You are on page 1of 4

CHƯƠNG VII. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ.

I. NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT.


1. Cấu tạo hạt nhân.
- Gồm prôton mang điện tích nguyên tố dương (+e) và nơtron không mang điện, gọi chung là
các nuclôn.
- Ký hiệu hạt nhân :
Trong đó Z: số prôtôn (số thứ tự trong bảng phân loại tuần hoàn, gọi là nguyên tử số).
A: số khối, A = Z + N (N là số nơtron) .
- Kích thước hạt nhân: coi hạt nhân nguyên tử như một quả cầu, bán kính R phụ thuộc số khối A
R = 1,2.10-15 A1/3 (m)
2. Đồng vị:
- Định nghĩa: những nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôton nhưng khác số nơtron .
VD: 11 H =¿ 11 p (proton) 2 2
1 H ¿ 1 D (đơteri)
3 3
1 H ¿ 1T (triti)

- Có 2 loại đồng vị : đồng vị bền và đồng vị phóng xạ (không bền).


- Hầu hết các nguyên tố đều là hổn hợp của nhiều đồng vị.
3. Đơn vị khối lượng nguyên tử (u).

- Định nghĩa: đơn vị khối lượng nguyên tử


1u = 1,66055.10-27 kg = 931,5 MeV/c2
- Khối lượng của một nuclon xấp xỉ bằng u.
- Khối lượng của một nguyên tử bằng A(u).
4. Lực hạt nhân.
- Lực hạt nhân: là lực hút giữa các nuclon với nhau: proton-proton ; proton-notron ; notron-
notron .
- Lực hạt nhân có bản chất khác lực điện.
- Lực hạt nhân có cường độ rất lớn (tương tác mạnh), không phụ thuộc vào điện tích của các
nuclon, chỉ có tác dụng khi khoảng cách giữa các nuclon nhỏ hơn hoặc bằng kích thước của hạt
nhân (khoảng 10-15m)
5. Độ hụt khối.
- Khi các nuclon chưa liên kết thành hạt nhân thì có khối lượng m 0 = Zmp + Nmn. Sau khi liên
kết thành hạt nhân có khối lượng m  m0
- Độ hụt khối : m = m0 – m =  Zmp + (A- Z)mn - m
- Năng lượng liên kết hạt nhân: Wlk = m.c2  0
* Ý nghĩa của năng lượng liên kết:
 Năng lượng liên kết là năng lượng cần thiết dùng để liên kết các hạt nuclon rời rạc lại
thành một hạt nhân nguyên tử.
 Năng lượng liên kết cũng là năng lượng cần thiết để phá vỡ hạt nhân nguyên tử ra thành
các proton và notron tự do.

- Năng lượng liên kết riêng (tính cho một nuclon)  = .

1
* Ý nghĩa của năng lượng liên kết riêng: Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng
bền vững.
* Chú ý: Hạt nhân bền có số khối A=50 đến A=70
6. Năng lượng và khối lượng
m0
m= ¿ m0 ¿

- Khối lượng tương đối tính:


- Năng lượng toàn phần: E = mc2
√ v2
1− 2
c

- Năng lượng nghỉ: E0 = m0c2


- Động năng của vật: Wđ = E – E0 = (m – m0)c2
t0
t= ¿ t0¿

- Thời gian tương đối tính (CT nâng cao): √ v2


1− 2
c

- Chiều dài tương đối tính (CT nâng cao):


II. PHẢN ỨNG HẠT NHÂN.
ℓ=ℓ 0 1−
√ v2
c2
¿¿

1. Sự phóng xạ.
- Định nghĩa: Hiện tượng một hạt nhân không bền vững tự phát phân rã, phát ra các tia phóng xạ
và biến đổi thành hạt nhân khác.
- Các tia phóng xạ:
+ Tia anpha : là hạt nhân của nguyên tử hêli , bị lệch về phia bản âm của tụ điện.
Tia  có vận tốc 2.10 m/s , làm ion hóa nguyên tử, không đi dược xa, không có khả năng đâm
7

xuyên.
(hạt nhân con lùi 2 ô so với hạt nhân mẹ)
+ Tia bêta : có tốc độ rất lớn, ion hóa môi trường, đi được xa hơn tia , có thể xuyên
qua lá nhôm dày cỡ mm. Có hai loại tia 
* Tia -: là các êlectron, bị lệch về phía bản dương của tụ điện và lệch nhiều hơn tia .
(hạt nhân con tiến một ô)
Trong phóng xạ - : n  p + e- +
* Tia +: là các êlectron dương (pôzitron), bị lệch về phía bản âm của tụ điện, có cùng
khối lượng với êlectron nhưng mang điện tích nguyên tố dương.
(hạt nhân con lùi một ô so với hạt nhân mẹ)
Trong phóng xạ  : p  n + e+ + 
+

Trong phân rã  xuất hiện hạt nơtrinô () và phản nơtrinô ( ). Các hạt này không mang
điện, khối lương nghỉ bằng 0, có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng.

2
+ Tia gamma : là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn (dưới 10 -11m), cũng là hạt phôton
có năng lượng cao, có khả năng đâm xuyên rất mạnh. Trong phóng xạ  không có sự biến đổi hạt
nhân, thường xuất hiện trong phóng xạ  và .
- Sự phóng xạ là quá trình ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài.
- Định luật phóng xạ: Trong quá trình phân rã, số hạt nhân phóng xạ giảm theo thời gian theo
−t
định luật hàm mũ: N = N0 e-t = N0 2-k Hay N= N 0 2 T
Hay m = m0 e-t = m0 2-k

Trong đó k= và (hằng số phóng xạ)


T: chu kỳ bán rã là khoảng thời gian để một nửa số nguyên tử của chất ấy biến
thành chất khác.
- Độ phóng xạ: đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lương chất phóng xạ, xác
định bằng số hạt phân rã trong 1s, đơn vị là becơren (Bq)
H =  N0 e-t =  N = H0 e-t (với H0 = N0)
Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ tại thời điểm t bằng tích của hằng số phóng xạ
và lượng hạt nhân phóng xạ chứa trong lượng chất đó ở thời điểm t.
−t
H =  N Hay H=  N0 e-t =  N0 2 T
Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ giảm theo thời gian theo cùng quy luật hàm
mũ giống như số hạt nhân của nó.
−t
H = H0 e-t Hay H= H 0 2 T
- Đồng vị phóng xạ: các đồng vị phóng xạ của các nguyên tố hóa học có cùng tính chất hóa học
như đồng vị bền của nguyên tố đó.
- Ứng dụng đồng vị phóng xạ: phương pháp nguyên tử đánh dấu, phương pháp xác định tuổi
theo lượng cacbon.
2. Phản ứng hạt nhân.
- Định nghĩa: là mọi quá trình biến đổi hạt nhân.
- Có hai loại: Phản ứng tự phân rã (sự phóng xạ), phản ứng trong đó các hạt nhân tương tác nhau
dẫn đến sự biến đổi chúng thành các hạt nhân khác.
A+BC+D
Sự phóng xạ: AB+C
- Các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân:
+ Định luật bảo toàn số nuclon (số khối A): tổng số nuclon của các hạt tương tác bằng
tổng số nuclon của các hạt sản phẩm.
A A + AB = AC + AD
+ Định luật bảo toàn điện tích: tổng đại số điện tích các hạt tương tác bằng tổng đại số
điện tích các hạt sản phẩm.
ZA + ZB = ZC + ZD
+ Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần: tổng năng lượng toàn phần của các hạt tương
tác bằng tổng năng lượng toàn phần của các hạt sản phẩm.
E0 + K0 = E + K (K0 và K là động năng của các hạt trước và sau phản ứng).
3
+ Định luật bảo toàn động lượng: vectơ tổng động lượng của các hạt tương tác bằng vectơ
tổng động lượng của các hạt sản phẩm.

- Năng lượng trong phản ứng hạt nhân:


+Phản ứng tỏa năng lượng: khi m0  m (với m0 = mA + mB và m = mC + mD)
Năng lượng tỏa ra W = (m0 – m)c2. Hạt nhân sinh ra bền vững hơn các hạt ban đầu.
+ Phản ứng thu năng lượng: khi m0  m .
W = (m – m0)c2
- Hai loại phản ứng tỏa năng lượng:
+ Phản ứng phân hạch: một hạt nhân nặng vỡ thành hai mãnh nhẹ hơn. Sau mỗi phản
ứng đều có hơn hai nơtron được giải phóng ra và giải phóng một năng lượng lớn.
n+X→X*→Y+Z+kn

VD:
* khi số nơtron trung bình k 1 không có phản ứng dây chuyền
* khi k = 1 phản ứng dây chuyền xảy ra với mật độ nơtron không đổi (kiểm soát được) 
chế độ làm việc của lò phản ứng hạt nhân.
* Khi k  1 phản ứng dây chuyền tăng vọt, không điều khiển được  chế độ làm việc của
bom nguyên tử.
* Muốn k  1 thì khối lượng nhiên liệu phải có một giá trị tối thiểu mth.
+ phản ứng nhiệt hạch: hai hạt nhân rất nhẹ (A  10) hợp lại thành một hạt nhân nặng
hơn. Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ rất cao và tỏa ra năng lượng lớn.
* Phản ứng nhiệt hạch trên mặt trời là nguồn gốc năng lượng của mặt trời. Con người đã
thực hiện được phản ứng nhiệt hạch ở dạng không kiểm soát được (bom kinh khí).
- So sánh phản ứng hạt nhân và phản ứng hóa học:
+ Phản ứng hóa học: các hạt nhân nguyên tử không đổi.
+ Phản ứng hạt nhân: các hạt nhân biến đổi nên nguyên tố biến đổi thành nguyên tố khác,
phản ứng hạt nhân tỏa ra hay thu năng lượng lớn hơn gấp hàng triệu lần so với phản ứng hóa
học.
- So sánh phản ứng phân hạch và sự phóng xạ:
+ Giống nhau: đều là phản ứng tỏa năng lượng và đều làm biến đổi hạt nhân.
+ Khác nhau: Sự phóng xạ không phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài, còn phản ứng phân
hạch phụ thuộc vào sự hấp thụ nơtron.
Sự phóng xạ sinh ra các hạt nhân con hoàn toàn xác định, còn trong sự phân hạch
thì không biết trước hạt nhân con sinh ra là hạt gì.

You might also like