You are on page 1of 2

Câu 5: Hãy nêu và giải thích những đặc trưng vật lý cần lưu ý khi lựa chọn

các đồng vị phóng xạ sử dụng trong phương pháp đánh dấu phóng xạ
(chụp hình phóng xạ và xạ trị).

Các đặc trưng vật lý của đồng vị phóng xạ cần lưu ý khi lựa chọn trong
phương pháp chụp hình phóng xạ:
+ Loại bức xạ: Trong ghi hình bằng thiết bị SPECT (Single Photon Emission
Tomography) DCPX lý tưởng là chất phát tia gamma đơn thuần, do phân rã
theo kiểu bắt điện tử hoặc do chuyển trạng thái từ cận ổn định về ổn định. Các
dược chất có bức xạ alpha và beta sẽ không tốt trong ghi hình vì những bức xạ
này có khả năng ion hoá mạnh làm cho các mô bị tổn thương, mặc dù có thể có
một số bức xạ xuyên qua được cơ thể nhưng không vào được các thiết bị ghi đo,
nên không ghi hình được.
Trong ghi hình bằng thiết bị PET (Positron Emission Tomography) DCPX được
dùng nhiều nhất là 18FDG.
+ Năng lượng: để ghi hình tốt trên máy ghi hình SPECT, chất phóng xạ lý
tưởng phải có năng lượng bức xạ từ 100 keV đến 250keV, phù hợp với thiết kế
của máy SPECT. Mặc dù vậy, thực tế lâm sàng, có những chất có năng lượng
cao hơn hoặc thấp hơn vẫn phải dùng, không thay thế được. 201Tl, 133Xe có năng
lượng 70 đến 80 keV, 131I và 67Ga có năng lượng 364 keV và 300 keV là những
chất hay dùng trong chẩn đoán. Về mặt năng lượng thì thích hợp hơn cả
là 99mTc, 111In, 123I.
+ Tính khả dụng: DCPX cần có đời sống không quá ngắn để có thể vận chuyển
thuận lợi từ nơi sản xuất tới nơi sử dụng, giá cả phải chăng, phù hợp với điều
kiện kinh tế của bệnh nhân.
+ Tỷ số đích – không đích: tỷ số đích – không đích cao mới tốt, nghĩa là DCPX
phải vào nhiều ở nơi cần ghi hình ảnh so với các nơi khác trong cơ thể. Nếu tỷ
số đích- không đích thấp hơn yêu cầu tối thiểu (tỷ số 5:1 là tối thiểu để ghi hình
phẳng, 2:1 là tối thiểu để xạ hình cắt lớp SPECT) thì hình ảnh xạ hình sẽ không
có giá trị chẩn đoán vì khó phân biệt giữa vùng bệnh lý và không bệnh lý. Tuỳ
cơ quan cần chẩn đoán để lựa chọn chất gắn với phóng xạ thích hợp sao cho
chúng phải có tính tập trung đặc hiệu cao. Sự  tập trung thuốc phóng xạ vào
đích có thể theo các cơ chế sau:
– Vận chuyển tích cực: Trong cơ thể sống, sự phân bố nồng độ một số chất có
sự chênh lệch nồng độ do có sự vận chuyển ngược gradient nồng độ, từ nơi có
nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. Nhờ cơ chế này mà iốt phóng xạ khi vào
cơ thể có thể tập trung ở tuyến giáp cao hơn hàng trăm lần so với ngoài tuyến.
– Khuếch tán: chẳng hạn khi não có tổn thương, hàng rào máu não bị phá vỡ,
thuốc phóng xạ như albumin huyết thanh người đánh dấu 131I hoặc Na99mTcO4 có
thể khuếch tán từ mao mạch vào vùng não tổn thương.
– Chuyển hoá: Một số đồng vị phóng xạ ở dạng muối vô cơ hoặc hữu cơ tham
gia vào chuyển hoá, chẳng hạn một số hợp chất hữu cơ như deoxyglucose đánh
dấu 18F (18FDG) dùng trong ghi hình cắt lớp não, các khối u trong cơ thể bằng
PET dựa trên cơ chế tăng chuyển hoá ở vùng tổn thương. Não là cơ quan tiêu
thụ glucose lớn nhất trong cơ thể. Khi một vùng của não có biến đổi về chức
năng, giảm tiêu thụ glucose (bệnh Alzheimer, Dementia…) xảy ra trước những
biến đổi cấu trúc, PET phát hiện tổn thương sớm hơn.
Tế bào khối u ung thường tiêu thụ glucose nhiều hơn tế bào lành do tăng  phân
chia tế bào, tăng hoạt tính men hexokinase, tăng hoạt tính của các chất vận
chuyển GLUT, do đó FDG sẽ tập trung cao ở khối u, hình ảnh ghi hình phóng
xạ là những ổ tập trung phóng xạ cao (ổ nóng). Nhờ vậy mà ghi hình PET bằng
FDG phát hiện được các khối u ung thư, phân giai đoạn bệnh cũng như đánh giá
hiệu quả điều trị (xạ trị, hóa trị…).
– Lắng đọng: một số chất phóng xạ dạng keo hạt có trọng lượng phân tử và hạt
keo rất nặng. Khi các hạt keo đi từ động mạch vào vi mạch trong gian bào do
vận tốc dòng máu chậm, chúng sẽ bị lắng đọng. Keo vàng phóng xạ (198Au
colloid) có thể dùng ghi hình lách, hệ bạch mạch, điều trị ung thư bạch mạch…
– Đào thải: hai cơ quan đào thải lớn nhất là gan và thận. Người ta dùng những
chất thải qua gan gắn với phóng xạ để chẩn đoán chức năng gan mật như Rose
Bengal 131I. Thuốc chẩn đoán chức năng thận như Hippuran-131I trước đây hay
hiện nay là DTPA, MAG3 đánh dấu 99mTc.
Ngoài ra, còn một số cơ chế khác như thực bào, tắc nghẽn vi mạch tạm thời,
miễn dịch (gắn với kháng thể đặc hiệu), chất nhận đặc hiệu… Cũng có một số
chất tập trung cao ở khối u mà chưa rõ cơ chế chẳng hạn như  67Ga, 201Tl…

You might also like