You are on page 1of 16

PHẠM TRUNG – ĐTVT.

01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)


TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

TÀI LIỆU ÔN TẬP HỌC PHẦN VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG 2


CHƯƠNG 1: Điện trường tĩnh

1. Khái niệm điện trường: Điện trường là khoảng không gian bao quanh các điện tích
điểm, thông qua đó các tương tác hay các lực tĩnh điện giữa các điện tích điểm được
xác định.
2. Định luật coulomb:
- Phát biểu: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương nằm trên đường
thẳng nối hai điện tích điểm, có chiều như hình minh họa bên dưới ( hai điện
tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích trái dấu thì hút nhau), có độ lớn tỉ lệ
thuận với tích số độ lớn của hai điện tích điểm và tỉ lệ nghịch với bình phương
khoảng cách giữa hai điện tích điểm đó.
(Vẽ hình minh họa)
( Viết biểu thức dưới dạng vecto).

3. Cường độ điện trường: Xét một điện tích thử q0 trong điện trường( điện tích thử là
một điện tích đủ nhỏ sao cho nó không ảnh hưởng đến điện trường mà ta đang xét).
𝐹⃗
Điện tích này bị tác dụng một lực 𝐹⃗ , người ta thấy tỉ số là hằng số, không phụ
𝑞0
thuộc vào q0 mà chỉ phụ thuộc vị trí của q0 trong điện trường.
Tổng quát ta có, vecto cường độ điện trường tại một điểm là một đại lượng có
trị vecto bằng lực tác dụng của điện trường lên một đơn vị điện tích dương đặt tại
đó.
Độ lớn của vecto cường độ điện trường là cường độ điện trường.
(viết biểu thức vecto và giải thích đại lượng).
4. Lưỡng cực điện: Lưỡng cực điện là một hệ hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau
nhưng trái dấu nhau (+q và -q), cách nhau một đoạn l rất nhỏ so với khoảng cách
từ lưỡng cực điện tới những điểm đang xét của trường
Để đặc trưng cho tính chất điện của lưỡng cực điện người ta đưa ra đại lượng
vecto momen lưỡng cực điện hay momen điện, kí hiệu là ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑃𝑒, theo định nghĩa thì ta
có:
𝑃𝑒 = 𝑞. 𝑙⃗
⃗⃗⃗⃗⃗
Trong đó 𝑙⃗ là vecto hướng từ -q đến +q có độ dài bằng khoảng cách l giữa 2 điện
tích điểm.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

5. Điện cảm: Để đảm bảo tính liên tục của điện trường, người ta dùng một đại lượng
⃗⃗ .
vật lý không phụ thuộc vào tính chất của môi trường đó là véc tơ cảm ứng điện 𝐷
Trong trường hợp môi trường đồng nhất, người ta định nghĩa như sau:
⃗⃗ = 𝜀𝜀0 𝐸⃗⃗ .
𝐷
(Viết công thức khai triển của D, giải thích đại lượng)
6. Định nghĩa điện thông: Thông lượng véc tơ cảm ứng điện gửi qua một thiết diện có
trị số tỉ lệ thuận với số đường sức cắt vuông góc với thiết diện đó
(Vẽ hình, viết công thức dưới cả 2 dạng bình thường và vi phân)
7. Định lý O-G: Điện thông gửi qua một mặt kín bằng tổng đại số các điện tích chứa
trong mặt kín ấy.
(Viết công thức, giải thích, lưu ý chứng minh định luật gauss cho 2 trường hợp
điện tích nằm ngoài và nằm trong mặt kín trong giáo trình).
8. Xây dựng mối liên hệ giữa điện trường và điện thế : Do ko cài mathtype nên đánh
máy phần này hơi ngại, mọi người học trong trang 54, 55 hộ mình. Nhớ ko được
quên đưa ra công thức
⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑉
𝐸⃗⃗ = −𝑔𝑟𝑎𝑑
9. Điện thế, thế năng tĩnh điện, công của lực điện:
+ Thế năng: Đối với trường thế, thì công của lực trong trường sẽ bằng độ giảm thế
năng. Tức là
𝑞.𝑞0 𝑞.𝑞0
𝐴𝑀𝑁 = 𝑊𝑎 − 𝑊𝑏 = −
4𝜋𝜀𝜀0 𝑟𝑎 4𝜋𝜀𝜀0 𝑟𝑏

Từ đó ta có thể suy ra biểu thức thế năng của điện tích q0 đặt trong điện trường gây
bởi điện tích q và cách q một đoạn r là:
𝑞.𝑞0
𝑊= +𝐶
4𝜋𝜀𝜀0 𝑟

Trong đó C là hằng số tùy ý, W còn gọi là thế năng tương tác của hệ điện tích q và
q0. Người ta thường quy ước C bằng 0.
Vậy: Thế năng của điện tích điểm q0 tại một điểm trong điện trường là đại lượng
có giá trị bằng công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển điện tích đó từ điểm
đang xét ra xa vô cùng
𝑞.𝑞0
Khi đó 𝑊 =
4𝜋𝜀𝜀0 𝑟

𝑊
+ Điện thế: Ta có nhận xét tỉ số không phụ thuộc vào độ lớn của điện tích q0 mà
𝑞0
chỉ phụ thuộc vào các điện tích gây ra điện trường và vào vị trí của điểm đang xét

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

trong điện trường. Vì vậy ta có thể dùng tỉ số đó để đặc trưng cho điện trường tại
điểm đang xét. Theo định nghĩa tỉ số:
𝑊
𝑉=
𝑞0

Được gọi là điện thế của điện trường tại điểm đang xét.
Điện thế của điện trường gây ra bởi một điện tích điểm q tại điểm cách nó một đoạn
r:
𝑞
𝑉=
4𝜋𝜀𝜀0 𝑟

Điện thế của điện trường gây ra bởi một hệ điện tích q1, q2,….qi, tại điểm nào đó
trong điện trường:
𝑞𝑖
𝑉 = ∑𝑛𝑖=1 𝑉𝑖 = ∑𝑛𝑖=1
4𝜋𝜀0 𝜀𝑟𝑖

Điện thế tại một điểm M trong điên trường bất kì có biểu thức:

𝑉𝑀 = ∫𝑀 𝐸⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑𝑠

=>𝐴𝑀𝑁 = 𝑊𝑀 − 𝑊𝑁 = 𝑞0(𝑉𝑀 − 𝑉𝑁 )
Vậy công lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển điện tích điểm q0 từ điểm M tới điểm
N trong điện trường bằng tich số của q0 với hiệu điện thế giữa M và N.
+ Ý nghĩa hiệu điện thế và điện thế:
Ý nghĩa hiệu điện thế: Hiệu điện thế giữa 2 điểm M và N trong điện trường
là một đại lượng về trị số bằng công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển một
điện tích dương từ M đến N.
Ý nghĩa của điện thế: Điện thế tại một điểm trong điện trường là một đại
lượng vật lý về trị số bằng công của lực tĩnh điện trong sự dịch chuyển một đơn vị
điện tích dương từ điểm đó ra xa vo cùng.

CHƯƠNG 2: VẬT DẪN


1. Khái niệm vật dẫn:
- Vật dẫn là những có sẵn những điện tích tự do mà có thể dễ dàng di chuyển
từ nguyên tử này sang nguyên tử khác => quá trình tái phân bố điện tích trên
toàn bề mặt khi bị nhiễm điện.
- Sắp xếp độ dẫn giảm dần: vật dẫn, chất bán dẫn, điện môi.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

- Đối với vật dẫn cân bằng thì điện tích tự do là các electron hóa trị do có liên
kết yếu với hạt nhân nguyên tử nên dễ bị tác ra khỏi nguyên tử trở thành các
điện tích tự do.
- Vật dẫn cân bằng tĩnh điện là vật dẫn có các điện tích tự do ở trạng thái cân
bằng (đứng yên).
2. Điều kiện cân bằng tĩnh điện của vật dẫn:
- Véc tơ cường độ điện trường tại mọi điểm bên trong vật dẫn đều phải
bằng 0:
⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝐸𝑡𝑟 = 0
- Thành phần tiếp tuyến ⃗⃗⃗⃗
𝐸𝑡 của véc tơ cường độ điện trường tại mọi điểm
trên mặt vật dẫn phải bằng không. Nói cách khác, tại mọi điểm trên bề
mặt vật dẫn vecto cường độ điện trường phải vuông góc với bề mặt vật
dẫn:
⃗⃗⃗⃗
𝐸𝑡 = 0, 𝐸⃗⃗ = ⃗⃗⃗⃗⃗
𝐸𝑛

3. Tính chất của vật dẫn cân bằng tĩnh điện:


- Vật dẫn là một khối đẳng thế:
+ Xét 2 điểm M, N bất kì trên vật dẫn, hiệu điện thế giữa 2 điểm đó được
xác định:
𝑁 𝑁
𝑉𝑀 − 𝑉𝑁 = ∫𝑀 𝐸⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑𝑠 = ∫𝑀 𝐸𝑡 𝑑𝑠
+ Với 𝐸𝑡 là hình chiều của E lên phương chuyển rời 𝑑𝑠⃗⃗⃗⃗⃗
+ Do bên trong vật dẫn E=0, do đó điện thế mọi điểm nằm trong vật dẫn
đều bằng nhau. Tương tự, trên bề mặt vật dẫn thì thành phần tiếp tuyến
của vecto cường độ điện trường lại bằng 0 do đó điện thế của mọi điểm
trên bề mặt vật dẫn đều bằng nhau. Do tính liên tục nên điện thế tại một
điểm sát mặt vật dẫn sẽ bằng điện thế một điểm trên mặt vật dẫn.

+ Vậy: Điện thế tại mọi điểm của vật dẫn đều bằng nhau. Nói cách khác:
Vật dẫn cân bằng tĩnh điện là một khối đẳng thế, mặt vật dẫn là một mặt
đẳng thế.
- Điện tích của vật dẫn chỉ phân bố trên bề mặt:
+ Lấy mặt kín bất kì bên trong vật dẫn làm mặt Gauss. Theo định lý O-G
ta có:
∑ 𝑞𝑖 = ∫ 𝐷 ⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑𝑆 = 0 (Do bên trong vật dẫn E=0 nên D=0)
(𝑆)
+ Do đó khi ta truyền cho vật một lượng điện tích Q thì điện tích này sẽ
chuyển ra bề mặt vật dẫn và chỉ được phân bố trên bề mặt vật dẫn.
- Sự phân bố điện tích trên bề mặt vật dẫn phụ thuộc vào hình dạng của bề
mặt vật dẫn

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

+ Điện tích tập trung chủ yếu ở các bề mặt lồi hoặc mũi nhọn
+ Không có hoặc rất ít điện tích xuất hiện ở các hốc hay các bề mặt lõm
4. Điện hưởng và phân loại điện hưởng:
- Hiện tượng các điện tích cảm ứng xuất hiện ở bề mặt vật dẫn (lúc đầu
không mang điện) khi đặt trong điện trường ngoài được gọi là hiện tượng
điện hưởng.
+ Điện hưởng toàn phần: Toàn bộ đường cảm ứng điện của điện trường
ngoài đều tới tận cùng trên vật dẫn.
+ Điện hưởng một phần: Chỉ một phần đường cảm ứng điện của điện
trường ngoài tới tận cùng trên bề mặt vật dẫn, phần còn lại đi ra vô cùng.
(Vẽ hình minh họa cho 2 trường hợp).
5. Khái niệm 2 phần tử tương ứng và định lý các phần tử tương ứng:
- Xét vật A mang điện và tạo ra một điện trường tĩnh, đặt vật dẫn cân bằng
tĩnh điện B trong điện trường đó.
- Xét tập hợp đường cảm ứng điện tựa trên chu vi của một phần tử diện tích
∆𝑆 trên vật mang điện A. Giả sử tập hợp đường cảm ứng điện này tới tận
cùng trên chu vi của 1 phần tử diện tích ∆𝑆′ nằm trên vật dẫn B. Cách
chọn 2 phần tử diện tích như trên cho ta 2 phần tử tương ứng.
- Định lý các phần tử tương ứng: Điện tích trên các phần tử tương ứng có
độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu.
(Phần chứng minh xem giáo trình trang 68).
6. Điện dung vật dẫn, điện dung của quả cầu tích điện cô lập:
- Điện dung của một vật dẫn cô lập là một đại lượng về giá trị bằng điện
tích cần truyền cho vật dẫn để điện thế của vật tăng lên một đơn vị điện
thế.
- Đơn vị của điện dung là Fara(F).
- Xét quả cầu kim loại bán kính R, đặt trong môi trường đồng nhất có hằng
số điện môi 𝜀, gọi Q là điện tích của quả cầu. Theo tính chất vật dẫn cân
bằng tĩnh điện thì Q phân bố trên bề mặt quả cầu. Do đó điện thế quả cầu
là:
𝑄
𝑉=
4𝜋𝜀𝜀0 𝑅
𝑄
+ Suy ra điện dung của quả cầu là: 𝐶 = = 4𝜋𝜀0 𝜀𝑅
𝑉

7. Tụ điện, năng lượng vật dẫn cô lập, mật độ năng lượng điện trường:
- Tụ điện là hệ gồm 2 vật dẫn ở điều kiện điện hưởng toàn phần, mỗi vật
dẫn là một bản cực của tụ và có điện tích là +Q và -Q, điện thế là +V và
-V.
- Năng lượng điện trường của một vật dẫn cô lập tích điện:

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

+ Chia vật dẫn thành các phần tử dq, ta có năng lượng điện trường của
vật dẫn có được là:
1
𝑊 = ∫ 𝑉𝑑𝑞
2
+ Do vật dẫn cân bằng tĩnh điện nên V=const, nên ta có:
1
𝑊 = 𝑉 ∫ 𝑑𝑞
2
1
+ Xét trên toàn bộ vật thể thì ∫ 𝑑𝑞 = 𝑞 𝑛ê𝑛 𝑊 = 𝑞𝑉
2
1 1 2 1 𝑞2
Hay 𝑊 = 𝑞𝑉 = 𝐶𝑈 =
2 2 2 𝐶
- Mật độ năng lượng điện trường:
+ Năng lượng định xứ trong một đơn vị thể tích của không gian điện
trường được gọi là mật độ năng lượng điện trường:
𝑊
𝑤𝑒 =
∆𝑉
1 2 1 𝜀𝜀 𝑆 1
+ Ta có: 𝑊 = 𝐶𝑈 = ( 0 ) 𝑈2 = 𝜀𝜀0 𝐸 2 𝑆𝑑
2 2 𝑑 2
∆𝑉 = 𝑆𝑑
1
+ Thay vào ta có: 𝑤𝑒 = 𝜀𝜀0 𝐸 2
2
+ Năng lượng điện trường định xứ trong một thê tích hữu hạn V là:
𝑊 = ∫𝑉 𝑤𝑒 𝑑𝑉

CHƯƠNG 3: Điện Môi


1. Hiện tượng phân cực điện môi và phân loại các chất điện môi:
- Xét điện trường của một vật mang điện A. Đưa một thanh điện môi đồng
chất và đẳng hướng vào điện trưởng trên, thì trên các mặt giới hạn của
thanh điện môi sẽ xuất hiện các điện tích trái dấu nhau. Mặt gần với A
được tích điện trái dấu với A, mặt còn lại tích điện cùng dấu với A.
- Như vậy hiện tượng xuất hiện các điện tích trái dấu ở 2 đầu của thanh
điện mội khi đưa thanh điện môi này vào điện trường ngoài được gọi là
hiện tượng phân cực điện môi.
- Điện tích xuất hiện ở các mặt giới hạn được gọi là điện tích liên kết.
- Điện môi gồm 2 loại là điện môi phân cực và điện môi không phân cực:
+ Điện môi phân cực là điện môi cấu tạo từ các phần tử tự phân cực.
+ Điện môi không phân cực là điện môi cấu tạo từ các phần tử không tự
phân cực.
2. Véc tơ phân cực điện môi:
- Giả sử trong thể tích ∆𝑉 của khối điện môi đồng chất có n phân tử điện
𝑝𝑒𝑖 là véc tơ momen điện của phân tử thứ i.
môi, gội ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

- Véc tơ phân cực điện môi được định nghĩa là một đai lượng đo bằng tổng
momen điện của các phân tử có trong một đơn vị thể tích của khối điện
môi
∑𝑛𝑖=1 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑝𝑒𝑖
⃗⃗⃗⃗
𝑃𝑒 =
∆𝑉
- Đối với điện môi không phân cực thì mọi phần tử đều có momen điện là
𝑝𝑒 khi đó ta có:
⃗⃗⃗⃗⃗
𝑛. ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑝𝑒
⃗⃗⃗⃗
𝑃𝑒 = = 𝑛0 ⃗⃗⃗⃗⃗
𝑝𝑒
∆𝑉
Trong đó: 𝑛0 = 𝑛/∆𝑉 là mật độ phân tử trong khối điện môi. Gọi 𝐸⃗⃗ là
-
véc tơ cường độ điện trường tổng hợp trong chất điện môi ta có:
⃗⃗⃗⃗ 𝑝𝑒 = 𝑛0 𝜀0 𝛼𝐸⃗⃗ = 𝜀0 𝑋𝑒 𝐸⃗⃗
𝑃𝑒 = 𝑛0 ⃗⃗⃗⃗⃗
Với 𝑋𝑒 = 𝑛0 𝛼 là hệ số phân cực của một đơn vị thể tích
điện môi.
3. Liên hệ giữa véc tơ phân cực điện môi và mật độ điện tích liên kết bề mặt:
- Xét một khối điện môi hình trụ xiên, có đường sinh song song với véc tơ
cường độ điện trường tổng hợp trong khối điện môi, có diện tích đáy ∆𝑆,
chiều dài L, 𝛼 = (𝐸⃗⃗ ; 𝑛⃗⃗) −𝜎 ′ 𝑣à + 𝜎 ′ là mật độ điện tích liên kết trên 2
đáy.
- Ta coi khối điện môi này như 1 lưỡng cực điện tạo bởi các điện tích liên
kết ở 2 đầu, nằm cách nhau 1 đoạn L, thì độ lớn momen điện sẽ là 𝜎 ′ . ∆𝑆. 𝐿
- Vậy véc tơ phân cực điện môi là:
∑𝑛 |𝑝
⃗⃗⃗⃗⃗⃗|
𝑃𝑒 = |𝑃⃗⃗⃗⃗𝑒 | = 𝑖=1 𝑒𝑖
∆𝑉
- Trong đó: ∑𝑛𝑖=1 |𝑝 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗|
𝑒𝑖 = 𝜎 ′
. ∆𝑆. 𝐿 và thể tích khối trụ xiên là ∆𝑉 =
∆𝑆. 𝐿. 𝑐𝑜𝑠𝛼
- Do đó ta có:
𝜎 ′ . ∆𝑆. 𝐿 𝜎′
𝑃𝑒 = =
∆𝑆. 𝐿. 𝑐𝑜𝑠𝛼 𝑐𝑜𝑠𝛼
Suy ra: 𝜎 ′ = 𝑃𝑒 . 𝑐𝑜𝑠𝛼 = 𝑃𝑒𝑛
Với 𝑃𝑒𝑛 là hình chiếu véc tơ phân cực điện môi lên
phương pháp tuyến.
- Vậy: Mật độ điện tích liên kết xuất hiện trên bề mặt giới hạn của khối
điện môi có giá trị bằng hình chiếu của véc tơ phân cực điện môi trên
phương pháp tuyến của mặt giới hạn đó.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

4. Hiệu ứng áp điện:


- Hiệu ứng áp điện thuận: Khi nén hoặc kéo dãn mẫu tinh thể điện môi theo
những phương đặc biệt trong tinh thể thì trên các mặt giới hạn của tinh
thể có xuất hiện những điện tích trái dấu.
+ Hiệu ứng này ứng dụng để biến dao động cơ thành dao động điện.
- Hiệu ứng áp điện nghịch: Nếu ta đặt lên 2 mặt của tinh thể một hiệu điện
thế thì nó sẽ bị dãn hoặc nén. Nếu hiệu điện thế là hiệu điện thế xoay
chiều thì mẫu điện môi sẽ biến dạng( dãn, nén liên tục).
+ Ứng dụng chế tạo các nguồn phát siêu âm.

CHƯƠNG 4: Từ trường
1. Véc tơ mật độ dòng điện J:
- Khái niệm: Véc tơ mật độ dòng điện 𝑗⃗ tại điểm M là một véc tơ có gốc tại
M, có hướng là hướng chuyển động của hạt điện dương đi qua điểm đó
và có giá trị bằng cường độ dòng điện qua một đơn vị diện tích đặt vuông
góc với hướng ấy.
𝑑𝐼
𝑗= (1)
𝑑𝑆𝑛
(Vẽ hình minh họa)
- Xét các điện tích dương chuyển động với vận tốc 𝑣⃗ đi qua một thiết diện
𝑆𝑛 của dây dẫn đặt vuông góc với 𝑣⃗. Trong khoảng thời gian dt thì số điện
tích nằm trong thể tích dV của dây dẫn là:
𝑑𝑄 = 𝑞𝑑𝑛 = 𝑞𝑛0 𝑑𝑉 = 𝑞𝑛0 𝑆𝑛 |𝑣⃗ |𝑑𝑡
- Theo định nghĩa dòng điện ta có:
𝑑𝑄
𝐼= = 𝑞𝑛0 𝑆𝑛 |𝑣⃗|
𝑑𝑡
- Thay vào (1) ta được:
𝑗 = 𝑞𝑛0 |𝑣⃗|
2. Xây dựng định luật Ohm:
- Định luật Ohm dạng thông thường:
(Vẽ hình minh họa)
+ Xét đoạn dây dẫn AB có điện trở suất 𝜌 và dòng điện I chạy qua như
hình vẽ, gọi V1 và V2 lần lượt là điện thế của 2 đầu A và B. Theo thực
nghiệm ta có:
𝑙
𝑉1 − 𝑉2 = 𝑅𝐼 với 𝑅 = 𝜌
𝑆
𝑉1 −𝑉2 𝑈
+ Suy ra: 𝐼 = =
𝑅 𝑅

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

- Dạng vi phân của định luật Ohm


(Vẽ hình minh họa)
+ Xét đoạn dây có chiều dài dl thiết diện ngang dS và điện thế 2 đầu lần
lượt là V và V+dV như hình vẽ.
+ Theo định luật Ohm ta có:
𝑉−(𝑉+𝑑𝑉) −𝑑𝑉 −𝑑𝑉
𝑑𝐼 = = = 𝑑𝑆
𝑅 𝑅 𝜌𝑑𝑙
−𝑑𝑉
+ Thay = 𝐸 𝑡𝑎 𝑐ó:
𝑑𝑙
𝐸 𝑑𝐼 𝐸
𝑑𝐼 = 𝑑𝑆 => =
𝜌 𝑑𝑆 𝜌
𝑑𝐼 𝐸 1
+ Mà 𝐽 = => 𝐽 = hay 𝐽 = 𝜎. 𝐸 với 𝜎 = là độ dẫn điện.
𝑑𝑆 𝜌 𝜌
Vậy 𝐽⃗ = 𝜎𝐸⃗⃗ là dạng vi phân của định luật Ohm ( Phương trình cơ bản của
điện động lực).
- Tại một điểm bất kì trong môi trường có dòng điện chạy qua thì véc tơ
mật độ điện trường luôn tỉ lệ thuận với cường độ điện trường tại điểm
dó.
3. Nguồn điện và sức điện động:
- Nguồn điện: Bản chất là nguồn trường lực, có khả năng đưa các điện
tích dương từ nơi có điện thế thấp đến nơi có điện thế cao, ngược chiều
điện trường thông thường.
+ Trường lực mà có khả năng đưa các điện tích dương di chuyển ngược
chiều điện trường thông thường được gọi là trường lạ.
+ Năng lượng tạo ra nguồn điện: Hóa năng, cơ năng, quang năng, nhiệt
năng…
- Suất điện động: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng có giá trị
bằng công của lực điện trường do nguồn điện tạo ra làm dịch chuyển
một điện tích dương +1 một vòng quanh mạch kín của nguồn đó.
𝐴 𝑑𝐴
𝜉= =
𝑞 𝑑𝑞

+ Gọi 𝐸⃗⃗ 𝑙à 𝑣é𝑐 𝑡ơ 𝑐ườ𝑛𝑔 độ đ𝑖ệ𝑛 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑡ĩ𝑛ℎ 𝑐ò𝑛 ⃗⃗⃗⃗⃗


𝐸 ∗ là véc tơ cường
độ điện trường lạ bên trong nguồn điện ta có

𝐴 = ∮(𝐶) 𝑞(𝐸⃗⃗ + ⃗⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗


𝐸 ∗ )𝑑𝑙
⃗⃗⃗⃗ = 0 do đó:
+ Với điện trường tĩnh thì: ∮(𝐶) 𝐸⃗⃗ 𝑑𝑙
⃗⃗⃗⃗
⃗⃗⃗⃗⃗∗ )𝑑𝑙
𝐴 = ∮(𝐶) 𝑞(𝐸

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

𝐴
+ Từ đó suy ra: 𝜉= 𝐸 ∗ ⃗⃗⃗⃗
= ∮(𝐶) ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝑑𝑙
𝑞
+ Như vậy suất điện động của nguồn điện bằng công của lực lạ trong
quá trình dịch chuyển một điện tích dương +1 một vòng quanh mạch
kín của nguồn đó
4. Định nghĩa từ trường, định luật ampe về tương tác giữa 2 phần tử dòng điện:
- Xuất phát từ thuyết tác dụng xa thì từ trường được định nghĩa là trường
vật lý tồn tại xung quanh các dòng điện và nam châm mà qua đó xuất
hiện các tương tác từ.
- Vì định lý Ampe về tương tác giữa 2 phần tử tương ứng phải vẽ hình nên
mình không minh họa ở đây, sau khi vẽ hình các bạn cần nêu 3 ý chính
của định lý đó là: Phương của lực từ, chiều của lực từ và độ lớn của lực
từ như trang 127 giáo trình.
5. Định nghĩa đường cảm ứng từ, trình bày định luật Bio-xava-Laplace:
- Đường cảm ứng từ là đường cong trong không gian mà tiếp tuyến của
mỗi điểm tại đó trùng với phương của véc tơ cảm ứng từ 𝐵 ⃗⃗. Chiều của
đường cảm ứng từ trùng với chiều véc tơ cảm ứng từ.
- Định luật Bio-Xava-Laplace: Định luật này nói về cảm ứng từ gây ra bởi
⃗⃗⃗⃗ tại điểm M cách phần tử một khoảng r:
phần tử dòng điện 𝑖𝑑𝑙
(Vẽ hình minh họa)
+ Véc tơ cảm ứng từ 𝑑𝐵 ⃗⃗ do phần tử dòng điện 𝑖𝑑𝑙 ⃗⃗⃗⃗⃗ gây ra tại điểm M cách
phần tử một đoạn r được xác định như sau:
+ Có gốc đặt tại điểm M
+ Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa 𝑖𝑑𝑙 ⃗⃗⃗⃗ và điểm M
+ Có chiều sao cho 3 véc tơ ⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗ theo thứ tự này hợp thành một tam
𝑑𝑙 , 𝑟⃗, 𝑑𝐵
diện thuận, có thể xác định chiều của 𝑑𝐵 ⃗⃗ theo quy tắc vặn cái nút chai
hoặc quy tắc nắm bàn tay phải.
+ Độ lớn được xác định theo công thức sau:
𝜇𝜇0 𝐼𝑑𝑙𝑠𝑖𝑛𝜃
𝑑𝐵 =
4𝜋 𝑟2
+ Từ định luật này ta có thể xác định độ lớn của 𝑑𝐹⃗ do phần từ 𝑖𝑑𝑙 ⃗⃗⃗⃗ tác
dụng lên phần tử 𝑖0 𝑑𝑙⃗⃗⃗0 đặt tại điểm M theo quy tắc:
𝑑𝐹⃗ = 𝑖0 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑𝑙0 ^𝑑𝐵 ⃗⃗
6. Định nghĩa từ thông, trình bày định lý O-G trong từ trường:
- Định nghĩa từ thông: Thông lượng véc tơ cảm ứng từ gửi qua một thiết
diện có trị số tỉ lệ với số đường sức cắt vuông góc với thiết diện đó
∅=𝐵 ⃗⃗𝑆⃗.
+ Nếu xét diện tích dS và 𝜑 = (𝐵 ⃗⃗; 𝑛⃗⃗) với 𝑛⃗⃗ là véc tơ pháp tuyến của dS
thì ta có:

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

𝑑∅ = 𝐵 ⃗⃗𝑑𝑆⃗ = 𝐵𝑆𝑐𝑜𝑠𝜑 = 𝐵𝑛 𝑆
Với 𝐵𝑛 là hình chiếu của 𝐵 ⃗⃗ lên 𝑛⃗⃗
+ Nếu muốn tính từ thông gửi qua diện tích S bất kì thì ta chia S thành
các phần tử diện tích dS vô cùng nhỏ sao cho có thể coi véc tơ cảm ứng
từ B không đổi trên các phần tử đó, khi đó ta có:
∅=∫ 𝐵 ⃗⃗ 𝑑𝑆⃗
(𝑆)
- Định lý O-G trong từ trường:
+ Xét mặt kín S, quy ước chiều véc tơ pháp tuyến 𝑛⃗⃗ hướng ra ngoài, từ
thông với đường cảm ứng đi vào là âm, từ thông với đường cảm ứng đi
ra là dương
+ Phát biểu định lý O-G: Từ thông toàn phần gửi qua một mặt kín (S) bất
kì luôn bằng 0.
∅=∮ 𝐵 ⃗⃗ 𝑑𝑆⃗ = 0
(𝑆)
+ Theo phép biến đổi giải tích ta có:
⃗⃗𝑑𝑆⃗ = ∫ 𝑑𝑖𝑣𝐵
∮(𝑆) 𝐵 ⃗⃗𝑑𝑉 = 0
(𝑉)

+ Suy ra: 𝑑𝑖𝑣𝐵⃗⃗=0, do đó ta khẳng định từ trường là trường xoáy.


7. Lưu số véc tơ cường độ từ trường, định lý ampe về dòng điện toàn phần:
- Lưu số của véc tơ cường độ từ trường dọc theo đường cong kín (C) là đại
⃗⃗. 𝑑𝑙⃗ dọc theo đường cong kín đó.
lượng về giá trị bằng tích phân của 𝐻

⃗⃗𝑑𝑙⃗ = ∮ 𝐻. 𝑑𝑙. 𝑐𝑜𝑠 (𝐻


∮ 𝐻 ⃗⃗; 𝑑𝑙⃗)
(𝐶)
(𝐶)

(Vẽ hình rồi trình bày từng trường hợp như trang: 148,149
và 150 giáo trình)
- Phát biểu định lý ampe: Lưu số véc tơ cường độ từ trường dọc theo đường
cong kín C bất kì (một vòng) bằng tổng đại số cường độ của các dòng
điện xuyên qua diện tích giới hạn bởi đường cong đó.
𝑛
⃗⃗𝑑𝑙⃗ = ∑ 𝐼𝑖
∮𝐻
(𝐶) 𝑖=1

Trong đó 𝐼𝑖 sẽ mang dấu dương nếu dòng điện thứ I nhận


chiều dịch chuyển trên đường cong C làm chiều quay thuận xung quanh
nó, 𝐼𝑖 sẽ mang dấu âm, nếu dòng điện thứ i nhận chiều dịch chuyển trên
đường cong C làm chiều quay nghịch xung quanh nó.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

- Ý nghĩa của định lý ampe về dòng điện toàn phần: Ta thấy công thức định
nghĩa lưu số véc tơ cường độ từ trường giống với công thức định nghĩa
của lưu số véc tơ cường độ điện trường. Tuy vậy, lưu số của véc tơ cường
độ điện trường dọc theo đường cong kín bất kì luôn bằng 0, còn lưu số
véc tơ cường độ từ trường dọc một đường cong kín nói chung là khác 0.
Vì thế, ta khẳng định từ trường là trường xoáy, khác với điện trường là
trường thế.
8. Lực từ:
- Tác dụng của từ trường lên dòng điện:
+ Theo định luật ampe một phần tử dòng điện 𝑖0 𝑑𝑙⃗ đặt tại điểm M trong
từ trường có cảm ứng từ 𝑑𝐵 ⃗⃗ sẽ chịu tác dụng của một lức từ 𝑑𝐹⃗ được xác
định như sau:
(Vẽ hình minh họa quy tắc bàn tay trái)
𝑑𝐹⃗ = 𝑖0 ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑𝑙0 ^𝑑𝐵 ⃗⃗
Hay |𝑑𝐹⃗ | = 𝑖0 𝑑𝑙0 . 𝑑𝐵. sin(𝑑𝐵 ⃗⃗; ⃗⃗⃗⃗⃗⃗⃗
𝑑𝑙0 )
+ Lực từ này được gọi là lực Ampe có phương vuông góc với phần tử
⃗⃗⃗⃗ và từ trường 𝐵
dòng điện 𝑖𝑑𝑙 ⃗⃗ có chiều tuân theo quy tắc tam diện thuận
hay quy tắc bàn tay trái.
- Tác dụng tương hỗ giữa 2 dòng điện thẳng song song dài vô hạn:
+ Vẽ hình minh họa
+ Xét hai dòng điện song song dài vô hạn cách nhau 1 đoạn là d và có
cường độ lần lượt là 𝐼1 và 𝐼2 vì dòng điện này nằm trong từ trường của
dòng điện kia nên các dòng điện này tác động các lực qua lại lẫn nhau.
+ Theo định luật Bio-Xava-Laplace cảm ứng từ ⃗⃗⃗⃗⃗ 𝐵1 do dòng điện 𝐼1 gây
ra tại một điểm M bất kì trên 𝐼2 sẽ có phương vuông góc với mặt phẳng
chứa 2 dòng điện và có độ lớn:
𝜇𝜇 𝐼
𝐵1 = 0 1
2𝜋𝑑
+ Dưới tác dụng của từ trường 𝐵1 này một đoạn có chiều dài l của dòng
điện 𝐼2 sẽ chịu tác dụng một lực từ là:
𝐹2 = 𝐼2 𝑙⃗^𝐵
⃗⃗⃗⃗ ⃗⃗⃗⃗⃗1
𝜇0 𝜇𝐼1 𝐼2 𝑙
+ Và có độ lớn là: 𝐹=
2𝜋𝑑
Như vậy 2 dòng điện sẽ tương tác với nhau bằng một lực F có độ lớn như
trên ( Hai dòng song song cùng chiều hút nhau, hai dòng song song ngược
chiều đẩy nhau )
+ Định nghĩa đơn vị ampe: là cường độ của một dòng điện không đổi
theo thời gian, khi chạy qua hai dây dẫn thẳng, song song, dài vô hạn,

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

có tiết diện nhỏ không đáng kể, đặt trong chân không cách nhau 1 mét,
thì nó sẽ gây trên mỗi mét dài dây dẫn 1 lực bằng 𝟐. 𝟏𝟎−𝟕 Niuton.

- Tác dụng từ trường lên một mạch kín:


( Các bạn tham khảo phần này trong giáo trình trang 160-161)
- Công của lực từ:
+ Công của lực từ trong sự dịch chuyển một mạch điện bất kì trong từ
trường bằng tích của giữa cường độ dòng điện trong mạch với độ biến
thiên của từ thông qua diện tích mạch đó
2 2
+ Trình bày việc thiết lập công thức 𝐴 = ∫1 𝐼𝑑∅𝑚 = 𝐼 ∫1 𝑑∅𝑚 = 𝐼∆∅𝑚
Dựa vào giáo trình trang 162-163.
CHƯƠNG 5: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ:
1. Hiện tượng cảm ứng điện từ, định luật Lenz:
- Hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi từ thông qua một mạch kín biến thiên
thì trong mạch xuất hiện một dòng điện cảm ứng. Dòng cảm ứng này có
3 đặc điểm chính sau
+ Chỉ tồn tại trong khoảng thời gian mà từ thông gửi qua mạch thay đổi.
+ Có cường độ tỉ lệ thuận với tốc độ biến thiên của từ thông.
+ Chiều của dòng cảm ứng phụ thuộc từ thông qua mạch tăng hay giảm.
- Định luật Lenz về chiều dòng cảm ứng: Dòng cảm ứng có chiều sao cho
từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông
sinh ra nó.
2. Thiết lập biểu thức suất điện động cảm ứng:
- Sự xuất hiện của dòng cảm ứng khi từ thông biến thiên chứng tỏ trong
mạch xuất hiện một suất điện động. Suất điện động đó gọi là suất điện
động cảm ứng.
- Giả sử từ thông 𝑑∅ biến thiên qua vòng dây trong khoảng thời gian dt
sinh ra dòng cảm ứng Ic và suất điện động cảm ứng 𝜉𝑐 .
- Công lực từ trong quá trình di chuyển vòng dây là:
𝑑𝐴 = 𝐼𝑐 𝑑∅
- Theo định luật Lenz: Lực từ tác dụng lên 𝐼𝑐 ngăn cản sự dịch chuyển của
vòng dây ( nguyên nhân sinh ra Ic ), đây là công cản:
𝑑𝐴′ = −𝐼𝑐 𝑑∅.
- Theo định luật bảo toàn năng lượng thì 𝑑𝐴′ chuyển thành năng lượng của
Ic nên:
−𝐼𝑐 𝑑∅ = 𝜉𝑐 𝐼𝑐 𝑑𝑡

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI
𝑑∅
- Suy ra: 𝜉𝑐 = −
𝑑𝑡
Vậy suất điện động suất hiện trong mạch bằng về trị số nhưng khác
-
dấu với tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch.
3. Hiện tượng tự cảm, suất điện dộng tự cảm, hệ số tự cảm của ống dây:
- Hiện tượng tự cảm: Nếu ta làm cường độ dòng điện trong mạch điện thay
đổi, để từ thông do từ trường của chính dòng điện đó gửi qua diện tích
của mạch thay đổi thì trong mạch xuất hiện một dòng cảm ứng. Dòng
điện đó gọi là dòng tự cảm. Hiện tượng trên gọi là hiện tượng tự cảm.
- Thiết lập suất điện đông tự cảm:
+ Ta có theo định nghĩa gốc của hiện tượng cảm ứng điện từ thì:
𝑑∅𝑚
𝜉𝑡𝑐 = −
𝑑𝑡
+ Ta có từ thông tỉ lệ với cảm ứng từ, mà cảm ứng từ lại tỉ lệ với cường
độ dòng điện, theo tính chất bắc cầu thì từ thông cũng tỉ lệ với cường độ
dòng điện, ta có thể viết:
∅ = 𝐿. 𝐼
( Trong đó L là hệ số tỉ lệ phụ thuộc và hình dạng kích thước của mạch
điện, gọi là hệ số tự cảm)
𝑑𝐼
+ Suy ra: 𝜉𝑡𝑐 = −𝐿.
𝑑𝑡
+ Như vậy trong mạch điện đứng yên và không thay đổi hình dạng thì
suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ thuận nhưng trái dấu với tốc độ
biến thiên của dòng điện qua mạch.
- Hệ số tự cảm của ống dây độ dài l, có n vòng dây và mỗi vòng dây có
cường độ I chạy qua:

+Ta có: ∅ = 𝐿. 𝐼 => 𝐿 = (1)
𝐼
+ Mặt khác từ thông gửi qua một ống dây được viết là:
𝑛
∅ = 𝑁. 𝐵. 𝑆 𝑚à 𝐵 = 𝜇𝜇0 𝐼. 𝑛. 𝑆
𝑙
𝜇𝜇0 𝑛2 𝐼.𝑆
+ Suy ra: ∅ =
𝑙
𝜇𝜇0 𝑛2 𝑆
+ Thay vào (1) ta được: 𝐿 =
𝑙
- Ứng dụng của hiện tượng tự cảm:
+ Dùng dây dẫn rỗng để tải dòng cao tần.
+ Kĩ thuật tôi bề mặt hợp kim bằng dòng cao tần.
4. Năng lượng từ trường, mật độ năng lượng từ trường:
( Thiết lập tương tự trang 189-190)

CHƯƠNG 6: Trường điện từ

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

1. Luận điểm thứ nhất của Maxwell: Bất kì một từ trường nào biến đổi theo thời
gian đều sinh ra một từ trường xoáy.
- Luận điểm này được thể hiện bằng phương trình Maxwell – Faraday dưới
2 dạng vi phân và tích phân
- Thiết lập 2 phương trình này như giáo trình
2. Luận điểm 2 của Maxwell: Dòng điện dịch là dòng điện tương đương với điện
trường biến đổi theo thời gian về phương diện sinh ra từ trường
- Phân biệt điện trường tĩnh và điện trường biến đổi:
+ Điện trường tĩnh do điện tích đứng yên sinh ra, có đường sức điện là
các đường cong không khép kín, lưu số véc tơ cường độ điện trường bằng
0.
+ Điện trường biến thiên : Do điện tích chuyển động sinh ra, có đường
sức điện là các đường cong khép kín, có lưu số véc tơ cường độ từ trường
khác 0.
- Thiết lập pt Maxwell – Ampe dưới 2 dạng vi, tích phân:
- Sau đó kết luận: Maxwell kết luận điện trường biến đổi sinh ra từ trường
giữa 2 bản tụ điện như một dòng điện dịch, chạy qua toàn bộ không gian
giữa hai bản tụ và có chiều là chiều dòng điện dẫn trong mạch, và có
cường độ bằng cường độ dòng điện dẫn trong mạch.

3. Chú ý: Kết hợp 2 phương trình Maxwell – Faraday, Maxwell – Ampe và phương
trình của định luật Gauss trong từ trường và điện trường, ta được hệ 4 phương
trình gọi là hệ phương trình Maxwell, là cơ sở của trường điện từ.

Lưu ý về việc ôn thi theo nhóm ngành: Chú ý ôn các bài tập trong đề cương từng
mã học phần. Với điện tử viễn thông, ôn thêm phần dao động và sóng điện từ,
làm bài 10.20, 10.21 SBT, các nhóm ngành khác nếu thấy đề cương có phần này
thì cũng phải ôn, còn nếu không có thì có thể bỏ qua. Chúc các bạn đạt kết quả
cao trong kì thi sắp tới.

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
PHẠM TRUNG – ĐTVT.01 K62 (ADMIN VẬT LÝ BKĐCMP)
TÀI LIỆU DÙNG ĐỂ ÔN TẬP, KHÔNG DÙNG LÀM PHAO THI

CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt

You might also like