You are on page 1of 8

CHƯƠNG IV: PHÓNG XẠ SINH VẬT HỌC

4.1 Tia phóng xạ và bức xạ ion hoá.

4.1.1 Hiện tượng phóng xạ, tia phóng xạ


Tia phóng xạ hay bức xạ hạt nhân , phát ra từ hạt nhân nguyên tử của các
đồng vị phóng xạ.
Hiện tượng phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử tự biến đổi để trở
thành hạt nhân của một nguyên tố khác. Trong quá trình đó nó phóng ra các tia có
năng lượng lớn gọi là tia phóng xạ hay bức xạ hạt nhân.
Tự biến đổi
X Y

Phóng ra các tia có năng lượng lớn

Tia phóng xạ (bức xạ) ,, ( bức xạ hạt nhân)


4
- Tia  chính là hạt nhân của nguyên tử Heli ( 2He). Nó có điện tích q = +2 ,
khối lượng m = 4,0015u (1u = 1,66055.10-27 kg = 931Mev/c2 )
Nó bay ra với vận tốc cỡ 10 6 m/s, có năng lượng đến vài Mev, có khả năng ion hoá
rất lớn, quãng đường đi được bé và bị lệch trong điện trường và từ trường
210 206
Ví dụ : 84
P o + P
82 b

- Tia Beta () chia làm 2 loại là - và +


- chính là electron e-1 , có điện tích q = -1
+ chính là positron e+, là phản hạt của e- , có điện tích q = +1.
 có khối lượng m = 9,1. 10-31kg, vận tốc bay ra có thể đạt tới giá trị 107 m/s, có
khả năng ion hoá cao nhưng kém , nhưng quãng đường đi được lớn hơn , năng
lượng tia ß có thể đạt đến giá trị vài Mev. Tia  bị lệch trong điện trường và từ
trường
14 14
ví dụ 6C  - + 7 N
11 + 11
6C   + 5B

- Tia gamma γ
Tia γ là bức xạ điện từ có bước sóng  rất ngắn, ngắn hơn cả bước sóng tia X,
 ≤ 10-12m, có điện tích q = 0 và khối lượng nghỉ của nó m0 = 0
Tia γ được phóng ra từ hạt nhân khi nó từ trạng thái kích thích có năng lượng cao
hơn trở về trạng thái kích thích có năng lượng thấp hơn hay về trạng thái cơ bản.

1
Cho nên khi phóng ra bức xạ  hay , bức xạ γ bao giờ cũng được phát ra.Năng
lượng của tia γ có thể đạt đến giá trị vài Mev. Nó có khả năng ion hoá cao và đặc
biệt có khả năng đâm xuyên rất lớn.

60 60 60
Ví dụ: C
27 o 27
C o   +
-
28
Ni
-(0,31 Mev)
2,50 Mev
γ1
1,3Mev
γ2
0 Mev
60
28
Ni

- Định luật phân rã phóng xạ:


Do hiện tượng phóng xạ, chất phóng xạ sẽ giảm dần theo thời gian. Chất phóng xạ
giảm theo quy luật hàm số mũ
Nt = N0 e-t No : số hạt nhân ban đầu ( t = 0)
Nt = N0 2 -t/T
Nt : số hạt nhân tại thời điểm t
 : hằng số phân rã phóng xạ
T : chu kỳ bán rã
t : thời gian
mối quan hệ giữa T và 
ln 2 0.693
T= +
❑ ❑

Để đặc trưng cho độ phóng xạ mạnh hay yếu của một nguồn phóng xạ, người ta
đưa ra một đại lượng là độ phóng xạ H
Độ phóng xạ H là số phân rã phóng xạ trong một đơn vị thời gian (1 giây)

−dN
H=
dt
= −d
dt
(N oe ) = NNoe
-t -t
= H oe
-t
Với Ho = No

Ht = Hoe-t Ho: độ phóng xạ tại thời điểm ban đầu (t = 0)


Ht = Ho2 -t/T
Ht : độ phóng xạ tại thời điểm t
Vậy độ phóng xạ cũng giảm theo quy luật hàm số mũ.
Độ phóng xạ H có đơn vị đo là beccoren viết tắt là Bq
1Bq bằng 1 phân rã phóng xạ trong 1s
Trong thực tế hay dùng đơn vị là Curi ( viết tắt là Ci)
1Ci = 3,7 .1010 Bq 1mCi = 10-3 Ci, 1Ci = 10-6 Ci
2
Ngoài ra người ta còn mở rộng khái niệm tia phóng xạ là các bức xạ p, n phóng ra
trong các phản ứng hạt nhân.

4.1.2 Tia X
Tia X ( hay còn gọi là tia Rơnghen) được phát ra từ vật rắn khi bị bắn phá
bởi một chùm electron có năng lượng lớn.
Tia X là sóng điện từ ( bức xạ điện từ) có bước sóng  rất ngắn. Bước sóng
tiaX = 10-8 ÷ 10-11m
h
Photon tia X có năng lượng w = hf vì động lượng ( xung lượng) p= ❑
ở đây f: tần số, : bước sóng, h : hằng số planck
Vì có năng lượng lớn nên tia X có khả năng ion hoá cao, có khả năng đâm xuyên
rất lớn.
Cũng giống như tia , tia X có khối lượng nghỉ m o = 0 và điện tích q = 0 và
nó không bị lệch trong điện trường cũng như từ trường
Nguồn phát tia X phổ biến nhất là bóng phát tia x
Tóm lại, đặc điểm chung của các tia ,, và tia X là chúng có năng lượng
lớn nên có khả năng ion hoá cao và người ta gọi chúng là bức xạ ion hoá.

4.2 Tác dụng của bức xạ ion hoá lên hệ thống sống
4.2.1 Một số tính chất của bức xạ ion hoá khi tác dụng ( tương tác) với hệ
thống sống
- Tính chất thứ nhất là tính chất cơ bản của bức xạ ion hoá là khả năng
xuyên sâu và tác dụng lên tất cả các nguyên phân tử của chất sống, không phân biệt
cấu trúc, trạng thái và bản chất của đối tượng được chiếu. Việc xảy ra tổn thương
hoàn toàn được quy định bởi sự xuất hiện các quá trình dẫn đến tổn thương sau khi
chiếu. Nếu sản phẩm đầu tiên tạo ra dưới tác dụng cua bức xạ ion hoá tái hợp với
nhau thì các nguyên phân tử của chất sống sẽ hồi phục lại trạng thái ban đầu
-Tính chất thứ hai có ý nghĩa trong thực tiễn là khi tương tác với cơ thể sống
thì bức xạ ion hoá có tác dụng tích luỹ. Tác dụng tích luỹ thể hiện khi chiếu kế tiếp
nhau từng liều nhỏ thì tổn thương ở lần chiếu sau sẽ lớ hơn lần chiếu trước đó và
tổn thương cuối cùng cũng chính là tổn thương sẽ phả xảy ra nếu chiếu với liều
bằng tổng các phần liều đó. Ví dụ: liều gây chết với một sinh vật nào đó là 1000R.
Nếu chiếu sinh vật đó bằng các liều nhỏ sao cho tổng cộng liều chiếu bằng 1000R
thì hiệu ứng chết sẽ xảy ra
-Tính chất thứ ba là bức xạ ion hoá có tác dụng gây hiệu ứng “nghịch lý
năng lượng”nghĩa là khả năng gây hiệu ứng sinh vật lớn bằng một liều chiếu không
cao về mặt năng lượng. Vd: khi chiếu cơ thể sống bởi liều 1000R thì toàn bộ năng
lượng hấp thụ chỉ có 84000 erg (1ev = 1,6.10 -12 erg = 1,6.10-19 J). Với năng lượng

3
đó chỉ làm cho nhiệt độ của 1lít nước tăng lên 1 độ, nhưng hiệu ứng sinh vật của
liều như thế là rất lớn vì đó là liều chết với nhiều động vật có vú

4.2.2 Tác dụng trực tiếp và tác dụng gián tiếp của bức xạ ion hoá
Bức xạ ion hoá có khả năng gây hiệu ứng sinh vật cao và sự tổn thương có
những tính chất đặc biệt khó giải thích. Nhiều thuyêt được đưa ra nhằm giải thích
cơ chế tác dụng đầu tiên của bức xạ ion hoá lên hệ thống sống là tác dụng trực tiếp
và tác dụng gián tiếp.
-Tác dụng trực tiếp: khi chiếu xạ dạng bất kỳ, một phần năng lượng của bức
xạ ion hoá được hấp thụ trực tiếp bởi các phân tử chất tan. Trong trường hợp này
người ta cho rằng sự biến đổi của phân tử chất tan là do tác dụng trực tiếp
Wbức xạ  RH  RH+
O2
RH *
H R  RO*2
+ *

R* H*
Thuyết tác dụng trực tiếp cho rằng sự hấp thụ năng lượng bức xạ ion hoá trực tiếp
bới các phân tử chất hữu cơ (RH) hoàn toàn có thể xảy ra trong chất sống dẫn tới
sự xuất hiện các phân tử kích thích, ion, gốc tự do và peroxide ( H+, H*, R*, RO2*)
- Tác dụng gián tiếp: Phần năng lượng hấp thụ bởi các phân tử dung môi ( nước),
các phân tử này cũng chịu sự biến đổi như phân tử chất tan. Sự biến đổi đó tạo ra
trong nước các gốc tự do H*, OH* và một số sản phẩm khác có khả năng tương tác
với phân tử chất tan và oxy hoá chúng.Tác dụng của bức xạ ion hoá lên các phân tử
chất tan trong trường hợp này gọi là tác dụng gián tiếp
Theo thuyết tác dụng gián tiếp thì sự biến đổi của các phân tử hữu cơ, các
phân tử và cấu trúc của tế bào sống bị tổn thương chủ yếu do chúng chịu tác dụng
của các sản phẩm phân ly phóng xạ nước khi chiếu xạ. Cơ thể sống có tới ¾ là
nước.
 H3O+ + OH-
+ H2O +RH
+H2O+ *
H2O  OH + H**
Rối loạn các PƯ
hoá sinh và gây tổn thương
Wbxạ  H2O  H2O  +e+
+H2O+
+O2
OH + H
- *
H2O*  H2O2
H+ + OH*

Các gốc tự do của nước cũng như các gôc tự do hữu cơ đều là những sản phẩm có
khả năng phản ứng cao và chúng dễ dàng phá vỡ các liên kết hoá học. Sau khi tạo
4
ra các sản phẩm này sẽ tiếp tục tham gia phản ứng với các hệ hoá sinh phức tạp của
cơ thể sống gây nên những tổn thương về cấu trúc và chức năng ở cấp độ tế bào
cũng như mức độ toàn bộ cơ thể.
Như vậy tác dụng của bức xạ ion hoá lên hệ thống ống có thể thực hiện theo
hai cơ chế trên.

4.2.3 Đặc điểm của tổn thương phóng xạ

4.2.3.1 Sự phát triển theo thời gian.


Nếu cơ thể không bị chiếu bởi liều gây chết dưới tia thì quá trình tổn thương có ba
giai đoạn.
Giai đoạn 1 : là giai đoạn biến đổi sơ cấp. Giai đoạn này đặc trưng bởi các
phản ứng giống như những phản ứng kích thích kèm theo sự rối loạn chức năng
sinh lý và một số quá trình hoá sinh.
Giai đoạn 2: là thời kỳ ủ bệnh. Trong thời kỳ ủ bệnh, hầu như tất cả những
biến đổi đặc trưng cho giai đoạn 1 đều biến mất và không thấy những biểu hiện
khác thường ở động vật bị bệnh. Thời gian kéo dài giai đoạn 2 phụ thuộc vào từng
loại đối tượng và liều chiếu: ở những có thể đơn giản có thể vài giờ, ở động vật bậc
cao và người thời gian từ 5÷21 ngày
Giai đoạn 3: là giai đoạn bị bệnh phóng xạ, những biến đổi hoá sinh và sinh
lý phát triển nhanh và xuất hiện hiện tượng bệnh lý. Mức độ tổn thương phụ thuộc
vào liều chiếu. Liều càng cao tổn thương càng lớn. Ở người, tổn thương phóng xạ
được đặc trưng bởi các dấu hiệu:
+ Giai đoạn 1: mất cảm giác ăn ngon, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, tăng
bạch cầu
+ Giai đoạn 2: mệt mỏi, thỉnh thoảng chóng mặt, giảm bạch cầu
+ Giai đoạn 3: mệt mỏi toàn thân, bạch cầu giảm nhanh, hồng cầu giảm,
nhiệt độ tăng, mạch nhanh , rụng tóc, chảy máu ở ruột và phổi
Nếu sau giai đoạn 3 người còn sống thì trạng thái cơ thể dần dần được hồi
phục trở lại bình thường.

4.2.3.2 Sự phụ thuộc liều


Hiệu ứng sinh vật của bức xạ ion hoá chủ yếu phụ thuộc vào liều chiếu, liều rất lớn
gây chết dưới tia. Ví dụ: khi chiếu xạ chuột với liều 100.000R thì chúng sẽ chết sau
1-2h. Liều nhỏ hơn sẽ gây bệnh phóng xạ và chết sau vài ngày. Ở liều nhỏ hơn
nữa, một số loài động vật chết sau một thời gian, còn một số phục hồi trở lại bình
thường.
Sự phụ thuộc của hiệu ứng phóng xạ vào liều chiếu là một trong những đặc trưng
quan trọng. Khi nghiên cứu đặc trưng này người ta thường đánh giá tỉ lệ chết hoặc
sống của đối tượng. Trong phóng xạ sinh vật học, người ta sử dụng khái niệm liều
5
gây chết 50 % số đối tượng sau 30 ngày khi chiếu xạ LD 50/30. Giá trị LD50/30 đối với
một số loài.
Đối tượng LD50/30 R Đối tượng LD50/30R
Chó 335 Ếch 700
Khỉ 500 Rùa 1500
Chuột 500-665 Rắn 8000-20000
Người 600-700
Những giá trị LD50/30 cho thấy các đối tượng khác nhau có độ nhạy cảm phóng xạ
khác nhau

4.2.3.3 Hiệu ứng oxy

Người ta thấy sự thay đổi của nồng độ oxy trong môi trường chiếu có ảnh hưởng
lớn đến sự phát triển của tổn thương. Ví dụ khi chiếu chuột bạch với liều 1000R ở
đk nồng độ oxy là 21% thì sau 30 ngày số chuột này sẽ chết gần hết. Nếu giảm
nồng độ oxy xuống còn 5% thì sao 30 ngày chúng sẽ sống 100%. Hiện tượng tăng
hoặc giảm mức độ tổn thương của đối tượng sống khi tăng hoặc giảm tương ứng
nồng độ oxy trong môi trường chiếu và thời gian chiếu gọi là hiệu ứng oxy.
Hiệu ứng oxy chỉ xảy ra trong một giới hạn thay đổi nhất định của nồng độ
oxy. Khi nồng độ oxy trong môi trường chiếu lên quá 40% thì tổn thương không
tăng lên. Vai trò của oxy trong tổn thương phóng xạ có liên quan chặt chẽ với sự
tạo thành các gốc tự do của hydro peroxide và gốc tự do peroxid hữu cơ khi chiếu
xạ
¿
H* + O2  HO2 ( tác dụng gián tiếp)
¿
R* + O2  RO2 ( tác dụng trực tiếp)

4.2.3.4 Hiệu ứng bảo vệ


Nếu trước khi chiếu xạ đưa vào trong môi trường sống hoặc trực tiếp vào cơ
thể một số chất hoá học thì tổn thương phóng xạ giảm. Ví dụ tiêm cystein cho
chuột với lượng 1200mg/kg cân nặng, sau 5 phút chiếu với liều 500R thì trong 15
con chỉ chết 2 con, còn trong trường hợp không tiêm cystein, tỉ lệ chết sẽ là 13/15.
Hiện tượng giảm mức độ tổn thương phóng xạ khi đưa vào cơ thể một số
chất hoá học được gọi là hiệu ứng bảo vệ.
Các chất bảo vệ thường là những chất có chứa nhóm SH và lưu huỳnh
( Cystein, glutamin). Ngoài ra một số chất khác như đường, amin, kháng sinh cũng
có tính bảo vệ. Dựa trên thuyết tác dụng trực tiếp và gián tiếp về vai trò chủ yếu
của các gốc tự do của nước và các gốc tự do hữu cơ trong sự xuất hiện tổn thương
phóng xạ, người ta cho rằng chất bảo vệ có thể là những chất:
- Có khả năng cạnh tranh các gốc tự do của nước với các phân tử sinh vật
6
- Ức chế các gốc tự do hữu cơ
- Khử hoạt tính của các phân tử kích thích bằng con đường tạo phức
- Chống oxy hoá
Để đánh giá khả năng bảo vệ của các chất người ta dùng đại lượng hệ số giẩm liều
( HSGL)
LD50 /30 có thuốc bảo vệ
HSGL=
LD50 /30 ko có thuốc bảo vệ

Các chất bảo vệ đối với động vật có hệ số giảm liều cao nhất hiện nay là 2

4.2.4 Cơ chế tổn thương phóng xạ


Có nhiều thuyết giải thích tại sao sự bức xạ ion hoá với năng lượng không đáng kể
lại có thể gây ra hiệu ứng sinh vật lớn

4.2.4.1 Thuyết bia


Theo thuyết này trong các đối tượng sinh vật có những phần rất quan trọng đối với
quá trình sống và nhạy cảm với bức xạ ion hoá. Những phần ấy gọi là “Bia”. Bức
xạ ion hoá bắn trúng bia thì đối tượng sinh vật ấy sẽ bị tổn thương.

4.2.4.2 Thuyết độc tố


Một số chất có tác dụng lên tế bào sống giống như tác dụng của bức xạ ion hoá
như yperit nitơ, etylenamin,epoxide. Những chất đó gọi là chất độc phóng xạ. Mặt
khác hàng loạt chất được tạo ra trong mô động vật bị chiếu xạ như lypoperoxide,
khi đưa vào cơ thể động vật bình thường cũng gây nên những biến đổi giống như
dấu hiệu của tổn thương phóng xạ. Các chất tạo ra trường hợp này gọi là chất độc
phóng xạ tự nhiên.
Taruxop và Emanuen cho rằng bản chất của tổn thương phóng xạ là hình thành các
chất độc phóng xạ trong các đối tượng sinh vật bị chiếu xạ.

4.2.4.3 Thuyết giải phóng men


Thuyết này được đưa ra trên cơ sở của hiện tượng tăng hoạt tính
men trong tế bào bị chiếu xạ. Thuyết này cho rằng tất cả các quá trình hoá sinh xảy
ra trong tế bào đều chịu sự chi phối của các loại men và cơ chất. Ở điều kiện bình
thường, men và cơ chất được ngăn cách nhau bởi màng tế bào. Khi chiếu xạ cấu
trúc màng bị tổn thương dẫn đến tăng tính thấm. Các men gắn tren màng hoặc
được màng bao bọc giải phóng ra quá mức bình thường và gây rối loạn các quá
trình hoá sinh cũng như sự phân huỷ tế bào.

4.2.4.4 Thuyết phản ứng dây chuyền

7
Phản ứng oxy hoá dây chuyền nảy nhánh có thể xảy ra ở các loại lipit động
vật và thực vật. Tốc độ phản ứng dây chuyền nảy nhánh tăng lên rõ rệt dưới tác
dụng của bức xạ ion hoá, Lipid là thành phần cấu trúc chính của tế bào. Sự thay đổi
lipid có ý nghĩa quan trọng đến sự tồn tại của tế bào, tác dụng của bức xạ ion hoá
lên hệ thống sống chủ yếu được xác định bởi sự biến đổi dây chuyền của các phân
tử lipid trong hệ. Ở trạng thái bình thường các phân tử lipid không bị oxy hoá vì tế
bào tồn tại rất nhiều chất chống oxy hoá. Khi bị chiếu xạ các chất này phân huỷ và
bức xạ ion hoá sẽ tạo ra những trung tâm của phản ứng oxy hoá dây chuyền. Đó là
gốc peroxide lipid

RH + hf  R* + H*
R* + O2  RO2
RO2 + RH  ROOH + R
ROOH  RO + OH
Điểm đặc trung của cơ thể bị chiếu xạ là thời gian ủ bệnh khá lâu. Đó chính là một
đặc điểm của phản ứng dây chuyền nảy nhánh

4.2.4.5 Thuyết cấu trúc chuyển hoá


Theo thuyết này, giữa vi cấu trúc của cơ thể sống và quá trình trao đổi chất có mối
quan hệ mật thiết. Tác dụng của bức xạ ion hoá lên cả cấu trúc lẫn tốc độ trao đổi
chất. Sự biến đổi trong các đại phân tử sinh vật, các vi cấu trúc sẽ ảnh hưởng tới
tốc độ của các phản ứng hoá sinh. Sự rối loạn quá trình trao đổi chất cũng ảnh
hưởng tới cấu trúc, chức năng của các vi cấu trúc. Hai quá trình này hỗ trợ nhau,
tạo điều kiện dẫn đến tổn thương hoặc gây tử vong cho tế bào

You might also like