You are on page 1of 27

Đề tài : Các phân cực plasmon trên bề

mặt kim loại – điện môi


Danh sách thành viên :

1. Nguyễn Bá Vũ - 20154397
2. Hà Mạnh Lam - 20152097
3. Hoàng Văn Sơn - 20153189
4. Phạm Trường Giang - 20151107
5. Trần Bá Bằng - 20150277
Nội dung
1. Lý thuyết Drude – Lorentz về khí electron trong kim loại.
Các tính chất quang học cơ bản của kim loại.
2. Khái niệm về plasmon khối và plasmon bề mặt.
3. Khái niệm phân cực plasmon bề mặt (SPP). Các phương
pháp kích thích SPP trên bề mặt tiếp xúc của hệ Kim loại
– Điện môi.
4. Hệ thức tán sắc của SPP và các tính chất của SPP.
5. Ứng dụng của SPP trong truyền dẫn thông tin bằng các
linh kiện kích thước nano mét
6. Mô phỏng
1. Lý thuyết Drude – Lorentz về khí electron trong kim loại.
Các tính chất quang học cơ bản của kim loại.

1.1 Lý thuyết Drude – Lorentz về khí electron trong kim loại.


 Kim loại gồm các ion dương nặng nằm ở các nút mạng và các
electron hóa trị rời khỏi nguyên tử có thể chuyển động tự do
trong tinh thể.
 Các electron dẫn điện trong kim loại như các hạt cở điển
chuyển động tự do trong “ hộp tinh thể”.
- Mô hình cổ điển về khí điện tử của Drude
Các electron tự do trong kim loại được xem như các hạt của một
chất khí và do đó, có thể dùng thuyết động học phần tử để mô tả
tính chất của nó với các giả thiết cơ bản sau:
- Các điện tử khi chuyển động luôn bị va chạm.
- Giữa các va chạm các điện tử chuyển động tuân theo các định
luật của Newton.
- Thời gian bay tự do trung bình  của các điện tử không phụ
thuộc vào vị trí và vận tốc của nó.
- Khi va chạm vận tốc của điện tử bị thay đổi đột ngột cơ chế
chính làm các điện tử cân bằng nhiệt với môi trường xung quanh
hay trở lại trạng thái cân bằng khi ngưng ngoại lực tác dụng.
Các electron chuyển động trong kim loại
Chuyển động trung bình có hướng theo phương của điện trường

- Khi không có điện trường (𝛆 = 𝟎): Các electron chuyển động nhanh
và thường xuyên thay đổi chiều.
- Khi có điện trường (𝛆 ≠ 𝟎):
Vẫn có thể chuyển động hỗn loạn ( hình 1.1).
Thêm chuyển động trung bình có hướng theo phương của điện trường.
-Sự dẫn nhiệt của khí điện tử
 Điện tử trong kim loại vừa là hạt tải điện và vừa là hạt tải nhiệt.
 Lorentz bằng lí thuyết đã thiết lập được công thức liên hệ giữa hệ số dẫn điện
và hệ số dẫn nhiệt K như sau:
𝐾
𝜎
= 𝐿. 𝑇
Trong đó: L = const = số Lorentz

Sự phụ thuộc của hệ số dẫn nhiệt K vào độ dẫn điện của một số kim loại ở
20℃(L là hằng số bằng 2,3 . 108 (watt. Ω/độ2 )
1.2 Các tính chất quang học cơ bản của kim loại.
a, Sự tán xạ và hấp thụ trên các hạt nano kim loại
- Các hạt nano kim loại hấp thụ và tán xạ mạnh ánh sáng ở tần số cộng hưởng
plasmon do đó chúng thể hiện các màu sắc rực rỡ. Tỉ số giữa tán xạ và hấp thụ
phụ thuộc vào kích thước hạt.
-Các hạt lớn tán xạ mạnh ánh sáng trong khi màu sắc của các hạt nhỏ chủ yếu
là do hấp thụ. Với các chất nền (thường là chất màu) tán xạ thường được bỏ
qua do đó màu sắc phát ra chủ yếu là do quá trình hấp thụ. Đối với hạt kim loại
lớn trên 30nm thì quá trình tán xạ là rất quan trọng.
-Thông thường, vị trí phổ, sự tắt dần và cường độ của các lưỡng cực
cũng như cộng hưởng plasmon bậc cao của các đơn hạt nano kim loại
phụ thuộc vào chất liệu, kích thước, cấu hình và hàm điện môi của vật
liệu chủ xung quanh. Chúng ta xét cụ thể đối với các hạt có kích thước
nhỏ và lớn.
b,Hạt kim loại nhỏ
-Trong các tính toán lí thuyết thì các hạt nano được coi là hình cầu hoặc
tựa cầu. Đối với hạt nano kim loại hình cầu có bán kính a<< λ được đặt
trong một môi trường không hấp thụ có hằng số điện môi εm, chỉ có
mode lưỡng cực là đóng góp đáng kể vào tương tác hạt-ánh sáng. Theo
hệ thức Clausius-Mossotti, biểu thức về độ phân cực α của một hạt hình
cầu thể tích V là:
𝜀−𝜀0
𝛼 = 3𝜀0 𝑉.
𝜀+2𝜀0
Ở đây, εo là hằng số điện môi của chân không và εm là hằng số điện
môi của môi trường xung quanh, ε là hàm điện môi của kim loại và ε là
hàm phức phụ thuộc vào tần số, ε= ε(ω)= 𝜀𝑟 (ω)+i𝜀𝑖 (ω).
b, Hạt kim loại lớn
-Tính chất quang của các hạt kim loại chịu ảnh hưởng của kích cỡ hạt. Đối
với các hạt kim loại lớn có kích thước lớn hơn 30nm, đóng góp của tán xạ vào
quá trình tắt dần (tổng của hấp thụ và tán xạ) tăng. Với kích thước hạt tăng,
các mode plasmon bậc cao sẽ xuất hiện trong phổ dập tắt. Dải cộng hưởng
plasmon của mode lưỡng cực dịch chuyển đỏ và độ rộng của nó tăng. Các
mode bậc cao có thể được quan sát trong phổ và trở nên vượt trội
- Tóm lại, đối với các hạt lớn hơn, tính chất phổ bị sửa đổi do các hiệu ứng trễ
và sự kích thích của mode bậc cao (tứ cực và các bậc cao hơn), tín hiệu phổ có
thể được tính toán bởi bậc hệ số cao hơn trong lí thuyết tán xạ Mie.
2. Khái niệm về plasmon khối và plasmon bề mặt.
- Plasmon là dao động tập thể của các điện tử tự do.Plasmon là các "giả hạt"
(chuẩn hạt) dùng để mô tả các dao động tập thể của các electron của chất rắn.
a, Plasmon khối(Bulk Plasmon):
-là các dao động tập thể của các điện tử dẫn trong khối kim loạivà năng lượng
của các lượng tử khoảng 10eV trong các kim loại quý (tương ứng với bước
sóng chân không cỡ 120nm). Plasmon khối có thể được kích thích trực tiếp
bằng bức xạ điện từ.
b, Plasmon bề mặt(Surface Plasmon):
- Plasmon-polariton (Surface plasmon polariton, thường được gọi là
plasmon bề mặt): là dao động của điện tử tự do ở bề mặt của kim loại dưới sự
kích thích của ánh sáng.
- Điện trường của sóng ánh sáng tới tạo nên phân cực của các điện tử dẫn (điện
tử tự do) đối với lõi ion nặng của một hạt nano cầu. Sự chênh lệch điện tích
thực tế ở các biên của hạt nano về phần mình hoạt động như lực hồi phục
(Restoring force). Bằng cách đó, một dao động lưỡng cực của các điện tử với
chu kỳ T đã được tạo nên.
3. Khái niệm phân cực plasmon bề mặt (SPP). Các phương
pháp kích thích SPP trên bề mặt tiếp xúc của hệ Kim loại –
Điện môi.
-Phân cực plasmon bề mặt - polariton (surface plasmon polariton - SPP) là
sự kết hợp của các surface plasmon (surface plasmon - SP) với photon ánh
sáng tới, có thể lan truyền dọc theo bề mặt kim loại cho đến khi năng lượng
của nó bị mất hết do sự hấp thụ trong kim loại hoặc do sự bức xạ năng lượng
vào không gian tự do.

- Phương pháp kích thích SPP trên bề mặt Kim loại – điện môi: sử dụng sóng
ánh sáng.
Sự kích thích plasmon bởi ánh sáng :
- Hệ thức tán xạ chỉ ra rằng các plasmon bề mặt có véc tơ sóng lớn hơn các
photon ở cùng tần số: k > ω/c=ko. Do đó, plasmon bề mặt không thể bị kích
thích bằng ánh sáng truyền trong không gian tự do.
-Để kích thích plasmon bề mặt, xung lượng phải được thêm vào bằng cách nào
đó. Trong thực tế, điều này được thực hiện bằng cách đặt một cách tử ở giao
diện hoặc bằng cách để ánh sáng kích thích qua một môi trường có chiết suất
cao (ví dụ một lăng kính). Trong trường hợp này thì ánh sáng kích thích có thể
đến từ một mặt của môi trường điện môi (được gọi là cấu hình Otto), hoặc từ
mặt kim loại (cấu hình Kretschmann) trong hình

Cấu hình Otto và (b) cấu hình Kretschmann


-Gần đây, người ta quan tâm nhiều đến sự truyền ánh sáng qua các hệ của các
hố kích thước nửa bước sóng trong các màng mỏng kim loại chắn sáng. Người
ta cho rằng sự truyền này có thể lớn hơn so với các tính toán lí thuyết đối với
các hố riêng biệt.

a,Sự truyền rất nhỏ qua một hố đơn lẻ.


b,Sự truyền khá lớn qua một hệ nhiều các hố nửa bước sóng.
4. Hệ thức tán sắc của SPP và các tính chất của SPP.
-Xét mặt phân cách giữa hai môi trường có hàm điện môi trái dấu, ví dụ như
kim loại và không khí. Khi có ánh sáng kích thích chiếu tới mặt phân cách
sẽ gây nên một phân bố điện tích trên bề mặt kim loại. Dao động của phân bố
điện tích này là sóng plasmon bề mặt truyền dọc theo biên phân cách kim loại
điện môi

- Xét mặt phân cách giữa hai môi trường có hàm điện môi là 𝜀1 và 𝜀2 . Điện
trường của sóng điện từ lan truyền được biểu diễn bởi công thức:
𝐸 = 𝐸0 . 𝑒 𝑖(𝑘𝑥𝑥+𝑘𝑧𝑧−𝜔𝑡)
Trong đó: k là số sóng và 𝜔 là tần số sóng của ánh sáng tới.
Plasmon bề mặt tại mặt phân cách giữa một kim loại và vật liệu điện môi có
các điện tích kết hợp.
Minh họa độ xuyên sâu của trường plasmon vào kim loại và điện
môi
5. Ứng dụng của SPP trong truyền dẫn thông tin bằng các
linh kiện kích thước nano mét
-Được sử dụng trong một phương pháp thực nghiệm được gọi là cộng hưởng
plasmon bề mặt (SPR).
-Trong SPR, sự kích thích tối đa plasmon bề mặt được phát hiện bằng cách
theo dõi sức phản xạ từ một bộ nối lăng kính,nó phụ thuộc vào góc tới hay
bước sóng. Kỹ thuật này có thể được sử dụng để quan sát nanometer thay đổi
trong độ dày, mật độ biến động, hoặc phân tử hấp phụ.
- Mạch dựa trên cơ sở bề mặt plasmon đã được đề xuất như một phương tiện
để khắc phục những hạn chế kích thước của mạch quang tử để sử dụng trong
hoạt động xử lý dữ liệu cao các thiết bị nano.
Trong y học :
-Dùng hạt nano vàng để quan sát và chẩn đoán các tế bào ung thư
miệng Phát hiện các kháng nguyên ung thư bằng các hốc nano
-Hạt nano lai vàng/silica (đường kính lõi silica 119 nm và độ dày
lớp phủ vàng 12 nm) hấp thụ rất mạnh tia cận hồng ngoại ở bước
sóng 800 nm => được tiêm vào chuột vừa phát quang cho việc
tạo ảnh mô tế bào, vừa phát nhiệt cho việc trị liệu ung thư
6.Mô phỏng

Bố cục gốc và bố cục đơn vị


Tạo layout và xem layout 3D
* Kết quả mô phỏng
Kết quả mô phỏng tương ứng 6 kích thước lỗ và giống với lý thuyết
THANK
FOR
WATCHING

You might also like