You are on page 1of 80

Mục lục

Chương 1: Tạo ảnh X quang....................................................................................190


1.1 Giới thiệu..........................................................................................................190
1.2 Tính chất tia X....................................................................................................191
1.2 Cơ chế phát tia X :..............................................................................................194
1.2.1 Bức xạ hãm..................................................................................................194
1.2.2 Bức xạ đặc trưng..........................................................................................196
1.3 Máy X quang:.....................................................................................................199
1.3.1 Bóng X quang.............................................................................................200
1.3.2 Bảng điều khiển..........................................................................................207
1.3.3 Bộ phận biến thế..........................................................................................208
1.3.3.1 Biến thế tự động: (Autotransformer)......................................................208
1.3.3.2 Biến thế tăng thế:..................................................................................209
1.3.3.3 Biến thế hạ thế.......................................................................................209
1.3.4 Bộ phận giữ phim:.......................................................................................210
1.4 Bìa tăng sáng:....................................................................................................210
1.5 Phim X quang:...................................................................................................211
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ảnh X quang...........................................214
1.6.1 Thông số kVp...............................................................................................214
1.6.2 Thông số mA...............................................................................................215
1.6.3 Thông số thời gian chụp...............................................................................216
1.6.4 Lọc tia X.....................................................................................................217
1.6.5 Bộ chuẩn trực (Collimator)..........................................................................218
1.6.6 Khoảng cách tiêu điểm phim (focal film distance).......................................220
1.7 Máy X quang chụp mạch...................................................................................224
1.7.1 Khái niệm chung..........................................................................................224
1.7.2 Cấu tạo........................................................................................................224
1.7.3 Chụp mạch xoá nền.....................................................................................225
Chương 2: Chụp cắt lớp CT-SCANER....................................................................227
2.1 Giới thiệu chụp cắt lớp CT (Computed Tomography)...................................227
2.2 Các thế hệ máy CT..........................................................................................229
2.2.1 Máy CT thế hệ thứ nhất................................................................................230
2.2.2 Máy CT thế hệ thứ hai..............................................................................230
2.2.3 Máy CT thế hệ thứ ba...................................................................................231
2.2.4 Máy CT thế hệ thứ tư...................................................................................233
1.Tái tạo ảnh CT.......................................................................................................234
2.3 Tái cấu trúc ảnh...............................................................................................237
2.4 Hệ thống máy CT...........................................................................................241
Các thành phần của hệ thống máy thụp CT...........................................................241
Giàn quay GANTRY.........................................................................................243
3.5.2.3. Thu thập dữ liệu....................................................................................253
3.5.3. Bàn bệnh nhân.........................................................................................257
3.5.4. Hệ thống máy tính.......................................................................................258
3.5.5. Bàn điều khiển............................................................................................260
3.5.6. Máy chụp phim...........................................................................................260
3.3.6.2. Hạn chế ảnh hưởng của bức xạ thứ cấp................................................260
3.3.6.3. Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các cảm biến...................................261
Ưu nhược điểm của chụp CT so với chụp X-Quang.............................................262
Ưu điểm của máy CT so với máy XQTT:..........................................................262
Nhược điểm của máy CT so với máy XQTT:....................................................263
Chụp cắt lớp PET- CT..............................................................................................263
Chương 1: Tạo ảnh X quang
1.1 Giới thiệu

Tia X được Wilhelm Conrad Rontgen – Nhà vật lí người đức phát minh vào
năm 1895. Vào tối ngày 8 tháng 11 năm ấy, ông tự hỏi một vấn đề mà các nhà vật
lý đương thời đang quan tâm đó là tia âm cực có thể truyền ra khỏi bóng được
không và nếu có thì truyền được khoảng cách bao lâu và gây ra hiệu quả gì?

Hình 1.1: Wilhelm Conrad Rontgen và hình ảnh bàn tay


chụp bằng tia X

Ông nhận thấy rằng khi cho bóng Crookes có độ chân không cao hoạt động thì
những tinh thể Platino Cyanur de Bary để bên cạnh sáng lên. Ông đặt thử bàn tay
mình lên tấm bìa phủ chất Platino Cyanur de Bary và nhìn thấy xương bàn tay của
chính mình. Sau đó ông thay thế tấm bìa phủ chất Platino Cyanur de Bary bằng một
tấm kính ảnh thì ông cũng thấy xương bàn tay in vào kính ảnh.
Hình 1.2: Bóng X quang giai đoạn đầu

Hình 1.3: Bệnh nhân được chụp bằng tia X

Như vậy Rontgen đã phát minh cùng một lúc kỹ thuật chiếu và chụp X quang. Ông
cho những hiện tượng trên là do những tia mà trước đây chưa ai biết phát ra từ bóng
Crookes, có khả năng xuyên qua được vật chất, và ông gọi những tia lạ lùng đó là
tia X, và bây giờ người ta thường gọi là tia Rontgen.

1.2 Tính chất tia X


Tia X là sóng có năng lượng cao với bước sóng rất ngắn khoảng 0,01 →
10nm. Tia X đi theo đường thẳng với vận tốc của ánh sáng 300.000km/s, càng xa
điểm xuất phát cường độ tia X càng giảm. Điện trường hay từ trường không làm
lệch đường đi của tia X vì bản thân nó không mang điện.
Năng lượng từ 120eV đến 120keV ( trong trường hợp chiếu xạ trong công
nghiệp hoặc điều trị bệnh, năng lượng của tia X được sử dụng có thể lên tới 6-20
MeV).

Năng lượng của sóng điện từ tượng trưng cho khả năng xuyên qua vật thể.
Năng lượng càng cao sóng xuyên qua vật thể càng dễ. Bước sóng càng ngắn năng
lượng càng cao

h: là hằng số planck

λ: là bước sóng của photon

c: vận tốc ánh sáng trong chân không

- Tia X có thể xuyên qua cơ thể con người, và càng dễ đâm xuyên nếu yếu tố điện
thế kilovolt sử dụng càng cao.

- Khi đâm xuyên qua một vật, chùm tia X bị suy giảm càng nhiều nếu vật càng dày
và tỷ trọng của vật càng cao.

- Chùm tia X khi xuyên qua vât chất sẽ phát sinh ra tia khuếch tán càng nhiều nếu
thể tích bị chiếu xạ càng lớn và điện thế KV càng cao. Tia khuếch tán bắn ra mọi
hướng và làm giảm độ rõ nét của hình ảnh.

- Tia X phát quang một số chất như: Ba, Mg, Sulfur kẽm, Platino Cyanur de Bary,

Cadmium Tungstate… các chất này thường được dùng làm bìa tăng sáng đặt trong
cassette đựng phim, làm màn chiếu huỳnh quang.

- Tia X làm đen nhũ tương của phim ảnh.

- Tia X ion hóa các khí khi nó đi qua. Tính chất này được dùng để đo tia X nhờ các

buồng ion hóa.


- Tia X gây tổn hại cho tổ chức sống. Do đó phải hạn chế số lượng phim chụp tối
thiểu khi chẩn đoán

Hình 1.4: Quang phổ điện từ

Ta nhận thấy mỗi vùng sóng có những đặc trưng riêng. Khi tần số tăng (bước
sóng giảm) thì những tính chất hạt của bức xạ cũng tăng. Ta cũng chú ý là tuy cùng
có bản chất sóng điện từ nhưng giữa các vùng sóng có một sự khác nhau quan trọng.
Sóng vô tuyến được sinh ra nhờ chuyển động tuần hoàn của các điện tử trong mạch
dao động

Sóng quang học được phát ra nhờ các chuyển mức năng lượng bên trong các nguyên
tử, phân tử riêng biệt trong vật thể. Còn đối với tia X, nguồn gốc của nó là do các
điện tử chuyển dịch giữa các lớp trong cùng của các nguyên tử Cũng tương tự như
ánh sáng, tia ronghen cũng có tính chất sóng mà ta có thể phát hiện được điều đó
nhờ các thí nghiệm giao thoa và nhiễu xạ.
=> Ta biết các tia Ronghen xuất hiện khi các điện tử bị hãm đột ngột, do va chạm
với các nguyên tử của chất là đối âm cực. Khi đó xuất hiện hai loại bức xạ ronghen
là bức xạ hãm và bức xạ đặc trưng.

1.2 Cơ chế phát tia X :


- Electron của tia âm cực được tăng tốc trong điện trường mạnh nên có động
năng rất lớn.

- Khi gặp các nguyên tử  của đối âm cực, các electron này xuyên sâu vào vỏ nguyên
tử, tương tác với hạt nhân và các electron  lớp trong cùng của nguyên tử và dừng lại
đột ngột làm phát ra sóng điện từ  có bước sóng rất ngắn. Có hai dạng tia X được
tạo ra – Bremsstrahlung (tiếng Đức có nghĩa là ‘bức xạ hãm’) và tia X đặc trưng.

1.2.1 Bức xạ hãm

Hình 1.5: Bóng phát X-Quang

Tia X (Bức xạ hãm) Được tạo ra khi electron tốc độ cao từ dây tóc đột ngột
bị hãm lại khi chúng đến gần hay đập vào hạt nhân của nguyên tử bia ngắm.
Electrons càng gần hạt nhân chúng sẽ càng bị hãm lại nhiều hơn. Tốc độ của
electron càng cao năng lượng trung bình của tia X được sinh ra càng lớn. Electrons
có thể tương tác với một số nguyên tử khác của bia ngắm trước khi mất hết năng
lượng
Hình 1.6: Bức xạ hãm

Va chạm của các electron trên anode là không chọn lọc và tạo ra một dải
rộng năng lượng chuyển đổi trong đó có phổ liên tục của tia X. Nói cách khác, quá
trình hãm các electron tạo ra các vạch bức xạ của phổ liên tục. Phổ liên tục này có
giới hạn bước sóng ngắn chỉ phụ thuộc điện áp đặt vào anode mà không phụ thuộc
vào vật liệu anode. Tuy nhiên, cường độ của phổ liên tục lại tăng theo số nguyên tử
của vật liệu anode. Trên hình C.8 minh họa cường độ phổ liên tục ở 3 điện áp khác
nhau trên cùng vật liệu làm anode. Cần lưu ý rằng cường độ phổ liên tục tăng theo
điện áp và giới hạn bước sóng cực tiểu dịch chuyển về phía bước sóng ngắn hơn
(Năng lượng cao hơn) khi chuyển từ 20 tới 50KV.
Hình 1.7: Sự phân bố bước sóng đối âm cực

bằng vonfram ở các điện áp khác nhau

Người ta có thể biểu diễn cường độ tích phân (Iint) của phổ liên tục bằng một hàm
của vật liệu làm anode (Z = số nguyên tử). Cao áp (V) và dòng điện (i) như sau: Do
đó, với một vật liệu làm anode và cao áp đã chọn, cường độ của phổ liên tục tỷ lệ
thuận với dòng sợi đốt.

1.2.2 Bức xạ đặc trưng


Tia X đặc trưng được sinh ra khi một e tốc độ cao từ dây tóc bóng va chạm
với một e trong một quỹ đạo của nguyên tử bia ngắm. e bị đánh bật ra khỏi quỹ đạo
của nó, tạo ra một khoảng trống (open space). Khoảng này ngay lập tức được lấp
đầy bởi một electron rơi vào trong khoảng trống này. Năng lượng được giải phóng
dưới dạng bức xạ tia X đặc trưng. Năng lượng của electron tốc độ cao phải lớn hơn
năng lượng liên kết của electron bia ngắm. để khi tương tác nó có thể đánh bật
electron bia ngắm. Cả 2 electrons đều bị văng ra ngoài nguyên tử
Hình 1.8: Bức xạ đặc trưng

Tia X đặc trưng có năng lượng đặc trưng của vật chất làm bia ngắm. Năng
lượng sẽ bằng với hiệu số giữa năng lượng liên kết của các electron bia ngắm có
liên quan.

Vd: nếu một electron lớp K bị đánh bật và một electron lớp L rơi xuống khoảng
trống, năng lượng của tia X sẽ bằng với hiệu số giữa năng lượng liên kết của lớp k
và lớp L. Năng lượng liên kết khác nhau đối với mỗi loại vật chất, nó phụ thuộc vào
số proton tron hạt nhân
Hình 1.9: Bức xạ đặc trưng

Khi các electron tới có đủ năng lượng để làm bật các electron từ các lớp vỏ K
và L của các nguyên tử làm anode thì người ta nhận được các vạch đặc trưng K và L
của vật liệu làm anode. Khác với phổ liên tục, hiệu ứng này là chọn lọc và tạo ra các
vạch cường độ nhọn của vật liệu anode. Hình C.7 cho thấy các vạch này chồng lên
phổ liên tục. Anode được làm từ nguyên tố nặng hơn tạo ra các vạch đặc trưng
cường độ lớn hơn. Tuy vậy, trên thực tế hiệu quả của mỗi loại anode lại phụ thuộc
vào các điều kiện làm việc (kV và mA).
Hình 1.10: Bức xạ đặc trưng khi thay đổi điện áp gia tốc

Do đó, với một vật liệu làm anode và cao áp đã chọn, cường độ của phổ liên tục tỷ
lệ thuận với dòng sợi đốt. Khi các electron tới có đủ năng lượng để làm bật các
electron từ các lớp vỏ K và L của các nguyên tử làm anode thì người ta nhận được
các vạch đặc trưng K và L của vật liệu làm anode. Khác với phổ liên tục, hiệu ứng
này là chọn lọc và tạo ra các vạch cường độ nhọnủa vật liệu anode. Hình C.7 cho
thấy các vạch này chồng lên phổ liên tục. Anode được làm từ nguyên tố nặng hơn
tạo ra các vạch đặc trưng cường độ lớn hơn. Tuy vậy, trên thực tế hiệu quả của mỗi
loại anode lại phụ thuộc vào các điều kiện làm việc (kV và mA). Anode ống tia X
được chọn theo một số yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất có liên quan
tới tính hiệu quả của những vạch anode đủ để kích thích một dải rộng các nguyên tố
trong mẫu. Để hiểu về hiệu quả, chúng ta phải viện dẫn khái niệm Mép (Ngưỡng)
hấp thụ (Absorption edge) của mỗi nguyên tố. Mỗi nguyên tố đều có một mép hấp
thụ ứng với mỗi loại vạch nhất định. Ví dụ một nguyên tố như Mo có một mép hấp
thụ K và 3 mép hấp thụ L (LI, LII, LIII). Như đã diễn giải ở trên, điều này liên quan
đến năng lượng liên kết của electron ở lớp vỏ K hoặc L. V.vậy, khi chọn một
nguyên tố anode thích hợp phải tính đến vị trí các vạch K và L của vật liệu anode.
Nếu các vạch này có cường độ lớn nằm gần với mép hấp thụ của nguyên tố phân
tích trong mẫu chúng gây ảnh hưởng mạnh tới việc kích thích mẫu, ngoài ra còn có
sự đóng góp đáng kể của phổ liên tục. Tóm lại nếu anode làm từ nguyên tố Z tạo ra
photon có bước sóng λZ thì khi (Năng lượng photon X)= với < Năng lượng liên kết
của electron ở lớp vỏ K trong nguyên tử nào đó trong mẫu sẽ không có hấp thụ
(Không có thay đổi đột ngột). Còn khi > Năng lượng liên kết của electron ở lớp vỏ
K trong nguyên tử nào đó trong mẫu sẽ xảy ra hiện tượng hấp thụ (Có sự thay đổi
đột ngột ở mép hấp thụ).

Mặc dù các ống tia X luôn sẵn có anode được làm từ các nguyên tố khác
nhau (Cr, Cu, Mo, Rh, Au và W) nhưng vẫn khó tìm loại vật liệu thích hợp cho toàn
bộ các nguyên tố cần phân tích. Hơn nữa phổ liên tục cũng thường xuất hiện cùng
với sự kích thích. Tuy nhiên, có thể tối ưu việc chọn nguyên tố anode bằng cách xét
đến các thành phần thông dụng nhất trong bảng tuần hoàn. Hầu hết các phổ kế đều
dùng anode ống tia X là Rh và các vạch RhK có thể kích thích các nguyên tố ở dải
trung bình trong khi các vạch RhL còn có hiệu lực kích thích các nguyên tố nhẹ
(Xem hình C.7). Khi phân tích mẫu có các nguyên tử từ trung bình tới nặng, loại
ống tia có anode bằng W được cho là thích hợp.Trong công nghiệp xi măng thường
dùng ống tia Xcó anode là Rh và các nguyên tố được phân tích thường là Si, Al, Fe,
Ca, Mg, K, S, Cl.... có thể tham khảo các giá trị mép hấp thụ λK (A0) và năng lượng
E (keV) theo bảng sau:

1.3 Máy X quang:


Thông thường máy X quang gồm có các bộ phận sau:

+ Bóng X quang.

+ Bảng điều khiển.

+ Bộ phận biến thế.

+ Bộ phận giữ phim

Ưu điểm:
- Phương pháp tạo ảnh không xâm lấn. Cho phép thăm khám tổ chức bên
trong cơ thể
- Có thể lắp đặt cố định hoặc di động
- Có thể vừa chiếu vừa chụp hỗ trợ cho các thủ thuật can thiệp như nong
mạch vành, nút mạch, nắn bó xương.
- Chi phí đầu tư và dễ vận hành.
Nhược điểm:
- Sử dụng tia X gây bức xạ ion hóa. Ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như an
toàn khi chiếu chụp
- Tạo ảnh xếp chồng. Gây khó khăn trong việc chẩn đoán
- Khả năng phân giải đối với các mô mềm kém.
- Khó quan sát và đánh giá hình ảnh các đối tượng nằm sâu bên trong ví
dụ khối u hoặc trong sọ não
- Chất lượng hình phụ thuộc vào giấy tăng sáng và hệ thống tráng rửa.

1.3.1 Bóng X quang


Trong máy X quang tia X được phát sinh ra từ bóng X quang đã được rút hết
không khí. Khi các điện tử phát ra từ âm cực di chuyển với một tốc độ cao va đập
vào một đích bằng kim loại ở dương cực, động năng của chúng sẽ biến đổi: 99%
biến thành nhiệt năng và chỉ một phần nhỏ biến thành tia X. Một bóng X quang gồm
có:

Hình 1.11: Nguyên lí chụp X quang

Âm cực: gồm một sợi dây tim filament được quấn theo hình xoắn ốc. Khi dây tim
này bị nung nóng sẽ sáng lên như dây tim trong bóng đèn và sẽ phát ra các điện tử.
Dòng điện đốt dây tim filament được đo bằng milliampe (mA). Lực gia tốc các điện
tử: phụ thuộc vào hiệu thế giữa âm cực (dây tim filament) và dương cực của bóng.
Hiệu thế này được đo bằng kilovolt (KV). Chất lượng tia X, tức là độ đâm xuyên,
phụ thuộc vào hiệu thế này. Hiệu thế thấp từ 40KV→ 90KV, hiệu thế cao từ
100KV→ 130KV.
Dương cực: làm bằng đồng, có gắn một miếng kim loại bằng tungsten để kìm hãm
các điện tử được gia tốc. Vị trí nhận các điện tử đã được gia tốc gọi là tiêu điểm.
Bóng X quang được đựng trong một vỏ bằng chì, chỉ chừa một cửa sổ để tia X phát
ra. Ngoài ra một hệ thống hạn chế chùm tia X cho phép tăng giảm kích thức chùm
tia tùy theo vùng cơ thể cần chụp.

Hình 1.12: Sơ đồ bóng đèn tia X

Bóng phát tia X quang là linh kiện thiết yếu trong các máy X quang. Nó làm
việc dựa trên nguyên lí biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác

Một chùm tia điện tử đang chuyển động nhanh, khi gặp phải vật cản sẽ đột ngột
giảm tốc độ. Tại thời điểm này, động năng của chùm tia điện tử sẽ chuyển đổi. Phần
lớn chuyển thành nhiệt năng 99%, chỉ khoảng 1% chuyển hóa thành tia X

Bóng X quang anode cố định

Cấu tạo: là nguồn bức xạ điện tử . kathode thường được chế tạo từ wolfram
quấn theo hình lò xo mục đích để tăng diện tích bức xạ điện tử. Xung quang
kathode có ông kim loại bao bọc, nó có tác dụng bảo vệ kathode không cho các ion
dương về bắn phá kathode, kéo dài tuổi thọ kathode đồng thời hướng các điện tử về
anode. Sợi đốt được định vị rất chắc chắn vào khe hội tụ. Kathode có hai loại

+ Hội tụ đơn
+ Hội tụ kép

Loại hội tụ kép gồm có hai sợi đốt đặt trong hai khe hội tụ khác nhau. Hai khe này
được bố trí kề nhau trong mặt phẳng đứng hoặc ngang. Thường người ta gọi loại
bóng X quang hội tụ kép là bóng 2 tóc đốt. Tóc bé có công suất bé dùng trong chụp
chiếu chi tiết mỏng. Tóc lớn dùng chụp chiếu các chi tiết dày

Hình 1.13: Cấu tạo bóng X quang cố định

Anode : là vật cản chắn trên đường đi của chùm tia điện tử. Diện tích nơi chùm tia
điện tử này bắn vào gọi là điểm hội tụ - đó chính là nguồn phát tia X. Anode thường
được làm bằng đồng để tỏa nhiệt nhanh. Trên bề mặt anode được gắn một gương
phản xạ bằng wolfram. Đây là nơi chùm tia điện tử bắn vào để tạo ra tia X. Anode
được đặt nghiêng 1 góc khoảng 15 độ tới 20 độ so với mặt phẳng đứng. Góc
nghiêng của anode quyết định điểm hội tụ của chùm tia điện tử
Hình 1.14: Độ nghiêng của hai anode

Vỏ thủy tinh: Anode và kathode được đặt bên trong vỏ thủy tinh. Đây là loại thủy
tinh đặc biệt có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Sau khi đặt anode và kathode vào
bóng người ta hút hết chân không bên trong, áp suất trong bóng 10 mũ trừ 6 tới 10
mũ trừ 7mmHg

Hình 1.15: Cấu tạo của bóng X quang


Vỏ bóng : Được chế tạo từ nhôm hoặc hợp kim nhôm, bề mặt trong của vỏ được dát
một lớp chì đủ dày để hấp thụ các tia X không mong muốn

Để đảm bảo độ cách điện và làm mát bóng khi hoạt động, người ta đổ đầy dầu cao
áp vào trong bóng

Khi bóng hoạt động. Dầu trong bóng sẽ nóng lên, dầu sẽ dãn nở có thể làm cho vỏ
bóng biến dạng. Để tránh hiện tượng này trong bóng có khonag dãn nở bằng cao su
(gọi là phổi dầu) người ta thường gắn công tắc nhỏ hoặc rơ le nhiệt. Khi dầu nóng
quá phổi dầu sẽ đẩy công tắc hở mạch, máy không hoạt động, đồng thời phát tín
hiệu báo cho người sử dụng biết

Nguyên lý hoạt động

Khi kathode được nung nóng đến nhiệt độ đủ phát xạ điện tử, tại bề mặt
kathode sẽ bức xạ ra các điện tử. Khả năng bức xạ kathode phụ thuộc vào nhiệt độ
(dòng nung kathode) và diện tích bề mặt phát xạ (cấu trúc kathode )

Đám mây điện tích âm bao quanh kathode, do các điện tử tạo nên gọi là điện tích
không gian. Khi đặt một hiệu điện thế vào giữa anode và kathode, trong đó anode
mang điện thế dương thì điện tử sẽ chuyển động về phía anode và tạo nên dòng điện
chạy trong bóng X quang có chiều từ anode về kathode. Nếu duy trì nhiệt độ ở một
giá trị nào đó (dòng do sợi đốt quyết định) thì số lượng điện tử bức xạ ra ở kathode
sẽ không đổi. Khi tăng dần điện thế anode, số lượng điện tử dịch chuyển về phía
anode sẽ tăng theo làm dòng qua bóng tăng, đây là trạng thái làm việc chưa bão hòa.
ở trạng thái này dòng điện và điện áp của bóng X quang còn phụ thuộc vào nhau

Khi điện áp anode tăng đến một giá trị mà tại đó toàn bộ số điện tử bức xạ
được hút về phía anode, lúc này bóng X quang làm việc ở trạng thái gọi là bão hòa.
Ở trạng thái này dòng điện và điện áp không phụ thuộc vào nhau. Đây là trạng thái
làm việc thực tế của bóng X quang. Tuy vậy, trong thực tế không phải lúc nào cũng
đạt được trạng thái này. Ví dụ: số lượng điện tử bức xạ ở kathode là không đổi, ứng
với dải điện áp 70kV đến 90kV bóng làm việc ở chế độ bão hòa nhưng khi dải điện
áp <70kV bóng lại phải làm việc ở chế độ điện tích không gian. Để giải quyết vấn
đề này trong các máy X quang người ta phải thiết kế mạch bù điện tích không gian
sao cho khi thay đổi điện áp anode trong dải nhất định dòng qua bóng không đổi.
Trong bóng X quang anode cố định chùm tia điện tử luôn bắn phá vào 1 điểm trên
bề mặt anode làm cho nhiệt độ tại điểm này tăng lên đáng kể, điều này hạn chế công
suất trong bóng X quang. Để tăng công suất cho bóng X quang người ta chế tạo ra
bóng X quang có anode quay. Chùm tia điện tử bắn phá anode không phải trên một
điểm cố định mà trên cả hình vành khăn làm cho diện tích phát xạ tia X nhỏ hơn
diện tích tản nhiệt rất nhiều. Đây chính là ưu điểm của bóng anode quay

Bóng X quang anode quay

Cấu tạo bóng X quang anode quay về cấu tạo cũng có những booj phận
tương tự như bóng X quang cố định. Kathode cũng có hai loại là : hội tụ đơn và hội
tụ kép

Sự khác biệt giữa bóng X quang anode cố định và bóng X quang anode quay là cấu
tạo của anode

Hình 1.16: Bóng X quang anode quay

Đúng như tên gọi “bóng X quang anode quay” , trong khi làm việc anode
không đứng yên mà quay với tốc độ 3000 đến 9000 vòng/phút . Tốc độ quay của
anode phụ thuộc vào tần số nguồn điện cung cấp cho stator
- Tần số nguồn : 50 -60Hz: tốc độ quay của anode kaf: 2500-3000 vòng/phút- Tần
số nguồn: 150-180Hz: tốc độ quay của anode là : 7500 – 9000 vòng/phút

Anode có cấu tạo hình đĩa tròn bằng wolfram hoặc moliden. Đĩa này được gắn vào
trực rotor của anode. Mặt đĩa anode không phẳng manghieeng một góc so với mặt
phẳng đứng. Góc nghiêng từ 10 độ tới 20 độ tùy theo từng loại bóng

Hình 1.17: Cấu tạo anode của bóng X quang quay

Bóng X quang anode quay được sử dụng trong các bóng X quang có công suất trung
bình và công suất lớn

Hình 1.18 Hình dạng các anode quay

Các tham số của bóng X quang


- Điện áp đặt anode (kV): Chỉ số kV ghi trên bóng là giá trị điện áp đỉnh cực
đại 100kV max, 125kVmax , 150kVmax giá trị này phụ thuộc vào độ chân không trong
bóng

- Dòng qua bóng : dòng qua bóng có liên quan trực tiếp đến công suất của
bóng phát tia. Trên bóng X quang thương người ta ghi tiêu điểm của bóng. Từ tiêu
điểm suy ra công suất cực đại. Có những nước ghi trực tiếp công suất trên bóng

Ví dụ:

+ Bóng X quang Toshiba E7239X focus: 0.6; 1.2mm

Tiêu điểm bé: 0.6mm công suất 21kW

Tiêu điểm lớn: 1.2mm công suất 43kW

+ Bóng X quang liên xô

Tóc bé: Công suất 2kW

Tóc lơn: Công suất 30kW

* Đặc tính tóc đèn bóng X quang

Tuổi thọ của bóng X quang phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố sau

+ Dòng đốt tóc đèn

+ Nhiệt độ tóc đèn

+ Thời gian phát tia

Trong quá trình sử dụng kim loại Wolfram bốc hơi làm cho độ chân không
trong bóng giảm dẫn đến tóc đèn sẽ cháy. Để kéo dài tuổi thọ cho bóng X quang dải
hoạt động dòng tóc đèn kể cả giá trị cao, giá trị thấp cần được điều chỉnh cẩn thận.
Với cách làm này sẽ kéo dài được tuổi thọ của tóc đèn
1.3.2 Bảng điều khiển
Bộ phận điều khiển cảu máy X quang đời cũng thường có các núm vặn điều chỉnh
kV, mA,s. Với máy X quang hiện đại. Người chụp chì cần nhấn các phím để chỉnh
các yếu tố nói trên, do đó bộ phận điều khiển thiết kể nhỏ gọn hơn. Hơn nữa trên bộ
điều khiển các máy đời mới còn có phím lựa chọn bộ phận cần chụp. Chọn chế độ
chụp tự động..

Hình 1.19: Bộ phận điều khiển của máy X quang thế hệ cũ


Hình 1.20: Bộ phận điều khiển của máy X quang hiện đại

1.3.3 Bộ phận biến thế

1.3.3.1 Biến thế tự động: (Autotransformer)


Nhằm bảo đảm cho nguồn điện vào máy X quang đúng với yêu cầu kỹ thuật của
máy. Loại biến thế này chỉ có một cuộn dây cho cả dòng điện sơ cấp và thứ cấp, nên
có ưu điểm là tiết kiệm dây và có công suất lớn.
Hình 1.21: Sơ đồ biến thế tự động

1.3.3.2 Biến thế tăng thế:


Có nhiệm vụ cung cấp dòng điện thật lớn cho dương cực đầu đèn máy X
quang. Ở loại biến thế này số vòng cuộn thứ cấp luôn lớn hơn số vòng cuộn sơ cấp.
Tỉ lệ biến thế là tỉ lệ giữa số vòng cuộn thứ cấp trên số vòng cuộn sơ cấp. Thí dụ:
nếu cuộn sơ cấp có 10 vòng, cuộn thứ cấp có 5000 vòng, tỉ lệ biến thế sẽ là 500.
Nếu điện thế vào là 220V thì điện thế ra sẽ là 110.000V hay 110KV. Điện áp cung
cấp cho anode có thể điều chỉnh được từ 40kV – 125kV

Hình 1.22: Biến thế tăng thế

1.3.3.3 Biến thế hạ thế


Biến thế đốt tóc bóng đèn X quang là biến thế hạ áp, cung cấp điện áp cho
sợi đốt bóng X quang. Điện áp cung cấp vào khoảng 6,3V– 25V. Với dòng sợi đốt
khoảng 4A – 8A. Cuộn thứ cấp được nối trực tiếp với sợi đốt.
Hình 1.23: Sơ đồ biến thế hạ thế

1.3.4 Bộ phận giữ phim:


Đó là giá chụp phổi, bụng đứng có gắn mành di động Bucky, hoặc bàn chụp
hình có gắn mành di động Bucky. Tuy nhiên cũng có loại bàn chụp không có gắn
mành này. Khi cần chụp những phần cơ thể dày như bụng, cột sống, khung chậu…
người chụp sẽ dùng mành rời để chụp.

Hình 1.24: giá chụp phổi và bàn chụp hình có gắn mành Bucky
1.4 Bìa tăng sáng:
Gồm hai tấm bìa cứng có phủ một lớp tinh thể huỳnh quang thường dùng là
Calcium tungstate (CaWO4), Sulfure kẽm hoặc chất đất hiếm (Rare earth) đặt trong
cassette đựng phim. Khi tia X đi qua hai bìa này sáng lên như một màn huỳnh
quang nhỏ và hình ảnh ghi lại trên phim phần lớn là do ánh sáng của bìa phát ra hơn
là do tia X tác dụng trực tiếp lên. Bìa tăng sáng thường có 3 loại:

+ Loại hạt tinh thể huỳnh quang nhỏ: độ nhạy với tia X chậm (LS) nhưng có độ
rõ nét

cao.

+ Loại hạt trung bình: độ nhạy với tia X trung bình (MS) và cho độ rõ nét vừa
phải.

+ Loại hạt to: độ nhạy với tia X nhanh (HS), nhưng cho độ rõ nét kém.

Hình 1.25: Vị trí của phim và bìa tăng sáng trong cassette
Hình 1.26: So sánh hiệu quả của độ đen trên phim giữa dùng tia X trực tiếp

và dùng bìa tăng sáng

1.5 Phim X quang:


Cấu tạo của phim X quang từ trong ra ngoài gồm có:

- Nền phim (film base): thường làm bằng polyester, có độ dày khoảng 150µm.

- Lớp keo dính: để dán nhũ tương lên bề mặt của nền phim.

- Lớp nhũ tương: có độ dày khoảng 150-300 µm. Gồm có: 40% là bromua bạc
(AgBr) và 60% gelatin. Đây là phần cơ bản ghi lại hình ảnh trên phim.

- Lớp bảo vệ ở ngoài cùng có nhiệm vụ chống dơ, trày xước phim.
Hình 1.27: Cấu tạo phim X quang

Phim X quang có các loại như:

+ Phim có 2 lớp nhũ tương: được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán hình ảnh.

+Phim chụp nhũ ảnh: có một lớp nhũ tương.

+ Phim in laser: một lớp nhũ tương. Dùng cho siêu âm, CT, MRI, CR, DR.

+ Phim “sao chép” duplicating: chỉ có một mặt nhũ tương. Khi cần sao chép
phim, ta vào phòng tối đặt phim cần sao lên máy sao, rồi đặt 1 tấm phim mới
nằm chồng lên phim cần

sao. Bấm nút chụp và đem phim đã sao đi rửa, ta sẽ có bản sao của phim cần
dùng.Phim X quang và bìa tăng sáng cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc và
trầy xước phim, cũng như tránh để hóa chất dính vào bề mặt phim. Vì những vết
xước, vết mốc, vết hóa chất sẽ tạo ảnh giả trên phim, có thể gây ra chẩn đoán sai.
Khi ráp phim vào cassette tay phải khô ráo và lắp sao cho phim và bìa tăng sáng tiếp
xúc sát nhau, nếu không hình ảnh sẽ bị mờ. Ngày nay với tiến bộ của khoa học kỹ
thuật chúng ta có X quang vi tính hóa (CR) và X quang vi tính hóa trực tiếp (DR).
Nguyên lý của hai kỹ thuật này như sau:

X Quang vi tính hóa (CR= Computed radiography):

Tia X sau khi đi qua bộ phận cần chụp sẽ đến một tấm tạo ảnh có chứa phosphor và
chất kích thích phát sáng. Tấm này tương tự như tấm phim X quang. Khi được tia X
chiếu vào sẽ phát quang tạo nên ảnh tiềm tàng (latent image) . sau đó tấm tạo ảnh
này sé phát quang lần 2 khi được quét bởi tia laze trong máy và cho ra ảnh kĩ thuật
số tức là có sự chuyển đổi từ hình annalog ra digital. Hình này sẽ được chuyển qua
máy điện toán để xử lí. ảnh tiềm tàng trên tấm tạo ảnh sẽ được xóa bởi nguồn ánh
sáng trắng để tái sử dụng. Tại đây ảnh có thể được tăng hoặc giảm độ tương phản ,
độ sáng tối tùy theo yêu cầu của lâm sàng. ảnh sau khi đã xử lí có thể hiển thị trên
màn hình vi tính, được in ra phim, hoặc truyền qua mạng hay lưu trữ trong hồ sơ
bệnh nhân

Cấu tạo tấm ảnh

CR có ưu điểm là tạo ảnh đơn giản, không cần phòng tối. In phim khô không cần
dùng thuốc hiện hình, định hình nên không tác hại đến môi trương, ảnh thu được
dưới dang số hóa nên lữu trữ hoặc truyền đi dễ dàng

CR có nhược điểm là vốn đầu tư lớn


Hình 1.29: Quá trình thu nhận ảnh của X quang vi tính hóa

X quang vi tính hóa trực tiếp (DR= Direct radiography):

Với máy này ảnh được tạo ra trực tiếp không qua thiết bị đọc ảnh như máy X
quang vi tính hóa (CR) điều này thực hiện được là do cấu tạo đặc biệt ở đầu dò của
DR. Đầu dò sử dụng công nghệ ma trận hoạt động, nó có kích thước như tấm phim
thông thường. Gồm những ô đơn vị được cấu tạo bởi transistor hoặc các diode làm
từ các vật liệu bán dẫn sợi tinh thể hoặc bán dẫn vô định hình. Hiện tại đầu dò DR
có loại sử dụng phương pháp tạo ảnh trực tiếp và loại sử dụng phương pháp tạo ảnh
gián tiếp. Phương pháp trực tiếp chuyển trực tiếp năng lượng tia X thành tín hiệu
điện. Phương pháp gián tiếp chuyển năng lượng tia X thành ánh sáng, rồi chuyển
ánh sáng thành tín hiệu điện

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ảnh X quang
Tiêu chuẩn chụp

Để cho ảnh X quang được rõ nét cần phải chọn thông số (kV, mA, S) tùy
thuộc vào độ dày của vật chụp, khoảng cách, độ nhạy film, thuốc rửa film mà chúng
ta chọn thông số cho thích hợp. Những vấn đề trên đòi hỏi kỹ thuật viên phải am
hiểu và thao tác thành thạo. Một số máy tiêu chuẩn chụp được chọn tự động rất
thuận tiện cho việc sử dụng máy

1.6.1 Thông số kVp


Giúp kiểm soát năng lượng hay khả năng đâm xuyên của chùm tia X. KVp
càng cao thì năng lượng cực đại và năng lượng trung bình của chùm tia càng lớn.
kVp cao cho phép chùm tia X cho phép đâm xuyên tốt hơn. kVp lớn cũng sẽ giúp
tạo ra nhiều tia X hơn. Do đó tăng kVp sẽ cho phép giảm thời gian chụp. Điều này
có ích cho trẻ em hay người lớn không kiểm soát được cử động

Hình 1.30: Điều chỉnh thông số kVp

Hình 1.31: Khắc độ trực tiếp trên núm điều chỉnh


Chuyển từ 70kVp lên 90 kVp năng lượng trung bình tăng (đường đứt đoạn trong
hình). Năng lượng cực đại tăng từ 70keV lên 90keV và số lượng tia X cũng tăng

Trong các máy X quang thông dụng thông số kV được thay đổi từ 45 kV tới
120 kV

1.6.2 Thông số mA
Quyết định sự đốt nóng dây tóc. Dây tóc càng nóng càng nhiều electron bị
đẩy ra kéo theo càng nhiều electron di chuyển trong bóng đèn, số lượng tia X tạo ra
càng lớn. Không có sự thay đổi trong năng lượng trung bình hay năng lượng cực đại
của trùm tia X tăng mA gấp đôi thì số lượng tia X tăng gấp đôi

Hình 1.32: Điều chỉnh thông số mA

Trong chiếu chụp cần chú ý rằng cường độ chùm tia X tỉ lệ nghịch với bình phương
khoảng cách. Khi khoảng cách tăng, mật độ phân bố chùm tia sẽ bị phân tán. Thông
thường trong kĩ thuật chụp X quang ngường ta đặt khoảng cách tiêu điểm và film là:
100cm cho mọi bộ phận cần chụp. Trừ hai trường hợp:

- Chụp lồng ngực thường dùng khoảng cách là : 150cm

- Chụp ống tiêu hóa trên bàn chiếu X quang: Dùng khoảng cách 70cm để tăng
cường độ chùm tia giảm thời gian phát tia.

1.6.3 Thông số thời gian chụp


Tăng thời gian chụp sẽ làm tăng số lượng tia X. Thời gian tăng gấp đôi thì số
lượng tia X tạo ra tăng gấp đôi. Thời gian chụp không ảnh hưởng tới năng lượng
trung bình hay năng lượng cực đại của chùm tia X. Thay đổi thời gian chụp từ 5
impulses thành 10 impulses

Hình 1.33: Điều chỉnh thông số thời gian chụp

Thời gian chụp nhỏ nhất là vài phần trăm giây, còn thời gian dài nhất là 10s..Với
đối tượng chuyển động sẽ rút ngắn thời gian chụp so với việc chụp đối tượng tĩnh

mAs = milliamperes (mA) x second (s)

mAi = milliamperes (mA) x impulses (i)

Tất cả máy X quang đều có mA setting (có thể cố định hoặc tùy chỉnh được) và
exposure time setting (luôn tùy chỉnh được) kết quả của phép nhân “mA setting ”
với “exposure time” sẽ bằng mAs hay mAi phụ thuộc vào exposure time tính bằng
giây hoặc bằng impulses

Ví dụ: Nếu mA setting là 5 và exposure time là 30 impulses thì mAi sẽ là 150


(5x30) nếu thay đổi mA setting thành 10 và giảm exposure time thành 15, mAi vẫn
là 150 (10x15) sẽ không có sự thay đổi số lượng tia X nếu máy X quang có mA
setting điều chỉnh được việc tăng mA sẽ cho phép giảm exposure time điều này có
ích với đa số các trường hợp

1.6.4 Lọc tia X


Tia X năng lượng thấp không góp phần vào việc tạo ảnh trên phim và chúng
làm cho cơ thể phơi nhiễm với bức xạ. Do đó chúng cần phải được loại bỏ. Quá
trình loại bỏ những tia X có năng lượng thấp khỏi chùm tia X được gọi là lọc
(filtration). Quá trình lọc làm tăng năng lượng trung bình của chùm tia X

Có 2 thành phần để lọc tia X. Thứ nhất là thành phần vốn có (inherent
filtration ) do các vật liệu có bên trong máy X quang mà tia X phải đi qua. Chúng
gồm cửa sổ bằng beryli của bóng đèn tia X, dầu trong đầu đèn và màng ngăn không
cho dầu rò ra khỏi đầu đèn. Chúng loại bỏ những tia X rất yếu

Thành phần thứ 2 là đĩa nhôm được thêm vào ở trên đường đi của chùm tia X (thành
phần lọc thêm vào added filtration) màng lọc. Các đĩa này loại bỏ những tia X có
năng lượng đủ đi qua khỏi những thành phần lọc vốn có nhưng vẫn không đủ năng
lượng để tạo ảnh.

Đĩa có độ dày thay đổi, khi kết hợp với thành phần lọc vốn có sẽ tạo thành thành
phần lọc toàn phần (total filtration) của máy X quang

Máy X quang hoạt động ở 70 kVp hoặc cao hơn đòi hỏi phải có total fitration tương
đương 2.5mm nhôm. Với máy X quang hoạt động dưới 70 kVp cần có total
filtration tương đương 1.5mm nhôm.

Hình 1.34: Bộ phận lọc tia X

Lưới lọc tia (Grid)


Hình 1.35: Tác dụng hấp thụ phóng xạ khuếch tán của mành

Lưới lọc tia được cấu tạo bởi những lá chì mỏng ghép với nhau. Giữa các lá chì là
loại vật liệu cho phép tia X dễ dàng chuyền qua. Khi chụp hình, các tia khuếch tán
do không đi theo hướng các lá chì nên bị hấp thụ giúp cho hình được rõ nét

Trong thực tế chúng ta sử dụng hai loại mành đó là: mành cố định và mành di động.
Với mành di động khi chụp mành sẽ di chuyển song song với phim.

1.6.5 Bộ chuẩn trực (Collimator)


Bộ chuẩn trực được dùng với mục đích thu hẹp vùng bị chiếu xạ tia X (giảm
nhiễm tia cho bệnh nhân) và giảm các tia tán xạ. Chúng ta muốn chùm tia tới X đi
tới toàn bộ phim nhưng không muốn phơi nhiễm quá mức cần thiết cho bệnh nhân.
Khi tia X từ đầu đèn tương tác với các mô vùng mặt, tia tán xạ được tạo ra. Tia tán
xạ làm tăng phơi nhiễm cho bệnh nhân và cũng làm giảm chất lượng hình ảnh trên
phim

ống chuẩn trực đặt ở đầu ống côn nơi nó gắn dính với đầu đèn. Nó là một đĩa chì có
1 lỗ ở giữa. Kích thước của lỗ quyết định kích thước cuối cùng của chùm tia X.
Hình dạng của lỗ sẽ quyết định hình dạng của chùm tia X
Hình 1.36: Các biện pháp giảm phát xạ thứcấp:
Chọn vùng cần thăm khám thích hợp &nhỏ nhất
Nén để giảm bề dày đối tượngcần thăm khám

Hình 1.37: ảnh colimator trong thực tế


hình dạng của lỗ trong ống chuẩn trực quyết định hình dạng của chùm tia X. Kích
thước của lỗ quyết định kích thước của chùm tia ở đầu ống côn. Ống côn có độ dài
khác nhau. Ống côn dàng dài thì lỗ trong ống chuẩn trực càng nhỏ 7cm là đường
kính lớn nhất của chùm tia hình tròn hay độ dài lớn nhất của cạnh dài chùm tia tứ
giác đầu ống côn. Chất lượng tia X hay năng lượng trung bình của chùm tia X tăng
khi tăng kVp hay khả năng đâm xuyên. Số lượng tia X tăng khi tăng kVp, mA

Hình 1.38: Mối tương quan của các thông số chụp

ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng tia

Colimator không làm thay đổi năng lượng hay số lượng tia X trong chùm tia X đi
đến phim, nó chỉ hạn chế kích thướng và hình dạng của chùm tia

1.6.6 Khoảng cách tiêu điểm phim (focal film distance)


Thường dùng để chụp mọi bộ phận cơ thể là 100cm, với chụp ngực thì
khoảng cách tiêu điểm phim thường dùng là 180cm

Kỹ thuật chụp X-Q quang có nhiều cách:

- Chụp thẳng trước sau (ap).

- Chụp thẳng sau trước (pa).

- Chụp nghiêng (profil).

- Chụp chếch (obilique).


Tùy theo độ dày của chi tiết cần chụp, Kỹ thuật chụp mà chúng ta chọn các thông số
kV, mA.s khác nhau.

Khi chụp có lưới lọc, thông số chụp chúng ta phải lấy cao hơn chó với chụp không
có lưới

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chụp cơ sở

Kỹ thuật buồng tối


Buồng tối xử lí phim phải đảm bảo tối. Khi cửa buồng tối đóng lại,
không được có bất kì ánh sáng nào lọt vào.Kiểm tra điều này bằng cách đi vào
buồng tối đóng cửa lại khoảng 10 phút, SAU ĐÓ nhìn xung quanh cẩn thận để
tìm xem có bất kì ánh sáng nào khác lọt qua khe xung quanh. Kiểm tra buồng
tối vào thời gian khác nhau trong ngày để thay đổi góc chiếu của mặt trời.
Buồng tối phải luôn sạch sẽ, khô thoáng. Không bụi bẩn, nhất là bàn thao tác
phim và casere.
Ánh sáng được dùng trong buồng tối có thể là xanh lá cây, da cam, vàng
hoặc nâu. Tất cả các loại ánh sáng an toàn nên treo cao ít nhấ 1,3m cách bàn
thao tác cách bàn thao tác phim. Công suất các bóng đèn phát ra ánh sáng
không vượt quá 25W

Hình 1.39: Buồng rửa phim theo tiêu chuẩn WHO


Xử lí phim là chuỗi các thao tác nhằm có được hình ảnh đáng tin cậy.
Trong quá trình xử lí phim thứ tự các thao tác gồm các bước sau
a- ghi tên bệnh nhân lên phim
b- Nhúng phim vào thuốc hiện hình
c- làm sạch thuốc hiện hình qua nước sạch
d- Nhúng phim vào thuốc hãm
e- Lau sạch vết không cần thiết trên phim
f- Sấy khô phim
Thuốc rửa phim là các hóa chất bột, gồm có thuốc hiện hình và hãm hình.
Thuốc hiện hình gồm:
- Metol: 5g
Sulfit natri tinh thể: 80g
- Hydroquynon: 8g
- Carbonat Kali: 40g
- Bronua kali: 3g
- Nước: 1000 ml
- Thuốc hãm hình
- Hyposulfit natri tinh thể: 400g
- Sulfit natri tinh thể: 50g
- Axit boric: 40g
- Nước: 1000ml
Các máy rửa phim tự động thường dùng thuốc đóng từng chai đã pha
chế sẵn.
+ Thuốc hiện hình kí hiệu D (Deverloper)
+ Thuốc hãm hình ký hiệu là chữ F (Fixer)
Chú ý đich kỹ hướng dẫn sử dụng trên từng chai để pha thêm lượng
nước cho phù hợp. Nước dùng để pha thuốc rửa phim là nước mềm, không lẫn
tạp chất, tốt nhất là dùng nước cất một lần. Không được dùng lẫn lộn giữa
thùng đựng thuốc hiện và thùng đựng thuốc hãm. Que khuấy thuốc cũng phải
dùng riêng. Lau chùi sạch sẽ các hóa chất bị dây ra thành thùng hoặc xuống
sàn nhà. Đậy nắp thùng khi không sử dụng.
Quy trình xử lí phim được minh họa như hình dưới
Lấy phim ra khỏi thuốc hiện hình sau đó cho phim vào thuốc hãm

Hình 1.40: Sau khi xử lý phim vệ sinh đậy nắp thùng lại

1.7 Máy X quang chụp mạch


1.7.1 Khái niệm chung
Mao mạch nói chung có kích thước rất nhỏ so vơi các tổ chức chung quanh.
về cấu trúc sinh học đó là các mô mềm nên cũng gần giống với các tổ chức chung
quanh. Để thể hiện rõ hình ảnh mao mạch, cần tăng độ tương phản giữa mao mạch
với các tổ chức chung quang bằng cách tiêm thuôc cản quang vào mao mạch khi
chụp.
Mặt khác cần phải theo dõi quá trình lan truyền của thuôc cản quang và sự
thay đổi co dãn của mao mạch tại các thời điểm khác nhau nên cần phải chụp được
nhiều ảnh mao mạch trong thời gian ngắn
Việc chụp mạch là để phái hiện những sự bất thường của mao mach như: sự
co thất hoặc tắc nghẽn. Trên cơ sở đó sẽ có các biện pháp điều trị như: nong mạch,
bắc cầu tạo đường lưu thông mới...
1.7.2 Cấu tạo
Máy X quang chụp mạch về cơ bản không khác với máy X quang thông thường
ngoai trừ những thành phần sau:
Với các máy chụp mạch kỹ thuật tượng tự:. một thiêt bị thay phim tựđộng
(aumatic fĩim changer) để có thể chụp được ít nhất 5 ảnh trong 1 giây.
Với các máy X quang TY tốc độ chụp ảnh yêu cầu ít nhất 25 ânh/giây. và hình ảnh
được ghi trên đĩa từ.
Với các loại máy chụp mạch đều phải có một máy tiêm thuốc cản quangtự
động. Máy này hoạt động đồng bộ với quá trình phát tia X.
Ngoài ra để có thể chụp được ảnh mao mạch tại mọi vị trí, góc độ và bám theo
đường lan truyền của thuốc cản quang (còn gọi là chụp đuổi), với Loại máy X
quang TV, bóng X quang và bóng tăng sáng . Được lắp đặt trên một cơ cấu đặc biệt
có hình dạng chữ c nên còn gọi là cánh tay chữ c (C arm)
Máy chụp mạch có hai loại: một mặt phẳng (bình diện) và hai bình diện
Với máy một bình diện, tại một thời điểm chỉ chụp được hình ảnh mao mạch tại
một vị trí (góc độ).
Để có thể chụp đồng thời ảnh mao mạch tại hai góc độ khác nhau cần
phải sử dụng máy 2 bình diện Hình ảnh hai loại máy 1 và 2 được minh hoạ trên hình
Hình 1.41: Một loại máy chụp mạch một bình diện

Hình 1.42: Một loại máy chụp mạch hai bình diện
1.7.3 Chụp mạch xoá nền
Mặc dù đã dùng thuốc cản quang để làm tăng độ tương phản giữa mao mạch với
các tổ chức chung quanh, trong một số trường hợp hình ảnh vẫn chưa được rõ nét
như mong muốn nhất là hình ảnh những mao mạch rất nhỏ vì chúng bị nhiễu bóng
mờ của nền Để tạo được hình ảnh chỉ của những mao mạch đã được bơm thuốc
cản quang, cần phải xoá đi hình ảnh nền của những tổ chức xung quanh nhờ một
phương pháp chụp mạch đặc biệt gọi là chụp mạch xoá nền (Digital Subtraction
Angiography - DSA).
Phương pháp chụp mạch xoằ nền gồm các bước được minh hoạ trên hình

Hình 1.43: Các bước trong quá trình chụp mạch xoá nền (DSA)
Tiêm thuốc cản quang vào mao mạch và khi thuốc cản quang bắt đầu lan
truyền đến vùng mao mạch cần thăm khám thì chụp ảnh nền trong đó có hình ảnh
của mao mạch cần quan tâm (nhưng chưa ngấm thuốc cản quang)
Khi nồng độ thuốc cản quang tại toàn bộ vùng mao mạch cần quan tâm đạt mức tối
đa, chụp tiếp ảnh của cùng một khu vực như ảnh nền (nhưng với mao mạch đã
ngấm thuốc cản quang)
Đem hai hình ảnh trừ đi cho nhau sẽ đạt được hình ảnh đã xóa nền hình là hình
ảnh về lý thuyết chỉ còn thuần túy ảnh của các mao mạch đã ngấm thuốc cản quang.
Tuy nhiên trong thực tế do có sự thay đổi (ví dụ do sự co bóp của các tổ chức chung
quanh... ) nên vẫn có thể còn tồn tại ảnh bóng mờ. Để đạt được kết quả tốt nhất,
phải áp dụngnhiều biện pháp hiệu chỉnh ví dụ xê dịch hai hình ảnh gôc thậm chí ở
mức từng ảnh điểm (pixel) để sao cho chúng trùng khớp với nhau và đạt được ảnh
hiệu sổ chính xác nhất.
Máy X quang chụp mạch xaá nền thực chất là máy X quang chụp mạch số hoá
với sự bổ xung những thiết bị và phần mềm cần thiết để tạo ảnh mao mạch xoá nền.
Sơ đồ khối của một hệ thống thiết bị chụp mạch xoá nền minh hoạ trên hình

Hình 1.44: Sơ đồ khối máy X quang chụp mach xoá nền

Các khối tích lũy và bộ nhớ ở hai nhánh phía trên và dưới để lưu trữ riêng
biệt các ảnh nền và ảnh đã ngấm thuôc cản quang của các vùng cần quan tâm khác
nhau. Mặt khác để quan sát ảnh động, số lượng ảnh cần chụp trong 1 giây phải đủ
lớn (tối thiểu 24 ảnh/giây)
Chương 2: Chụp cắt lớp CT-SCANER

2.1 Giới thiệu chụp cắt lớp CT (Computed Tomography)


Chụp cắt lớp CT cho ta hình ảnh cắt ngang của cơ thể bằng việc việc sử
dụng tia X xuyên qua vùng cơ thể cần chụp và ảnh sẽ được tái tạo lại bởi máy
tính.
Được xây dựng và phát triển bởi Houndsfield. Nó đã trở thành một trong nhưng
phương tiện chính, quan trọng trong chẩn đoàn hình ảnh. Với đóng góp to lớn này.
Ông được trao giải Nobel vào năm 1979
Tia X từ bóng X-Quang được chiếu xuyên qua cơ thể và được thu lại bởi
detector, gồm nhiều cảm biến nhỏ để đo bức xạ tia X đã bị suy yếu khi đi qua
các vùng khác nhau của cơ thể. Bóng X quang và Detector được liên kết hữu cơ
với nhau, quay quanh cơ thể và cho phép thực hiện hàng ngàn phép đo trọng
một vòng quay 360°, những dữ liệu đo sẽ được ghi vào bộ nhớ. Hệ thống máy
tính sẽ xử lý những dữ liệu này và tái tạo thành hình ảnh của các lớp cắt cần
chụp.
Hình 2.1: Hình ảnh chụp cắt lớp CT vùng đầu

Ảnh được tạo ra là ảnh lát cắt. Cho hình ảnh rõ nét kể cả các tổ chức mô
mềm. Khắc phục hiện tượng ảnh bị xếp chồng của ảnh X-Quang.
Ứng dụng
 Do khả năng phân biệt được những sai biệt rất nhỏ về đậm độ của mô trong
trong cơ thể nên ảnh CT có thể cho ta biết chi tiết về giải phẫu học, điều mà các
phương pháp trước đây không làm được. Hiện nay Chụp CT  có vai trò quan trọng
trong chẩn đoán hình ảnh, hướng dẫn phẫu thuật và xạ trị. Trong phẫu thuật phương
pháp này không những chỉ cho chẩn đoán trước mổ mà còn giúp cho việc phẫu
thuật dễ dàng, chính xác và theo dõi hậu phẫu tốt hơn. Phương pháp này còn tái tạo
được hình 3 chiều (3D), cần thiết trong phẫu thuật chỉnh hình, tái tạo cũng như sinh
thiết. Trong xạ trị phương pháp này giúp đánh giá giai đoạn tổn thương chính xác.
Những thông tin đó giúp ta có định hướng và thay đổi điều trị thích hợp. 
Bảng Một số chỉ định chụp CT
CƠ QUAN KHẢO SÁT Chỉ CƠ QUAN KHẢO SÁT Chỉ
định định
CT CT
SỌ NÃO LÁCH, TỤY TẠNG

-Bệnh lý bẩm sinh +++ -U, kén +++


-Chấn thương ++++ -Chấn thương nhiễm trùng +++
-Nhiễm trùng +++ THẬN

-U (Nguyên phát, di căn) ++++ -U, kén, chấn thương ++++


-Bệnh lý mạch máu ++ -Bệnh lý bẩm sinh +++
-Bệnh lý thoái hóa ++ THƯỢNG THẬN ++++
MẮT, TAI- MŨI –HỌNG SAU PHÚC MẠC

-Nhiễm trùng,chấn thương ++ -U, nhiễm trùng, mạch máu ++++


-U +++ TRONG PHÚC MẠC
TRUNG THẤT -Abcès, dịch, u ++

-U, hạch ++++ CỘT SỐNG

-Bất thường mạch máu ++ -Chấn thương, đĩa đệm +++


PHỔI THÀNH NGỰC -U ++

-U, nhiễm trùng ++ -Bệnh lý quanh cột sống +++


GAN, MẬT HỆ CƠ XƯƠNG

-U (nguyên phát, di căn) ++++ -U xuơng +++


-Chấn thương nhiễm trùng +++ -U phần mềm +++
-Bệnh lý thoái hóa, sỏi ++ -Khớp +

2.2 Các thế hệ máy CT


Kể từ khi được đưa vào sử dụng, người ta đã cố gắng cải thiện, nâng cao
hiệu quả của hệ thống thiết bị CT đặc biệt tròng viộc giảm thời gian tạo ảnh, bằng
cách cải tiến hệ thống quét. Những hệ thống quét này khác nhau chủ yếu về số
lứợng và cách bố trí các cảm biến như sẽ trình bầy sau đây, mỗi một hệ thống quét
đều có những ưu và nhược điểm nhất định.
2.2.1 Máy CT thế hệ thứ nhất
Cấu trúc: Bộ thu chỉ gồm một đầu dò, chùm tia phát ra hẹp và song song
dạng một cái bút chì.
Phương thức quét: bóng X quang và đầu dò dịch chuyển song song theo
hướng vuông góc với chùm tia và bao trùm toàn bộ mặt phẳng lớp cắt, sau đó cả hệ
thống quay một góc rồi tiếp tục dịch chuyển song song theo hướng mới. Trong khi
dịch chuyển song song, tại những khoảng cách đều đặn tia X được phát và thu. Quá
trình tiếp diễn cho tới khi số lượng tín hiệu thu được đủ lớn để tái tạo ảnh.
Với hệ thống này để tạo ảnh của một lớp cắt cần một khoảng thời
gian dài cỡ vài phút và vì vây trong giai đoan đầu của máy CT, nó chỉ đươc
ứng dụng để chụp các cơ quan như xương và sọ não.
Hình 2.2: Quét ảnh ở thể hệ CT thứ nhất
Việc giảm thời gian tạo ảnh chỉ có thể đạt được nhờ tăng số lượng kênh
đo cho một lớp cắt, các máy CT đã được phát triển theo hướng này
2.2.2 Máy CT thế hệ thứ hai
Cấu trúc: Thay vì dùng một đầu dò, nay dùng một chùm đầu dò khoảng
20- 30 chiếc bố trí cận kề nhau trong hướng quét như chỉ ra trên, chùm tia phát
có dạng hình quạt.
Phương pháp quét: Tương tự thế hệ thứ nhất, hệ thống đo thực hiện 2
loại dịch chuyển: song song và quay
Hình 2.3: Quét ảnh CT thế hệ thứ 2
Với cách bố trí hệ thống đo này, nguồn bức xạ tia X từ bóng X quang
được sử dụng hiệu quả hơn nhiều, có thể thực hiện được nhiều phép chiếu tương
ứng với số lượng cảm biến và thu được nhiều dữ liệu đo đồng thời, vì vậy góc
quay và khoảng dịch chuyển giữa hai lần chiếu theo mặt phẳng ngang sẽ tăng,
kết quả giảm tổng số bước quét phẳng và số lần quay cùa hệ thống đo. Với hệ
thống này, tuỳ thuộc vào số cảm biến thời gian tạo ảnh một lớp cắt trong khoảng
từ 10 - 60 giây
2.2.3 Máy CT thế hệ thứ ba
Cấu trúc: Số lượng đầu dò tăng lên đến vài trăm cái và được bố trí trên một
vòng cung đối diện và gắn cố định với bóng X quang. Chùm tia X phát ra theo hình
rẻ quạt với góc từ 30-60 ° tuỳ theo số lượng đầu dò và bao trùm toàn bộ tiết diện lớp
cắt
Hình 2.4: Quét CT thế hệ thứ 3
Phương pháp qũét: Hệ thống đo quay quanh đối tượng một góc 360° để
thực hiện một lớp cắt. Khi quay, tia X có thể hoặc được phát thành xung tại những
góc cố định hoặc được phát liên tục

Hình 2.5: Hạn chế chùm tia tán xạ so với thế hệ 1


Với cấu trúc này, nguồn bức xạ tia X được sử dụng tối ưu, hơn nữa hệ thống
đo chỉ thực hiện một kiểu chuyển động quay và quay liên tục chứ không phải từng
bước. Thời gian chụp ngắn nhất giảm xuống chỉ còn cỡ một vài giây.
2.2.4 Máy CT thế hệ thứ tư
Cấu trúc: khác vói những máy thuộc thế hộ trước, bóng X quang và đầu dò
gắn chặt với nhau, cùng dịch chuyển hoặc quay. Máy thế hệ thứ tư có hệ thống đầu
dò tách biệt vói bóng X quang - đó là một tập hợp rất nhiều đầu đò, bố trí trên một
vòng tròn bao quanh khoang bệnh nhân

Hình 2.6: Máy CT thế hệ thứ tư


Phương pháp quét: Bóng X quang quay tròn quanh bệnh nhân, chùm tia
phát thành hình rẻ quạt bao phủ vùng cần khám nghiệm, các phẩn tử cảm biến sẽ
được đóng / ngắt theo quy luật nhất định phù hợp với chuyển động quay cùa bóng.
Hình 2.7: Quét CT thế hệ thứ 4
Ưu điểm cùa loại máy thuộc thế hệ thứ tư: Thời gian chụp ngắn nhất tương
tự như đối với thế hệ thứ ba, cỡ một vài giây. Không bị nhiễu ảnh hình tròn như
thường xẩy ra đối vói máy thuộc thế hệ thứ 3. Tuy nhiên máy có cấu trúc phức tạp
vì số lượng đầu dò lớtt hơn rất nhiều

2.3 Tái tạo ảnh CT

2.3.1 Trình tự thu thập dữ liệu


Pha thứ nhất, một chùm tia X mỏng có hướng chiếu khi xuyên qua những
cạnh của phần cơ thể để tạo ảnh. Tia X khi đi qua phần cơ thể nó được đo bằng dãy
detector. Các detector này không thể tạo ra được ảnh CT hoàn chỉnh mà nó chỉ cho
hình viền của một đường chiếu. Dữ liệu đường viền là đo sự suy giảm của tia X từ
bóng phát tia tới những detector riêng lẻ. Để có đủ thông tin cho việc tạo nên một
ảnh đầy đủ, chùm tia X quay vòng, hoặc quét, xung quanh thiết diện cắt để tạo nên
đường viền từ những góc độ khác nhau. Hàng trăm vùng tạo được và dữ liệu đường
viền của mỗi vùng được lưu trữ trong bộ nhớ máy tính. Tổng số đo sự đâm xuyên
tạo nên số vùng và số tia X nằm trong khoảng giới hạn cho mỗi vùng.
Hình 2.8: Mô phỏng một hộ thống CT loại đơn giản nhất
Tổng thời gian quét cho một lớp cắt khoảng từ 0.35s tới 15s, phụ thuộc vào việc
thiết kế máy quét người điều khiển chọn kiểu quét thay đổi. Chất lượng của ảnh có
cải tiến bằng cách tăng thời gian quét

Hình 2.9: Nguyên lí hoạt động


Pha thứ 2 của việc tạo ảnh là dựng ảnh CT (tái cấu trúc ảnh) được thực hiện
bằng máy tính số. Dựng ảnh là việc chuyển đổi dữ liệu quét của các vùng riêng lẻ về
dạng số hoá, hoặc số hóa bức ảnh. Ảnh được cấu tạo bởi dãy phần tử ảnh riêng lẻ
gọi là pixel. Những pixel này được đặc trưng bằng một giá trị số, hoặc là chỉ số CT.
Các giá trị đặc biệt cho mỗi pixel quan hệ với mật độ của mô ở trong những nguyên
tố thể tích tương ứng gọi là voxel.

Hình 2.10 nguyên tố thể tích voxel

Hình 2.11: Dựng ảnh CT từ dữ liệu quét

Dựng ảnh thường mất vài giây, phụ thuộc vào sự phức tạp của bức ảnh và
khả năng của máy tính. Ảnh số sẽ được lưu trữ ở trong bộ nhớ máy tính.
Pha cuối cùng là chuyển đổi ảnh số thành hiển thị video vì vậy có thể nhìn
trực tiếp được hoặc có thể được ghi ở trên phim. Bước này được thực hiện bằng
những thành phần điện tử nó thực hiện chức năng chuyển đổi số sang tương tự.

Hình 2.12: Hình ảnh cuối cùng thu đươc

Mối quan hệ giửa giá trị số CT và sự chuyển màu của mức xám hoặc độ sáng
ở trong ảnh được xác định rõ bằng việc lựa chọn các mức cửa sổ (window) bằng
người điều khiển.
Hình 2.13: chuyển đổi thang xám

Có thể thấy rằng cửa sổ này bao hàm từ mức xám cao tới mức xám thấp đây
có thể là sự thay đổi độ sáng và mức xám của ảnh hiển thị. Việc window đặt để xác
định số CT trong một khoảng rộng nó bao hàm toàn bộ mức xám bên ngoài của ảnh

2.3.2 Tái cấu trúc ảnh (chuyển từ Voxel sang Pixel)


Để hiểu nguyên lý tái tạo ảnh từ một tập hợp dữ liệu thu được sau khi thực
hiện một vòng quét, ta cần nắm được nội dung kiến thức sau
Số hoá ảnh - nguyên tố ảnh
1 ảnh lớp cắt do máy CT tạo ra thực chất cũng bao gồm vô số điểm ảnh
(pixel) có độ đậm nhạt khác nhau.
Chất lượng ảnh được quyết định chủ yếu bởi hai yếu tố: Số lượng điểm
ảnh/ 1 đơn vị diện tích và khả năng phân biệt mầu sắc giữa các điểm ảnh (với
ảnh đen- trắng : giữa các bậc xám)
Mật độ nguyên tố ảnh càng cao - ảnh càng mịn và độ phân giải đối quang
càng cao - ảnh càng sâu, sắc nét.
Để đánh giá chất lượng ảnh, người ta dùng tham số: Ma trận ảnh - một
tập hợp các nguyên tố ảnh theo chiều dọc và ngang. Một ma trận 320x320 sẽ
gồm 320 hàng mỗi hàng có 320điểm. Như vậy:
- Ma trận 320x320 sẽ gồm 102.400 nguyên tố ảnh.
- Ma trận 512x512 sẽ gồm 262.144 nguyên tố ảnh
- Ma trận 1024x1024 sẽ gồm 1.048.576 nguyên tố ảnh
Độ đậm nhạt của nguyên tố ảnh tạo ra màu sắc của ảnh. Trong máy
CLĐT, độ đậm nhạt này biểu thị độ suy giảm của tia X khi đi xuyên qua tế
bào và được lượng hoá bằng số đo: gọi là chỉ số CT.
Nguyên tố thể tích - Độ suy giảm - Chỉ số CT

Hình 2.14: Nguyên tổ thể tích trong ma trận tái tạo ảnh

Chia 1 lớp cắt có độ đày đồng nhẩt thành nhiều phần tử, mỗi phần tử có
cùng khối tích, cùng diện tích bề mặt, cùng bề dày và có độ hấp thụ tia X đồng
nhất. Mỗi phần tử nhỏ bé này được gọi là một nguyên tố thể tích (Volume
element - voxel).
Vì cấu trúc lớp cắt không đồng nhất nên khi một chùm tía X chiếu qua
chúng sẽ bị hấp thụ với mức độ khác nhau tại từng nguyên tố thể tích. Khả
năng hấp thụ tia X của nguyên tố thể tích được biểu thị bởi tham số gọi là hệ
số hấp thụ μ hay còn gọi là hệ số suy giảm.
Mối quan hệ giữa năng lượng tia tới và tia xuyên qua một nguyên tố thể tích
được biểu thị bởi phương trình sau
I 1=I 0 e− μ d
Trong đó:
I1 : Cường độ chùm tia xuyên qua.
I0 : Cường độ chùm tia tới
e : Số logarit tự nhiên
μ: Hệ số hấp thụ
d: Bề dày
Khi chùm tia X xuyên qua không chỉ một mà là một dãy nguyên tố
thểtích liền kềnhau, mỗi nguyên tốnày có một hệ sốhâp thụ tương ứng(
μ0 , μ 1 , … , μn thì quan hệ sẽ là
−¿ ¿¿
I n=I 0 e
Trong phương trình trên μ0 , μ 1 , … , μnlà các ẩn số cần tìm.
Như ta đã biết trong toán học, muốn tính được n ẩn số độc lập như trên
cần phải lập và giải một hệ gồm n phương trình.
Ví dụ: Cần tính 4 hệ số suy giảm của 4 nguyên tố thể tích xếp liền nhau
thành hình vuông ta càn chiếu tia X 4 lần: 2 lần theo chiều dọc và 2 lần theo
chiều ngang và lập được hệ phương trình sau :

Hình 2.15: Thu thập dữ liệu để tính toán hệ số suy giảm tuyến tính

−¿ ¿¿
I 1=I 0 e
I 2=I 0 e−¿ ¿¿
I 3=I 0 e−¿ ¿¿
I 4=I 0 e−¿¿¿

Mà ta có:
I −μx
=e
I0

Lấy loga 2 vế rồi tính μ :


1 I
μ= ln 0
x I
Giải hệ phương trình trên sẽ tính được 4 trị số suy giảm.
Trong thực tế phải tăng số lần phát tia và góc phát tia cũng như số lượng đầu dò
vì số nguyên tố thể tích không chi là 4 mà là số lượng rất lớn (ví dụ 320x320 hoặc
512x512) nên cần phải có hệ phương trình có số phương trình tương ứng với
các ẩn số Hệ số suy giảm cho từng nguyên tố thể tích.
Hệ số suy giảm μ biểu hiện khả năng hấp thụ tia X của tế bào, nó được
chuyển đổi thành một đơn vị đo đặc trưng cho máy CTgọi là chỉ số CT. Chỉ số
CT của từng nguyên tổ thể tích được hiển thị trên màn hình tương ứng với
từng nguyên tố ảnh. Tập hợp các nguyên tố ảnh sẽ tạo nên bức tranh của lớp
cắt.
Chỉ số CT được tính như sau:
μ chấ t thử −μn ướ c
CT = X 1000 HU (Hounsfield Unit)
μn ướ c
μn ướ c −μ n ướ c
CT n ướ c = X 1000=0 HU
μn ướ c
Còn trong trưòng hợp chất thử là không khí-độ suy giảm của không khí =
0:
0−μ nướ c
CT kh ô ng kh í = X 1000=−1000 HU
μ n ướ c
Dưới đây là chỉ số CT đối với tế bào của một số tổ chức cơ thể
người:
Bẳng 2.1: Chỉ số HU của một số loại mô
Loại mô Trị sổ chuẩn (HU) Trị số giới hạn (HU)
Xương đặc > 250

Xương xốp 130 – 100

Tuyến giáp 70 – 10

Gan 65 – 5 45 – 75
Cơ 45 – 5 35 – 50
Lách 45 – 5 40 – 60
Hạch 45 – 10 25 – 55
Tụy tạng 45 – 10 20 –40
Thận 40 –10 ( -80) – (-100)
Mỡ - 65 –10

Như vậy ta thấy thang chỉ số CT nằm trong một giải rất rộng. Mỗi chỉ số
CT tương ứng với một mức xám giữa hai cực trắng và đen thì sẽ có 2000 mức
xám có thể phát hiện.
Hình 2.16: Mối quan hệ giữa chỉ số CT và thang xám
Hình Mối quan hệ giữa thang xám và chỉ số CT với anh hoàn chỉnh sau khi
thu được
Mắt người chỉ có thể phân biệt giữa 10 và 20 mức xám vì vậy trong máy
chụp CTngười ta phải thiết kế để có thể điều chỉnh mức cửa sổ (Window
Level-WL) và độ rộng cửa sổ (Window Width-'WW) sao cho có thể hiển thị tối
ưu của độ tương phản giữa các mô trên màn hình.
2.4 Hệ thống máy CT
Các thành phần của hệ thống máy thụp CT

Hình 2.17: Hệ thống máy CT

Hình 2.18: Sơ đồ hệ thống máy chụp CT


- Giàn quay (GANTRY)
- Bàn bệnh nhân (PATIENT COUCH)
- Khối điều khiển chuyển động Cơ học
- Hệ thống máy tính (COMPUTER SYSTEM)
- Bàn điều khiển (CONSOLE)
- Hệ thống tạo và điều khiển cao thế (HIGH TENSION GENERATOR
and CONTROLLER)
- Máy chụp nhiều hình (MULTIF ORMAT CAMERA)
- Ngoài ra, tuỳ theo nhu cầu máy có thể có thêm các phụ kiện như : đĩa
quang từ, máy chụp LASER, nguồn điện dự phòng (UPS), ổn áp.v.v..
2.4.1 Giàn quay GANTRY
Là nơi chứa bóng X quang, đầu dò (detector) và hệ thống tích lũy dữ liệu
(Data Acquisition System-DAS).
Để tạo các lớp cắt chéo, giàn quay có thể điều chỉnh nghiêng so với mặt
phẳng thẳng đứng các góc tới +/- 30° tuỳ thuộc loại máy. Góc nghiêng có thể đặt tự
động hoặc nhân công.
Cấu trúc của bóng X quang ở các máy CT giống như trong máy X qụang
thông thường, đó là loại bóng anode quay vói tốc độ quay có thể điều khiển và được
làm mát bằng dầu và quạt gió để có thể phát tia liên tục trong thời gian dài. Khả
năng chịu nhiệt của bóng rất cao, thông thường trong bóng có bố trí cảm biến nhiệt
để đo lường và kiểm soát tình trạng chịu nhiệt của bóng trong suốt quá trình phát
tia.
Hình 2.19: Một hệ thống máy CT thường bao gồm các thiết bị thành phần
sau
- T Tube là bóng Xquang. Có chức năng phát tia X. Khác với các bóng
Xquang thông thường khe phát tia X này cho ra các chùm tia mỏng và cường
độ tia chuẩn hơn.

- D Detectors : Là các cảm biến nhạy tia X. Nhằm cảm nhận mức độ hấp thụ
của các chùm tia Xquang phát ra từ bóng. Số lượng và chất lượng của các
cảm biến ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của máy CT

- R Là một hệ thống gồm ray, động cơ, khung… Nhằm tạo chuyển động
quay cho bóng và detectors

Hầu hết máy CT hiện đại, khoảng trên 90%, thuộc thế hệ thứ 3. Bóng X
quang và cụm đầu dò gắn với nhau, chùm tia X phát ra theo hình rẻ quạt bao trùm
toàn bộ số đầu dò.

Quá trình chụp ảnh cắt lớp được thực hiện theo 2 bước:
Hình 2.20: Ảnh quét thăm dò và ảnh quét cắt lớp ổ bụng

Quét thăm dò hoặc quét toàn cảnh (Scout scan). Bóng X quang và cụm đầu
dò đứng yên, bàn bệnh nhân di chuyển trên một khoảng cách bao trùm vùng cần
thăm khám. Hình ảnh tạo ra là tập hợp của rất nhiều ảnh xếp chổng (như trong
phương pháp chụp X quang thông thường), rộng bằng bề dầy một lớp cắt (đã được
mặc định), đặt liền kề nhau Dựa trên hình ảnh toàn cảnh này để lập chương trình
tạo ảnh cắt lớp
Quét cắt lớp. Bóng X quang và cụm đầu dò quay quanh người bệnh 1 góc
360° (1 vòng tròn) để thực hiện một lớp cắt Bàn bênh nhân dịch chuyển một
khoảng cách bằng bê dáy lổp cất sau mỗi lớp cắt theo phương thức quét gián đoạn
hoặc di chuyển liên tục với một tốc độ cố định theo phương thức quét xoắn ốc.
Bóng X quang, trong qúa trình quét, có thể hoạt động theo hai phương thức: phát tia
liên tục hoặc phát tia theo xung. Hiện nay hầu hết máy CT đều thực hiện theo
phương thức phát tia liên tục vì giảm được công suất phát tia, tránh cho bóng phải
hoạt động căng thẳng. Để thu thập mẫu dữ liệu, cụm đầu dò được bật, tắt hàng
nghìn lần trong một vòng quay.
Các kiểu quay
Trong thế hộ thứ 3, để thu thập dữ liệụ cho một lớp cắt, dàn quay có thể quay
theo 2 kiểu: quay đảo chiều và quay liên tục. Những máy thuộc giai đoạn đầu áp
dụng kiểu quay đảo chiều: quay thuận và ngược chiều kim đồng hồ đan xen nhau,
việc cấp điện từ khối cao thế tới bóng X quang thông qua cáp cao thế và việc cấp
điện nguồn, dẫn tín hiệu từ khối tích luỹ dữ liệu tới máy tính thông qua cáp điện và
cáp tín hiệu. Do quán tính cơ học nên thời gian thực hiện một lóp cắt không thể thấp
hơn 3 giây. Trong những máy mới sản xuất những năm gần đây, dàn quay được
thiết kế và chế tạo để thực hiện kiểu quay liên tục: quay theo một chiều. Việc cấp
điện cao hoặc hạ thế, truyền tín hiệu ảnh giữa các bộ phận trỏng dàn quay với máy
tính và các thiết bị khác phải thông qua các vòng trượt. Do vậy còn gọi là kiểu
quay vòng trượt (Slipring). Nhờ kiểu quay này đã giảm quán tính cợ học nên giảm
thói gian cắt lớp xuống chỉ còn khoảng 1 giây hoặc thấp hơn và quan trọng hơn khi
kết hợp với sự dịch chuyển đồng bộ của bàn bệnh nhân sẽ được thực hiện kiểu quét
xoắn Ốc tạo được các lớp ảnh liên tục, không bị gián đoạn như trong kiểu quay gián
đoạn cho từng lớp cắt. Giàn quay loại vòng trượt (slipring). Hình ảnh bên trong một
giàn quay loại vòng trượt . Vòng trượt bao gồm nhiều vòng kim loại đẫn điện và
chổi dẫn điện trượt trên cácvòng này.

Hình 2.21: Giàn quay loại vòng trượt (hình đĩa)


Hình 2.22: A- Rãnh điện thế cao. B- Rãnh điện thế thấp
C- Rãnh tín hiệu (hãng Siemen)
Về cấu tạo, vòng trượt gồm 2 loại vòng trượt loại hình đĩa và vòng trượt loại
hình trụ. Trong 2 loại này, loại vòng trượt hình đĩa có bề dầy nhò hơn.
Về phương thức tiếp điện, vòng trượt cũng được chia ra 2 loại: điện áp thấp và
điện áp cao thế Loại vòng trượt điện áp thấp: điện áp nguồn cung cấp thông qua
chổi quét cấp cho khối cao thế lắp đặt bên trong giàn quay. Loại vòng trượt này
tránh được sự phóng điện hồ quang do điện áp cao thế nên tuổi thọ của chổi quét
dài (khoảng 5-7 năm). Tuy nhiên do khối cao thế đặt trong giàn quay nên đòi hỏi
giàn quay phải được thiết kế và chế tạo sao cho gọn và nhẹ.
Hình 2.23: Hai loại vòng trượt hình đĩa và hình trụ
Loại vòng trượt điện áp cao thế: khối cao thế được lắp đặt bên ngoài giàn quay,
điện áp cao thế được cung cấp cho bóng X quang thông qua vòng trượt. Để tránh hồ
quang, vòng trượt và chổi quét phải được bao kín trong khoang có nạp khí trơ. Loại
này có ưu điểm không bị giới hạn về kíchthước đo khối cao thế (thường có thể tích
và trọng lượng khá lớn) bố trí bên ngoài giàn quay. Tuy nhiên, vì khí trơ bị rò ri nên
phải thường xuyên nạp bổ xung và tuổi thọ cùa chổi quét ngắn (khoảng 1 năm) do
không thể triệt tiêu hoàn toàn phóng điện hồ quang.
Hiện nay đa số máy CT áp dụng loại vòng trượt điện áp thấp do khối cao thế ứng
dụng công nghệ cao tần nên tích thước và trọng lượng giảm đáng kể. Bố trí bên
trong của giàn quay loại vòng trượt điện áp thấp, thường bao gồm: bóng X quang,
khối đổi tần (inverter unit), khối cao thế (High voltage generator), khối đầu dò và
tích luỹ dữ liệu (detector + DAS), khối toả nhiệt (heat exchanger) và khối điều
khiển (control board). Những khối này được bố trí sao cho tải trọng phân bố đồng
đều quanh khoang đối tượng thăm khám.
Yêu cầu về độ chính xác đối với hệ thống cơ khí trong dàn quay rất cao: tri số
góc quay có thể đạt tới độ chính xác 1/10 độ và vị trí các cảm biến phải chính xác
tới 0,01 mm.
Các kiểu quét cắt lớp trong máy CT vòng trượt
Tuỳ thuộc vào yêu cầu và đối tượng thăm khám, trong các máy CT vòng trượt
hiện đại thường có các kiểu quét sau:
- Quét thông thường
- Quét nhanh
- Quét xoắn ốc
Điều khiển bề dầy chùm tia X

Hình 2.24: Điểu khiển bề dày chùm tia X


Để tạo chùm tia X hình rẻ quạt có bề dầy bằng bề dầy lớp cắt, tia X tại lối ra bóng
X quang được giới hạn bởi một khe bằng chì, hình nón và một hệ thống các bộ chuẩn
trực, được bố trí phía cửa số ra bóng X quang và tại lối vàọ cụm đầu dò.Các bộchuẩn
trực đăt sát khoang bệnh nhân và phía mặt cụm đầu dò được điều khiển bởi động cơ
bước (step motor) và các mạch điều khiển số.Tất cả các bộ chuẩn trực phải có độ chính
xác rất cao để tạo sự đồng nhất giữa các đầu dò nhằm tránh nhiễu ảnh. Hình ảnh một hệ
thống điều khiển bề dầy lóp cắt. Ngoài số đầu dò để thu tín hiệu qua bệnh nhân, còn có
những đầu dò kiểm soát, chúng được bố trí tại rìa bộ chuẩn trực, cạnh bóng X quang và
thực hiện đo cường độ chùm tia ngoài trường quét, không chiếu qua ngưòi bệnh
2.4.2 Thu thập dữ liệu
Hệ thống thu thập và tích lũy dữ liệu bao gồm cụm đầu dò (detectors) và các mạch
điện tử để xử lý tín hiệu thu được từ các đầu dò.

70
a) Đầu dò: Trong quá trình phát triển cùa máy CT, về cơ bản 2 loại đầu dò đã được sử
dụng là:
- Đầu dò khí xeon (Xeon Gas detector)
- Đầu dò chất rắn (Solid State detector)
Đầu dò khí xeon: Đầu dò khí xeonbao gồm các tấm điện cực chế tạo bởitungsten đặt
trong khoang chứa khí xeon Các tấm điện cực được cấp điện một chiều (khoảng 300 -
400 VDC). Khi tia X xâm nhập vào khoang, nó sẽ ion hoá khí xeonvà sinh ra dòng điện -
được tích luỹ như là dữ liệu thô để tái tạo ảnh
X-ray photons

500-1000V

Hình 2.25: Cấu trúc đầu dò khí xeon185


Để tăng cường độ dòng điên - khí xeonđược nén với áp suất cao, áp lực bên trong
khối đầu đò khoảng 25 át mốt phe. Mặt khác để duy trì sự ổn định của đầu đò, nhiệt
độ khoang đầu dò phải được ổn định, thông thường từ 30 - 35 ° c +/-0,5 °c, vì vậy,
thường phải bật máy trước khi dùng khoảng 2 giờ
Ưu điểm của đầu dò khí xê-nông:
- Độ ổn định cao, tần suất yêu cầu chuẩn máy thấp, thường vài tháng / lần.
- Do tồn dư của dòng điện khi ngắt tia X ngắn nên tốc độ lấy mẫu cao do đó có thể
71
giảm thời gian thu thập dữ liệu cho một lớp cắt xuống tới l-2s
Nhược điểm của đầu dò khí xê-nông:
- Hiệu suất chuyển đổi năng lượng tia X sang dòng điện thấp nên liều lượng tia X
(mAs) / ảnh cao
- Phải định kỳ nạp bổ xung khí xê-nông
Do nhược điểm trên hiện nay loại đầu dò khí xeonít được sừ dụng
Đầu dò chất rắn thông thường CdWo4: Đầu đò chất rắn được chế tạo bởi vật liệu phát
quang và đi-ốt quang.Trong các máy CT trước đây, vật liệu phát quang thường được sử
dụng là hợp chất cadimium tungsten (CdWo4). Tia X khi va đập vào tấm vật liệu sẽ
được biến đổi thành ánh sáng. Nhờ đi-ốt quang, ánh sáng này được biến đổi thành dòng
điện

Hình 2.26: đầu dò chất rắn


Ưu điểm của đầu dò là hiệu suất chuyển đổi năng lượng tia X sang dòng điện cao
nên liều lượng tia X (mAs) / ảnh thấp
Nhược điểm cơ bản của đầu dò chất rắn CdWo4:
Do tồn dư của dòng điện khi ngắt tia X (Afterglow) ngắn nên tốc độ lấy mẫu thấp
do đó thời gian thu thập dữ liêu cho một lớp cắt (360 o) phải kéo dài tới vài giây, mặt khác

72
hình ảnh tạo ra đễ bị bóng mờ.
- Độ ổn định rất thấp, tần suất yêu cầu chuẩn máy cao, thường phải chuẩn máy
hàng ngày
- Dễ chịu tác động của độ ẩm
Do nhược điểm trên hiện nay loại đầu dò đầu dò chất rắn CdWo4 ít được
sửdụng.
Đầu dò chất rắn gốm đất hiếm
Thay vì sử dụng hợp chất CdWo4 làm vật liệu phát qụang, loại vật liệu mối được
chế tạo bởi gốm đất hiếm (rare erath ceramic) được sừ dụng. Với loại vật liệu mới
này, đã khắc phục được những lỉhược điểm cùa cả 2 loại đầu dò khí xeonvà chất
rắn CđWo4
Ưu điểm của loại đầu dò gốm đất hiếm:
- Hiệu suất chuyển đổi tia X cao hơn loại CdWo4 tới vài lần
- Độ ổn định cao hơn loại CđWo4 tới vài chục lần nên ít phải chuẩn máy
- Tỷ số tín hiệu/nhiễu rất cao
- Liều lượng tia X giảm, ít ảnh hưởng tới bệnh nhân và có thể kéo dài
tuổi thọ bóng X quang
Nhược điểm cùa loại đầu dò gốm đất hiếm: giá thành chế tạo cao
Với những ưu điểm trên, hiện nay hầu hết các máy hiện đại đều sử dụng loại đầu
dò này
b) Tích luỹ dữ liệu

73
Hình 2.27: Sơ đồ khối hệ thống tích luỹ dữ liệu DAS
Hệ thống tích lũy dữ liệu (DAS): bao gồm các đầu dò tín hiệu, đầu dò tham chiếu,
các mạch khuyếch đại, Logarit, tích phân, dồn kênh v.v. Sơ đồ khối mạch điện một hệ
thống DAS vẽ trên
Số lượng đầu đò trong các máy CT hiện nay thường trong khoảng từ 700-900 cái
được bố trí liền kề nhau trong một vòng
Về nguyên tắc để tăng cao hiệu suất sử dụng tia X và độ phân giải không gian của
ảnh số lượng đầu đò càng nhiều và được bố trí càng sát nhau càng tốt. Tuy nhiên kèm
theo sự tặng số lượng đầu dò sẽ là sự phức tạp của hệ thống mạch điện từ sử lý tín hiệu vì
mỗi một đầu dò đòi hỏi một kênh tín hiệu độc lập
Cường độ tín hiệu thu được từ đầu dò rất nhỏ và biến thiên trong một giải rất rộng
nên đòi hỏi các mạch điện phải được thiết kế và chế tạo đặc biệt để đạt được các yêu cầu
sau:
- Bộ chuyển đổi ADC phải đạt được độ phân giải từ 20 bit trở lên
- Tốc độ truyền tín hiệu phải cao tới 200 Mbit/s
- Các linh kiện điện tử phải được lựa chọn để giảm thấp nhất tạp âm nội bộ, đồng
nhất về các tham số và ổn định trong thời gian dài
2.4.3 Bàn bệnh nhân
74
Di chuyển người bệnh vào/ ra vùng quét.Tốc độ và khoảng di chuyển có thể điều
khiển chính xác để tạo ảnh được lớp cắt có bề dầy nhỏ tới cỡ 1 mm với độ chính xác tới
0,01 mm. Bàn bệnh nhân của hệ thống CT có chiều cao điều chỉnh được , khi cần có thể
hạ thấp xuống độ cao của giường bệnh để chuyển bệnh nhân sang và chuyển vào vị trí
chò cắt lớp, sau đó bàn bệnh nhân được nâng cao lên đến mức cần thiết. Mức thấp nhất
hiện tại của các máy thế hộ mới là vào khoảng 30 cm thuận tiện cho việc vận chuyển
bệnh nhãn. Việc định vị bàn và giàn quay có thể thực hiện trực tiếp tại bảng điều khiển
cạnh bàn, tại giàn quay hoặc tại bàn điều khiển chung đặt bên ngoài buồng bệnh nhân.

Nhờ hệ thống đèn và gương chiếu tạo ra những vạch sáng, kết hợp với những bảng
chỉ thị số vị trí thẳng hoặc góc nghiêng của bàn bệnh nhân và dàn quay khiến cho việc
định vị bệnh nhân và lớp cắt có thể thực hiện nhanh chóng, chính xác, tự động và có thể
tái lập lại.
2.4.4 Hệ thống máy tính
Hệ thống máy tính, ngoài việc tính toán, tái tạo ảnh còn đảm bảo an toàn cho
người vận hành, các bộ phận điều khiển, hiển thị...
Máy tính là bộ não của của hê thống máy cát ỉớp điẹn toẩn 5 có thể tái tạo ảnh
nhanh nhất, và điều khiển toàn bộ mọi hoạt động của máy, thường bao gồm các chức
năng sau:
- Đặt chương trình khám xét theo yêu cầu người sử dụng.
- Điều khiển các tham số chụp: kV, mA, bề dầy lớp cắt, kiểu quét.
- Nhận tín hiệu.
- Sử lý tín hiệu.
- Điều khiển bàn bệnh nhân và giàn quay.
- Tái tạo ảnh.
- Lưu trữ dữ liệu.
- Tính toán các tham số: thể tích,khoảng cách, trị số CT.
- Phóng to / thu nhỏ ảnh.
- Chụp ảnh lên phim hoặc cất giữ ảnh vào dĩa từ. v.v...
75
Để thực hiện toàn bộ các thao tác trên, máy tính phải sử lý hàng triệu bit/gy. Vì
vậy nó phải có công suất lớn, tốc độ nhanh. Hầu hết các bộ sử lý trung tâm (CPU) trong
các máy tính trữớc đây thuộc loại 16-32 bit, những máy CT hiện đại đã sử dụng máy tính
có bộ vi sử lý 64 bit và có tốc độ sử lý tính toán cao. Trong một máy người ta cổ thể sử
dụng nhiều CPU, mỗi CPU quản lý một số chức năng, những máy này thuộc loại sử lý
song hành / đa nhiệm.
Các bộ nhớ trong máy tính là những bộ nhớ có dung lượng lớn, tốc độ truy cập cao
- Bộ nhớ động (RAM) trong máy có dung lượng rất lớn tới hàng trăm MB.
- Để lưu trữ dữ liệu trong và sau quá trình, sử lý, trong các máy tính đều có ổ đĩa
cứng (HDD). Những máy thế hệ trước dung lượng HDD thấp, chỉ vào khoảng vài
trăm Mb nên hạn chế lượng thông tin lưu trữ. Những máy hiện nay đã có dung lượng
đĩa lên tói hàng chục GB (1GB=1000 Mb) có thể lưu trữ tới hàng chục ngàn ảnh với
ma trận 512x512.
- Ngoài HDD, trong hệ thống máy tính còn sử dụng các thiết bị lưu trữ khác như
đĩa quang từ (MOD) vdi dung lượng khoảng 2 GB, ổ đĩa CD đọc và ghi (R/W
CD)
Hầu hết hệ thống máy tính trong các máy CT hiện đại đều có các cổng giao diện và
có thể nối mạng theo chuẩn DICOM 3.0 để truyền ảnh trong mạng nội bộ và mạng y tế
từ xa.
Hiện nay các thuật toán ứng dụng cho máy CT phát triển rất mạnh nên máy đã có
rất nhiều phần mềm cho các ứng dụng khác nhau như:
- Các chương trình khám xét phù hợp với các đối tượng khác nhau :sọ não, phổi,
thân, cột sống v.v.
- Tạo ảnh không gian 3 chiều (3D)
- Tái tạo hình ảnh theo các mặt phẳng, nghiêng, cong
- Chụp mạch (CT-Angio)
- Chụp tự động theo nồng độ thuốc cản quang
V.v…
2.4.5. Bàn điều khiển
76
Bàn vận hành (bàn điều khiển) là khối liên lạc trung tâm giữa người dùng và hệ
thống thiết bị, là nơi thao tác của bác sỹ/kỹ thuật viên X quang. Mọi tham số của thiết bị
và dữ liệu của bệnh nhân được nhập vào từ đây. Quá trình quét được bắt đầu và hình ảnh
được hiển thị trên màn hình tại bàn điều khiển.Một thiết kế tốt tức là một thiết kế sao cho
khi thao tác thì càng ít thủ tục vàthủ tục càng đơn giản càng tốt.Một bàn phím, ngoài các
phím như một bàn phím máy tính thông thường, còn có nhiều phím chức năng và một
con lăn (Track ball) dùng để giao diện với máy tính, thực hiện các chức năng và di
chuyển con trỏ v.v. Tại bàn điều khiển có màn hình, có máy chỉ có một màn hình hiển thị
cả hình ảnh và số liệu, trong khi đó có nhiều máy có hai màn hình riêng biệt, loại lớn 17-
21 inches cho ảnh, loại nhỏ 10 -14 inches cho số liệu. Các màn hình đềuthuộc loại chất
lượng cao (ma trận tái tạo 512x512 hoặc 1024x1024).
2.4.6. Máy chụp phim
Một thành phần không thể thiếu được trong hê thống máy CT là máy chụp ảnh lớp
cắt, nó là công cụ lưu trữ hình ảnh trên phim. Khác với việc chụp ảnh trong máy quang
tuyến thông thường, ờ đây ảnh được chụp lại từ một màn hình bố trí trong máy, hình ảnh
hiện trên màn hình trong máy chính là ảnh hiên trên màn hình tại bàn điều khiển. Phim
dùng cho máv chỉ cómột mặtphủ nhũ tương và có thể có nhiều kích thước khác nhau từ
13x18cm đến 30x40 cm. Trên một phim có thể chụp đa ảnhnhiều lớp cắt ví dụ 4, 6, 8,
12, 24 ảnh
Hiện nay, hầu hết hệ thống máy CTđược trang bị máy chụp ảnh dùng kỹ thụật
LASER và sử dụng phim khô
2.5 Hạn chế ảnh hưởng của bức xạ thứ cấp
Trong những hệ thống CT khác nhau, thông thường việc giảm thời gian quét tạo
ảnh bằng cách mở rộng chùm tia của hệ thống đo sẽ kéo theo việc gia tăng cường độ phát
xạ X quang thứ cấp tại lối vào các phẩn tử cảm biến. Đặc biệt với hai loại cấu trúc thuộc
thế hệ máy CT 3 và 4, chùm tia X đều bao phủ cả lớp cắt, cần phải có biện pháp giảm
thiểu lượng bức xạ thứ cấp thâm nhập vào các cảm biến.
Trong cấu trúc chùm tia rẻ quạt, có thể dễ dàng thực hiện điều này bằng cách bố trí
một hộp chuẩn trực (collimator-diapbram) ngay trước mặt hệ thống cảm biến, hướng hội
77
tụ của hộ chuẩn trực này về phía điểm hội tụ bóng và hộp chuẩn trực này được gắn cố
định và cùng quay với hệ thống đo quay quanh bệnh nhân
Tuy nhiên đối với cấu trác cảm biến vòng, với hình khối bức xạ thông thường
(hình 3.9 b) thì không thể bố trí hộp trực chuẩn cố định trước mặt hệ thốngvòng cảm biến
được vì như vậy hướng hội tụ của hộp chuẩn trực sẽ vào tâm quay chứ không vào điểm
hội tụ như yêu cầu. Bởi vậy cần phải chế tạo loại hộp chuẩn trực sáo cho luôn hướng về
điểm hội tụ. Cấu trúc của hộp chuẩn trực như vậy rất phức tạp và đòi hỏi độ chính xác rất
cao. Điều này rất khó thực hiện trong thực tế, bởi vậy ngưới ta chọn giải pháp mở rộng
khoảng cách giữa bệnh nhân và cảm biến (tượng tự kỹ thuật Groedel rất phổ biến trong X
quang cổ điển) để giảm sự bức xạ thứ cấp. Tuy nhiên sự bức xạ thứ cấp này không thể
giảm tới mức rất thấp được do hạn chế về kích thước cùa thiết bị.

a) Chùm tia rẻ quạt b) Vòng cảm biến


Hình 2.28: Hạn chế bức xạ thứ cấp ứng dụg bộ chuẩn trực trong máy quét
chùm tia rẻ quạt (a) và máy quét vòng cảm biến (b)
2.6 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các cảm biến.
Với một ma trận ảnh điểm nhất định, để cải thiện chất lượng ảnh, cần tăng số lần đo
trong một phép chiếu và số phép chiếu cho một lớp cắt, tuy nhiên nếu số lượng này tăng
đến một giá trị nào đó thì chất lượng ảnh cũng không cải thiện được thêm nữa.
Đây là một nhược điểm đặc trưng cùa loại máy cảm biến vòng so với loại chùm tia

78
rẻ quạt trong việc đánh giá chất lượng ảnh thông qua độ phân giải hình học. Do yêu cầu
giảm chi phí, người ta cố gắng duy trì số cảm biến và kênh đo càng thấp càng tốt mà vẫn
thoả mãn các đặc trung của chất lượng ảnh. Do kích thước của thiết bị phải đù lớn để phù
hợp vối các đối tượng nên đối với loại máy cảm biến vòng, khoảng cách giữa các cảm
biến sẽ lớn hơn trong loai máy chùm tia rẻ quạt với cùng số lượng phép chiếu và điều này
dẫn tới giảm độ phân giải không gian sẽ lớn để tận dụng nguồn bức xạ. Kết quả là trong
loại máv cảm biến vòng độ rộng g của chùm tia đo cũng tương đối lớn dẫn tới giảm độ
phân giải không gian.
Với một số máy CT loại chùm song song và cảm biến vòng, để tăng độ phân giải
không gian, người ta đặt bổ xung bộ chuẩn trực để giảm bớt độ rộng cảmbiến. Tuy nhiên
điều này lại dẫn đến giảm hiệu suất sử dụng nguồn bức xạcũng như dẫn tới tăng nhiễu
ảnh và giảm khả năng phân giải mật độ nếu vẫngiữ nguyên liều lượng tia tại cảm biến.
Kết quả sẽ làm tặng liều tia cho bệnh nhân.
Những đặc tính đã được thảo luận ở trên không thể đề cập hết mọi sự khác nhau
giữa các hệ thống CT khác nhau. Tuy nhiên, những sự so sánh này chỉ ra rằng mối
một hệ thông đều có ưu và nhược điểm và không một hệ thống nào có thể được xem
là tối ưu. vấn đề là cẩn phải cân nhắc giữa chất lượng ảnh, chi phí và phạm vi ứng
dụng đề quyêĩ định loại thiết bị nào là tốt nhất trong từng trường hợp cụ thể.
2.7 Ưu nhược điểm của chụp CT so với chụp X-Quang
2.7.1 Ưu điểm của máy CT so với máy XQTT:
- Hình ảnh rõ nét do không có hiện tượng nhiêu hình chồng lên nhau.
- Khả năng phân giải những mô mềm cao hơn nhiều
- Có thể tính toán được hệ số suy giảm của từng phần tử trên ảnh một cách
chính xác nên có thể đánh giá được sự thay đổi cả về lượng và chất của đối
tượng xét nghiệm.
- Nhờ việc ứng dụng kỹ thuật số nên có thể sử lý, tái tạo ảnh theo nhiêu kiểu một
cách nhanh chóng ví dụ : dựng lại ảnh theo các mặt phăng, dựng ảnh trong không
gian 3 chiêu, phóng đại, đo khoảng cách, tiết diện, thể tích tính toán chỉ số CT (đơn
vị biểu thị độ suy giảm tuyến tính). Phương tiện lưu trữ ảnh đa dạng hơn, ảnh
79
không chỉ có thể được cất giữ ảnh trên phim mà còn trên đĩa từ, đĩa quang với
số lượng rất lớn. Hơn nữa còn có thể nối mạng, truyền ảnh đi xa trên mạng
thông tin vô tuyến hoặc hữu tuyến...
2.7.2 Nhược điểm của máy CT so với máy XQTT:
- Chỉ có thể chụp ở một sổ tư thế, khả năng linh hoạt và cơ động kém
- Thời gian chụp dài hơn, người bệnh chịu liều lượng tia X cao hơn
- Khả năng chiểu kết hợp với các thủ thuật kém
- Chi phí đầu tư và vận hành cao

Chụp cắt lớp PET- CT

80

You might also like