You are on page 1of 35

1

Bài 1
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BỆNH VIỆN
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các chức năng của bệnh viện.
2 Nêu được các nhiệm vụ của bệnh viện.
NỘI DUNG
1. CHỨC NĂNG
Tiếp nhận khám, phát hiện, điều trị bệnh cho nhân .
Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, làm công tác chỉ đạo tuyến
theo nhiệm vụ được phân công.
Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện
đại để phục vụ sức khỏe nhân dân.
2. NHIỆM VỤ
2.1 CÔNG TÁC KHÁM CHỮA BỆNH
Tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, khám, phát hiện và điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Khám sức khỏe cho các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài
và kết hôn với người nước ngoài.
Khám, chữa bệnh và khám sức khỏe cho người nước ngoài.
Tham gia khám giám định y khoa, giám định pháp y theo yêu cầu của các Hội
đồng Giám định Y khoa và của pháp luật trên cơ sở phân cấp của Bộ Y tế.
Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng. Phối hợp
với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện và dập tắt dịch.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế, cấp quản lý trực
tiếp
2.2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng những tiến
bộ khoa học để phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng.
Xây dựng phác đồ thích hợp điều trị bệnh.
2

Áp dụng phương pháp phát hiện bệnh sớm đối với những bệnh thường gặp có
khả năng điều trị bệnh có tỷ lệ khỏi cao.
Tiến hành ghi nhận, nghiên cứu dịch tễ học một số bệnh hay gặp, nhằm phát
hiện căn nguyên, các yếu tố ảnh hưởng... là cơ sở cho chẩn đoán, điều trị, phòng
ngừa.
Chủ trì và tham gia công trình nghiên cứu khoa học các cấp. Tổ chức các Hội
nghị khoa học cấp Bệnh viện, trong khu vực tại Bệnh viện.
Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học phối hợp trong nước và
với nước ngoài theo sự phân công.
2.3. ĐÀO TẠO CÁN BỘ
Là cơ sở thực hành của các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học Y Dược
Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc sau đại học Đại học, Cao đẳng Trung học
Đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, công chức, viên chức
trong Bệnh viện.
Đào tạo cán bộ chuyên môn và quản lý, cán bộ xây dựng kế hoạch phòng bệnh.
Nhận các thực tập sinh nước ngoài đến học tập, nghiên cứu tại Bệnh viện, thực
tập sinh của các học sinh, sinh viên ngành y, dược.
2.4 CHỈ ĐẠO TUYẾN
Chỉ đạo tuyến dưới về công tác dự phòng, chẩn đoán, điều trị và các hoạt động
khác.
Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới.
Theo dõi, giám sát các hoạt động y tế tuyến trước trong khu vực được phân
công.
Tham gia hỗ trợ tuyến trước tổ chức triển khai các chương trình, dự án về y tế.
Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông
giáo dục sức khỏe.
Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
2.5 HỢP TÁC QUỐC TẾ
3

Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao
đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với các
cơ sở khám chữa bệnh; xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước
và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo qui định của pháp luật.
Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chu trình hợp tác quốc tế với Bệnh
viện, cử cán bộ, học viên đi học tập, nghiên cứu, công tác ở nước ngoài; nhận
giảng viên, học viên là người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và
học tập tại Bệnh viện; quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của
Bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về lĩnh vực thuộc phạm vi
của Bệnh viện quản lý theo qui định của pháp luật.
2.6 QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
Xây dựng và triển khai thực hiện quy chế hoạt động của Bệnh viện, thực hiện
quy chế dân chủ theo quy định.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện: Nhân lực, Tài
chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế.
- Tổ chức, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân
sách của Bệnh viện, từng bước cải tiến hạch toán thu theo quy định của pháp luật.
Tạo thêm nguồn kinh phí cho bệnh viện từ các dịch vụ y tế: Viện phí, Bảo
hiểm y tế, các dịch vụ khoa học kỹ thuật, các dự án đầu tư trong nước và quốc tế.
4

BÀI 2
TỔ CHỨC KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được lịch sử phát triển của ngành Chẩn đoán hình ảnh (CĐHA).
2. Phân tích được nguyên lý vật lý của các kỹ thuật áp dụng trong khoa Chẩn
đoán hình ảnh.
3. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ và các yêu cầu quản lý khoa Chẩn đoán
hình ảnh.
NỘI DUNG
Khoa chẩn đoán hình ảnh là một đơn vị chuyên môn của bệnh viện nói chung
(Bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa).
1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Ngày 8 tháng 11 năm 1895, Wilhelm Conrad Rontgen (1 845 - 1923) - giáo sư
vật lý lý thuyết Đại học Wuzburg, Đức, đã công bố khám phá ra tia X, Rontgen đã
được trao giải Nobel Vật lý đầu tiên và được xem là ông tổ của ngành chẩn đoán
hình ảnh hiện đại.
Phim X quang đầu tiên là tấm kính tráng nhũ tương muối bạc, sau nhiều năm
được thay thế bằng phim tráng nhũ tương 2 mặt cảm thụ tia X.
Trong những thập kỷ từ 1910 – 1920, Bucky -Potter đã cải thiện chất lượng
hình ảnh nhờ xóa được các tia khuyếch tán bằng lưới chống mờ. Coolidge, Bowers
tạo ra bóng có dương cực quay, tăng tuổi thọ cho bóng X quang.
Vấn đề tương phản luôn được nghiên cứu để cải thiện chất lượng hình ảnh.
- Tương phản tự nhiên có 4 đậm độ cơ bản: calci, nước, mỡ, không khí.
- Các chất tương phản đã được sử dụng như Bismuth, các muối Iode, không khí
được dùng để tăng đổi quang cho một số tạng trong cơ thể đã được sử dụng từ
những năm 1930.
- Khắc phục các chi tiết nằm ở các độ sâu khác nhau bằng chụp nghiêng, chụp
chếch, chụp cắt lớp thực hiện giữa năm 1930.
- Năm 1950 bóng tăng sáng và tự động hóa chương trình thăm khám ở trong
buồng có ánh sáng, truyền hình, quay phim, chụp ảnh.
5

- Năm 1958, siêu âm bắt đầu áp dụng khám sản phụ sau đó khám bụng
- Năm 1970 phát triển chụp cắt lớp vi tính (CLVT), đến năm 1979 Hounsfield
nhận giải Nobel Y học. Đầu tiên ứng dụng CLVT cho đầu, sọ não sau đó toàn cơ
thể.
Nhờ kỹ thuật số hóa đã mở ra cho hình ảnh X quang một hướng mới, X quang
số hóa. Phim thường chuyển thành phim in bằng tia Laser là tiền đề cho môn Chẩn
đoán hình ảnh hiện đại ra đời. Đáng kể là X quang can thiệp hay X quang điều trị
cho phép xác định chính xác vị trí chọc dò sinh thiết, dẫn lưu các nang, ổ áp xe, tụ
dịch, nong mở các động mạch, đặt các Stent, bịt tắc các nhánh mạch máu đang
chảy hoặc mạch nuôi cấp máu cho các khối u …
Hình ảnh Cộng hưởng từ xuất hiện là một cuộc cách mạng trong chẩn đoạn
hình ảnh.Đến tháng 11 năm 2003 Lauterbur và Mansfield được giải thưởng Nobel
Y học.
Bác sĩ chẩn đoạn hình ảnh hiện nay không những phải biết vận hành, sử dụng
nhiều loại máy móc hiện đại, mà phải có kiến thức cơ bản không nhưng về y khoa
mà còn về lý sinh, vật lý, tin học. Sau hơn 100 năm X quang đã trở thành một
ngành rộng với kiến thức hiện đại, đòi hỏi nhiều kỹ năng, kỹ xảo. Với hình ảnh X
quang mới, các nhà lâm sàng cũng phải nắm được các vấn đề cơ bản, cũng phải
được đào tạo lại cách độc phim với hình ảnh mới.
Trong khuôn khổ đào tạo chính quy trên thế giới hiện nay của ngành Chẩn
đoán hình ảnh (CĐHA – Radilogy, Diagnostic Imaging, Imagerie Médicale) bao
gồm các môn học:
- X quang thường quy hay quy ước (Conventional Radiology) gồm các kỹ
thuật chẩn đoán dùng tia X từ thời Rontgen ứng dụng cho đến nay vẫn còn một vai
trò nhất định trong chẩn đoạn hàng ngày. Một vấn đề thời sự gắn liền với X quang
thường quy là X quang kỹ thuật số (Computed Radiography) đang được cập nhật
nhằm số hóa các hình ảnh X quang để lưu trữ, xử lý như các ảnh kỹ thuật số khác.
- Siêu âm hay siêu âm cắt lớp (Ultrasound, Sonography, Echographie,
Echotomographie) bao gồm các kỹ thuật siêu âm cổ điển và hiện đại, yếu tố vật lý
cơ bản là áp dụng sóng siêu âm.
- Cắt lớp vi tính hay Cắt lớp điện toán (Computed Tomography Scanner – CT,
Tomodenssitométrie – TDM, Scanographie). Ứng dụng đo tỉ trọng của mô sau khi
tia X đi xuyên qua cơ thể, nhờ máy vi tính thu thập dữ liệu, tái tạo ảnh nhờ kỹ thuật
số.
6

- Cộng hưởng từ trước đây còn gọi là cộng hưởng từ hạt nhân (Magnetic
Resonance Imgaging). Phối hợp sự tính toán của máy vi tính và sự cộng hưởng từ
trường có trong nhân H+ của nước trong các mô của cơ thể để tạo ảnh.
- Chụp mạch máu và X quang can thiệp (Angiography and Interventional
Radiography): Bằng cách đưa các catheter qua đường các mạch máu ta có thể bơm
thuốc cản quang để chụp hoặc để can thiệp điều trị một số bệnh. Cũng từ thập kỷ
1970, kỹ thuật số ra đời phát triển nhanh chóng, đã tạo tiền đề cho CĐHA nói
chung và chụp mạch máu nói riêng có những thành tựu mới. Do đó kỹ thuật số hóa
hình ảnh thay thế dần các kỹ thuật chụp quy ước, chụp mạch máu có tên mới là
“Chụp mạch máu số hóa xóa nền” (Digital Subtraction Angiography – DSA).
Qua hình ảnh số hóa, việc xác định xâm nhập vào các mạch máu nhỏ trong cơ
thể trở nên dễ dàng và chính xác hơn, nhờ đó các nhà X quang có thể mượn đường
các catheter để đưa hóa chất và các vật liệu khác vào tiêu điểm cần can thiệp để
điều trị, đó là X quang can thiệp. Chính lĩnh vực này, mà ngày nay người ta có xu
hướng xếp khoa CĐHA vào cụm các khoa lâm sàng, chứ không hẳn là khoa Cận
lâm sàng như trước.
Ngoài ra còn có một số bộ phận chẩn đoán bằng hình ảnh, nhưng có hoặc
không thuộc khoa CĐHA như Nội soi, chụp Nhấp nháy đồng vị phóng xạ
(Scintigraphy, Positron Emission Tomography -PET. Single Photon Emission
Computed Tomography - SPECT).
2. CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
2.1 XQUANG THƯỜNG QUY
2.1.1 Cơ chế phát sinh ra tia X
Tia X được tạo ra nhờ chuyển đổi năng lượng từ các hạt Electron thành các
Photon năng lượng (quang năng) bên trong bóng phát tia X, dạng năng lượng mới
này được điều chỉnh qua các thông số về điện như: điện thế (kV), cường độ dòng
điện(mA), thời gian phát tia X (sec).
Bóng X quang: là một bóng thủy tinh, bên trong là chân không (bóng
Coolidge). Có hai cực:
Cực âm: (Cathole) được cấu tạo bằng cuộn dây Tungsten đốt trong một thanh
kim loại có hình chiếc tách được đốt nóng lên bởi nguồn điện từ 6 - 10 V, có chức
năng cơ bản là tạo ra các hạt điện tử (Electron), rồi tập trung lại thành luồng hướng
vào đích là cực dương.
7

Cực dương: (Anode) hay đối âm cực là thanh kim loại rắn, có độ nóng chảy
cao, có số nguyên tử Z lớn như bạch kim (74), Wolfram, Tungsten - Rhenium.
Molybdenum, Rhodium nối với cực dương của dòng điện có hai chức năng cơ bản
là chuyển năng lượng điện thành bức xạ tia X và tải nhiệt.
Sản xuất ra tia X: Khi đốt nóng âm cực tạo ra các hạt điện tử (HĐT), dưới tác
dụng của độ chênh điện thế cao ít nhất là 40.000volt, các HĐT bị lực hút kéo về
dương cực với vận tốc rất lớn. Khi các HĐT va chạm với cực dương tạo ra nhiệt
năng (99%) và bức xạ tia X (< 1%).
Lực gia tốc của các HĐT phụ thuộc vào hiệu số điện thế của dòng điện được
tính bảng KV và chất lượng của chùm HDT phụ thuộc vào cường độ dòng điện
tính bằng mA.
Bản chất của tia X: Là một bức xạ điện từ, gồm các sóng dao động theo chu kỳ
hình sin, cùng nhóm với các sóng vô tuyến điện, ánh sáng, các bức xạ Ion hóa như
tia vũ trụ, tia Gamma, các bức xạ đồng vị. Trong số phổ sóng điện từ này ta thấy ở
cực tia cao là tia Hồng ngoại 7200 A 0, tiếp đến là ánh sáng trắng 3900 A 0, ở cực
thấp là tia Vũ trụ, tia X bước sóng từ 5A 0 – 0,01 A0, A0 = 10-6 cm, tia Gamma có
bước sóng từ 0,01 – 0,0001A0.
Tính chất của tia X
- Có khả năng đâm xuyên qua cơ thể người, khả năng này phụ thuộc nhiều vào
yếu tố như độ dài sóng của tia, bề dày, trọng lượng nguyên tử của vật.
- Tia kích sáng một số muối kim loại, ứng dụng để chiếu trên màn huỳnh quang
hay trên bóng tăng sáng truyền hình.
- Tia có khả năng lon hóa, ứng dụng cho việc chế tạo các buồng đếm, các loại
Detector đo lường, dùng trong kỹ thuật số
- Tia tác dụng lên nhũ tương trên phim ảnh, đi theo mọi hướng và theo đường
thẳng
- Số lượng tia sẽ giảm đi theo tỷ lệ nghịch với bình phương của khoảng cách
- Tia có tác dụng sinh học ứng dụng trong xạ trị liệu, thận trọng đối với các
dòng tế bào non, tủy xương tạo huyết, thủy tinh thể, bào thai kỳ đầu.
2.1.2 CƠ CHẾ TẠO ẢNH XQUANG
Nguyên lý chiếu X quang cổ điển.
8

- Ứng dụng tính chất đâm xuyên qua cơ chất của tia X.
- Tinh chất suy giảm chùm tia X sau khi đi qua các cơ chất khác nhau.
- Tích chất kích sáng muối kim loại trên màn huỳnh quang.
- Nguyên lý hình chiếu trong không gian ba chiều, cho phép phân tích được
hình ánh sáng tối bình thường, bệnh lý các cơ quan trong cơ thể trong buồng tối.
Nguyên lý chiếu X quang tăng ánh sáng truyền hình.
Với nguyên tắc như trên, nhưng thay màn huỳnh quang bằng bóng tăng độ
sáng. Làm tăng sáng lên hàng ngàn lần, cho phép chiếu được trong buồng ánh sáng
thường.
Nguyên lý chụp X quang thường quy.
- Ứng dụng tích chất đâm xuyên qua cơ chất của tia X.
- Nhờ tác dụng của tia X lên nhũ tương có muối Bạc trên phim.
- Với kỹ thuật tráng rửa phim và hiệu ứng suy giảm tia X khác nhau sau khi
qua các mô khác nhau, ta có hình ảnh trắng đen trên phim. Độ tương phản của
trắng và đen có được ta gọi là độ đối quang (contrast).
Nguyên lý chụp Cắt lớp cổ điển.
- Thay vì bóng X quang và phim cố định trong chụp thường quy, trong chụp
cắt lớp cổ điển có sự di chuyển đồng bộ ngược chiều giữa bóng và phim để xóa các
chi tiết trên và dưới lớp cắt. Ngày nay người ta bỏ phương pháp này, vì độ phân
giải trên hình ảnh rất thấp chất lượng không cao.
2.1.3 CHẤT LƯỢNG CỦA ẢNH XQUANG
Vat lượng hình ảnh Y học nói chung, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương
Pháp ghi hình, đặc điểm của thiết bị, người vận hành kỹ thuật... Chất lượng hình
ảnh Phụ thuộc vào 5 yếu tố sau: độ tương phản, hình mờ, hình nhiễu (noise), ảnh
giả (artifact), hình biến dạng. Riêng hình ảnh X quang có hai yếu tố quan trọng:
- Độ tương phản (contrast): Tức là độ đối quang, do sự khác nhau giữa vùng
sáng và vùng đen trên phim, nó phụ thuộc vào kỹ thuật chụp và người quan sát. Ta
biết rằng Sau khi đi xuyên qua cơ thể tia X bị hấp thụ và bị suy giảm một cách
khác nhau, vì vậy sự tác dụng lên nhũ tương trên phim cũng khác nhau: nơi nào
không bị suy giảm sẽ tạo nên vùng đen, nơi nào bị suy giảm nhiều tạo nên vùng
9

trắng. Tương tự ta có những vùng xám nhiều hay ít tùy thuộc vào hệ số hấp thụ, và
xuất hiện thuật ngữ “nấc thang xám (gray scale). Trong hình ảnh X quang thường
quy có 4 nấc cơ bản là đen của không khí, xám sẫm của mỡ, xám nhạt của nước và
mô nêm, trăng của xương.
- Sự rõ nét của hình ảnh (sharpness): Là sự phân biệt giữa các đường khác nhau
trên phim, độ rõ nét càng cao đường bờ càng rõ. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau như:
+Kích thước tiêu điểm phát tia, nếu càng nhỏ độ nét càng cao và ngược lại.
+Khoảng cách vật phim, càng gần phim càng rõ và ngược lại.
+ Sự cố định của vật tạo cho hình ảnh rõ nét, nếu chuyển động tạo hình mờ.
+ Thời gian chụp, càng ngắn hạn chế được sự chuyển động, hình ảnh càng rõ.
2.1.4 CÁCH ĐỌC PHIM X QUANG
Phân tích hình ảnh: Là động tác quan sát, mô tả.
- Tư thế bệnh nhân.
- Phương pháp chụp.
- Hình dáng, kích thước, vị trí, tính chất của hình ảnh bình thường hoặc bất
thường khi so sánh với giải phẫu X quang, tập hợp thành các triệu chứng, hội
chứng. Trong giai đoạn này cần tránh sai lầm hoặc bỏ sót, do đó cần quan sát tỉ mỉ.
Tổng hợp các dấu hiệu: là giai đoạn tổng kết, đối chiếu các dấu hiệu nói trên
với triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm khác. Để hướng đến chân đoán gần đúng
với giải phẫu, giải phẫu bệnh nhất. Giai đoạn này rất phụ thuộc vào kỹ năng của
từng nhà chẩn đoán hình ảnh học.
2.1.5 CÁC HÌNH ẢNH CƠ BẢN CỦA X QUANG THƯỜNG QUY
Tăng độ cản quang (hyperdensity): Khi ta thấy một vùng trắng hơn so với mức
bình thường với chính nó.
Giảm độ cản quang (hypodensity): Còn gọi là hình quá sáng, biểu hiện một
vùng xám hơn mức bình thường của nó.
Hình khuyết: Có thể gặp trong các tạng rỗng, là hình xâm nhập vào lòng ống
tiêu hóa hoặc trong các xương của cơ thể làm cho thuốc cản quang không ngâm
được. Chèn ép từ bên ngoài: Gây ra triệu chứng đầy đủ khu trú, việc chẩn đoán sẽ
10

dựa trên góc nối để phân biệt khối u ở trong hay ở ngoài thành ống: U ở trong
thành góc nối là góc nhọn; Ở ngoài thành là góc tù. Dựa trên tâm của cung tròn so
với thành: tâm ở trong là trong thành, tâm ở ngoài là ngoài thành.
Hình lồi: Là hình xâm lấn vào trong thành ống tiêu hóa, tương ứng là các ổ loét
hay tủi thừa tạo nên cái tủi và thuốc cản quang sẽ chui vào. Ta dễ thấy hình này khi
chụp tiếp tuyến hay chụp nghiêng.
Hình hơi dịch: Hợi nằm trên và mức dịch nằm ngang, hình này chỉ thấy khi
chùm tia đi song song với mức dịch, cho dù ở bất kỳ trước thế nào.
2.2 SIÊU ÂM
2.2.1 CƠ SỞ VẬT LÝ
Cơ chế phát sóng âm: Sóng âm được tạo ra do chuyển đổi năng lượng từ điện
thành các sóng xung tương tự như phát xạ tia X, phát ra từ các đầu dò, có cấu trúc
cơ bản là gốm áp điện (piezo-electric). Sóng âm thanh chỉ truyền qua vật chất mà
không truyền qua được chân không, vì không có hiện tượng rung.
Một trong những đặc điểm cơ bản nhất là tần số sóng âm phụ thuộc vào bản
chất của vật có độ rung khác nhau. Đơn vị đo tần số là Hertz, tức là số chu kỳ dao
động trong một giây.
Bản chất của Siêu âm: Để hiểu được siêu âm ta phải hiểu âm thanh, đó là
những dao động sóng hình sin có tần số từ 20Hz - 20.000Hz. nếu sóng âm tần số
thấp < 20Hz gọi là Hạ âm, > 20.000Hz gọi Siêu âm. Trong lĩnh vực Y tế người ta
dùng sóng âm với tần số từ 2 MHz đến 20 MHz (1 MHz = 10 9 Hz) tùy theo yêu
cầu thăm khám.
Tính chất của Siêu âm:
- Sự lan truyền của sóng âm
- Sự suy giảm và hấp thu.
Trong môi trường có cấu trúc đồng nhất, sóng âm lan truyền theo đường thẳng,
và bị mất năng lượng dân gọi là suy giảm. Sự suy giảm theo luật nghịch đảo của
bình phương khoảng cách. Sự hấp thu quan trọng của năng lượng âm gặp vật chất
tạo nhiệt. Tuy nhiên sự mất năng lượng trong siêu âm không giống bức xạ tia X, vì
ở đây còn có hiệu ứng quang từ hoặc hiệu ứng Compton. Vận tốc truyền sóng âm
phụ thuộc vào độ cứng và tỷ trọng của môi trường vật chất xuyên qua, trong cơ thể
người: mỡ 1450; nước 1480; mô mềm 1540; xương 4100 m/s.
11

- Sự phản xạ hay phản hồi .


Trong môi trường có cấu trúc không đồng nhất, một phần sóng âm sẽ phản hồi
mặt phẳng thẳng góc với chùm sóng âm tạo nên âm dội hay âm vang (Echo), phần
còn lại sẽ lan truyền theo hướng của chùm sóng âm phát ra. Như vậy, ở đường ranh
giới giữa hai môi trường có trở kháng âm (Acoustic impedance), ký hiệu là Z, Z
khác nhau tùy thuộc cấu trúc của vật chất đặc biệt là số nguyên tử. Sóng phản hồi
sẽ thu nhận bởi đầu dò, sau đó được xử lý trong máy và truyền ảnh lên màn hình
(Display), hoặc ghi lại trên phim, giấy in hoặc trên băng đĩa từ. Tất nhiên các sóng
phản hồi không được thu nhận bởi đầu dò sẽ bị biến mất theo luật suy giảm.
- Sự khúc xạ, nhiễu âm.
- Khi chăm sóng đi qua mặt phẳng phân cách với một góc nhỏ, chùm âm phát
ra sẽ bị thụt lùi một khoảng so với chùm âm tới còn gọi là nhiễu âm. Chính điều
này sẽ tạo ra ảnh giả.
Đầu dò (Transducer - Probe): Làm nhiệm vụ vừa phát vừa thu sóng âm phản
hồi. Nó bao gồm một hoặc nhiều miếng gốm áp điện (Piezo-eletric), khi có dòng
điện xoay chiều tần số cao kích thích vào miếng gồm này làm cho nó co giãn và
phát ra xung siêu âm. Ngược lại khi miếng áp điện rung lên do sóng siêu âm dội
trở về sẽ tạo ra một xung động. Sóng siêu âm lan truyền vào các mô trong cơ thể,
gặp các mặt phẳng sẽ gặp các sóng âm dội trở về. Mỗi ấm dội mà đầu dò thu nhận
được sẽ chuyển thành tín hiệu điện, từ tín hiệu này sẽ được chuyển thành tín hiệu
trên màn hình, và tất cả chùm sóng âm quét tạo nên hình ảnh siêu âm.
Tùy theo máy và hãng sản xuất, các đầu dò quét được nhờ một hệ thống cơ khí
hay điện tử, với chùm thăm dò theo hình chữ nhật hay rẻ quạt..
Đầu dò quét cơ học. Trong đầu dò có bộ chuyển động được gắn với tinh thể
gốm áp điện hoặc một tấm gương phản âm. Chức năng của bộ này giống như một
bộ đèn pha quét ánh sáng chùm đơn, chuyển động nhờ một bánh xe hoặc một
chuyển động kể. Các dao động sóng sẽ phản chiếu nhờ tấm gương.
Đầu dò quét điện tử. Các tinh thể gốm áp điện được xếp thành một dãy theo iều
ngang (tuyến tính), được mở ra một cửa sổ (Aperture) nhỏ lớn phụ thuộc vào số
lượng tinh thể, chiều rộng của chùm sóng âm khi phát ra.
Các loại kĩ thuật siêu âm:
12

Các loại kỹ thuật siêu âm:


+ Siêu âm kiểu A (Amplitude): Ghi lại sóng phản hồi bằng những xung nhọn,
mà vị trí tương ứng với chiều sâu và biên độ tỷ lệ thuận với cường độ của âm vang.
Kiểu A ít có giá trị về chẩn đoán. Mà dùng để kiểm tra sự chính xác của máy siêu
âm.
+ Siêu âm kiểu B hay 2 chiều (2D - bidimention): Mỗi sóng xung kiểu A đều
được ghi lại bằng một chấm sáng nhiều hay ít tùy theo cường độ của âm dội. Sự di
chuyển của đầu dò trên da bệnh nhân cho phép ghi lại cấu trúc âm của các mô
trong cơ thể nằm trên mặt phẳng quét của chùm tia, đây là phương pháp siêu âm
cắt lớp (Echotomography). Hình thu được từ các âm vang này sẽ được lưu trữ
trong bộ nhớ và chuyển thành tín hiệu trên màn truyền bằng các chấm trắng đen,
xám.
+ Siêu âm kiểu Động (Dynamic): Là một kiểu hai chiều với tốc độ quét nhanh,
tạo nên hình ảnh theo thời gian thực (real time). Kiểu Động so với kiểu B tựa như
điện ảnh so với chụp ảnh. + Siêu âm kiểu TM (Time Motion): Trong kiểu siêu âm
này âm vang sẽ ghi lại theo kiểu A, nhưng chuyển động theo thời gian nhờ màn
hình quét ngang thường xuyên. Do đó những cấu trúc đứng yên trên màn hình là
một đường thẳng, còn những câu trúc chuyển động là một đường cong ngoằn
ngoèo tùy theo sự chuyển động của cơ quan thăm khám. Siêu âm kiểu này thường
dùng để khám tim.
+ Siêu âm kiểu Doppler (Động): Dùng hiệu ứng Doppler của siêu âm để đo tốc
độ tuần hoàn, xác định hướng của dòng máu và đánh giá lưu lượng máu. Có 3 loại
Doppler: D. liên tục; D. Xung D. màu, người ta thường phối hợp hệ thống Doppler
với siêu âm cắt lớp theo thời gian thật gọi là siêu âm DUPLEX. Ngày nay người ta
13

còn mã hóa các dòng chảy của siêu âm chính là siêu âm Động-Màu, siêu âm
Doppler năng lượng (Power Doppler), siêu âm tổ chức (Tissue doppler) và siêu âm
đa chiều rất tiện cho việc thăm khám Tim-Mạch, sản khoa.
2.2.2 TẠO ẢNH SIÊU M
Theo nguyên tắc vật lý, người ta ứng dụng các tính chất sau đây của siêu âm
cho vấn đề tạo ảnh:
- Tính lan truyền qua vật chất của sóng âm.
- Tính phản hồi khi qua các mặt phẳng phân cách.
- Chuyển sóng âm thành năng lượng điện sau đó mã hóa số phát trên màn cảm
quang âm cực photocathode) của màn hình. Vì sóng âm sẽ suy giảm cường độ theo
luật nghịch đảo của bình phương khoảng cách, do đó muốn có một hình ảnh siêu
âm đẹp, ta cần có những đầu dò thích hợp với chiều sâu của cấu trúc thăm dò,
ngoài ra cần điều chỉnh tốc độ khuếch đại của các âm vang nông và tăng cường độ
khuếch đại của âm vang sâu, làm cho cường độ của chúng đồng đều gọi là điều
chỉnh bù theo độ sâu (Deep gain compensation DGC - Time gain compensation
TGC).
- Ta có thể vừa xem ảnh siêu âm qua màn hình, vừa có thể nối với hệ thống in
nhiệt, laser - camara - chụp phim polaroid hay ghi bằng từ, đĩa từ để lưu trữ.
2.2.3 CÁC HÌNH ẢNH CƠ BẢN CỦA SIÊU ÂM
Cấu trúc của dịch lỏng: (bàng quang, túi mật, u nang) có cấu trúc đồng đều thể
hiện một vùng rỗng âm (anechogen, echo - free). Sóng âm dễ dàng truyền trong
môi trường lỏng nên ít bị suy giảm hơn các vùng xung quanh, do đó có hiện tượng
tăng âm phía sau một cấu trúc dịch đồng nhất (acoustic enhencement).
Cấu trúc đặc có đậm độ cao hơn nhu mô ở chung quanh: Sẽ thể hiện bằng một
cho tăng âm (Hyperéchogène, echo rich), tuy nhiên cũng có các loại u giảm âm và
sau vùng tăng âm là vùng giảm âm (Attenuation posterieur).
Một số cấu trúc rất đặc: (vôi hóa, sỏi, xương) có tác dụng như một lá chắn,
sóng âm sẽ phản hồi hoàn toàn ở bề mặt phân cách tạo nên vùng âm rất rõ, phía sau
là một vùng trồng âm tức là sóng âm đã bị chặn lại bởi lá chắn. Vùng này được gọi
là “bóng lung" (Cône d'ombre postérieur, acoustic shadowing).
Một số vùng giảm âm (hypoéchogène, echo-poor) do có cấu trúc nửa lỏng nửa
đặc, ví dụ ổ áp xe hay một u hoại tử có thể có hình siêu âm giống nhau.
14

Hơi trong các tổ chức có tác dụng làm khuyếch tán, phản hồi, hấp thụ và khúc
xạ ngay tại bề mặt tiếp xúc. Điều này làm cho ta rất khó đánh giá các cấu trúc ở
sau bề mặt này, người ta thường dùng thuật ngữ “bóng lưng bẩn” (dirty acoustic
shadow) để mô tả hơi ở trong ống tiêu hoá.
2. 2.4 NGHIÊN CỨU SIÊU ÂM
Một trong những ưu điểm của thăm khám siêu âm là cho phép cắt lớp tất cả các
mặt phẳng trong không gian, mà không chỉ cắt ngang như cắt lớp vi tính. Đồng
thời có thể tái tạo thành ảnh ba chiều (3 dimention - 3D) và 4 chiều (4D). Điều này
đòi hỏi các bác sỹ thăm khám siêu âm cần phải nắm rất chắc giải phẫu định khu cơ
thể và kỹ thuật khám siêu âm.
Trong thực tế người khâm phải cất rất nhiều lớp khác nhau, với các tổ quát
khác nhau để chẩn đoán, còn khi chụp chỉ ghi lại những hình ảnh đặc trưng mà
thôi. Giống như cắt lớp vi tính, theo quy ước những lớp được cắt ngang được trình
bày that khi người quan sát đứng ở phía chân nhìn lên. Những lớp cắt dọc chịu quy
ước đầu bệnh nhân ở bên trái người quan sát, chân ở phía phải.
2.3 CẮT LỚP VI TÍNH
Còn được gọi là Cắt lớp điện toán, chụp Cắt lớp đo tỷ trọng(Computed,
Tomography Scanner. Tomodensitométrie, Scannography).
Dựa trên nguyên lý cơ bản của X quang cổ điển, tức là sự hấp thụ tia X khác
nhau của các mô trong cơ thể tùy theo tỷ trọng của chính nó và trên các đo lường
tính toán sự khác nhau về tỉ trọng nhà máy tỉnh điện tử. Sự tái hiện hình ảnh lên
màn hình hoặc trên phim, khi Gantry quét vòng tròn cho những hình ảnh cắt lớp
ngang qua cơ thể. Vì vậy trên sơ đồ khối của máy chụp CLVT ta có 3 cụm chức
năng chính:
15

- Cụm phát (Bóng phát tia X) và thu tín hiệu tia X (Detector): gọi là
GANTRY.
- Cụm đo lường, tính toán, xử lý, lưu trữ dữ liệu số hóa: Máy vi tính.
- Cụ tạo ảnh (Tái cấu trúc hình ảnh – Imaging Reconstruction): Màn hình
(Monitor display), máy in Laser, các ổ đĩa từ, đĩa quang (Magnetic Optical
Disc)
Đã có nhiều thế hệ máy ra đời nhằm cải tiến chát lượng và hiệu quả chẩn đoạn,
gần đây nhất là sự ra đời của máy CLT thế hệ mới, Cắt lớp điện toán cực nhanh
(Electron Beam Ultrafast Scanner – EBUS – EBCT), cho phép thấy được những
hình ảnh chuyển động theo thời gian thực (Real time), chẳng hạn cho ta có thể xem
phổi, khí quẩn hoạt động trong các kỳ hô hấp …
2.4 CỘNG HƯỞNG TỪ (Magnetic Resonance Imaging)
Dựa trên nguyên lý cộng hưởng từ trường của các hạt nhân H+ có trong dịch
nội và ngoại bào, các tổ chức trong cơ thể.
Dựa trên các phép đo lường tính toán sự khác nhau (Algorythm) về tính hiệu từ
(Magnetic signal) của các mô cơ thể nhờ máy tính điện tử và kỹ thuật số.
Sự tái hiện hình ảnh lên màn hình hoặc trên phim, khi Gantry quét vòng tròn
qua cơ thể cho ta những hình ảnh cắt lớp ngang, dọc đa chiều (Multiptlanar) tùy
trường nhìn được chọn.
16

3. TỔ CHỨC KHOA
3.1 TÊN GỌI
“Khoa chẩn đoán hình ảnh”
Các tên gọi trước đây như khoa Điện quang, Xquang, Siêu âm đều không nói
nên đầy đủ nội dung hoạt động của khoa nên tên gọi ngày nay là khoa “Chẩn đoán
hình ảnh” mang ý nghĩa bao hàm tất cả công việc chẩn đoán dựa vào việc tạo ảnh
và chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh đã tạo được.
3.2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Phục vụ các yêu cầu về chẩn đoán hình ảnh cho các khoa lâm sàng và phòng
khám của bệnh viện.
Chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật về chẩn đoán hình ảnh như Xquang, siêu âm …
của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa tuyến trước, các cơ sở chẩn đoán hỉnh
ảnh tư nhân và tập thể trong địa bàn.
Tổ chức đào tạo và đào tạo lại thường xuyên về chuyên khoa chẩn đoán hình
ảnh cho cán bộ và nhân viên trong bệnh viện và cán bộ chuyên khoa tuyến trước.
Thực hiện các đề tài khoa học của khoa và bệnh viện.
Tư vấn về lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh cho cơ quan quản lý y tế các cấp.
3.3 CƠ SỞ
17

Chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện đa khoa nên có các cơ sở về điện quang siêu
âm và chụp cắt lớp vi tính. Số lượng và trình độ thiết bị phụ thuộc vào mức độ phát
triển của các khoa lâm sàng của các bệnh viện.
Máy Xquang bao gồm Xquang chụp tổng quát, Xquang truyền hình và Xquang
chuyên sâu. Tủ điều khiển nên đặt ngoài phòng máy và phải có kính chì để quan
sát bệnh nhân.
Máy siêu âm tổng quát và siêu âm doppler.
Máy chụp cắt lớp vi tính.
Phòng rửa phim.
Phòng đọc phim và hội chẩn.
Phòng tiếp đón bệnh nhân.
Phòng trực đồng thời là phòng của KTV.
Phòng giao ban kiêm giảng đường.
Phòng trưởng khoa.
Phòng bác sĩ.
3.4 TRANG THIẾT BỊ
3.4.1 Máy Xquang
Hệ thống Xquang truyền hình có dòng cao áp cao tần. Máy này sử dụng chủ
yếu cho các khám xét tiêu hoá, tim mạch, tiết niệu, nhi khoa, sản phụ khoa.
Hệ thống chụp Xquang tổng quát với dòng điện cao tần chủ yếu cho khán xét
hô hấp xương khớp thần kinh và cấp cứu.
Máy Xquang di động dùng cho cấp cứu tại giường bệnh.
Máy Xquang chuyên dùng để chụp vú.
Ở những bệnh nhân có yêu cầu trình độ cao về tim mạch, nên có máy Xquang
mạch máu công suất nhỏ để chụp mạch máu và thực hiện các kỹ thuật chụp điện
quang can thiệp.
3.4.2 Máy siêu âm
Máy siêu âm tổng quát.
18

Máy siêu âm doppler đen trắng hoặc màu.


Máy siêu âm 3D, 4D ...
3.4.3. Máy rửa phim
3.4.4. Máy chụp cắt lớp vi tính
Hiện nay các máy chụp cắt lớp vi tính còn tập trung chủ yếu ở các thành phố
lớn, trong tương lai mỗi bệnh viện đa khoa tỉnh với số dân trên 1 triệu người, cần

Một máy chụp cắt lớp vi tính. Không nên mua máy cũ vì thiết bị lạc hậu không
cho phép đạt ảnh chất lượng cao, lượng nhiễm xạ trên bệnh nhân lớn, thời gian
quét dài và đặc biệt là rất khó nâng cấp, khó có phụ tùng thay thế.
Trong giai đoạn hiện nay nên dùng máy soắn ốc với thời gian quét trên giấy cát
ở các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh.
3.4.5. Trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh ở bệnh viện đa khoa tuyến huyện
Tùy theo sự phát triển của từng huyện, máy chụp Xquang cao làm với da qua.
bng từ 20 - 300 mA cùng với máy siêu âm tổng quát đen trắng có thể coi là một
đơn vị chẩn đoán hình ảnh cơ bản.
3.4.6. Vật tư chuyên dụng cho quang
Nên dùng tấm tăng quang siêu nhạy để giảm liều xạ cho bệnh nhân.
Cân có thiết bị in tên bệnh nhân lên phim, yếm chì và đặc biệt và đặc biệt cần
Có các lam bảo vệ quang truyền cho bệnh nhân khi chụp Xquang. Cân có dụng cụ
đo và theo dõi liều xạ cho nhân viên làm Xquang.
4. QUẢN LÝ KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
4.1 QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ VÀ AN TOÀN BỨC XẠ
Chấp hành đầy đủ các quy chế chuyên môn do Bộ Y tế ban hành.
Nhằm phục vụ tốt nhân dân, cần quan tâm đến việc thường xuyên nâng cao
chất lượng chuyên môn bao gồm: chất lượng phim ảnh và chất lượng chẩn đoán.
Đáp ứng mọi yêu cầu chẩn đoạn của các khoa lâm sàng và phòng khám bệnh.
Hợp tác chặt chẽ giữa khoa chẩn đoán hình ảnh và các khoa lâm sàng trong chỉ
định khám xét, chuẩn bị bệnh nhân trước để khám xét có hiệu quả, thực hiện các
xét nghiệm đặc biệt và xử trí tai biến nếu xảy ra.
19

Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh khi báo cáo kết quả khám siêu âm, Xquang phải kết
hợp với tư liệu lâm sàng.
Luôn sẵn sàng về nhân lực, thiết bị, thuốc men để phục vụ cấp cứu trong và
ngoài giờ làm việc.
Chấp hành các quy định về an toàn bức xạ do Bộ Y tế và Bộ Khoa học Công
Nghệ và Môi trường ban hành; áp dụng các kỹ thuật mới có tác dụng giảm liều tia
xạ cho bệnh nhân.
4.2 QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
Thực hiện đầy đủ các chế độ chức trách chuyên môn do Bộ Y tế ban hành.
Trưởng khoa phải tổ chức việc kiểm tra thường xuyên và có biện pháp giải
quyết những thiếu sót.
Trưởng khoa căn cứ vào quá trình đào tạo và các chứng chỉ đào tạo của các bác
sĩ, KTV để giao nhiệm vụ thực hiện các khám xét siêu âm, Xquang cho bệnh nhân.
áp dụng thủ thuật mới, kỹ thuật mới phải được phép của giám đốc bệnh viện qua
hội đồng khoa học cơ sở.
Khi làm thủ thuật có can thiệp hoặc tiêm thuốc đối quang cho bệnh nhân phải
giải thích rõ và được bệnh nhân (hoặc người nhà bệnh nhân) đồng ý bằng văn bản.
Chấp hành những quy định về y đức do Bộ Y tế ban hành.
Tổ chức lưu trữ phim ảnh tư liệu bệnh nhân có giá trị cho công tác đào tạo và
nghiên cứu.

4.3 QUẢN LÝ NHÂN LỰC VÀ LAO ĐỘNG


Về nhân lực có thể áp dụng 1 của bộ đại học trên 1,5 y tá - KTV chưa kể y
công.
Cần có 1 hoặc 1/2 biên chế là kỹ sư chuyên về điện tử y tế.
Nên phân công cán bộ đại học đi sâu vào 1 hoặc 2 chuyên khoa sâu như thần
kinh, tiêu hoá, hô hấp, tiết niệu, xương khớp...để nâng cao chất lượng công tác và
thuận lợi cho công tác đào tạo, nghiên cứu.
Nếu có biên chế là thư ký thì nên là thư ký được đào tạo từ nghiệp vụ thư ký
bệnh viện.
20

Định kỳ kiểm tra an toàn bức xạ, kiểm tra sức khỏe cho cán bộ nhân viên trong
khoa để đề xuất với các cấp lãnh đạo những biện pháp bảo vệ bức xạ và ngăn ngừa
bệnh nghề nghiệp.
4.4 QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
Tổ chức đào tạo tại chỗ và gửi đi đào tạo trong hoặc ngoài nước để cán bộ nhân
viên của khoa cập nhật được kiến thức và sử dụng có hiệu quả trang thiết bị mới.
Tổ chức các chương trình hợp tác về khoa học trong nước và ngoài nước.
Thực hiện các đề tài khoa học của khoa, của bệnh viện và các chương trình
nghiên cứu của ngành.
Đề xuất và thực hiện chương trình đào tạo cập nhật cho tuyến trước.
Xây dựng tủ sách giáo khoa.
Từng bước áp dụng tin học trong xử lý, lưu trữ và truyền ảnh qua mạng.
4.5 QUẢN LÝ KINH TẾ
Thực hiện đúng nội quy sử dụng máy và ghi nhật ký máy cho tất cả máy móc
trong khoa.
Thực hiện chế độ bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị.
Tôn trọng điện áp và công suất dòng điện cho từng máy, tất cả các máy phải có
dây tiếp đất đúng tiêu chuẩn.
Đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Có biện pháp chống chuột và chống bụi tại các phòng đặt máy.
Hạch toán giá thành các loại khám xét và tạo nguồn bệnh nhân để đạt tới khả
năng khấu hao vốn đầu tư máy (5 năm cho máy nhỏ, 8 năm cho máy lớn).
Bài 3 QUẢN LÝ AN TOÀN BỨC XẠ
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các cách sử dụng che chắn bức xạ.
2. Trình bày được an toàn và các biện pháp đảm bảo an toàn trong bức xạ.
NỘI DUNG
1. CHE CHẮN BỨC XẠ ION HÓA
21

Việc chọn vật liệu sử dụng để che chắn bức xạ tùy thuộc vào bản chất của bức
хạ.
1.1 CHE CHẮN TIA X VÀ TIA GAMMA
Vật liệu có mật độ càng cao thì khả năng che chắn tia X và tia Gamma càng
tốt.
Thông thường sử dụng chì, thép, bê tông.
Sự suy giảm cường độ của chùm tia bức xạ tuân theo quy luật hàm mũ.
I = I0.e-u.d
I0 và I là cường độ bức xạ trước và sau che chắn.
µ: Hệ số suy giảm của vật liệu
d: Chiều dày vật liệu che chắn
Giá trị HVL của vật liệu: Khoảng chiều dày của vật liệu để làm giảm cường độ
bức xạ ban đầu đi một nửa.
HVL phụ thuộc vào loại vật liệu và năng lượng của bức xạ.
I = I0.e-0.693xd/HVL.
Hoặc: I = I0/2n (Trong đó n = d/HVL).
Giá trị TVL của vật liệu: khoảng chiều dày của vật liệu để làm giảm cường độ
bức xạ ban đầu đi mười lần.
TVL phụ thuộc vào loại vật liệu và năng lược của bức xạ.
I = I0.e-2.303xd/HVL.
Hoặc: I = I0/10n (Trong đó n = d/HVL).
Rút ra: TVL = HVLx3.323
BẢNG GIÁ TRỊ HVL VÀ TVL CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU
Chì (cm) Thép (cm) Bê tông (cm)
HVL TVL HVL TVL HVL TVL
Tc – 99m 0.02 - - - - -
I - 131 0.72 2.4 - - 4.7 1.57
Cs -137 0.65 2.2 1.6 5.4 4.9 16.3
22

Co - 60 0.10 4.0 2.0 6.7 6.3 20.3


Tia X 100kVp 0.026 0.087 - - 1.65 5.42
Tia X 200kVp 0.043 0.142 - - 2.59 8.55

1.2 CHE CHẮN BỨC XẠ ALPHA, BETA


Do đặc tính dễ bị hấp thụ và mất năng lượng nên việc che chắn bức xạ Alpha,
Beta đơn giản hơn việc che chắn tia Gamma hoặc Neutron.
Chỉ cần một tấm bìa cứng cũng có thể cản được tia Alpha.
Với bức xạ Beta có thể sử dụng tấm Plastic, Nhôm ... Tuy nhiên, với các tia
Beta có năng lượng cao(trên 2MeV) - do tương tác của Beta với vật chất gây ra
hiện Tượng tạo bức xạ hãm (tạo tia Gamma) nên việc che chắn phải sử dụng thêm
lớp chí để cản tia Gamma.
1.2 CHE CHẮN BỨC XẠ NEUTRON
Bức xạ hạt Neutron được làm chậm bằng cách sử dụng các vật liệu có chứa các
nạn nhân nhẹ như Hydro, Carbon ... nhằm mục đích chuyển Neutron nhanh thành
Neutron nhiệt.
Các vật liệu như B, Cd, ...có đặc tính hấp thụ Neutron được sử dụng để hấp thụ
Neutron nhiệt.
Ngoài ra việc che chắn Neutron cũng yêu cầu có một lớp chì để cản tia Gamma
sinh ra do tương tác giữa Neutron với vật chất.
2. AN TOÀN BỨC XẠ TRONG CHẨN ĐOÁN X QUANG Y TẾ
2.1 AN TOÀN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ DÂN CHÚNG
Nhân viên X quang phải hiểu biết rõ ba nguyên tắc cơ bản của an toàn bức xạ:
khoảng cách, thời gian và che chắn.
Khoảng cách là biện pháp hiệu quả nhất để giảm liều chiếu xạ do bức xạ rò và
tán xạ, giữ khoảng cách tối thiểu tới cả ống phát tia X lẫn bệnh nhân là 2m, nếu sử
dụng thiết bị di động. Nếu không có bình phong bảo vệ cần đeo yếm chì. Luôn đeo
liều kế cá nhân (đeo dưới yếm chì) khi làm việc với tia X.
Chỉ những người xét thấy cần thiết thì được ở lại trong phòng máy khi phát tia.
Những người này phải đứng xa chùm tia và tốt nhất là đứng sau tấm bảo vệ.
Cửa ra vào phòng máy phải đóng trong suốt thời gian làm kỹ thuật.
23

Bất kỳ ai không đứng sau màng bảo vệ cần phải mặc áo bảo vệ thích hợp, trừ
cán bộ bức xạ xét thấy không cần thiết. Họ cũng phải đứng cách xa bệnh nhân khi
có yêu cầu. Những biện pháp này đặc biệt trong phòng mổ với các ca phẫu thuật
mạch, nơi thường có vài người ở trong phòng và các thiết bị bảo hộ cản trở công
việc kỹ thuật. Các nhân viên cần được tránh bị chiếu xạ trực tiếp ngay cả khi được
bảo vệ.
Trường và cần duy trì ở diện tích nhỏ và chùm tia tránh chiếu thẳng sang các
vùng bên nếu như các vùng đó chưa được bảo vệ đủ ở mức sơ cấp. Điều này được
áp dụng sau bàn điều khiển.
Trẻ em, người yếu sức, người được gây mê và một số trường hợp cần được
giúp đỡ trong quá trình kiểm tra, nếu có điều kiện nên sử dụng các thiết bị cơ học
cố định bệnh nhân. Còn trong trường hợp ngược lại, không nên chỉ để một người
trợ giúp bệnh nhân lâu mà phải chia việc đó cho nhiều người.
Với trẻ em có cha, mẹ hoặc người lớn đi kèm thì có thể đỡ trẻ nhưng không
phải là người đang mang thai. Tất cả mọi người giúp bệnh nhân phải được hướng
dẫn - đủ và nếu cần phải được mặc áo bảo hộ. Khi cần người nâng đỡ bệnh nhân
cần sử dụng máy X quang có đóng mở trường xạ.
Trong những trường hợp đặc biệt, người trợ giúp cần phải được theo dõi liều
bức xạ cá nhân và phải được sự đồng ý của cán bộ phụ trách an toàn.
Nếu liều bức xạ vượt quá mức 1.5mSv, cần phải báo ngay cho cán bộ an toàn
và cán bộ tư vấn an toàn bức xạ tiến hành khảo sát tình trạng trên.
2.2 AN TOÀN ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN
Yêu cầu xét nghiệm: Chỉ đề ra xét nghiệm X quang sau khi đã đánh giá chặt
chẽ các điều kiện của bệnh nhân để tránh sự chiếu xạ không cần thiết. Khi nghi
ngờ tính hợp lý của một xét nghiệm, cần có sự bàn bạc giữa chuyên gia về bức xạ
và bác sĩ điều trị. Các chỉ số lâm sàng, chẩn đoán và thông tin cần thiết cho xét
nghiệm X quang phải được bác sĩ điều trị công bố.
Các khảo sát về bức xạ để phát hiện lao, ung thư biểu bì ở vú và các xét
nghiệm lồng ngực phải được tiến hành một cách cẩn thận. Cần tham khảo thông tin
của những xét nghiệm trước để tránh sự chụp, chiếu lại nếu không cần thiết. Không
làm xét nghiệm bằng chiếu khi có thể thu được thông tin cần thiết từ việc chụp.
- Đảm bảo chất lượng: Một thiết bị X quang mới không được sử dụng khi trước
đó không được tiến hành việc kiểm tra chất lượng. Định kỳ kiểm tra chất lượng để
24

đảm bảo tính năng hoạt động tốt liên tục. Bất kỳ sai hỏng nào được phát hiện phải
được sửa chữa trước khi cho hoạt động trở lại.
Che chắn các cơ quan trong cơ thể: chùm tia bức xạ không được chiếu thẳng
trực tiếp vào những phần của cơ thể không cần khám nghiệm, đặc biệt là ngực phụ
nữ (vú) và cơ quan sinh dục, trừ khi có yêu cầu kiểm tra. Luôn nhớ, khi chụp chân
tay phải dùng tấm chì trên mặt bàn để chắn tia xuyên qua bàn vào các cơ quan
nhạy cảm bức xạ.
Đối với bệnh nhân trẻ, đang trong độ tuổi sinh sản, cần phải che bộ phận sinh
dục trước khi tiến hành chiếu, chụp, trừ khi sự che chắn chắc gây ảnh hưởng tới
yêu cầu kiểm tra.
Nhân viên X quang cần được khẳng định các trường hợp chiếu chụp vùng
bụng, xương chậu của những phụ nữ đang mang thai và có sự chỉ định của bác sĩ.
Khi tiến hành kỹ thuật X quang với các phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có
thai, cần thận trọng sao cho liều bức xạ đến bào thai ở mức nhỏ nhất. Chụp hình ở
những vùng xa bào thai như phổi, đầu, tay …, có thể thực hiện bất kể lúc nào với
điều kiện chum tia được khu trú tốt nhất và che chắn phần thai tốt nhất.
Trường xạ nên được khu trú tại các chỗ cần khám nghiệm. Đặc biệt cần được
áp dụng điều này một cách nghiệm ngặt đối với trẻ nhỏ. Vị trí khu trú chum tia
được kiểm tra bằng hệ thống chiếu sáng. Hệ thống đóng mở chum tia và đèn chiếu
sáng phải thường xuyên được kiểm tra.
Mở rộng Diaphram dẫn tới bệnh nhân bị chiếu xạ nhiều không cần thiết cũng
như tia tán xạ tăng lên. Hạn chế độ rộng chùm tia bằng các thiết bị đóng mở chùm
tia sẽ hạn chế được các nguồn xạ vô ích này.
Hướng đi của tia bức xạ qua cơ thể người ảnh hưởng rất lớn tới phân bố liều
hấp thụ đối với các cơ quan nhạy cảm bức xạ. Hướng từ phía sau ra phía trước
trong chụp phổi ít ảnh hưởng hơn tới chức năng vú so với hướng từ phía trước ra
phía sau.
Các nhân viên X quang phải thành thạo vận hành các thiết bị của mình, có
trách nhiệm không để cho bệnh nhân bị chiếu quá liều.
Phải sử dụng các hình nộm thíc hợp để thay thế cho những bộ phận của con
người trong việc đào tạo nhân viên phóng xạ chụp hình và nghiên cứu.
25

Lưu trữ hồ sơ: Các hồ sơ xét nghiệm X quang phải được lưu giữ để tham khảo
sau này.
2. ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG CÁC KỸ THUẬT X QUANG
2.1 CHỤP HÌNH XQUANG
Các thông số của máy phải được kiểm tra trước khi chụp cho bệnh nhân.
Tia X phát ra cần được kiểm soát từ bàn điều khiển và công tắc phải ở vị trí sao
cho nhân viên vận hành không thể rời khỏi vùng bảo vệ khi phát tia. Ở nơi không
có đủ điều kiện thực hiện điều này thì cơ sở phải xây dựng các qui tắc bảo vệ cho
phù hợp và mọi người phải tuyệt đối tuân thủ. Trong trường hợp như thế, nhân
viên vận hành phải mặc áo bảo vệ khi đứng sau bàn điều khiển không có bảo vệ.
Người vận hành phải luôn nhìn rõ bệnh nhân và các lối ra vào phòng tia X.
Phòng điều khiển và bàn điều khiển phải có kính chì ở các cửa sổ.
Hệ tạo hình phải được chọn sao cho bệnh nhân nhận liều bức xạ ít nhất và thỏa
mãn các điều kiện cung cấp đủ thông tin cho việc khám bệnh. Liều bức xạ của
bệnh nhân và nhân viên bức xạ vận hành máy được giảm đi nếu chúng ta sử dụng
các vật liệu cản xạ thấp cho các phương tiện như bàn bệnh nhân, vỏ hộp cassette,
và nên sử dụng các bìa tăng sáng.
Đặt bệnh nhân đúng vị trí, xử lý phim tối ưu là những nhân tố quan trọng để có
được hình ảnh chất lượng tốt. Điều này giúp cho việc đọc phim dễ dàng và hiệu
quả hơn đồng thời tránh được việc chụp lại phim.
Tổng chiều dày phin lọc trên chùm tia sơ cấp đối với mọi quy trình chụp X
quang không được nhỏ hơn 2.5mmAl tương đương, loại trừ chụp vú. Đối với chụp
vú, phin lọc nhỏ nhất là 0.03mm Mo đối với bóng Mo. Phin lọc thực tế phải gần
giá trị này. Vì vậy chiều dày hấp thụ một nửa đo được phải nằm trong khoảng 0.3 -
0.7mmAl ở điện thế phát 28kVp với bàn ép trên chùm tia.
Khoảng cách từ điểm hội tụ đến bề mặt da không bao giờ được ngắn hơn 30cm
và không được dưới 45cm đối với các máy cố định. Đối với chụp phối, không
được dugi 60cm. Trong chụp cắt lớp, việc khu trú chùm tia, lấy tâm và chọn mức
ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm liều bức xạ cho bệnh nhân.
Bảo vệ mắt của bệnh nhân bằng các tấm chì rất có lợi trong chụp mạch sọ, tấm
chì bảo vệ mặt cần được bọc bằng vật liệu nhựa.
2.2 CHIẾU XQUANG
26

Các chỉ số của thông số chiếu ảnh hưởng trực tiếp đến liều bệnh nhân. Đối với
mối qui trình phải được chọn sao cho đáp ứng được yêu cầu chất lượng chẩn đoán
nhưng phải đảm bảo liều bệnh nhân ở mức tối thiểu.
Thời gian chiếu phải giữ ở mức thấp nhất vì liều bệnh nhân tỷ lệ thuận với thời
gian chiếu khi các thông số khác được giữ nguyên.
Nên dùng chế độ chiếu ngắn xen kẽ các khoảng thời gian tạm ngừng thay vì
chiều liên tục.
Nên sử dụng các thiết bị có khả năng lưu ảnh cuối như là phương tiện giảm
thời gian chiếu.
Nên dùng chế độ chiếu xung phù hợp với các qui trình kỹ thuật xét nghiệm
thay cho sử dụng các máy chiếu thông thường liên tục.
Chùm tia X phải được khu trú đúng vào vùng quan tâm trong mọi trường hợp
không được vượt quá diện tích nhìn của màn hình tăng sáng...
Lưới chống tán xạ trên mặt tăng sáng truyền hình chỉ được dùng khi tia tán xạ
ảnh hưởng tới chất lượng của hình ảnh ở mức không chấp nhận được.
Nên chiếu ở chế độ dòng (mA) thấp.
Trong khi chiều bằng các thiết bị tăng sáng truyền hình di động hoặc các thiết
bị mà khoảng cách từ tiêu điểm hội tụ có thể thay đổi, bệnh nhân phải nằm ở vị trí
càng gần màn hình càng tốt.
2.3 CHIẾU - QUAY PHIM X QUANG
Các chỉ số của các thông số chiếu quay phim có thể ảnh hưởng tới liều bệnh
nhân. Chúng phải được chọn sao cho vừa đảm bảo chất lượng hình ảnh chẩn đoán,
vừa đảm bảo liều bệnh nhân.
Chùm tia X chiếu vừa được khu trú đúng vùng quan tâm và trong mọi trường
hợp không được vượt quá diện tích màn tăng sáng truyền hình.
Thời gian quay cần giữ ở mức ngắn nhất có thể được và đáp ứng được yêu cầu
của chẩn đoán.
Cần sử dụng vận tốc hình (số lần quét) thấp nhất phù hợp với yêu cầu chẩn
đoán.
Số hình quay lên ở mức thấp đáp ứng yêu cầu chẩn đoán.
27

2.4 MÁY CHỤP HÌNH ĐIỆN TOÁN CT (COMPUTED TOMOGRAPHY).


Tất cả các chỉ số kỹ thuật của máy chụp hình điện toán ảnh hưởng trực tiếp đến
liều bệnh nhân. Chúng cần được chọn sao cho đảm bảo chất lượng chẩn đoán và
liều bệnh nhân ở mức thấp nhất.
Số lượng lớp cắt phải ở mức thấp đủ yêu cầu chẩn đoán lâm sáng.
Thông số mAs trên lớp cắt phải ở mức thấp phù hợp với yêu cầu chất lượng
hình ảnh.
Không lên biến việc quét tiền sử dụng chất cản quang vào qui trình quét sau
tiêm thuốc cản quang thành việc tiền lệ.
Độ rộng khe phải lớn nhất phù hợp kích thước cấu trúc cần được chụp hình.
Bước chạy bàn phải lớn hơn hoặc bằng độ rộng khe phát tia, trừ những trường
hợp có yêu cầu đặc biệt.
2.5 CHỤP VÚ (MAMMOGRAPHY)
Tất cả các chỉ số kỹ thuật của máy chụp vú ảnh hưởng trực tiếp đến liều bệnh
nhân. Chúng cần được chọn sao cho đảm bảo chất lượng chẩn đoán và liều bệnh
nhân ở mức thấp nhất.
Thiết bị dùng cho mục đích chụp vú phải được sử dụng với tổ hợp phim bìa
tăng sáng cho xạ ảnh vú.
Tổ hợp phím bia tăng sáng dành riêng cho chụp vú cần được sử dụng.
Cần sử dụng những máy rửa phin (bao gồm việc lựa chọn các thông số xi lý và
hóa chất) tối ưu cho xạ hình chụp vú.
Thời gian nên giảm tới mức tối thiểu bằng cách dùng dòng maS lớn để tránh
sai hỏng và giảm liều cho bệnh nhân.
Ghi chống tán xạ cần thiết cho chất lượng hình ảnh ở mức tối ưu. Ghi chống
tán xạ phải được thiết kế riêng cho chụp vú và có thể tháo ra được.
1. LIỀU CHUẨN ĐỐI VỚI CHẨN ĐOÁN X QUANG
Ủy Ban An Toàn Bức Xá Quốc Tế (ICRP) đã tách liều bệnh nhân ra khỏi liều
giới hạn. Tổ chức này khuyên nên đưa ra khái niệm liệu chuẩn hoặc mức khảo sát
để áp dụng cho các qui trình chẩn đoán của tia X. Liều chuẩn dùng trong bài giảng
môn học này được sử dụng như những giá trị liều bức xạ của bệnh nhân ở điều
28

kiện bình thưởng đối với đối tượng làm xét nghiệm điện quang có trọng lượng
trung bình 70kg không vượt qua giá trị đó.
Đại lượng sơ cấp của liều bức xạ chuẩn là liều hiệu dụng cùng với các đại
lượng thứ cấp là liều xâm nhập bề mặt (bao gồm các liều của tia tán xạ) cho mỗi
lần chụp đơn lẻ và tích liều diện tích (cho mỗi lần chiếu kiểm tra). Các giá trị
chuẩn được chia ra dựa trên cơ sở khảo sát thực tế tại các bệnh viện ở một số nước.
Các giá trị này đã được chấp thuận cùng với các tiêu chuẩn chất lượng hình ảnh.
Các giá trị liều đo được ở các thiết bị X quang tại các cơ sở chẩn đoạn X quang
phải được so sánh với các giá trị liều chuẩn và luôn lưu ý tới việc giảm giá trị liều
trung bình của bệnh nhân với mức thấp hơn liều chuẩn.
Dựa vào công nghệ hiện tại mà các giá trị liều chuẩn sẽ được cập nhật.
LIỀU CHUẨN ĐỐI VỚI CHẨN ĐOÁN X QUANG
Kiểu chụp Liều tương đường Liều xâm nhập bề mặt
(mSv) (mGy)
Chụp sọ:
AP – Tia trước sau 0.06 5
PA – Tia sau trước 0.04 5
LAT – Chụp nghiêng 0.03 3
Chụp phổi:
PA – Tia sau trước 0.04 0.4
LAT- Chụp nghiêng 0.1 1.5
Chụp cột sống ngực:
AP – Tia trước sau 0.8 7
LAT – Chụp nghiêng 0.5 20
Chụp bụng:
AP – Tia trước sau 1.0 10
Chụp cột sống thắt lưng:
AP – Tia trước sau 1.0 10
LAT – Chụp nghiêng 0.7 30
Chụp khung chậu:
AP – Tia trước sau 1.5 10
Chụp vú: 7
Chiều dày vú ép là 4.5 cm

Liều khuyến cáo chụp chiếu X quang cho một lần chụp một phim
29

Liều chuẩn áp dụng cho chụp cắt lớp CT: Cơ quan quản lý An toàn Nhà nước
sẽ lấy ý kiến đưa ra các giá trị liều chuẩn cho chụp CT. Đối với mỗi loại chụp CT
của từng máy, có tính tới loại máy CT.
Liều chuẩn chụp vú: Giá trị liều chuẩn cho một góc nhìn với chiều dày vú ép là
45mm là giá trị liều xâm nhập bề mặt vào cỡ 7mGy hoặc liều trung bình tuyến vú
là 1.5mGy.
LIỀU KHUYẾN CÁO CHỤP CHIẾU X QUANG CHO MỘT LẦN CHỤP
MỘT PHIM
Trường hợp chụp - chiếu Liều hiệu dụng Tích liều hấp thụ diện
(mSv) tích (Gy.cm2)
Thụt Barium 10 60
Uống Barium 5 25
Chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV) 6 40

4. GIỚI HẠN LIỀU CHO NHÂN VIÊN BỨC XẠ VÀ DÂN CHÚNG


4.1 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Tổ chức ICRP thế giới đã nghiên cứu và đưa ra các giới hạn liều cho nhân viên
bức xạ.
1934: 2mSv/ ngày; 50mSv/tháng; 600mSv/năm.
1950: 3mSv/tuần; 150mSv/năm.
1956: 1mSv/tuần; 50mSv/năm.
1977: 50mSv/năm.
1990: 20mSv/năm.
4.2 PHẠM VI ÁP DỤNG
Giới hạn liệu này được áp dụng cho chiếu xạ từ các công việc bức xạ, loại trừ
chiếu xạ y tế và chiếu xạ từ các nguồn bức xạ tự nhiên và chủng có thể được coi
một cách hợp lý không thuộc về trách nhiệm của một cơ sở nào đó (Tiêu chuẩn
TCVN 6866:2001).
Đối với chiều xạ bởi Radon ở nơi làm việc có nồng độ trung bình năm cao hơn
1000 Bq.m3 trong không khí thì các giới hạn liều chiếu xạ nghề nghiệp phải được
áp dụng.
30

Giới hạn điều không áp dụng đối với trường hợp chiếu xạ tiềm tàng.
Giới hạn liều không liên quan đến các quyết định về việc có hay không tiến
hành can thiệp và can thiệp như thế nào.
Chiếu xạ nghề nghiệp đối với mọi nhân viên bức xạ phải được giám sát sao cho
các giới hạn sau không bị vượt quá:
20mSv trong một năm liều hiệu dụng lấy trung bình trong thời gian 5 năm liên
tục.
50mSv liều hiệu dụng trong một năm riêng lẻ bất kỳ.
150mSv trong một năm liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt.
500mSv trong một năm liều tương đường đối với các bộ phận chân, tay, da.
Đối với những học sinh, sinh viên từ 16 – 18 tuổi được đào tạo để làm việc liên
quan tới bức xạ và các học sinh, sinh viên từ 16 – 18 tuổi có yêu cầu sử dụng
nguồn bức xạ trong quá trình học tập, chiếu xạ nghề nghiệp phải được kiểm soát
sao cho các giới hạn sau không được vượt quá:
6mSv liều lượng dùng trong một năm.
50mSv trong một năm liều lượng tương đường với thủy tinh thể mắt.
150mSv trong một năm liều lượng tương đường đối với các bộ phận chân, tay,
da.
Trong tình huống đặc biệt, sự thay đổi tạm thời đối với các yêu cầu về giới hạn
liều được chấp thuận:
Quãng thời hạn lấy trung bình đối với liều chiếu xạ nghề nghiệp đối với nhân
viên bức xạ có thể được tăng lên 10 năm liên tục và được qui định bởi cơ quan
quản lý. Liều hiệu dụng đối với mọi nhân viên bức xạ không được vượt quá 20mSv
trong một năm, lấy trung bình cho thời hạn đó và không được vượt quá 50mSv
trong một năm riêng lẻ bất kỳ.
Các tình huống sẽ được xem xét lại nếu liều tích lũy của nhân viên bức xạ bất
kỳ đạt tới 100mSv tính trung bình từ thời điểm thay đổi quãng thời gian được kéo
dài.
31

Thay đổi tạm thời về giới hạn điều phải được cơ quan quản lý xác định nhưng
không được vượt quá 50mSv trong một năm và thời hạn thay đổi tạm thời không
được vượt quá 5 năm.
Liều trung bình đối với một nhóm thành viên trọng yếu bất kì của dân chúng
gây ra bởi các công việc bức xạ không được vượt quá giới hạn bức xạ sau:
- 1mSv trong một năm liều hiệu dụng
- Trong các trường hợp đặc biệt, liều hiệu dụng có thể tăng tới 5mSv cho một
năm riêng lẻ, những liều hiệu dụng cho một năm liên tục không vượt quá 1mSv
trong một năm.
- 15mSv trong một năm liều tương đương đối với thủy tinh thể.
- 50mSv trong một năm liều tương đương đối với tay, chân, da.
Giới hạn liều được lập ra ở phần trên sẽ không áp dụng cho người chăm sóc
bệnh nhân, có nghĩa là những cá nhân bị chiếu trong khi tình nguyện trợ giúp bệnh
nhân khi tiến hành các xét nghiệm hoặc điều trị hoặc khách đến thăm bệnh nhân.
- Liều của một cá nhân bất kỳ tham gia chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân và khách
đến thăm cần phải được kiềm chế sao cho liều bức xạ không vượt quá 5mSv trong
cả thời kỳ bệnh nhân làm xét nghiệm hoặc điều trị.
- Liều đối với trẻ em đến thăm bệnh nhân đang sử dụng dược chất phóng xạ
cũng phải được kiềm chế ở mức nhỏ hơn 1mSv.

Bài 4 NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN KHOA CHẨN
ĐOÁN HÌNH ẢNH
Mục tiêu học tập
Trình bày được các nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên khoa chẩn đoán
hình ảnh.
NỘI DUNG
I. TRƯỜNG KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh
viện, có trách nhiệm giúp giám đốc tổ chức thực hiện các hoạt động của khoa chẩn
đoán hình ảnh và các nhiệm vụ được giao.
32

1. Nhiệm vụ
- Xây dựng kế hoạch hoạt động của khoa chẩn đoán hình ảnh : Căn cứ vào
KHBV để trình giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Đôn đốc kiểm tra các thành viên trong khoa thực hiện tốt các quy định về y
đức và làm theo lời dạy của Bác Hồ " Lương y phải như từ mẫu".
- Tổ chức các hoạt động của khoa theo quy chế công tác khoa chẩn đoán hình
ảnh, chỉ đạo các thành viên trong khoả thực hiện tốt các nhiệm vụ của khoa và quy
chế bệnh viện.
- Tổ chức sắp xếp các buồng máy liên hoàn hợp lý đáp ứng yêu cầu khám
chuyên khoa.
- Kiểm tra sát sao việc thực hiện kỹ thuật chiếu, chụp Xquang, siêu âm và
duyệt kết quả chẩn đoán của các bác sĩ trong khoa, đảm bảo kết quả chính xác,
đúng thời gian.
- Đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng bảo quản thiết bị, thực hiện các chế độ bảo hộ
lao động, pháp lệnh an toàn và kiểm soát bức xạ, kiểm tra liều kế của từng người
trong khoa theo quy định.
- Phối hợp với các khoa lâm sàng tổ chức thực hiện các kỹ thuật đặc biệt theo
đúng quy định.
- Tham gia đào tạo: giảng dạy, hướng dẫn học sinh, sinh viên đến thực tập tại
khoa và các lớp học do giám đốc phân công.
- Làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học; sơ kết tổng kết, rút kinh nghiệm công
tác chuyên môn và quản lý.
- Hướng về cộng đồng tổ chức chỉ đạo mọi thành viên trong khoa tham gia
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và chỉ đạo tuyến dưới.
- Kiểm tra sát sao việc thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh
viện, quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết bị y tế, các trang bị thông dụng và
thực hiện vệ sinh và bảo hộ lao động.
- Định kỳ sơ kết, tổng kết công tác báo cáo giám đốc, những diễn biến bất
thường đột xuất phải báo ngay.
2. Quyền hạn
- Chủ trì giao ban hàng ngày và dự giao ban bệnh viện.
33

- Chủ trì các buổi hội chẩn, các buổi kiểm thảo tử vong ở khoa hoặc liên quan.
- Bố trí nhân lực trong khoa cho phù hợp với công việc.
- Chỉ định các phương pháp chẩn đoán, điều trị sử dụng thuốc, chăm sóc người
bệnh toàn diện, xử lý các trường hợp bất thường cho các người bệnh trong khoa.
- Ký các giấy tờ cho bệnh nhân vào viện, chuyển khoa, ra viện, chứng nhận
tình trạng sức khoẻ (chưa đến mức phải giám định) cho người bệnh, duyệt bệnh
nhân ra viện.
- Ký các kết quả chẩn đoán hình ảnh.
- Nhận xét các thành viên trong khoa, kể cả học viên thực tập về tinh thần trách
nhiệm, thái độ phục vụ, khả năng chuyên môn, báo cáo giám đốc bệnh viện xét đề
bạt, đào tạo, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật.
II. KỸ THUẬT VIÊN TRƯỜNG KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và trưởng phòng Y tá (Điều dưỡng), Kỹ thuật
viên trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Nhiệm vụ
- Tổ chức thực hiện các kỹ thuật chuyên môn, kiểm tra đôn đốc các kỹ thuật
viên và y công trong khoa thực hiện đúng quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật
bệnh viện.
- Quản lý công tác hành chính, quản lý sổ sách, thống kê báo cáo, lập kế hoạch
công tác dựa vào kế hoạch được giao. Phân công công việc cho kỹ thuật viên, y
công. Chấm công hàng ngày, tổng hợp ngày công hàng tháng để trình trưởng khoa
ký duyệt.
- Tham gia thường trực và phân công trực trong khoa.
- Tiếp nhận và giải quyết những đề nghị của người bệnh, gia đình người bệnh
trong trường hợp vượt quá khả năng, quyền hạn phải báo cáo trưởng khoa giải
quyết.
- Tham gia đào tạo kỹ thuật viên, y công trong khoa và học viên đến học tập
theo sự phân công của trưởng khoa.
34

- Lập dự trù y cụ, vật tư tiêu hao sử dụng cho khoa. Thường xuyên kiểm tra
việc sử dụng, bảo dưỡng và quản lý tài sản vật tư theo quy định, viết phiếu sửa
chữa dụng cụ hỏng.
- Kiểm tra đôn đốc vệ sinh sạch đẹp khoa, quy chế chống nhiễm khuẩn bệnh
viện.
- Kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện phòng chống phóng xạ cho nhân viên và
bệnh nhân.
- Tham gia nghiên cứu khoa học theo sự phân công của trưởng khoa.
2. Quyền hạn
- Phân công công việc cho kỹ thuật viên và y công trong khoa.
- Phân công cán bộ thường trực trình trưởng khoa và lãnh đạo duyệt.
III. BÁC SỸ KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Bác sỹ khoa chẩn đoán hình ảnh chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về những
công việc được phân công và có nhiệm vụ quyền hạn sau:
1. Nhiệm vụ
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy chế bệnh viện đặc biệt phải chú ý thực hiện quy
chế công tác khoa chẩn đoán hình ảnh và quy chế quản lý và sử dụng vật tư, thiết
bị y tế
- Chịu trách nhiệm trước trưởng khoa về công việc được phân công
- Tiếp đón người bệnh đến khám theo quy chế công tác khoa khám bệnh
- Những trường hợp bệnh khó chẩn đoán, không rõ ràng kỹ thuật thực hiện
phức tạp phải báo cáo ngay với trưởng khoa và xin ý kiến giải quyết.
- Hướng dẫn các kỹ thuật viên trong khoa giúp người bệnh thực hiện đúng quy
định kỹ thuật bệnh viện về chẩn đoán bằng hình ảnh.
2. Quyền hạn
Đọc kết quả chẩn đoán, ký phiếu trả kết quả trong phạm vi được phân công
IV. KỸ THUẬT VIÊN KHOA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
Nhiệm vụ
35

Dưới sự chỉ đạo của trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa, kỹ thuật viên
chẩn đoán hình ảnh có nhiệm vụ sau:
- Điều khiển máy chiếu chụp, rửa phim Xquang theo sự phân công của trưởng
khoa.
- Thực hiện nghiệm chỉnh các quy định về chuyên môn kỹ thuật:
+ Khi chụp chiếu phải đối chiếu giấy yêu cầu chẩn đoán của bác sỹ điều trị với
người bệnh để thực hiện đúng yêu cầu và đảm bảo kỹ thuật.
+ Trên phim phải ghi rõ tên, tuổi, ngày, tháng, năm thực hiện kỹ thuật, ký hiệu,
vị trí chính xác phải, trái của cơ thể người bệnh.
+ Chế độ bảo dưỡng máy thường xuyên và định kỳ theo quy định.
+ Khi có sự cố phải ngừng máy không được tự động sửa chữa, phải báo cáo
ngay cho kỹ thuật viên trưởng khoa và trưởng khoa.
+ Khi sửa chữa máy phải luôn có mặt cùng thợ sửa chữa.
+ Khi vận hành máy phải mang đầy đủ phương tiện phòng hộ theo pháp lệnh
an toàn và kiểm soát bức xạ.
+ Không được bỏ vị trí làm việc khi máy đang hoạt động.
+ Thực hiện các quy định hiện hành về thời gian làm việc, bồi dưỡng và nghỉ
ngơi.
- Phải ghi kết quả chiếu chụp vào sổ lưu trữ và chuyển kết quả đến các khoa
lâm sàng. Gặp trường hợp chụp chưa đạt yêu cầu hoặc nghi ngờ phải báo cáo ngay
trưởng khoa hoặc kỹ thuật viên trưởng khoa giải quyết.
- Lĩnh và bảo quản các dụng cụ hoá chất theo sự phân công
- Học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tham gia nghiên cứu khoa
học.
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn khác theo sự phân công của trưởng khoa
và kỹ thuật viên trưởng khoa.

You might also like