You are on page 1of 55

MÔN HỌC VẬT LÝ 2

GIẢNG VIÊN
TS. TRẦN THỊ CHUNG THUỶ
Phone: 0989.135.770

1
NỘI DUNG 1: ĐIỆN TÍCH VÀ ĐIỆN TRƯỜNG
(Chương 21)

BỐ CỤC

A.Tương tác tĩnh điện. Điện tích

B. Định luật Coulomb

C. Điện trường
NỘI DUNG VẬT LÝ 2 HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ

Chương 21. Điện tích và điện trường 1) Điểm quá trình 30%

Chương 22. Định luật Gauss + Chuyên cần: 2 điểm

Chương 23. Công và động năng + Thí nghiệm: 2 điểm


+ Kiểm tra: 3 điểm
Chương 24.
+ Thảo luận-bài tập: 3 điểm
Chương 27. 2) Thi hết môn 70%
Chương 28. + Hình thức: trắc nghiệm

Chương 29,30. + Số câu: online 25 câu, offline 40 câu


+ Cấu trúc: nhớ 20 %, hiểu 80 %
Chương 35,36.
+ Sinh viên được sử dụng công thức

3
A.Tương tác tĩnh điện.
Điện tích.
Những khái niệm mở đầu
1. TƯƠNG TÁC TĨNH ĐIỆN
a. Sự nhiễm điện giữa các vật

* Thí nghiệm:
* Nhận xét:

- Những vật có khả năng hút được các vật khác sau khi cọ xát
vào nhau được gọi là những vật nhiễm điện hay vật mang
điện tích.

- Ta cũng có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách đặt
nó tiếp xúc với một vật khác đã nhiễm điện.

- Ta nhận biết được các vật bị nhiễm điện dựa vào sự quan
sát và nghiên cứu tương tác điện giữa chúng: lực điện tác
dụng giữa các vật bị nhiễm điện làm chúng có thể đẩy nhau
hoặc hút nhau.
b. Lực tĩnh điện
Lực điện từ là một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên.
Đây là lực nằm trong bản chất của hầu hết các loại lực mà
con người thường thấy trong cuộc sống hàng ngày,ngoại trừ
lực hấp dẫn từ Trái Đất.

Lực điện từ là sự kết hợp của lực điện (lực tương tác
giữa các hạt, các vật mang điện đứng yên) và lực từ (sinh ra
bởi các vật, các hạt mang điện chuyển động)

Lực tĩnh điện là lực tương tác giữa hai vật mang điện
tích đứng yên. Nó là trường hợp đặc biệt của lực điện từ tổng
quát.
Ví dụ: Các lực khi có va chạm cơ học giữa các vật thể thông dụng
đều quy về lực tương tác giữa các phân tử hay nguyên tử, cụ thể là
lực điện từ giữa hạt nhân và electron của chúng, bao gồm:
+ phản lực giữa các vật rắn,
+ lực ma sát giữa các bề mặt,
+ lực nâng cánh máy bay trong khí động lực học,
+ Lực căng bề mặt hay các lực điện từ thể hiện ở mức độ
phân tử.
+ Các phản ứng hóa học cũng được điều khiển bởi lực điện
từ, như khi chúng tạo ra lực đẩy trong động cơ đốt trong.
+ Các đồ điện, như động cơ điện, hiển nhiên sử dụng lực
điện từ…
2. KHÁI NIỆM ĐIỆN TÍCH
a. Định nghĩa:

• Điện tích là đại lượng vật lý đặc trưng cho tương tác điện
từ của một số hạt có cấu trúc nhỏ hơn nguyên tử (electron,
proton, neutron, photon,…).

• Điện tích của một vật vĩ mô là tổng đại số của tất cả các
điện tích tương ứng của các hạt phần tử cấu thành nên vật đó.

• Điện tích điểm là một vật mang điện có kích thước rất
nhỏ so với khoảng cách từ vật đó tới những điểm hoặc
những vật mang điện khác mà chúng ta đang khảo sát.
* Chú ý:

- Khi điện tích tổng cộng của một vật bằng không, vật
vẫn có thể tham gia tương tác điện từ, đó là nhờ hiện tượng
phân cực điện. Các điện tích chịu sự ảnh hưởng của hiện
tượng phân cực gọi là điện tích liên kết, các điện tích có thể
di chuyển linh động trong vật dẫn dưới tác dụng của điện
trường gọi là điện tích tự do.
b. Phân loại: Thực nghiệm đã xác nhận, trong tự nhiên chỉ có
hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương.

c. Đơn vị: Trong hệ SI, đơn vị đo điện tích là Coulomb (C).


1 mC = 10-3 C; 1 μC = 10-6 C; 1 nC = 10-9 C; 1 pC = 10-12 C

* Chú ý: Trong thực tế, chúng ta ít gặp các vật tích điện có
điện tích cỡ Coulomb. Thông thường, giá trị điện tích trên các
vật chỉ vào cỡ ước của Coulomb, thường là nC.

e. Ý nghĩa:

Điện tích đặc trưng cho khả năng tương tác tĩnh điện giữa
các vật, các hạt bị nhiễm điện.
d. Tính chất:
- Các điện tích luôn tương tác với nhau: cùng dấu thì đẩy
nhau, khác dấu thì hút nhau.

- Độ lớn điện tích của electron hay proton là điện tích nhỏ
nhất đã được biết trong tự nhiên, không thể chia nhỏ hơn được
nữa, gọi là điện tích nguyên tố, có độ lớn bằng e = 1,6.10-19 C.

- Điện tích trên một vật bất kỳ luôn bằng số nguyên lần
điện tích nguyên tố.
- Khi một hạt sơ cấp có mang điện, thì không thể làm cho nó
mất điện tích. Ðiện tích của hạt sơ cấp là một thuộc tính không thể
tách rời khỏi hạt.
- Điện tích là một đại lượng bất biến tương đối tính, điều
đó có nghĩa là vật (hoặc hạt) mạng điện tích q khi đứng yên, thì vẫn
sẽ mang điện tích q như vậy khi chuyển động.
3. ĐIỆN TÍCH VÀ CẤU TRÚC CỦA VẬT CHẤT
a. Cấu trúc của nguyên tử
* Lớp vỏ:
electron: mang điện tích -e, me = 9,10938188(72).10-31 kg
* Hạt nhân:
proton: mang điện tích +e, mp = 1,67262158(13).10-27 kg;
notron: không mang điện, mn = 1,67492716(13).10-27 kg
b. Nguyên tử trung hoà và các ion

c. Định luật bảo toàn điện tích

“Tổng đại số các điện tích trong một


hệ cô lập (hệ kín) là không đổi”.
4. VẬT DẪN, BÁN DẪN VÀ ĐIỆN MÔI

• Vật dẫn là vật cho phép điện tích dịch chuyển tự do trong
toàn bộ thể tích của vật: kim loại, các dung dịch axit, bazơ,
các muối nóng chảy,…

• Điện môi là vật không có hoặc có rất ít các điện tích tự


do, các điện tích xuất hiện trong vật bị liên kết ở những vị trí
gần như cố định trong vật liệu: thuỷ tinh, cao su, dầu, nước
nguyên chất,…

• Bán dẫn là vật liệu có tính chất chất dẫn điện trung gian
giữa vật dẫn và điện môi.
5. CÁC CÁCH NHIỄM ĐIỆN CHO VẬT
1/ Cọ xát các vật
2/ Tiếp xúc với vật mang điện
3/ Đặt vật gần một vật nhiễm điện khác (nhiễm điện do cảm ứng)
B. TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH ĐIỂM.

Định luật Coulomb


1. Định luật Coulomb

• Điều kiện áp dụng:

+ Các điện tích tham gia tương tác Coulomb là


các điện tích điểm

+ Các điện tích đứng yên

+ Các điện tích được đặt trong chân không


• Phát biểu:

“Độ lớn của lực điện giữa hai điện tích điểm tỷ lệ
thuận với tích số của hai điện tích và tỷ lệ nghịch với bình
phương khoảng cách giữa chúng”
• Xác định lực Coulomb:
+ điểm đặt: tại điện tích qj
+ phương: nằm trên đường thẳng !
F21 !
nối hai điện tích F12
+ chiều: hướng ra xa các điện tích
nếu qiqj > 0 và hướng lại gần các
!
điện tích nếu qiqj < 0 F21
+ độ lớn:
1 qi q j ! !
Fij =
4pe 0
×
r 2
(N) r21 F12
• Biểu thức vectơ của lực Coulomb: !
! 1 qi q j
!
rij 1 qi q j r12
Fij = × × = × rˆij
4pe 0 r 2
r 4pe 0 r 2
3. Nguyên lý chồng chất lực điện
_
+ !
q2

F20
!
Fn 0
_ !
qn

q1
+ ! F0
+
q3 q0 ! F30
F10
! ! ! ! n !
F0 = F10 + F20 + ... + Fn 0 = å Fi 0
i =1

!
dQ
" dF
! +
+
Q>0 F = ò dF q0
vat
4. Bài toán ví dụ:

>>>> Chiến thuật giải bài toán định luật Culông


Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra sự hiểu của bạn
Q 1: Lực hút giữa hai điện tích điểm đặt cách nhau một
đoạn d là F. Nếu độ lớn của mỗi điện tích giảm còn ¼ giá
trị ban đầu đồng thời khoảng cách giữa chúng giảm còn
d/2 thì lực tương tác giữa chúng là:
A. F/16 B. F/8 C. F/4 D. F/2
Q 2: Hai điện tích điểm được đặt trên trục x : q1 = + 1,0 nC
tại x1 = - 4,0 cm; q2 = - 3,0 nC tại x2 = + 4,0 cm. Lực điện
mà điện tích q1 tác dụng lên điện tích q2.

Hướng dẫn giải:


Lực điện mà q1 tác dụng lên q2 có:
q1 q2
•Điểm đặt tại q2. + -

•Phương: trùng với trục Ox. O +4 cm x
-4 cm
•Chiều: hướng theo chiều âm Ox.
•Độ lớn:
-9 -9
q1q2 10 .3.10 -5
F12 = k 2 = 9.109 = 0, 42.10 N
(8.10-2 )
2
r12
!
Biểu diễn dưới dạng véc tơ: F12 = -0, 42.10-5 iˆ (N)
Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra sự hiểu của bạn
Q 3: Hai điện tích điểm được đặt trên trục x: q1 = + 1,0 nC tại x1 = -
4,0 cm; q2 = - 3,0 nC tại x2 = + 4,0 cm. Lực điện mà hệ hai điện tích
này tác dụng lên q3 = + 5 nC được đặt trên! trục x tại x = - 1,0 cm là:
!
A. F3 = -24, 6.10-5 iˆ (N) B. F3 = -23,5.10-5 iˆ (N)
!
C. D. F3 = 19,8.10-5 iˆ (N)
Hướng dẫn giải:

q1 q3 q2
+ + -
-4 cm -1 cm +4 cm x

q1q3 q2 q3
F3 = F13 + F23 =k 2 + k 2 = 21, 2.10-5 N
r13 r23
Q 4: Hai điện tích bằng nhau Q1 = Q2 = Q > 0 được đặt trên trục
x tại các điểm x1 = - 4 cm và x2 = +4 cm. Điện tích q >0 được đặt
trên trục y tại điểm y3 = 3 cm. Lực điện tổng cộng tác dụng lên
điện tích q hướng theo chiều:
A. dương trục x B. âm trục x
C. dương trục y D. âm trục y
Hướng dẫn giải:
y
Vì các lực do Q1 và Q2 tác dụng lên Q
có độ lớn bằng nhau và có hướng như
q
hình vẽ nên lực điện tổng cộng do hai +
điện tích này tác dụng lên q hướng
Q1 Q2
theo chiều dương trục y
+ +
-4 cm O +4 cm x
C. Điện trường
1. Khái niệm
Điện trường là môi trường vật chất đặc biệt (vật chất
dạng trường) xung quanh điện tích và tác dụng lực điện lên
tất cả các hạt mang điện đặt trong nó.

Đặc trưng cơ bản của điện trường là luôn tác dụng


lực điện lên bất kỳ hạt mang điện nào đặt trong nó.

Lực điện được truyền với vận tốc hữu hạn từ điện
tích này tới điện tích kia thông qua điện trường
Vectơ điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện
trường về phương diện tác dụng lực
Điện trường tĩnh là điện trường gây bởi điện tích
đứng yên
2. Véctơ điện trường
a. Vectơ điện trường tại điểm trường P
!
• Định nghĩa: Vectơ điện trường E là lực điện tác dụng lên một
đơn vị điện tích thử đặt tại điểm P trong điện trường.
! ! !
• Biểu thức: ! F (Nếu q0 =1C thì E! = F )!
E= (Nếu q0 =-1C thì E = - F )
q0
• Đơn vị: (N/C) = (V/m)

• Ý nghĩa: Vectơ điện trường đặc trưng cho điện trường về


phương diện tác dụng lực điện tại một điểm (điểm trường)
b. Véctơ điện trường gây ra bởi một điện tích điểm

Điểm trường

!
EP = ?
Điểm nguồn
Theo định luật Culông:
! 1 qq0 ! 1 qq0 !
Fqq0 = 2
r̂ hoặc Fqq0 = 3
r
4πε 0 r 4πε 0 r
Điện trường tại điểm trường P bất kỳ gây bởi điện tích điểm:
: !
! Fqq0 1 q ! 1 q !
E= = rˆ hoặc E= r
q0 4pe 0 r 2
4pe 0 r 3
(điểm
trường)
(điểm
nguồn)

Đặc điểm:
+ điểm đặt: tại điểm trường (điểm P đặt điện tích thử qo)
+ phương: nằm trên đường thẳng nối điểm nguồn và điểm
trường
+ chiều: hướng ra xa điện tích dương và hướng về phía điện
tích âm
1 q
+ độ lớn: E=
4pe 0 r 2
3. Nguyên lý chồng chất điện trường - áp dụng cho bài
toán xác định điện trường do một hệ điện tích điểm gây ra
a. Hệ điện tích điểm phân bố gián đoạn:
! ! ! !
! F0 F1 + F2 + ... + Fn ! ! ! n !
E= = = E1 + E2 + ... + En = å Ei
q0 q0 i =1
* Ví dụ:
b. Hệ điện tích phân bố liên tục (vật mang điện có kích
thước bất kỳ)

dQ !
r dE
Q>0

! ! 1 dQ
E = ò dE = ò ˆ
r
toàn bộ vật 4pe 0 r 2

>>> Bài tập: Áp dụng nguyên lý chồng chất điện trường


để xác định hướng của vectơ điện trường do một phân bố
điện tích liên tục gây ra
Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra sự hiểu của bạn

Q 5: Độ lớn véctơ điện trường do một điện tích điểm gây ra tại
điểm cách nó 2 m là E. Độ lớn véctơ điện trường tại điểm cách
điện tích 1 m là:
A. E B. 2E C. 4E D. E/2

Hướng dẫn giải:


Q 6: Điện tích điểm q = 2,0 nC được đặt ở gốc tọa độ. Véctơ điện
trường
! do nó gây ra tại điểm P (0,2 m; !0) là:
A. E! = 350iˆ (V/m) B. E! = 450iˆ (V/m)
C. E = -550iˆ (V/m) D. E = -650iˆ (V/m)

Hướng dẫn giải: q


+ P
O +0,2 m x
- Véctơ điện trường có: * điểm đặt tại P,
* phương trùng với trục Ox,
* chiều hướng theo chiều dương Ox,
q 2.10-9
* độ lớn: E = k 2 = 9.10 9
2
= 450 V/m
r 0, 2
!
E = 450iˆ (V/m)
Q 7: Hai điện tích điểm được đặt trên trục x: q1 = 2,00 nC ở gốc tọa độ,
q2 = - 5,00 nC tại x = 1,00 m. Véctơ điện trường do hệ hai điện tích trên
gây ra!tại điểm M(1,20 m; 0) là: !
A. E = -1112,5iˆ (V/m) B. E = -1211,5iˆ (V/m)
! !
C. E = +1122,5iˆ (V/m) D. E = 1412,5iˆ (V/m)
q1 q2 M
+ - •
1,0 m 1,2 m x
O
! !
Vì hai véc tơ điện trường E1 ; E2 ngược hướng nên véctơ điện trường
do hệ hai điện tích này gây ra tại M có:
•Điểm đặt tại M.
•Hướng: theo chiều âm trục x.
•Độ lớn: E = E - E = k q2 - k q1 = 1112,5 V/m
2 1 2 2
r2 M r1M
!
Biểu diễn dưới dạng véctơ: E = -1112,5iˆ (V/m)
Q8: Bốn điện tích điểm giống hệt nhau q = 10 nC được đặt tại bốn
đỉnh của hình vuông cạnh 20 cm. Độ lớn véctơ điện trường do hệ
bốn điện tích nói trên gây ra tại tâm hình vuông là:
A. 4500 V/m B. 2500 V/m C. 0 V/m D. 1250 V/m

Hướng dẫn giải:


q1 q2 +
+
Các véctơ điện trường do bốn !
điện tích này gây ra tại !P có độ
! ! E4
lớn !bằng nhau, trong đó E1 ­¯ E3 E3
! !
và E2 ­¯. E4 !
E2 E1
Do đó, véctơ điện trường tổng P
q4
cộng tại P bằng 0. q3
+ +
4. Một số bài toán ví dụ về tìm hướng của véc tơ
điện trường tại một điểm do một vật dẫn gây ra

Bài 1: Một thanh dây dẫn thẳng, mảnh, có chiều dài L, mang
điện tích dương Q được phân bố đều theo chiều dài. Xác
định hướng của véc tơ điện trường tại điểm trường P nằm
trên đường thẳng chứa thanh và cách một đầu của thanh là a

Q>0 dQ=(Q/a)dx
P
!
L=a x a
EP = ?
Bài 2: Một thanh dây dẫn thẳng, mảnh, có chiều dài L, mang
điện tích dương Q được phân bố điện đều theo chiều dài.
Xác định hướng của véc tơ điện trường tại điểm trường P
nằm trên đường trung trực của thanh và cách thanh một
khoảng b.

!
Q, λ
P
EP = ?

b
Bài 3: Một dây dẫn được uốn thành vòng tròn bán kính a,
mang điện tích dương Q được phân bố đều quanh nó,. Xác
định hướng của véc tơ điện trường tại điểm P nằm trên trục
của vòng dây và cách tâm vòng dây .

O P

Q, λ a
Bài 4: Một dây dẫn được uốn thành nửa vòng tròn bán kính
a, mang điện tích dương Q được phân bố đều quanh nó. Xác
định véc tơ điện trường tại tâm P của vòng dây.

Q > 0, λ

!
EP = ?
Bài 5: Một dây dẫn được uốn thành cung tròn chắn góc ở
tâm là 2p 3,bán kính a, mang điện tích dương Q được phân
bố đều quanh nó. Xác định hướng véc tơ điện trường tại tâm
P của vòng dây.
Q > 0, λ

a
p
3
p
3
P !
EP = ?
Bài 6: Một dây dẫn tích, được uốn thành cung tròn chắn góc
ở tâm là p 4
,bán kính a, mang điện tích dương Q, phân
bố đều. Xác định hướng của véc tơ điện trường tại tâm P của
vòng dây (hệ trục tọa độ được chọn như hình vẽ).

Q > 0, λ

a
P
!
EP = ?
* Bài 7:
Một chiếc đĩa bán kính a mang điện, điện tích được phân
bố đều khắp mặt đĩa với mật độ điện mặt σ. Tìm hướng của
véc tơ điện trường gây ra bởi đĩa tại một điểm nằm dọc
theo trục của đĩa và cách tâm của nó một khoảng x.
Q, σ
a

P
O x ●
5. Đường sức điện trường
a. Đường sức điện trường là một
đường thẳng hoặc cong không có thật
được vẽ qua một vùng không gian trong
điện trường sao cho tiếp tuyến của nó tại
một điểm bất kỳ trùng với hướng của véctơ
điện trường tại điểm đó

b. Điện phổ: là tập hợp tất cả các đường sức.


c. Tính chất của đường sức:

- Qua mỗi điểm chỉ vẽ được một đường sức.


- Các đường sức không cắt nhau.
- Là những đường cong hở (trường tĩnh điện), đi ra ở điện
tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
* Qui ước: số đường sức qua một đơn vị diện tích đặt vuông
góc với véctơ điện trường bằng độ lớn E của điện trường.
* Chú ý:
Trong điện trường đều, các đường sức điện trường là
song song cách đều nhau
Nói chung quỹ dạo của một hạt mang điện là không trùng
với đường sức điện trường
Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra sự hiểu của bạn
Q9: Đường sức điện trường của hệ hai điện tích điểm bằng nhau về
độ lớn nhưng tích điện trái dấu có dạng như hình vẽ. Biểu thức nào
sau đây là đúng:
A. EA ≤ EB B. EA > EB
C. EA < EB D. EA ≥ EB .
Q13: Đường sức điện trường của hệ hai điện tích điểm bằng nhau
về độ lớn nhưng tích điện trái dấu có dạng như hình vẽ. Hướng của
véc tơ điện trường tại điểm A nằm trên đường sức:
A. ® B. ¬ C. ­ D. ¯
Q14: Hai vỏ cầu mỏng đồng tâm bán kính R và 2R. Điện tích điểm
q > 0 được đặt tại tâm của chúng. Tỷ số giữa số đường sức điện
xuyên qua vỏ cầu lớn và vỏ cầu nhỏ là:
A. 1 B. 2 C. 4 D. 1/2
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập
Chương 21
Câu 1. Hai điện tích điểm q1 = q2 = 6 μC, đứng im trong chân
không. Tính độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích. Biết khoảng
cách giữa chúng là 9 cm
A. 40 N. B. 4.109 N C. 360 N D. 36.109 N
Câu 2. Hai quả cầu nhỏ tích điện q1 = 3 µC và q2 = - 7 µC cho tiếp xúc
nhau rồi tách ra xa nhau một khoảng a = 10 cm trong chân không. Tính
độ lớn lực tương tác giữa chúng
A. 6,3 N. B. 3,6 N C. 0,6 N D. 4,8 N
Câu 3. Ba điện tích q1 = q2 = q3 = 2 μC, đặt tại 3 đỉnh của tam giác đều
có cạnh 3 cm. Tính hợp lực tác dụng lên điện tích q3

A. 40 N. B. 80 N C. 69,3 N D. 34,7 N
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập
Chương 21
Câu 1. Hai điện tích điểm q1 = q2 = 6 μC, đứng im trong chân
không. Tính độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích. Biết khoảng
cách giữa chúng là 9 cm
A. 40 N. B. 4.109 N C. 360 N D. 36.109 N
Câu 2. Hai quả cầu nhỏ tích điện q1 = 3 µC và q2 = - 7 µC cho tiếp xúc
nhau rồi tách ra xa nhau một khoảng a = 10 cm trong chân không. Tính
độ lớn lực tương tác giữa chúng
A. 6,3 N. B. 3,6 N C. 0,6 N D. 4,8 N
Câu 3. Ba điện tích q1 = q2 = q3 = 2 μC, đặt tại 3 đỉnh của tam giác đều
có cạnh 3 cm. Tính hợp lực tác dụng lên điện tích q3

A. 40 N. B. 80 N C. 69,3 N D. 34,7 N
Câu 4. Biểu thức nào sau đây là biểu thức tổng quát xác định véc tơ
điện trường gây bởi điện tích điểm
1 q 1 q 1 q 1 q
A. ˆ
r B. rˆ C. rˆ D . rˆ
4pe 0 r 2
4pe 0 r 2
4pe 0 r 4pe 0 r
Câu 5. Điện tích điểm q gây ra điện trường có độ lớn E = 300 V/m
tại điểm M cách điện tích đoạn r = 30 cm. Tính q
A. 9 nC. B. 9 μC C. 3 μC D. 3 nC
Câu 6. Điều nào sau đây không đúng về đường sức của trường tĩnh
điện
A. Các đường sức điện trường là các đường cong hở.
B. Các đường sức có thể giao nhau hoặc cắt nhau.
C. Qua mọi điểm trong điện trường đều vẽ được đường sức.
D. Độ mau thưa của đường sức biểu diễn độ mạnh, yếu của điện
trường.
Câu 7. Điện tích điểm gây ra điện trường có độ lớn lần lượt E1 = 36
V/m và E2 = 9 V/m tại điểm M và N nằm trên cùng đường sức. Tính
độ lớn của điện trường tại trung điểm của đoạn MN.
A. 16 V/m. B. 4 V/m. C. 12 V/m D. 22,5 V/m
Câu 8. Hai điện tích điểm q1 = - q2 = 5 nC đặt tại A và B cách nhau
đoạn a = 10 cm. Tính độ lớn của điện trường tại P nằm trên đường
thẳng qua A, B và cách A, B lần lượt các đoạn 5 cm và 15 cm.

A. 2000 V/m. B. 20000 V/m. C. 1600 V/m D. 16000 V/m


Câu 9. Hai điện tích điểm q1 = q2 = 3 nC đặt tại A và B cách nhau 10
cm. Tính điện trường P cách A và B là 6 cm và 8 cm và điểm M nằm
trên trung trực đoạn AB cách đoạn 5 cm. EP , EM là
A. 7500, 5400 V/m. B. 8605, 7637 V/m.
C. 8000, 4218 V/m D. 5400,11718 V/m
Câu 10. Tính bán kính của nguyên tử Hidro nếu coi electron của nó
chuyển động tròn quanh hạt nhân với tốc độ 3.105 m/s, biết me =
9,1.10–31 kg và bỏ qua các tương tác khác.
A. 2,8 nm. B. 2,8 m. C. 1,6 mm D. 1,6 nm

Câu 11. Hai điện tích điểm q1 = - q2 = 2 nC đặt lần lượt tại gốc tọa độ
và điểm A (4cm ; 0). Tìm điện trường tại điểm P (4;3) cm

A. 5760 iˆ + 4320 ˆj B. - 5760 iˆ + 4320 ˆj


C. 5760 iˆ - 4320 ˆj D. 5760 iˆ - 15680 ˆj
Câu 12. Hai điện tích điểm q1 = 1 nC; q2 = 9 nC đặt tại A và B cách
nhau 10 cm. Biết điện trường tổng cộng tại P giữa A, B bằng 0. Điểm
P cách A
A. 7,5 cm. B. 2,5 cm. C. 3 cm D. 6 cm
TỔNG KẾT CHƯƠNG 21
TỔNG KẾT CHƯƠNG 21
TỔNG KẾT CHƯƠNG 21

You might also like