You are on page 1of 93

PHƯƠNG PHÁP PHỔ NGHIỆM PHÂN TÍCH

CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ

TS. VÕ THỊ NGÀ


ngavt@hcmute.edu.vn
Bộ môn: Công nghệ Hóa học
Khoa: Công nghệ Hóa học và Thực phẩm
NỘI DUNG MÔN HỌC

Chương 1: PHỔ HỒNG NGOẠI (IR)


Chương 2: KHỐI PHỔ (MS)
Chương 3: PHỔ CỘNG HƯỞNG TỪ HẠT NHÂN (NMR)

2
Tài liệu học tập
1. Nguyễn Kim Phi Phụng, Phổ khối: Lý thuyết - Bài tập
- Bài giảng, Nhà xuất bản ĐHQG, 2004.
2. Nguyễn Kim Phi Phụng, Phổ NMR sử dụng trong
phân tích hữu cơ, Nhà xuất bản ĐHQG, 2005.
3. Robert. M. Silverstein, Francis. X. Webster,
Spectrometric identification of organic compounds, 7th ed,
John Wiley & Sons, Inc., 2005.
4. David Klein, Organic Chemistry, John Wiley & Sons,
Inc., 2012.
5. Janice G. Smith, Organic Chemistry, Mc Graw Hill, 3rd
ed.

3
Hình thức đánh giá

❖ Giữa kỳ (50%) bao gồm:


1. Bài kiểm tra 1 (chương 1) tự luận: 10%
2. Bài kiểm tra 2 (chương 2) tự luận: 10%
3. Bài kiểm tra 3 (chương 3) tự luận: 25%
4. Điểm tích cực (5%): tham gia hoạt động trên lớp
hoặc online.
❖ Cuối kỳ (50%)
Hình thức thi: tự luận
4
Mục tiêu học phần
Mục Mô tả Chuẩn Trình
tiêu (Goal description) đầu ra độ
(Goals) CTĐT năng
(Môn học này trang bị cho sinh viên:)
lực
G1 Kiến thức phổ hồng ngoại-IR, phổ cộng hưởng từ 1.2 3
hạt nhân-NMR và phổ khối lượng-MS.

G2 Kỹ năng phân tích các phổ IR, NMR và MS để 2.1 3


xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất hữu
2.4 4

G3 Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp và khả năng 3.1 4
đọc hiểu các tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh
3.2 4
3.3 4
G4 Lựa chọn và áp dụng các loại phổ thích hợp cần 4.4 4
đo để phân tích từng hợp chất cụ thể.

5
CHƯƠNG 1

PHỔ HỒNG NGOẠI


Infrared spectroscopy (IR)

6
MỤC TIÊU

Định nghĩa các loại dao động của các


liên kết trong các hợp chất hữu cơ và
G1.1
vùng cộng hưởng của các dao động
liên kết trong phổ IR
Phân tích các phổ IR, NMR và MS
G2.1
của các hợp chất hữu cơ
Giải đoán cấu trúc hợp chất hữu cơ
G2.2 dựa vào các kết quả phân tích phổ IR,
NMR và MS
7
NỘI DUNG
1.1. Giới thiệu về quang phổ
1.1.1. Bản chất của ánh sáng
1.1.2. Bản chất của vật chất
1.1.3. Tương tác giữa ánh sáng và vật chất
1.2. Giới thiệu về phổ IR
1.2.1. Dao động của các liên kết trong hợp chất hữu cơ
1.2.2. Sự dao động liên kết và hấp thu IR
1.2.3. Đặc trưng phổ IR
1.3. Các đặc trưng phổ IR
1.3.1. Số sóng
1.3.1.1. Định luật Hooke
1.3.1.2. Ảnh hưởng của trạng thái lai hóa lên số sóng hấp thu
1.3.1.3. Ảnh hưởng của sự liên hợp lên số sóng hấp thu
1.3.2.Cường độ của các mũi hấp thu
1.3.3. Hình dạng của các mũi hấp thu
1.4. Phân tích phổ IR và xác định nhóm định chức 8
Giới thiệu về quang phổ
◼ Quang phổ là kết quả của sự tương tác giữa vật chất và
ánh sáng (bức xạ điện từ).
◼ Phổ hồng ngoại (IR) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân
(NMR) đều sử dụng một dạng bức xạ điện từ
(electromagnetic radiation) như nguồn năng lượng →
cần phải tìm hiểu một số tính chất của bức xạ điện từ
◼ Tất cả các bức xạ điện từ di chuyển với vận tốc ánh sáng
(c), 3.0 × 108 m/s.
◼ Các dạng khác nhau của bức xạ điện từ làm nên phổ
điện từ (electromagnetic spectrum). Phổ điện từ được
chia thành các vùng khác nhau.
Bản chất của ánh sáng
◼ Ánh sáng vừa có tính chất hạt (photon) vừa có
tính chất sóng (wave)
◼ Các đặc trưng của sóng ánh sáng gồm bước
sóng (wavelength, l) và tần số (frequency, n).
◼ Năng lượng của bức xạ tỷ lệ thuận với tần số và
tỷ lệ nghịch với bước sóng.

https://sciencedemonstrations.fas.harvard.edu/presentations/photochemic
al-reaction-hydrogen-and-chlorine
Bản chất của ánh sáng
◼ Các dạng khác nhau của bức xạ điện từ làm nên phổ
điện từ (electromagnetic spectrum). Phổ điện từ được
chia thành các vùng khác nhau.
Bản chất của vật chất

Bản chất năng lượng của vật chất:


▪ Có ba trạng thái năng lượng của phân tử :
- Năng lượng electron (electronic state),
- Năng lượng dao động (vibrational state),
- Năng lượng quay (nuclear spin state)
▪ Năng lượng của 3 trạng thái (electron, dao
động, quay) đều được lượng tử hóa
(quantized), nghĩa là chỉ có thể biến thiên một
cách gián đoạn.
▪ Một cách gần đúng, người ta xem năng lượng
phân tử là tổng ba năng lượng trên. 12
Bản chất của vật chất
Có ba trạng thái năng lượng của phân tử :
▪ Năng lượng electron (electronic state): phụ thuộc vào
sự phân bố electron. Biến thiên của đại lượng này gắn
liền với sự chuyển dời electron từ orbital phân tử này
đến orbital phân tử khác (ví dụ từ orbital bị chiếm cao
nhất lên orbital không bị chiếm thấp nhất)
▪ Năng lượng dao động (vibrational state): đặc trưng
cho sự dao động của các hạt nhân nguyên tử xung
quanh vị trí cân bằng của chúng trong phân tử.
▪ Năng lượng quay (nuclear spin state): liên quan đến
sự quay của phân tử xung quanh những trục nào đó
của phân tử.
13
Bản chất của vật chất
- Năng lượng electron
(electronic state),
- Năng lượng dao động
(vibrational state),
- Năng lượng quay
(nuclear spin /rotational state)

Sơ đồ phân bố các mức năng


lượng của phân tử
14
Bản chất của vật chất

▪ Trên sơ đồ phân bố các mức năng lượng của phân tử


hai nguyên tử, mỗi trạng thái electron cơ bản hoặc kích
thích gồm một số trạng thái dao động khác nhau, đến
lượt nó, mỗi trạng thái dao động lại gồm một số trạng
thái quay khác nhau.

▪ Những chuyển mức electron thường kèm theo sự biến


thiên năng lượng dao động và năng lượng quay.

▪ Đối với phân tử nhiều nguyên tử, sẽ có nhiều sự


chuyển mức năng lượng khác nhau.
15
Bản chất của vật chất
◼ Ở nhiệt độ 0K, lớp vỏ electron của phân tử không bị kích thích, sự
quay của phân tử không diễn ra, nhưng phân tử có sự dao động
nào đó gọi là năng lượng dao động tại điểm không.
◼ Khi tăng dần dự trữ năng lượng nhiệt phân tử đến giá trị 0.03-0.3
kcal/mol, phân tử chuyển sang trạng thái quay bị kích thích
nhưng trạng thái dao động và trạng thái electron vẫn không đổi.
◼ Khi năng lượng chuyển động nhiệt tăng lên đến 0.3-12 kcal/mol,
trạng thái electron của phân tử cũng chưa bị kích thích nhưng trạng
thái dao động bắt đầu bị kích thích.
◼ Ở nhiệt độ thường, năng lượng chuyển động nhiệt của phân tử
vào khoảng 0.6 kcal/mol, đối với đa số phân tử, trạng thái dao
động chưa bị kích thích, chỉ mới có trạng thái quay bị kích thích.
◼ Muốn kích thích electron cần phải có năng lượng lớn hơn nhiều,
vào khoảng hàng chục đến hàng trăm kcal/mol. Năng lượng đó
ứng với bức xạ vùng khả kiến hoặc tử ngoại.
16
Tương tác giữa ánh sáng và vật chất
▪ Các bức xạ có năng lượng thấp như sóng cực ngắn hoặc
hồng ngoại xa chỉ đủ để làm thay đổi trạng thái quay của phân
tử → phổ quay thuần túy (thu được vạch mảnh rất xít nhau và
cách đều nhau). → phổ cộng hưởng từ hạt nhân.
▪ Khi phân tử hấp thu bức xạ ở vùng hồng ngoại gần, trạng thái
dao động bị kích thích (trạng thái electron không thay đổi).
Cùng với biến thiên năng lượng dao động còn có biến thiên
năng lượng quay → phổ hồng ngoại (đám vạch chứ không phải
vạch mảnh).
▪ Nếu phân tử hấp thu bức xạ có năng lượng lớn hơn như bức xạ
khả kiến hoặc bức xạ tử ngoại thì năng lượng electron của
chúng bị thay đổi. Tuy nhiên, đồng thời với sự thay đổi trạng
thái electron luôn có cả sự thay đổi trạng thái dao động và trạng
thái quay nên thu được cả đám vạch → phổ hấp thu electron
hay còn gọi là phổ tử ngoại – khả kiến (UV-Vis).
Tương tác giữa ánh sáng và vật chất
▪ Khi bức xạ điện từ chiếu vào phân tử, một số bước sóng bị
hấp thu, một số bị khuếch tán.
▪ Chỉ một số bước sóng bị hấp thu vì phân tử có các mức năng
lượng rời rạc.
▪ Để sự hấp thu xảy ra, năng lượng photon phải bằng sự
chênh lệch năng lượng giữa 2 trạng thái năng lượng trong
phân tử.

Sự chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái càng lớn, năng
lượng bức xạ cần thiết cho sự hấp thu càng cao, tần số càng
cao và bước sóng càng ngắn. 18
Giới thiệu về quang phổ
◼ Khi ánh sáng/bức xạ điện từ tương tác với các phân tử,
hiệu ứng phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng

◼ This chapter focuses on IR spectroscopy


Giới thiệu về phổ hồng ngoại IR

Bức xạ hồng ngoại (có bước sóng λ = 2.5–25 μm) là


nguồn năng lượng trong phổ hồng ngoại. Nó có bước
sóng dài hơn ánh sáng nhìn thấy, nên tần số và năng
lượng thấp hơn ánh sáng nhìn thấy.

Tần số (frequency) trong phổ IR còn được dùng với đại


lượng số sóng (wavenumber, cm-1). Với thang đo số
sóng, hấp thu IR trong vùng từ 4000 cm–1 – 400 cm–1
Dao động của các liên kết trong hợp chất hữu cơ

▪ Các liên kết trong phân tử có thể dao động bởi sự


giãn hay sự nén bằng một số cách khác nhau.
▪ Trong phổ hồng ngoại, chủ yếu là dao động giãn.

Dao động biến dạng Dao động biến dạng


Dao động giãn trong mặt phẳng ngoài mặt phẳng
21
Sự dao động của các liên kết và hấp thu IR

• Sự hấp thu ánh sáng IR gây ra sự thay đổi chuyển động dao
động trong phân tử.
• Các dao động này được lượng tử hóa, nên chúng chỉ có thể xảy
ra ở những tần số đặc biệt, tương ứng với tần số ánh sáng
hồng ngọai IR.
• Khi tần số ánh sáng IR trùng với tần số dao động nhất định, ánh
sáng IR được hấp thu, làm cho biên độ giãn liên kết hoặc biên
độ nén liên kết tăng lên.

22
Sự dao động của các liên kết và hấp thu IR
• Các loại liên kết khác nhau dao động ở những tần số
khác nhau nên chúng hấp thu ánh sáng IR với tần số
khác nhau.
• Phổ IR của các liên kết khác nhau trong phân tử thì
khác nhau nên có thể dùng phổ IR xác định các nhóm
chức hiện diện trong phân tử.

Năng lượng cần thiết gây ra


dao động tùy thuộc từng loại
liên kết.

23
Đặc trưng của phổ IR
• Trong máy đo phổ IR, ánh sáng hồng ngoại đi qua
mẫu. Các tần số bằng với tần số dao động sẽ bị hấp
thu, và ánh sáng còn lại sẽ truyền suốt đến đầu dò.

• Phổ đồ vẽ lại lượng ánh sáng truyền suốt với số sóng


tương ứng.

• Tín hiệu trên phổ IR có ba đặc trưng quan trọng:


• Số sóng (wavenumber),
• Cường độ (intensity),
• Hình dạng (shape).

24
Đặc trưng của phổ IR

25
Đặc trưng phổ IR
Phổ IR của 1-propanol, CH3CH2CH2OH, minh họa một vài
đặc trưng quan trọng của phổ IR.
• Phổ IR có các đường rộng (broad lines).
• Các đỉnh hấp thụ trải xuống trên tờ giấy.
• Trục y đo phần trăm độ truyền suốt (transmittance):
✓ 100% độ truyền suốt nghĩa là tất cả ánh sáng truyền
qua mẫu hoàn toàn và không bị hấp thu;
✓ 0% truyền suốt nghĩa là không có ánh sáng truyền
qua mẫu mà tất cả bị giữ lại.
✓ Hầu hết sự hấp thu nằm giữa hai cực.
• Mỗi đỉnh tương ứng một loại liên kết nhất định,
• Mỗi dạng liên kết (như O–H và C–H) xuất hiện ở một
tần số đặc trưng. 26
Đặc trưng của phổ IR
▪ Phổ IR có cả thang bước sóng (wavelength) và số sóng
(wavenumber) trên trục x, với năng lượng giảm từ trái sang
phải.
• Bước sóng được đo theo đơn vị μm (2.5–25 μm).
• Số sóng (tần số) với đơn vị cm–1 (4000–400 cm-1).

▪ Phổ IR được chia thành 2 vùng:


• Vùng nhóm định chức (functional group region) hoặc
vùng chẩn đoán (diagnostic region) xuất hiện >1500 cm–1.
Các nhóm chức thông thường cho một hoặc hai mũi trong
vùng này ở một tần số đặc trưng.
• Vùng dấu tay (fingerprint region) xuất hiện < 1500 cm–1.
Vùng này thường chứa những nhóm mũi phức tạp và là duy
nhất cho mỗi hợp chất. 27
Đặc trưng của phổ IR
Ví dụ so sánh phổ IR của 5-methyl-2-hexanone (A) và
ethyl propanoate (B)

28
Số sóng (wavenumber)
Số sóng (wavenumber) hay vị trí hấp thu của một liên kết trên phổ
IR phụ thuộc vào độ bền liên kết (bond strength) và khối lượng
nguyên tử (atom mass) theo định luật Hooke.
• Độ bền liên kết: liên kết càng bền thì dao động ở tần số cao nên
hấp thu ở số sóng cao hơn.
• Khối lượng nguyên tử: liên kết với nguyên tử nhẹ hơn dao động
ở tần số cao nên hấp thu ở số sóng cao hơn.

29
Số sóng (wavenumber)
Công thức chi tiết của định luật Hooke

30
Bốn vùng phổ IR

31
Dự đoán tín hiệu trên phổ IR
Phổ IR được chia làm 4 vùng để dự đoán loại liên kết cho các đỉnh
hấp thu. Những thông tin này giúp phân tích phổ của các chất chưa
biết. Để dễ nhớ, cần lưu ý các vấn đề sau:
• Các hấp thu của liên kết với hydrogen luôn nằm vùng bên trái
phổ (vùng số sóng cao). H có khối lượng nguyên tử nhỏ nên liên
kết H–Z (với Z = C, O, và N) dao động ở tần số cao.
• Độ bền liên kết giảm khi đi từ CC → C=C → C-C nên tần số
giảm và đỉnh hấp thu các liên kết này di chuyển về phía bên phải
của phổ đồ.
• Vùng nhóm chức gồm các hấp thu của liên kết đơn với
hydrogen (tất cả liên kết H–Z), cũng như nối đa. Hầu hết hấp thu
trong vùng nhóm chức do dao động giãn liên kết (bond
stretching) hơn là dao động nén (bond bending).
• Vùng dấu tay gồm các hấp thu do tất cả các liên kết đơn khác
(trừ nối H–Z), thường tạo một vùng phức tạp rất khó phân tích.32
Dự đoán tín hiệu trên phổ IR

◼ So sánh phổ IR
của 2 alcohol:
Mặc dù cùng có các dao
động O-H, C-O, C-H nên
vùng nhóm định chức
giống nhau nhưng vùng
dấu tay rất khác biệt.
Các hấp thu IR quan trọng

34
Trường hợp không hấp thu tia IR
▪ Hầu hết các liên kết trong phân tử đều cho đỉnh hấp thu trong
phổ IR, nhưng có một vài trường hợp đặc biệt.
▪ Để một liên kết hấp thu ánh sáng hồng ngoại, phải có sự thay
đổi moment lưỡng cực trong suốt quá trình dao động.
▪ Những liên kết không phân cực và có tính đối xứng không
hấp thu tia hồng ngoại.

Liên kết ba trong 2-butyne, không


có hấp thu giãn IR ở 2250 cm–1 vì
liên kết CC không phân cực và
không có thay đổi moment lưỡng
cực khi liên kết giãn theo các trục
của nó. Loại dao động này được
gọi là vô hoạt IR.
35
Phổ IR của hydrocarbon

36
Phổ IR của hydrocarbon
Phổ IR của hexane, 1-hexene, và 1-hexyne minh họa
sự khác biệt quan trọng về đặc trưng phổ IR của
hydrocarbon vùng trên 1500 cm–1. Mặc dù 3 hợp chất
đều chứa liên kết C–C và Csp3 trong liên kết C–H, đỉnh
hấp thu do liên kết C=C và CC khác biệt giúp phân biệt
alkene và alkyne.
• Hấp thu C–H trong alkane, alkene, và alkyne có số
sóng và hình dạng đặc trưng.
• Liên kết C–H của C sp3 thường là mũi rộng và < 3000
cm–1, trong khi liên kết C–H với C sp2 and sp thường
hấp thu ở tần số cao hơn.
• Điều này được giải thích dựa trên độ bền liên kết C–
H và phần trăm tính s của orbital lai hóa trong carbon.
Sự ảnh hưởng của trạng thái lai hóa đến
số sóng hấp thu
Khi phần trăm tính s của orbital lai hóa trong carbon
tăng lên thì độ bền liên kết C – H tăng lên, do đó số
sóng tăng lên.

38
Phổ IR của hydrocarbon - alkane

Hexane chỉ có liên kết đơn C–C và


Csp3, nên nó chỉ có một đỉnh hấp
thu chính ở vùng nhóm chức là hấp
thu Csp3–H ở 3000–2850 cm–1.

39
Phổ IR của hydrocarbon - alkene

1-Hexene có C=C and Csp2– H bên cạnh Csp3.


Do đó, có 3 hấp thu chính ở vùng nhóm chức:
• Csp2–H ở 3150–3000 cm–1
• Csp3–H ở 3000–2850 cm–1
• C=C ở 1650 cm–1

40
Phổ IR của hydrocarbon - alkyne

1-Hexyne có CC và Csp–H, ngoài


các C sp3. Do đó, có 3 hấp thu chính:
• Csp–H ở 3300 cm–1
• Csp3–H ở 3000–2850 cm–1
• CC ở ~2250 cm–1
Phổ IR của các hợp chất có chứa oxygen

Đỉnh hấp thu quan trọng của các hợp chất


chứa oxygen nằm ở vùng :
▪ 3600–3200 cm–1 cho nhóm OH,
▪ ~ 1700 cm–1 cho nhóm C=O,
▪ ~ 3000 cm–1 do liên kết Csp3–H.

42
Phổ IR của alcohol

Nhóm OH trong 2-butanol cho đỉnh


hấp thu mạnh ở 3600–3200 cm–1.
Phổ IR của ketone

• Nhóm C=O trong 2-butanone


cho đỉnh hấp thu mạnh ở
~1700 cm–1.
• Vị trí chính xác của đỉnh hấp
thu C=O phụ thuộc vào loại
nhóm carbonyl, như carbonyl
vòng, hay carbonyl gần liên
kết đôi,...
Ảnh hưởng của sự cộng hưởng đến số sóng

Sự cộng hưởng làm cho >C=O mang một phần tính nối đơn
→ độ bền liên kết giảm → số sóng giảm 45
Phổ IR của ether

➔ Các hợp
chất có chứa
oxygen
Diethyl ether không có nhưng không
nhóm OH cũng như cho mũi hấp
C=O, nên nó chỉ có đỉnh thu của OH
hấp thu ở vùng nhóm và C=O thì là
chức tại ~3000 cm–1, do ether
C sp3– H.
Phổ IR của các hợp chất chứa nitrogen

Các nhóm chức thông thường có chứa nguyên tử


nitrogen có thể được phân biệt bằng hấp thu IR trong
vùng nhóm chức (>1500 cm–1), như được minh họa bởi
phổ IR của một amine (octylamine), một amide
(propanamide), và một nitrile (octanenitrile).
Phổ IR của amine

Liên kết N–H trong octylamine


cho hai đỉnh hấp thu yếu ở
3300 và 3400 cm–1.
Phổ IR của amide

Propanamide hấp thu > 1500 cm–1 cho


cả hai nhóm N–H và C=O :
• N–H (hai đỉnh) ở 3200 và 3400 cm–1
• C=O ở 1660 cm–1
Phổ IR của nitrile

Nhóm CN trong octanenitrile


hấp thu trong vùng liên kết ba
ở khoảng ~2250 cm–1.
Bài tập mẫu

Đề bài:
Làm cách nào có thể phân biệt hai đồng phân của hợp chất có
công thức phân tử C2H6O bằng phổ IR?
Hướng dẫn giải:
Trước tiên, vẽ các cấu trúc của các hợp chất có thể có tương ứng
CTPT. Xong, xác định các nhóm chức. Như vậy, theo đề bài đây có
thể alcohol hoặc ether.
Luyện tập
Các đồng phân của hợp chất có công thức phân tử
C3H6O (A, B, và C) có sự khác biệt như thế nào về
phổ IR?

52
Bài tập mẫu

Đề bài: Các nhóm chức nào cho hấp thu trong vùng trên
1500 cm–1 trong hai hợp chất A và B?

53
Bài tập mẫu (tt)

a. Hợp chất A có hai đỉnh hấp thu chính >1500 cm–1:


• Đỉnh hấp thu khoảng ~3000 cm–1 do liên kết C–H
• Đỉnh hấp thu khoảng ~1700 cm–1 do nhóm C=O.

b. Hợp chất B có hai đỉnh hấp thu >1500 cm–1:


• Đỉnh hấp thu ~3000 cm–1 do liên kết C–H
• Đỉnh hấp thu ~2250 cm–1 do liên kết ba, hoặc CC
hoặc CN. Vì không có đỉnh hấp thu của Csp–H ở
3300 cm–1, Phổ IR không thể là của alkyne cuối mạch
(HCCR) nhưng vẫn có thể là alkyne trong mạch.

54
Luyện tập
Đề bài: Nhóm chức nào cho đỉnh hấp thu trên 1500 cm–1
trong phổ IR của hợp chất A và B?

55
Luyện tập
Hãy cho biết đỉnh hấp thu IR chính trong vùng nhóm chức
của mỗi hợp chất sau đây

56
Cường độ tín hiệu phổ IR
◼ Cường độ tín hiệu phổ IR rất thay đổi
Cường độ tín hiệu phổ IR
◼ Khi một liên kết xảy ra dao động giãn, moment lưỡng
cực của nó cũng dao động theo
◼ Công thức tính moment lưỡng cực
◼ Moment lưỡng cực dao động tạo điện trường xung
quanh liên kết
Cường độ tín hiệu phổ IR
◼ Liên kết càng phân cực, cơ hội
tương tác giữa sóng điện trường
và bức xạ IR càng tăng.
◼ Độ phân cực liên kết càng cao
= tín hiệu IR càng mạnh.
Cường độ tín hiệu phổ IR
◼ Trong phân tử đối xứng với liên kết C=C hoàn toàn
không phân cực không cho tín hiệu IR trong vùng 1500-
2000 cm-1.

60
Hình dạng tín hiệu phổ IR

◼ Tín hiệu giãn O-H thường là mũi rộng


Hình dạng tín hiệu phổ IR
◼ Khi liên kết O-H tạo liên kết hydrogen sẽ làm yếu đi liên
kết O-H

◼ Liên kết hydrogen được hình thành tạm thời trong thời
gian ngắn nên mẫu sẽ chứa các phân tử với độ bền liên
kết O-H thay đổi. Do đó, tín hiệu IR của dao động này là
mũi rộng.
◼ Tín hiệu O-H sẽ hẹp nếu alcohol được pha loãng trong
dung môi không có khả năng tạo liên kết hydrogen
Hình dạng tín hiệu phổ IR
◼ Trong mẫu với nồng độ trung bình, cả mũi rộng lẫn mũi
hẹp đều quan sát được.
◼ Tại sao số sóng của O-H tự do lại lớn hơn O-H tạo liên
kết hydrogen ?
Hình dạng tín hiệu phổ IR
◼ Hãy giải thích: Dao động giãn của
O-H trong carboxylic acid ở khoảng
3000 cm-1 so với dao động của O-H
thông thường ở 3400 cm-1
Hình dạng tín hiệu phổ IR
So sánh hình dạng dao động giãn của N-H trong amine bậc 1 và
amine bậc 2
Hình dạng tín hiệu phổ IR
◼ Sự xuất hiện hai tín hiệu N-H trong
amine bậc 1 là do hai liên kết N-H trong
amine bậc 1 dao động theo hai cách
khác nhau.
◼ Một đơn phân tử có thể dao động đối
xứng hoặc bất đối xứng trong cùng một
thời điểm nên xuất hiện 2 tín hiệu hay tín
hiệu đôi.
◼ Tương tự, CH2 và CH3 cũng tạo các tín
hiệu mũi đa.
Phân tích phổ IR
Sử dụng Table 15.2 rất hữu dụng để giải đoán các nhóm
chức với các liên kết tương ứng số sóng trong vùng nhóm
chức và vùng dấu tay.
Khi phân tích phổ IR, bước đầu tiên là vẽ một đường thẳng ở
1500 cm-1. Chú ý đến các tín hiệu bên trái của đường này
(vùng nhóm chức). Có thể nhận diện các vùng sau:
• Vùng nối đôi (Double bonds): 1600–1850 cm-1
• Vùng nối ba (Triple bonds): 2100–2300 cm-1
• Các liên kết X–H : 2700–4000 cm-1
Các tín hiệu hữu dụng trong vùng nhóm chức

68
Các tín hiệu hữu dụng trong vùng dấu tay

69
Phân tích phổ IR

Mỗi tín hiệu xuất hiện trong vùng


nhóm chức đều có 3 đặc trưng: số
sóng, cường độ và hình dạng
(wavenumber, intensity, and
shape). Cần phân tích cả 3 đặc
trưng này.
Khi tìm kiếm các liên kết X-H, hãy
vẽ một đường thẳng tại 3000 cm-1
và tìm các tín hiệu xuất hiện bên
trái đường thẳng này

70
Phổ IR các hợp chất thơm
Các dẫn xuất của benzene thường cho các tín hiệu trong năm
vùng đặc trưng của phổ IR.
Năm vùng này và sự dao động kết hợp với chúng được liệt kê
trong Table 18.2 và có thể xem phổ IR của ethylbenzene (Figure
18.18).
Lưu ý rằng các tín hiệu chỉ nhỉnh hơn 3000 cm-1, tương ứng với
Csp2—H, xuất hiện trên vai của các dao động giãn C-H khác
(dưới 3000 cm-1 một chút).
Các hợp chất thơm cũng thường tạo ra mỗi chuỗi các tín hiệu
giữa 1450 và 1600 cm-1, kết quả từ dao động giãn C=C và các
dao động vòng.
Các bộ tín hiệu trong ba vùng đặc trưng khác (Table 18.2) thường
được dùng để nhận danh sự thế đặc biệt trên vòng thơm (một
nhóm thế, hai nhóm thế ortho, hai nhóm thế meta, etc.), (tự tìm
hiểu thêm).
Phổ IR các hợp chất thơm
Phổ IR các hợp chất thơm
Phổ IR các hợp chất carbonyl
Phổ IR của hợp chất carbonyl

74
Phổ IR các hợp chất carbonyl

75
Phổ IR các dẫn xuất carboxylic acid
Hướng dẫn giải bài tập

77
Hướng dẫn giải bài tập (tt)

78
Hướng dẫn giải bài tập (tt)

79
Hướng dẫn giải bài tập (tt)

80
Luyện tập

81
82
Luyện tập
Phổ IR và xác định cấu trúc

▪ Khi các phổ nghiệm khác chưa phát triển, phổ IR được
xem như công cụ hữu dụng để xác định nhóm định
chức trong hợp chất hữu cơ.
▪ Phổ IR thường được dùng để theo dõi kết quả phản
ứng.
▪ Sự kết hợp phổ IR và dữ kiện khối phổ cung cấp thông
tin quan trọng về cấu trúc của một hợp chất chưa biết.
• Khối phổ cho biết trọng lượng phân tử
• Phổ IR giúp xác định các nhóm định chức quan
trọng.

84
Phổ IR và
xác định nhóm định chức

85
Phổ IR và
xác định nhóm định chức

86
Phổ IR và
xác định nhóm định chức

87
Phổ IR và
xác định nhóm định chức

88
Phổ IR – theo dõi kết quả phản ứng
Phổ IR – theo dõi kết quả phản ứng (tt)
Phổ IR – theo dõi kết quả phản ứng
Phổ IR – theo dõi kết quả phản ứng
Phổ IR – theo dõi kết quả phản ứng

You might also like