá mẫu K2Cr2O7 0,1N: Cân 4,903 gam K2Cr2O7 đã sấy khô ở 150oC trong 2 giờ
vào 500 ml nước, thêm từ từ 167 ml H2SO4 đặc, 33,3 gam HgSO4. Hoà tan và làm nguội đến
nhiệt độ phòng, thêm nước định mức đến 1000 ml.
Dung dÞch 2 (AgSO4/H2SO4): hoµ tan 5,5gam AgSO4 trong 1 chai (500ml) axit H2SO4®.
Dung dÞch 3 (COD 2000mg/l): hoµ tan 425,1mg kali phtalat trong 250ml n-íc cÊt
Dụng cụ: Máy phá mẫu COD, bình định mức 25mL, pipet, ống phá mẫu COD, máy đo
quang UV-VIS
1.2. Tiến hành
2. Lập đường chuẩn: Từ dung dịch 3, pha loãng ra các nồng độ từ 30 – 400 mg/l trong thể
tích 25ml. Lấy vào các ống phá mẫu COD 2,5ml các dung dịch có nồng độ vừa pha, thêm
1,5ml dung dịch 1, 3,5ml dung dịch 2. Đậy nắp, đun trong 2 giờ ở 1500C (tính từ lúc đạt
nhiệt độ 1500C). Bỏ các ống ra để nguội, so màu với mẫu trắng (Mẫu trắng là mẫu làm
giống như mẫu chuẩn chỉ khác là thay dung dịch chuẩn bằng nước cất) ở bước sóng 420
nm (với giỏ trị COD < 90 ml/l. Ở bước sóng này, màu vàng của dung dịch K2Cr2O7 dư sẽ
bị hấp thụ) hoặc 600nm (với giá trị COD từ 100 – 900 mg/l. Ở bước sóng này màu xanh
của Cr3+ sẽ bị hấp thụ). Dựng đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa nồng độ COD
(mg/l) và mật độ hấp thụ quang (ABS).
3. Xác định COD mẫu: Lấy vào các ống phá mẫu COD 2,5ml mẫu (nếu mẫu có COD lớn
hơn 400mg/l thì phải pha loãng), thêm 1,5ml dung dịch 1, 3,5ml dung dịch 2. Đậy nắp,
đun ở 1500C trong 2 giờ (tính từ lúc đạt 1500c). Bỏ các ống ra để nguội, so màu với mẫu
trắng (mẫu nước cất) ở bước sóng 420 nm và 600nm
2. Xác định CODCr bằng phương pháp chuẩn độ (giới hạn từ 40 – 400 mg/l)
2.1. Hóa chất, dụng cụ
Hóa chất:

7
Dung dịch phá mẫu K2Cr2O7 0,1N: Cân 4,903 gam K2Cr2O7 đã sấy khô ở 150oC trong 2
giờ vào 500 ml nước, thêm từ từ 167 ml H2SO4 đặc, 33,3 gam HgSO4. Hoà tan và làm nguội
đến nhiệt độ phòng, thêm nước định mức đến 1000 ml.
Dung dÞch AgSO4/H2SO4: Hoµ tan 5,5gam AgSO4 trong 1 chai (500ml) axit H2SO4®.
Dung dịch amoni sắt II sunfat 0,1N (muối FAS): Hoà tan 39,2 sắt amoni sunfat
(NH4)2.(SO4)2.6H2O đã được làm khô trong bình hút ẩm một ngày trong 20mL axit sunfuric
H2SO4 đặc (d = 1,84) cho vào bình định mức dung tích 1000 ml thêm nước cất đến vạch
mức. Điều chỉnh lại dung dịch này dựa theo dung dịch kali bicromat với chỉ thị màu feroin
như sau:
 Dùng pipet lấy chính xác 5ml dung dịch phá mẫu K2Cr2O7 0,1N vào bình nón dung tích
100 ml, thêm 10ml nước để pha loãng mẫu, làm nguội đến nhiệt độ phòng.
 Thêm 2 giọt chỉ thị feroin và chuẩn bằng muối Mo cho đến khi chuyển từ xanh lá cây
sang đỏ nâug thì dừng lại.
 Công thức tính lại muối FAS như sau:

Trong đó:
CMo – Nồng độ muối Mo (N)
VK2Cr2O7 – Thể tích K2Cr2O7 cho vào (ml)
CK2Cr2O7 – Nồng độ (N)
VMo – Thể tích muối FAS

Chỉ thị ferroin: Hoà tan 1,458 g 1,10 –octophenan-throlin monohydrat với 0,695gam sắt
sunfat FeSO4.7H2O trong nước cất và cho nước cất đến vừa đủ 100ml.
Dụng cụ: Máy phá mẫu COD, bình định mức 25mL, pipet, ống phá mẫu COD, bình tam giác
250mL, puret.
2.2. Tiến hành
Lấy 2,5mL mẫu vào ống phá mẫu COD (Hàm lượng COD thích hợp là từ 30 – 400
mg/L), thªm 1,5ml dung dÞch phá mẫu K2Cr2O7, 3,5ml dung dÞch AgSO4/H2SO4. §Ëy n¾p,
đun ở 150oC trong 2 giờ (tính từ lúc đạt 150oC). Lấy ống ra để nguội.
Chuyển dung dịch từ ống phá mẫu sang bình nón 100 ml. Tráng ống phá mẫu bằng nước
cất, chuyển tất cả nước tráng rửa vào bình nón, pha loãng hỗn hợp đến 20 ml, thêm 2-3 giọt
chỉ thị màu ferroin rồi dùng dung dịch chuẩn sắt II amoni sunfat 0,1N để chuẩn độ lượng kali
bicromat dư cho đến khi màu của dung dịch từ xanh lá cây sang đỏ nâu.
Làm song song một mẫu trắng với nước cất hai lần như đã làm với mẫu.
2.3. Tính toán
Nhu cầu oxy hóa hóa học, tính bằng mg/l theo công thức:

8
Trong đó:
a- Thể tích sắt amonisunfat tiêu tốn chuẩn mẫu trắng (mL)
b- Thể tích dung dịch sắc amonisunfat dùng để chuẩn mẫu (mL)
N - Nồng độ tương đương của dung dịch sắt amoni sunfat (0,1N);
V - Thể tích mẫu (mL).
S – Đương lượng gam của oxy (DO =8)
3. Xử lý kết quả
- Lập bảng đo đường chuẩn xác định COD theo phương pháp đo quang.
- Lập bảng kết quả đo mẫu theo cả hai phương pháp
- So sánh kết quả đo theo cả hai phương pháp
- Nhận xét đánh giá kết quả đo.

BÀI 1.3. XÁC ĐỊNH CHẤT RẮN TRONG MẪU NƯỚC SÔNG
I. Mục đích:
- Xác định hàm lượng chất rắn tổng số.
- Xác định chất rắn lơ lửng.
- Đánh giá mức hàm lượng chất rắn tổng số và chất rắn lơ lửng trong nước.
II. Nguyên tắc xác định
Chất rắn trong nước gồm 2 loại là chất rắn dạng hoà tan và chất rắn lơ lửng.
Chất rắn lơ lửng là phần chất rắn không bị hoà tan có kích thước từ 10-1 – 10-2 μm như
khoáng sét, bùn, than, mùn…Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục, thay đổi màu sắc và các
tính chất khác.
Chất rắn hoà tan mắt thường không nhìn thấy được thường làm cho nước có mùi vị
khó chịu, đôi khi cũng làm cho nước có màu. Đó là các chất khoáng vô cơ, hữu cơ như các
muối clorua, cacbonat, nitrat, photphat..
Để xác định các chất rắn trong nước người ta sử dụng phương pháp khối lượng.
III. Cách tiến hành
1. Xác định cặn tổng số:
- Dụng cụ và hoá chất:
Tủ sấy, bình hút ẩm, đĩa bay hơi, bếp đun cách thuỷ, ống đong
- Cách tiến hành:
 Sấy khô đĩa bay hơi ở 105 - 1100C trong 1giờ, làm nguội trong bình hút ẩm, cân và ghi
kết quả (b miligam).
 Lấy một lượng mẫu phù hợp (lượng mẫu sau khi sấy lớn hơn 5mg), cho vào đĩa bay hơi.
Đun cách thuỷ cho tới khi bay hết hơi nước. Sau đó đem sấy ở nhiệt độ 105 - 1100C trong
khoảng 2 giờ, lấy ra làm nguội trong bình hút ẩm, cân và ghi khối lượng (a miligam)
- Tính toán:
1000
R = (a - b)x R: Tổng chất rắn (mg/l)
V a: Khối lượng chất rắn và đĩa sau khi sấy (mg)
b: Khối lượng đĩa (mg)
V: thể tích mẫu (ml)
9
2. Chất rắn lơ lửng (SS)
- Hoá chất và dụng cụ:
Giấy lọc có đường kính lỗ lọc 1m, phễu lọc, tủ sấy, bình hút ẩm, cốc đong
- Cách tiến hành:
 Sấy giấy lọc ở 105 - 1100C đến khối lượng không đổi (khoảng 1 giờ), làm nguội trong
bình hút ẩm, cân và ghi kết quả (b miligam).
 Lấy một lượng mẫu phù hợp (sao cho sau khi cân khối lượng lớn hơn 2mg), đổ vào thiết
bị lọc, tráng rửa cốc đựng mẫu và phễu lọc bằng nước cất ít nhất 3 lần.
 Mang giấy lọc có chứa các chất rắn lơ lửng đem đi sấy ở 105 - 1100C trong khoảng 2 giờ,
để trong bình hút ẩm, cân và ghi khối lượng (a1). Sau đó đem đi sấy lần thứ 2 khoảng 30
phút, để nguội trong bình hút ẩm, cân và ghi khối lượng (a2). Nếu khoảng cách giữa 2 lần
cần chênh nhau không quá 0,1mg thì dừng lại, nếu lớn hơn thì tiếp tục cho đến khi khối
lượng cân giữa hai lần không vượt quá 0,1mg.
- Tính toán:
1000
S = (a - b)x S: Tổng chất rắn (mg/l)
V a: Khối lượng chất rắn và giấy cân sau khi sấy (mg)
b: Khối lượng giấy cân (mg)
V: thể tích mẫu (ml)

10
BÀI 1.4. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG Fe VÀ Mn TRONG MẪU NUỚC
I. Mục đích:
- Xây dựng đường chuẩn và xác định hàm lượng Mn trong nước bằng phương pháp trắc
quang với KIO4.
- Xây dựng đường chuẩn và xác định hàm lượng Fe trong nước bằng phương pháp trắc
quang với thuốc thử 1,10- phenaltrolin.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm Fe và Mn trong mẫu nước phân tích.
II. Nguyên tắc xác định
1. Xác định hàm lượng Mn tổng số
Trong nước Mn thường nằm ở hai dạng tan và không tan. Ở dạng tan Mn tồn tại dạng
Mn , dạng không tan Mn tồn tại ở dạng hydroxit. Để xác định hàm lượng Mn tổng số người
2+

ta thường dùng phương pháp trắc quang. Sử dụng chất oxy hóa mạnh oxy hóa toàn bộ lượng
Mn lên Mn7+ dạng MnO4-. Dung dịch này có màu tím được đem đo quang tại bước sóng 520
nm.
QCVN 01-1:2018 về chất lượng nước sử dụng trong sinh hoạt đối với mangan tổng là
0,1 mg/l.
2. Xác định hàm lượng Fe
Ở pH = 2  3,5 sắt ở dạng khử Fe2+ tác dụng với O-phenaltrolin còn gọi là 1,10 -
phenaltrolin, tạo thành phức màu đỏ cam tuân theo định luật Lambert Beer: độ màu của phức
tỷ lệ thuận với nồng độ sắt phản ứng. Màu của phức bền trong 6 tháng. Tiến hành đo mẫu ở
bước sóng 520 nm. Phương trình phản ứng:
Fe (OH)3 + 3H+  Fe3+ + H2O.
NH2OH + 4 Fe3+  4Fe2+ + H2O + N2O + 4 H+.
Fe2+ + 3(C12H8N2).H2O  [Fe(C12H8N2)3]2+ + 3H2O
QCVN 01-1:2018 về chất lượng nước sử dụng trong sinh hoạt đối với sắt tổng là 0,3
mg/l.
III. Cách tiến hành
1.Xác định hàm lượng Mn tổng số
1.1. Hoá chất
- Axit H2SO4 đặc - Axit HNO3 đặc
- Axit H3PO4 đặc - K2S2O8
- Dung dịch Mn2+ 25mg/l: Hoà tan 101,364mg MnSO4.4H2O trong 1000ml nước.
1.2. Bước tiến hành
 Bước 1: Lấy 50 ml mẫu hoặc dung dịch chuẩn (pha loãng dung dịch chuẩn Mn2+ 25mg/l
thành 10 điểm với nồng độ 0,5mg/l ÷ 4mg/l vào bình định mức 50 ml) thêm một 1 ml
dung dịch AgNO3 10% để loại trừ clorua. Lọc dung dịch.
 Bước 2: Lấy 25 ml dung dịch vừa lọc cho vào cốc 100 ml, thêm vào đó 1,25ml H2SO4đ,
để nguội thêm tiếp 1,25ml HNO3đ và 1,25ml H3PO4đ. Đun sôi nhẹ bắc ra để nguội cho
0,075gam K2S2O8 sau đó tiếp tục đun cho đến khi cạn một nửa.

11
 Bước 3: Để nguội, cho vào bình định mức 25ml, định mức bằng nước cất đến vạch. Đo
quang ở bước sóng 520mn.
 Bước 4: Làm mẫu trắng thực hiện giống như bước 2-3
Chú ý:
- Nếu mẫu có cặn cần tiến hành lọc trước khi xử lý mẫu
- Nếu mẫu nước có mầu thì cần phá mẫu: cho vào 5ml axit HNO3 vào 100ml mẫu, đun sôi
khoảng 30 phút đến khi mất màu, bắc ra để nguội. Mẫu sau khi phá phải không màu, trong
trường hợp vẫn còn mầu cần thêm 5ml axit HNO3 và đun tiếp.
2. Xác định sắt tổng số
2. 1. Hoá chất
- HCl đặc
- Fe2+ chuẩn (100 mg Fe2+/l): Cân một lượng muối FeSO47H2O, tẩm ướt bằng H2SO4 đặc,
thêm nước để hòa tan và định mức.
- Amonium axetat CH3COONH4: Hoà 125g CH3COONH4 trong 75ml nước cất, thêm
350ml axit axetic, định mức đến vạch 500ml
- Hydroxylamin NH2OH.HCl: Hoà tan 10gam NH2OH.HCl trong 100ml nước cất
- Phenanthrolin C12H8N2.H2O: Hoà tan 100mg C12H8N2.H2O trong 100ml nước cất (nếu
không đun nóng, cho thêm 2 giọt HCl đặc và trong nước cất)
2.2. Cách tiến hành
- Lập đường chuẩn: Từ dung dịch 10mg/l pha ra các nồng độ 0,1; 0,2; ... mg/l trong bình
định mức 25ml. Đưa các dung dịch vừa pha vào cốc 100 ml, sau đó thêm 1ml HCl đặc và
0,5ml NH2OH.HCl. Đun sôi cạn một nửa. Để nguội, cho vào bình định mức 25 ml, thêm 5ml
amoniaxetat và 1ml phenanthrolin rồi định mức đến vạch. Để 10 -15 phút cho màu phát triển
(màu hồng) rồi đem đo quang ở bước sóng 520nm với mẫu trắng (mẫu không có Fe), được
bảng số liệu biểu thị quan hệ giữa nồng độ và mật độ quang. Lập đường chuẩn từ bảng số
liệu thu được.
- Xác định tổng sắt trong mẫu: Lấy 25ml mẫu, thêm 1ml HCl đặc và 0,5ml NH2OH.HCl.
Cho ra cốc 100 ml, đun sôi cạn một nửa. Để nguội cho vào bình định mức 25 ml, thêm 5ml
amoniaxetat và 1ml phenanthrolin rồi định mức đến vạch. Để yên 10 -15 phút cho màu phát
triển (màu hồng), đem đo quang ở bước sóng 520nm.

BÀI 1.5. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PHỐT PHO TỔNG TRONG MẪU NƯỚC

I. Mục đích:
- Xây dựng đường chuẩn và xác định hàm lượng PO43- trong nước bằng phương pháp trắc
quang với thuốc thử amonimolipdat.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm PO43- trong mẫu nước phân tích.
II. Nguyên tắc xác định

12
PO43- là một trong nguồn dinh dưỡng cho thực vật dưới nước. nhưng cũng là chất gây
ô nhiễm, thúc đẩy quá trình phú dưỡng trong môi trường nước ao hồ, ảnh hưởng đến sự phát
triển của sinh vật dưới nước.
Để xác định tổng phốt phát bằng phương pháp trắc quang người ta dựa trên phản ứng
tạo phức màu của ion PO43- với amoni molipdat theo phản ứng:
PO43- + 3NH4+ + 12 (MoO4)2- + 21H+ → (NH4)3H4[P(M02O7)6] + 10H2O
Phức màu vàng được tạo thành, đo bằng máy trắc quang tại bước sóng 410 nm.
III. Cách tiến hành
3.1.Hoá chất:
- H2SO4 30%: Hoà 300ml H2SO4 đặc vào khoảng 600ml nước và định mức thành 1000 ml.
- Dung dịch K2S2O8: Hoà tan 5g K2S2O8 vào 100ml nước cất (làm hàng ngày)
- Dung dịch Vanadat – Molipđat: Trộn dung dịch B đã làm nguội đến nhiệt độ phòng vào
dung dịch A rồi định mức đến vạch 1lít.
+ Dung dịch A: hoà tan 25g amonimolipdat (NH4)6Mo7O24.4H2O trong 400ml nước
+ Dung dịch B: Hoà tan 1,25g amonivanat NH4VO3 trong 200ml nước cất đun sôi, để nguội
thêm 330ml HCl đặc.
- Dung dịch chuẩn PO43- (50mg PO43- - P/l): Hoà tan 219,5mg KH2PO4 trong 1lit nước
3.2.Cách tiến hành:
- Phá mẫu: Lấy 50ml mẫu, thêm 0,5ml dung dịch axit H2SO4 30% và 5ml dung dịch
K2S2O8, đun sôi nhẹ ít nhất trong 90 phút, cho thêm nước cất vào để giữ được 25 – 50ml
mẫu. Để nguội, định mức thành 50ml (nếu sau khi phá mẫu dung dịch có màu thì dùng
than hoạt tính hấp phụ).
- Đo PO43-:
+ Dựng đường chuẩn: Từ dung dịch chuẩn photphat 50mg PO43—P/l pha ra các nồng độ 0,5;
1,0; 2,0; .. 15mg/l trong thể tích 25ml, thêm 10ml dung dịch Vanadat – Molipdat, so màu với
mẫu trắng (không chứa photphat) ở bước sóng 410nm. Lập đường chuẩn.
+ Xác định photphat trong mẫu: lấy 25ml mẫu, thêm 10ml dung dịch Vanadat – Molipdat,
so màu với mẫu trắng ở bước sóng 410nm.

13
BÀI 2.1. XÁC ĐỊNH KHÍ NO2 TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG
QUANH
1. Lấy mẫu khí
1.1. Mục đích
- Lấy mẫu khí theo phương pháp hấp thụ
- Lấy mẫu khí xác định hàm lượng NO2
1.2. Nguyên tắc xác định
Để xác định một số chất khí người ta thường dung các phương pháp xác định trực tiếp
hay lấy mẫu về phòng thí nghiệm.
 Cách xác định trực tiếp: Có các trạm máy đo tự động xác định trực tiếp các khí như máy
đo Oxy, CO, CO2, SO2, NOx…Đây là cách xác định nhanh nhưng độ chính xác không
cao.
Các trạm quan trắc tự động phân tích tự động các chất khí. Trang thiết bị này cho độ
chính xác cao và theo dõi liên tục theo chương trình.
 Lấy mẫu khí vào một chất hấp thu phù hợp:
Đây là cách lấy mẫu khí về phòng thí nghiệm phân tích để xác định các chất. Có các
phương pháp sau:
- Thu chất khí cần xác định cho hấp thu vào giấy hấp thụ, như giấy Whatmans No- 42
(Đức). Sau đó hòa tan chất trong giấy vào một dung dịch hay dung môi thích hợp rồi xác
định nó trong dung dịch thu được.
- Thu khí cần xác định cho hấp thu hay hòa tan vào một dung dịch chất nhất định, rồi sau
đó xác định nó trong dung dịch.
Để xác định NOx người ta cho khí hấp thụ trong dung dịch NaOH, ta được dung dịch
có chứa NO2-. Sau đó xác định hàm lượng NO2- trong dung dịch từ đó tính ra hàm lượng
NO2 có trong không khí. Có thể xác định theo phương pháp trắc quang với thuốc thử
Griss hoặc xác định theo phương pháp chuẩn độ trung hòa lượng NaOH dư với chỉ thị
Phenol phtalein. Hàm lượng NO2 theo phản ứng:
2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O
- Thu chất khí cần xác định cho hấp thu vào một cột hấp thụ (cột chiết rắn- khí). Sau đó
giải chiết chất khí đó bằng khí trơ Ar nóng và dẫn vào máy đo GC để xác định, hay hòa
tan vào một dung dịch rồi xác định nó trong dung dịch thu được theo cách phù hợp.
1.3. Cách tiến hành:
 Hóa chất, thiết bị:
- Dung dịch natri hidroxit 0,5 M dùng để hấp thụ NOx: cân 20 g NaOH tinh khiết hòa tan
trong 1000 ml nước cất. Khi cần pha loãng gấp 5 lần để được dung dịch 0,1 M.
- Thiết bị lấy mẫu khí.
- Bình nút nhám 500 ml chứa dung dịch đã hấp thụ khí.
 Cách tiến hành:
Dùng máy hút khí với tốc độ 800 ml/phút vào bình đựng mẫu có chứa sẵn 20 ml dung
dịch NaOH 0,1M, đến khi đủ 20 lít khí đi vào. Sau đó lắc đều, ta được dung dịch có chứa
14
NO2-. Sau đó xác định hàm lượng NO2- trong dung dịch từ đó tính ra hàm lượng NO2 có
trong không khí. Xác định theo phương pháp trắc quang với thuốc thử Griss.
2. Xác định khí NOx bằng phương pháp griess
2.1. Mục đích
- Xác định hàm lượng NO2 trong mẫu khí bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử
Griss.
- Đánh giá mức độ ô nhiễm NO2 trong không khí.
2.2. Nguyên tắc xác định
Để xác định NOx người ta cho khí hấp thụ trong dung dịch NaOH, ta được dung dịch có
chứa NO2-. Sau đó xác định hàm lượng NO2- trong dung dịch từ đó tính ra hàm lượng NO2 có
trong không khí. Có thể xác định theo phương pháp trắc quang với thuốc thử Griss ( hỗn hợp
của axit sunfanilic và  - naphtylamin).
Hçn hîp axit sunfanilic (H2NC6H4SO3H) vµ  - naphtylamin (C10H7NH2) t¸c dông víi
-
NO2 t¹o thµnh hîp chÊt azo cã mµu ®á:

NO-2 + H2N SO3 H + 2H


+
N N
+
SO3 H + 2H2O

Axit sunfanilic

+
N N+ SO3H + HO3S N N NH2 + H
NH2

Hợp chất màu đỏ này được đo bằng máy trắc quang tại bước sóng 530 nm.
2.3. Cách tiến hành:
 Hóa chất:
- Thuốc thử Griess: thuốc thử Griess gồm 2 dung dịch A và B.
 Griess A: cân 0,5 g axit sunphanilic hòa tan trong 150 ml axit acetic loãng (70 ml axit
đặc hòa tan trong 500 ml nước cất); đun nhẹ cho tan hết.
 Griess B: cân 0,1 g α-naphtylamin cho vào 20 ml nước cất, đun cách thủy 15 phút. Để
nguội, lọc lấy phần dung dịch trong suốt và hòa với 150 ml axit acetic loãng như trên.
Khi dùng sẽ trộn đều hai dung dịch A và B với cùng thể tích. Dùng đến đâu trộn đến đấy vì
dung dịch này không bền.
- Dung dịch tiêu chuẩn natri nitrit: cân chính xác 0,15 g natri nitrit tinh khiết và khô, hòa
tan trong nước cất cho vừa đủ 1000 ml. Đây là dung dịch gốc có nồng độ tương đương 100
mg NO2/L. Khi cần sẽ pha loãng để có nồng độ phù hợp.
- Dung dịch axit acetic 0,5 M: đong 33 ml axit acetic đặc pha loãng bằng nước cất cho đủ 1
lít.
 Dụng cụ: pipet, bình định mức 25mL, buret, máy đo quang UV-VIS, thiết bị lấy mẫu khí.
15
 Phân tích mẫu
Mẫu phân tích sẽ được đo bằng phương pháp trắc quang và hàm lượng NO2- sẽ được xác
định trên đường chuẩn.
- Xây dựng đường chuẩn: Dung dịch tiêu chuẩn NaNO2 được pha loãng 200 lần để có
dung dịch NO2- 0,5 µg/ml. Chuẩn bị 6 bình định mức dung tích 25 ml. Lần lượt cho vào
các bình 0,00; 0,50; 1,00; 1,50; 2,00 và 2,50 mL dung dịch nitrit vừa pha loãng trên
(lượng NOx tương đương trong các bình là 0,0; 0,25; 0,5; 1,0; 1,5; 2,0 và 2,5 µg); thêm
2,5 ml Griess A; 2,5 ml Griess B và nước cất điền đến vạch mức; lắc đều, để yên 30 phút
sau đó đem đo hấp thụ quang ở bước sóng 530 nm. Kết quả đo được biểu hiện trên đồ thị
với trục tung là độ hấp thụ quang và trục hoành là lượng NOx.
- Phân tích mẫu: Hút chính xác 10 ml dung dịch mẫu cho vào bình định mức 25 ml.
Thêm một lượng axit acetic 0,5M theo tỷ lệ cứ 1 ml NaOH 0,1 M thì thêm 0,5 ml axit
acetic. Sau đó tiến hành tương tự như khi làm mẫu chuẩn. Kết quả (tính theo mg/m3)
được tính theo công thức:

Trong đó:
CNox: Nồng độ khí NO2 trong không khí nơi khảo sát.
f : Tỷ số giữa thể tích dung dịch mẫu sau hấp thụ trên thể tích dung dịch mẫu lấy ra để
phân tích.
V: Thể tích không khí đi qua bình hấp thụ (tính bằng m3)
m: Lượng NOx tính được theo đường chuẩn.
BÀI 2.2. XÁC ĐỊNH KHÍ CO2 TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG
QUANH
1. Nguyên tắc
Nguyên tắc: cho cacbon dioxyt tác dụng với Ba(OH)2 tạo thành kết tủa BaCO3
CO2 + Ba(OH)2 = Ba(CO)3  + H2O
Chuẩn Ba(OH)2 dư bằng axit oxalic với chất chỉ thị fenolphtalein. Từ lượng Ba(OH)2 tiêu tốn
tính được lượng tính được lượng khí CO2 có trong mẫu.

2. Hoá chất, dụng cụ


- Dung dịch Baryt: Cân 6,4 g Ba(OH)2.2H2O, 0,32 g BaCl2, pha trong 1000 ml nước cất.
- Dung dịch axit oxalic: Cân 0,5632 g axit oxalic pha với nước cất vừa đủ 1000 ml. 1ml
dung dịch axít oxalic này tương đương 0,1 ml CO2
- Dung dịch phenolphtalein (0,1% trong cồn 900)

3. Tiến hành
3.1. Lấy mẫu
Lấy 20 ml dung dịch Baryt cho vào ống hấp thụ, thêm 2 giọt phenolphtalein. Lắp ống
hấp thụ vào thiết bị lấy mẫu, điều chỉnh tốc độ hút khí là 0,1lít/phút, thời gian lấy khí 1 giờ.
16
Đem thiết bị lấy mẫu khí đến vị trị cần xác định, hướng ống lấy mẫu vào vị trí cần lấy, bật
máy.
Chú ý:
- Phải lấy mẫu cho tới khi màu dung dịch phai đi, ghi lại thể tích không khí đã lấy.
- Trong thời gian hấp thụ mẫu cần được lắc thường xuyên (15 phút/lần) để đảm bảo
CO2 được hấp phụ hoàn toàn.
3.2. Tiến hành xác định khí CO2
Sau khi hấp thụ xong lấy, đo lại thể dung dịch sau khi hấp thụ, đổ dung dịch ra bình
tam giác 100 ml, chuẩn bằng dung dịch axit oxalic đến mất màu hồng. Ghi lượng axit oxalic
đã dùng.
Xác định mẫu trắng: Lấy 20 ml dung dịch Baryt, thêm 2 giọt phenolphtalein và chuẩn lại với
dung dịch axit oxalic, ghi thể tích dung dịch axít oxalic đã dùng chuẩn mẫu trắng.
3.3. Tính kết quả
Nống độ khí CO2 trong không khí được tính bằng %0 (ml/l) theo công thức sau:
( N  n)  0,1  v  1000
CO 2 
a  (V 0v)

Trong đó:
V0: thể tích khí đã lấy ở điều kiện tiêu chuẩn (ml)
v: thể tích dung dịch baryt cho vào chai (50ml)
a: thể tích dung dịch đã hấp thụ lấy ra phân tích (10ml)
N: Thể tích dung dịch axit oxalic tiêu tốn dùng để chuẩn mẫu trắng (ml)
n: Thể tích dung dịch axit oxalic tiêu tốn dùng để chuẩn mẫu phân tích (ml).
Thể tích dung dịch ở điều kiện chuẩn (0 oC và 101,3 kPa) được tính theo công thức:

Trong đó
Vs là thể tích mẫu khí đã lấy ở điều kiện, tính bằng lit;
Vo là thể tích mẫu sau khi hấp thụ, tính bằng lit;
P0 là áp suất trong bình trước khi lấy mẫu, tính bằng kilopascan;
P1 là áp suất trong bình sau khi lấy mẫu, tính bằng kilopascan;
t1 nhiệt độ trong bình sau khi lấy mẫu, tính bằng độ Celsius;
Pw1 là áp suất hơi nước ở t1 (bằng 0 nếu khí khô), tính bằng kilopascan.

BÀI 3.1: LẤY MẪU ĐẤT VÀ XỬ LÝ MẪU ĐẤT


I.Mục đích:
- Thực hành lấy mẫu đất
17
- Xử lý mẫu đất để xác định một số chỉ tiêu trong đất.
- Loại bỏ sunfua và clorua trong đất
II. Hoá chất và dụng cụ
1/ Hoá chất:
- Dung dịch H2SO4 1M: Pha loãng 55 ml H2SO4 đậm đặc vào nước cất thành 1 lít. Bảo
quản dung dịch trong lọ thuỷ tinh, nút kín.
- Dung dịch HCl 25% thể tích: Pha loãng 250 ml HCl đặc thành 1 lít trong nước.
- Dung dịch (CH3COO)2Pb 10%: Hoà tan 10 gam (CH3COO)2Pb vào 100 ml nước
cất.
- Giấy thử axetat chì: Nhúng giấy lọc định tính vào dung dịch axetat chì 10% trong vài
phút, lấy ra phơi khô trong không khí. Khi dùng, cắt thành từng băng giấy nhỏ rộng
khoảng 0,5 cm.
- Giấy quỳ xanh
- Dung dịch AgNO3 0,1M: Hoà tan 1,70 gam AgNO3 vào nước cất thành 100ml, bảo
quản trong lọ nhỏ giọt màu mâu có nắp kín.
2/ Dụng cụ
- Cối, chày, rây kích thước lỗ 2 mm và 0,25 mm, khay phơi mẫu.
- Bát chứa mẫu, phễu, bình tam giác, pipet, tủ sấy, đũa thuỷ tinh, bình hút ẩm.
- Thiết bị lấy mẫu đất, cân độ chính xác 1mg, bếp điện, kẹp inox.
III. Nguyên tắc lấy mẫu và xử lý sơ bộ
Việc lựa chọn một vị trí và cách lấy mẫu đất tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, các
hiểu biết về lịch sử của khu vực đất được lấy. Có hai phương pháp lấy mẫu:
- Lấy mẫu hỗn hợp: được lấy bằng cách trộn đều nhiều mẫu riêng biệt ở các vị trí khác
nhau khoảng từ 15 – 20 vị trí, trên vùng đất nghiên cứu mà mẫu đó đại diện. Lượng mẫu
cần lấy khoảng 0,5kg.
- Lấy mẫu theo từ vị trí: Các mẫu đất lấy trên vùng đất đại diện theo quy tắc đường thẳng
gốc hoặc quy tắc đường zích zắc nhằm phân bổ đều các vị trí lấy mẫu trên vùng đất.

Lấy mẫu theo quy tắc thẳng góc Lấy mẫu theo quy tắc đường zích zắc

18
Bộ lấy mẫu đất tầng mặt
Mẫu đất lấy về thường chứa một lượng ẩm nhất định vì vậy cần phải được làm khô.
Có thể làm khô mẫu đất bằng cách:
- Phơi khô trong không khí, nơi thoáng mát và tránh ánh sáng chiếu trực tiếp
- Sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 400C -500C.
IV. Cách tiến hành
4.1. Lấy mẫu đất
- Chia vùng đất cần lấy mẫu phân tích thành các đường thẳng góc hoặc đường rích rắc như
hình trên. Mỗi nhóm sẽ tiến hành lấy mẫu tại một vị trí trên các đường đó ở độ sâu từ 20 –
50 cm.
- Mẫu sau khi lấy được bảo quản trong túi nilon, ghi các ký hiệu cần thiết (ngày lấy, vị trí,
độ sâu, ...)
4.2. Xử lý sơ bộ mẫu đất:
- Mẫu đất sau khi lấy về được trải đều trên khay, phơi trong không khí, tránh ánh sáng trực
tiếp đến khô (khoảng từ 5 – 7 ngày). Có thể làm khô mẫu đất bằng cách sấy ở 44 -50oC
trong thời gian 1 – 2 giờ. Tốt nhất là phơi đất trong phòng có máy hút ẩm hoặc điều hòa.
Đất này được gọi là đất khô không khí.
- Chia làm hai phần theo phương pháp chia tư:

1
4 2

 Phần 1: không giã nhỏ mà để nguyên cho vào túi ni lông đem đi bảo quản,
 Phần 2: Nghiền nhỏ đất trong cối, sau đó đem đi sàng trên rây 1 mm, sau đó sàng lại
bằng rây 0,25mm- 0,3 mm. Mẫu sau khi nghiền được cho vào túi ni lông đã mã hóa
khoảng 100 g và bảo quản nơi thoáng mát, không có độ ẩm.
4.3. Xác định độ ẩm và hệ số khô kiệt trong đất
19
5. Sấy bát đựng mẫu ở nhiệt độ từ 100 0C đến 105 0C đến khô (30 – 60 phút), để trong bình
hút ẩm đến nhiệt độ trong phòng (10 - 15 phút), xác định khối lượng hộp đựng mẫu (P3).
6. Cân khoảng 5,0 g đất đã được làm khô trong không khí trên cân phân tích, cho vào bát
đựng mẫu, xác định khối lượng lượng đất và bát (P1).
7. Sấy bát có mẫu đất trong tủ sấy ở nhiệt độ từ 100 0C đến 105 0C đến khối lượng không
đổi (2 – 6 giờ). Làm nguội bát có mẫu đất trong bình hút ẩm đến nhiệt độ trong phòng.
Lấy bát có mẫu đất ra khỏi bình hút ẩm, xác định ngay khối lượng bằng cân phân tích
(P2 ).
Tính kết quả
Độ ẩm (A) của mẫu đất tính bằng phần trăm nước theo đất khô kiệt (%),theo công thức :

Trong đó:
P1 - Khối lượng bát đựng mẫu có đất trước khi sấy, tính bằng gam (g);
P2 - Khối lượng bát đựng mẫu có đất sau khi sấy, tính bằng gam (g);
P3 - Khối lượng bát đựng mẫu không có đất, tính bằng gam (g);
100 - Hệ số qui đổi ra %.
Hệ số khô kiệt (k) được tính theo công thức:

Trong đó: A – Độ ẩm (%)


4.4. Loại bỏ sunfua và clorua khỏi mẫu đất
1/ Kiểm tra định tính sunfua trong đất
- Cân 5 gam mẫu đất đã nghiền mịn vào bình tam giác 250 ml, thêm 20ml dung dịch axit
HCl 25%.
- Đun trên bếp nhiệt độ thấp, đồng thời kiểm tra sự có mặt của sunfua trong đất bằng cách
hơ trên miệng bình một mảnh giấy chì axetat. Giấy sẽ chuyển màu đen nếu đất có chứa
sunfua hydro, thì cần phải tiến hành rửa mẫu để loại bỏ trước khi xác định hàm lượng hữu
cơ. Nếu giấy không có màu đen thì chỉ cần loại bỏ clorua theo hướng dẫn dưới.
2/ Rửa mẫu loại bỏ sunfua và clorua khỏi đất
- Cho 50 gam mẫu đất chưa nghiền vào bình tam giác 250 mL.
- Thêm dần từng giọt dung dịch axit H2SO4 1M vào bình và lắc đều cho đến khi không còn
sunfua hydro trong đất (khi hơ giấy axetat chì trên miệng bình không thấy giấy bị nhuộm
màu đen).
- Tẩm ướt giấy lọc, đổ toàn bộ đất trong bình tam giác trên vào, dùng bình tia nước cất
tráng rửa hết phần đất còn bám trên bình. Dùng nước cất rửa mẫu cho đến khi hết axit
(dùng giấy quỳ thử) và không còn thấy đục khi dùng một giọt AgNO3 thử nước lọc chảy
ra ở cuống phễu.

20
- Sấy khô giấy lọc và đất trong khoảng từ 3 – 4 giờ ở 45 – 50oC, để nguội trong bình hút
ẩm. Sau đó bóc bỏ giấy lọc, thu hết đất và nghiền lại cho qua sàng lỗ 0,25 mm, cho vào
túi bảo quản để làm các thí nghiệm sau.

BÀI 3.2: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG HỮU CƠ TRONG ĐẤT


(Phương pháp Kalibicromat – Phương pháp chuẩn độ Walkley – Black)
I.Mục đích:
- Xác định hàm lượng hữu cơ trong đất bằng phương pháp Walkley - Black
- Đánh giá độ mùn hữu cơ trong đất trồng trọt.
II. Nguyên tắc:
Chất hữu cơ của đất, dưới tác dụng của nhiệt độ, bị dung dịch K2Cr2O7 + H2SO4 oxi hóa:
3C + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 → 3CO2 + 2K2SO4 + 2Cr2(SO4)3 + 8H2O
Lượng K2Cr2O7 còn dư được dùng dung dịch muối có tính khử là FeSO4 hay muối Morh để
chuẩn độ:
K2Cr2O7 + 6FeSO4 + 7H2SO4 →Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
Chất chỉ thị này có thể dùng dyphenylamin màu chuyển từ màu lam tím sang xanh lá cây.
III. Cách tiến hành:
1. Hóa chất
 K2Cr2O7 0,4N: Cân 39,30 gam K2Cr2O7 đã sấy khô ở 1500C, hòa tan trong 1 lít nước
cất sau đó cho từ 1 lít H2SO4 đặc (d = 1,84). Bảo quản dung dịch trong lọ thuỷ tinh,
nút kín.
 Dung dịch sắt II amoni sunfat (muối Morh) 0,2N: cân 78,82 g muối Mohr
((NH4)2SO4.FeSO4.6H2O) pha vào bình định mức 1 lít gồm 980 ml nước cất và 20
ml H2SO4 đặc (d = 1,84). Sau đó, chuẩn độ lại dung dịch muối Mohr bằng dung
dịch K2Cr2O7.
 Chỉ thị axit phenylanthranilic (C13H11O2N): Hoà tan 0,2 gam axit phenylanthranilic và
0,1 gam Na2CO3 trong nước cất thành 100ml, bảo quả trong lọ thuỷ tinh nút nhám. Việc
chuyển thành màu đen dần theo thời gian không ảnh hưởng tới việc sử dụng chỉ thị.
 Thuốc thử Ferroin: Cân 0,695g FeSO4.7H2O và 1,485g ortho-phenaltrolinmonohyđrat,
pha vào bình định mức 100 ml bằng nước cất
 Axit H3PO4 đặc (d = 1,7 g/ml)
 Axit H2SO4 đặc (d = 1,84 g/ml)
2. Dụng cụ:
- Pipet, bình định mức, bình tam giác 100mL, 250mL, phễu, puret
- Bếp điện, lò nung, chén nung, bát đựng mẫu, cân, bình hút ẩm.
3. Xác định độ khô kiệt
- Sấy bát đựng mẫu ở nhiệt độ từ 100 0C đến 105 0C đến khô (30 – 60 phút), để trong bình
hút ẩm đến nhiệt độ trong phòng (10 - 15 phút), xác định khối lượng hộp đựng mẫu (P3).

21
- Cân khoảng 5,0 g đất đã được rửa sạch hết sunfua và clo trên cân phân tích, cho vào
bát đựng mẫu, xác định khối lượng lượng đất và bát (P1).
- Sấy bát có mẫu đất trong tủ sấy ở nhiệt độ từ 100 0C đến 105 0C đến khối lượng không
đổi (2 – 6 giờ). Làm nguội bát có mẫu đất trong bình hút ẩm đến nhiệt độ trong phòng.
Lấy bát có mẫu đất ra khỏi bình hút ẩm, xác định ngay khối lượng bằng cân phân tích
(P2 ).
Tính kết quả
Độ ẩm (A) của mẫu đất tính bằng phần trăm nước theo đất khô kiệt (%),theo công thức :

Trong đó:
P1 - Khối lượng bát đựng mẫu có đất trước khi sấy, tính bằng gam (g);
P2 - Khối lượng bát đựng mẫu có đất sau khi sấy, tính bằng gam (g);
P3 - Khối lượng bát đựng mẫu không có đất, tính bằng gam (g);
100 - Hệ số qui đổi ra %.
Hệ số khô kiệt (k) được tính theo công thức:

Trong đó: A – Độ ẩm (%)


4. Xác định hàm lượng hữu cơ trong đất
4.1. Xác định hàm lượng hữu cơ trong đất chưa loại sunfua và clorua
- Cân 0,2 gam đất phơi khô trong không khí (tùy vào tính chất của đất mà có thể cân lượng
lớn hơn hoặc nhỏ hơn) cho vào bình tam giác 250 mL.
- Cho 10 mL K2Cr2O7 0,4N vào bình, lắc nhẹ tránh để đất bám lên thành bình.
- Đậy bình bằng một phễu nhỏ, đun trên bếp cho dung dịch sôi nhẹ trong khoảng 10 phút
để oxy hoá chất hữu cơ.
- Để yên cho đến nguội, thêm 30 mL nước cất vào xung quanh thành để rửa dicromat bám
vào, cho 2ml axit H3PO4 đặc, lắc đều hỗn hợp rồi để thật nguội (phải để thật nguội vì nếu
không quá trình chuẩn độ sắt II có thể bị oxy hoá bởi oxy không khí).
- 4 giọt chỉ thị axit phenylanthranilic 0,2% (hoặc Ferolin) và chuẩn bằng dung dịch muối
Mohr 0,2N. Khi tới gần điểm kết thúc, màu dung dịch trở nên xanh tím đậm, cần nhỏ
từng giọt dung dịch muối mohr cho đến khi màu của dung dịch đột ngột chuyển sang
xanh lá cây là kết thúc (hoặc từ xanh sẫm sang đỏ). Đọc thể tích dung dịch muối mohr
tiêu tốn Vm (ml), chính xác đến 0,05 ml.
- Tiến hành thí nghiệm mẫu trắng: Lấy 0,2 gam đất đã nung hết chất hữu cơ (nung ở 450oC
trong 1,5 giờ), cho vào bình tam giác, tiến hành làm tương tự như mẫu thử, đọc thể tích
dung dịch muối mohr tiêu tốn Vo (ml).
Chú ý: Đối với các mẫu đất có chứa hàm lượng Cl- cao (EC > 0.5 mS/cm), có thể ảnh hưởng
(làm tăng cao) kết quả xác định hàm lượng các bon hữu cơ. Để khắc phục hiện tượng này,

22
đất cần được rửa mặn bằng nước cất với tỉ lệ 1:5. Sau đó, sấy khô đất và nghiền qua rây
0,25 mm.
4.2. Xác định hàm lượng hữu cơ trong đất đã loại sunfua và clorua
- Mẫu thử nghiệm: Cân 0,2 gam đất đã rửa sạch hết sunfua và clorua vào bình tam giác 250
ml, sau đó tiến làm tương tự như trên.
- Tiến hành thí nghiệm mẫu trắng (không có đất, chỉ có nước và hoá chất sử dụng như đối
với mẫu thử): các bước tiến hành tương tự như với mẫu thử, đọc thể tích dung dịch muối
mohr tiêu tốn Vo (ml), chính xác đến 0,05 ml. Làm ít nhất 3 lần mẫu trắng dể lấy trị số V o
trung bình.
5. Tính kết quả
5.1. Hàm lượng cacbon hữu cơ tổng số, POC (% khối lượng)

CMo – Nồng độ muối morh.


Vo: Số mL muối mohr 0,2N dùng chuẩn mẫu trắng (mL)
Vm: Số mL muối mohr 0,2N dùng chuẩn độ mẫu (mL)
K – Hệ số khô kiệt của đất
m - Khối lượng mẫu đất thí nghiệm (gam)
0,4 = 3 x 10-3 x 100 x 100/75
3 – Đương lượng của cacbon trong phản ứng oxy hoá chất hữu cơ
10-3 - Hệ số chuyển đổi mg sang gam
100/75 – Hệ số hiệu chỉnh trên cơ sở phương pháp
100 – Hệ số qui đổi về %
5.2. Tính hàm lượng hữu cơ tổng số POM (% khối lượng) trong mẫu đất
POM = POC x 1,724
Chú ý:
- Phương pháp này có kết quả tốt khi thí nghiệm còn dư >40% K2Cr2O7 (còn 4 mili đương
lượng) và phải chuẩn độ hết >8ml dung dịch muối mohr 0,5N.
- Trường hợp mẫu có màu xanh khi oxy hoá hoặc chuẩn độ với số ml muối mohr dưới 8ml
thì cần làm lại thí nghiệm với lượng mẫu đất ít hơn.
- Với 10 ml dung dịch K2Cr2O7 1N chỉ có thể oxy hoá tối đa 43 mg chất hữu cơ, để xác
định hàm lượng hữu cơ cần lượng mẫu đất khô không khí như sau:
 1,000 gam đối với hàm lượng hữu cơ (ước lượng) < 3% khối lượng
 0,500 gam đối với đất có hàm lượng hữu cơ (ước lượng) từ 3 – 6% khối lượng
 0,200 gam đối với đất có hàm lượng hữu cơ (ước lượng) từ 6 – 8% khối lượng
 0,2 gam đối với đất có hàm lượng hữu cơ (ước lượng) > 8% thì phải sử dụng 20 ml dung
dịch K2Cr2O7 và 20 ml axit H2SO4 đặc để oxy hoá chất hữu cơ. Hàm lượng cacbon hữu
cơ POC được tính theo công thức:

23
BÀI 3.3: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ DỄ TIÊU TRONG ĐẤT
I.Mục đích:
- Xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu trong đất
- Đánh giá chất lượng đất trồng trọt
II. Nguyên tắc
Dùng dung dịch KCl 1N để chiết các dạng N dễ tiêu trong đất (NH4+, NO3-, NO2-),
khử NO3- và NO2- bằng hỗn hợp Dewarda về dạng amoni, sau đó tiến hành chưng cất trong
bộ cất NH3.
Hấp thụ amoniac sinh ra bằng dung dịch axit boric và xác định hàm lượng nitơ bằng
cách chuẩn độ với axit HCl.
Các phản ứng xảy ra:
KĐ]NH4+ + KCl → KĐ]K+ + NH4Cl
- Khử nitrat bằng hỗn hợp Dewarda về dạng amoni:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + 2H
HNO3 + 2H → HNO2 + H2 O
HNO2 + 6H → NH3 + 2H2O
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
- Trung hòa
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2 O
- Chưng cất, hấp thụ:
2NH3 + 4H3BO3 → 2NH4+ + B4O72- + 5H2O
- Chuẩn độ:
2H+ + B4O72- → H2B4O7

Chú ý: Yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích của phương pháp xác định nito tổng
+ Nồng độ HCl 0,1N không đảm bảo chính xác
+ Lấy mẫu không đại diện
+ Cân mẫu không chính xác
+ Nguồn nước bị nhiễm N

III. Cách tiến hành


1. Hóa chất, dung cụ
Dụng cụ:
- Cân phân tích, có sai số  0,0001 g;
- Máy cất đạm bán tự động UDK 139; Máy lắc; giấy lọc
- Phễu lọc
- Bình tam giác100 ml, 250 ml;
24
- Pipet bầu 20 ml sai số  0,1 ml;
- Bình định mức 1000 ml.
Hóa chất:
- Dung dịch KCl 1M: Cân 74 g kali clorua, thêm nước cất không có nitơ đến 1000 ml.
- Hỗn hợp axit boric + chỉ thị: Trong 1 lít dung dịch có 4% axit boric + 7ml dung dịch
metyl đỏ + 10ml dung dịch Bromocresol xanh
+ Chỉ thị metyl đỏ 0,1%: Cân 0,1000 gam methyl đỏ pha trong 100 ml ethanol
+ Chỉ thị Bromocresol xanh 0,1%: Cân 0,1000 gam Bromocresol xanh trong 100 ml
ethanol
- Hỗn hợp Devarda: Trộn đều các bột kim loại kẽm, đồng, nhôm mịn và khô theo tỷ lệ
khối lượng 5 : 50 : 45. Bảo quản hỗn hợp trong bình hút ẩm.
- Dung dịch natri hydroxyt (NaOH) 30 %
- Dung dịch axit H2SO4 0,5N: Hút 5,4 ml H2SO4 đặc pha thành 100 ml dung dịch H2SO4
2N. Lấy 25 ml dung dịch H2SO4 2N pha thành 100 ml dung dịch H2SO4 0,5N.
- Dung dịch chuẩn axit HCl 0,05 N: pha từ các ống tiêu chuẩn nồng độ 0,1N bằng nước
cất không có nitơ dạng amoni trong bình định mức 2000 ml hoặc hút 4,2 ml HCl đặc (d =
1,18) pha thành 1 lít được dung dịch có nồng độ 0,5N. Chuẩn độ lại bằng dung dịch
Na2B4O7.
1.4. Cách tiến hành
1.4.1. Chiết
Cân 20,0 g mẫu đất cho vào bình tam giác có dung tích 250 ml, thêm vào 40 ml dung
dịch KCl 1M. Lắc trong 1 giờ và lọc lấy dịch trong, tráng rửa dụng cụ đựng mẫu bằng dung
dịch KCl 1M khoảng 10 mL.
1.4.2. Phá mẫu
Lấy dung dịch lọc, thêm 30 mL axit H2SO4 0,5 N, khoảng 0,2g hỗn hợp dewarda đun
sôi trên bếp 15 phút, để nguội, lọc dung dịch.
1.4.3. Chưng cất nitơ và chuẩn độ
- Lấy dung dịch vừa phá mẫu cho vào hệ thống cất đạm.
- Bật máy, cài đặt các thông số cần thiết trên máy (VH2O thêm vào = 20 ml, VNaOH = 30 ml,
Vchỉ thị = 20 ml).
- Tiến hành cất và xác định hàm lượng nitơ trong mẫu.
- Ghi kết quả trên mẫu.
1.4.4. Chưng cất mẫu trắng
Lấy 40,0 ml dung dịch KCl 1M cho vào ống phá mẫu, thêm 30 mL axit H2SO4 0,5N;
0,2g hỗn hợp dewarda đun trên bếp điện khoảng 15 phút, lọc. Lắp vào thiết bị cất đạm và tiến
hành xác định như mẫu thật.

25
Máy cất đạm bán tự động KDN-103F Bộ cất đạm tự động UDK 169

1.5. Tính kết quả


Tính hàm lượng nitơ dễ tiêu của đất (X) tính bằng miligam trong 100 g đất theo công thức
sau:
(V  Vo )  C  14  100
X= K
g

Trong đó:
V: Thể tích dung dịch axit HCl chuẩn đã dùng khi chuẩn độ dụng dịch mẫu (mL);
Vo: Thể tích dung dịch axit HCl chuẩn đã dùng khi chuẩn độ mẫu trắng (mL);
C: Nồng độ của axit HCl tính bằng mol/lít;
g: Khối lượng đất ứng với dịch lọc, tính bằng gam;
K :Hệ số khô kiệt của đất;
14: Phân tử lượng của nitơ;
100: Hệ số quy đổi về 100 gam đất

26

You might also like