You are on page 1of 35

CHƯƠNG 4: PHÓNG XẠ SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG

Phương pháp phóng xạ


Ngày nay trên thế giới phương pháp phóng xạ đang được sử dụng trong nhiều
ngành khoa học kỹ thuật và kinh tế. Nó được sử dụng rất rộng rãi trong y sinh học.
Trong y học, ngoài việc dùng bức xạ để tiêu diệt các yếu tố gây bệnh và tế bào
bệnh, ứng dụng kỹ thuật đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ (đvpx) vào các chuyên
khoa khác nhau , bản thân nó còn tạo ra một chuyên khoa mới là y học hạt nhân
(yhhh). Bằng các phương tiện khác nhau, các kết quả ghi đo hoạt độ phóng xạ
được thể hiện bằng nhiều hình thức: số xung, đồ thị, hình ảnh. Từ đó, các thầy
thuốc có thể đánh giá cấu trúc, chức năng và chẩn đoán bệnh.
I. Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp phóng xạ trong ngành y:
-Năm 1892, nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel và sau đó là ông bà Pierre
Curie và Marie Curie phát hiện ra rằng các hợp chất của Urani có khả năng tự phát
ra những tia không nhìn thấy được, có thể xuyên qua những vật mà tia sáng thường
không đi qua.
-Năm 1895, nhà bác học người Đức Wilhelm Rontgen trong quá trình nghiên cứu
sự phóng điện trong khí đã phát hiện ra một tia không nhìn thấy có khả năng đâm
xuyên qua lớp vật chất mỏng và làm đen kính ảnh. Ông gọi đó là tia X.
-Năm 1910, Hóa dược phóng xạ được sáng lập bởi A.Cameron, để nghiên cứu điều
chế một số hợp chật vô cơ đánh dấu đồng vị phóng xạ dưới dạng đơn giản.
-Năm 1934, George Hevesy bằng thực nghiệm đã dùng một đồng vị phóng xạ để
theo dõi phản ứng. Cột mốc quan trọng trong kỹ thuật đánh dấu phóng xạ.
-Năm 1938, Segre và Seaborg đã tìm ra được đồng vị phóng xạ 99mTc và 99Mo, mà
25 năm sau người ta mới hiểu hết được giá trị của chúng.
-Năm 1941, Hamilton dùng 131I để điều trị bệnh về tuyến giáp. Mở đầu cho việc
sử dụng rộng rãi các đồng vị phóng xạ nhận tạo vào điều trị bệnh.
-Năm 1951, thuật ngữ Y học hạt nhân (Nucler Medicine) ra đời. Y học hạt nhân là
một chuyên ngành mới bao gồm việc sử dụng đồng vị phóng xạ trong chuẩn đoán,
điều trị và nghiên cứu y học.
-Những năm 1980, thuốc phóng xạ được chế tạo để chẩn đoán các bệnh về tim và
ung thư. Các hợp chất cũng được phát triển,bao gồm các kháng thể đơn tính và
FDG, mang các nguyên tố phóng xạ một cách trực tiếp và đặc biệt tới các tế bào
ung thư. Với một liều lượng nhỏ, các thuốc phóng xạ có thể sử dụng để nhận biết
sự tồn tại và vị trí của các tế bào ung thư từ rất sớm trước khi nó có thể được phát
hiện bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh truyền thống.
Video lịch sử ra đời phóng xạ:
https://www.youtube.com/watch?v=9W1-TY9UEBA

Tình hình y học hạt nhân ở nước ta:


-Bức xạ Gamma và tia X đã được ứng dụng vào ngành y tế của nước ta từ lâu khi
hình thành ngành quang tuyến y học và thành lập viện Radium ở Hà Nội.
-Các nguồn bức xạ Co-60 hoạt độ cao dùng trong xạ trị được sử dụng tại một số
bệnh viện trong nước từ những năm 1960.
-Các nguồn đồng vị phóng xạ hở được đưa vào sử dụng ở nước ta từ năm 1970 với
các cơ sở ở Hà Nội và Sài Gòn.
-Năm 1971, Khoa Y học hạt nhân được hình thành với một số thiết bị đo và chuẩn
đoán bệnh đơn giản. Tháng 3/1984, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được đưa vào
hoạt động, cho phép sản xuất các chất đồng vị và dược chất phóng xạ cung cấp cho
ngành Y tế.
-Hiện nay, trên cả nước có 30 cơ sở y học hạt nhân hoạt động với 31 máy chẩn
đoán dung đồng vị phóng xạ (SPECT), 4 máy SPECT/CT, 6 máy PET/CT và 5
Cyclotron phục vụ cho việc chuẩn đoán và chữa bệnh.
-Với cơ sở trên, nước ta đã có thể chữa khỏi các bệnh tuyến giáp, bệnh xương
khớp, bệnh tim mạch, ung thư và di căn.
Tuy nhiên, việc sử dụng phóng xạ vào chuẩn đoán và chữa trị còn gặp nhiều khó
khăn:
Y học hạt nhân chỉ hoạt động tốt trong một số bệnh viện lớn.
Đội ngũ bác sĩ cán bộ chuyên khoa chưa mạnh.
Dược phóng xạ phải nhập là chủ yếu.
Trang bị còn nghèo nàn và chưa đồng bộ, các thiết bị tối tân chỉ có ở các bệnh viện
lớn.
Kiểm chuẩn, sữa chữa trang thiết bị còn yếu.

II. Cơ sở vật lý
Chụp hình ảnh chức năng dựa vào phương pháp đánh dấu phóng xạ. Các đặc điểm
của phương pháp:
Đồng vị phóng xạ và đồng vị bền chịu mọi quá trình sinh lý và sinh hóa như nhau
trong tổ chức sống. Nói một cách khác là tổ chức sống từ mực độ phân tử đến toàn
cơ thể hay cả cá thể nhiều vi sinh vật cũng không phân biệt được đồng vị hay đvpx
trong hoạt động sinh học của mình trong lúc đó lại có thể dễ ghi đo chúng qua các
bức xạ phát ra.
Khối lượng các chất đánh dấu thường rất thường rất nhỏ và không gây nên sự ảnh
hưởng nào đến hoạt động nào đến hoạt động của tổ chức sống. Các kỹ thuật áp
dụng trong y học hạt nhân thường là không gây thương tổn( Non-invasive) bởi vì
cao nhất cũng chỉ là thủ thuật tĩnh mạch.
Chất đánh dấu (Tracer) lý tưởng nhất cần có đặc điểm sau đây:
Có tính chất hoàn toàn giống như đối tương cần khảo sát
Chất đánh dấu được hấp thụ hoàn, nhanh chóng và chỉ riêng ngay tại cơ quan, mô
cần khảo sát (Target Organ)
Nồng độ của nó ít thay đổi tại chổ trong suốt quá trình khảo sát.
Sau khi khảo sát xong, nó nhanh chóng và hoàn toàn được đảo thải ra khỏi cơ thế.
Bức xạ phát ra từ chất đánh dấu dễ dàng ghi do được bằng các phương tiện sẵn có
(Loại tia ,năng lượng tia)
Tạo ra liều hấp thụ thấp nhất

cơ chế bắt giữ FDG kkhi chụp phát hiện sớm ung thư bằng pet –ct
III. Ứng dụng trong chẩn đoán
 Cơ sở: Dựa trên cơ sở phương pháp nguyên tử đánh dấu và sự hấp thụ bức
xạ khác nhau giữa các tế bào và mô cũng như mô lành và mô bệnh.
 Yêu cầu: Lựa chọn các đồng vị phóng xạ có độc tính phóng xạ thấp, dễ thu
nhận bằng các máy đo xạ, chu kì bán rã không ngắn quá hoặc dài quá, thải
trừ khỏi cơ thể trong một thời gian không dài.
Ví dụ: P32 có T=14,5 ngày, phát tia β có năng lượng 1,7MeV, dùng để chẩn đoán
và điều trị bệnh về máu, điều trị giảm đau do di căn ung thư xương,…
I131 có T=8,05 ngày, phát tia β có năng lượng 0,2MeV và tia γ có năng lượng
0,008; 0,282; 0,363; 0,637MeV, dùng để chẩn đoán chức năng tuyến giáp, chức
năng thận, hấp thụ ở đường tiêu hóa,…
1. Kỹ thuật đánh dấu phóng xạ - Ghi hình phóng xạ:
Kỹ thuật đánh dấu phóng xạ: được ứng dụng rộng rãi trong y sinh học dựa
trên các nguyên tắc:
- Đồng vị phóng xạ và đồng vị bền có tác dụng sinh lý – sinh hóa như nhau
lên tổ chức sống
- Khối lượng các chất đánh dấu nhỏ không ảnh hưởng tới hoạt động sống
- Các kỹ thuật áp dụng trong y học hạt nhân không gây tổn thương
- Liều chiếu xạ một lần nhưng chúng ta có thể khảo sát hoặc ghi hình nhiều
lần
 Ứng dụng phổ biến nhất của kỹ thuật đánh dấu phóng xạ là để ghi hình
phóng xạ (xạ hình). Đó là việc thể hiện bằng hình ảnh các bức xạ phát ra
từ các mô, phủ tạng và tổn thương các mô trong trong cơ thể bệnh nhân để
đánh giá sự phân bố các dược chất phóng xạ. Phương pháp này được tiến
hành qua 2 bước:
 Đưa dược chất phóng xạ và dược chất phóng xạ đó phải tập trung
được ở những mô, cơ quan định nghiên cứu và phải được lưu giữ ở đó
một thời gian đủ dài.
 Sự phân bố trong không gian của dược chất phóng xạ sẽ được ghi
thành hình ảnh. Hình ảnh này được gọi là xạ hình đồ, ghi hình nhấp
nháy.
Xạ hình không chỉ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đơn thuần về hình thái
mà nó còn giúp ta hiểu và đánh giá được chức năng của cơ quan, phủ tạng và một
số biến đổi bệnh lí khác.
 Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, người ta đã chế tạo ra
nhiều loại máy ghi hình hiện đại trong y học hạt nhân như SPECT (single
photon emission computerized tomography: xạ hình cắt lớp đơn photon),
PET (positron emission tomography: xạ hình cắt lớp phát positron). Các
kỹ thuật tiếp theo là SPECT/CT, PET/CT với ưu điểm nổi bật là cho thông
tin về sự thay đổi chức năng một cách chính xác về vị trí cấu trúc ở các đối
tượng ghi hình. Chúng ta cần lưu ý rằng sự thay đổi chức năng thường xảy
ra sớm hơn sự thay đổi về cấu trúc, đó chính là ưu điểm của phương pháp
chụp chức năng (phóng xạ) so với chụp ảnh cấu trúc (tia X).
a. Máy SPECT (single photon emission computerized tomography: xạ hình cắt
lớp đơn photon)
Kỹ thuật SPECT phát triển trên cơ sở CT- Scanner. Nhưng trong SPECT
không có chùm tia X nữa mà là các photon gamma của các ĐVPX đã được đưa
vào cơ thể bệnh nhân dưới dạng các DCPX để đánh dấu đối tượng cần ghi hình.
Chùm bức xạ photon được phát ra từ bên trong cơ thể do phát ra đồng vị phóng
xạ được đưa (uống, tiêm..) vào nơi cần chụp ảnh và chùm bức xạ phát ra được ghi
nhận đồng thời bởi hệ detector quay quanh bệnh nhân. Tuy mật độ chùm photon
phát ra khá lớn, nhưng đầu dò chỉ ghi nhận được từng photon riêng biệt nên được
gọi là chụp đơn photon.
Hiện nay người ta kết hợp ghi hình SPECT với CT tạo ra máy SPECT/CT,  tức
là ghép 2 loại đầu dò trên cùng một máy và dùng chung hệ thống ghi nhận lưu giữ
tín hiệu, các kỹ thuật xử lý của máy tính. Hệ thống này cho hình ảnh như ghép
chồng hình ảnh CT với xạ hình nên cho phép vừa xác định chính xác vị trí giải
phẫu (nhờ CT) các tổn thương vừa đánh giá được chức năng (nhờ xạ hình).

b. Máy PET (positron emission tomography: xạ hình cắt lớp phát positron).
Một Positron phát ra từ hạt nhân nguyên tử tồn tại rất ngắn, chỉ đi được một
quãng đường cực ngắn rồi kết hợp với một điện tử tự do tích điện âm trong mô và
ở vào một trạng thái kích thích gọi là positronium. Positronium tồn tại rất ngắn và
gần như ngay lập tức chuyển hoá thành 2 photon có năng lượng 511 keV phát ra
theo 2 chiều ngược nhau trên cùng một trục với điểm xuất phát. Người ta gọi đó là
hiện tượng huỷ hạt (annihilation).
Nếu đặt 2 detector đối diện nguồn phát positron và dùng mạch trùng phùng
(coincidence) thì có thể ghi nhận 2 photon đồng thời đó. Do vậy các đầu đếm nhấp
nháy có thể xác định vị trí phát ra positron (cũng tức là của các photon đó). Vị trí
đó phải nằm trên đường nối liền 2 detector đã ghi nhận chúng. Người ta gọi đó là
đường trùng phùng (coincidence line). Trong cùng một thời điểm máy có thể ghi
nhận được hàng triệu dữ liệu như vậy, tạo nên hình ảnh phân bố hoạt độ phóng xạ
trong không gian của đối tượng đã đánh dấu phóng xạ trước đó.

Điểm đặc biệt đối với việc ghi hình bằng máy PET là phải sử dụng các ĐVPX
phát positron. Tuy nhiên các ĐVPX này có thời gian bán rã ngắn nên bên cạnh
máy PET phải có Cyclotron để sản xuất ĐVPX.

Máy PET (bên trái) và Cyclotron (bên phải) để sản xuất các ĐVPX có đời
sống ngắn
Gần đây người ta đã nghiên cứu tạo ra hệ thống kết hợp PET với CT – Scanner
tức là ghép 2 loại đầu dò trên một máy và dùng chung hệ thống ghi nhận lưu giữ số
liệu, các kỹ thuật của PC.

2. Một số chỉ định ghi hình phóng xạ


a. Ghi hình tuyến giáp
 Nguyên lý:
Ghi hình TG dựa trên khả năng bắt iod với nồng độ cao và giữ lâu dài trong
tuyến (sự phân bố chất phóng xạ trong tuyến) nên có thể ghi hình TG sau khi
đưa vào cơ thể một lượng iod phóng xạ. Ngoài ra tuyến giáp cũng có khả năng
bắt và cô đặc ion pertechnetat (TcO4-) với phương thức tương tự như bắt iod.
Nhưng ion này không được hữu cơ hóa mà chỉ được giữ lại trong tuyến giáp
một thời gian đủ dài để ghi được hình TG.
 Dược chất phóng xạ:
Các dược chất phóng xạ thường dùng trong ghi hình TG là 131I, 99mTc và 123I
Ngoài ra, có thể ghi hình khối u TG với một số đồng vị phóng xạ khác như
67
Ga, 201Tl,…
tuyến giáp phì đại ở bệnh nhân Basedow Bướu giáp đa nhân phì đại
b. Ghi hình thận
 Để ghi hình thận người ta thường sử dụng các dược chất phóng xạ phát tia
gamma, được hấp thu nhanh ở thận, tham gia vào quá trình lọc ở cầu thận,
chế tiết và bài xuất ở ống thận. Chúng được lưu giữ một thời gian đủ dài
trong tổ chức thận cho phép có thể ghi lại sự phân bố hoạt tính phóng xạ
trong thận. Các dược chất này được tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân.
 Dược chất phóng xạ:
 Các chất ghi hình chức năng (thận đồ đồng vị) gồm 131I-hippuran, 99mTc-
MAG3 và 99mTc-DTPA:
 Các chất ghi hình thận hình thái: 99mTc-DMSA (Dimercaptosuccinic acid)
và 99mTc-
c. Ghi hình não
 Dược chất phóng xạ dùng cho ghi hình não với máy Gammar camera và
SPECT:
 Dược chất phóng xạ không thâm nhập hàng rào máu não(BBB):99mTc
-pertechnetate
; 99mTc- DTPA; 99mTc-glucoheptonate (GHA); 67Ga citrate; 201Tl chloride;99mTc
phosphonate …
- Dược chất phóng xạ dùng cho ghi hình não bằng máy PET: sử dụng các
đồng vị phóng xạ phát ra bức xạ positron có đời sống ngắn như 11C, 13N, 15O,
18
F,…
 Thiết bị ghi hình: máy scanner (ghi hình tĩnh), máy Gammar camera,
SPECT, PET, SPECT/CT hoặc PET/CT.
Bệnh nhân tai biến mạch máu não thể hiện bằng nhiều vùng giảm HĐPX
d. Ghi hình tưới máu cơ tim
 Dược chất phóng xạ:
 Thallium-201 (201Tl)
 Các chất đánh dấu bằng 99mTc: hay dùng 99mTc -sestamibi, 99mTc
-teboroxim, 99mTc-diphosphin (tetrofosmin).
 Thiết bị ghi hình:
e. Ghi hình khối u
1.1. Ghi hình khối u với máy gamma camera và SPECT
1.2. Ghi hình khối u đặc hiệu (ghi hình miễn dịch phóng xạ:
Radioimmuoscintigraphy: RIS)
1.3. Ghi hình khối u bằng máy PET (ghi hình khối u theo nguyên tắc chuyển
hoá):
 Đặc điểm:
Máy PET giúp ghi hình các tổ chức ung thư đặc hiệu ở giai đoạn rất sớm, thậm
chí ngay cả khi các tế bào ung thư đang ở giai đoạn rối loạn chuyển hoá.
Một số hình ảnh ghi hình khối u
IV. Ứng dụng của phương pháp phóng xạ trong điều trị
- Nguyên tắc: sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X
quang, gamma, chùm tia điện tử hoặc các proton để phá hủy hoặc tiêu diệt tế
bào ung thư.
- Các phương thức điều trị:

+ Điều trị chiếu ngoài


+ Điều trị áp sát
+ Điều trị chiếu trong (điều trị bằng nguồn hở)
1. Điều trị chiếu ngoài:
- Sử dụng các máy chiếu tia X, tia gamma cứng và các máy gia tốc để hủy diệt
các tổ chức bệnh.
+ Máy chiếu Co-60 và Cs-137 được đặt trong những căn buồng rộng có cấu
trúc tường, cửa đặc biệt để tăng an toàn phóng xạ và ngăn ngừa mọi biến cố.
+ Máy gia tốc hạt: các hạt proton, đơtron, hạt alpha, beta..khi được gia tốc
có năng lượng lớn phá hủy tế bào.
=> Hiện nay việc áp dụng các hạt lớn như ion cacbon được gia tốc mạnh, năng
lượng lớn để điều trị đang được nghiên cứu ứng dụng vì khả năng diệt bao rất
mạnh.
A. Xạ trị gia tốc:
- Máy xạ trị gia tốc là loại thiết bị làm tăng vận tốc chuyển động của các điện tử
mang điện (electron) hoặc không mang điện (tia X, photon…), từ đó làm tăng khả
năng tiêu diệt tế bào ung thư và giảm thời gian xạ trị ung thư hơn so với các thiết
bị thông thường khác.
a) Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy xạ trị gia tốc:

Hình ảnh trên đã mô tả các bộ phận cơ bản trong máy xạ trị gia tốc bao gồm các bộ
phận như:

 Bộ phận cung cấp năng lượng và điều biến.


 Súng điện tử.
 Nguồn cung cấp sóng siêu cao tần.
 Hệ thống tăng tốc chùm electron
 Hệ thống hội tụ điện trường và lái tia.
 Đấu máy điều trị.

Ngoài những bộ phận đã có trên ảnh, thì máy xạ trị gia tốc còn có những bộ phận
khác như hệ thống điều khiển và theo dõi bệnh nhân, bộ phận làm nguội và chân
không, hệ thống khóa liên động…Bên cạnh đó, đầu máy còn được lắp thêm một số
bộ phận như đèn báo kích thước và hướng chùm tia, gương phản xạ…
Cơ chế hoạt động :
- Các electron được sinh ra do bức xạ nhiệt từ  súng điện tử, được phát ra
thành xung và phun vào buồng tăng tốc.
- Trong quá trình hoạt động của máy, hệ thống ống dẫn sóng và sung electron
được hút chân không dưới áp suất thấp để tạo giảm ma sát giữa các nguyên
tử khí trong suốt quãng đường chúng chuyển động, từ đó làm tăng tốc độ
của tia bức xạ
- Thay đổi tần số vi sóng sẽ giúp biến đổi năng lượng chuyển động của các
chùm tia bức xạ, các máy gia tốc thế hệ mới sẽ dùng các sóng siêu cao tần
để làm cho chùm hạt tia xạ chuyển động với tốc độ gần bằng tốc độ ánh
sáng.
- Để hội tụ chùm tai lại theo hướng và vị trí mong muốn thì cần tới hệ thống
hội tụ từ trường và lái chùm tia theo các hướng tạo góc 90⁰, 270⁰, 112.05⁰
b) Chỉ định:
 Các bệnh ung thư giai đoạn sớm như: ung thư vòm họng, bệnh Hodgkin, u
lympho ác tính không Hodgkin, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt,
ung thư phổi.
 Bệnh ung thư giai đoạn muộn: ung thư di căn xương, ung thư di căn não,
tủy, ung thư cổ tử cung di căn gây chảy máu.
 Các trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật được do sức khỏe yếu hoặc
bệnh nhân từ chối phẫu thuật, hóa trị.

c) Ưu điểm:

- Tạo ra chùm tia bức xạ (electron, tia X) có năng lượng rất cao, chính vì vậy mà
chúng có khả năng đâm xuyên tốt và tiếp cận dễ dàng hơn với các khối u ở vị trí
sâu bên trong cơ thể
- Giảm sự gây hại và ít làm tổn thương các mô lành xung quanh khối u cũng như
các mô lành trên đường đi của tia bức xạ.
- Tiết kiệm thời gian hơn so với phương pháp xạ trị ung thư thông thường khác,
đồng thời hiệu quả điều trị ung thư được cải thiện rõ rệt.
- Máy xạ trị gia tốc an toàn vì khi tắt máy, chúng ngừng hoạt động phát tia xạ.
Trong khi đó, máy xạ trị Cobalt thông thường thì đồng vị phóng xạ vẫn tiếp tục
phát tia bức xạ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh nhân và cả nhân viên y tế
khi thực hiện kỹ thuật này.
- Thao tác điều khiển máy đơn giản, không cần thực hiện quá nhiều lần.
d) Tác dụng phụ:

 Nhức đầu.
 Rụng tóc.
 Cơ thể mệt mỏi, suy giảm trí nhớ.
 Thay đổi da hoặc niêm mạc tại khu vực có tia xạ chiếu vào.
 Các vấn đề về rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, nôn và buồn nôn, khó nuốt…

Một số biện pháp đối phó với tác dụng phụ:

- Đảm bảo nghỉ ngơi hợp lí


- Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ va lành mạnh
- Chăm sóc vùng da bị tia bức xạ chiếu vào

VIDEO: youtube.com/watch?v=8n7nDEd2mug
- Một số thiết bị xạ trị ngoài và ứng dụng:

Loại tia Nguồn phát tia Năng lượng Chỉ định điều trị
Tia X
Bề mặt Máy phát tia X 80-150KeV Các ung thư da
Quy ước Máy phát tia X 250-300KeV nông
Siêu thể Máy gia tốc 4-25KeV Các UT lan rộng,
(Linac) các u dưới da
Các UT nằm sâu
trong cơ thể
Tia Gamma Co-60 1,17-1,33MeV UT đầu cổ, vú…
Hạt Beta Sr-90 2,3 MeV Các u sùi dạng
Sr-89 1,46 MeV nấm, UT khác ở
da, di căn xương từ
UTTL tuyến,
mộng thịt ở mắt
Chùm điện tử năng Máy gia tốc 4-20 MeV Các loại UT ở sâu,
lượng cao UT ngoài bề mặt
da
Tia Gamma Gama knife 1,17-1,33MeV UT phổi, gan,
não…

2. Điều trị áp sát:


- Dùng các nguồn phát xạ gamma nhỏ, bọc kín đến gần hoặc vào tận các khoang,
tổ chức bệnh lí trong cơ thể để điều trị.
a) Nguyên tắc:
- "Cường độ bức xạ tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách"
- Nếu nguồn phóng xạ càng được đưa vào sát tổn thương, sát các tế bào ung thư,
thì liều chiếu xạ tại chỗ ung thư càng cao , còn các mô lành xung quanh chỉ phải
nhận liều xạ rất thấp.
b) Chỉ định:
- Phối hợp với xạ trị ngoài
- Phối hợp phẫu thuật
- Điều trị đơn thuần
c) Nguồn đồng vị phóng xạ thường dùng trong xạ trị áp sát:

Đồng vị T1/2 Mức năng lượng Dạng ứng dụng


phóng xạ
Radium-226 1620 năm 1,1 MeV Dạng ống, kim.
Hiện nay thay thế
bởi cesium 137,
iridium 192
Celsium-137 30 năm 0,66 MeV Dạng ống và dạng
kim
Iridium-227 74 ngày 0,33-0,61 MeV Sợi chỉ và hạt nhỏ
như hạt gạo
Suất liều thấp và
suất liều cao
Au-198 2,7 ngày 0,41 MeV Hạt, dùng xạ trị
trong mpt và
khuôn áp bề mặt
Cobalt-60 5,3 năm 1,17-1,33 MeV Ống dùng xạ trị
trong các xoang,
hốc. Sử dụng suất
liều thấp, suất liều
cao
Iode-125 60 ngày 0,027-0,033 MeV Phiến mỏng dùng
để chiếu xạ bề mặt

3.Điều trị chiếu trong:


- Nguyên lí chung: định đề Henvesy (1934): cơ thể sống không có khả năng phân
biệt các đồng vị của cùng một nguyên tố. Khi đưa vào cơ thể sống các đồng vị của
cùng một nguyên tố thì chúng cùng tham gia vào các phản ứng sinh học và cùng bị
chuyển hóa
A. Điều trị bệnh bướu giáp độc lan tỏa (bệnh Basedow) bằng I-131:
- Bệnh bướu giáp độc lan tỏa là tình trạng bệnh lí biểu hiện bằng sự tăng sinh, phì
đại lan tỏa tổ chức tuyến, cường chức năng, chế tiết nhiều hormon quá mức bình
thường gây ra tình trạng nhiễm độc hormon tuyến giáp.
a) Cơ chế tác dụng của I-131:
- Dưới tác dụng ion hóa của tia beta, tế bào bướu tuyến bị hủy hoại hoặc tổn
thương giảm sinh, chết dần, các mạch máu nhỏ trong tuyến bị xơ hóa, giảm tưới
máu cho nhu mô tuyến, bướu tuyến nhỏ lại, giảm chức năng.
b) Chỉ định và chống chỉ định:
- Chỉ định:

+ Bệnh nhân có chẩn đoán xác định la Basedow có thể đã qua điều trị nội khoa
bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp không khỏi, tái phát hoặc không thể điều trị
tiếp do dị ứng thuốc, viêm gan, giảm sinh hủy…
+ Bệnh nhân Basedow chọn điều trị I-131 ngay từ đầu
+ Bệnh nhân có độ tập trung I-131 tại tuyến giáp đủ cao
+ Bướu tuyến giáp không quá to, nếu bướu quá to gấy nuốt nghẹn, sặc, khó thở thì
nên phẫu thuật để giải phóng trước.
 Chống chỉ định:

+ Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.


+ Bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc nặng, có nguy cơ xảy ra cơn bão giáp, phải
điều trị chuẩn bị nội khoa trước.
+ Bệnh nhân đang dùng thuốc kháng giáp tổng hợp thì phải ngừng thuốc trước 1-2
tuần. Nếu bệnh nhân đã – đang dùng thuốc, chế phẩm có iot thì phải ngừng tối
thiểu 1 tháng.
c) Các bước tiến hành:
* Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích cho bệnh nhân tình hình bệnh và phương pháp điều trị, làm giấy cam
kết tự nguyện điều trị.
- Hướng dẫn các quy định vệ sinh an toàn phóng xạ.
- Nâng cao thể trạng trước khi uống thuốc phóng xạ.
* Tính liều điều trị:
Liều điều trị phụ thuộc vào trọng lượng bướu, mức độ cường năng, độ tập trung I-
131 tuyến giáp, độ nhạy cảm phóng xạ của tế bào tuyến giáp ở bệnh nhân.
d) Kết quả điều trị:
- Kết quả tốt: bướu tuyến giáp nhỏ lại, chức năng tuyến giáp trở về bình thường.
- Bệnh nhân bị nhược giáp: cần bổ sung hormon tuyến giáp thay thế.
- Bệnh nhân vẫn còn tình trạng cường giáp: bướu còn to, cường năng vừa hoặc
nặng thì cho liều bổ sung lần 2; bướu nhỏ, cường năng nhẹ thì cân nhắc, nếu
cần cho liều lần 2 sau 6 tháng.
e) Các biến chứng:
* Biến chứng sớm:
- Viêm tuyến giáp do bức xạ
- Cơn bão giáp kịch phát
* Biến chứng muộn:
- Nhược giáp
- Các rối loạn di truyền, sinh ung thư do bức xạ: chưa có trường hợp ghi nhận.
f) Đánh giá chung:
- Điều trị Basedow bằng I-131 là phương pháp điều trị an toàn, kinh tế, dễ thực
hiện và rất hiệu quả, cần được phổ biến và áp dụng rộng rãi.
B. Điều trị bệnh đa hồng cầu nguyên phát bằng P-32:
- Đa hồng cầu nguyên phát là một loại ung thư máu tiến triển chậm khi quá
nhiều tế bào máu được sản xuất bởi tủy xương, ảnh hưởng đến tất cả tế bào máu
nhưng hồng cầu bị ảnh hưởng nhiều nhất.
a) Nguyên lí điều trị bằng P-32:
- P-32 thâm nhập nhiều vào nhân tế bào bệnh và ức chế quá trình phân chia tế
bào, dựa vào tính nhạy cảm phóng xạ của các tế bào máu bệnh cao hơn các tế
bào máu bình thường.
b) Chỉ định:
- Bệnh nhân trên 40 tuổi, được chẩn đoán xác định là đa hồng cầu nguyên phát.
- V hồng cầu cao hơn 130% so với trị số bình thường
- Hematocrit cao trên 47%
- Độ bão hòa oxy máu ở động mạch >= 93,2%
- Số lượng bạch cầu, tiểu cầu tăng kèm số lượng hồng cầu
c) Kỹ thuật tiến hành:
- Thuốc phóng xạ: dung dịch Na2H32PO4
- Tiêm tĩnh mạch chậm
- Liều lượng:
+ Tính theo thể trạng: cho 1 mCi/10kg thể trạng
+ Dựa theo số lượng hồng cầu:
 > 9 triệu/mm3: 4,5 mCi
 8-9 triệu/mm3: 4 mCi
 < 8 triệu/mm3: 3,5 mCi

d) Kết quả điều trị:


- Theo Lawrence, tuổi thọ kéo dài trung bình 13,3 năm so với các nhóm khác là
6-7 năm.
- Biến chứng tắc mạch ở 4,2% bệnh nhân, còn các phương pháp khác là 25,7%.
d) Biến chứng:
- Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu nhưng nhẹ và có thể hồi phục.
e) Đánh giá chung:
- Điều trị đa hồng cầu nguyên phát bằng P-32 là phương pháp điều trị hữu hiệu,
kinh tế, đáng được lựa chọn.

You might also like