You are on page 1of 21

Gamma Camera NM 630- GE HealthCare

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI


VIỆN KỸ THUẬT HẠT NHÂN & VẬT LÝ MÔI TRƯỜNG



BÁO CÁO
MÔN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG

Đề tài: Gamma Camera NM630- GE HealthCare

GVHD: Nguyễn Hoàng Nam


Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Duyên
Phạm Thị Nhung
Tạ Quang Tuấn
Trần Văn Bồng

Hà Nội, tháng 11 năm 2015


Nhóm 7 Trang 1
Gamma Camera NM 630- GE HealthCare

Mục Lục

Mục Lục ...................................................................................................... 2


Danh mục hình vẽ ....................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÓNG XẠ GAMMA .......................... 5
1.1 Cấu tạo nguyên tử ..................................................................................... 5
1.2 Phân rã phóng xạ ....................................................................................... 5
1.3 Tia gamma ................................................................................................. 6
1.4 Tương tác của tia gamma với vật chất ...................................................... 6
CHƯƠNG2: GAMMA CAMERA ............................................................. 7
2.1 Tổng quan về phương pháp chụp ảnh Gamma camera ............................. 7
2.2 Cấu tạo và hoạt động của máy Gamma camera ........................................ 7
2.2.1 Ống chuẩn trực ................................................................................. 8
2.2.2 Chất nhấp nháy (Scintillator Crystals) ........................................... 10
2.2.3 Ống nhân quang ............................................................................. 11
2.2.4 Phân tích chiều cao xung ................................................................ 12
2.2.5 Định vị ............................................................................................ 13
2.3 Đặc tính của gamma camera ................................................................... 14
2.4 Gamma camera NM630 ............................................................................. 14
2.4 Một số hình ảnh chụp bằng Gamma camera trong chuẩn đoán bệnh ..... 16
2.4.1 Xạ hình tưới máu cơ tim ................................................................ 16
2.4.2 Xạ hình thận ................................................................................... 17
2.4.3 Xạ hình xương ................................................................................ 18
KẾT LUẬN ............................................................................................... 20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 21

Nhóm 7 Trang 2
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

Danh mục hình vẽ

Hình 1.1 Mô hình cấu tạo nguyên tử .......................................................... 5

Hình 2.1 Chụp ảnh bằng Gamma camera ..................................................... 8


Hình 2.2 Ống chuẩn trực chỉ cho các tia song song với lỗ đi qua. ............... 9
Hình 2.3 Các loại ống chuẩn trực.................................................................. 9
Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý của ống nhân quang .......................................... 11
Hình 2.5 Ống nhân quang với các đinốt ..................................................... 12
Hình 2.6 Mỗi tia γ sinh ra nhiều photon thứ cấp lan truyền khắp chất nhấp
nháy ............................................................................................................. 13
Hình 2.7 Định vị tia γ .................................................................................. 13
Hình 2.8: Gamma Camera NM630 ............................................................. 14
Hình 2.9 Ảnh chụp xạ hình máu tươi cơ tim .............................................. 16
Hình 2.10 Ảnh chụp xạ hình thận ............... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.11 Xạ hình xương bình thường (bên trái) và di căn ung thư xương
(bên phải)..................................................................................................... 18

Nhóm 7 Trang 5
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

MỞ ĐẦU

Nhắc tới năng lượng hạt nhân, tia phóng xạ người ta thường hình dung đến
các vụ nổ bom hạt nhân, các sự cố rò rỉ chất phóng xạ nguy hiểm. Tuy nhiên
ngày nay khoa học và công nghệ phát triển đã cho phép con người tận dụng
được nguồn năng lượng to lớn sinh ra từ các phản ứng hạt nhân, áp dụng những
mặt tốt, khắc phục những mặt xấu để đảm bảo an toàn và kiểm soát được các bức
xạ hạt nhân, mang lại lợi ích cho con người trong công nghiệp, thủy văn, khí
tượng, nông nghiệp và nhất là trong lĩnh vực y sinh.
Một trong những thành công to lớn trong lĩnh vực y sinh là sự ra đời của
máy chụp ảnh phóng xạ Gamma camera. Gamma camera là kĩ thuật xạ hình dùng
khảo sát những chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, phát hiện sớm
những tổn thương – điều mà các phương pháp khác không làm được, ví dụ như
khảo sát sự di căn của bệnh ung thu xương. Đây là một phương pháp khá mới
nhưng đã được ứng dụng ở nhiều bệnh viện lớn trong nước do hiệu quả mà nó
mang lại. Tuy nhiên những tài liệu đề cập đến Gamma camera không nhiều và
chủ yếu là bằng tiếng anh, do đó nhóm chúng em quyết định tìm hiểu về đề tài
này để có thêm những kiến thức về máy Gamma camera nói riêng và phương
pháp chụp ảnh phóng xạ bằng đồng vị đánh dấu nói chung.

Nhóm 7 Trang 6
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÓNG XẠ GAMMA

1.1 Cấu tạo nguyên tử

Hình 1.1 Mô hình cấu tạo nguyên tử

Vật chất cấu tạo từ các nguyên tử. Nguyên tử gồm có vỏ điện tử (electron)
và hạt nhân (nuclear). Hạt điện tử mang điện tích âm. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo
từ hai loại hạt là proton mang điện tích dương và hạt neutron không mang điện.
1.2 Phân rã phóng xạ
Phân rã phóng xạ là hiện tượng biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử, có
phát ra các tia bức xạ. Năm 1982, Becquerel lần đầu tiên quan sát được Uranium
và các hợp chất của nó phát ra những tia bức xạ α, β, γ. Tia α là chùm hạt nhân
của nguyên tử 2He4. Tia β là chùm hạt điện tử.Tia γ là bức xạ điện từ.
Chu kỳ bán rã của một chất phóng xạ là khoảng thời gian để lượng chất
phóng xạ đó giảm đi một nửa.
Hoạt độ phóng xạ là số phân rã phóng xạ trong 1 giây. Đơn vị của hoạt độ
là Bq hoặc Ci.
1Bq = 1 phân rã/ 1 giây.
1Ci = 3,7.1010 phân rã/giây
Định luật phóng xạ:
N = N0.e-λt
Trong đó: +) N0 là sô hạt nhân ban đầu.
+) λ là hằng số phân rã hay xác suất phân rã.

Nhóm 7 Trang 5
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

1.3 Tia gamma


Tia gamma được nhà hóa học và vật lý người Pháp Paul Villard phát hiện
vào năm 1900 khi đang nghiên cứu các bức xạ phát ra từ radi.
Tia gamma là một loại bức xạ điện từ có bước sóng rất ngắn (nhỏ hơn 10-12
m) và tần số rất cao (cỡ 1020 đến 1024 Hz). Tia γ có năng lượng lớn hơn rất nhiều
so với ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngọai, sóng vô tuyến hay tia X.
Tia γ sinh ra do hạt nhân nguyên tử ở trạng thái năng lượng cao chuyển dời
về mức năng lượng thấp hơn. Tia γ cũng sinh ra từ phản ứng hủy cặp hạt- phản
hạt (giữa electron và positron). Tia γ có khả năng đâm xuyên cao, rất nguy hiểm
đối với sinh vật sống. Vì vậy, khi làm việc với tia γ phải hết sức cẩn trọng.
1.4 Tương tác của tia gamma với vật chất
Khi đi vào môi trường vật chất cường độ của tia gamma bị suy giảm dần do
chúng tương tác với vật chất bằng hai quá trình tán xạ và hấp thụ. Trong quá
trình hấp thụ, các tia gamma biến mất sau khi truyền toàn bộ năng lượng cho các
hạt vật chất, làm cho các hạt này chạy trong môi trường. Trong quá trình tán xạ,
các tia gamma tương tác với các hạt nhân nguyên tử vật chất, bị lệch phương
chuyển động và mất dần năng lượng.
Ba hiệu ứng cơ bản xảy ra khi tia gamma tương tác với vật chất là hiệu ứng
quang điện, hiệu ứng Compton và hiệu ứng tạo cặp.
 Hiệu ứng quang điện tức là tia γ bị điện tử ngoài cùng của nguyên tử
hấp thụ. Điện tử này đạt trạng thái năng lượng cao và bắn ra khỏi
nguyên tử. Điện tử gần hạt nhân nhất là điện tử liên kết với hạt nhân
chặt nhất. Nếu tia γ lớn hơn năng lượng liên kết của hạt điện tử này,
khi đó tác dụng của hiệu ứng quang điện bị mờ nhạt, thay vào đó là
hiệu ứng Comptom.
 Hiệu ứng Comptom là tia γ bị mất một phần năng lượng và đổi
hướng. Một hạt điện tử bị bắn ra khỏi nguyên tử. Tia γ sau khi bị tán
xạ trở thành tia có bước sóng:
2ℎ 𝜃
λ’=λ + sin2
𝜆𝐶 2
Với +) λ là bước sóng của photon γ tới.
+) 𝜆𝐶 = 2,42.10-12 m là bước sóng Comptom.
+) h= 6,626.1034 J.s là hằng số Plank.
+) θ là góc lệch của hướng photon thứ cấp so với photon γ
tới.
Ta có thể nhận thấy λ’ >λ, tức là tia γ tới đã bị mất bớt năng lượng. Nếu tia γ có
năng lượng lớn hơn 1.02 MeV thì nó sẽ tương tác trực tiếp với hạt nhân, sinh ra
cặp hạt- phản hạt là electron và positron (1eV là năng lượng mà 1 hạt electron
nhận thêm khi gia tốc nó bằng hiệu điện thế 1V).

Nhóm 7 Trang 6
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

CHƯƠNG2: GAMMA CAMERA

2.1 Tổng quan về phương pháp chụp ảnh Gamma camera


Gamma Camera là kỹ thuật xạ hình dùng khảo sát các chức năng hoạt động
của những cơ quan trong cơ thể, phát hiện sớm những thương tổn – điều mà các
phương tiện chẩn đoán khác không làm được, ví dụ như khảo sát sự di căn của
bệnh ung thư xương.
Trước khi chụp, kỹ thuật viên sẽ bơm chất đồng vị phóng xạ vào tĩnh mạch bệnh
nhân, sau đó dùng máy Gamma camera ghi hình để chẩn đoán chức năng của các
cơ quan trong cơ thể, rồi tùy trường hợp có thể dùng chính chất đồng vị phóng xạ
để điều trị bệnh. Việc tiêm chất đồng vị phóng xạ vào tĩnh mạch sẽ được thực
hiện trước khi ghi hình từ 20 phút tới 6 giờ đồng hồ, hoặc cũng có thể ghi hình
ngay khi tiêm chất đánh dấu phóng xạ tùy theo từng cơ quan cần khảo sát. Khi
ghi hình, máy sẽ đo chính xác chỉ số hấp thu của chất đồng vị phóng xạ , từ đó sẽ
cho biết chức năng hoạt động của cơ quan đó để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Lượng phóng xạ tiêm vào trong cơ thể bệnh nhân hầu như không gây hại cho cơ
thể vì chất phóng xạ này có thời gian bán hủy ngắn, bị đào thải ra ngoài nhanh
chóng qua nước tiểu, lượng tia phóng xạ mà cơ thể nhận được là rất nhỏ.
Chất phóng xạ thường được sử dụng là Technetium ở trạng thái kích thích
thấp (Tc99m). Đây là chất phóng xạ có độc tính thấp. Khi phân rã phóng xạ, nó
phát ra tia γ có năng lượng 140keV. Tc99m có chu kỳ bán rã khoảng 6 giờ. Tức
là cứ sau 6 giờ, lượng Tc99m trong cơ thể giảm đi một nửa.
Chất phóng xạ được gắn vào chất không có tính phóng xạ, gọi là chất
mang.Hợp chất này sẽ được vận chuyển vào cơ quan đích mà ta cần chụp ảnh. Ví
dụ:
 99mTc-Sn-HAS dùng để chẩn đoán tuần hoàn.
 99mTc-Sn-DTPA dùng để chụp ảnh thận.
 99mTc-Pyridoxididenglutamat và 99mTc-IDAC dùng trong chụp ảnh
đường mật.
 99mTc-S-colloid dùng để kiểm tra chức năng hệ lưới nội mạc.
 99mTc-tetracyclin dùng để chụp ảnh thân và cơ tim.
 99mTc-diphosphonat dùng trong chụp ảnh xương và cơ.
2.2 Cấu tạo và hoạt động của máy Gamma camera
Gamma camera gồm các phần như trong hình 2.1:
- Ống chuẩn trực ( Collimator).
- Chất nhấp nháy (Scintillator Crystals).
- Ống nhân quang ( Photomultiplier tube)
- Mạch phân tích chiều cao xung (PHA – Pulse height analyzer).
Nhóm 7 Trang 7
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

- Mạch định vị.


Chất nhấp nháy gắn cố định với ống nhân quang được gọi là đầu dò
(detector).

Hình 2.1 Chụp ảnh bằng Gamma camera

Tổng quát về cơ chế hoạt động của gamma camera: Ống chuẩn trực tiếp nhận
bức xạ từ bệnh nhân phát ra và chiếu ảnh gamma vào bề mặt tinh thể. Tinh thể
phát sáng hấp thụ ảnh gamma và chuyển nó sang ảnh ánh sáng. Ảnh ánh sáng
này có cường độ rất thấp sẽ không thể được quan sát hay chụp ảnh trực tiếp từ
trạng thái này. Do đó sẽ phải khuếch đại các chùm ánh sáng này bằng việc cho đi
qua dãy ống nhân quang.Ống nhân quang nằm đằng sau tinh thể phát sáng nhận
ánh sáng này chuyển thành các xung điện và khuếch đại các xung điện này. Sau
đó các xung này sẽ được phân tích và được hiển thị qua bộ phân tích chiều cao
xung (PHA). Nếu xung nằm trong phạm vi cửa sổ được lựa chọn, nó sẽ truyền
qua bộ phân tích chiều cao xung và được ghi lại trên bộ nhớ máy tính để cho các
phân tích quan sát và xử lý sau này.

2.2.1 Ống chuẩn trực


Ống chuẩn trực là một tấm bằng kim loại nặng (chì hoặc vonfram), có
những lỗ nhỏ như tổ ong. Ống chuẩn trực có tác dụng lựa chọn tia γ. Tia nào có
phương song song với lỗ thì có thể đi tới chất nhấp nháy. Các tia có phương khác
sẽ bị kim loại nặng cản lại (hình 2.2a). Ống chuẩn trực giúp ta thu được hình ảnh
rõ nét.
Nếu không có ống chuẩn trực, sẽ có rất nhiều tia từ nhiều hướng khác nhau
chạm đến chất nhấp nháy, khiến cho hình ảnh bị nhòe (hình 2.2.1b). Ống chuẩn
trực loại bỏ các tia đó. Ống càng dài, lỗ càng bé thì hình ảnh càng chi tiết, nhưng
Nhóm 7 Trang 8
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

độ nhạy của camera lại giảm. Ngược lại, ống càng ngắn và lỗ càng lớn thì độ
nhạy tăng, hình ảnh bị mờ đi.

(a) (b)

Hình 2.2 Ống chuẩn trực chỉ cho các tia song song với lỗ đi qua.

Khi chụp ảnh, có thể dùng ống song song, ống hội tụ, lỗ nhỏ hoặc phân kỳ
tùy vào yêu cầu khi sử dụng.

Hình 2.3 Các loại ống chuẩn trực


a. ống song song b. ống hội tụ
c. ống phân kỳ d. ống lỗ nhỏ
- Ống chuẩn trực song song (parallel collimator) là tấm chì có các lỗ song
song với nhau. Ống này cho ảnh hiện trên chất nhấp nháy bằng với kích
thước thật của nguồn phóng xạ. Kích thước ảnh không phụ thuộc
khoảng cách giữa bệnh nhân và camera (hình 2.3a).

Nhóm 7 Trang 9
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

- Ống chuẩn trực phân kỳ (divergingcollimator) có các lỗ phân kỳ về phía


trước. Ảnh thu được trên chất nhấp nháy nhỏ hơn kích thước thật của
nguồn phóng xạ. Trường nhìn của ống phân kỳ rất rộng, cho phép chụp
ảnh trên diện tích rộng. Càng cách xa bệnh nhân, trường nhìn càng rộng,
nhưng ảnh sẽ càng bị thu nhỏ và độ nhạy của camera giảm (hình 2.3b).
- Ống chuẩn trực hội tụ (converging collimator) có các lỗ hội tụ về phía
trước. Hình ảnh hiện trên chất nhấp nháy lớn hơn kích thước nguồn, tức
là hình ảnh được phóng đại. Vì vậy ống chuẩn trực hội tụ thích hợp để
chụp các cơ quan nhỏ như tuyến giáp, thận, tim. Tuy nhiên, trường nhìn
của loại ống này hẹp. Trường nhìn càng hẹp khi tăng khoảng cách giữa
camera và bệnh nhân (hình 2.3c).
- Ống chuẩn trực lỗ nhỏ (pinhole collimator) là một nón với lỗ nhỏ ở phía
trước.Chỉ một lượng nhỏ tia γ từ nguồn đi qua lỗ nhỏ này để đến được
chất nhấp nháy. Cũng như ống hội tụ, ống lỗ nhỏ cũng tạo ảnh lớn hơn
kích thước thật của nguồn. Ống chuẩn trực lỗ nhỏ thích hợp để chụp ảnh
các cơ quan nhỏ (hình 2.3d).

2.2.2 Chất nhấp nháy (Scintillator Crystals)


Chất nhấp nháy là loại vật liệu có khả năng thụ photon γ, sau đó phát ra các
photon có năng lượng thấp hơn.Chất nhấp nháy phải đảm bảo trong suốt với ánh
sáng phát ra, có hiệu suất chuyển hóa cao và thời gian phát sáng đủ ngắn.
Khi hấp thụ photon γ năng lượng cao, chất nhấp nháy phát ra các photon
nằm trong vùng cực tím có năng lượng thấp hơn. Chất nhấp nháy càng ít hấp thụ
photon này càng tốt. Số lượng photon phát quang tỉ lệ với năng lượng các tinh
thể nhấp nháy hấp thụ từ tia tới. Trung bình cứ (30 ÷ 50) eV năng lượng hấp thụ
được sẽ tạo ra một photon phát quang thứ cấp.
Hiệu suất chuyển hóa là tỉ lệ năng lượng của các photon thứ cấp phát ra so
với năng lượng của photon γ tới. Chất nhấp nháy càng dày, hiệu suất hấp thụ
càng lớn, nhưng vị trí photon γ rơi vào chất nhấp nháy được xác định với sai số
càng lớn.
Nếu thời gian phát sáng của chất nhấp nháy kéo dài, khoảng cách thời điểm
rơi của hai photon γ quá ngắn, camera không thể xác định kịp vị trí của cả hai
photon này. Thời gian phát sáng càng ngắn, camera có độ phân giải thời gian
càng cao.
Chất nhấp nháy có thể là chất rắn lỏng hoặc khí, chất vô cơ hoặc hữu cơ.
Chất nhấp nháy phổ biến nhất là tinh thể NaI (Natri Iôtua) được hoạt hóa bằng
một lượng nhỏ Tali. NaI tinh khiết là chất nhấp nháy rất tốt. Hiệu suất chuyển
hóa đạt 25%. Thời gian phát sáng rất ngắn, cỡ 60 nano giây, nghĩa là camera có
thể phân biệt được hai photon γ rơi cách nhau chỉ 60 phần triệu giây. Nhưng chất
nhấp nháy NaI chỉ làm việc ở nhiệt độ thấp (làm lạnh đến -196oC bởi Nitơ lỏng).

Nhóm 7 Trang 10
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

Rõ ràng điều này không thuận tiện cho việc chụp ảnh ở bệnh viện. NaI pha thêm
0,3% Tali có thể dùng làm chất nhấp nháy ở nhiệt độ phòng, mặc dù hiệu suất
chuyển hóa chỉ đạt 8-13%, và thời gian phát sáng kéo dài đến 230 nano giây.
Chất nhấp nháy sử dụng trong máy Gamma camera NM 630 là NaI dạng
tinh thể có đường kính khoảng 40 ÷ 60cm được đặt phía sau ống chuẩn trực để
hấp thụ ảnh gamma. Cũng giống như muối ăn, NaI là chất hút ẩm rất mạnh, vì
vậy nó được che chắn phía trước và bên cạnh bằng nhôm mỏng. Phía sau tinh thể
được che bằng kính hoặc nhựa trong, vừa cách li hơi ẩm, vừa làm vật dẫn sáng từ
chất nhấp nháy đến ống nhân quang. Tinh thể NaI rất dễ vỡ, vì vậy trong quá
trình vận chuyển, sử dụng phải hết sức cẩn thận.
2.2.3 Ống nhân quang
Photon γ rơi vào chất nhấp nháy sẽ tạo ra chớp sáng yếu. Ống nhân quang
có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu ánh sáng yếu này thành tín hiệu điện.
Ống nhân quang gồm có: +) quang âm cực (photocathode).
+) dynode.
+) cực dương (anode).

Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý của ống nhân quang

Một số photon phát ra từ chấp nhấp nháy, qua lớp dẫn sáng, rơi vào quang
âm cực. Các nguyên tử của quang âm cực phát ra N0 điện tử sơ cấp (primary
electrons). Do điện thế VD1 > VC, điện tử bị cuốn về phía Dynode D1 và nhận
thêm năng lượng. Các điện tử sơ cấp lại kích thích các nguyên tử của dynode D1,
phát bứt N1 điện tử thứ cấp (second electrons), N1> N0.

Nhóm 7 Trang 11
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

Cứ như vậy, điện tử tiếp tục đi qua nhiều dynode. Qua mỗi dynode, số
lượng điện tử được tăng lên nhiều lần. Vì vậy, số điện tử đến được anode là con
số N rất lớn.
- Hệ số khuếch đại A của ống nhân quang điện là tỉ số giữa số điện tử
đến anode N và số điện tử bứt ra từ catode N0
𝑁
𝐴=
𝑁0
A cỡ 105 đến 106.
- Biên độ xung ra ở anode:
𝐴
U0= .e.N
𝐶
Với: +) A là hệ số khuếch đại của ống nhân quang
+) C là điện dung lối ra ông nhân quang
+) e là điện tích của 1 điện tử. e= 1,6.10-19 C
+) N là số điện tử đến được anode
Một gamma camera có nhiều ống nhân quang như vậy. Gamma camera có
đầu dò hình chữ nhật thường có 55 hoặc 59 ống nhân quang. Hình 2.5 là hình ảnh
một ống nhân quang trong thực tế.

Hình 2.5 Ống nhân quang với các đinốt

2.2.4 Phân tích chiều cao xung


Không phải bất kỳ tín hiệu nào từ ống nhân quang cũng được dùng để định
vị tia γ. Gamma camera không thể nhận biết nhiều photon γ cùng lúc, mà chỉ có
thể nhận biết từng photon γ đơn lẻ, vì cách định vị vị trí photon không cho phép
đồng thời phát hiện nhiều photon γ. Giả sử có 2 photon γ đồng thời rơi đầu dò.

Nhóm 7 Trang 12
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

Hiển nhiên tín hiệu từ 2 photon lớn hơn tín hiệu từ 1 photon.Nếu không loại bỏ
tín hiệu này, vị trí photon γ rơi sẽ bị tính toán sai.
Mạch phân tích chiều cao xung là mạch đặt giới hạn trên và giới hạn dưới
cho tín hiệu từ các ống nhân quang. Ngưỡng này gọi là “cửa sổ năng lượng đỉnh
ảnh” (photo-peak energy window)..Mạch này nhận tín hiệu từ tất cả các ống nhân
quang, chọn ra tín hiệu có biên độ lớn nhất.Chỉ những tín hiệu nằm trong khoảng
giới hạn đó mới được sử dụng, tín hiệu ngoài khoảng sẽ bị bỏ qua.
2.2.5 Định vị
Chất nhấp nháy hấp thụ 1 photon γ, phát ra nhiều photon thứ cấp phân tán
trong chất nhấp nháy.Các photon thứ cấp được ghi nhận bởi một vài ống nhân
quang.Vậy làm thế nào ta biết được photon γ đã rơi vào vị trí nào trên tinh thể
nháp nháy?

Hình 2.6 Mỗi tia γ sinh ra


Hình 2.7 Định vị tia γ
nhiều photon thứ cấp lan
truyền khắp chất nhấp nháy

Giả sử các photon thứ cấp được ghi nhận bởi 4 ống nhân quang A, B, C, D.
Photon γ rơi càng gần ống nhân quang nào thì càng có nhiều photon thứ cấp rơi
vào ống đó, biên độ xung ra của ống đó càng lớn. Giả sử bốn ống nhân quang A,
B, C, D nhận được lần lượt 15%, 20%, 40%, 25% trong tổng số các photon cả 4
ống nhận được. Phần mặt phẳng giới hạn bởi 4 ống nhân quang, ta chia thành
lưới tọa độ, lấy điểm chính giữa làm gốc 0 tọa độ.
Ống B và C nhận được 60% số photon, ống A và D nhận được 40%, Điểm
rơi của photon γ lệch về bên phải 10% theo trục x. Ống A và B nhận được 35%,
ống C và D nhận được 65% số photon thứ cấp. Điểm rơi của photon γ lệch xuống
dưới 15% theo trục y. Như vậy, ta xác định được photon γ đã rơi vào vị trí điểm
M.

Nhóm 7 Trang 13
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

2.3 Đặc tính của gamma camera


Độ nhạy được định nghĩa số photon γ được nhận biết và dùng để tạo ảnh
trong tổng số photon γ phát ra từ 1 đơn vị phóng xạ (1μCi). Không phải tất cả
mọi tia γ từ nguồn phóng xạ đều được camera ghi nhận. Ống chuẩn trực chỉ cho
phép một lượng tia γ nhất định đi qua. Như đã nêu ở mục 2.2.1 và 2.2.2, độ nhạy
của camera phụ thuộc vào ống chuẩn trực và độ dày của chất nhấp nháy.Độ nhạy
cao thì ảnh bị nhòe, độ nhạy thấp thì ảnh rõ nét.Khi sử dụng, kỹ thuật viên sẽ
thay thế ống chuẩn trực cho phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Tốc độ đếm là khả năng phát hiện từng photon nhanh hay chậm.Camera
không thể phân biệt được 2 photon γ rơi cùng thời điểm, hoặc thời điểm rơi quá
gần nhau.Tốc độ đếm bị giới hạn bởi thời gian phát sáng của tinh thể nhấp nháy.
Thời gian phát sáng của NaI(Tl) là 230 ns, camera chỉ có thể phân biệt hai
photon γ rơi cách nhau ít nhất 230ns.
Trường nhìn của camera đặc trưng cho phần cơ thể bệnh nhân được chụp
ảnh.Trường nhìn phụ thuộc vào kích thước của chất nhấp nháy mà phụ thuộc vào
ống chuẩn trực và khoảng cách từ bệnh nhân đến chất nhấp nháy.

2.4 Gamma camera NM630

Hình 2.8: Gamma Camera NM630


 Gamma Camera NM630 kết hợp 2 đầu dò:
- Dò NXT Elite được thiết kế để cung cấp độ phân giải và độ tương
phản nổi bật, đặc biệt cho chất lượng hình ảnh tuyệt vời, tất cả để có
thể chẩn đoán bệnh sớm hơn và chính xác hơn. Chất lượng hình ảnh
được cải tiến với ống chuẩn trực Spect -tối ưu hóa và tốc độ đếm cực
cao (460kCounts mỗi giây) để phát hiện tổn thương cực kỳ chính
xác.
- Đây là một thiết kế sáng tạo trong giảm tiếng ồn và độ phân giải
năng lượng 9,5% cải thiện độ tương phản hình ảnh. Xem giải trí

Nhóm 7 Trang 14
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

được cải thiện bằng bìa detector nhạy áp siêu mỏng mà làm giảm
khoảng cách giữa bệnh nhân và ống chuẩn trực đến dưới 4mm.
 Đặt nhiều bệnh nhân cho kết quả tốt nhất có thể.
- Bệnh nhân có thể có các hình dáng và kích cỡ khác nhau. Gamma
camera NM630 được thiết kế để giúp chứa nhiều bệnh nhân so với
các hệ thống y học hạt nhân GE thế hệ trước. Với nòng lớn và bảng
khả năng xử lý bệnh nhân lên tới 227 kg, Gamma Camera NM630
được thiết kế để tối đa hóa bệnh nhân có thể quét.
- Để tối ưu hóa hình ảnh rõ nét và độ sắc nét, thời gian thực, hồng
ngoại dẫn đường tạo đường nét tự động cho phép phù hợp định vị dò
gần với bệnh nhân trong suốt quá trình quét, bất kể loại hình cơ thể.
Thiết kế giàn mạnh mẽ và xây dựng nâng cao hơn nữa chất lượng
hình ảnh bằng cách cho phép định vị chính xác cao, dẫn đến quỹ đạo
chính xác và quét tái sản xuất.
- Với sự bố trí của một điều khiển từ xa cầm tay mà đặt các thiết lập
thường được sử dụng theo ý của bạn với các liên lạc của một nút và
các chuyến đi tối thiểu đi từ bệnh nhân của bạn. Vô cùng nhanh
chóng, quá trình chuyển đổi tự động giữa các vị trí phát hiện có
chuyển động đa trục đồng thời thực hiện quét nhanh chóng và hiệu
quả.
 Về phần mềm: Gamma camera được gắn với máy tính, có phần mềm
chuyên dụng để thu nhận, xử lý kết quả.
- Thu nhận dữ liệu:Các tín hiệu thu nhận được từ đầu dò được đưa vào
hệ thống thu nhận dữ liệu để mã hoá và truyền vào máy tính. Khi
chuyển động quét của đầu dò kết thúc, trong bộ nhớ máy tính đã ghi
nhận được các số đo hoạt độ phóng xạ của các điểm, là cơ sở để tái
tạo hình bẳng bằng phần mềm thích hợp. Tái tạo ảnh được dựa vào
các thuật toán về ma trận. Hiểu đơn giản, ma trận là một tập hợp số
được phân bổ trên một cấu trúc gồm các dãy và cột. Mỗi ô như vậy
là một đơn vị của ma trận và được gọi là đơn vị thể tích cơ bản
(volume element) hay là Voxel. Từ mỗi Voxel được tạo ra một đơn
vị ảnh cơ bản (picture element) gọi là Pixel. Tổng các đơn vị ảnh cơ
bản hình thành quang ảnh (photo image). Ma trận thu nhận ảnh có có
đơn vị thể tích cơ bản càng lớn thì kích thước các lớp cắt càng mỏng,
ảnh thu được càng chi tiết. Ma trận thu nhận hình ảnh có thể là
32x32, 64x64, 128x128, 256x256, 512x512 pixels, ma trận có kích
thước càng lớn thì độ phân giải càng tốt. Song số hình ảnh thu nhận
được vào bộ nhớ của máy tính sẽ bị hạn chế, nhất là trong các trường
hợp muốn theo dõi quá trình động học của cơ quan nào đó. Số đếm
có thể thu nhận được trên một hình ảnh, số đếm càng lớn, chất lượng
hình ảnh càng đẹp.

Nhóm 7 Trang 15
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

- Xử lý kết quả: Hình ảnh sau khi thu nhận sẽ được tự động lưu vào
đĩa cứng. Sau đó có thể đem hình ảnh ra để xử lý. Các thao tác trong
xử lý có thể là:
 Vẽ vùng quan tâm (region of interesting ROI).
 Tính tổng hoạt độ phóng xạ trong vùng quan tâm, toàn bộ hình ảnh.
 Tạo các đường từ vùng quan tâm.
 Xử lý các phép toán học từ hình ảnh.
- Hiện kết quả: Kết quả sau khi xử lý được hiện lên màn hình dưới
dạng hình ảnh. Có thể hiện hình ảnh động, các tham số và kết quả từ
các phép toán trên hình ảnh.Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
mà người ta có thể chỉ thị và tạo ra hình ảnh đẹp, kết quả tổng hợp
của phương pháp chẩn đoán.Với những máy gamma camera đầu tiên
người ta cho chụp ảnh lấy ngay để đưa ra kết quả. Hiện nay người ta
dùng các thiết bị như in phim, in màu ra giấy hoặc hoà mạng để các
thầy thuốc trong khoa, trong viện, các cơ sở khác có thể cùng tham
khảo kết quả chẩn đoán.
2.4 Một số hình ảnh chụp bằng Gamma camera trong chuẩn đoán
bệnh

2.4.1 Xạ hình tưới máu cơ tim


- Mục đích:
 Thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
 Thấy được động mạch vành có hẹp hay không và hẹp ở mức độ
nào.
 Xác định mức độ tổn thương cơ tim sau nhồi máu cơ tim.

Hình 2.9 Ảnh chụp xạ hình máu tươi cơ tim


- Chuẩn đoán hình ảnh: đồng vị phóng xạ sau khi được tiêm vào
mạch máu sẽ đến cơ tim. Khi dòng máu đi qua cơ tim thì những
phần nào của cơ tim được nuôi dưỡng tốt sẽ hấp thụ tốt đồng vị

Nhóm 7 Trang 16
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

phóng xạ. Những vùng không hấp thụ tốt đồng vị phóng xạ có thể
bị nuôi dưỡng kém do hẹp động mạch vành hoặc đã bị tổn thương
do nhồi máu cơ tim.Vì vậy mô cơ tim nào được nuôi dưỡng tốt sẽ
phát ra nhiều tia gamma hơn so với vùng nuôi dưỡng kém hoặc
vùng đã bị tổn thương.
- Như trên hình 2.5.1 ta thấy vùng cơ tim được nuôi dưỡng bình
thường phát ra nhiều tia gamma hơn và do đó có màu đỏ ( vùng
nóng); vùng cơ tim có lượng máu nuôi dưỡng giảm có màu xanh
dương ( vùng lạnh).

2.4.2 Xạ hình thận

- Mục đích: cho thấy vùng nào của thận còn hoạt động tốt và vùng
nào bị sẹo

Hình 2.10 Ảnh chụp xạ hình thận

- Chuẩn đoán hình ảnh: xạ hình thận có thể giúp các bác sĩ khảo sát
chức năng của nhu mô thận, bởi vì các nhu mô thận bị tổn thương
sẽ không hấp thụ chất phóng xạ được tiêm vào cơ thể lúc ban đầu.
- Do đó phần có nhu mô thận bị tổn thương sẽ có màu sáng hơn phần
nhu mô thận bình thường. Như trên hình 2.5.2 ta có thể thấy phía
trên của thận trái có màu nhạt hơn phần còn lại và do đó được chuẩn
đoán là sẹo thận trái.

Nhóm 7 Trang 17
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

2.4.3 Xạ hình xương


- Mục đích:phát hiện những vùng xương bị ung thư, nhiễm trùng
hoặc tổn thương.
- Chuẩn đoán hình ảnh: trong xạ hình xương, các hạt nhân phóng xạ
sẽ tích tụ ở vùng có nhiều hoạt động tủy xương ( nơi mà tế bào tủy
xương bị phá vỡ hoặc tái sửa chữa). Do đó các vùng tủy xương
đang hoạt động sẽ được thấy dưới dạng những điểm đen trên hình.
Hình 2.5.3 là ảnh chụp xạ hình xương bình thường ( bên trái) và di
căn xương nhiều nơi ( bên phải). Ở hình bên phải xạ hình xương có
nhiều điểm đen nằm rải rác, đó là những vùng mà tế bào xương bị
ung thư.

Hình 2.11 Xạ hình xương bình thường (bên trái) và di căn ung thư
xương (bên phải)

Trên đây là một số ứng dụng của máy Gamma camera trong chụp xạ hình ở
các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Tùy theo mục đích mà người ta tiêm vào cơ
thể bệnh nhân các loại chất phóng xạ khác nhau và sử dụng các loại ống chuẩn
trực khác nhau để cho kết quả tốt nhất.

Nhóm 7 Trang 18
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

Nhóm 7 Trang 19
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

KẾT LUẬN

Trên đây là bài báo cáo tìm hiểu về máy Gamma camera NM630 của chúng
em. Trong bài báo cáo, chúng em đã trình bày một số vấn đề lớn như:
Chương 1: Tổng quan về phóng xạ Gamma
Chương 2: Gamma Camera
Qua bài báo cáo này, hi vọng thầy cô và các bạn có thể hiểu được sơ lược
về phóng xạ gamma, chức năng, cấu tạo cũng như nguyên lí hoạt động của máy
Gamma camera NM630. Từ đó có thêm kiến thức để ứng dụng trong nghiên cứu,
học tập và đời sống thực tiễn hằng ngày. Dù đã cố gắng nhưng bài báo cáo chắc
chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Mong thầy cô và các bạn góp ý để bài báo cáo hoàn
thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm 7 Trang 20
Gamma Camera NM630- GE HealthCare

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. A.I. Abramov, IU.A. Kazanski, E.X. Matuxevich.Cơ sở các phương


̣ giả] Nguyễn Đức Kim. 3. Moskva :
pháp thực nghiệm vật lý hạt nhân. [dich
NXB NLNT, 1985.
2. Nguyễn Xuân Phách.Sử dụng đồng vị phóng xạ trong chẩn đoán lâm
sàng và nghiên cứu y sinh học. Hà Nội : Học Viện Quân Y, 1987.
3. Ngô Quang Huy.Cơ sở vật lý hạt nhân. Hà Nội : NXB Khoa Học và Kỹ
Thuật, 2006.
4. Nguyễn Thái Hà, Nguyễn Đức Thuận.Y học hạt nhân và kỹ thuật xạ trị.
Hà Nội : NXB Bách Khoa, 2006.
5. Phan Sỹ An. Giáo trình y học hạt nhân. NXB Đại học Y Hà Nội, 2005.
6. http://www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/y-hoc-
hat-nhan/thiet-bi-ghi-do-trong-y-hoc-hat-nhan/835.prt
7. http://mediconsultvn.com.vn/chi-tiet-tin-tuc/gamma-camera--
spect/08531102955188/120202015324706.aspx
8. http://yhoccongdong.com/thongtin/xa-hinh-xuong/
9. http://yhoccongdong.com/thongtin/xa-hinh-tuyen-giap-va-nghiem-phap-
hap-thu/

Nhóm 7 Trang 21

You might also like