You are on page 1of 3

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Anh Thư

Lớp: 12Anh2
TIA X – X-RAYS

1.Tia X là gì?
– Tia X là một dạng bức xạ điện từ
có thể xuyên qua các vật thể rắn, bao
gồm cả cơ thể. Tia X xuyên qua các
vật thể khác nhau ít nhiều tùy theo
mật độ của chúng. Trong y học, tia X
được sử dụng để ghi lại hình ảnh của
xương và các cấu trúc khác trong cơ
thể.

2.Tia X được phát hiện như thế nào?

Được phát hiện vào khoảng năm 1895 bởi nhà vật lý học
người Đức Wilhelm Roentgen khi ông đang loay hoay tìm
cách sửa chữa lại thiết bị catot của mình. Ông đã đặt
những vật thể khác nhau trước một thiết bị do ông chế tạo
để đo mức độ hiển thị hình ảnh của chúng lên các tấm
phim.

Bất chợt, Roentgen nảy ra ý tưởng mới, ông muốn xem


bàn tay của vợ ông trông sẽ ra sao khi tiếp xúc với những
tia sáng bí ẩn này. Kết quả là tấm phim ghi lại được hình
ảnh toàn bộ cấu tạo xương và cơ của bàn tay giống như hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy
trong các tấm phim chụp Xquang ngày nay. Ngạc nhiên trước những gì thu được,
Roentgen đã công bố kết quả phát hiện của mình và phương pháp chụp Xquang nhanh
chóng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực: từ y học, trong phát hiện bệnh và các
chấn thương bên trong cơ thể, cho tới việc ứng dụng trong kiểm tra đồ đạc, hành lý tại
các sân bay…
Tia X đã tạo nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực y học. Với việc phát hiện ra tia X,
Roentgen đã được trao giải thưởng Nobel cho phát hiện của mình.

3.Tính chất của tia X


- Tính truyền thẳng và đâm xuyên :
Tia X truyền thẳng theo mọi hướng và có khả năng xuyên qua vật chất, qua cơ thể người.
Sự đâm xuyên này càng dễ dàng khi cường độ tia X càng tăng.
– Tính bị hấp thụ:
Sau khi xuyên qua vật chất thì cường độ chùm tia X bị giảm xuống do một phần năng lượng
bị hấp thụ. Đây là cơ sở của phương pháp chẩn đoán X-Quang và liệu pháp X-Quang. Sự
hấp thụ này tỷ lệ thuận với:
+ Thể tích của vật bị chiếu xạ: Vật càng lớn thì tia X bị hấp thụ càng nhiều.
+ Bước sóng của chùm tia X: Bước sóng càng dài tức là tia X càng mềm thì sẽ bị hấp thụ
càng nhiều.
+ Trọng lượng nguyên tử của vật: Sự hấp thụ tăng theo trọng lượng nguyên tử của chất bị
chiếu xạ.
+ Mật độ của vật: Số nguyên tử trong một thể tích nhất định của vật càng nhiều thì sự hấp
thụ tia X càng tăng.
– Tính chất quang học :
Giống như ánh sáng, tia X cũng có những hiện tượng như khúc xạ, phản xạ, nhiễu xạ và
tán xạ. Những tính chất này tạo nên những chùm tia thứ cấp bao gồm chùm tia tán xạ và
chùm tia rò khi tiến hành chụp X-Quang.

4.Ứng dụng của tia X trong các lĩnh vực


– Dùng trong y học: chiếu, chụp, chuẩn đoán bệnh, tìm chỗ xương gãy, mảnh kim loại
trong người…, để chữa bệnh.
– Dùng trong chế tạo động cơ: giúp các kỹ sư tìm ra các điểm cục bộ có độ mềm không
mong muốn trong khối máy nhôm đúc, chủ yếu do quá trình làm lạnh có tốc độ hạ nhiệt
không ổn định.
– Sử dụng trong việc kiểm tra an ninh tại các sân bay.
– Sử dụng để kiểm tra cấu trúc nguyên tử của các loại vật liệu, kể cả chất liệu nhân tạo và
vật liệu tự nhiên.
5.Khả năng nhìn thấy ở mắt người
Quan điểm thông thường coi mắt người không nhìn thấy tia X. Tuy nhiên ngay sau phát
hiện của vào năm 1895 Roentgen đã có thông báo nhìn thấy ánh sáng màu xanh lục-xám
yếu khi trong phòng tối. Song vì sự nguy hiểm của tia X nên không có nghiên cứu tiếp
theo để xác định cơ chế thật sự. Giả thiết đưa ra là tia X kích thích trực tiếp võng mạc
và/hoặc kích thích huỳnh quang và mắt người cảm nhận ánh sáng thường thứ cấp.

6.Tia X có thể gây ảnh hưởng tới DNA?


- Những nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: việc tiếp xúc nhiều với phương pháp chụp
Xquang có thể gây ra những tổn thương cho các tế bào trong cơ thể. Do bản thân tia X là
một loại tia điện từ sóng ngắn có mang năng lượng. khi hấp thụ vào cơ thể con người,
chúng phát ra các phóng xạ ion hoá làm thay đổi cấu tạo các phân tử trong các tế bào sống
của cơ thể, cụ thể là làm thay đổi các DNA trong các tế bào sống, kết quả là làm gia tăng
nguy cơ tế bào đột biến dẫn tới bệnh ung thư.

- Tại Mỹ, các nhà khoa học nước này đo được mức độ phóng xạ khi tiếp xúc với tia X vào
khoảng vài millisieverts (msv). Trung bình khi chụp Xquang toàn bộ vùng ngực, bệnh nhân
sẽ tiếp xúc với tia X có mức phóng xạ là 0,1msv. Mức độ phóng xạ trung bình một người
có thể tiếp xúc trong một năm có thể vào khoảng 3msv từ nhiều nguồn khác nhau, trong
đó có cả các phóng xạ tự do trong tự nhiên. Tuy nhiên, theo so sánh của Hiệp hội Chuyên
ngành Xquang Bắc Mỹ, thì một lần chụp Xquang vùng ngực sẽ khiến cho một người bị
nhiễm một mức phóng xạ tương đương với 10 ngày tiếp nhận phóng xạ tự do từ môi trường
tự nhiên. Như vậy, nếu chụp Xquang nhiều lần trong một năm, nguy cơ bị nhiễm phóng xạ
nồng độ cao rất có thể xảy ra.

You might also like