You are on page 1of 20

CHƯƠNG I.

ĐIỆN TÍCH ĐIỆN TRƯỜNG


Chuyên đề 1: ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT COULOMB - THUYẾT ELECTRON
A. Lý thuyết
I.Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện.
1.Sự nhiễm điện của các vật.
-Một vật có thể bị nhiễm điện do: cọ xát lên vật khác, tiếp xúc với một vật nhiễm điện
khác, được đặt gần một vật nhiễm điện khác.
-Có thể dựa vào hiện tượng hút các vật nhẹ để kiểm tra xem vật có bị nhiễm điện hay
không.
2. Điện tích. Điện tích điểm.
-Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích.
-Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà
ta xét.
-Không tồn tại bất kì một đơn vị điện tích nào tồn tại độc lập trong không gian.
3.Tương tác điện.
-Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.
-Các điện tích khác dấu thì hút nhau.
4. Điện nghiệm.
- Để xác định một vật có tích điện hay không người ta dùng một dụng cụ gọi là điện nghiệm.
Điện nghiệm cấu tạo bởi một bình thủy tinh, trong có một thanh kim loại nối với hai lá vàng
mỏng, đầu còn lại của hanh nối với một quả cầu kim loại.
- Khi cho vật có tích điện chạm vào quả cầu kim loại, hai lá vàng bị nhiễm điện cùng dấu dẫn đến
xòe ra.
5. Giải thích các sự nhiễm điện.
- Cọ xát: Các electron bị kích thích nhảy từ vật có độ âm điện thấp sáng vật có độ âm điện cao.
- Tiếp xúc: Sự chênh lệch điện thế làm xuất hiện một dòng electron dịch chuyển từ vật có điện thế
thấp hơn đến vật có điện thế cao hơn.
- Hưởng ứng: Lực điện làm phân bố lại các electron trong vật, làm hai đầi của vật nhiễm điện trái
dấu.
II.Định luật Coulomb. Hằng số điện môi.
1.Định luật Coulomb.
Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường
thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ
nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng:
|𝑞 𝑞 |
𝐹 = 𝑘 1 2 2 với k là một hằng số phụ thuộc vào hệ đơn vị đo, trong hệ SI thì 𝑘 =
𝑟
𝑁.𝑚2
9.109 2
𝐶
-Đơn vị điện tích là Coulomb (C).
= Vector lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong chân không có đặc điểm:
+Điểm đặt: tại điện tích đang xét.
q1 q2
+Phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích.
+Chiều: Hướng ra ngoài nếu các điện tích cùng dấu q1 r q2
(lực đẩy) và hướng vào trong nếu các điện tích trái dấu (lực r
hút).
|𝑞 .𝑞 |
+Độ lớn: 𝐹01 = 𝐹02 = 𝐹 = 𝑘 1 2 2
𝑟
2.Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi
+Điện môi là môi trường cách điện.
+Khi đặt các điện tích trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi
 lần so với khi đặt nó trong chân không.  gọi là hằng số điện môi của môi trường (  1).

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 1


|𝑞 .𝑞 |
+Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi : 𝐹1 = 𝐹2 = 𝐹 = 𝑘 1 22
𝜀𝑟
+Hằng số điện môi đặc trưng cho tính chất cách điện của môi trường.
+Chân không tạm được coi là một điện môi.
III.Thuyết electron.
1.Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố.
a)Điện tích nguyên tố.
- Độ lớn điện tích của electron và proton là nhỏ nhất trong tự nhiên, nó là ước số của mọi
điện tích khác, hay có thể hiểu, mọi vật mang điện đều có độ lớn điện tích bằng một số nguyên
lần độ lớn điện tích của electron hoặc proton . Vì vậy ta gọi độ lớn điện tích của proton hoặc
electron là điện tích nguyên tố.
- Người ta quy ước điện tích nguyên tố được kí hiệu e và có độ lớn bằng 1,6.10-19C
b)Cấu tạo nguyên tử.
- Nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và lớp vỏ các electron
mang điện tích âm chuyển động xung quanh.
+Hạt nhân gồm hạt neutron không mang điện và hạt proton mang điện dương.
+Electron có điện tích là −𝑒 = −1,6.10−19 𝐶 và khối lượng là 𝑚𝑒 = 9,1.10−31 𝑘𝑔. Proton
có điện tích là +𝑒 = +1,6.10−19 𝐶 và khối lượng là 𝑚𝑝 = 1,67.10−27 𝑘𝑔. Khối lượng của neutron
xấp xỉ bằng khối lượng của proton.
+Một nguyên tử luôn trung hòa về điện do số proton trong hạt nhân luôn bằng số electron
ngoài lớp vỏ.
- Chú ý: Electron còn được gọi là điện tử.
2. Thuyết electron.
+Nguyên tử bị mất một số electron (thiếu e) thì trở thành một ion dương. Nguyên tử nhận
thêm một số electron (dư e) thì nó là ion âm.
+Khối lượng electron rất nhỏ nên chúng có độ linh động rất cao. Do đó electron dễ dàng
bứt khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật bị
nhiễm điện.
+Vật nhiễm điện âm là vật thừa electron; Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
3. Định luật bảo toàn điện tích.
-Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi: 𝑞1 + 𝑞2 + ⋯ +
𝑞𝑛 = Cte
B.Vấn đề tính toán
1.Xác định lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên.
|𝑞1 .𝑞2 |
Áp dụng công thức 𝐹 = 𝑘 để suy ra các đại lượng cần xác định.
𝜀𝑟 2
𝑁.𝑚2
Với 𝑘 = 9.109 2 và  là hằng số điện môi; εchân không = 1; εkhông khí ≈ 1
𝐶
2.Điện tích của một vật.
-Độ lớn điện tích của vật mang điện: 𝑞 = 𝑛. |𝑒|.
-Vật thiếu electron (tích điện dương): 𝑞 = +𝑛. 𝑒
-Vật thừa electron (tích điện âm): 𝑞 = −𝑛. 𝑒
-Trong đó 𝑒 = 1,6.10−19 𝐶 là điện tích nguyên tố và n là số electron thừa hay thiếu.
3.Bài toán về sự bảo toàn điện tích.
=Áp dụng:
-Định luật bảo toàn điện tích: ∑ 𝑞𝑡𝑟ướ𝑐 = ∑ 𝑞𝑠𝑎𝑢
|𝑞 .𝑞 |
-Định luật Coulomb về lực tương tác giữa hai điện tích: 𝐹 = 𝑘 1 22
𝜀𝑟
=Khi giải dạng bài tập này cần chú ý:
-Hai điện tích có độ lớn bằng nhau thì |𝑞1 | = |𝑞2 |
-Hai điện tích có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu thì 𝑞1 = −𝑞2

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 2


-Hai điện tích cùng dấu thì 𝑞1 𝑞2 > 0 ⇒ |𝑞1 𝑞2 | = 𝑞1 𝑞2
-Hai điện tích trái dấu thì 𝑞1 𝑞2 < 0 ⇒ |𝑞1 𝑞2 | = −𝑞1 𝑞2
-Khi cho hai quả cầu nhỏ dẫn điện như nhau, đã nhiễm điện tiếp xúc nhau và sau đó tách
rời nhau thì tổng điện tích chia đều cho mỗi quả cầu.
-Hiện tượng cũng xảy ra tương tự khi nối hai quả cầu như trên bằng dây dẫn mảnh rồi cắt
bỏ dây nối.
-Khi chạm tay hoặc nối đất vào một quả cầu nhỏ dẫn điện đã tích điện thì quả cầu mất điện
tích và trở thành trung hòa.
=Nếu bài toán cho tổng độ lớn hai điện tích 𝑞1 + 𝑞2 = 𝑆 và tích độ lớn hai điện tích 𝑞1 𝑞2 = 𝑃 thì
ta giải phương trình bậc hai: 𝑋 2 − 𝑆𝑋 + 𝑃 = 0 (Hệ quả của định lý Viet) để tìm 𝑞1 và 𝑞2 .
4. Xác định lực tổng hợp tác dụng lên một điện tích.
Nếu một vật có điện tích q chịu tác dụng của nhiều lực ⃗⃗⃗ 𝐹1 , ⃗⃗⃗
𝐹2 , … thì lực tổng hợp 𝐹 tác
dụng lên q là véc tơ tổng xác định bởi: 𝐹 = ⃗⃗⃗ 𝐹1 + ⃗⃗⃗𝐹2 + ⋯ . 𝐹 Có thể được xác định bằng một
trong hai cách sau:

a)Khi ⃗⃗⃗⃗
𝑭𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
𝑭𝟐 cùng phương:.
-Cùng chiều: 𝐹 = 𝐹1 + 𝐹2
-Ngược chiều: 𝐹 = |𝐹1 − 𝐹2 |
b)Khi ⃗⃗⃗⃗
𝑭𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
𝑭𝟐 vuông góc nhau: 𝐹 = √𝐹12 + 𝐹22
𝜑
c)Khi ⃗⃗⃗⃗
𝑭𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
𝑭𝟐 cùng độ lớn và hợp với nhau một góc 𝝋: 𝐹 = 2. 𝐹1 . 𝑐𝑜𝑠 (𝐹1 = 𝐹2 )
2
⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗
d)Tổng quát, khi 𝑭𝟏 , 𝑭𝟐 khác độ lớn và hợp với nhau một góc α. Theo định lý hàm số cosin ta
có:
𝐹 2 = 𝐹12 + 𝐹22 − 2. 𝐹1 . 𝐹2 . 𝑐𝑜𝑠(𝜋 − 𝛼) Hay: 𝐹 2 = 𝐹12 + 𝐹22 + 2. 𝐹1 . 𝐹2 . 𝑐𝑜𝑠 𝛼
e)Phương pháp số phức (fx570-VN / fx570-ES):
- B1: Chọn một trục chuẩn.
- B2: Nhập vào máy tính MODE → 2  Máy tính ở chế độ CMPLX
- B3: Nhập F1 → SHIFT → (-) → Nhập góc hợp với trục chuẩn (Theo chiều dương lượng
giác) → + →...→ Góc hợp với trục chuẩn của Fn → = → SHIFT → 2 → 3.
 Màn hình máy tính hiển thị dạng F  ∂ với F là độ lớn hợp lực và ∂ là góc mà hợp lực
hợp với trục chuẩn.
+ Thí dụ: Tìm hợp lực của các lực sau: F1 = 20N, F2 = 40N, F3 = 80N, F4 = 160N các lực
được sắp xếp lần lượt theo chiều kiêm đồng hồ, lực sau hợp với lực trước một góc 300.
⃗⃗⃗
𝐹4
⃗⃗⃗
𝐹3

⃗⃗⃗
𝐹2

⃗⃗⃗
𝐹1

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 3


- B1: Chọn một trục chuẩn.
- B2: Nhập vào máy tính MODE → 2  Máy tính ở chế độ CMPLX
- B3: + Nhập 20 → SHIFT → (-) → 0 → +
+ Nhập 40 → SHIFT → (-) → 30 → +
+ Nhập 80 → SHIFT → (-) → 60 → +
+ Nhập 160 → SHIFT → (-) → 90
MÀN HÌNH HIỂN THỊ:
200 + 4030 + 8060 +16090
+ Nhấn =
MÀN HÌNH HIỂN THỊ:
266,64...69,21...
 Hợp lực có độ lớn 266,64...N và hợp với trục chính một góc 69,21...0
5. Hệ 3 điện tích cân bằng.
- Bài toán: Cho hai điện tích điểm q1 và q2 đặt tại hai điểm A và B. Tìm độ lớn và vị trí đặt q3 để
hệ điện tích cân bằng.
- Nguyên tắc: + Tính đối xứng: Hệ điện tích luôn tạo ra dạng hai điện tích cùng dấu bọc lấy một
điện tích còn lại trái dấu.
+ Tính cân bằng: Để hệ 3 điện tích cân bằng thì có ít nhất 2 điện tích cân bằng,
điện tích q3 đặt vào nằm gần với điện tích có độ lớn bé hơn.
- Tìm vị trí:
+ TH1: Nếu q1 và q2 cùng dấu, ta giải hệ:
𝑟1 + 𝑟2 = 𝐴𝐵
{ |𝑞1 | |𝑞2 |
= 2
𝑟12 𝑟2

−qbé |qlớn |
q3 = 2
(√|qbé | + √|qlớn |)

+ Nếu q1 và q2 cùng dấu, ta giải hệ:


|𝑟1 − 𝑟2 | = 𝐴𝐵
{ |𝑞1 | |𝑞2 |
= 2
𝑟12 𝑟2
−qbé |qlớn |
q3 = 2
(√|qbé | − √|qlớn |)

- Chú ý: Nếu q1 và q2 được đặt cố định, q3 có độ lớn tùy ý.


6. Bài toán cực trị (Bài tập ví dụ).
- Bài toán: Hai điện tích điểm q1 và q2 cùng độ lớn q đặt tại hai điểm A và B trong không khí,
cách nhau một khoảng 2d. Trên đường trung trực của đoạn AB lấy điểm M sao cho M cách trung
điểm của AB một khoảng h. Định h để cường độ điện trường tại M cực đại hoặc cực tiểu.
- Giải: ⃗⃗⃗
𝐹
TH1: q1.q2 > 0 ⃗⃗⃗
𝐹2 𝛼 ⃗⃗⃗
𝐹1
ã
𝛼
h

A d B

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 4


𝑘.𝑞2
- Ta có: 𝐹1 = 𝐹2 = 2 2
𝑑 +ℎ
- Quy tắc hình thoi:
𝑘. 𝑞2 ℎ 2. 𝑘. 𝑞2 . ℎ
𝐹 = 2𝐹1 . 𝑐𝑜𝑠𝛼 = 2. . = (1)
𝑑 2 + ℎ2 √𝑑 2 + ℎ2 (𝑑 2 + ℎ2 )1,5
- Cực đại:
+ Bất đẳng thức AM-GM:
2 2
𝑑2 𝑑2 3√3 2
𝑑 +ℎ = + + ℎ2 ≥ 𝑑 . ℎ (2)
2 2 2
+ Từ (1) và (2) suy ra:
4. 𝑘. 𝑞2 𝑑
𝐹𝑚𝑎𝑥 = ℎ =
3√3. 𝑑 2 √2
- Cực tiểu:
+ Dựa vào (1) ta thấy:
𝐹𝑚𝑖𝑛 = 0  ℎ = 0
TH2: q1.q2 < 0 (Giả sử q2 < 0)
⃗⃗⃗
𝐹1

𝛼
h ⃗⃗⃗
𝐹2
d 𝛼 B
A
𝑘.𝑞2
- Ta có: 𝐹1 = 𝐹2 = 2 2
𝑑 +ℎ
- Quy tắc hình thoi:
𝑘. 𝑞2 𝑑 2. 𝑘. 𝑞2 . 𝑑
𝐹 = 2𝐹1 . 𝑐𝑜𝑠𝛼 = 2. 2 . = (1)
𝑑 + ℎ2 √𝑑 2 + ℎ2 (𝑑 2 + ℎ2 )1,5
- Cực đại:
+ Nhìn vào (1) ta thấy:
2. 𝑘. 𝑞2
𝐹𝑚𝑎𝑥 = ℎ=0
𝑑2

- Cực tiểu:
+ Nhìn vào (1) ta thấy:
𝐹𝑚𝑖𝑛 = 0  ℎ = ∞
C.Tự luận.
Bài 1. Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không, cách nhau đoạn 𝑅 = 4𝑐𝑚. Lực đẩy
tĩnh điện giữa chúng là 𝐹 = 10−5 𝑁.
a.Tìm độ lớn mỗi điện tích. (ĐS:1,3.10-9C)
b.Tìm khoảng cách R1 giữa chúng để lực đẩy tĩnh điện là 𝐹1 = 2,5.10−6 𝑁 . (ĐS: 8cm)
Bài 2. Mỗi electron có khối lượng 𝑚 = 9,1.10−31 𝑘𝑔, điện tích 𝑒 = −1,6.10−19 𝐶. So sánh lực
đẩy tĩnh điện giữa hai electron và lực hấp dẫn giữa chúng ở cùng một khoảng cách trong không
khí. Cho hằng số hấp dẫn là 𝐺 = 6,67.10−11 . (ĐS: 42.1041)
Bài 3. Trong môi trường dầu có 𝜀 = 4, người ta đặt hai điện tích điểm như nhau và cách nhau
một đoạn 𝑅 = 4𝑐𝑚. Lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là 𝐹 = 0,25.10−5 𝑁. Tính:
a.Độ lớn của mỗi điện tích. (ĐS: 1,3.10-9C)
b.Lực đẩy tĩnh điện bây giờ đo được là 𝐹1 = 6,25.10−6 𝑁 thì khoảng cách giữa hai điện
tích bây giờ là bao nhiêu? (ĐS: 2,53cm)

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 5


Bài 4. Hai hạt bụi trong không khí ở cách nhau một khoảng 𝑅 = 3𝑐𝑚, mỗi hạt mang điện tích
𝑞 = −9,6.10−13 𝐶.
a.Tính lực tĩnh điện giữa hai hạt. (ĐS: 9,216.10-12N)
b.Tính số electron dư trong mỗi hạt bụi, biết điện tích mỗi electron là 𝑒 = −1,6.10−19 𝐶.
(ĐS: 6.106)
Bài 5. Hai vật nhỏ giống nhau, mỗi vật thừa một electron. Tìm khối lượng mỗi vật để lực tĩnh
điện bằng lực hấp dẫn. (ĐS: 1,86.10-9kg)
Bài 6. Hai vật nhỏ mang điện tích đặt trong không khí cách nhau đoạn 𝑅 = 1𝑐𝑚, đẩy nhau bằng
lực 𝐹 = 1,8𝑁. Điện tích tổng cộng của hai vật là 𝑄 = 3.10−5 𝐶. Tính điện tích mỗi vật.
(ĐS: 𝑞1 = 2.10−5 𝐶; 𝑞2 = 10−5 𝐶 hoặc ngược lại)
Bài 7. Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau, mang các điện tích q1, q2, đặt trong không khí, cách
nhau một đoạn 𝑅 = 20𝑐𝑚. Chúng hút nhau bằng lực 𝐹 = 3,6.10−4 𝑁. Cho hai quả cầu tiếp xúc
nhau rồi lại đưa về khoảng cách cũ, chúng đẩy nhau bằng lực 𝐹′ = 2,025.10−4 𝑁. Tính 𝑞1 , 𝑞2 .
𝑞1 = 8.10−8 𝐶 𝑞1 = −2.10−8 𝐶 𝑞1 = −8.10−8 𝐶 𝑞1 = 2.10−8 𝐶
(ĐS: { ;{ ;{ ;{ )
𝑞2 = −2.10−8 𝐶 𝑞2 = 8.10−8 𝐶 𝑞2 = 2.10−8 𝐶 𝑞2 = −8.10−8 𝐶
Bài 8. Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau, mang các điện tích q1, q2, đặt trong không khí, cách
nhau một đoạn 𝑅 = 2𝑐𝑚. Chúng đẩy nhau bằng lực 𝐹 = 2,7.10−4 𝑁. Cho hai quả cầu tiếp xúc
nhau rồi lại đưa về khoảng cách cũ, chúng đẩy nhau bằng lực 𝐹′ = 3,6.10−4 𝑁. Tính 𝑞1 , 𝑞2 .
𝑞 = 6.10−9 𝐶 𝑞1 = −6.10−9 𝐶 𝑞1 = 2.10−9 𝐶 𝑞1 = −2.10−9 𝐶
ĐS: { 1 ;{ ;{ ;{
𝑞2 = 2.10−9 𝐶 𝑞2 = −2.10−9 𝐶 𝑞2 = 6.10−9 𝐶 𝑞2 = −6.10−9 𝐶
Bài 9. Hai điện tích 𝑞1 = 8.10−8 𝐶, 𝑞2 = −8.10−8 𝐶 đặt tại A, B trong không khí (AB = 6cm).
Xác định lực tác dụng lên điện tích 𝑞3 = 8.10−8 𝐶 đặt tại C , nếu:
a.𝐶𝐴 = 4𝑐𝑚, 𝐶𝐵 = 2𝑐𝑚 (ĐS: 0,18N)
b.𝐶𝐴 = 4𝑐𝑚, 𝐶𝐵 = 10𝑐𝑚 (ĐS: 30,24.10-3N)
c.𝐶𝐴 = 𝐶𝐵 = 5𝑐𝑚 (ĐS: 27,65.10-3N)
Bài 10. Ba điện tích điểm 𝑞1 = 10−7 𝐶, 𝑞2 = 5.10−8 𝐶, 𝑞3 = 4.10−8 𝐶 lần lượt đặt tại A, B, C
trong không khí, 𝐴𝐵 = 5𝑐𝑚, 𝐴𝐶 = 4𝑐𝑚, 𝐵𝐶 = 1𝑐𝑚. Tính lực tác dụng lên mỗi điện tích.
ĐS: 𝐹1 = 4,05.10−2 𝑁; 𝐹2 = 16,2.10−2 𝑁; 𝐹3 = 20,25.10−2 𝑁
Bài 11. Ba điện tích điểm 𝑞1 = 4.10−8 𝐶, 𝑞2 = −4.10−8 𝐶, 𝑞3 = 5.10−8 𝐶 đặt trong không khí tại
ba đỉnh của một tam giác đều, cạnh 𝑎 = 2𝑐𝑚. Xác định véc tơ lực tác dụng lên q3. (ĐS:
45.10−3 𝑁)
Bài 12. 𝑞1 = 𝑞2 = 𝑞3 = 𝑞 = 1,6.10−19 𝐶 đặt trong chân không tại ba đỉnh của tam giác đều cạnh
𝑎 = 16𝑐𝑚. Xác định lực tác dụng lên điện tích q3. (ĐS: 𝐹 = 9√3. 10−27 𝑁)
Bài 13. Ba điện tích điểm 𝑞1 = 27.10−8 𝐶, 𝑞2 = 64.10−8 𝐶, 𝑞3 = −10−7 𝐶 đặt trong không khí tại
ba đỉnh ta giác ABC vuông tại C. Cho 𝐴𝐶 = 30𝑐𝑚, 𝐵𝐶 = 40𝑐𝑚. Xác định véc tơ lực tác dụng
lên q3. (ĐS: 45.10−4 𝑁)
Bài 14. Tại ba đỉnh tam giác đều cạnh 𝑎 = 6𝑐𝑚 trong không khí có đặt ba điện tích 𝑞1 =
6.10−9 𝐶, 𝑞2 = 𝑞3 = −8.10−9 𝐶. Xác định lực tác dụng lên điện tích 𝑞0 = 8.10−9 𝐶 tại tâm của
tam giác.
(ĐS: 𝐹 = 8,4.10−4 𝑁)
Bài 15. Hai điện tích điểm 𝑞1 = 4.10−8 𝐶, 𝑞2 = −12,5.10−8 𝐶 đặt tại A, B trong không khí, 𝐴𝐵 =
4𝑐𝑚. Xác định lực tác dụng lên 𝑞3 = 2.10−9 𝐶 đặt tại C với 𝐶𝐴 ⊥ 𝐴𝐵 và 𝐶𝐴 = 3𝑐𝑚. (ĐS: 𝐹 ≈
7,66.10−4 𝑁)
Bài 16. Hai điện tích 𝑞1 = 2.10−8 𝐶, 𝑞2 = −8.10−8 𝐶 đặt tại A, B trong không khí, 𝐴𝐵 = 8𝑐𝑚.
Một điện tích q3 đặt tại C. Hỏi:
a.C ở đâu để q3 nằm cân bằng? (ĐS: CA = 8cm, CB = 16cm)
b.Dấu và độ lớn của q3 để q1, q2 cũng cân bằng? (ĐS: 𝑞3 = −8.10−8 𝐶)
Bài 17. Hai điện tích 𝑞1 = −2.10−8 𝐶, 𝑞2 = 1,8.10−7 𝐶 đặt tại A, B trong không khí, 𝐴𝐵 = 8𝑐𝑚.
Một điện tích q3 đặt tại C. Hỏi:

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 6


a.C ở đâu để q3 nằm cân bằng? (ĐS: CA = 4cm, CB = 12cm)
b.Dấu và độ lớn của q3 để q1, q2 cũng cân bằng? (ĐS: 𝑞3 = 4,5.10−8 𝐶)
Bài 18. Hai quả cầu nhỏ cùng khối lượng 𝑚 = 0,6𝑔 được treo trong không khí bằng hai sợi dây
nhẹ cùng chiều dài 𝑙 = 50𝑐𝑚 vào cùng một điểm. Khi hai quả cầu nhiễm điện giống nhau, chúng
đẩy nhau và cách nhau một khoảng 𝑅 = 6𝑐𝑚.
a.Tính điện tích của mỗi quả cầu. Lấy 𝑔 = 10𝑚/𝑠 2 . (ĐS: 12.10-9C)
b.Nhúng hệ thống vào rượu etylic (𝜀 = 27), tính khoảng cách R’ giữa hai quả cầu, bỏ qua
lực đẩy Acsimet. Cho biết khi góc α nhỏ thì 𝑠𝑖𝑛 𝛼 ≈ 𝑡𝑎𝑛 𝛼. (ĐS: 2cm)
Bài 19. Hai quả cầu lim loại nhỏ giống nhau mỗi quả cầu có điện tích q, khối lượng 𝑚 = 10𝑔,
treo bởi hai sợi dây cùng chiều dài 𝑙 = 30𝑐𝑚 vào cùng một điểm. Giữ quả cầu I cố định theo
phương thẳng đứng, dây treo quả cầu II sẽ lệch một góc 𝛼 = 600 so với phương thẳng đứng. Cho
𝑔 = 10𝑚/𝑠 2 . Tìm q? (ĐS: 10-6C)
D.Trắc nghiệm.
Câu 1. Một hệ cô lập gồm 2 vật trung hoà về điện ta có thể làm cho chúng nhễm điện trái dấu và
có độ lớn bắng nhau bắng cách
A.Cho chúng tiếp xúc với nhau B.Cọ xát chúng với nhau
C.Đặt 2 vật lại gần nhau D.Cả A ,B ,C đều đúng
Câu 2. Lực tương tác tĩnh điện Coulomb được áp dụng đối với trường hợp (Chọn câu đúng
nhất)
A.Hai vật tích điện cách nhau một khoảng rất lớn hơn kích thước của chúng
B. Hai vật tích điện cách nhau một khoảng rất nhỏ hơn kích thước của chúng
C.Hai vật tích điện được coi là điện tích điểm và đứng yên
D. Hai vật tích điện được coi là điện tích điểm có thể đứng yên hay chuyển động
Câu 3. Chọn câu trả lời đúng. Nếu tăng khoảng cách giữa 2 điện tích điểm và độ lớn của mỗi
điện tích điểm lên 2 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa chúng sẽ :
A.Không thay đổi B.giảm 2 lần C.Tăng lên 2 lần D.Tăng lên 4 lần
Câu 4: Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì
A. Electron chuyển từ thanh bônit sang dạ. B. Electron chuyển từ dạ sang
thanh bônit.
C. Proton chuyển từ dạ sang thanh bônit. D. Proton chuyển từ thanh bônit sang dạ.
Câu 5: Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai?
A. B. C. D.
Câu 6. Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì
A. Electron chuyển từ thanh bônit sang dạ.
B. Electron chuyển từ dạ sang thanh bônit.
C. Proton chuyển từ dạ sang thanh bônit.
D. Proton chuyển từ thanh bônit sang dạ.
Câu 7: Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa
chúng sẽ
A. Tăng 3 lần. B. Tăng 9 lần. C. Giảm 9 lần. D. Giảm 3 lần.
Câu 8. Câu phát biểu nào sau đây đúng?
A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C.
B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.1019 C.
C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố.
D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích.
Câu 9. Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu
tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại
A. có hai nữa tích điện trái dấu. B. tích điện dương.
C. tích điện âm. D. trung hoà về điện.

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 7


Câu 10: Hai hạt bụi trong không khí, mỗi hạt chứa 5.108 electron cách nhau 2 cm. Lực đẩy tĩnh
điện giữa hai hạt bằng
A. 1,44.10-5 N. B. 1,44.10-6 N. C. 1,44.10-7 N. D. 1,44.10-9 N.
Câu 11: Một thanh bônit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai cô lập với các vật khác) thì thu được điện
tích 3.10−8 𝐶. Tấm dạ sẽ có điện tích
A. -3.10-8 C. B. -1,5.10-8 C. C. 3.10-8 C. D. 0.
Câu 12: Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 2.10 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì
-6

lực hút là 5.10-7 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là


A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 4 cm.
Câu 13: Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau
lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào trong dầu hoả có hằng số điện môi  = 2 và giảm
𝑟
khoảng cách giữa chúng còn thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là
3
A. 18F. B. 1,5F. C. 6F. D. 4,5F.
Câu 14: Hai điện tích q1 = q, q2 = -3q đặt cách nhau một khoảng r. Nếu điện tích q1 tác dụng lực
điện lên điện tích q2 có độ lớn là F thì lực tác dụng của điện tích q2 lên q1 có độ lớn là
A. F. B. 3F. C. 1,5F. D. 6F.
Câu 15: Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4
cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là
A. 4F. B. 0,25F. C. 16F. D. 0,5F.
Câu 16: Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là q1 = 8.10-6 C và q2 = -
2.10-6 C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng cách nhau trong không khí cách nhau
10 cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là
A. 4,5 N. B. 8,1 N. C. 0.0045 N. D. 81.10-5 N.
Câu 17: Hai điện tích dương q1 = q và q2 = 4q đạt tại hai điểm A, B trong không khí cách nhau
12 cm. Gọi M là điểm tại đó, lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 bằng 0. Điểm M cách q1 một
khoảng
A. 8 cm. B. 6 cm. C. 4 cm. D. 3 cm.
Câu 18. Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là q1 = 8.10-6 C và q2 = -
2.10-6 C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng cách nhau trong không khí cách nhau
10 cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là
A. 4,5 N. B. 8,1 N. C. 0.0045 N. D. 81.10-5 N.
Câu 19: Hai điện tích điểm q1 = +3 (µC) và q2 = -3 (µC),đặt trong dầu (ε= 2) cách nhau một
khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. lực hút với độ lớn F = 45 (N). B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
C. lực hút với độ lớn F = 90 (N). D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
Câu 20: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10 (C) và 4.10 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N)
-7 -7

trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:


A. r = 0,6 (cm). B. r = 0,6 (m). C. r = 6 (m). D. r = 6 (cm).
Chuyên đề 2: ĐIỆN TRƯỜNG. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG.
A.Lý thuyết.
I.Điện trường.
- Môi trường vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh một điện tích giúp truyền tương tác điện gọi là
điện trường.
II.Cường độ điện trường.
1.Khái niệm cường độ điện trường.
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện
trường tại điểm đó.
2.Định nghĩa:

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 8


Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện
trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên điện tích
thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
𝐹
𝐸=
𝑞
Đơn vị cường độ điện trường là V/m.
3.Vector cường độ điện trường.
𝐹
𝐸⃗ =
𝑞

=Vector cường độ điện trường 𝐸 gây bởi một điện tích điểm Q có :
-Điểm đặt tại điểm ta xét.
-Phương trùng với đường thẳng nối điện tích điểm với điểm ta xét.
-Chiều hướng ra xa điện tích nếu là điện tích dương, hướng về phía điện tích nếu là điện
tích âm.( Người ta quy ước, chiều của vector cường độ điện trường là chiều của lực điện tác dụng
lên một điện tích thử dương đặt trong điện trường đó)
|𝑄|
-Độ lớn : 𝐸 = 𝑘
𝜀.𝑟 2
=Lực điện trường tác dụng lên một điện tích q đặt trong nó: 𝐹 = 𝑞. 𝐸⃗
-Lực điện 𝐹 cùng chiều điện trường 𝐸⃗ khi q là điện tích dương, ngược chiều 𝐸⃗ khi q là
điện tích âm.
-Độ lớn: 𝐹 = |𝑞|. 𝐸
4. Nguyên lí chồng chất điện trường (Nguyên lý chồng chập điện trường).
a. Nguyên lí: Tác động của hai hay nhiều điện trường lên cùng một vị trí tại một thời điểm
bằng tổng tác động của từng điện trường riêng rẽ
b. Biểu thức: 𝐸⃗ = 𝐸⃗1 + 𝐸⃗2 + ⋯ + 𝐸⃗𝑛
III.Đường sức điện.
1.Hình ảnh các đường sức điện.
-Các hạt nhỏ cách điện đặt trong điện trường sẽ bị nhiễm điện và nằm dọc theo những
đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương của vector cường độ điện trường tại điểm đó.
2.Định nghĩa.
-Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vector cường độ
điện trường tại điểm đó. Nói cách khác đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo
nó.
3.Hình dạng đường sức của một số điện trường.

4.Các đặc điểm của đường sức điện.


+Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi
+Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là
hướng của vector cường độ điện trường tại điểm đó (Trong trường hợp có 2 điện tích dương và
âm thì đường sức điện trường hướng từ điện điện tích dương sang điện tích âm. Trong trường hợp

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 9


chỉ có một điện tích, nếu đó là điện tích dương thì các đường sức điện hướng từ điện tích đó ra vô
cực, nếu đó là điện tích âm thì các đường sức điện có hướng từ vô cực về điện tích đó)
+Đường sức điện của điện trường tĩnh là những đường không khép kín.
+Qui ước vẽ số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với với đường sức
điện tại điểm mà ta xét tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
4.Điện trường đều.
-Điện trường đều là điện trường mà vector cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng
phương chiều và độ lớn.
-Đường sức điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều.
B.Vấn đề tính toán
1. Xác định cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra.
|𝑄|
-Áp dụng công thức: 𝐸 = 𝑘 ⋅ và các đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường do
𝜀.𝑟 2
điện tích điểm gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r.
-Lực điện trường tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường: 𝐹 = 𝑞. 𝐸⃗
+𝑞 > 0: 𝐹 và 𝐸⃗ cùng chiều.
+𝑞 < 0: 𝐹 và 𝐸⃗ ngược chiều.
+Độ lớn: 𝐹 = |𝑞|. 𝐸
2. Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại một điểm.
Điện trường tổng hợp tại một điểm xác định bởi: 𝐸⃗ = 𝐸 ⃗⃗⃗⃗1 + ⃗⃗⃗⃗
𝐸2 + ⋯ . 𝐸⃗ . Có thể được xác
định bằng một trong hai cách sau:
a)Khi ⃗⃗⃗⃗
𝑬𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
𝑬𝟐 cùng phương:
-Cùng chiều: 𝐸 = 𝐸1 + 𝐸2
-Ngược chiều: 𝐸 = |𝐸1 − 𝐸2 |
b)Khi ⃗⃗⃗⃗
𝑬𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
𝑬𝟐 vuông góc nhau: 𝐸 = √𝐸12 + 𝐸22
c)Khi 𝑬 ⃗⃗⃗⃗𝟐 cùng độ lớn và hợp với nhau một góc 𝝋: 𝐸 = 2. 𝐸1 . 𝑐𝑜𝑠 𝜑 (𝐸1 = 𝐸2 )
⃗⃗⃗⃗𝟏 , 𝑬
2
d)Tổng quát, khi ⃗⃗⃗⃗
𝑬𝟏 , ⃗⃗⃗⃗
𝑬𝟐 khác độ lớn và hợp với nhau một góc α. Theo định lý hàm số cosin ta
có:
𝐸 2 = 𝐸12 + 𝐸22 − 2. 𝐸1 . 𝐸2 . 𝑐𝑜𝑠(𝜋 − 𝛼) Hay: 𝐸 2 = 𝐸12 + 𝐸22 + 2. 𝐸1 . 𝐸2 . 𝑐𝑜𝑠 𝛼
3. Điện trường tổng hợp triệt tiêu. Điện tích cân bằng trong điện trường.
a.Tại vị trí điện trường tổng hợp triệt tiêu ta có: 𝐸⃗ = 𝐸
⃗⃗⃗⃗1 + ⃗⃗⃗⃗
𝐸2 + ⋯ = 0⃗ (1)
b.Vật tích điện cân bằng trong điện trường có hợp lực tác dụng triệt tiêu:
⃗⃗⃗
𝐹 = ⃗⃗⃗ 𝐹2 + ⋯ = ⃗0(2)
𝐹1 + ⃗⃗⃗
Các phương trình (1) và (2) được giải theo cách đã giới thiệu. Suy ra điều kiện hoặc các
đại lượng liên quan.
Lưu ý: Trong số các lực tác dụng lên vật tích điện cân bằng trong điện trường có lực điện
và các lực khác như: trọng lực, lực căng, lực đẩy Archimedes, . . .
Bằng phương pháp hình chiếu, ta chứng minh được rằng nếu cường độ điện trường tổng
hợp có một phương nào đó thì hình chiếu các vector cường độ điện trường thành phần trên
phương vuông góc với phương ấy cân bằng nhau.
- Chú ý: Một số dạng bài tập tương tự chuyên đề 1.
C.Tự luận.
Bài 1. Quả cầu nhỏ mang điện tích 𝑞 = 10−5 𝐶 đặt trong không khí.
a.Tính độ lớn cường độ điện trường tại điểm M cách tâm O của quả cầu đoạn 𝑅 = 10𝑐𝑚.
b.Xác định lực của điện trường do quả cầu tích điện tác dụng lên điện tích điểm 𝑞′ =
−10−7 𝐶 đặt ở M. Suy ra lực điện trường tác dụng lên quả cầu mang điện tích q.
Bài 2. Một điện tích điểm 𝑞 = −8,0𝜇𝐶 đặt trong điện tường của một điện tích điểm Q thì chịu tác
dụng của lực điện có độ lớn 6,4.10−8 𝑁 và có tác dụng đẩy q ra xa Q.

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 10


a.Xác định cường độ điện trường tại vị trí đặt q.
b.Cho biết khoảng cách từ q đến Q là 0,62m. Phải đặt lại q ở vị trí nào để lực điện trường
tác dụng lên q có độ lớn bằng 3,2.10−8 𝑁.
Bài 3. Cho hai điện tích 𝑞1 = 4.10−10 𝐶, 𝑞2 = −4.10−10 𝐶 đặt ở A, B trong không khí, AB = a =
2cm. Xác định véc tơ cường độ điện trường 𝐸⃗ tại:
a.H là trung điểm của AB. (ĐS: 72.103V/m)
b.M cách A 1cm, cách B 3cm. (ĐS: 32.103V/m)
c.N hợp với A và B thành tam giác đều. (ĐS: 9.103V/m)
Bài 4. Giải lại bài tập 1 với 𝑞1 = 𝑞2 = 4.10−10 𝐶
Bài 5. Hai điện tích 𝑞1 = 8.10−8 𝐶, 𝑞2 = −8.10−8 𝐶 đặt tại A, B trong không khí , AB = 4cm. Tìm
véc tơ cường độ điện trường tại C trên trung trực của AB, cách AB 2cm, suy ra lực tác dụng lên
điện tích điểm 𝑞 = 2.10−9 𝐶 đặt ở C. (ĐS: 𝐸 = 9√2. 105 𝑉/𝑚; 𝐹 = 25,4.10−4 𝑁)
Bài 6. Xét hai điện tích điểm q1 và q2 đặt tại hai điểm A và B cách nhau 0,40m. Hãy xác định
điện trường tổng hợp 𝐸⃗ tại điểm C sao cho ABC tạo thành tam giác vuông cân tại C trong mỗi
trường hợp sau:
a.𝑞1 = 𝑞2 = +5𝜇𝐶 (ĐS: 7,9.105 𝑉/𝑚)
b.𝑞1 = 𝑞2 = −5𝜇𝐶 (ĐS: 7,9.105 𝑉/𝑚)
c.𝑞1 = +5𝜇𝐶; 𝑞2 = −5𝜇𝐶 (ĐS: 7,9.105 𝑉/𝑚)
Bài 7. Hai điện tích 𝑞1 = 10−8 𝐶, 𝑞2 = −10−8 𝐶 đặt tại A, B trong không khí , AB = 6cm. Tìm
véc tơ cường độ điện trường tại M trên trung trực của AB, cách AB 4cm (ĐS: 0,432.105 𝑉/𝑚)
Bài 8. Tại ba đỉnh tam giác ABC vuông tại A cạnh 𝑎 = 50𝑐𝑚, 𝑏 = 40𝑐𝑚, 𝑐 = 30𝑐𝑚. Ta đặt các
điện tích điểm 𝑞1 = 𝑞2 = 𝑞3 = 10−9 𝐶. Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại H là chân
đường cao kẻ từ A. (ĐS: 246V/m)
Bài 9. Ba điểm A, B, C trong không khí tạo thành tam giác vuông tại A với 𝐴𝐵 = 3𝑐𝑚, 𝐴𝐶 =
4𝑐𝑚. Các điện tích q1, q2 được đặt ở A và B. Biết 𝑞1 = −3,6.10−9 𝐶, véc tơ cường độ điện trường
tổng hợp ⃗⃗⃗⃗
𝐸𝐶 tại C có phương song song với AB. Xác định q2 và cường độ điện trường tổng hợp
tại C. (ĐS: 𝐸𝐶 = 1,5.104 𝑉/𝑚; |𝑞2 | = 6,94.10−9 𝐶)
Bài 10. Cho hai điện tích điểm q1 và q2 đặt ở A, B trong không khí, AB = 100cm. Tìm điểm C tại
đó cường độ điện trường tổng hợp bằng không với:
a.𝑞1 = 36.10−6 𝐶; 𝑞2 = 4.10−6 𝐶. (ĐS: CA = 75cm, CB=25cm)
b.𝑞1 = −36.10−6 𝐶; 𝑞2 = 4.10−6 𝐶. (ĐS: CA = 150cm, CB = 50cm)
Bài 11. Bốn điểm A, B, C, D trong không khí tạo thành một hình chữ nhật ABCD cạnh 𝐴𝐷 =
𝑎 = 3𝑐𝑚, 𝐴𝐵 = 𝑏 = 4𝑐𝑚. Các điện tích q1, q2, q3 được đặt lần lượt tại A, B, C. Biết 𝑞2 =
−12,5.10−8 𝐶 và cường độ điện trường tổng hợp ở D ⃗⃗⃗⃗ 𝐸𝐷 = 0⃗ . Tính q1 và q3. (ĐS: 𝑞1 =
−8 −8
2,7.10 𝐶; 𝑞3 = 6,4.10 𝐶)
Bài 12. Cho hai điện tích q1 và q2 đặt ở A, B trong không khí, AB = 2cm. Biết 𝑞1 + 𝑞2 =
7.10−8 𝐶 và điểm C cách q1 6cm, cách q2 8cm có cường độ điện trường tổng hợp bằng không.
Tìm q1, q2.
(ĐS: 𝑞1 = −9.10−8 𝐶; 𝑞2 = 16.10−8 𝐶)
Bài 13. Cho hình vuông ABCD, tại A và C đặt các điện tích 𝑞1 = 𝑞3 = 𝑞. Hỏi phải đặt ở B điện
tích q2 bằng bao nhiêu để điện trường tổng hợp tại D triệt tiêu. (ĐS: 𝑞2 = −2√2𝑞)
Bài 14. Quả cầu nhỏ khối lượng 𝑚 = 0,25𝑔 mang điện tích 𝑞 = 2,5.10−9 𝐶 được treo bởi một sợi
dây và đặt vào trong một điện trường đều 𝐸⃗ có phương nằm ngang và có độ lớn 𝐸 = 106 𝑉/𝑚.
Tính góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng. Cho 𝑔 = 10𝑚/𝑠 2 . (ĐS: 450)
Bài 15. Một giọt dầu nhỏ khối lượng 𝑚 = 2,00.10−15 𝑘𝑔 đứng yên lơ lửng trong chân không
dưới tác dụng của trọng lực và lực điện trường do điện trương 𝐸⃗ có độ lớn 𝐸 = 6,12.103 𝑉/𝑚
thẳng đứng, hướng xuống. Lấy 𝑔 = 9,81𝑚/𝑠 2 . Hỏi giọt dầu mang điện tích âm hay dương? Tính
điện tích này. (ĐS:𝑞 = −3,21.10−18 𝐶

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 11


D.Trắc nghiệm.
Câu 1. Câu phát biểu nào sau đây chưa đúng?
A. Qua mỗi điểm trong điện trường chỉ vẽ được một đường sức.
B. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.
C. Đường sức của điện trường bao giờ cũng là đường thẳng.
D. Đường sức của điện trường tĩnh không khép kín.
Câu 2. Cho một hình thoi tâm O, cường độ điện trường tại O triệt tiêu khi tại bốn đỉnh của hình
thoi đặt
A. các điện tích cùng độ lớn.
B. các điện tích ở các đỉnh kề nhau khác dấu nhau.
C. các điện tích ở các đỉnh đối diện nhau cùng dấu và cùng độ lớn.
D. các điện tích cùng dấu.
Câu 3: Đặt hai điện tích tại hai điểm A và B. Để cường độ điện trường do hai điện tích gây ra tại
trung điểm I của AB bằng 0 thì hai điện tích này
A. cùng dương. B. cùng âm.
C. cùng độ lớn và cùng dấu. D. cùng độ lớn và trái dấu.
Câu 4 : Gọi F là lực điện mà điện trường có CĐ điện trường E tác dụng lên một điện tích thử q
.nếu tăng q lên gấp đôi thì E và F thay đổi ntn ?
A.Cả E và F đều tăng gấp đôi B.Cả E và F đều không đổi
C.E tăng gấp đôi , F không đổi D.E không đổi , F tăng gấp đôi
Câu 5 ,Đại lương không liên quan đến cường độ điện trường của 1 điện tích điểm Q tại một
điểm
A.Điện tích Q B.Điện tích thử q
C.Khoảng cách r tử Q đến q D.Hằng số điện môi của môi trường 
Câu 6 Đặt một một điện tích âm vào trong điện trường có vector cường độ điện trường E
.Hướng của lực điện tác dụng lên điện tích? 
A.Luôn cùng hướng với E  B.Vuông gốc với E
C.Luôn ngược hướng với E D.Không có trường hợp nào 
Câu 7 . Đặt một một điện tích dương vào trong điện trường có vector cường độ điện trường E
.Hướng của lực điện tác dụng lên điện tích? 
A.Luôn cùng hướng với E  B.Vuông gốc với E
C.Luôn ngược hướng với E D.Không có trường hợp nào
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vector lực
điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường.
D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vector lực
điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.
Câu 9: Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích
sẽ chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường. B. ngược chiều đường sức điện
trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường. D. theo một quỹ đạo bất kỳ.
Câu 10: Đặt một điện tích âm, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích sẽ
chuyển động:
A. dọc theo chiều của đường sức điện trường. B. ngược chiều đường sức điện
trường.
C. vuông góc với đường sức điện trường. D. theo một quỹ đạo bất kỳ.

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 12


Câu 11: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng?
A. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.
B. Các đường sức là các đường cong không kín. C. Các đường sức không bao giờ
cắt nhau.
D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường.
B. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô
cùng.
D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
Câu 13: Công thức xác định cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q < 0, tại một điểm trong
chân không, cách điện tích Q một khoảng r là:
Q Q Q Q
A. E = 9.10 9 B. E = −9.109 C. E = 9.109 D. E = −9.109
r2 r2 r r
Câu 14: Một điện tích đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 (V/m). Lực tác dụng lên điện
tích đó bằng 2.10-4 (N). Độ lớn điện tích đó là:
A. q = 8.10-6 (𝜇C). B. q = 12,5.10-6 (𝜇C). C. q = 1,25.10-3 (C). D. q = 12,5 (𝜇C).
Câu 15: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10 (C), tại một điểm trong chân không
-9

cách điện tích một khoảng 10 (cm) có độ lớn là:


A. E = 0,450 (V/m). B. E = 0,225 (V/m). C. E = 4500 (V/m). D. E = 2250 (V/m).
Câu 16: Ba điện tích q giống hệt nhau được đặt cố định tại ba đỉnh của một tam giác đều có cạnh
a. Độ lớn cường độ điện trường tại tâm của tam giác đó là:
Q Q Q
A. E = 9.109 B. E = 3.9.109 C. E = 9.9.109 D. E = 0.
a2 a2 a2
Câu 17: Cường độ điện trường tạo bởi một điện tích điểm cách nó 2 cm bằng 105 V/m. Tại vị trí
cách điện tích này bằng bao nhiêu thì cường độ điện trường bằng 4.105 V/m?
A. 2 cm. B. 1 cm. C. 4 cm. D. 5 cm.
Câu 18: Cường độ điện trường do điện tích +Q gây ra tại điểm A cách nó một khoảng r có độ
lớn là E. Nếu thay bằng điện tích -2Q và giảm khoảng cách đến A còn một nửa thì cường độ điện
trường tại A có độ lớn là
A. 8E. B. 4E. C. 0,25E. D. E.
Câu 19 .Một điện tích Q >0 gây ra tại A cường độ điện trường 200V/m , đặt tại A điện tích q =
2.10-8C .Lực điện trường tác dụng lên điện tích q
A. 4.10-6 N , hướng ra xa Q B.4.106 N , hướng vào Q
C.4.10-6, Hướng vào Q D. 4.106 N , hướng ra xa Q
Câu 20: Một điện tích q = 5.10 (C) đặt tại điểm A. Xác định cường độ điện trường của q tại
-9

điểm B cách A một khoảng 10cm có độ lớn:


A. 5000V/m B. 4500V/m C. 9000V/m D. 2500V/m
Câu 21: Một điện tích điểm Q = - 2.10 C, đặt tại điểm A trong môi trường có hằng số điện môi
-7

 = 2. Véc tơ cường độ điện trường E do điện tích Q gây ra tại điểm B với AB = 6 cm có
A. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.105 V/m.
B. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 1,5.104 V/m.
C. phương AB, chiều từ B đến A, độ lớn 2,5.105 V/m.
D. phương AB, chiều từ A đến B, độ lớn 2,5.104 V/m.
Câu 22: Đặt 4 điện tích có cùng độ lớn q tại 4 đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a với điện
tích dương tại A và C, điện tích âm tại B và D. Cường độ điện trường tại giao điểm của hai đường
chéo của hình vuông có độ lớn

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 13


4kq 2 4 kq kq 2
A. E = . B. E = . C. E = . D. E = 0.
 .a 2  .a 2  .a 2
Câu 23: Quả cầu nhỏ khối lượng m = 25 g, mang điện tích q = 2,5.10-9 C được treo bởi một sợi
dây không dãn, khối lượng không đáng kể và đặt vào trong một điện trường đều với cường độ

điện trường E có phương nằm ngang và có độ lớn E = 106 V/m. Góc lệch của dây treo so với
phương thẳng đứng là
A. 300. B. 450. C. 600. D. 750.
Câu 24: Hai điện tích điểm q1 = 0,5 (nC) và q2 = - 0,5 (nC) đặt tại hai điểm A, B cách nhau 6
(cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại trung điểm của AB có độ lớn là:
A. 0 (V/m). B. 5000 (V/m). C. 10000 (V/m). D. 20000 (V/m).
Câu 25: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-8 (C) và q2 = - 2.10-8 (C) đặt tại hai điểm A và B cách nhau
một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một
khoảng bằng a có độ lớn là:
A. 2000 (V/m). B.4500 (V/m). C.18000 (V/m). D.9000 (V/m).
Câu 26: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong
chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và
cách đều hai điện tích là:
A. E = 18000 (V/m). B. E = 36000 (V/m). C. E = 1,800 (V/m). D. E = 0 (V/m).
Câu 27: Cho hai ñieän tích ñieåm q1= 36. 10-6C và q2= 4.10-6C ñaët ôû A vaø B trong khoâng
khí,
AB = 100 cm. Tìm ñieåm C maø taïi ñoù cöôøng ñoä ñieän tröôøng baèng khoâng:
A. r1 = CA= 75cm, r2 = CB= 25cm B. r1 = CA= 25cm, r2 = CB= 75cm
C. r1 = CA= 30 cm, r2 = CB= 70cm D. r1 = CA= 70cm, r2 = CB= 30cm
Câu 28: Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC
cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn
là:
A. E = 1,2178.10-3 (V/m). B. E = 0,6089.10-3 (V/m).
C. E = 0,3515.10-3 (V/m). D. E = 0,7031.10-3 (V/m).
Câu 29: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong
chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và
cách q1 5 (cm), cách q2 15 (cm) là:
A. E = 16000 (V/m). B. E = 20000 (V/m). C. E = 1,600 (V/m). D. E =
2,000 (V/m).
Câu 30: Hai điện tích q1 = 5.10-16 (C), q2 = - 5.10-16 (C), đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác
đều ABC cạnh bằng 8 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC
có độ lớn là:
A. E = 1,2178.10-3 (V/m). B. E = 0,6089.10-3 (V/m).
C. E = 0,3515.10-3 (V/m). D. E = 0,7031.10-3 (V/m).
Chuyên đề 3: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN. ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ. TỤ ĐIỆN
A. Lý thuyết.
I.Công của lực điện.
1.Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều.
-Biểu thức: 𝐹 = 𝑞. 𝐸⃗
-Độ lớn: 𝐹 = |𝑞|. 𝐸

-Phương, chiều của véc tơ E : nếu 𝑞 > 0 thì 𝐹 cùng chiều 𝐸⃗ ; nếu 𝑞 < 0 thì 𝐹 ngược chiều
𝐸⃗ .
-Nhận xét: Vector lực không đổi ở mọi vị trí trong một điện trường đều.
2. Công của lực điện trong điện trường đều.

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 14


𝑨𝑴𝑵 = 𝒒. 𝑬. 𝒅
-Với d là hình chiếu đường đi trên phương một đường sức điện. Chiều đường sức điện là
chiều dương.
-Các trường hợp đặc biệt:
+ Nếu 𝛼 < 900 thì cos𝛼 > 0, d >0 => A > 0
+ Nếu 𝛼 > 900 thì cos𝛼 < 0, d <0 => A < 0
-Tổng quát: Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường
đều từ M đến N là 𝐴𝑀𝑁 = 𝑞. 𝐸. 𝑑, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc
vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.
- Đoạn d được gọi là độ dài đại số hình chiếu của đường đi lên trên một đường sức.
→ Trường tĩnh điện (Điện trường) là một trường thế.
3.Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì.
-Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì không phụ
thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
-Nếu đường dịch chuyển vật mang điện dịch chuyển một đường khép kín (điểm đầu trùng
điểm cuối) thì lực điện không sinh công
4. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường.
-Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà
lực điện trường tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong
điện trường.
𝐴𝑀𝑁 = 𝑊𝑀 − 𝑊𝑁
II. Điện thế.
-Điện thế là đại lượng đặc trưng khả năng dự trữ năng lượng của điện trường . Tại một điểm
M trong điện trường gây ra bởi một điện tích Q và cách Q một khoảng r, điện thế được xác định
bằng công thức:
𝐴𝑀∞ 𝑘.𝑄
𝑉𝑀 = =
𝑞 𝜀.𝑟
1𝐽
-Đơn vị điện thế là vôn (V): 1𝑉 =
1𝐶
-Điện thế là đại lượng đại số. Thường chọn điện thế ở mặt đất hoặc một điểm ở vô cực làm mốc
(bằng 0).
-Với q > 0, nếu 𝐴𝑀∞ > 0 thì VM > 0; nếu 𝐴𝑀∞ < 0 thì VM < 0.
- Thế năng của một điện tích q đặt một điểm có điện thế V trong điện trường được tính bằng công
thức:
𝐸𝑡 = 𝑞. 𝑉
IV.Hiệu điện thế.
-Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh
công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng
thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển của q từ M đến N
và độ lớn của q.
𝐴𝑀𝑁
𝑈𝑀𝑁 = 𝑉𝑀 − 𝑉𝑁 =
𝑞

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 15


-Đơn vị hiệu điện thế là V (Vôn).

𝐴𝑀𝑁
-Hiệu điện thế: 𝑈𝑀𝑁 = = 𝐸𝑑
𝑞
𝑈𝑀𝑁 𝑈
→Cường độ điện trường:𝐸 = =
𝑑 𝑑
V.Tụ điện.
1.Định nghĩa và đặc điểm.
-Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và cách nhau một lớp điện môi.
-Tụ điện dùng để tích điện.
-Tụ điện phẳng có cấu tạo gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn
cách nhau bằng một lớp điện môi (không khí, giấy, . . .). Hai bản kim loại này gọi là hai bản của
tụ điện.
- Tụ điện có một bản dương và một bản âm.
C
-Kí hiệu tụ điện trong mạch điện:
2.Điện dung của tụ điện.
-Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một
hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện
thế giữa hai bản của nó.
𝑄
-Điện dung kí hiệu là C: 𝐶 = hay 𝑄 = 𝐶𝑈.
𝑈
-Đơn vị của điện dung là Fara (F).
-Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt giữa hai bản của nó hiệu điện thế 1V thì nó
tích được điện tích 1C.
-Thường sử dụng các đơn vị sau: microfara (µF); nanofara (nF); picofara (pF).
1𝜇𝐹 = 10−6 𝐹; 1𝑛𝐹 = 10−9 𝐹; 1𝑝𝐹 = 10−12 𝐹
- Đối với một tụ điện gồm hai bản vật dẫn đặt cách nhau một khoảng d trong điện môi 𝜀 và
có điện tích mặt đối diện là S, điện dung của tụ đó là:
𝜀𝑆 𝜀. 𝜀0 . 𝑆
𝐶= =
4𝑘𝜋. 𝑑 𝑑
1
- Với: 𝜀0 =
4𝑘𝜋
- Lưu ý: Điện dung của tụ điện chỉ phụ thuộc cấu tạo của tụ điện (d, 𝜀,S). Nói khác đi, nó không
phụ thuộc hiệu điện thế và điện tích đang được tích trên tụ.
3.Năng lượng của điện trường trong tụ điện.
-Khi tụ điện tích điện thì điện trường trong tụ điện sẽ dự trữ một năng lượng. Đó là năng
lượng điện trường.
-Người ta chứng minh được công thức tính năng lượng điện trường trong tụ điện:
1 1 𝑄2 1
𝑊 = 𝑄. 𝑈 = = 𝐶𝑈 2
2 2 𝐶 2
4. Mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện:
- Trong không gian giữa hai bản tụ điện có điện trường nên có thể nói, năng lượng của tụ điện là
năng lượng điện trường bên trong nó, do đó mỗi đơn vị thể tích trong điện trường sẽ dự trữ một
lượng năng lượng, người ta gọi năng lượng tồn tại trong một đơn vị thể tích điện môi đặt trong
điện trường là mật độ năng lượng điện trường . Gọi V=S.d là thể tích vùng điện môi giữa hai
bản tụ thì mật độ năng lượng điện trường được xác định theo công thức:

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 16


𝐶𝑈 2
𝑤=
𝑆. 𝑑
- Đối với tụ phẳng:C
𝜀𝐸 2
𝑤=
8𝜋𝑘
B. Vấn đề tính toán.
1. Điện thế - Hiệu điện thế.
𝑘𝑄
- Điện thế gây ra bởi một điện tích điểm tích điện Q tại điểm cách Q đoạn r : 𝑉 =
𝜀𝑟
- Hiệu điện thế: UAB = VA – VB (Với mọi điện trường) = E.AB (Với điện trường đều)
- Quy tắc xen điện thế: UAB = VA – VB = VA – VB + VC – VC = (VA – VC )+ (VC – VB) = UAC + UCB
2. Chuyển động của điện tích trong điện trường.
- Phương trình chuyển động: x = v0.t + ½ .a.t2
- Định luật II Newton: ∑ ⃗⃗⃗
𝐹 = 𝑚𝑎 ⃗⃗⃗
1
- Định lý động năng: 𝑚. (𝑣 − 𝑣02 ) = ∑ 𝐴ngoại lực
2
2
3. Bài toán bộ tụ.
- Các tụ mắc song song: 𝐶bộ = ∑ 𝐶thành phần
1 1
- Các tụ mắc nối tiếp: =∑
𝐶bộ 𝐶thành phần
- Khi tháo một tụ ra khỏi mạch điện, điện tích trên tụ giữ nguyên (trừ khi cho tụ phóng điện tỏa
nhiệt).
4. Tụ xoay.
- Nguyên tắc: Điện dung tỉ lệ theo hàm bậc nhất với góc xoay, góc xoay biến thiên từ 0 đến 1800.
𝐶 = 𝐴. 𝛼 + 𝐵 (𝐴, 𝐵 là các hằng số)
𝐶𝑚𝑎𝑥 − 𝐶𝑚𝑖𝑛
𝐶𝛼 = 𝛼
1800
C.Trắc nghiệm.
Câu 1: Công thức xác định công của lực) điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện
trường đều E là A = qEd, trong đó d là:
A. khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối.
B. khoảng cách giữa hình chiếu điểm đầu và hình chiếu điểm cuối lên một đường sức.
C. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường
sức, tính theo chiều đường sức điện.
D. độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường
sức.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào dạng đường đi của
điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đoạn đường đi trong điện
trường.
B. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh
công của điện trường làm dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó.
C. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường tác
dụng lực mạnh hay yếu khi đặt điện tích thử tại hai điểm đó.
D. Điện trường tĩnh là một trường thế.

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 17


Câu 3: Mối liên hệ giữa hiệu điện thế UMN và hiệu điện thế UNM là:
1 1
A. UMN = UNM. B. UMN = - UNM. C. UMN = . D. UMN = − .
𝑈NM 𝑈NM
Câu 4: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E,
hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?
A. UMN = VM – VN. B. UMN = E.d C. AMN = q.UMN D. E = UMN.d
Câu 5: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi
công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
A. A > 0 nếu q > 0.
B. A > 0 nếu q < 0.
C. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.
D. A = 0 trong mọi trường hợp.
Câu 6:Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 (cm) và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn
làm cho điện tích q = 5.10-10 (C) di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10-9
(J). Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường
sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là:
A. E = 2 (V/m). B. E = 40 (V/m). C. E = 200 (V/m). D. E = 400
(V/m).
Câu 7: Một êlectron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều. Cường độ điện
trường E = 100 (V/m). Vận tốc ban đầu của êlectron bằng 300 (km/s). Khối lượng của êlectron là
m = 9,1.10-31 (kg). Từ lúc bắt đầu chuyển động đến lúc vận tốc của êlectron bằng không thì
êlectron chuyển động được quãng đường là:
A. S = 5,12 (mm). B. S = 2,56 (mm). C. S = 5,12.10-3 (mm). D. S = 2,56.10-3
(mm).
Câu 8: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch
chuyển điện tích q = - 1 (μC) từ M đến N là:
A. A = - 1 (μJ). B. A = + 1 (μJ). C. A = - 1 (J). D. A = + 1 (J).
Câu 9: Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 (kg), mang điện tích 4,8.10-18 (C), nằm lơ lửng
giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng 2 (cm).
Lấy g = 10 (m/s2). Hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại đó là:
A. U = 255,0 (V). B. U = 127,5 (V). C. U = 63,75 (V). D. U = 734,4 (V).
Câu 10: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U
= 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó là
A. q = 2.10-4 (C). B. q = 2.10-4 (μC). C. q = 5.10-4 (C). D. q = 5.10-4 (μC).
Câu 11: Một điện tích q = 1 (μC) di chuyển từ điểm A đến điểm B trong điện trường, nó thu
được một năng lượng W = 0,2 (mJ). Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B là:
A. U = 0,20 (V). B. U = 0,20 (mV). C. U = 200 (kV). D. U = 200 (V).
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau. Mỗi vật đó
gọi là một bản tụ.
B. Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai tấm kim loại có kích thước lớn đặt đối diện
với nhau.
C. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được
đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
D. Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi
của tụ điện đã bị đánh thủng.

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 18


Câu 13: Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào:
A. Hình dạng, kích thước của hai bản tụ. B. Khoảng cách giữa hai bản tụ.
C. Bản chất của hai bản tụ. D. Chất điện môi giữa hai bản tụ.
Câu 15: Một tụ điện có điện dung 500 (pF) được mắc vào hiệu điện thế 100 (V). Điện tích của tụ
điện là:
A. q = 5.104 (μC). B. q = 5.104 (nC). C. q = 5.10-2 (μC). D. q = 5.10-4 (C).
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hoá năng.
B. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.
C. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.
D. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường
trong tụ điện.
Câu 17: Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q.
Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?
1 𝑄2 1 𝑈2 1 1
A. W = B. W = C. W = 𝐶𝑈 2 D. W = 𝑄𝑈
2 𝐶 2 𝐶 2 2
Câu 18: Một tụ điện có điện dung C = 6 (μF) được mắc vào nguồn điện 100 (V). Sau khi ngắt tụ
điện khỏi nguồn, do có quá trình phóng điện qua lớp điện môi nên tụ điện mất dần điện tích.
Nhiệt lượng toả ra trong lớp điện môi kể từ khi bắt đầu ngắt tụ điện khỏi nguồn điện đến khi tụ
phóng hết điện là:
A. 0,3 (mJ). B. 30 (kJ). C. 30 (mJ). D. 3.104 (J).
Chuyên đề 4: VẬT DẪN VÀ ĐIỆN MÔI TRONG ĐIỆN TRƯỜNG
A. Lý thuyết.
I. Vật dẫn trong điện trường.
- Khi một vật dẫn tích điện được đặt một thời gian trong điện trường, nó ở trạng thái cân
bằng tĩnh điện. Khi đó, các hạt mang điện tự do trong vật dẫn nằm cân bằng và vật dẫn có
một số đặc điểm:
+ Cường độ điện trường bên trong vật dẫn bằng không: Thỏa mãn điều kiện này, bên trong vật
dẫn sẽ không tồn tại dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện (không có dòng điện)
hay vật là một vật đẳng thế.
+ Thành phần tiếp tuyến của vector cường độ điện trường bên ngoài vật dẫn bằng không (Tại
mọi điểm bên ngoài vật dẫn, vector cường độ điện trường và các đường sức điện trường có
phương vuông góc với bề mặt vật dẫn)
+ Điện tích chỉ nằm ở bề mặt vật dẫn, chúng tập trung ở những mũi nhọn và thưa hơn ở những
mặt phẳng, tại những chỗ lõm trên bề mặt vật dẫn hầu như không có điện tích.
II. Điện môi trong điện trường.
- Những nguyên tử của một chất điện môi thường có độ âm điện rất lớn, và do đó khả năng
giữ các electrong nằm trong nguyên tử mạnh mẽ hơn ở vật dẫn làm cho mật độ electron tự
do trong lòng một tấm điện môi rất thấp. Khi đặt một tấm điện môi vào trong điện trường,
thì thanh đó sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng, khi đó diễn ra sự phân bố lại các điện tích làm
xuất hiện một điện trường phụ ⃗⃗⃗⃗𝐸0 trong lòng tấm điện môi, người ta gọi đây là hiện tượng
phân cực điện môi, khi bị phân cực, các phân tử điện môi bị kéo dãn ra một chút. Lúc này,
vector cường độ điện trường bên trong điện môi được xác định theo nguyên lý chồng chập
điện trường: 𝐸⃗𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 = 𝐸⃗𝑛𝑔𝑜à𝑖 + ⃗⃗⃗⃗
𝐸0
B. Trắc nghiệm:
Câu 1: Phát biểu nào sau đây đối với vật dẫn cân bằng điện là không đúng?
A. Cường độ điện trường trong vật dẫn bằng không.

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 19


B. Vector cường độ điện trường ở bề mặt vật dẫn luôn vuông góc với bề mặt vật dẫn.
C. Điện tích của vật dẫn chỉ phân bố trên bề mặt vật dẫn.
D. Điện tích của vật dẫn luôn phân bố đều trên bề mặt vật dẫn.
Câu 2: Giả sử người ta làm cho một số êlectron tự do từ một miếng sắt vẫn trung hoà điện di
chuyển sang vật khác. Khi đó
A. Bề mặt miếng sắt vẫn trung hoà điện. B. Bề mặt miếng sắt nhiễm điện dương.
C. Bề mặt miếng sắt nhiễm điện âm. D. Trong lòng miếng sắt nhiễm điện dương.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khi đưa một vật nhiễm điện dương lại gần một quả cầu bấc (điện môi) thì quả cầu bấc bị hút
về phía vật nhiễm điện dương.
B. Khi đưa một vật nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc (điện môi) thì quả cầu bấc bị hút về
phía vật nhiễm điện âm.
C. Khi đưa một vật nhiễm điện âm lại gần một quả cầu bấc (điện môi) thì quả cầu bấc bị đẩy ra xa
vật nhiễm điện âm.
D. Khi đưa một vật nhiễm điện lại gần một quả cầu bấc (điện môi) thì quả cầu bấc bị hút về phía
vật nhiễm điện.
Câu 4: Một quả cầu nhôm rỗng được nhiễm điện thì điện tích của quả cầu
A. Chỉ phân bố ở mặt trong của quả cầu.
B. Chỉ phân bố ở mặt ngoài của quả cầu.
C. Phân bố cả ở mặt trong và mặt ngoài của quả cầu.
D. Phân bố ở mặt trong nếu quả cầu nhiễm điện dương, ở mặt ngoài nếu quả cầu nhiễm điện âm.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một vật dẫn nhiễm điện dương thì điện tích luôn luôn được phân bố đều trên bề mặt vật dẫn.
B. Một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì vector cường độ điện trường tại điểm bất ḱ bên
trong quả cầu có hướng về tâm quả cầu.
C. Vector cường độ điện trường tại một điểm bên ngoài vật nhiễm điện luôn có phương vuông góc với
mặt vật đó.
D. Điện tích ở mặt ngoài của một quả cầu kim loại nhiễm điện được phân bố như nhau ở mọi
điểm.
Câu 6: Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu
đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì
A. Điện tích của hai quả cầu bằng nhau.
B. Điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng.
C. Điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc.
D. Hai quả cầu đều trở thành trung hoà điện.
Câu 7: Đưa một cái đũa nhiễm điện lại gần những mẩu giấy nhỏ, ta thấy mẩu giấy bị hút về phía
đũa. Sau khi chạm vào đũa thì:
A. Mẩu giấy càng bị hút chặt vào đũa.
B. Mẩu giấy bị nhiễm điện tích trái dấu với đũa.
C. Mẩu giấy bị trở lên trung hoà điện nên bị đũa đẩy ra.
D. Mẩu giấy lại bị đẩy ra khỏi đũa do nhiễm điện cùng dấu với đũa.

Đoàn Việt Tuyến | Vật lý 11 | Điện tích – Điện trường 20

You might also like