You are on page 1of 6

N24 _CẢM BIẾN SINH HỌC TỪ

Cảm biến sinh học từ: là một thiết bị có khả năng phát hiện và chuyển đổi các tín hiệu
sinh học thành tín hiệu điện, sử dụng các thành phần sinh học như protein, DNA,
enzyme,… làm chất nhận biết sinh học và kết hợp với các hạt từ tính (MNP).
▪ Cảm biến sinh học từ dựa trên chất nền.
▪ Cảm biến sinh học từ không dựa trên chất nền

1. Cảm biến sinh học từ trở


Gồm 3 loại: GMR (từ trở khổng lồ), AMR (Từ trở dị hướng), TMR (Từ trở xuyên
đường hầm).

▪ GMR: là loại cảm biến sinh học từ trở có cấu tạo gồm hai lớp từ kẹp giữa một lớp
kháng từ, trên bề mặt cảm biến có gắn các phân từ sinh học đặc hiệu. Hai lớp sắt từ
có hướng từ độ ngược nhau.
➢ Nguyên lý hoạt động: Khi có tác động của từ trường ngoài (các hạt nano từ tính)
khiến cho hướng từ độ của lớp sắt từ bên trên thay đổi (cùng chiều với lớp dưới)
làm cho hướng spin của các điện tử ít bị khuếch tán hơn -> dòng điện lớn hơn->
điện trở giảm.

▪ TMR: là loại cảm biến sinh học từ có cấu tạo gồm 3 lớp, trong đó có hai lớp vật liệu
từ kẹp một lớp cách điện, bên trên mặt cảm biến được gắn các phân tử sinh học nhận
biết.
➢ Nguyên lý hoạt động: Khi có dòng điện chạy vuông góc với bề mặt cảm biến thì các
điện tử có khả năng chui xuyên qua lớp cách điện để sang lớp từ kia dựa trên hiệu
ứng lượng tử xuyên đường hầm, nếu chiều của lớp từ bên dưới cùng chiều với lớp
từ bên trên và trường hợp ngược lại thì các điện từ không thể xuyên qua đc lớp cách
điện. (Hiệu ứng nhạy nhất)
2. Cảm biến sinh học cảm ứng từ
▪ Cấu tạo: như một máy biến áp vi sai gồm có hai cuộn dây thứ cấp và một cuộn dây
sơ cấp, hai cuộn dây thứ cấp này có cấu tạo giống nhau (chất liệu, số vòng dây),
được thiết kế với một cuộn dây thứ cấp là phần hoạt động , cuộn dây còn lại hoạt
động giả do đó điện thế giữa hai đầu cuộn dây thứ cấp bằng nhau.
➢ Nguyên lý hoạt động: Cảm biến sinh học này hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng
từ, khi có sự xuất hiện của các hạt nano từ tính trên phần hoạt động của cuộn dây
thứ cấp, gây ra tác dụng từ lên cuộn dây thứ cấp (phần hoạt động), tạo ra sự chênh
lệch về điện áp giữa hai đầu cuộn dây thứ cấp.
3. Cảm biến sinh học SQUIDS
▪ Cấu tạo: được cấu tạo bởi hai nửa vòng dây được làm từ vật liệu siêu dẫn và mối
nối được làm từ vật liệu kháng từ, được đặt dưới nhiệt độ đủ thấp.
➔ Thiết bị siêu nhạy có thể đo được các từ trường cực kỳ nhỏ đủ để đo được các
từ trường từ sinh vật sống.

➢ Nguyên lý hoạt động: Hoạt động dựa trên hiệu ứng Jonhsephson (Trong trường hợp
không có bất kỳ từ trường bên ngoài nào, dòng điện đầu vào chia thành 2 nhánh
bằng nhau. Nếu một từ trường nhỏ bên ngoài được đặt vào vòng siêu dẫn, một dòng
điện chắn, bắt đầu chạy vòng lặp tạo ra từ trường triệt tiêu từ thông bên ngoài được
áp dụng và tạo ra một pha Josephson bổ sung tỷ lệ với từ thông bên ngoài này. Dòng
điện cảm ứng cùng chiều với một trong các nhánh của vòng siêu dẫn và ngược chiều
với nhánh kia; tổng dòng điện trong mỗi nhánh có sự khác biệt. Ngay khi dòng điện
trong một trong hai nhánh vượt quá dòng tới hạn, của đường giao nhau Josephson ,
một điện áp xuất hiện trên đường giao nhau.
4. Cảm biến quang học từ
▪ Cấu tao của hệ thống TIRMI:

- Nguồn sáng: LED (380mW- 625nm)

- Máy ảnh kết hợp ống kính telecentric đã được sử dụng để chụp ảnh điểm từ.

- Hệ thống nam châm hai chiều được điều khiển bằng điện mới bao gồm một nguồn
điện, một mạch và chương trình điều khiển điện từ.
➢ Nguyên lý hoạt động:

Cảm biến quang điện từ (OM) dựa trên các phép đo điều biến cường độ của ánh sáng
có bước sóng truyền qua làm phân tán các hạt nano từ tính, để đáp ứng với từ trường
dao động do MNP có liên kết các dị hướng quang và từ sẽ thay đổi hướng của ánh sáng
dẫn đến thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua.

Cụ thể: Khi cho các hạt nano từ tính có gắn các phân tử sinh học vào ống mẫu, thì các
hạt nano từ tính có phân tử sinh học đặc hiệu sẽ bắt với nhau và nhờ đó các hạt nano từ
tính tương thích sẽ đươc gắn lên mặt phía dưới của ống mẫu, còn những hạt nano không
tương thích sẽ được hút lên bên trên ống mẫu bởi hệ thống nam châm. Sau đó khi chiếu
chum sáng vào bề mặt dưới của ống mẫu, các hạt nano từ tính sẽ làm thay đổi hướng
và cường độ của chùm ánh sáng đó.

5. Cảm biến cộng hưởng từ NMR


▪ Cấu tạo:

- Thiết bị quang phổ NMR


- Giá đỡ mẫu – Đó là một ống thủy tinh dài 8,5 cm và đường kính 0,3 cm.
- Cuộn dây từ – Cuộn dây từ tạo ra từ trường bất cứ khi nào có dòng điện chạy
qua nó
- Nam châm vĩnh cửu – Nó giúp cung cấp từ trường đồng nhất ở 60 – 100
MHZ
- Bộ tạo quét – Sửa đổi cường độ của từ trường đã được áp dụng.
- Máy phát tần số vô tuyến – Nó tạo ra một xung sóng vô tuyến mạnh nhưng
ngắn.
- Tần số vô tuyến - Nó giúp phát hiện tần số vô tuyến của máy thu.
- Máy dò RF – Nó giúp xác định các tần số vô tuyến không được hấp thụ .
- Máy ghi âm – Nó ghi lại các tín hiệu NMR mà máy dò RF nhận được.
- Hệ thống đọc – Một máy tính ghi lại dữ liệu.
➢ Nguyên lý hoạt động: các phân tử bằng cách ghi lại sự tương tác của bức xạ điện từ
tần số vô tuyến (Rf) với hạt nhân của các phân tử được đặt trong từ trường mạnh.

• Đặt mẫu trong từ trường(Các hạt nano từ tính được gắn các phân tử sinh học sẽ bắt
giữ các virus và tạo ra cụm từ tính, cụm từ tính này sẽ ảnh hưởng đến hướng của
cảm ứng từ hạt nhân).

• Kích thích mẫu hạt nhân thành cộng hưởng từ hạt nhân với sự trợ giúp của sóng vô
tuyến để tạo ra tín hiệu NMR.

• Các tín hiệu NMR này được phát hiện bằng các máy thu radio nhạy cảm.

• Tần số cộng hưởng của một nguyên tử trong phân tử bị thay đổi bởi từ trường nội
phân tử bao quanh nó.

You might also like