You are on page 1of 23

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC CÁC HỢP

CHẤT TỰ NHIÊN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Năm 2015, giải Nobel y sinh học được trao cho một nhà khoa học Trung quốc với công
trình nghiên cứu về Artemisinin – thuốc trị sốt rét
• Ông này dựa vào y văn thuốc YHCT xưa chọn cây thanh cao hao vàng do sách
cũ nhân gian dùng cây này trị sốt rét từ những năm 1960.
• Nguồn thuốc sử dụng nên chọn cây có chứa hàm lượng lớn chất, nhưng cũng có
ngoại lệ nghiên cứu tác dụng chống K bạch cầu ở cây dừa cạn chứa vinblastin
không có hàm lượng lớn
→ NC cấu trúc chất để tìm nguồn nguyên liệu phù hợp, có thể từ con đường bán tổng hợp
(lấy khung có sẵn gắn thêm các nhóm thế → bớt những thành phần không mong muốn,
giảm liều dùng, giảm tác dụng phụ)
II. PHƯƠNG PHÁP PHỔ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC
- Một hợp chất mới cần xác định đầy đủ tính chất vật lý và phổ học.
• Điểm nóng chảy (chỉ dành cho các chất kết tinh)
• Năng suất quay cực ( chỉ dành cho các hợp chất có carbon bất đối)
• UV/ IR/ MS/ NMR
• CD/ X-ray
- Thông tin thêm: Nghiên cứu mới về cấu trúc chất phải công bố thông tin: điểm chảy,
năng suất quay cực, đỉnh phổ UV, đỉnh trên phổ hồng ngoại, phổ MS. Nay giá trị phổ
hồng ngoại kĩ thuật không bằng các phổ khác nhưng vẫn có giá trị tham khảo.
- Cơ sở phương pháp phổ: là quá trình tương tác của các bức xạ điện tử đối với phân tử
vật chất.
- Kết quả của sự hấp thu và phát xạ năng lượng này gọi là phổ - từ phổ có thể xác định
cấu trúc phân tử.
- Phổ hấp thu:
• Phổ hồng ngoại
• Phổ Raman
• Phổ electron ( phổ UV-Vis)
- Dãy bức xạ điện từ: từ trái sang phải thì bước sóng tăng dần, năng lượng giảm dần:
• Tia gramma → tia X → vùng tử ngoại → vùng khả kiến → vùng hồng ngoại →
vùng radio.
- Tia có bước sóng càng ngắn thì sự phá huỷ cho người và sinh vật càng mạnh.
- Tuỳ vùng bước xạ điện từ mà cho phổ tương ứng.
• Ví dụ: vùng UV-Vis cho phổ tử ngoại khả kiến → gọi là phổ hấp thu electron
III. PHỔ UV
- Còn gọi là phổ hấp thu electron vì phổ này ghi nhận sự chuyển động của electron (hấp
phụ, phát xạ electron).
- Phân tử cấu tạo từ các nguyên tử theo liên kết hóa học của các electron hóa trị của
nguyên tố.
- Ở điều kiện bình thường các phân tử ở trạng thái cơ bản Eo = Khi bị kích thích các
electron hóa trị trong các liên kết π, δ và đôi điện tử n chuyển từ orbitan liên kết hoặc
không liên kết lên các orbital phản liên kết có mức năng lượng cao hơn Em
- Phổ UV-Vis là phổ do sự tương tác giữa các điện tử hóa trị trong các liên kết trong cấu
trúc của phân tử với chùm tia sáng kích thích thích hợp tạo ra.
- Chromophore (nhóm mang màu) là một vùng của phân tử nơi chênh lệch năng lượng
giữa hai orbital phân tử khác nhau rơi vào vùng khả kiến.
- Một phân tử có thể có nhiều đỉnh hấp thu trong phổ UV vì công thức có 1 hoặc nhiều
nhóm chromophore, và mỗi chromophore có hấp thu khác nhau.
- Phổ UV cho ít thông tin về cấu trúc
Thông tin thêm:
- Chất như thế nào mới có thể hấp thu phổ UV: (1) là chất có nối đôi liên hợp hoặc (2)
có vòng thơm hoặc (3) có nhóm mang màu.
- Xưa chưa có nhiều kĩ thuật hiện đại thì dùng phổ UV nhiều nhất
- Phổ UV được biểu diễn trên trục tung (thể hiện độ hấp thu), trục hoành (bước sóng),
khi phân tích phổ này cần quan tâm dạng phổ và bước sóng vì mỗi chất có 1 dạng phổ
tương ứng, thay đổi bước sóng hấp thu cực đại so với chất đã biết có thể suy ra ra khung
chất đã biết gắn thêm nhóm chức gì.
- Có 4 hiệu ứng hay gặp:
• Bathochromic: khi có sự thay đổi cấu trúc hay có sự hiện diện của dung môi thì
làm phổ tử ngoại của chất phân tích dịch chuyển về bước sóng dài hơn (red shift)
→ chuyển dịch đỏ.
• Hypsochromic: ngược lại, dịch về bước sóng ngắn hơn (blue shift) → chuyển
dịch xanh.
• Hyperchromic: thay đổi về hướng tăng độ hấp thu
• Hypochromic: thay đổi về hướng giảm độ hấp thu
→ 1,2 là sự thay đổi về bước sóng hấp thu, còn 3,4 là thay đổi về cường độ hấp thu.
- Có những thay đổi không liên quan tới cấu trúc của chất nhưng cũng gây chuyển dịch
bước sóng: ảnh hưởng của dung môi, tạo phức do chất tác dụng với tác nhân tương ứng
Quang phổ hấp thu UV của các flavonoid

- Trục C6-C3-C6: người ta nghiên cứu được phổ flavonoid có những đặc trưng, thường
có 2 đỉnh hấp thu cực đại trong đó có 1 băng hấp thu ở bước sóng ngắn - phụ thuộc vào
những thay đổi trên vòng A và 1 băng ở bước sóng dài – phụ thuộc nhiều vào vòng B
+ mach 3C.
IV. PHỔ IR
- Phổ IR giúp xác định được các dao động đặc trưng của các liên kết hay các nhóm chức
có trong phân tử.
- Phổ IR được biểu diễn trục hoành theo số sóng (khác với phổ hồng ngoại biểu diễn theo
bước sóng hấp thu), Trục tung theo độ truyền quang %T.
- Quan sát vùng nhóm chức có những sóng đặc trưng về đỉnh hẹp/rộng, chiều cao sóng
→ ghi nhận có nhóm chức nào. Vùng dấu vân tay đặc trưng cho từng chất. Ứng dụng
phổ IR dùng trong dự đoán chất dựa vào vùng dấu vân tay so với phổ chuẩn.
Những tín hiệu quan trọng
- Peak rộng ở vùng 3400 – 3200 cm-1. Có nhóm –OH

- Peak nhọn, rõ vùng 1850 -1630 cm-1 . Có nhóm C=O

- Peak ở vùng 2200 -2050 cm-1 cho nối ba [C≡N or C≡C]


V. PHỔ MS
1. ĐẠI CƯƠNG

- Trục tung là mật độ của các chùm ion (có thể tính là % các ion đó), trục hoành m/z (m/z
không có đơn vị)
- Cách hoạt động của máy: phân tử đi vào máy MS được phân tách thành ion, đẩy
hướng đi vào detector sẽ được ghi nhận trên phổ khối đồ
Một số khái niệm:
- Giá trị m/z : tỉ số giữa khối lượng (m) của ion với điện tích (z) của nó
• m/z là đại lượng không có thứ nguyên
• z tính theo giá trị tuyệt đối
- Phổ khối (mass spectrum) phổ biểu hiện sự tương quan giữa mật độ của các chùm ion
và giá trị m/z của chúng
- Số khối định danh (nomimal mass): khối lượng (ion) phân tử được tính theo khối lượng
được làm tròn đến đơn vị của đồng vị có khối lượng cao nhất.
- Số khối trung bình (average mass): số khối tính toán sử dụng số khối TB của các đồng
vị theo tỉ lệ tự nhiên.
- Số khối đúng (accurate mass) số khối xác định bằng thực nghiệm – đọc trên phổ
- Số khối chính xác (exact mass) số khối chính xác được tính toán (quy theo đồng vị phổ
biến nhất – đồng vị nhẹ nhất), là con số lý thuyết về giá trị thực của KLPT.
- Độ đúng khối: tỉ lệ giữa sự chênh lệch m/z đo được (MM) so với m/z chính xác.

• Ví dụ số khối TB: H2O có H có 1H, 2H còn O có 16O, 18O với các tỷ lệ trong tự
nhiên khác nhau của mỗi đồng vị. Cách tính: đồng vị H có 1H ở 7,..% còn 2H ở
92,..% → lấy (số khối của 1H nhân tỷ lệ % của nó + số khối 2H x tỷ lệ tồn tại
trong tự nhiên của nó + các số khối của đồng vị O x tỷ lệ tồn tại như vậy)/ tổng
số khối = số khối TB.
• Số khối chính xác: được tính toán mới ra được giá trị nên lấy cả 4-5 số lẻ phía
sau và cách này bắt buộc áp dụng cho hợp chất mới tìm được trong tự nhiên.
Con số tính toán này không được lệch với giá trị trên máy phổ 5 - 10 đơn vị thì
chất mới tìm được mới đáng tin cậy.
• Độ đúng khối tỉ lệ giữa chênh lệch m/z đo được so với m/z chính xác của ion
đó; càng nhỏ thì độ chênh lệch giá trị càng nhỏ → giá trị tính toán của mình càng
tin cậy.
- MS và HRMS: phổ khối HRMS (high resolution mass spectra) cho giá trị gần chính
xác (4 số lẻ), có thể suy ra công thức nguyên
- Khối phổ đồ cung cấp thông tin về :
• Số khối • Ion mẹ
• Cường độ tín hiệu – mật độ ion • Ion con
• Cường độ tương đối
- Thông tin thêm: Thường các nguyên tử có z =1 ta biết được m/z → giá trị m. Ion mẹ
là ion sinh ra các ion khác, ion con là sản phẩm của ion mẹ → các khái niệm này thấy
được khi sử dụng MS nhiều lần mới bể phân tử đầu ra thành các phân tử nhỏ.
2. CẤU TẠO CỦA MÁY MS

- Sơ đồ khối cơ bản của máy khối phổ MS: 3 cái quan trọng nhất: (1) Bộ phận ion hoá,
(2) Bộ phận phân tích khối, (3) Bộ phận phát hiện ion → 3 bộ phận này được đặt trong
môi trường chân không ở 10-5 → 10-7; trong đó bộ phận phân tích khối + bộ phận phát
hiện ảnh hưởng đến độ nhạy, độ chính xác và là 2 điểm người ta thường nhắm vào để
cải tiến hệ thống phân tích.
- Mẫu phân tích có thể nối với bộ phận khác (GC,LC,…) tạo hệ thống ghép.
- Ưu của bắn phá mạnh: 1 hợp chất có thể có nhiều loại liên kết khác nhau, có những
liên kết bền chặt mà cần năng lượng bắn phá lớn mới vỡ → bắt phá mạnh thì thu được
nhiều thông tin của chất đó hơn → khi dùng để so với bank phổ khối thì ngta thường
so với bank phổ khối của EI (có nhiều thông tin/nhìu đặc trưng cho chất đó hơn).
- Tại Bộ phận phân tích khối những ion có tỷ lệ khối lượng m/z KHÁC nhau sẽ đc tách
khỏi nhau những chất m/z như nhau sẽ đi chung và được ghi nhận những đỉnh khác
nhau/ tương ứng nhau trên phổ khối đồ = Bộ phận phát hiện ion (ghi nhận những tín
hiệu điện).
- Vai trò của bộ phận phát hiện là ghi nhận những ion. 3 bộ phân quan trọng nhất là bộ
phận ion hóa, bộ phận phân tích khối và phát hiện ion.
ION HÓA MẪU: Biến các phần tử trung hòa thành ion pha hơi (thể hơi = buồng phân tích
mẫu)
- Trong phân tích MS, ion hóa mẫu là biến các phần tử trung hòa thành các ion pha hơi
có điện tích khác nhau được thực hiện trong buồng ion hóa
- Trong quá trình ion hóa, mẫu có thể ở trạng thái hơi, rắn, lỏng (dung dịch)
- Ion hóa có thể thực hiện trong chân không hay áp suất khí quyển với các kĩ thuật:
• EI (ion bằng bắn phá điện tử)
• CI (ion hóa hóa học): Bắn phá và phân mảnh nguyên tử nhỏ hơn EI (dùng tới 70
eV) → bắn phá mạnh 4 cái dưới: Là những kĩ thuật phân hoá
• ESI (ion hóa bằng cách phun ion) nhẹ nhàng, ít tạo nhiều mảnh vụn, phổ
khối thu được ít đỉnh hơn, chỉ thu
• FAB (bắn phá nhanh nguyên tử) những đỉnh cơ sở giúp dễ phân tích
• APCI (ion hóa hóa học ở áp suất khí quyển) được số khối/ KLPT

• MALDI ( ion hóa bằng giải hấp hợp chất ra khỏi chất mang)
3. CÁC KỸ THUẬT PHÂN TÍCH
3.1. EI (ELECTRON IMPACT – ION HÓA ELECTRON)
- Đây là 1 kĩ thuật được sử dụng sớm nhất, còn gọi là electron ionization trước đây là
electron impact. Áp dụng cho mẫu ở trạng thái khí khi đã được đưa vào buồng ion hóa
- Nguyên tắc là sử dụng tác nhân ion hóa là chùm electron 70eV là điện thế thường qui,
cố gắng đo = điện thế này để dễ so sanh với bank phổ khối

Do dùng dòng electron mạnh nên ion được


tạo ra bằng nhiều cách khác nhau
- Filament (dây đốt) với 2 vai trò:
• Gia nhiệt làm mẫu bay hơi để sinh ra electron bay theo 1 chiều nhất định nhờ
điện cực dương (trap).
• Mẫu được đưa trực tiếp lên dây đốt này → hoá hơi mẫu, những phân tử trung
hoà hoá hơi này bị dòng ion bắt phá vỡ ra thành nhiều mảnh ion bay khắp nơi.
- Repeller (bảng đẩy điện tích mang điện +) đẩy các ion + đi xuống.
- Focus (bảng màng lọc ion) chọn lọc ion để đẩy qua MS. (gia tốc ion)
- Tác nhân gây hoá của nó là dòng ion được gia tốc = điện thế lớn → ion hoá trong buồng
rất mạnh. Trên phổ đồ tín hiệu có nhiều mảnh nhỏ nhỏ, còn khối đồ của phân tử cần
ptich nằm ở tay phải của khối đồ
- Kỹ thuật này không phù hợp với chất không bay hơi, chất không bền nhiệt.

3.2. CI (CHEMICAL IMPACT – ION HÓA HÓA HỌC)


- Khắc phục được nhược điểm ion hoá quá mạnh của EI, nó ion hoá nhẹ nhàng hơn
(không dùng dòng điện tử của EI mà dùng ion của khí thử dễ bị ion hóa được đưa vào
buồng ion hoá – khí metan, butan, isobutan, amoniac cùng 1 lượng ít e nhỏ thôi thấp
thôi (khoảng 20-40 eV thay vì 70 eV) → lượng e này sẽ ion hoá khí thử chứ không đủ
mạnh để ion hoá mẫu thử nhưng đủ sức ion hóa chất khí mình đưa vào với mật độ lớn
→ dễ đụng electron và dễ bị ion hóa đầu tiên → thành tác nhân ion hoá mẫu thử
(electron không trực tiếp ion hoá mẫu thử như EI).
- Những ion tạo ra từ khí thử có thể là ion dương hoặc ion âm, tuỳ thuốc bản chất của khí
thử. Kĩ thuật này ít phá vỡ mảnh cấu trúc nên phổ khối đồ thu được sạch hơn, không có
nhiều mảnh nhỏ như EI.
- Ion phân tử (liên quan trực tiếp tới phân tử) cường độ sẽ cao hơn do không bị phá vỡ
nhiều → tín hiệu vẫn còn cao.
- Nhược điểm của kí thuật ion hoá hóa học: do ít làm gãy liên kết → ít mảnh vỡ phân tử
→ sản phẩm ion tạo ra ít/ không đa dạng → ít thông tin về cấu trúc hơn → không có
nhiều dữ liệu trong thư viện phổ nhưng biết được KLPT chính xác hơn. >< Đây lại là
ưu điểm của EI.
Khó áp dụng để so sánh phổ mình với phổ chuẩn do quá thiếu thông tin, nhưng lại ưu điểm trong
xác định KLPT → tùy mục đích: xác định KLPT – xài EI còn KLPT – các kỹ thuật còn lại

3.3. ESI (ELECTRONSPRAY IONIZATION – ION HÓA PHUN ĐIỆN/ PHUN MÙ)
- Mẫu: hòa trong dung môi và được phun sương từ ống vi quản
- Dung môi bay hơi trong chân không và nhiệt độ
- Quá trình ion hóa xảy ra trong điện trường và được hỗ trợ bởi quá trình bay hơi của
dung môi. Mao quản nhỏ, có đầu cone giúp
tích điện mẫu và dùng áp suất để
đẩy mẫu mình từ dạng lỏng thành
giọt phun mù đã được tích điện.
Nhờ các khí bổ trợ ở nhiệt độ cao
trong chân không sẽ giúp cho DM
trên hạt mù bay hơi dần → giảm
kích thước → ion pha hơi

- Để thực hiện ESI, phân tử phải thành chất điện ly và tan trong DM dùng để phun sương
Thông tin thêm: Phương pháp này phải hoà tan mẫu trong dung môi, sau đó bay hơi để
tạo dạng giọt nhỏ bằng cách dung dịch mẫu cho vào ống vi quản tích điện cho ống này và
dùng áp suất để đẩy/phun mẫu thành giọt nhỏ tích điện dạng sương mù, phối hợp thêm khí
bổ trợ để những giọt nhỏ này từ từ bay hơi → giảm kích thước hạt tạo ion.
→ Mẫu được ion hoá nhờ hai phần: Quá trình ion hóa nhẹ nhàng, chỉ dùng
bay hơi, phân tán khí vào dạng lỏng.
• Sự hỗ trợ của điện thế ở đầu cone (điện thế 2,5- 4 kV) Thích hợp chất phân cực/ tan trong
• Sự bay hơi dung môi nhờ dòng khí bổ trợ. dung dịch → phun dễ dàng
Phân tử lớn, khó bay hơi có thể dùng
bằng ESI, chỉ cần biến nó thành trạng
thái dung dịch là OK
- Ưu điểm:
• Ion hoá này có thể tạo ion dương hoặc âm → xác định chính xác KLPT.
• Dùng được cho chất kém bay hơi, chất có khối lượng phân tử lớn.
• Kĩ thuật này thích hợp cho ghép nối SKL. Do đi qua SKL là trạng thái
- Nhược điểm: Tạo ion [M+H]+ , [M+Na]+, [M+K]+ dung dịch rồi, sẵn đo luôn

Tạo ion giả phân tử nên phải cần dữ liệu khác nữa để xác nhận số liệu thu được
VD: biết sơ bộ KLPT của chất cần phân tích nên KLPT của giả phân tử thu được
sẽ lớn hơn cái sơ bộ

3.4. APCI (ATMOSPHERIC PRESSURE CHEMICAL IONIZATION) ion hóa hóa


học áp suất khí quyển
- Mẫu: hòa trong dung môi đi qua ống mao quản đốt nóng
- Dung dịch phun thành sương được hóa hơi trong ống thạch anh (không phải trong bầu
khí bổ trợ bắn phá)
- Luồng khí hình thành ion hóa trong áp suất khí quyển* bởi que phóng điện Corona
- Kĩ thuật áp dụng cho các phân tử nhỏ (do bắn phá nhẹ nhàng)
- Không thích hợp với chất không bền với nhiệt (do cần hóa hơi ở nhiệt độ phù hợp trong
ống thạch anh)
Thông tin thêm: Buồng hóa mẫu khá giống ESI nhưng có thêm que Corona → thường kết
hợp sử dụng chung với ESI. Nhược điểm: chỉ phân tử M nhỏ (phenol).

APCI: nhỏ, bền nhiệt


EI: dòng electron 70eV # MALDI: dòng photon tạo bởi laser

3.5. MALDI (MAXTRIX ASSISTED LASER DESORPTION IONIZATION) ion


hóa giải hấp lazer dưới sự bổ trợ của chất nền
- Gọi là kỹ thuật ion hoá giải hấp laser dưới sự bổ trợ chất nền (maxtrix) → được
dùng phổ biến.
- Chất khảo sát được hấp phụ khi trộn lẫn với chất mang (chất bổ trợ ion hóa – các matrix:
acid sinapinic/ acid gentisis/ acid benzoic/ acid nicotinic/ dẫn chất benzoic/ nicotinic)
- Chiếu tia laser (355 nm) trong môi trường chân không bằng chùm tia laser/ UV/ Vis
tùy bản chất mẫu, hỗn hợp hấp thu năng lượng làm giải hấp chất ra khỏi chất mang, có
sự trao đổi proton hình thành ion → tác nhân ion hóa: dòng photon của laser.
- Thường áp dụng với hợp chất sinh học có phân tử lượng lớn (protein, carbohydrat..)

Trao đổi proton hình thành ion

4. BỘ PHÂN TÍCH KHỐI


4.1. PHÂN TÍCH KHỐI BẰNG CUNG TỪ (MAGNETIC SECTOR)

- Dòng ion được ion hoá trong bộ phận ion hoá được đưa vào, tại đây những ion có m/z
khác nhau được phân tách thành từng nhóm đi qua detector thông qua điều chỉnh quỹ
đạo bay bởi bộ phận phân tích khối.
- Ứng dụng: dùng 1 nam châm hình cung có điện trường/ từ trường trong nam châm →
hướng di chuyển cho ion do ion phân tử khác nhau sẽ có hướng dịch chuyển khác nhau.
Ví dụ: cho dòng từ trường 1 mức trước sẽ có 1 dòng ion cùng KLPT đi vào, sau đó thay

Ion được tăng tốc trong cung từ và tách ra nhờ từ


trường tác dụng lên ion đó
đổi mức từ trường → dòng ion khác tiếp tục đi vào → với những thời gian khác nhau
sẽ thu được những tín hiệu ion khác nhau.
- Đây là 1 bộ phận được sử dụng sớm nhất trong máy và nay vẫn được dùng máy do kỹ
thuật phân tách có độ nhạy, độ đúng cao (thường dùng cho HRMS).
- Nhiệm vụ của nam châm: tạo từ trường. Nay để đảm bảo nam châm tạo từ trường lớn
và ổn định nên sử dụng nam châm điện hoặc nam châm siêu dẫn.
4.2. PHÂN TÍCH KHỐI BẰNG TỨ CỰC (QUADRUPOLE MASS ANALYSER)
- Cấu tạo bởi 4 thanh điện tích trái dấu xếp đối diện nhau.
- Sử dụng tần số vô tuyến (RF) và điện thế 1 chiều để điều khiển quỹ đạo các ion.
- Cho mỗi loại ion m/z xác định đi qua ở mỗi thời điểm.
- Có nhiều chế độ đo nếu thiết kế ở dạng kết hợp.
Thông tin thêm:
- Tứ cực có thể bẻ hướng chùm ion → có những chùm di chuyển thẳng sẽ được lấy qua
detetor phân tích, có 1 số chùm ion bị bẻ hướng, lệch ra khỏi detector và va đập vao các
thanh này, dính vào cực nên sử dụng 1 thời gian phải vệ sinh các cực này đảm bảo cho
bộ phận phân tích không bị ảnh hưởng.
- Ưu điểm:
• Thực hiện scan toàn bộ dãy ion có m/z khác nhau hoặc có thể chọn 1 m/z cố định
được qua detector.
• Có thể kết hợp với bộ vô tuyến để điều chỉnh máy cho phù hợp.
• Cấu tạo máy đơn giản, dễ vệ sinh máy.
• Rẻ tiền, dễ vận hành → sử dụng nhiều.
- Nhược điểm: độ chính xác khối/ độ phân giải không cao → không thích hợp cho máy
khối phổ có độ 9 xác cao (HRMS) vì chỉ cho kết quả có 2 số lẻ phía sau thôi nhưng vẫn
áp dụng được cho hợp chất đã phân tích qua NMR.
- Cơ chế hoạt động: sắp xếp xen kẽ tạo hình vuông giữ các cực trái dấu, các dòng ion đi
qua theo hình sigma.
- Có thể kết hợp với hệ thống GC hoặc bộ phân tích ESI.

Vẫn có thể chấp nhận được trong phân tích thường quy, định lượng dựa vào pic thông thường, phân tích
các chất đã phân tích qua NMR - chỉ dùng MS để xác định lại KLPT thôi.
→ Phân tích thường quy có thể dùng tứ cục với nhiều ưu điểm → áp dụng đại trà cho nhiều PTN có thể
trang trải được
Nhớ nhược: không phân giải cao
4.3. PHÂN TÍCH KHỐI BẰNG BẪY ION (ION TRAP)
- Thiết bị đơn giản
- Độ phân giải thấp
- Dễ dàng thực hiện MSn
- Thường sử dụng trong ghép nối LC-MS
Thông tin thêm:
- Cơ chế hoạt động: giống trên nhưng có phần điều chỉnh ion vào ra ở detector, phần
này giống như cái bẫy (giữ lại ion muốn giữ, thả ra ion mới đc đi) → kiểm soát từ thời
điểm những chùm ion có m/z khác nhau được đi qua detector cho tín hiệu khác nhau
giữa từng chùm ion nhờ sự thay đổi điện trường.
- Ưu điểm:
• Bộ phận nhỏ gọn, dễ vận hành
• Thực hiện được khối phổ nhiều lần (chọn được chùm ion có m/z mong muốn để
thực hiện thêm nhiều lần bắn phá)
- Nhược điểm: độ chính xác không cao
- Thường ghép nối với các hệ thống SKL.
- Ưu điểm của khối phổ nhiều lần: tạo được các ion con đặc trưng từ ion mẹ → dễ định
lượng hơn từ đặc trưng của ion mẹ, loại các tín hiệu nhiễu nhờ sự đặc hiệu của ion mẹ.

Nguyên lý khá giống tứ cực, chỉ khác ở chỗ thiết kế như thế nào để giữ được ion muốn lấy
Rồi di chuyển vào detector
nhờ thay đổi điện trường

- Tứ cực: cơ chế ion đi vào không gian của 4 cực, rồi vào detector tuỳ thuộc điều chỉnh
điện trường. Còn bẫy ion: giữ ion theo thời gian.
- Quét phổ khối sẽ có những chế độ riêng:
• Quét toàn bộ ion (DIC): quét hết các ion tạo ra.
• Quét chọn lọc (SIC) điều chỉnh được ion muốn máy quét.
- Quét toàn bộ ion thì bẫy ion có độ nhay cao do nó giữ được ion khi đủ nồng độ đậm
đặc nó mới thả ra → tích luỹ dần. Còn tứ cực độ nhạy thấp do các ion không được chọn
sẽ bị đẩy ra ngoài, theo thời gian sẽ giảm dần nồng độ.
→ Tuỳ mục đích sử dụng mà chọn phương pháp thích hợp
4.4. PHÂN TÍCH KHỐI BẰNG KỸ THUẬT THỜI GIAN BAY (ToF – time of flight)
- Các ion được gia tốc trong điện trường → có dùng động năng.
- Vận tốc các ion sẽ khác nhau và phụ thuộc vào khối lượng của chúng: m/z càng lớn thì
tốc độ càng chậm.
- Các ion bay trong vùng không trường (ống bay) detector ở thời điểm khác nhau theo
thời gian bay (ToF) của chúng → cho tín hiệu khác nhau trên khối phổ đồ.

Tương tự như thi marathon trong bộ phân tích khối, m/z khác nhau thì động năng sẽ khác
Hay gắn với HR-MS
- Để tăng độ chính xác/ độ phân giải của kĩ thuật này, người ta thường tăng chiều dài
đường bay của các ion trong vùng không trường bằng cách tạo ổ bay hình chữ V hoặc
chữ M → thích hợp sử dụng cho máy khối phổ có độ phân giải cao (HRMS), có độ
đúng lên đến 4 hay 5 số lẻ.
- Để tăng độ linh động mà vẫn giữ được độ phân giải cao của kĩ thuật này, người ta phối
hợp với kĩ thuật phân tích (bộ tứ cực hoặc bẫy ion) → hệ thống MS/MS → phân tích
linh động được nhiều nhóm chức hơn, vẫn giữ đủ ưu điểm của từng kĩ thuật.
5. Ý NGHĨA CỦA PHỔ KHỐI (MS)
- Khối lượng phân tử của chất
- HR-MS phân giải cao – cho thông tin về công thức nguyên
- Sự phân mảnh - Đặc điểm về cấu trúc
- Cấu trúc của chất (so với thư viện phổ)
- Ví dụ: xác định được là alkaloid nếu PTK số lẻ → trong công thức chắc chắn có N.
Tuy nhiên qui tắc N chỉ đúng với phân tử nhỏ, còn phân tử lớn sẽ có nhiều số lẻ sau dấu
phẩy, các phân tử trong công thức cộng dồn số lẻ lại nên qui tắc này không còn đúng.
Theo bảng slide trên thấy Cl và Br thường gặp cả 2 đồng vị của chúng trong tự nhiên,
khi đó khối phổ luôn thấy 2 tín hiệu đồng vị của chúng liền kề nhau: M và M+2

Chỉ điểm giúp ta biết CT có Cl hay Br không

- Trong cấu trúc phân tử luôn có những liên kết dễ bị bẻ gãy do kém bền hơn những
chất khác.
- Ví dụ 1: liên kết glycoside dễ bị thuỷ phân hơn liên kết C-C.
- Ví dụ 2: tín hiệu bên tay phải lớn nhất là PTK 463, kế đó là PTK 300, dựa trên thư
viện khối phổ thì glucose có PTK 162 → suy đoán cấu trúc phân tích có gắn 1 gốc
đường glucose.
- Thường thì mảnh tay phải là mảnh cấu trúc chất cần xác định – PTK cần xác định.
VI. PHƯƠNG PHÁP X-RAY
- PP X-Ray xác định công thức và cấu hình chính xác nhưng chỉ dành cho chất kết tinh
- Tinh thể phải sạch và là đơn tinh thể.
- Xác định được cấu hình tuyệt đối.
Thông tin thêm:
- Xác định cấu trúc tương đối (chỉ biết được chất có cấu hình không gian/ có C bất đổi
chứ không xác định được cấu hình đó quay bên nào), còn xác định cấu trúc tuyệt đối
(biết chính xác cấu hình đồng phân trong không gian) nhờ kĩ thuật XRAY xác định cấu
hình tuyệt đối.
- Cơ chế hoạt động: dùng chùm tia X chụp chiếu phân tử của chất kết tinh lên tấm film
suy ra được từng phân tử trong cấu trúc.
- Nhược điểm: chỉ áp dụng cho chất sạch và đơn tinh thể, không áp dụng được cho chất
có cấu trúc cồng kềnh, không thể kết tinh như dạng glycoside → khó làm.
Câu hỏi cuối giờ: MS sai biệt lớn như vậy thì làm sao có thể áp dụng trong định lượng?
- Trong thẩm định quy trình, cho phép RSD của phương pháp khá lớn.
- Đồng thời thêm 1 lượng chất chuẩn nội với thể tích xác định rõ trước → nhằm mục
đích quy trình thẩm định ổn định, biết được hàm lượng thay đổi có kiểm soát được hông
- Dung môi thường dùng trong LC/MS: MeOH, nước, acetonitril

You might also like